Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khảo sát tình trạng đau và sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân mới nhập viện khoa nội tiết cơ xương khớp bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 88 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH PHƯƠNG THANH

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐAU VÀ SỬ DỤNG THUỐC
GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN MỚI NHẬP VIỆN KHOA
NỘI TIẾT – CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH PHƯƠNG THANH



KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐAU VÀ SỬ DỤNG THUỐC
GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN MỚI NHẬP VIỆN KHOA
NỘI TIẾT – CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH KIÊN GIANG

NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NHƯ HỒ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các kết quả, số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng 11 năm 2022
Học viên


Huỳnh Phương Thanh

.


.

Luận văn thạc sĩ Dược học – Khóa 2019 – 2021
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐAU VÀ SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU TRÊN
BỆNH NHÂN MỚI NHẬP VIỆN KHOA NỘI TIẾT – CƠ XƯƠNG KHỚP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Huỳnh Phương Thanh
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Như Hồ
Đặt vấn đề: Tình hình già hóa dân số ở nước ta ngày một gia tăng, trong khi đó người
cao tuổi thường gắn liền với bệnh tật và đau đớn. Do đó, kiểm sốt được tình trạng
đau có thể góp phần cải thiện chất lượng sống của người cao tuổi
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đau, ảnh hưởng của đau đến cuộc sống thường ngày
và việc sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân mới nhập viện khoa Nội tiết – cơ
xương khớp
Phương pháp: Dịch và thẩm định 2 bộ câu hỏi ID Pain và BPIsf để khảo sát đau.
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 85 bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên trong vòng 3 ngày
đầu nhập viện tại khoa Nội tiết – cơ xương khớp bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Kết quả: Có 80 bệnh nhân (94%) bị đau, tỷ lệ nữ (68,8%) nhiều hơn nam (31,3%).
Vị trí đau thường gặp nhất là ở chân (68,8%) và lưng (20%). Điểm đau trung bình lúc
nặng nhất là 8,1 ± 1,8 điểm. Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng đau do nguyên nhân thần
kinh là 70%, với 2 triệu chứng thường gặp là đau như kim đâm (62,5%) và tê bì
(58,8%). Đau gây trở ngại đến 7 khía cạnh của cuộc sống, trở ngại nhiều nhất đến khả
năng đi lại (5,3 ± 2,9), công việc (5,4 ± 2,1) và giấc ngủ (5,2 ± 3,1). Có 90% bệnh
nhân được sử dụng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là paracetamol (77,5%),

glucocorticoid (45%), có 3,8% bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau thần kinh
Kết luận: Bệnh nhân mới nhập viện khoa Nội tiết – cơ xương khớp có triệu chứng
đau phổ biến và tỷ lệ cao đau do nguyên nhân thần kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng
thuốc chưa tối ưu.

.


.

Master thesis – Academic year: 2019 – 2021
SURVEY ON PAIN AND USE OF PAIN RELIEVERS IN PATIENTS
NEWLY ADMITTED TO THE DEPARTMENT OF ENDOCRINOLOGY –
MUSCULOSKELETON KIEN GIANG PROVINCE GENERAL HOSPITAL
Huynh Phuong Thanh
Supervisor: Prof. Nguyen Nhu Ho
Introduction: The aging of the population in our country is increasing day by day
while the elderly are often associated with diseases and pain. Therefore, pain control
can contribute to improving the quality of life of elderly patients.
Objectives: To study pain, its impact on daily life and the use of analgesics in patients
newly admitted to the Department of Endocrinology - Musculoskeleton.
Methods: Translate and validate 2 sets of questionnaires called ID Pain and BPIsf. A
cross-sectional descriptive study on 85 patients aged 55 years and older within the
first 3 days of admission to the Department of Endocrinology - Musculoskeleton of
Kien Giang province general hospital
Results: There were 80 patients (94%) with pain with more women than men (68.8%
vs 31.3%). The most common pain sites were in the legs (68.8%) and back (20%).
The average score at the heaviest pain was 8.1 ± 1.8 points. The rate of patients with
neuropathic pain is 70%, with 2 common symptoms being needle-like pain (62.5%)
and numbness (58.8%). Pain interfered with 7 aspects of life, mostly with the ability

to walk (5.3 ± 2.9), work (5.4 ± 2.1) and sleep (5.2 ± 3.1). 90% of patients used pain
relievers. Of which the most common were paracetamol (77.5%) and glucocorticoids
(45%). Only 3.8% of patients were used neuropathic pain relievers.
Conclusion: Pain was common among newly admitted patients to Endocrinology –
Musculoskeleton Department. However, drug treatment for pain was not optimal.

.


.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.............................................................. iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1.

TỔNG QUAN ............................................................................. 3

1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 3
1.2. Phân loại .................................................................................................. 3
1.3. Thăm khám và chẩn đoán ....................................................................... 6
1.4. Đánh giá đau ........................................................................................... 7
1.5. Điều trị đau............................................................................................ 11
1.6. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.......................................... 17
Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19


2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 26
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 26
Chương 3.

KẾT QUẢ ................................................................................. 27

3.1. Dịch và thẩm định 2 bộ câu hỏi ID Pain và BPIsf ................................ 27
3.2. Khảo sát tình trạng đau của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi ID Pain và BPIsf
...................................................................................................................... 35

.


.

3.3. Khảo sát mức độ trở ngại do đau ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
của bệnh nhân............................................................................................... 41
3.4. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân mới nhập viện
...................................................................................................................... 42
Chương 4.

BÀN LUẬN .............................................................................. 45

4.1. Dịch và thẩm định hai bộ câu hỏi ID Pain và BPIsf ............................. 45
4.2. Khảo sát tình trạng đau của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi ID Pain và BPIsf
...................................................................................................................... 47

4.3. Khảo sát mức độ trở ngại do đau ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
của bệnh nhân............................................................................................... 53
4.4. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân mới nhập viện
...................................................................................................................... 54
4.5. Ưu điểm và hạn chế của đề tài .............................................................. 56
Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 58

5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 58
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67
Phụ lục 1....................................................................................................... 67
Phụ lục 2....................................................................................................... 74
Phụ lục 3....................................................................................................... 78

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BPIsf

Tiếng Anh
Brief Pain Inventory short

form

ĐTĐ
EFNS

IASP
MS
NSAID
PPI
SNRI

SSRI

TCA

Bảng đánh giá đau vắn tắt
Đái tháo đường

European Federation of

Liên hội Thần kinh châu

Neurological Societies

Âu

International Association for

Hiệp hội nghiên cứu đau


the Study of Pain

quốc tế

Multiple Sclerosis

Đa xơ cứng

Non- steroid anti-

Thuốc giảm đau kháng

inflammatory drugs

viêm nhóm khơng steroid

Proton pump inhibitor

Thuốc ức chế bơm proton

Serotonin and Norepinephrine

Thuốc ức chế tái hấp thu

Reuptake Inhibitor

serotonin và noradrenaline

Selective Serotonin Reuptake


Thuốc ức chế tái hấp thu

Inhibitor

chọn lọc serotonin

Tricyclic antidepressant

TK
WHO

Tiếng Việt

Thuốc chống trầm cảm 3
vòng
Thần kinh

World Health Organization

.

Tổ chức Y tế thế giới


.

ii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1 Đặc điểm của đau cấp tính và mạn tính ............................................. 5
Bảng 1.2. So sánh một số công cụ đánh giá đau thường dùng ......................... 8
Bảng 1.3. Tóm tắt thơng tin thuốc giảm đau................................................... 12
Bảng 1.4. Hướng dẫn lựa chọn thuốc điều trị đau thần kinh của EFNS (2010)
và IASP (2010) ................................................................................................ 13
Bảng 1.5. Tóm tắt thơng tin một số lựa chọn dùng thuốc cho điều trị đau do
nguyên nhân thần kinh19.................................................................................. 14
Bảng 1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới .......................... 17
Bảng 2.1. Các biến khảo sát trong nghiên cứu................................................ 23
Bảng 3.1. Tổng hợp các phần dịch thuật và ý kiến đánh giá của Hội đồng chuyên
gia bộ câu hỏi BPIsf phiên bản tiếng Việt ...................................................... 27
Bảng 3.2. Tổng hợp dịch thuật và ý kiến của Hội đồng chuyên gia bộ câu hỏi
ID Pain............................................................................................................. 33
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của mẫu bệnh nhân khảo sát pilot ....................... 34
Bảng 3.4. Mối tương quan biến tổng câu hỏi ID Pain (câu 1 – 6) .................. 34
Bảng 3.5. Mối tương quan biến tổng câu hỏi BPIsf (câu 3 – 6) ..................... 35
Bảng 3.6. Mối tương quan biến tổng câu hỏi BPIsf (câu 9: A – G) ............... 35
Bảng 3.7. Đặc điểm bệnh nhân đau (n = 80) .................................................. 36
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh mắc kèm của bệnh nhân đau trong khảo sát (n = 80) ... 38
Bảng 3.9. Các vị trí đau được ghi nhận trong mẫu nghiên cứu (n = 80) ........ 39
Bảng 3.10. Phân bố tổng vị trí đau nhất của bệnh nhân (n = 80) ................... 40
Bảng 3.11. Mức độ đau của bệnh nhân ở các trạng thái đau khác nhau (n = 80)
......................................................................................................................... 40
Bảng 3.12. Số bệnh nhân có triệu chứng của đau thần kinh (n = 80) ............. 41
Bảng 3.13. Mức độ trở ngại do đau đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân (n
= 80) ................................................................................................................ 42
Bảng 3.14. Các nhóm thuốc giảm đau thường được sử dụng ở khoa (n = 80)42

.



.

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Thang giảm đau 3 bước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ........... 11
Biểu đồ 3.1. Phân bố tổng số bệnh mắc phải của bệnh nhân .......................... 39
Biểu đồ 3.2. Số lượng thuốc giảm đau bệnh nhân sử dụng ............................ 43

.


.

1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây tình hình già hóa dân số ở nước ta đang trở nên báo
động. Số lượng người cao tuổi tăng dần qua các năm với dự đoán năm 2038 số
lượng người cao tuổi sẽ là 22,29 triệu người (chiếm 20,2% dân số)1. Do đó, việc
nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi rất quan trọng.
Đau là một cảm giác ở người, giúp cảnh báo cơ thể khỏi những tác động bất lợi
và đau cũng là một trong 5 chỉ dấu sinh tồn cùng với nhiệt độ, huyết áp, mạch
và nhịp thở2. Đau đồng thời cũng là một loại bệnh lý, gây ảnh hưởng đáng kể
đến cuộc sống của con người.
Ở người cao tuổi đau là một triệu chứng phổ biến. Trong một nghiên cứu ở Úc
về việc sử dụng thuốc tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, có 80% bị đau
trên tổng số 7309 người, trong đó gần 91% được kê đơn thuốc giảm đau3. Các

nghiên cứu khác ở các nơi trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ bị đau ở người cao
tuổi thay đổi nhưng thường gặp, ví dụ 46% trong một nghiên cứu trên 2323
người cao tuổi ở Trung Quốc4, 55,2% trên 419 người tại các quận của Israel5,
52,9% trên 7601 người tại Hoa Kỳ6. Đau do nguyên nhân thần kinh cũng được
ghi nhận với tỷ lệ 14,5% trong một nghiên cứu tại Brazil, trong đó có 97,4%
bệnh nhân đau thần kinh mắc bệnh đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2.7 Tuy nhiên
cơn đau thường không được điều trị đúng mức ở người cao tuổi 6. Theo Barbara
và cộng sự có 42% khơng được dùng thuốc giảm đau8.
Đau có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người cao tuổi, gây
suy giảm chức năng của người bệnh như tăng nguy cơ té ngã, suy giảm tâm
trạng và nhận thức. Đau và yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực cũng làm tăng nguy
cơ suy nhược ở người cao tuổi bị hạn chế chức năng thể chất. Có 22,5% số
người đau mạn tính có thêm chẩn đoán trầm cảm9. Đau đã được ghi nhận làm

.


.

2

tăng chi phí đáng kể đối với bệnh nhân, người chăm sóc (hoặc gia đình) và tồn
xã hội.10
Việc kiểm sốt cơn đau ở người cao tuổi có thể gặp nhiều trở ngại do đa số
người cao tuổi mắc nhiều loại đau khác nhau cùng một lúc (ví dụ: đau cảm thụ,
đau thần kinh, đau mạn tính, cấp tính), có các thay đổi sinh lý liên quan đến
tuổi tác làm thay đổi sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc.11
Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình trạng đau và sử dụng thuốc giảm đau trên
bệnh nhân mới nhập viện khoa Nội tiết – cơ xương khớp bệnh viện đa khoa
tỉnh Kiên Giang” được thực hiện với mong muốn xác định được tình trạng đau

và việc điều trị đau ở bệnh nhân cao tuổi, có thể đóng vai trị khởi đầu cho các
nghiên cứu lớn hơn, từ đó nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân, giúp giảm
gánh nặng chi phí chăm sóc y tế cũng như gánh nặng xã hội. Nghiên cứu của
chúng tôi được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng đau của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi ID Pain và BPIsf
2. Khảo sát mức độ trở ngại do đau gây ra đối với các hoạt động thường ngày
của bệnh nhân
3. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân mới nhập viện

.


.

3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác
nhân gây đau. Tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực
tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn
hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng
cũng là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau
gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc).12
Theo định nghĩa đau của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International
Association for the Study of Pain- IASP) “Đau là một cảm nhận khó chịu và sự
chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc mô tả như
là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai”13.
Nỗi đau đã được mô tả như một dấu hiệu sinh tồn thứ năm kể từ cuối những
năm 1990. Từ năm 2002, IASP đã công nhận cường độ đau là sinh hiệu quan

trọng thứ năm, bên cạnh 4 dấu hiệu sinh tồn khác gồm nhiệt độ cơ thể, huyết
áp, mạch và nhịp thở.
Đau thần kinh (neuropathic pain) được IASP đưa vào danh sách đau vào năm
1994, được định nghĩa là “cơn đau bắt đầu hoặc gây ra bởi một tổn thương hoặc
rối loạn chức năng chính trong hệ thống thần kinh”13
“Đau thần kinh là chứng đau do những thương tổn của bản thân các cấu trúc
thần kinh cảm giác (trung ương và/ hoặc ngoại vi) gây nên.”14
1.2. PHÂN LOẠI
Có nhiều cách phân loại đau, dưới đây là một số các cách phân loại được sử
dụng.

.


.

4

1.2.1. Phân loại theo cơ chế gây đau
Có thể phân loại đau dựa trên cơ chế thành 2 loại là đau cảm thụ hoặc đau thần
kinh.12,14
Đau cảm thụ (nociceptive pain): là đau do kích thích các thụ thể đau gây ra do
tổn thương tổ chức (cơ, da, nội tạng…), có 2 loại:
- Đau thân thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp...
- Đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng.
Đau thần kinh (neuropathic pain): là đau do thương tổn nguyên phát hoặc
những rối loạn chức năng trong hệ thần kinh gây nên, có 2 loại:
- Đau thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathic pain) do tổn thương các dây
hoặc rễ thần kinh (đau dây V, đau sau herpes, sau phẫu thuật, sau chấn thương,
do đái tháo đường)

- Đau thần kinh trung ương (central neuropathic pain) do tổn thương ở não, tủy
sống (đau sau đột quỵ não, xơ não tủy rải rác, u não, chèn ép tủy)
- Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh,
như bệnh lý rễ thần kinh gây đau thắt lưng, đau cổ, đau do ung thư, hội chứng
ống cổ tay…
1.2.2. Phân loại đau theo thời gian
Theo thời gian xuất hiện cơn đau, có thể phân loại đau thành đau cấp tính hoặc
mạn tính.14
- Đau cấp tính (acute pain): là đau mới xuất hiện, có thể được coi là một dấu
hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau thường dưới 3 tháng.
- Đau mạn tính (chronic pain): là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần kéo
dài hơn 3 tháng trở lên.

.


.

5

Bảng 1.1 Đặc điểm của đau cấp tính và mạn tính
Đặc điểm

Đau cấp tính

Đau mạn tính

Mục đích sinh học

Có ích – Bảo vệ


Vơ ích – Gây tổn thương

Cơ chế gây đau

Đơn yếu tố

Đa yếu tố

Phản ứng của cơ thể

Phản ứng lại

Thích nghi dần

Yếu tố cảm xúc

Lo lắng

Trầm cảm

Mục đích điều trị

Chữa khỏi

Giảm tạm thời

1.2.3. Phân loại theo vị trí gây đau
- Đau cục bộ (local pain): là đau có cảm nhận vị trí đau trùng với vị trí tổn
thương.

- Đau tham chiếu (referred pain): là đau có cảm nhận vị trí đau ở vị trí khác
với vị trí tổn thương. Tại sừng sau tủy sống, có những neuron đau khơng đặc
hiệu gọi là neuron hội tụ, hội tụ những đường cảm giác đau hướng tâm xuất
phát từ da, cơ xương, và vùng nội tạng.
Khi não tiếp nhận thông tin từ dưới lên sẽ không phân biệt được nguồn gốc đau
ở đâu, và thường được cho là đau xuất phát từ vùng da tương ứng.
- Đau lan xiên: là cảm giác đau gây ra do sự lan tỏa từ nhánh dây thần kinh này
sang một nhánh thần kinh khác. Ví dụ như khi kích thích đau ở một trong ba
nhánh của dây thần kinh sinh ba (dây V) có thể đau lan sang vùng phân bố của
hai nhánh kia.14
1.2.4. Phân loại theo nguyên nhân tâm lý
Đau do căn nguyên tâm lý thường có thể được điều trị bằng các loại thuốc an
thần, trị liệu tâm lý, gồm một số loại sau đây:
- Đau do những cảm giác bản thể hay nội tại
- Đau do bị ám ảnh nhiều hơn là đau thân thể

.


.

6

- Đau khơng điển hình, khơng có vị trí rõ rệt, thường đau lan tỏa
- Đau thường gặp ở những bệnh nhân bị trầm cảm, tự kỷ ám thị về bệnh tật,
tâm thần phân liệt.
1.3. THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán đau, cần hỏi về tiền sử bệnh tật, sự phơi nhiễm nếu có với độc
tố, q trình sử dụng các phương thức chống đau và cả những rối loạn tâm lý,
khí sắc (nếu có). Ngồi ra, cũng cần khai thác về vị trí, phân bố và loại hình

của đau, thời gian xuất hiện và ảnh hưởng của đau tới sinh hoạt hàng ngày của
bệnh nhân.
Việc thăm khám lâm sàng bao gồm khám toàn thể, khám thần kinh, khám tâm
trí, khám chun khoa liên quan, thăm dị chức năng và xét nghiệm cận lâm
sàng (ví dụ: xét nghiệm máu, hình ảnh học, cận lâm sàng khác (đo điện não và
điện cơ, các nghiệm pháp can thiệp vào dây thần kinh, synapse bằng cách gây
tê cục bộ, sau đó so sánh mức độ phản ứng giữa hai bên)
Trên lâm sàng, có thể phân biệt hai hình thái diễn biến cấp tính và mạn tính.
- Đau cấp tính xảy ra từ vài giờ, vài ngày đến dưới một tháng, thường do tổn
thương ở mô và khi được điều trị khỏi người bệnh sẽ hết đau. Đây là loại đau
“triệu chứng”.
- Đau mạn tính có thể kéo dài từ ba đến sáu tháng hoặc lâu hơn nữa. Nói chung
người bệnh thường cảm thấy đau lâu hơn thời gian dự kiến khỏi bệnh. Có thể
coi đây là “bệnh đau”. Để phát hiện và xác định đau ở người bệnh, cần chú ý
tới các biểu hiện sau:
• Các dấu hiệu và triệu chứng âm tính: bệnh nhân có thể thấy tê bì và giảm
cảm giác; mất hoặc kém chất lượng cảm giác đối với các kích thích (như
sờ, đau, nóng, lạnh, rung, ấn kép, kim châm).
• Các dấu hiệu và triệu chứng dương tính như:

.


.

7

o Loạn cảm (dysesthesia) là cảm giác bất thường khó chịu (như bị
đâm, bị bắn, bỏng, rát...);
o Dị cảm (paresthesia) là cảm giác bất thường nhưng khơng gây khó

chịu (như bị châm lăn tăn, như vướng màng nhện...);
o Đau tự phát (spontaneous pain) là cảm giác đau như bị điện giật
cách kỳ, nhói buốt như bị đâm hay bị chọc mạnh vào người, hoặc
bỏng rát kéo dài...
o Đau khi kích thích – gợi lên (stimulus – evoked pain) có ba dạng
là nghịch cảm đau (allodynia): đau do kích thích khơng gây đau;
tăng cảm đau (hyperalgesia): đau quá mức đối với kích thích gây
đau; cường cảm đau (hyperpathia): đáp ứng đau bùng phát chậm
nhưng cao độ với kích thích đau nhắc lại nhiều lần.
1.4. ĐÁNH GIÁ ĐAU
Đau là một cảm nhận chủ quan, do đó khơng thể có các tiêu chí đánh giá hoàn
toàn khách quan. Để lượng giá đau, ngoài thăm khám lâm sàng cịn có thể sử
dụng một số cơng cụ giúp chẩn đốn như: Thang nhìn so mức đau tương ứng
(Pain visual analog scale - VAS), phân tích ngôn từ mô tả đau của bệnh nhân
(Verbal rating scale - VRS), thang đau dựa vào điểm số (Numerical rating scale
– NRS), thang đau dựa vào biểu hiện khuôn mặt (Facial expression), bộ câu hỏi
McGill (McGill Pain Questionnaire – MPQ), thang lượng giá dấu hiệu và triệu
chứng đau của Leeds (LANNS scale), bộ 4 câu hỏi về đau xuất xứ thần kinh
(DN 4 Pain Questionaire), bộ câu hỏi ID Pain để xác định đau thần kinh ở bệnh
nhân...
Việc đánh giá các cơn đau có thể thơng qua 4 khía cạnh:
- Cường độ đau
- Đặc tính đau
- Ảnh hưởng các cơn đau lên chức năng và chất lượng sống

.


.


8

- Lượng thuốc giảm đau sử dụng
Dưới đây là một số công cụ được sử dụng để đánh giá đau trên bệnh nhân. Các
mục đánh dấu “X” là các tiêu chí có thể đánh giá được và đặc điểm nổi bật của
từng bộ câu hỏi.15
Bảng 1.2. So sánh một số công cụ đánh giá đau thường dùng
Nội dung khảo sát

VRS

NRS

VAS

MPQ

BPIsf

Cường độ đau

X

X

X

X

X


Đặc tính của đau

X

X

Ảnh hưởng của đau

X

X

Thuốc giảm đau sử

X

X

dụng
Điểm nổi bật

Độ nhạy

Độ nhạy cao

Độ

Thích


Áp dụng

kém

dễ sử dụng

nhạy

hợp cho

nhiều đối

cao

đau mạn

tượng

Ghi chú: NRS: thang đau dựa vào điểm số, VAS: thang nhìn so mức đau tương
ứng, VRS: phân tích ngôn từ mô tả đau của bệnh nhân, MPQ: bộ câu hỏi
McGill, BPIsf: bảng đánh giá đau vắn tắt
Thang đánh giá đau vắn tắt (Brief Pain Inventory short form – BPIsf)
Trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn thang đánh giá đau vắn tắt (Brief Pain
Inventory short form – BPIsf) 16 của tác giả Charles S. Cleeland để khảo sát các
mức độ đau của bệnh nhân. BPIsf là thang đo dùng để đánh giá tình trạng đau
trong vịng 24 giờ. Dạng dài của thang đau BPI được sử dụng làm thước đo cơ
bản trong các thử nghiệm lâm sàng, còn dạng ngắn đã trở thành tiêu chuẩn sử
dụng trong lâm sàng và ứng dụng trong nghiên cứu. BPIsf gồm có tổng cộng 9

.



.

9

câu hỏi, câu 1 và 2 khảo sát tình trạng đau và vị trí đau; câu 3- 6 khảo sát mức
độ cũng như cường độ đau của bệnh nhân; câu 7 dựa trên thông tin phỏng vấn
hoặc thu thập từ hồ sơ bệnh án những phương pháp bệnh nhân dùng kiểm soát
đau; câu 8 khảo sát hiệu quả của phương pháp giảm đau bệnh nhân đang dùng;
câu 9 là khảo sát sự ảnh hưởng của cơn đau đến sinh hoạt thường ngày của bệnh
nhân (như giấc ngủ, khả năng đi lại, các mối quan hệ với những người
khác,...)17. Do bộ câu hỏi đơn giản, dễ sử dụng, có độ tin cậy cao, phù hợp với
đối tượng bệnh nhân cao tuổi mà nghiên cứu muốn hướng đến nên đây là 1
trong 2 bộ câu hỏi được sử dụng.
- Mục đích của bộ câu hỏi: đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau đối với
các chức năng hàng ngày.
- Dân số nghiên cứu: bệnh nhân bị đau do các bệnh mạn tính hoặc các tình trạng
như ung thư, viêm xương khớp và đau thắt lưng hoặc đau do các tình trạng cấp
tính như đau sau phẫu thuật
- Khả năng đánh giá: mức độ nghiêm trọng của cơn đau, tác động của cơn đau
đối với chức năng hàng ngày, vị trí đau, thuốc giảm đau và lượng thuốc giảm
đau trong 24 giờ qua hoặc tuần qua
- Hiệu quả giảm đau: đáp ứng với các biện pháp giảm đau hành vi và dược lý
- Phương pháp: tự báo cáo (bệnh nhân được phát phiếu và ghi câu trả lời) hoặc
phỏng vấn
- Thời gian cần thiết: 5 phút (mẫu ngắn), 10 phút (mẫu dài)
- Cách tính điểm: khơng có thuật tốn chấm điểm.
- Độ tin cậy: độ tin cậy của Cronbach alpha dao động từ 0,77 đến 0,91.
Thang đánh giá đau thần kinh

Yếu tố nguy cơ của đau thần kinh bao gồm bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thần
kinh ngoại biên, đau lưng, đau thần kinh sau Herpes, hội chứng đau khu vực
phức tạp, đau chân hoặc đau khớp lớn và đau cơ xơ hóa. Đau thần kinh thường

.


.

10

không sử dụng các phương pháp điều trị đau thông thường mà cần các thuốc
chống co giật, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc bổ trợ khác 18. Do đó
phân loại bệnh nhân đau do nguyên nhân thần kinh trước khi điều trị đau là cần
thiết. Dưới đây là một số thang đánh giá đau thần kinh thông dụng. 19
- DN4 (Douleur Neuropathique 4 en questions) gồm 10 câu (trong đó có 7 câu
bệnh nhân trả lời và 3 câu cần thăm khám lâm sàng), chẩn đoán đau thần kinh
khi có ≥ 4 triệu chứng.
- Thang điểm LANSS (Leeds Assessment of Neuropathic Symptoms and
Signs) gồm 3 phần (phần xác định vị trí, mức độ đau và 7 câu hỏi).
- Bảng câu hỏi đau thần kinh (Neuropathic pain quertionaire - NPQ) gồm 12
mục trong đó có 10 câu liên quan đến cảm giác hoặc phản ứng và 2 phần về
ảnh hưởng của đau. NPQ được ứng dụng để phân biệt đau do nguyên nhân thần
kinh, tuy nhiên hiện nay nhiều đánh giá cho thấy độ chính xác của bộ câu hỏi
không cao.
- Bộ câu hỏi ID Pain gồm 2 phần trong đó có 6 câu hỏi chính và hình ảnh nhận
diện vị trí đau của bệnh nhân để xác định đau do nguyên nhân thần kinh, và
giúp chẩn đoán nhanh bệnh nhân đau do nguyên nhân thần kinh hay không.
Bệnh nhân trả lời 6 câu hỏi liên quan đến đặc điểm đau và điểm số được tính
thơng qua câu trả lời (0 nếu bệnh nhân trả lời là “không” và 1 điểm nếu bệnh

nhân trả lời “có”, câu số 6 bệnh nhân trả lời “có” thì -1 điểm). Điểm từ 2 trở
lên gợi ý bệnh nhân có khả năng cao bị đau do nguyên nhân thần kinh 20. Bộ
câu hỏi dễ sử dụng và đã được đưa vào thực hành ở nhiều nước trên thế giới,
trong đó có các nước châu Á như Đài Loan, Thái Lan,.. 21

.



×