Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân biệt hải quan điện tử và hải quan truyền thống áp dụng để nêu quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu nhận xét tình hình thủ tục hải quan điện tử hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.31 KB, 3 trang )

Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 mở ra với đầy những cơ hội và thách thức không nhỏ với nền kinh tế Việt
Nam. Trước bối cảnh chung trong và ngoài nước, thương mại và trao đổi hàng hóa
ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng, trong khi đó nguy cơ khủng bố toàn cầu ngày
càng gia tăng, hải quan được ví là người gác cổng nền kinh tế đất nước đang đứng
trước áp lực phải theo kịp tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu, tạo thuận lợi thông thoáng
trong mua bán, đầu tư, du lịch giữa các quốc gia, nhưng một mặt phải kiểm soát được
và ngăn chặn loại trừ các yếu tố nguy hại đến an ninh, an toàn đến nền kinh tế đất và
cộng đồng xã hội. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách thủ tục hải
quan, giảm bớt khối lượng công việc đồ sộ cho các cán bộ Hải quan, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của đất nước, phải kể đến sự áp dụng thành công mô hình hải quan
điện tử ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đức… Hòa nhịp
vào xu hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan điện tử của thế giới, từ năm
2005, Việt Nam đã bắt đầu triển khai thí điểm mô hình thủ tục hải quan điện tử. Đến
nay, sau một thời gian áp dụng đã nhận được nhiều lợi ích nhưng vẫn còn tồn tại một
số hạn chế cần khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, tuân thủ thực hiện cam kết
quốc tế. Chính vì vậy, nhóm 3 tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân biệt hải quan điện tử
và hải quan truyền thống. Áp dụng để nêu quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với
hàng gia công xuất khẩu. Nhận xét tình hình thủ tục hải quan điện tử hiện nay” để tìm
hiểu xem Hải quan Việt Nam đã, đang và sẽ cần phải làm gì để phát huy những lợi ích
và hạn chế những mặt còn tồn tại trong quá trình ứng dụng hải quan điện tử vào công
việc “gác cổng nền kinh tế” của mình?


KẾT LUẬN
Sau 10 năm kể từ khi Việt Nam áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử,
ngành Hải quan đã thu được nhiều thành công đáng ghi nhận, quá trình thông quan
nhanh chóng, thuận tiện, chính xác không chỉ làm giảm áp lực cho các cán bộ Hải
quan, mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do
còn nhiều hạn chế trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cải cách, hội nhập


kinh tế- quốc tế nên thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam vẫn còn bất cập mà nguyên
nhân thuộc về cả Nhà nước, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Do vậy, để phát huy
những thành công, khắc phục hạn chế còn tồn đọng đòi hỏi có sự chung tay vào cuộc
của cả ba bên.
Tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và các ứng dụng khoa học công nghệ của
ngành Hải quan nói riêng là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có quy hoạch chiến lược cụ
thể, rõ ràng và là thách thức với cả nền kinh tế, khó khăn là vậy nhưng hy vọng Nhà
nước, ngành Hải quan cùng các doanh nghiệp sẽ nghiêm túc nhìn nhận, tích cực hoàn
thiện và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giúp cho quá trình thông thương
đạt hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, kinh tế đất nước ngày càng phát
triển; giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách, tiệm cận và bắt kịp các nước trong và ngoài
khu vực


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình (2002), Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý Hải quan điện tử,
Đề tài khoa học cấp Ngành, Tổng cục Hải quan
2. Tổng cục hải quan, Báo cáo Tổng kết công tác ngành Hải quan năm 2005, 2006,
2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 (Tổng cục Hải quan).
3.
4.
5.
6. Các tài liệu khác.



×