Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đánh gái tác động của can thiệp dược lâm sàng trong việc chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thông đường tiêu hóa tại khoa hồi sức tích cực chống độc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ TRỌNG HIẾU

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
TRONG VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC
QUA ỐNG THƠNG ĐƯỜNG TIÊU HỐ
TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ TRỌNG HIẾU



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
TRONG VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC
QUA ỐNG THƠNG ĐƯỜNG TIÊU HỐ
TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC

NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ:

8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DS. VÕ THỊ HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả được
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Trọng Hiếu


.


.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG TRONG VIỆC
CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC QUA ỐNG THÔNG ĐƯỜNG TIÊU HỐ
TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC
Hồ Trọng Hiếu
Thầy hướng dẫn: TS. Võ Thị Hà
Mở đầu: Sai sót trong sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hại
cho người bệnh và có thể phịng tránh được. Khoa Hồi sức tích cực tập trung nhiều bệnh
nhân nặng nên việc xảy ra sai sót trong sử dụng thuốc sẽ rất nguy hiểm, trong đó có sai
sót trong việc chuẩn bị và thực hiện thuốc cho người bệnh qua ống thơng đường tiêu hố.
Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trong việc
giảm thiểu sai sót khi chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thông đường tiêu hố tại khoa
Hồi sức tích cực.
Mục tiêu: Khảo sát sai sót trong hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thơng
đường tiêu hố, đồng thời xác định hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong hoạt
động chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thông đường tiêu hố tại khoa Hồi sức tích
cực – Chống độc.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, so sánh hai giai đoạn trước và
sau can thiệp. Số liệu về thao tác chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thơng đường tiêu
hố được thu thập bằng phương pháp quan sát trực tiếp có nguỵ trang, liên tục trong
vịng 14 ngày ở mỗi giai đoạn (trước can thiệp và sau can thiệp). Thống kê mô tả được
sử dụng để tính các tần số, tỷ lệ, số trung bình và số trung vị. Phép kiểm Chi bình phương
được sử dụng để so sánh các tỷ lệ.
Kết quả: Ở giai đoạn trước can thiệp, điểm trung bình đánh giá kiến thức của điều dưỡng
về hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc là 5,8 ± 2,6 điểm; tỷ lệ sai sót chung trong thực

hành là 100%. Tỷ lệ 2 sai sót trên 1 quan sát là 57,9%. Sai kỹ thuật chuẩn bị thuốc và sai
kỹ thuật thực hiện thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 95,2% và 100%. Tỷ lệ loại sai
sót khơng nghiền riêng lẻ từng loại thuốc là 75,7% và không dùng riêng biệt từng loại

.


.

thuốc là 96,6%. Tỷ lệ sai sót khi dùng từ 5 thuốc trở lên là 100%. Sau can thiệp, điểm số
đánh giá kiến thức của điều dưỡng tăng lên 8,6 ± 1,3 điểm; tỷ lệ sai sót chung giảm cịn
62,8% (p < 0,001). Tỷ lệ 2 sai sót trên 1 quan sát giảm còn 24,4% (p < 0,001). Tỷ lệ sai
kỹ thuật chuẩn bị thuốc và sai kỹ thuật thực hiện thuốc cũng giảm lần lượt còn 29,2% và
42,4% (p < 0,001). Tỷ lệ loại sai sót khơng nghiền riêng lẻ từng loại thuốc và tỷ lệ không
dùng riêng biệt từng loại thuốc tương ứng 11,2% và 8,8% (p < 0,001). Tỷ lệ sai sót khi
dùng từ 5 thuốc trở lên là 9,2% (p < 0,001).
Kết luận: Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tiến hành khảo sát và can thiệp
dược lâm sàng để giảm thiểu sai sót trong hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống
thơng đường tiêu hố tại khoa ICU. Việc can thiệp dược lâm sàng đã giúp tăng kiến thức
của điều dưỡng và giảm tỷ lệ các loại sai sót, tuy nhiên các tỷ lệ này vẫn cịn cao. Do đó,
cần tiếp tục duy trì và cải tiến can thiệp hiện có; cải thiện mơi trường làm viêc và xây
dựng văn hố an tồn.
TỪ KHỐ: Ống thơng đường tiêu hố, sai sót trong thao tác chuẩn bị và thực hiện
thuốc, ICU

.


.


IMPACT OF CLINICAL PHARMACIST’S INTERVENTION
ON MEDICATION PREPARATION AND ADMINISTRATION THROUGH
ENTERAL FEEDING TUBE IN INTENSIVE CARE
AND CLINICAL TOXICOLOGY UNIT
Ho Trong Hieu
Supervisor: Vo Thi Ha, PhD
Background: Medication errors are one of the leading causes of harm to patients and
are preventable. The Intensive Care Unit (ICU) focuses on many seriously ill patients,
so the occurrence of medication errors will be very dangerous, including preparation and
administration errors for patients with enteral feeding tube. In Vietnam, there are few
studies evaluating the impact of clinical pharmacist’s intervention in reducing
medication preparation and administration errors through the enteral feeding tube (EFT)
in the ICU.
Objectives: To determine the prevalence of medication preparation and administration
errors through enteral feeding tube, and to assess the impact of clinical pharmacist’s
intervention in medication preparation and administration through EFT in the Intensive
Care and Clinical Toxicology Unit.
Method: Descriptive cross-sectional study with a pre- and post-intervention
measurement assessment. Data were collected by direct observation with camouflage,
continuously within 14 days at each stage (before and after intervention). . Descriptive
statistics are used to calculate frequencies, ratios, mean, and median. The chi-square test
was used to compare ratios.
Results: In the pre-intervention stage, the mean score of nurses' knowledge about
medication preparation and implementation through EFT was 5.8 ± 2.6; The overall error
rate in practice is 100%. The percentage of obsservation with 2 errors was 57.9%. Wrong
preparation technique and wrong administration technique accounted for 95.2% and
100% respectively. The error rate of not crushing each drug individually was 75.7% and

.



.

not using each drug separately was 96.6%. The error rate when using 5 drugs or more is
100%. After the intervention, the nursing knowledge assessment score increased to 8.6
± 1.3 points; the overall error rate decreased to 62.8% (p < 0.001). The rate of 2 errors
per 1 observation decreased to 24.4% (p < 0.001). The rate of incorrect drug preparation
technique and incorrect drug application technique also decreased to 29.2% and 42.4%,
respectively (p < 0.001). The percentage of errors that did not crush each drug
individually and the rate of not using each drug separately were 11.2% and 96.6%,
respectively (p < 0.001). The error rate when using 5 drugs or more was 8.8% (p < 0.001).
Conclusion: This is one of the first studies in Vietnam investigating medication
preparation and administration errors, with implementing intervention to reduce these
errors in the ICU. Clinical pharmacist’s intervention have increased nursing knowledge
about medication preparation and administration through EFT, and reduced the rate of
errors. However, the error rates remained high. Therefore, it is necessary to remain and
enhance the existing intervention; improve the working environment and raise a culture
of safety.
KEYWORDS: Enteral Feeding Tube (EFT), medication preparation and administration
errors, Intensive Care Unit (ICU).

.


.

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................iv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về sai sót trong sử dụng thuốc ............................................................. 3
1.2. Tổng quan về việc cho ăn và dùng thuốc qua ống thơng đường tiêu hố ............. 7
1.3. Một số nghiên cứu về sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc qua EFT ......... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 17
2.2. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.4. Các bước tiến hành .............................................................................................. 19
2.5. Xử lý và trình bày số liệu .................................................................................... 22
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 28
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh được chỉ định nuôi ăn qua EFT và điều dưỡng
tại khoa ICU tham gia nghiên cứu ............................................................................. 28
3.2. Khảo sát sai sót trong hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc qua EFT ............. 30
3.3. Hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong hoạt động chuẩn bị và thực hiện
thuốc qua EFT ............................................................................................................ 32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 40
4.1. Đặc điểm chung của người bệnh và điều dưỡng tham gia nghiên cứu ............... 40

.


.

4.2. Hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong hoạt động chuẩn bị và thực hiện
thuốc qua EFT ............................................................................................................ 43

4.3. Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu ............................................................ 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 56
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AE

Adverse Event

Biến cố bất lợi

ASHP

American Society of HealthSystem Pharmacists


Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kỳ

ASPEN

American Society for Parenteral
and Enteral Nutrition

Hội Dinh dưỡng đường tiêu hoá
và đường tĩnh mạch Hoa Kỳ

ATC

Anatomical
Therapeutic
Chemical Classification

Hệ thống phân loại thuốc theo
mã giải phẫu - điều trị - hóa học

BAPEN

British
Association
for
Parenteral and Enteral Nutrition

Hội Dinh dưỡng đường tiêu hố
và đường tĩnh mạch Anh

BN


Bệnh nhân

CSYT

Cơ sở y tế

EC

Enteric Coated

Bao tan trong ruột

EFT

Enteral Feeding Tube

Ống thơng đường tiêu hố

EMA

European Medicines Agency

Cơ quan quản lý dược phẩm
Châu Âu

ESPEN

European Society for Clinical
Nutrition and Metabolism


Hội Dinh dưỡng lâm sàng và
chuyển hoá Châu Âu

Fr

French gauge

Đơn vị đo lường đường kính

HSBA
ICU

Hồ sơ bệnh án
Intensive Care Unit

Khoa hồi sức tích cực

KTC
MAE

Khoảng tin cậy
Medication Preparation
Administration Error

.

and

Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị

và thực hiện thuốc


.

ii

ME

Medication Error

Sai sót trong sử dụng thuốc

MR

Modified Release

Phóng thích có kiểm soát

NCC MERP

National Coordinating Council
for Medication Error Reporting
and Prevention

Hội đồng Điều phối Quốc gia
Hoa Kì về Báo cáo và Phịng
tránh sai sót trong sử dụng thuốc

NHS


National Health Service

Dịch vụ Y tế Quốc gia

NVYT

Nhân viên y tế

OR

Odd Ratio

Tỷ số chênh

PUR

Polyurethane

Nhựa Polyurethan

PVC

Polyvinyl chloride

Nhựa Polyvinyl clorid

SOP

Standard Operating Procedure


Quy trình thao tác chuẩn

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo NCC MERP ................................ 3
Bảng 1. 2. Phân loại các sai sót trong thao tác chuẩn bị và thực hiện thuốc ................. 14
Bảng 1. 3. Phân loại sai sót trong kỹ thuật chuẩn bị thuốc ............................................ 14
Bảng 1. 4. Phân loại sai sót trong kỹ thuật thực hiện thuốc ........................................... 15
Bảng 2. 1. Các tiêu chí khảo sát đặc điểm chung của người bệnh ................................. 23
Bảng 2. 2. Các tiêu chí khảo sát đặc điểm chung của điều dưỡng tại khoa ICU ........... 24
Bảng 2. 3. Các tiêu chí khảo sát kiến thức, thái độ của điều dưỡng về thao tác chuẩn bị
và thực hiện thuốc qua EFT ........................................................................................... 24
Bảng 3. 1. Đặc điểm chung của người bệnh .................................................................. 28
Bảng 3. 2. Đặc điểm chung của điều dưỡng tại khoa ICU ............................................ 30
Bảng 3. 3. Điểm khảo sát kiến thức của điều dưỡng về thao tác chuẩn bị và thực hiện
thuốc qua EFT trước và sau can thiệp............................................................................ 32
Bảng 3. 4. Thang đo khảo sát thái độ của điều dưỡng về thao tác chuẩn bị và thực hiện

thuốc qua EFT trước và sau can thiệp............................................................................ 33
Bảng 3. 5. Tỷ lệ quan sát hoàn chỉnh ở giai đoạn trước can thiệp và sau can thiệp ...... 35
Bảng 3. 6. Tỷ lệ sai sót chung trước can thiệp và sau can thiệp .................................... 35
Bảng 3. 7. Tỷ lệ số sai sót trên 1 quan sát hồn chỉnh trước và sau can thiệp ............... 35
Bảng 3. 8. Tỷ lệ các loại sai sót ở giai đoạn trước can thiệp và sau can thiệp ............... 36
Bảng 3. 9. Tỷ lệ các loại sai sót của kỹ thuật chuẩn bị thuốc qua EFT ......................... 37
Bảng 3. 10. Tỷ lệ các loại sai sót của kỹ thuật thực hiện thuốc qua EFT ...................... 37
Bảng 3. 11. Số lượng thuốc được chuẩn bị và thực hiện trên một quan sát hoàn chỉnh 38

.


.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo EMA............................................ 4
Hình 1. 2. Những vị trí của các loại ống thơng đường tiêu hố ....................................... 8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ sai sót chung theo số lượng thuốc được chuẩn bị và thực hiện trong
một quan sát hoàn chỉnh ................................................................................................ 39

.


.

1


MỞ ĐẦU
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) năm
2017, sai sót trong sử dụng thuốc (Medication Error, ME) là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tổn hại cho người bệnh và các sai sót này có thể phịng tránh được 1.
ME gây ra ít nhất 1 ca tử vong mỗi ngày và gây tổn thương cho khoảng 1,3 triệu người
Hoa Kì mỗi năm 2. Tại Anh có đến hơn 237 triệu ME xảy ra hàng năm và cứ 5 ME thì
có 1 ME xảy ra tại bệnh viện 3. Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ước tính có tỷ
lệ biến cố bất lợi (Adverse Event, AE) liên quan đến thuốc tương đương với các quốc
gia thu nhập cao, tuy nhiên số năm người dân được sống khoẻ mạnh lại bị giảm đi gấp 2
lần. Rất nhiều quốc gia còn thiếu các dữ liệu chính xác về ME và cần được thu thập bổ
sung 2. ME có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào bao gồm ra y lệnh, sao chép y lệnh, cấp
phát thuốc và thực hiện thuốc trên bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết ME tập trung vào hai
giai đoạn là giai đoạn kê đơn (39%) và giai đoạn thực hiện thuốc trên bệnh nhân (38%)
4

.
Khoa hồi sức tích cực (Intensive Care Unit, ICU) là đơn vị chuyên điều trị và

chăm sóc những bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ nguy kịch 5. Tại khoa ICU, ME xảy
ra với mức độ nghiêm trọng nhưng có thể tiên đốn được. Trung bình mỗi bệnh nhân
phải trải qua 1,7 ME mỗi ngày tại khoa ICU 6 và trong số các sai sót nghiêm trọng tại
khoa ICU thì sai sót trong sử dụng thuốc chiếm đến 78% 7. Bên cạnh đó, bệnh nhân tại
khoa ICU được chỉ định nhiều thuốc hơn bệnh nhân tại các khoa khác nên thường dẫn
tới tỷ lệ xuất hiện ME cao hơn 8.
Theo một nghiên cứu của Hội Dinh dưỡng Tiêu hoá và Tĩnh mạch Hoa Kỳ
(American Society for Parenteral and Enteral Nutrition, ASPEN) năm 2009 cho thấy có
sự khác biệt rất đáng kể giữa các hướng dẫn với các kỹ thuật thực hành trên lâm sàng
khi sử dụng thuốc qua ống thông đường tiêu hố. Chỉ có 5% – 43% người tham gia khảo
sát tráng sạch ống trước hoặc giữa các lần cho thuốc, 32% – 51% nhân viên y tế (NVYT)


.


.

2

cho bệnh nhân dùng riêng biệt từng loại thuốc, 44% – 64% NVYT pha lỗng các thuốc
dạng lỏng và có 75% - 85% người khơng nghiền các thuốc có dạng bào chế phóng thích
biến đổi 9.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để khảo sát, đánh giá các
sai sót trong sử dụng thuốc và các vấn đề liên quan đến các sai sót này ở các trung tâm
y tế hoặc bệnh viện 10-12. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tơi thì ít có nghiên cứu
nào ở Việt Nam được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thông
đường tiêu hố và có sự đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng.
Khoa ICU là khoa tập trung nhiều bệnh nhân nặng và cần sự chăm sóc y tế đặc
biệt, vì vậy những ME tại khoa sẽ rất nguy hiểm và làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các
kết cục bất lợi cho bệnh nhân 13. Việc thực hiện thuốc qua ống thơng đường tiêu hố
khơng hiệu quả cũng sẽ đưa tới những kết cục bất lợi, gia tăng bệnh suất và tử suất ở
người bệnh 14. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài
“Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng trong việc chuẩn bị và thực hiện thuốc
qua ống thơng đường tiêu hố tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc” với những mục
tiêu cụ thể như sau:
1. Khảo sát sai sót trong hoạt động chuẩn bị và thực hiện thuốc qua ống thơng đường
tiêu hố tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.
2. Xác định hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong hoạt động chuẩn bị và thực
hiện thuốc qua ống thông đường tiêu hoá.

.



.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sai sót trong sử dụng thuốc
1.1.1. Định nghĩa về sai sót trong sử dụng thuốc
Hiện nay có nhiều định nghĩa về ME của các tổ chức và các chuyên gia trên thế
giới được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong đó định nghĩa của Hội đồng
Điều phối Quốc gia Hoa Kì về Báo cáo và Phịng tránh sai sót trong sử dụng thuốc
(National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention, NCC
MERP) thường được sử dụng nhất. Theo NCC MERP, sai sót trong sử dụng thuốc là bất
kì biến cố có thể phịng tránh nào có khả năng gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc
không hợp lý, hoặc gây hại cho bệnh nhân khi thuốc được sử dụng bởi NVYT, bệnh
nhân, hoặc người tiêu dùng. Các biến cố đó có thể liên quan tới thực hành chun mơn,
các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, các thủ tục; về hệ thống bao gồm quy trình kê đơn,
chuyển giao đơn thuốc, dán nhãn thuốc, đóng gói và định danh thuốc; pha chế, cấp phát,
phân phối, quản lý, giáo dục, theo dõi và sử dụng thuốc trên người bệnh” 15.
1.1.2. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc
Phân loại theo NCC MERP: Các ME được phân loại thành 9 nhóm (từ nhóm A
đến nhóm I) dựa trên mức độ nghiêm trọng của sai sót, được thể hiện ở Bảng 1.1 16.
Bảng 1. 1. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo NCC MERP
Khơng có sai sót
Nhóm A

Tình huống hoặc sự kiện có nguy cơ dẫn đến ME.

Có sai sót nhưng chưa gây hại
Nhóm B


ME đã xảy ra nhưng chưa ảnh hưởng đến thực hành thuốc trên bệnh
nhân.

Nhóm C

ME đã xảy ra trên bệnh nhân nhưng không gây hại;

.


.

4

ME dẫn đến cần tăng cường giám sát bệnh nhân hoặc cần các biện pháp
can thiệp để đảm bảo an tồn cho bệnh nhân.

Nhóm D

Sai sót gây hại
Nhóm E

ME dẫn đến gây hại nhất thời trên bệnh nhân và đòi hỏi các biện pháp
can thiệp.

Nhóm F

ME dẫn đến gây hại nhất thời trên bệnh nhân dẫn đến cần thiết phải nhập
viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện.


Nhóm G

ME gây tổn hại vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Nhóm H

ME dẫn đến cần các biện pháp can thiệp để đảm bảo tính mạng cho
bệnh nhân.

Sai sót dẫn tới tử vong
Nhóm I

ME dẫn đến tử vong trên bệnh nhân.

Phân loại theo EMA: Tuỳ thuộc vào sự dừng lại tại vị trí nào trong chuỗi sự kiện
mà ME được phân loại là: Sai sót kèm phản ứng có hại của thuốc (ADR), sai sót nhưng
khơng gây hại, sai sót đã được ngăn chặn hoặc sai sót tiềm ẩn (Hình 1.1) 17.
Hoạt
động 1

Hoạt
động 2-n

Sai sót

Bệnh
nhân

Hoạt

động 1

Hoạt
động 2-n

Sai sót

Bệnh
nhân

Hoạt
động 1

Hoạt
động 2-n

Sai sót

Bệnh
nhân

Hoạt
động 1

Hoạt
động 2-n

Sai sót

Gây hại


Hình 1. 1. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo EMA

.


.

5

Phân loại theo dạng sai sót: Nhiều nghiên cứu được tiến hành và phân loại ME
theo dạng này. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại có cách quy định riêng từng loại ME mà
khơng thống nhất với nhau. Do đó, một sai sót có thể phân thành nhiều loại khác nhau.
Ví dụ: điều dưỡng nhầm lẫn thuốc giữa 2 bệnh nhân (một liều thuốc/một bệnh nhân) thì
sai sót đó có thể được xem là bỏ sót hai liều thuốc (lỗi ommitted) hoặc hai liều thuốc
được dùng cho bệnh nhân nhưng không được kê đơn (lỗi unorder drug). Cách phân loại
này bao gồm: Sai người bệnh, sai liều dùng, sai thời gian dùng thuốc, bỏ sót thuốc, sai
thuốc, quá liều, đường dùng hay cách dùng thuốc không hợp lý, sai tốc độ dùng thuốc,
dùng thuốc không được kê đơn, dùng gấp đôi liều thuốc 18.
Phân loại theo Hiệp hội Dược sỹ Hoa Kỳ (American Society of Health-System
Pharmacists, ASHP): ASHP phân loại các sai sót theo 12 nhóm sau 19:
- Sai sót trong kê đơn (Prescribing error): sai sót trong lựa chọn loại thuốc (dựa
vào chỉ định, chống chỉ định, tiền sử dị ứng, thuốc đang điều trị và các yếu tố khác), liều
lượng, dạng bào chế, số lượng, đường dùng, nồng độ thuốc, tốc độ đưa thuốc hoặc hướng
dẫn sử dụng thuốc của một thuốc được kê đơn bởi người kê đơn hợp pháp; sai sót do đơn
thuốc khơng đọc được.
- Bỏ sót thuốc (Omission error): người bệnh khơng được dùng loại thuốc đã được
kê đơn.
- Sai thời gian (Wrong time error): người bệnh dùng thuốc ngoài khoảng thời
gian cho phép theo liệu trình dùng thuốc.

- Sai do sử dụng thuốc chưa được phép (Unauthorized drug error): Sử dụng loại
thuốc không được kê đơn cho người bệnh đó.
- Sai liều (Improper dose error): bao gồm dùng quá liều, thấp hơn liều điều trị,
quên liều, đưa thêm liều không đúng như chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho người
bệnh.
- Sai dạng bào chế (Wrong dosage-form error): dùng cho người bệnh loại thuốc
không đúng dạng bào chế được kê đơn.

.


.

6

- Sai trong chuẩn bị thuốc (Wrong drug-preparation error): thuốc được pha chế
hoặc thao tác không đúng trước khi sử dụng.
- Sai kĩ thuật dùng thuốc (Wrong administration-technique error): quy trình
khơng phù hợp hoặc khơng đúng kỹ thuật sử dụng thuốc.
- Thuốc không đảm bảo chất lượng (Deteriorated drug error): dùng thuốc hết hạn
hoặc hư hỏng.
- Sai sót trong việc theo dõi điều trị (Monitoring error): Thiếu sót trong việc đánh
giá và phát hiện các vấn đề trong phác đồ điều trị hoặc thiếu sót trong việc sử dụng dữ
liệu lâm sàng hay xét nghiệm phù hợp để đánh giá đầy đủ đáp ứng của người bệnh với
thuốc được kê đơn.
- Sai sót trong tuân thủ điều trị (Compliance error): người bệnh thiếu tuân thủ
điều trị với thuốc được kê đơn.
- Sai sót khác (Other medication error): các sai sót khơng phân loại được theo
các nhóm trên.
1.1.3. Phát hiện sai sót trong sử dụng thuốc 20,21

Tự báo cáo – giấu tên: người phạm phải hoặc chứng kiến sai sót báo cáo ME một
cách giấu tên. Kĩ thuật này có ưu điểm là khơng tốn kém chi phí và tránh được lo ngại
từ phía NVYT.
Quan sát trực tiếp: người quan sát được đào tạo đi theo điều dưỡng chứng kiến
quá trình chuẩn bị và dùng thuốc, sau đó ghi chép lại thông tin và đối chiếu với y lệnh
hoặc y văn. Ưu điểm là tính hiệu lực cao, khơng bị ảnh hưởng bởi nhận thức, tâm lý và
trí nhớ của người thực hành thuốc. Nhược điểm là tốn nhiều công sức và chi phí, địi hỏi
người quan sát phải cơng bằng và tế nhị.
Từ báo cáo biến cố bất lợi: báo cáo mang tính pháp lý được viết bởi NVYT tại
bệnh viện, giúp phát hiện các sai sót đã thực sự gây hại trên bệnh nhân. Ưu điểm của
cách tiếp cận này là chi phí khơng cao và có thể tiến hành trên diện rộng, tuy nhiên cũng
có hạn chế là ln cho kết quả thấp hơn tỷ lệ sai sót thực tế.

.


.

7

Phân tích biến cố nghiêm trọng: phân tích tập trung vào các AE nghiêm trọng để
tìm nguyên nhân sự việc. Uu điểm là giúp đánh giá tốt hơn về nguyên nhân sai sót nhưng
phụ thuộc nhiều vào trí nhớ của người được phỏng vấn.
Tổng hợp HSBA: tổng hợp bệnh án thường được tiến hành bởi một nhóm NVYT
được đào tạo đặc biệt. Cách làm này cho phép phân tích sâu về nguyên nhân sai sót và
phát hiện được cả những ME không thường phát hiện được thông qua các phương pháp
khác, tuy nhiên địi hỏi nhiều cơng sức và khơng được ứng dụng rộng rãi bên ngồi mơi
trường nghiên cứu.
Giám sát dựa trên máy tính hay cơng cụ phát hiện biến cố (trigger tool): phát triển
từ phương pháp tổng hợp HSBA, nhưng sử dụng phần mềm để kiểm tra các y lệnh và

kết quả các xét nghiệm liên quan đến ME hoặc AE. Cũng giống như phương pháp trên,
cách tiếp cận này phát hiện được cả những ME thường không phát hiện được thông qua
các phương pháp khác, tuy nhiên có hạn chế là ngay cả ở những trung tâm có cơ sở bệnh
án dữ liệu điện tử, ít cơ sở dữ liệu cho phép tìm kiếm văn bản hoặc cung cấp tùy chọn
này.
1.2. Tổng quan về việc cho ăn và dùng thuốc qua ống thơng đường tiêu hố
1.2.1. Tổng quan về việc cho ăn qua ống thông đường tiêu hố
Hiện tại, có nhiều loại ống thơng đường tiêu hố được sử dụng để cung cấp chất
dinh dưỡng và thuốc bệnh nhân. Các loại ống thông này thường được phân loại bởi vị trí
đầu vào của ống (mũi, miệng, qua da) và vị trí đầu xa của ống (dạ dày, tá tràng, hỗng
tràng) 22. Thơng thường có các loại ống thông sau đây:
- Nasalgastric: ống thông dạ dày qua đường mũi
- Nasalintestinal: ống thông ruột qua đường mũi
- Orogastric: ống thông dạ dày qua đường miệng
- Gastrostomy: ống thông qua lỗ mở dạ dày
- Jejunostomy: ống thông qua lỗ mở hỗng tràng
Kích cỡ ống thơng đường tiêu hố được tính bằng đơn vị French gauge (Fr), từ 6-18 Fr

.


.

8

Hình 1. 2. Những vị trí của các loại ống thơng đường tiêu hố
Việc lựa chọn loại nào tuỳ vào một số yếu tố như bệnh lý hoặc chấn thương mà
bệnh nhân đang gặp phải, nguy cơ giảm nhu động ruột, nguy cơ hít sặc và thời gian ước
tính ni ăn qua ống thông của bệnh nhân 22. Theo Quyết định số 1904/QĐ-BYT của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành

Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc” năm 2014 có giới thiệu hai quy trình về việc cho ăn
qua ống thơng đường tiêu hố thường gặp, bao gồm:
Quy trình kỹ thuật cho ăn qua ống thơng dạ dày (có kiểm tra thể tích dịch tồn dư)
+ Chỉ định:
Người bệnh khơng thể ăn được:
• Người bệnh sau đặt nội khí quản, mở khí quản. Người bệnh đang thở máy
• Người bệnh mất hoặc giảm khả năng bảo vệ đường thở, rối loạn nuốt, liệt thần
kinh hầu họng do mọi nguyên nhân, hôn mê, co giật, tai biến mạch não…

.


.

9

• Người bệnh có bệnh lý đường tiêu hố: liệt dạ dày, u thực quản chưa gây tắc
nghẽn toàn bộ, tổn thương miệng…
Người bệnh tự ăn ít, cần được cung cấp thêm dinh dưỡng:
+ Chống chỉ định:
• Xuất huyết tiêu hố cấp nặng.
• Các tổn thương lt ăn mịn thực quản dạ dày chưa kiểm sốt được.
• Tắc ruột, liệt ruột.
• Thể tích dịch tồn dư q lớn (tn thủ đánh giá thể tích dịch tồn dư).
• Các chỉ định trước, sau tiểu phẫu thuật, nội soi…
+ Biến chứng và tai biến:
Ống thông dạ dày tụt hoặc cuộn trong miệng, thực quản
• Ống thơng vào thanh quản và khí quản gây co thắt thanh mơn, khó thở cấp.
• Chảy máu vùng mũi hầu họng do loét tì đè của ống thơng dạ dày.
• Nơn trào ngược

Cho ăn qua ống thơng dạ dày
• Trào ngược do thể tích dịch tồn dư quá lớn, đưa vào dạ dày một thể tích quá lớn,
do liệt dạ dày ruột chức năng.
• Tụt ống thơng dạ dày hoặc bị cuộn trong miệng thực quản khi cho ăn gây trào
ngược và sặc vào đường hô hấp.
Quy trình kỹ thuật ni dưỡng liên tục qua ống thơng hỗng tràng
+ Chỉ định:
• Mất chức năng dạ dày dẫn đến không thể ăn được bằng miệng hoặc không thể
nuôi dưỡng qua mở thông dạ dày (liệt dạ dày thực quản do đáo tháo đường, ung
thư dạ dày thâm nhiễm…)
• Cắt dạ dày ¾ hoặc tồn bộ dẫn đến mất chức năng tiêu hố của dạ dày
• Chức năng tiêu hoá thức ăn vẫn đảm bảo

.


.

10

+ Chống chỉ định:
• Mất chức năng tiêu hố thức ăn: liệt ruột, rối loạn tiêu hoá nặng do các bệnh của
ống tiêu hố, khơng dung nạp với các thành phần ni dưỡng.
• Tắc ruột đoạn từ sau hỗng tràng
• Cắt đoạn hỗng tràn dẫn đến rối loạn tiêu hoá thức ăn
• Viêm tuỵ cấp nặng
• Dị ống tiêu hố lưu lượng cao
• Thận trọng trong thời gian bị các tình trạng sốc nặng, thẩm phân phúc mạc
+ Biến chứng và tai biến:
Tiêu chảy:

• Do dịch ni dưỡng có nồng độ thẩm thấu cao hay chứa nhiều lipid
• Các nguyên nhân khác: sử dụng kháng sinh đường ruột, rối loạn vi khuẩn chí
đường ruột, nhiễm trùng đường ruột.
• Cần báo bác sĩ để xét nghiệm hoặc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo từng bệnh
lý và từng Người bệnh dựa vào xét nghiệm.
Tắc ống thơng:
• Ngun nhân: bơm rửa ống thông sau khi ăn không đúng kỹ thuật, dịch nuôi
dưỡng đậm đặc, bơm các loại thuốc có thể làm vón cục ống.
• Phịng ngừa: bơm rửa ống mở thơng sau khi bơm thức ăn, trước và sau khi bơm
thuốc, pha loãng thuốc khi bơm…
Chướng bụng, giảm nhu động ruột:
Điều trị ngưng các loại thuốc giảm nhu động ống tiêu hoá (thuốc giảm đau gây
nghiện, anticholinergic), loại trừ khả năng có tắc nghẽn cơ học bằng nội soi hay X-quang,
sử dụng các loại thuốc tăng cường nhu động như metoclopramide (Primperan) 10 mg
uống hay tiêm tĩnh mạch 4 lần/ngày. Nếu thất bại, xem lại khẩu phần lipid trong dịch
dinh dưỡng.

.


.

11

Hội chứng dinh dưỡng trở lại:
• Gặp ở bệnh nhân suy kiệt nặng, được nuôi ăn khởi đầu bằng chế độ năng lượng
cao.
• Biểu hiện bằng các triệu chứng giảm K+, Mg2+, phosphat huyết tương.
• Đề phịng bằng cách cho ăn theo chỉ định của bác sĩ, ăn chế độ dinh dưỡng tăng
dần (số kalo/ngày, thể tích chất dinh dưỡng đưa vào, cho ăn liên tục qua ống mở

thông hỗng tràng…) và có bổ sung các khống chất và điện giải cũng như theo
dõi các xét nghiệm điện giải hàng ngày khi khởi đầu nuôi ăn lại.
1.2.2. Tổng quan về việc dùng thuốc qua ống thơng đường tiêu hố
Quy trình dùng thuốc qua ống thơng đường tiêu hố: Dưới đây là quy trình dùng
thuốc qua ống thơng đường tiêu hố theo hướng dẫn The Administration of Drugs Via
Enteral Feeding Tubes Clinical Guideline V5.1. của tổ chức Royal Cornwall Hospitals
NHS Trust (National Health Service, NHS) năm 2021 23.

.


.

12

Sơ đồ 1. 1. Quy trình dùng thuốc qua ống thơng đường tiêu hố
Những lưu ý trước khi dùng thuốc qua ống thơng tiêu hóa
- Bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc bằng đường uống không?
- Các chế phẩm dạng lỏng thường có sẵn khơng?

.


×