Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh nguyên phát bằng nhĩ hoàn các nguyệt tử cung, nội tiết, thần môn, dưới vỏ, gan, thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT
BẰNG NHĨ HOÀN CÁC HUYỆT
TỬ CUNG, NỘI TIẾT, THẦN MÔN, DƯỚI VỎ, GAN, THẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ QUÝ



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT
BẰNG NHĨ HOÀN CÁC HUYỆT
TỬ CUNG, NỘI TIẾT, THẦN MÔN, DƯỚI VỎ, GAN, THẬN

NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720113

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CẢM ƠN
Trải qua những tháng ngày làm luận văn tuy nhiều khó khăn, thử thách nhưng
thật đáng trân trọng. Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn những lời góp ý, động
viên và chia sẻ kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm của cô PGS TS BS. Trịnh
Thị Diệu Thường đã giúp em có được định hướng cách làm nghiên cứu khoa học và
hoàn thành trọn vẹn luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Cơ sở 3 – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh đã ln tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ phịng ốc và trang thiết bị giúp
em hồn thành quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Hội đồng đã có
những góp ý sát sao giúp em hồn thiện luận văn của mình được chỉn chu nhất về nội
dung lẫn hình thức.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Quý

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh nguyên
phát bằng nhĩ hồn các huyệt Tử cung, Nội tiết, Thần mơn, Dưới vỏ, Gan, Thận” là
cơng trình nghiên cứu của tơi. Kết quả luận văn là do tơi thu thập, tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quý

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ..................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. Đau bụng kinh theo Y học hiện đại......................................................................4
1.2. Đau bụng kinh theo Y học cổ truyền .................................................................11
1.3. Phương pháp nhĩ châm .......................................................................................14
1.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan .............................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................25
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ......................................................................................25
2.5. Mô tả các biến số................................................................................................25
2.6. Công cụ đo lường mức độ đau ...........................................................................28
2.7. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................29
2.8. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...............................................................32
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................34
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................34
3.2. Điểm VAS ..........................................................................................................38
3.3. Điểm VRS ..........................................................................................................44

.


.

3.4. Tổng thời gian đau bụng khi hành kinh .............................................................46
3.5. Số lượng thuốc giảm đau dùng trong kỳ kinh ....................................................48
3.6. Các kết quả khác ................................................................................................50

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................55
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................55
4.2. Các thông số kết quả nghiên cứu .......................................................................60
4.3. Nhĩ châm trong vấn đề giảm đau chung ............................................................69
4.4. Phương pháp kiểm soát giả ................................................................................71
4.5. Thời gian tiến hành nghiên cứu..........................................................................71
4.6. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................72
4.7. Những dự định sẽ tiến hành tiếp theo ................................................................72
4.8. Những điểm mới và ứng dụng của đề tài ...........................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

ABVN


Auricular branch of Vagus Nhánh loa tai của thần
nerve

kinh phế vị

American Academy of Hiệp hội Bác sĩ gia đình

AAFP

Family Physicians

Mỹ

BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

CA125

Cancer antigen 125

Chỉ dấu ung thư buồng
trứng

Cox Menstrual Symptom Bảng điểm triệu chứng

CMSS


Scale

kinh nguyệt

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KN

Khả năng

LSS

Thang điểm đánh giá áp

Life stress scale

lực cuộc sống
MDQ

Menstrual

Distress Bảng câu hỏi về khó chịu

Questionnaire
MPQ

kinh nguyệt
Pain Bảng câu hỏi đau McGill


McGill
Questionnaire

NO

Nitrit oxid

NRS

Numeric rating scale

Thang điểm đánh giá
dạng số

NSAIDs

Non



steroidal

inflammatory

.

anti Thuốc giảm đau kháng
viêm không steroid



.

ii

NTS

The

tractus Nhân bó đơn độc

nucleus

solitarii
OCP

Oral Contraceptive Pills

Thuốc uống tránh thai

PG

Prostaglandin

PGF2α

Prostaglandin F2α

PGE2


Prostaglandin E2

RCT

Randomized

controlled Thử nghiệm lâm sàng

clinical trial

ngẫu nhiên có nhóm
chứng

SF – MPQ

Short form McGill Pain Bảng câu hỏi đau McGill
Questionnaire

TP.HCM

dạng ngắn
Thành phố Hồ Chí Minh

VAS

Visual analog scale

Thang đo tương tự trực
quan


VRS

Verbal rating scale

Thang điểm đánh giá
bằng lời nói

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

WFAS

World

Federation

Acupuncture
Moxibustion Societies

.

of Liên hiệp Hội Châm cứu
– thế giới



.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Yếu tố nguy cơ đau bụng kinh .....................................................................4
Bảng 1.2. Chẩn đoán phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát....................7
Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị .....................................................................................9
Bảng 1.4. Khuyến cáo điều trị bằng thuốc giảm đau ..................................................9
Bảng 1.5. Lựa chọn nội tiết tố trong điều trị đau bụng kinh .....................................10
Bảng 1.6. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền.........................................................13
Bảng 1.7. Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu ........................................................18
Bảng 2.1. Phân loại BMI dành cho người Châu Á – Thái Bình Dương ...................26
Bảng 2.2. Danh sách biến phụ thuộc .........................................................................27
Bảng 2.3. Tiến hành nghiên cứu ...............................................................................31
Bảng 3.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng của dân số nghiên cứu .................................... 34
Bảng 3.2. Phân độ cân nặng ......................................................................................34
Bảng 3.3. Tuổi bắt đầu hành kinh, chu kỳ kinh, số ngày hành kinh và số lần đau
bụng kinh trong 6 tháng qua .............................................................................35
Bảng 3.4. Năm xuất hiện đau bụng kinh ...................................................................36
Bảng 3.5. Số ngày đau bụng khi hành kinh ..............................................................37
Bảng 3.6. Tiền căn gia đình, sử dụng cà phê hơn 3 cốc/ngày và tiếp xúc với thuốc lá
thường xuyên ....................................................................................................37
Bảng 3.7. Điểm VAS trước sau nghiên cứu và sự cải thiện .....................................38
Bảng 3.8. Điểm VAS qua các mốc thời gian nghiên cứu .........................................40
Bảng 3.9. Cải thiện điểm VAS qua các thời điểm nghiên cứu .................................42
Bảng 3.10. Điểm VRS trước và qua các mốc thời gian nghiên cứu .........................44
Bảng 3.11. Tổng thời gian đau bụng khi hành kinh ..................................................46

.



.

iv

Bảng 3.12. Số lượng thuốc giảm đau dùng trong kỳ kinh ........................................48
Bảng 3.13. Tình trạng huyết cục trước sau nghiên cứu và sự cải thiện ....................51
Bảng 3.14. Tình trạng đau ở các vùng khác ..............................................................52
Bảng 3.15. Khả năng làm việc trước và sau nghiên cứu ở 2 nhóm ..........................53
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn của nhĩ châm ............................................54

.


.

v

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh đau bụng kinh nguyên phát ............................................6
Hình 1.2. Phân bố thần kinh ở loa tai ........................................................................15
Hình 1.3. Đồ hình nhĩ châm theo Liên hiệp Hội Châm cứu thế giới ........................17
Hình 1.4 Cơng thức huyệt sử dụng trong nghiên cứu ...............................................19
Hình 1.5. Hiệu quả và độ an tồn của châm cứu so với NSAIDs .............................22
Hình 3.1. Điểm VAS trước sau nghiên cứu và sự cải thiện ......................................40
Hình 3.2. Cải thiện điểm VAS qua các thời điểm nghiên cứu ..................................43
Hình 3.3. Tổng thời gian đau bụng kinh trước sau nghiên cứu và sự cải thiện ........48
Hình 3.4. Số lượng thuốc giảm đau dùng trong kỳ kinh ...........................................50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Điểm VAS ở các thời điểm nghiên cứu................................................42
Biểu đồ 3.2. Điểm VRS trước và qua các thời điểm nghiên cứu ..............................46

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu ....................................................................30

.


.

1

MỞ ĐẦU
Đau bụng kinh nguyên phát được định nghĩa là sự hiện diện những cơn đau
quặn thắt có nguồn gốc từ tử cung xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt và là một trong
những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau vùng chậu và rối loạn kinh nguyệt ở
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 1. Tỉ lệ hiện mắc đau bụng kinh dao động từ 45% – 95%
2,3

và 74,5% ở Châu Á 4, trong đó hơn 85% sinh viên đại học ở Palestinian bị đau

bụng kinh 5. Cơn đau kéo dài 8 – 72 giờ sau khi hành kinh với mức độ đau từ trung
bình đến nặng 6, kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau bụng, đau lưng và đùi,
nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn 1. Nhiều nghiên cứu trên phụ nữ trẻ cho thấy đau bụng
kinh tác động tiêu cực đến hoạt động thể chất, xã hội và kết quả học tập 7. Đau bụng
kinh ảnh hưởng đến sự tập trung học 8, tăng nguy cơ nghỉ học đại học và vắng mặt
tại nơi làm việc 9. Cơn đau kéo dài còn ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của não và sự

điều chỉnh tâm lý của phụ nữ 10.Tỉ lệ đau bụng kinh nguyên phát cao, khó chữa khỏi
hồn tồn, tái đi tái lại thường xuyên mang lại cảm giác đau đớn và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng cuộc sống và tình trạng cơng việc của người bệnh 8,11.
Việc điều trị có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc
và phẫu thuật, nhưng điều trị đầu tay vẫn là sử dụng thuốc chống viêm không steroid
(Non steroidal anti inflammatory – NSAIDs) 12 ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin
(PG) từ đó làm giảm sự co thắt cơ tử cung và giảm đau bên cạnh việc sử dụng thuốc
uống tránh thai (Oral contraceptive pill – OCP)

13

. Ibuprofen là một trong 4 thuốc

NSAIDs khuyến cáo sử dụng theo Hiệp hội Bác sĩ gia đình Mỹ (American Academy
of Family Physicians – AAFP) năm 2014 12 và được sử dụng nhờ tính hiệu quả nhanh
14,15
16

, khơng gây ức chế trục tuyến yên buồng trứng và không gây thay đổi chuyển hóa

. Tuy nhiên tỉ lệ thất bại khi sử dụng NSAIDs là 18% 17 và việc sử dụng lâu dài làm

gia tăng tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa và thần kinh 18. Thuốc tránh thai đường uống
thường được sử dụng khi có nhu cầu tránh thai đi kèm đau bụng kinh 12 và có nhiều
tác dụng phụ như buồn nơn, tăng cân, xuất huyết. Có đến 70% thanh thiếu niên tự sử
dụng NSAIDs để giảm đau hay thậm chí lạm dụng NSAIDs để giảm đau nhanh chóng
9

. Có 10 – 20% phụ nữ đau bụng kinh nguyên phát không đáp ứng điều trị NSAIDs,


.


.

2

hoặc có chống chỉ định với thuốc tránh thai nên những phương pháp như thảo dược,
châm cứu và bấm huyệt có tác dụng giảm đau bằng cách giảm nồng độ PG, oxit nitric
(NO), tăng mức beta–endorphin, ngăn chặn kênh canxi và tăng cường lưu lượng tuần
hoàn qua tử cung được sử dụng như một liệu pháp thay thế trong điều trị và ngày
càng đóng vai trị quan trọng 19.
Trong Y học cổ truyền (YHCT), các phương pháp như: châm cứu, xoa bóp,
bấm huyệt cũng được ghi nhận có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh

20, 21, 22, 23

.

Nhĩ châm là một phương pháp vi châm trong đó nơi tác động là các vị trí, các phân
vùng đại diện ở loa tai có liên quan đến bệnh tật ở các cơ quan trong cơ thể 24 . Thông
qua sự phân bố thần kinh ở loa tai giúp liên hệ với thần kinh tự chủ, hệ thống thần
kinh nội tiết, nhĩ châm giúp điều chỉnh các rối loạn trong cơ thể cũng như cảm giác
đau 25. Nhĩ châm được sử dụng rộng rãi trong điều trị nội khoa, chiếm 64% 26. Nhiều
nghiên cứu chứng minh nhĩ châm mang lại hiệu quả giảm đau bụng kinh đáng kể 27,
28, 29

, các huyệt thường dùng Thần môn, Giao cảm, Dưới vỏ, Tử cung, Gan, Thận, Nội

tiết. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy nhĩ áp làm giảm đáng kể hàm lượng

Prostaglandin F2α (PGF2α) và giảm đau tốt hơn so với dùng thuốc Tianqi Tongjing
30

và một nghiên cứu phân tích tổng hợp khác cho thấy nhĩ châm giảm đau bụng kinh

nguyên phát tốt hơn so với NSAIDs 13 lần 31.
Trước đây tại Khoa YHCT – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) có đề tài nhĩ hồn điều trị đau bụng kinh sử dụng các huyệt Tử cung, Nội
tiết, Giao cảm, Gan, Bụng ghi nhận tác dụng giảm đau thông qua thang điểm đánh
giá đau dạng nhìn (VAS), tuy nhiên VAS không tương quan với mức độ cơn đau thực
sự, khuyến cáo nên kết hợp với một trong các thang đo còn lại như: thang điểm đánh
giá đau dạng số (NRS), thang điểm đánh giá đau bằng lời nói (VRS) 32. Nhĩ áp các
huyệt Tử cung, Nội tiết, Thần môn, Dưới vỏ, Gan, Thận được ghi nhận có hiệu quả
giảm đau bụng kinh nguyên phát 33, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị bằng nhĩ hồn các huyệt trên. Vì vậy đề tài được
tiến hành giúp trả lời câu hỏi, việc nhĩ hồn các huyệt Tử cung, Nội tiết, Thần mơn,
Dưới vỏ, Gan, Thận trước hành kinh có làm giảm mức độ đau bụng kinh hay không.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh nguyên phát của nhĩ hoàn các huyệt Tử
cung, Nội tiết, Thần môn, Dưới vỏ, Gan, Thận.
Mục tiêu cụ thể:

1. So sánh hiệu quả giảm đau dựa theo thang điểm VAS giữa 2 nhóm nhĩ hồn
và giả nhĩ hoàn.
2. So sánh hiệu quả giảm đau dựa theo thang điểm VRS giữa 2 nhóm nhĩ hồn
và giả nhĩ hoàn.
3. So sánh hiệu quả giảm tổng thời gian đau bụng kinh giữa 2 nhóm nhĩ hồn và
giả nhĩ hồn.
4. So sánh lượng thuốc giảm đau cần sử dụng giữa 2 nhóm nhĩ hồn và giả nhĩ
hồn.

.


.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đau bụng kinh theo Y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa
Đau bụng kinh là thuật ngữ chỉ đau liên quan tới chu kì kinh nguyệt. Đau từ
hạ vị lan lên ức, đau lan xuống đùi, có khi đau khắp bụng. Đau thường có tính chất
từng cơn, nhưng có khi cũng chỉ làm cảm giác trằn nặng bụng dưới 34.
1.1.2. Phân loại
Đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh mà khơng có ngun nhân thực
thể nào được xác định, thường xuất hiện trong vòng 12 tháng sau khi có kinh 1. Đau
bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh có kèm nguyên nhân thực thể.
1.1.3. Yếu tố nguy cơ đau bụng kinh
Bảng 1.1.Yếu tố nguy cơ đau bụng kinh
Yếu tố nguy cơ đau bụng kinh


Nguy cơ tăng (lần)

Mất nhiều máu

4.7

Triệu chứng tiền kinh nguyệt

2.4

Chu kì kinh nguyệt không đều

2.0

Tuổi ≤ 30 tuổi

1.9

Lâm sàng nghi ngờ viêm vùng chậu

1.6

Bị lạm dụng tình dục

1.6

Bắt đầu hành kinh trước 12 tuổi

1.5


BMI thấp

1.4

Khâu bít vịi trứng

1.4

“Nguồn: Hiệp hội Bác sĩ gia đình Mỹ năm 2014 (AAFP 2014)” 12
Ngồi ra cịn có các yếu tố nguy cơ khác như: Hút thuốc lá, tiếp xúc khói thuốc

.


.

5

lá, ít được hỗ trợ về xã hội, căng thẳng 35, tiêu thụ cà phê 11, yếu tố nguy cơ gia đình
36

.

1.1.4. Tần suất
Một nghiên cứu trên 956 sinh viên đại học tại Palestian năm 2018 cho thấy tỉ
lệ đau bụng kinh là 85,1% 5. Một nghiên cứu trên 623 học sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ năm
2010 cho thấy tỉ lệ đau bụng kinh nguyên phát là 72.7% 37. Một nghiên cứu khác trên
459 người đối tượng phụ nữ và trẻ em tại Ethiopia năm 2017 cho thấy tỉ lệ đau bụng
kinh nguyên phát gần 65% 6, nghiên cứu của Habibi và cộng sự năm 2015 cho thấy
độ tuổi 18 – 27 có gần 90% có đau bụng kinh nguyên phát 38 và mức độ đau từ trung

bình chiếm tỉ lệ hơn 50% 6,11 và độ nặng của đau bụng kinh nguyên phát dao động 2
– 29% 39.
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh
1.1.5.1. Đau bụng kinh nguyên phát
Còn chưa rõ, sự sản xuất PGF2α, PGE2 có thể là ngun nhân chính. PGF2α
gây co thắt cơ tử cung, làm hạn chế lưu lượng máu đồng thời trực tiếp gây co thắt
mạch tử cung. Cả 2 cơ chế đều tạo ra tình trạng thiếu oxy mơ, tích tụ các chất chuyển
hóa kỵ khí kích thích thụ thể đau, tăng nhạy cảm với các thụ thể đau này thông qua
giảm ngưỡng nhận cảm đau. PGE2 tùy vào tương tác với thụ thể có thể gây co hoặc
giãn cơ tử cung và co thắt hoặc giãn mạch tử cung 1. Một nghiên cứu cho thấy sự gia
tăng đáng kể nồng độ PGF2α ở nhóm đau bụng kinh nguyên phát mức độ nặng so với
nhóm có mức độ trung bình 40 và cường độ đau tỉ lệ thuận với hàm lượng PGF2α 41.
1.1.5.2. Đau bụng kinh thứ phát
Là tình trạng đau bụng kinh có thể do bệnh lý làm rối loạn hoặc bất thường
cấu trúc bên trong và bên ngoài tử cung 42. Đau bụng kinh thứ phát do nhiều nguyên
nhân gây ra như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u tuyến, polyp nội mạc tử cung,
bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu hoặc thậm chí do dụng cụ tránh thai trong tử cung 43.

.


.

6

Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh đau bụng kinh nguyên phát
Nguồn: Dawoodd MY. Clin Obstet Gynecon 1990” 44
1.1.6. Chẩn đoán
1.1.6.1. Lâm sàng
Các triệu chứng điển hình của đau bụng kinh nguyên phát: 1

− Đau bụng kinh bắt đầu trong vòng vài tháng hoặc trong vòng 2 năm kể từ khi có
kinh.
− Đau bắt đầu ngay trước kỳ kinh hoặc khi bắt đầu hành kinh.
− Đau ở bụng dưới và có thể lan ra lưng, đùi hoặc cả hai.
− Cơn đau hiếm khi kéo dài hơn 72 giờ.
− Đau từng cơn và có tính chất co thắt.
− Cơn đau tương tự từ chu kì kinh nguyệt này sang chu kì kinh nguyệt tiếp theo.
− Các triệu chứng khác: buồn nôn và nơn, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và rối loạn
giấc ngủ.

.


.

7

1.1.6.2. Cận lâm sàng
− Siêu âm bụng có thể hữu ích trong việc phân biệt với đau bụng kinh thứ phát do
các nguyên nhân bao gồm lạc nội mạc tử cung và u tuyến 12,43.
− Lấy phết tế bào nội mạc cổ tử cung hoặc âm đạo ở những bệnh nhân có nguy cơ
bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) hoặc khi nghi ngờ mắc bệnh
viêm vùng chậu (PID) 12,43.
− Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm Doppler có thể được thực hiện nếu nghi
ngờ xoắn phần phụ, u tuyến hoặc lạc nội mạc tử cung vùng chậu sâu hoặc nếu có
những phát hiện khơng kết luận được trên siêu âm qua ngã âm đạo 12.
− Nội soi ổ bụng có thể được chỉ định khi tất cả các xét nghiệm không xâm lấn đã
được thực hiện và vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
1.1.7. Chẩn đoán phân biệt
Bảng 1.2. Chẩn đoán phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát

Triệu chứng lâm sàng, thăm khám và cận lâm sàng

Tình trạng

Đau bụng kinh Đau tái đi tái lại, kiểu co thắt trên xương cùng chỉ xảy ra trước
hoặc trong khi hành kinh và kéo dài 2 – 3 ngày.

nguyên phát

Đau lan xuống vùng lưng dưới, đùi và có thể kèm theo buồn nơn.
Mệt mỏi, chướng bụng và tình trạng khó chịu nói chung.
Khám lâm sàng vùng chậu chưa ghi nhận bất thường.
Lạc nội mạc tử Đau vùng chậu theo chu kì hoặc khơng theo chu kì khi hành kinh,
cung

có thể kèm theo chứng khó thở sâu, tiểu khó, khó tiêu, vơ sinh.
Kiểm tra âm đạo hậu môn trực tràng cho thấy tử cung cố định, ngả
sau, hoặc giảm di động, khối u cạnh tử cung và hạch tử cung cùng.

Bệnh lý viêm Bệnh sử đau bụng dưới trên bệnh nhân đang có hoạt động tình
vùng chậu

dục.
Bất thường thăm khám vùng chậu bao gồm: lắc cổ tử cung đau,

.


.


8

đau tử cung, và/ hoặc đau phần phụ, kèm theo các triệu chứng lâm
sàng khác bao gồm: nhiệt độ miệng ≥ 38.3 độ C và tiết dịch nhầy
bất thường ở cổ tử cung hoặc âm đạo.
Lạc nội mạc Thường đi kèm rong kinh, có thể kèm xuất huyết giữa kỳ kinh.
trong tử cung

Khám lâm sàng phát hiện tử cung to, ấn đau, sa tử cung.

U xơ tử cung

Đau vùng chậu theo chu kì kèm rong kinh và đơi khi giao hợp đau,
đặc biệt là với u xơ tử cung ở phía trước và thân tử cung.

Thai ngồi tử Bệnh sử mất kinh, xuất huyết tử cung bất thường, đau dữ dội vùng
bụng dưới, và/hoặc co thắt vùng chậu bên bị ảnh hưởng, có thể

cung

kèm biến chứng (tụt huyết áp, sốc).
bàng Bệnh sử đau bụng trên xương mu (thường không theo chu kì) kèm

Viêm

với triệu chứng tiết niệu (ví dụ: tần suất, tiểu đêm). Đau có thể lan

quang mơ kẽ

xuống bẹn và trực tràng và thường giảm sau khi đi tiểu. Khám

vùng chậu chưa ghi nhận bất thường.
Đau vùng chậu Bệnh sử đau vùng chậu khơng theo chu kì ít nhất 6 tháng, đau có
thể lan ra phía trước âm đạo hoặc phía sau trực tràng, và đau tăng

mãn tính

khi lo lắng, có thể đi kèm với giao hợp đau và rối loạn việc đi tiêu.
Khám lâm sàng vùng chậu có thể bình thường, nhưng đau kiểu
bỏng rát khi thăm trực tràng một bên gợi ý chèn ép thần kinh thẹn
trong cùng bên.
“Nguồn: AAFP 2014”12
1.1.8. Điều trị Y học hiện đại
1.1.8.1. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị là giảm đau để phụ nữ thực hiện hầu hết nếu không phải là
tất cả các hoạt động thông thường của họ 43, giảm triệu chứng với những điều trị tiêu
chuẩn. Nếu đau bụng kinh nguyên phát không đáp ứng điều trị tiêu chuẩn, bắt đầu

.


.

9

đánh giá nguyên nhân thứ phát.
1.1.8.2. Khuyến cáo điều trị
Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị
Khuyến cáo

Mức bằng

chứng

NSAIDs nên là điều trị đầu tay cho điều trị đau bụng kinh nguyên

A

phát
Thuốc tránh thai đường uống có thể hiệu quả trong giảm triệu chứng

B

của đau bụng kinh nguyên phát, nhưng bằng chứng còn hạn chế
Thuốc tránh thai nội tiết kết hợp và thuốc tránh thai chỉ chứa

B

Progestin tiêm bắp, đặt tử cung, tiêm dưới da là những phương pháp
điều trị hiệu quả đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung
Khám vùng chậu nên được thực hiện ở tất cả những bệnh nhân có

C

hoạt động tình dục bị đau bụng kinh và những người nghi ngờ lạc nội
mạc tử cung .
“Nguồn: AAFP 2014” 12
− Thuốc giảm đau
Bảng 1.4. Khuyến cáo điều trị bằng thuốc giảm đau
Thuốc

Liều


Celecoxib (≥ 18 tuổi) Khởi đầu liều 400mg, duy trì 200mg mỗi/12 giờ
Ibuprofen

200mg đến 600mg/ 6 giờ

Mefenamic acid

Khởi đầu liều 500mg, duy trì 250mg/ 6giờ

Naproxen

Khởi đầu 440 đến 550mg, duy trì 220 đến 275mg/12 giờ
“Nguồn: AAFP 2014” 12

.


.

10

− Thuốc nội tiết: các biện pháp tránh thai nội tiết tố kết hợp có hiệu quả điều trị đau
bụng kinh khoảng 70 – 80% 4.
Bảng 1.5. Lựa chọn nội tiết tố trong điều trị đau bụng kinh
Thuốc tránh thai

Lựa chọn
Viên tránh thai kết hợp


Norgestimate/ethinyl estradiol 0.25mg/0.035mg

Hàng 1

Norethindrone/ethinyl estradiol 1mg/0.035mg

Hàng 1

Thuốc tránh thai chu kỳ kéo dài
Levonorgestrel/ ethinyl estradiol 0.15mg/0.03mg

Hàng 1

Levonorgestrel/ethinyl estradiol 90mcg/20mcg

Hàng 1

Thuốc tránh thai nội tiết khác
Que cấy Etonogestrel

Hàng 1

Etonogestrel/ethinyl estradiol 0.12mg/0.015 mg đặt vòng âm
đạo
Dụng cụ tử cung giải phóng Levonorgestrel

Hàng 2

Tiêm Medroxyprogesterone 150 mg/ml


Hàng 1

“ Nguồn: Hiệp hội bác sĩ gia đình Mỹ 2014 (AAFP 2014)” 12
Thuốc tránh thai kết hợp dạng uống điều trị đầu tay cho đau bụng kinh do lạc
nội mạc tử cung và một nghiên cứu mù đôi RCT cho thấy hiệu quả của viên tránh
thai kết hợp Progesterone và progestin cho điều trị đau bụng kinh do lạc nội mạc tử
cung 12. Đối với bệnh nhân đau bụng kinh và muốn tránh thai việc bắt đầu điều trị
bằng thuốc nội tiết tố là phù hợp.
1.1.8.3. Điều trị không dùng thuốc
− Dùng túi chườm ấm vùng bụng giúp giảm đau, tăng nhiệt độ tại chỗ làm tăng lưu

.


.

11

lượng máu, cải thiện oxy hóa mơ và có tác dụng làm loãng các Prostaglandin nội
mạch 1.
− Tập thể dục và yoga thông qua con đường tăng lưu lượng máu và giải phóng
endorphin, giảm căng thẳng và lo lắng từ đó làm giảm đau bụng kinh. Bằng chứng
hiện tại cho thấy rằng tập thể dục, được thực hiện trong khoảng 45 đến 60 phút
mỗi lần, ba lần mỗi tuần hoặc hơn bất kể cường độ có thể làm giảm đáng kể mức
độ đau bụng kinh khoảng 25mm trên VAS 100mm 45. Tuy nhiên bằng chứng về
hiệu quả của tập thể dục và Yoga chưa cao.
− Kích thích điện dây thần kinh qua da làm giảm đau bụng kinh theo 3 con đường:
1

o Thứ nhất: gửi các xung điện qua các sợi cảm giác của rễ thần kinh, do đó

nâng cao ngưỡng tiếp nhận tín hiệu đau và khơng cảm nhận được cảm giác
đau.
o Thứ hai: kích thích giải phóng endorphin nội sinh có tác dụng giảm đau.
o Thứ ba: làm giảm thiếu oxy tử cung bằng cách tăng giãn mạch tại chỗ.
o Khơng có bằng chứng khuyến nghị kích thích điện dây thần kinh qua da
tần số thấp, nhưng một phân tích tổng hợp về kích thích điện dây thần kinh
tần số cao cho thấy giảm đau vượt trội hơn so với giả dược 46.
1.1.8.4. Phẫu thuật
Cắt bỏ nội mạc tử cung là phương pháp nội soi mang lại lợi ích khi đau bụng
kinh đi kèm mất máu kinh nhiều. Nghiên cứu của Wyatt và cộng sự cho thấy 50%
phụ nữ giảm đau bụng kinh sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung 47. Tuy nhiên cắt bỏ nội
mạc tử cung không được đánh giá là phương pháp điều trị đau bụng kinh ngun phát
trong trường hợp khơng có kinh nguyệt ra nhiều 1.
1.2. Đau bụng kinh theo Y học cổ truyền
1.2.1. Quan niệm theo Y học cổ truyền
Phụ nữ trong lúc hành kinh hoặc trước hay sau khi hành kinh sinh ra đau lưng,
đau bụng thậm chí đau dữ dội không chịu nổi và đau tiếp tục theo chu kỳ kinh nguyệt,

.


.

12

chứng trạng đó gọi là hành kinh đau bụng 48. Đau bụng kinh được mô tả trong chứng
thống kinh, thiếu phúc thống, tiểu phúc thống 49.
Đau bụng kinh là do có sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là
do huyết hóa ra mà huyết lại tùy vào khí để vận hành thuận hịa, do đó khi khí huyết
thuận hịa sung túc thì khơng gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy

kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh 50.
1.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân thống kinh theo Y học cổ truyền bao gồm 50:
− Ngoại nhân: do phong hàn xâm nhập tấn công vào mạch Xung Nhâm tác động
đến huyết làm cho khí huyết ngưng trệ, hành kinh không thông.
− Nội nhân: do lo nghĩ nhiều, uất giận nhiều làm cho khí trệ, khí trệ huyết ứ làm cho
hành kinh không thông gây đau.
− Bất nội ngoại nhân: hay do ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh làm cho hàn tà tấn
công vào 2 mạch Xung Nhâm. Tiên thiên bất túc, thể chất hư yếu, khí huyết không
đầy đủ, mạch bào cung không được nuôi dưỡng. Hay do bệnh lâu ngày làm cho
dương hư, Thận hư không ni dưỡng được Can mộc, Can khí khơng thư thái làm
cho mệt mỏi, đau trằn bụng dưới.
1.2.3. Bệnh cảnh đau bụng kinh
1.2.3.1. Thực chứng 50
− Phong hàn phạm Xung Nhâm
− Huyết ứ bào cung
− Khí trệ
1.2.3.2. Hư chứng 50
− Hư hàn
− Khí huyết hư
− Hư nhiệt

.


.

13

− Can Thận khuy tổn

1.2.4. Điều trị Y học cổ truyền
1.2.4.1. Điều trị dùng thuốc
Bảng 1.6. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền
Pháp trị – Bài thuốc

Thể lâm sàng

Phong hàn phạm Xung Pháp trị: Lý khí ơn kinh
Nhâm

Bài thuốc: Ôn kinh thang

Huyết ứ bào cung

Pháp trị: Hoạt huyết tiêu ứ
Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang
Pháp trị: Hành khí tiêu ứ

Khí trệ

Bài thuốc: Thanh nhiệt điều huyết thang
Hư hàn

Pháp trị: Ôn kinh dưỡng huyết
Bài thuốc: Tiểu Ôn kinh thang

Hư nhiệt

Pháp trị: Dưỡng âm lương huyết, chỉ thống
Bài thuốc: Đơn chi tiêu dao thang


Khí huyết hư

Pháp trị: Điều khí dưỡng huyết
Bài thuốc: Bát trân thang gia Hương phụ, Mộc hương

Can thận khuy tổn

Pháp trị: Bổ Can Thận
Bài thuốc: Điều Can thang

“ Nguồn: Bệnh học điều trị Ngoại – Phụ khoa (Kết hợp Đông – Tây Y)” 50
1.2.4.2. Điều trị không dùng thuốc
Châm cứu 50
− Thực chứng

.


.

14

o Châm tả
o Chọn huyệt ở Nhâm mạch và Túc Thái âm Tỳ, Túc Dương minh Vị
o Huyệt chủ: Trung cực, Địa cơ, Thứ liêu
− Hư chứng
o Châm bổ hoặc cứu bổ
o Chọn huyệt mạch Nhâm, Đốc, Túc Thái âm Tỳ, Túc Dương minh Vị
o Huyệt chủ: Mệnh môn, Thận du, Quan ngun, Khí hải, Túc tam lý, Kinh mơn

o Có thể gia giảm: Quy lai, Thái xung, Tam âm giao, Huyết hải.
1.3. Phương pháp nhĩ châm
1.3.1. Nhĩ châm theo YHHĐ
Nhĩ châm là một phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn về thể chất và
tâm thần bằng cách kích thích một điểm cụ thể trong tai 51.
Nhĩ châm có tên là hào châm kim ngắn trong thơng tư 37/2018/TT – BYT và
phụ lục, ban hành kèm theo quyết định số 140/QĐ – BYT (Quyết định – Bộ Y tế)
ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.3.1.1. Phân bố thần kinh ở loa tai 25:
Loa tai ngoài được chi phối bởi các dây thần kinh sọ và thần kinh tủy sống.
− Vận động: nhánh vận động của dây thần kinh mặt, điều khiển các cơ tai ngoài.
− Cảm giác:
o Nhánh loa tai của dây thần kinh X (Auricular branch of Vagus Nerve –
ABVN)
o Nhánh thái dương tai của thần kinh sinh ba
o Nhánh cảm giác của dây thần kinh mặt (dây trung gian Wrisberg)
o Dây thần kinh lưỡi hầu
o Dây thần kinh chẩm nhỏ
o Dây thần kinh tai lớn
− Nhận xét chung:

.


×