Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Khảo sát tình hình báo cáo và hiệu quả dự phòng phản ứng có hại của kháng sinh qua can thiệp của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện quốc tế đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ TRẦN BẢO NGỌC

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BÁO CÁO VÀ HIỆU QUẢ
DỰ PHỊNG PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA KHÁNG SINH
QUA CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ TRẦN BẢO NGỌC



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BÁO CÁO VÀ HIỆU QUẢ
DỰ PHỊNG PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA KHÁNG SINH
QUA CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ ĐỒNG NAI
NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH NGỌC TRINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Lê Trần Bảo Ngọc

.



.

Luận văn thạc sĩ – Khóa 2020 – 2022
Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BÁO CÁO VÀ HIỆU QUẢ DỰ PHỊNG
PHẢN ỨNG CĨ HẠI CỦA KHÁNG SINH QUA CAN THIỆP
CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ ĐỒNG NAI
Học viên: Lê Trần Bảo Ngọc
GVHD: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh
Mục tiêu: Khảo sát tình hình báo cáo và hiệu quả dự phịng phản ứng có hại của
kháng sinh qua can thiệp của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang so sánh giữa hai giai đoạn với đối tượng
là tồn bộ báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) trong khoảng thời gian – giai
đoạn 1 từ 01/01/2020 đến 31/12/2021 tại các bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn
Mỹ và giai đoạn 2 từ 01/01/2022 đến 31/07/2022 tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai.
Kết quả: Tại thời điểm 6 tháng đầu sau can thiệp của dược sĩ lâm sàng, các báo cáo
liên quan đến ADR kháng sinh tăng đáng kể (p = 0,019). Các báo cáo được quy kết
“phòng tránh được” trong đánh giá khả năng phòng tránh được của ADR liên quan
đến kháng sinh có sự thay đổi giữa trước và sau khi can thiệp từ 3,3% - 6,1% còn
2,3% (p < 0,001) với nguyên nhân là tự ý sử dụng thuốc kê đơn ở bệnh nhân.
Kết luận: Biện pháp can thiệp của dược sĩ lâm sàng thông qua các buổi thông tin
thuốc và tổ chức đào tạo, tập huấn về phản ứng có hại của thuốc và khả năng phịng
tránh được các phản ứng có hại của thuốc đặc biệt là trên nhóm thuốc kháng sinh đã
cải thiện được tình hình báo cáo ADR tại bệnh viện và khả năng phịng tránh các phản
ứng có hại.

.



.

Master’s Thesis – Academic course 2020 -2022
Specialties: Pharmacology - Clinical Pharmacology
AN ANALYSIS OF THE CURRENT SITUATION AND PREVENTION
EFFICIENCY ADVERSE REACTIONS ANTIBIOTICS THROUGH
INTERVENTION OF CLINICAL PHARMACOLOGY AT DONG NAI
INTERNATIONAL HOSPITAL
Le Tran Bao Ngoc
Supervisor: Assoc. Prof. Huynh Ngoc Trinh, PhD
Objectives: Describe the current situation of adverse drug reaction (ADR) reporting
and effectiveness in preventing adverse reactions of antibiotics through interventions
by clinical pharmacists at the hospital.
Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted in adverse drug reaction
reports (ADR) from January 1, 2020 to December 31, 2021 in Hoan My Medical
Corporation (phase I) and from January 1, 2022 to July 31, 2022 in Dong Nai
International Hospital (phase II).
Results: At the first 6 months post-intervention by the clinical pharmacist, there was
a significant increase in reports of antibiotic-associated ADRs (p = 0,019). The
reports that are attributed to "Avoidable" in the assessment of the preventable adverse
drug reaction related (pADR) to antibiotics have changed between before and after
intervention from 3.3% - 6.1% to 2, 3% (p < 0,001) with the cause of arbitrarily using
prescription drugs in patients.
Conclusions: Pharmacist’s intervention including provison of medication
information and training on ADR and pADR has improved ADR reporting activities
in hospitals.

.



.

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1. Đại cương về phản ứng có hại liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện ... 3
1.2. Tổng quan về phản ứng có hại của thuốc có thể phịng tránh được ................... 7
1.3. Vai trò của các thành phần tham gia báo cáo và giám sát ................................ 11
1.4. Các hoạt động giám sát ADR trong bệnh viện ................................................. 12
1.5. Báo cáo ADR trong bệnh viện ......................................................................... 14
1.6. Giới thiệu về Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và bệnh viện Quốc tế Đồng Nai .... 18
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 19
2.4. Xử lý số liệu ..................................................................................................... 28
2.5. Vấn đề y đức ..................................................................................................... 29
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ......................................................................................... 30
3.1. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc kháng sinh tại các bệnh viện của Tập đoàn Y
khoa Hoàn Mỹ ........................................................................................................... 30
3.2. Triển khai hoạt động can thiệp và khảo sát hiệu quả dự phòng phản ứng có hại
của kháng sinh qua can thiệp của Dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai
.......................................................................................................................... 46

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ...................................................................................... 69
4.1. Báo cáo và đánh giá chất lượng của các báo cáo phản ứng có hại của thuốc
kháng sinh tại các bệnh viện của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ .................................. 70

.


.

ii

4.2. Triển khai hoạt động can thiệp và khảo sát hiệu quả dự phịng phản ứng có hại
của kháng sinh qua can thiệp của Dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai
.......................................................................................................................... 73
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 81
PHỤ LỤC

.


.

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

ADE

Adverse Drug Event

Biến cố bất lợi của thuốc

ADR

Adverse Drug Reaction

Phản ứng có hại của thuốc

CDC

CTCAE

Centers for Disease Control and Trung tâm kiểm sốt và phịng
Prevention

Common Terminology Criteria for Tiêu chuẩn Thơng dụng để
Adverse Events

ME
MedDRA
NCI

International Classification Diseases
10th Revision

Medication error

Mã phân loại quốc tế về bệnh tật
Sai sót liên quan đến thuốc

Medical Dictionary for Regulatory Từ điển y tế quy định các hoạt
Activities

động

National Cancer Institute

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ

NVYT

Nhân viên y tế

pADR

preventable Adverse Drug Reaction

pAE

preventable Adverse Error

STT

WHO - UMC


Đánh giá Các biến cố bất lợi
Dược sĩ lâm sàng

DSLS
ICD – 10

ngừa dịch bệnh

Phản ứng có hại của thuốc có thể
phịng tránh được
Biến cố bất lợi có thể phịng
tránh được
Số thứ tự

World Health Organization - Uppsala
Monitoring Centre

.

Trung tâm giám sát thuốc quốc
tế của Tổ chức Y tế thế giới tại
Uppsala – Thụy Điển


.

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
1


Bảng 1.1. Một số phương pháp đánh giá pADR

Tr.9

2

Bảng 2.1. Phân loại khả năng phòng tránh được của ADR

Tr.27

3

Bảng 3.1. Số lượng báo cáo ADR của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ giai
đoạn 2020 - 2021

Tr.31

4

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa thuốc kháng sinh – ADR

Tr.32

5

Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân có ADR

Tr.33


6

Bảng 3.4. Thời gian trì hỗn gửi báo cáo trung bình (ngày)

Tr.35

7

Bảng 3.5. Các khoa phòng tham gia báo cáo ADR

Tr.35

8

Bảng 3.6. Đối tượng tham gia báo cáo ADR

Tr.36

9

Bảng 3.7. Lý do sử dụng thuốc kháng sinh phân loại theo ICD-10

Tr.37

10

Bảng 3.8. Các nhóm dược lý được ghi nhận báo cáo

Tr.38


11

Bảng 3.9. Kháng sinh nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất

Tr.39

Bảng 3.10. Phân loại thuốc kháng sinh nghi ngờ ADR theo đường dùng
12

thuốc

Tr.40

Bảng 3.11. Phân loại ADR liên quan đến kháng sinh theo mô cơ quan bị
13

ảnh hưởng

Tr.41

Bảng 3.12. Biểu hiện ADR liên quan đến kháng sinh được ghi nhận nhiều
14

Tr.42

nhất

15

Bảng 3.13. Mức độ nặng của ADR liên quan đến kháng sinh


Tr.43

16

Bảng 3.14. Mức độ nghiêm trọng của ADR liên quan đến kháng sinh

Tr.44

17

Bảng 3.15. Chất lượng báo cáo ADR

Tr.45

.


.

v

Bảng 3.16. Tổng số ADR và số lượng báo cáo là thuốc kháng sinh tại
18

bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.48

Bảng 3.17. Mối liên quan nhân quả giữa thuốc kháng sinh – ADR tại

19
20

bệnh viện Quốc tế Đồng Nai
Bảng 3.18. Đặc điểm bệnh nhân có ADR tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.49
Tr.50

Bảng 3.19. Thời gian trì hỗn gửi báo cáo trung bình (ngày) tại bệnh viện
21

Quốc tế Đồng Nai

Tr.52

Bảng 3.20. Các khoa phòng tham gia báo cáo ADR tại bệnh viện Quốc
22

tế Đồng Nai

Tr.53

Bảng 3.21. Đối tượng tham gia báo cáo ADR tại bệnh viện Quốc tế Đồng
23

Tr.54

Nai
Bảng 3.22. Lý do sử dụng thuốc kháng sinh phân loại theo ICD – 10 tại


24

bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.55

Bảng 3.23. Các nhóm dược lý được ghi nhận báo cáo tại bệnh viện Quốc
25

tế Đồng Nai

Tr.56

Bảng 3.24. Kháng sinh nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất tại
26

bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.58

Bảng 3.25. Phân loại ADR liên quan đến kháng sinh theo mô cơ quan bị
27

ảnh hưởng tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.59

Bảng 3.26. Phân loại thuốc kháng sinh ngờ ADR theo đường dùng thuốc
28


tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.60

Bảng 3.27. Biểu hiện ADR liên quan đến kháng sinh được ghi nhận nhiều
29

nhất tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

.

Tr.62


.

vi

Bảng 3.28. Mức độ nặng của ADR liên quan đến kháng sinh tại bệnh
30

viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.63

Bảng 3.29. Mức độ nghiêm trọng của ADR liên quan đến kháng sinh tại
31
32


bệnh viện Quốc tế Đồng Nai
Bảng 3.30. Chất lượng báo cáo ADR tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

Tr.64
Tr.65

Bảng 3.31. Kết quả đánh giá khả năng phòng tránh được của ADR liên
33

quan đến kháng sinh

Tr.66

Bảng 3.32. Phân loại báo cáo theo nguyên nhân dẫn đến pADE liên quan
34

35

đến thuốc kháng sinh
Bảng 3.33. Các nhóm kháng sinh nghi ngờ gây pADR được báo cáo

.

Tr.66

Tr.68


.


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
1

Hình 1.1. Số lượng báo cáo ADR từ năm 2003 đến năm 2020

.

Tr.4


.

viii

DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ
1

2

3

Lưu đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu giai đoạn 01/01/2020 – Tr. 20
31/12/2021 tại các bệnh viện của Tập Đoàn Y khoa Hoàn Mỹ
Lưu đồ 2.2. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu giai đoạn 01/01/2022– Tr.24
31/07/2021 tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai
Lưu đồ 3.1. Sơ đồ kết quả nghiên cứu giai đoạn 01/01/2020 đến Tr. 30
31/12/2021 tại các bệnh viện của Tập Đoàn Y khoa Hoàn Mỹ


4

Lưu đồ 3.2. Sơ đồ kết quả nghiên cứu giai đoạn 01/01/2022– Tr. 46
31/07/2021 tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

.


.

1

MỞ ĐẦU
Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là nguyên nhân gây ra các bệnh tật, tử vong
đáng kể cho bệnh nhân và là nguồn gánh nặng tài chính cho hệ thống chăm sóc sức
khỏe1. Việc sử dụng thuốc nói chung và sử dụng thuốc tại bệnh viện nói riêng, bên
cạnh những lợi ích và hiệu quả đem lại cũng luôn thường trực nguy cơ xuất hiện
ADR.
Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh
lý liên quan đến nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh
khác. Bên cạnh hiệu quả điều trị, hầu hết các kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra
các phản ứng khơng mong muốn đến người bệnh. Kháng sinh là một trong những
nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp ADR được ghi nhận tại bệnh viện2-6.
Tại nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống Cảnh báo Dược Quốc gia,
sử dụng báo cáo tự nguyện và các phương pháp khác để thu thập, phân tích một cách
hệ thống các biến cố có hại liên quan đến việc dùng thuốc6-8. Việc theo dõi và giám
sát ADR trong bệnh viện có thể giúp giảm tỷ lệ các phản ứng có hại có thể phịng
tránh được6, khơng chỉ giúp cán bộ y tế can thiệp xử trí kịp thời trên từng tình huống
cụ thể của bệnh nhân mà các thông tin ADR thu thập được có thể đóng góp vào dữ
liệu hệ thống Cảnh giác dược để có những phản hồi tích cực, đảm bảo được việc sử

dụng thuốc an toàn, hợp lý trên người bệnh6,9,10. Trong bối cảnh vấn đề an toàn thuốc
đang dần được chú trọng, hoạt động Dược lâm sàng và Cảnh giác Dược đang từng
bước được mở rộng11-13 thì vị trí của dược sĩ ngày càng trở nên có ý nghĩa.
Tại Việt Nam hoạt động Dược lâm sàng vẫn cịn nhiều hạn chế và chưa có
nhiều dữ liệu liên quan đến hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng (DSLS). Việc
xây dựng và triển khai quy trình giám sát ADR có vai trị quan trọng trong việc tăng
cường hoạt động báo cáo và DSLS là đầu mối chính trong xây dựng và triển khai các
quy trình sử dụng cũng như phòng ngừa các ADR của kháng sinh trong điều trị14.
Các bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã triển khai các chương trình
có liên quan đến Cảnh giác Dược, trong đó nhấn mạnh vai trị của các DSLS. Nhằm

.


.

2

đánh giá hiệu quả sự can thiệp của DSLS lên việc sử dụng kháng sinh, từ đó đề xuất
những định hướng phát triển hoạt động Cảnh giác dược tại các bệnh viện, chúng tôi
tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả dự phòng từ các khuyến cáo liên quan đến phản
ứng có hại của kháng sinh tại bệnh viện Quốc tế Đồng Nai” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình và đánh giá chất lượng của các báo cáo phản ứng có hại của
thuốc kháng sinh tại các bệnh viện của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.
2. Triển khai hoạt động can thiệp và khảo sát hiệu quả dự phịng phản ứng có hại
của các kháng sinh qua can thiệp của Dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Quốc tế
Đồng Nai.

.



.

3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về phản ứng có hại liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.1.1. Định nghĩa phản ứng có hại của thuốc
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 197215, ADR là một phản ứng độc hại,
không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng để phịng bệnh, chẩn đốn, chữa
bệnh hoặc thay đổi một chức năng sinh lý. Cụm từ “xuất hiện ở liều thường dùng”
trong định nghĩa này giúp phân biệt ADR với độc tính thuốc (tình trạng xảy ra khi
dùng quá liều điều trị). Định nghĩa WHO cũng không bao gồm những phản ứng do
dùng sai thuốc, sai liều, quá liều, lạm dụng thuốc.
Theo Luật Dược (2016)16, phản ứng có hại của thuốc là những phản ứng khơng
mong muốn có hại đến sức khỏe, có thể xuất hiện ở liều dùng bình thường.
Theo Hiệp hội dược sĩ Hoa Kỳ (ASHP, 1995)15, ADR là bất kỳ đáp ứng nào
không mong đợi, khơng dự tính trước của một thuốc: Cần ngưng dùng thuốc, thay
đổi liều điều trị, đổi liệu trình, nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện, cần điều
trị hỗ trợ hoặc gây phức tạp cho chẩn đoán bệnh, ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh,
có thể dẫn đến tổn thương tạm thời hoặc lâu dài gây ra các tàn tật.
1.1.2. Hậu quả của ADR trong bệnh viện
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ17 cho thấy từ 3 đến 7% tất cả các trường hợp nhập viện
là do ADR, các ADR xảy ra với khoảng từ 10 đến 20% số ca nhập viện, trong đó có
khoảng 10 đến 20% ADR là nghiêm trọng. Tại Anh18 có khoảng 15% các ADR dẫn
đến suy giảm hoặc tàn tật kéo dài hơn 6 tháng và 10% khác dẫn đến tử vong cho bệnh
nhân, thời gian nằm viện trung bình tăng lên 8 ngày. Theo một đánh giá và phân tích
tổng hợp, tỷ lệ chung của ADR tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu là 8,32% và
phần lớn xảy ra ở mức độ nghiêm trọng nhẹ - trung bình (76 đến 96,3%), có tới 62,8%
trường hợp phản ứng phải thay đổi chế độ dùng thuốc và khoảng 1,35 đến 9,1% các

trường hợp phản ứng phải đến khoa cấp cứu và/hoặc nhập viện19.
Theo tổng kết công tác báo cáo ADR gửi về trung tâm DI & ADR Quốc gia
từ năm 2003 đến năm 2020)20, số lượng báo cáo ADR có xu hướng tăng dần qua từng

.


.

4

năm (hình 1.1. riêng trong năm 2020, đa số các báo cáo đã tiếp nhận hàng tháng đều
từ các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó 99,2% báo cáo về ADE; 0,6% báo cáo về chất
lượng thuốc; 0,1% báo cáo về sai sót trong sử dụng thuốc và 0,2% báo cáo về các vấn
đề khác (báo cáo liên quan đến thiết bị y tế, ma túy, sử dụng với chỉ định chưa được
phê duyệt,…).

Hình 1.1. Số lượng báo cáo ADR từ năm 2003 đến năm 202020
1.1.3. Các phản ứng có hại của kháng sinh
Theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 201521, phản ứng có
hại đặc trưng của các nhóm kháng sinh như sau:
-

Nhóm beta-lactam: Phản ứng dị ứng với các biểu hiện ngoài da (mề đay, ban
đỏ, mẩn ngứa). Sốc phản vệ là ADR nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Các ADR khác như là chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một
số cephalosporin, rối loạn tiêu hóa với loại phổ rộng.

.



.

5

-

Nhóm aminoglycosid: Giảm thính lực và suy thận là ADR thường gặp nhất.
Trầm trọng hơn khi sử dụng ở người bệnh suy thận, người cao tuổi hoặc dùng
đồng thời các thuốc có cùng độc tính. Nhược cơ cũng là ADR có thể gặp khi
phối hợp với thuốc mềm cơ cura. Các ADR thông thường khác như gây dị ứng
da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn.

-

Nhóm macrolid: Thường gặp nhất là các ADR trên đường tiêu hóa (buồn nơn,
nơn, đau bụng, tiêu chảy – đường uống). Ngồi ra cịn có thể gây viêm tĩnh
mạch huyết khối – tiêm tĩnh mạch; viêm gan hoặc ứ mật, điếc, loạn nhịp tim
nhưng với tỷ lệ thấp. Các ADR thông thường khác như gây dị ứng da (ban da,
mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn.

-

Nhóm lincosamid: Thường gặp nhất là tiêu chảy, thậm chí có thể trầm trọng
do bùng phát Clostridium difficile, gây viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong.
Viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp nhưng hiếm và có thể
hồi phục.

-


Nhóm phenicol: Tác dụng phụ gây bất sản tủy dẫn đến thiếu máu trầm trọng
gặp với cloramphenicol. Hội chứng xám (Grey- syndrome) gây tím tái, trụy
mạch và có thể tử vong, thường gặp ở trẻ sơ sinh, sinh non.

-

Nhóm tetracyclin: Đặc trưng của nhóm là gây chậm phát triển ở trẻ em, hỏng
răng, biến màu răng, thường gặp ở trẻ em dưới 8 tuổi hoặc do người mẹ dùng
trong thời kỳ mang thai. Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây kích ứng, lt
thực quản (nếu bị đọng thuốc tại đây), đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy,…
hay gặp khi dùng đường uống. Độc tính trên thận hoặc trên gan, gây suy thận
hoặc viêm gan, ứ mất. Tăng áp lực nội sọ có thể gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu
dùng phối hợp với vitamin A liều cao; mẫn cảm với ánh sáng cũng là ADR
cần lưu ý tuy hiếm gặp.

-

Nhóm glycopeptid:
+ Vancomycin: Hay gặp nhất là viêm tĩnh mạch và phản ứng giả dị ứng.
ADR khác cũng cần lưu ý với vancomycin: Độc tính trên tai và thận,
thường liên quan đến tăng quá mức nồng độ thuốc trong máu. Ngoài ra

.


.

6

thuốc có thể gây các ADR là biểu hiện của quá mẫn như: Phản ứng phản

vệ, sốc, rét run, chóng mặt,…
+ Teicoplanin: Thường gặp ban da. Các ADR khác bao gồm: Phản ứng quá
mẫn, sốt, giảm bạch cầu trung tính,… thuốc cũng có độc tính trên tai nhưng
hiếm gặp.
-

Nhóm polypeptid: Khơng được hấp thu nếu dùng ngồi da và niêm mạc. Tuy
nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra 1 số ADR dạng quá mẫn khi dùng tại chỗ. Khi
dùng đường tiêm với các biểu hiện như yếu cơ hoặc nguy hiểm hơn là ngừng
thở. Các ADR khác trên thần kinh (dị cảm, chóng mặt, nói lắp), trên thận (suy
thận).

-

Nhóm quinolon: Đặc trưng là viêm gân, đứt gân asin, gây tàn tật và không hồi
phục. Trên thần kinh trung ương (nhức đầu, kích động, co giật, rối loạn tâm
thần, hoang tưởng), trên tiêu hóa (buồn nơn, nơn, đau bụng) hoặc gây suy gan,
suy thận, mẫn cảm với anh sáng. Có nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng và
ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ22.

-

Nhóm sulfamid – trimethoprim: Đặc trưng của các dẫn chất sulfonamid là các
phản ứng dị ứng (mày đay, ngứa, phát ban, hội chứng Stevens-Johnson hoặc
Lyelle với các ban phỏng nước toàn thân, đặc biệt là loét hốc tự nhiên) kèm
theo các triệu chứng toàn thân trầm trọng (trụy tim mạch, sốt cao, thậm chí tử
vong). Độc tính trên gan thận (tăng transaminase, viêm gan, vàng da ứ mật)
hoặc suy thận cấp (thiểu niệu, vô niệu). Trên huyết học, gây thiếu máu do tan
máu gặp nhiều ở người thiếu men G6PD do di truyền.
Theo nghiên cứu của Jung I.Y., và cộng sự23 cho kết quả rằng trong 1277


(62,8%) bệnh nhân nội trú xét nghiệm các ADR liên quan đến kháng sinh có 2,2%
chắc chắn; 37,5% có thể xảy ra và 62,1% có thể. Có 44 bệnh nhân (3,4%) đã từng trải
qua các ADR nghiêm trọng; các kháng sinh penicillin và quinolon được ghi nhận gây
ra ADR cao nhất (16,0%), tiếp theo là cephalosporin thế hệ thứ 3 (14,9%). Các ADR
thường xuyên gặp phải là biểu hiện trên da (45,1%), sau đó là rối loạn tiêu hóa
(32,6%).

.


.

7

Theo nghiên cứu của Tamma và cộng sự24 sau khi kiểm tra hồ sơ bệnh án của
1488 bệnh nhân sau 30 ngày sử dụng kháng sinh, các ADR được ghi nhận chủ yếu
trên tiêu hóa, da liễu, cơ xương khớp, huyết học, thận, tim mạch và thần kinh. Sau 90
ngày dùng thuốc là sự gia tăng nhiễm trùng do bùng phát Clostridium difficile hoặc
nhiễm trùng các vi sinh vật đa kháng thuốc.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Lê Vương Đại và cộng sự25 cho kết
quả khảo sát từ 2013 đến 2019 có 2102 báo cáo ADR đã được ghi nhận, trong đó
kháng sinh nhóm beta-lactam (23,0%) và quinolon (8,5%) là các nhóm dược lý nghi
ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất. Rối loạn da và mô dưới da (ban đỏ, ngứa,
mẩn ngứa,…) là ADR được ghi nhận nhiều nhất (47%).
1.2. Tổng quan về phản ứng có hại của thuốc có thể phịng tránh được
1.2.1. Ngun nhân và các yếu tố gây ra các phản ứng có hại có thể phịng tránh
được
pADR là một ngun nhân đáng kể gây ra bệnh tật ở bệnh nhân ngoại trú.
Khoảng một nửa số ADR gặp ở bệnh nhân người lớn ngoại trú và nội trú là có thể

được ngăn ngừa. Sai sót liên quan đến thuốc là nguyên nhân gây ra các pADR. Sai
sót liên quan đến thuốc có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào như: Mua sắm, bảo quản,
kê đơn, sao chép đơn thuốc, chống chỉ định, liều lượng hoặc theo dõi không phù hợp,
tương tác, bỏ qua nồng độ thuốc độc trong huyết thanh hoặc phản ứng dị ứng trước
đó, hoặc khơng tn thủ,…. Các ADR có thể phịng ngừa được cần giảm bớt để giúp
làm giảm gánh nặng của ADR và các chi phí liên quan trên bệnh nhân và cả y tế 14,2629

. Theo Hiệp hội Dược sĩ Hoa KỲ (ASHP) đã phân chia các sai sót thành 12 loại như

sau:
− Sai sót kê đơn: Sai sót trong lựa chọn loại thuốc, liều lượng, dạng bào chế, số
lượng, đường dùng, nồng độ, tốc độ đưa thuốc, hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc
của một thuốc được kê đơn bởi người kê đơn hợp pháp; sai sót do đơn thuốc
khơng đọc được;

.


.

8

− Sai sót do thiếu thuốc: Bệnh nhân khơng được dùng loại thuốc đã được kê
đơn;
− Sai về thời gian: Bệnh nhân dùng thuốc ngoài khoảng thời gian cho phép theo
liệu trình dùng thuốc;
− Sai sót do sử dụng thuốc chưa được phép: Sử dụng loại thuốc không được kê
đơn cho bệnh nhân đó;
− Sai sót về liều: Bao gồm dùng quá liều, thấp hơn liều điều trị, quên liều, đưa
thêm liều không đúng như chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho bệnh nhân;

− Sai sót về dạng bào chế: Dùng cho bệnh nhân loại thuốc không đúng dạng bào
chế được kê đơn;
− Sai sót trong chuẩn bị thuốc: Thuốc được pha chế hoặc thao tác không đúng
trước khi sử dụng;
− Sai sót kĩ thuật dùng thuốc: Quy trình không phù hợp hoặc không đúng kỹ
thuật sử dụng thuốc;
− Sai sót khi dùng thuốc khơng đảm bảo chất lượng: Dùng thuốc hết hạn hoặc
hư hỏng;
− Sai sót trong giám sát điều trị: Thiếu sót trong việc đánh giá chế độ điều trị và
phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc hoặc không sử dụng dữ liệu lâm sàng
hoặc xét nghiệm phù hợp để đánh giá đầy đủ đáp ứng của bệnh nhân với thuốc
được kê đơn;
− Sai sót trong tuân thủ điều trị: Bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị với thuốc
được kê đơn;
− Sai sót khác: Những sai sót khơng phân loại được theo các nhóm trên30.
Những yếu tố quyết định quan trọng nhất liên quan đến bệnh nhân: Suy giảm
nhận thức, số bệnh đi kèm, suy giảm chức năng thận, hồn cảnh sống phụ thuộc và
khơng tuân thủ chế độ dùng thuốc. Sử dụng nhiều thuốc (đa thuốc) được xem là
nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến thuốc quan trọng nhất được xác định31.

.


.

9

1.2.2. Các phương pháp phát hiện và đánh giá pADR
Nhiều phương pháp để đánh giá khả năng phòng tránh được đã được phát
triển và áp dụng nhưng vẫn chưa có phương pháp nào được xem là “tiêu chuẩn

vàng” cho đánh giá pADR14. Các phương pháp thay đổi từ đơn giản đến phức tạp
với cấu trúc của các tiêu chí hay định nghĩa các mức độ của từng phương pháp đánh
giá là khơng giống nhau. Bảng 1.1. trình bày một số phương pháp đánh giá pADR
được áp dụng phổ biến nhất.
Bảng 1.1. Một số phương pháp đánh giá pADR
Định

Phương pháp

nghĩa

tránh được

phòng Đặc tính của phương
pháp

Cơng cụ đánh giá dựa trên định nghĩa về tính phịng tránh được
Dubois



(1988)32

Brook Thiếu chăm sóc dẫn đến Khơng rõ ràng, khơng có
tử vong
thang phân loại mức độ
phòng tránh được

Bates và cộng sự (1993 ADR gây ra bởi ME Khơng rõ ràng, có thang
hoặc có thể phịng tránh phân loại mức độ phòng

và 1995)33,34
được bởi một biện pháp tránh được
khả thi
Cơng cụ có những tiêu chí cụ thể cho từng mức độ phịng tránh được
Hallas



cộng

(1990)35

sự Tiêu chí cụ thể cho từng Có thể áp dụng trong
mức độ phịng tránh Cảnh giác Dược, tương
được

đối rõ ràng

Cơng cụ sử dụng thuật tốn để đánh giá mức độ phịng tránh được
Schumock & Thornton Có ít nhất một câu trả lời Rõ ràng, thuật tốn dựa
cho bộ câu hỏi có sẵn
trên 7 câu hỏi về các vấn
(1992)36
đề sử dụng thuốc

.


.


10

Thang đánh giá của Pháp Chấm điểm dựa trên Rõ ràng, thuật toán với
(Imbs -1998 và Oliver - những câu hỏi có sẵn để những mục đánh giá liên
đánh giá mức độ phòng quan đến đặc điểm bệnh

2005)37,38

tránh được

nhân, thuốc và kê đơn

Phương pháp P (WHO) Kết luận dựa trên một bộ Rõ ràng, thuật tốn với
câu hỏi có sẵn
20 câu hỏi về những sai
(2014)39
sót có thể gặp trong sử
dụng thuốc
Thang đánh giá khả năng phòng tránh được của Pháp lần đầu tiên được đưa ra
bởi Imbs và cộng sự (1998), sau đó được tiếp tục phát triển bởi Olivier và cộng sự
(2002)37,38. Những tiêu chí trong thang đánh giá của Pháp cho thấy phương pháp này
không chỉ chú trọng các sai sót hay tính thiếu tn thủ khuyến cáo, mà cịn quan tâm
đến việc tối ưu hóa điều trị ở người bệnh. Do đó, thang đánh giá pADR của Pháp có
ý nghĩa cao về mặt lâm sàng14. Đồng thời, so với phương pháp P của WHO với 20
tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí thường khơng đánh giá được, phương pháp của
Pháp đơn giản hơn, đòi hỏi ít thời gian để đánh giá hơn14. Ngoài ra, với phương pháp
này khả năng phòng tránh được của ADR được đánh giá bằng cách chọn câu trả lời
và cho điểm cho từng mục theo các câu hỏi trong bộ tiêu chí (Phụ lục 5). Các tiêu chí
đánh giá được phân loại theo hai mục lần lượt là phát hiện các sai sót trong quy trình
sử dụng thuốc và đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Phân

loại khả năng phòng tránh được của ADR theo 4 mức độ: “phịng tránh được”, “có
khả năng phịng tránh được”, “khơng đánh giá được” và “khơng phịng tránh được”.
1.2.3. Khả năng phịng tránh được của phản ứng có hại liên quan đến kháng
sinh
Nghiên cứu Zahra Karrimian và công sự (2018)40 dựa trên cơ sở dữ liệu ghi
nhận từ hệ thống Cảnh giác Dược tại Iran giai đoạn 2015 – 2017, tỷ lệ pADR dao
động trong khoảng 6,52% - 7,40%, pADR nghiêm trọng có liên quan đến kháng sinh
trong tổng số các ADR nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao (39,19%).

.


.

11

Nghiên cứu cắt ngang, đa trung tâm trên 4 bệnh viện tuyến cuối ở Parkistan
của Sadia Iftikhar và cộng sự (2018)41 về khả năng phòng tránh được của các biến cố
bất lợi liên quan đến kháng sinh kết quả tỷ lệ pAE là 58,4%, các vấn đề liên quan đến
sử dụng kháng sinh dẫn đến pAE được ghi nhận chủ yếu là dùng sai thuốc (40,1%)
và lỗi giám sát (25,0%) trong quá trình cấp phát (22,2%) và giám sát bệnh nhân
(21,1%).
1.3.

Vai trò của các thành phần tham gia báo cáo và giám sát

1.3.1. Các thành phần tham gia giám sát và vai trò của việc giám sát các ADR
Vai trò của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có liên quan đến việc phát hiện
sớm, đánh giá, lập tài liệu và báo cáo cũng như ngăn ngừa các phản ứng có hại là rất
quan trọng nhằm giảm thiểu các vấn đề có liên quan đến thuốc trong cơ sở khám chữa

bệnh. Các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng, hầu hết báo cáo ADR đều có liên quan
nhiều đến kiến thức và thái độ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe42-44.
Các thành phần tham gia hoạt động cảnh giác Dược trong bệnh viện bao gồm:
Lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh, Hội đồng Thuốc và điều trị, các khoa lâm sàng,
khoa cận lâm sàng và khoa Dược. Tất cả nhân viên y tế bao gồm: Bác sĩ, điều dưỡng,
dược sĩ được khuyến khích tham gia đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc14.
1.3.2. Hội đồng Thuốc và điều trị
Theo WHO, một trong ba nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng Thuốc và điều
trị giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc được an toàn và hợp lý là giám sát và quản lý
các ADR. Hội đồng Thuốc và điều trị cần xây dựng một hệ thống giám sát, theo dõi,
điều tra và báo cáo các ADR tại bệnh viện45.
1.3.3. Khoa Dược, Đơn vị Thông tin Thuốc của cơ sở khám chữa bệnh
Bộ Y tế quy định một trong những nhiệm vụ của khoa Dược là tham gia công
tác Cảnh giác Dược; theo dõi và tập hợp các báo cáo về tác dụng không mong muốn
của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm DI & ADR Quốc gia, đề xuất biện
pháp giải quyết về kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn46. Nhiệm vụ của Đơn

.


.

12

vị Thông tin thuốc là tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất
lượng thuốc47.
1.3.4. Nhân viên y tế
Theo WHO, nhân viên y tế có điều kiện tốt nhất để báo cáo các ADR nghi ngờ
xảy ra trên bệnh nhân. Tất cả nhân viên y tế tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe
đều tham gia báo cáo ADR như một phần trách nhiệm chun mơn của mình, ngay

cả khi ADR bị nghi ngờ chưa có mối quan hệ rõ ràng với việc điều trị48.
Dược sĩ ngày càng tham gia tích cực vào các hoạt động báo cáo và gửi báo cáo
ADR có chất lượng thơng tin tốt nhất49, sự đóng góp của dược sĩ có ý nghĩa trong
việc phát hiện các ADR, đặc biệt là các ADR nghiêm trọng thường xảy ra tại bệnh
viện50,51. Theo quyết định 29 của Bộ Y tế quy định vai trò của DSLS là đầu mối xây
dựng và triển khai quy trình giám sát ADR tại bệnh viện, phát huy vai trò trong giám
sát, thúc đẩy, phối hợp với các đồng nghiệp lâm sàng trong việc sử dụng thuốc an
toàn và hợp lý trên bệnh nhân14
1.4.

Các hoạt động giám sát ADR trong bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận ADR cũng như trực tiếp xử lý những ca xuất hiện

ADR ngay trong quá trình điều trị nội trú. Do vậy, đây là nơi thuận lợi nhất để phát
hiện và đánh giá, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng tránh ADR52. Để hoạt
động này phát huy hiệu quả, việc xây dựng và củng cố hệ thống giám sát ADR ngày
càng hoàn thiện là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu53.
Tại Việt Nam các hoạt động giám sát ADR trong bệnh viện được triển khai
theo tiến trình: Phát hiện, xử trí, đánh giá, theo dõi báo cáo và dự phòng ADR với sự
tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong bệnh viện16.
Việc phát hiện các biến cố bất lợi liên quan đến thuốc (bao gồm: Phản ứng có
hại của thuốc, sai sót trong sử dụng thuốc và các vấn đề chất lượng thuốc) là bước
quan trọng trong cải thiện an tồn người bệnh thơng qua xây dựng các chiến lược dự
phịng và tối ưu hóa việc sử dụng thuốc trong mỗi giai đoạn của quy trình khám bệnh,

.


×