Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.79 KB, 0 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ THANH HUỆ
VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO

ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG

TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TRƢỜNG MẦM NON
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON)

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021

1


PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ
Ở TRƢỜNG MẦM NON
- Số tín chỉ: 2
- Số tiết: Lý thuyết (15), Thảo luận (6), Bài tập (3), TTCM (6), KT (1t),
Thực hành (15t).
(i) Mục tiêu
Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên cần phải đạt đƣợc những yêu cầu
cơ bản sau:
* Về kiến thức
- Nắm đƣợc cơ sở lý luận chung về tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ
cho trẻ ở trƣờng mầm non.
- Nắm đƣợc phƣơng pháp biên soạn, dàn dựng và tổ chức chƣơng trình
ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non.
* Về kỹ năng


- Lập đƣợc kế hoạch chung tổ chức một ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm
non.
- Biên soạn, dàn dựng và tổ chức đƣợc một chƣơng trình ngày hội, ngày
lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non.
* Về thái độ
Thấy đƣợc vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động lễ hội ở
trƣờng mầm non, từ đó có thái độ tích cực với mơn học.
(ii) Chuẩn bị
- Vật chất: Đề cƣơng bài giảng, phƣơng tiện dạy học (máy chiếu, máy
tính, giáo án điện tử).
- Ngƣời học (Sinh viên): Đề cƣơng bài giảng, TLTK số …, máy tính (nếu
có), đài đĩa, đàn organ (nếu có).
- Địa điểm: Học lý thuyết trên lớp, thực hành tại phòng thực hành và
trƣờng mầm non.

2


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2005), Giáo dục học mầm non, tập 3, Nxb
Đại học Sƣ phạm.
2. Trần Đình Ba (2012), Phong tục, tập qn Việt, Nxb Văn hóa – Thơng tin.
3. Lý Thu Hiền (1997), Hướng dẫn cách tổ chức ngày hội, ngày lễ ở
trường mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo viên, Hà Nội.
4. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2002), Từ điển bách khoa Việt
Nam, tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa.
5. Trần Thị Ngọc Trâm (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Lê Anh Tuấn (2007), Dàn dựng chương trình âm nhạc tổng hợp, Nxb

Đại học Sƣ phạm.
7. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (đồng chủ biên) (2012), Lễ hội Việt Nam,
Nxb Văn hóa – Thơng tin.
8. Hồng Văn Yến (2002), Kịch bản lễ hội, Nxb Giáo dục.

3


MỤC LỤC
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỄ HỘI VIỆT NAM VÀ NGÀY HỘI,
NGÀY LỄ Ở TRƢỜNG MẦM NON……………………………………………………5

1.1. Vài nét về lễ hội Việt Nam…………... ................................................................ 5
1.2. Ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non

1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Một số ngày hội, ngày lễ thường được tổ chức ở trường mầm non .........12
Chƣơng 2: TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ CHO TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM
NON ................................................................................... ……………..16

2.1. Một số yêu cầu khi tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm
non......................................................................................................................19
2.2. Ý nghĩa của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non ..........17
2.3. Hình thức tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non......................20
2.4. Phƣơng pháp tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non ................21
2.4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ......................................21
2.4.2. Chuẩn bị
2.4.3. Tổ chức thực hiện chương trình...........................................................28
2.4.4. Tổng kết, rút kinh nghiệm.....................................................................29
2.5. Gợi ý thực hành tổ chức một số ngày hội, ngày lễ chính ở trƣờng mầm non

.....................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Khai giảng năm học mới......................................................................33
2.5.2. Tết Trung thu.......................................................................................35
2.5.3. Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11...........................................................39
2.5.4. Tết Nguyên đán....................................................................................41
2.5.5. Ngày Quốc tế Thiếu nhi và lễ bế giảng năm học................................44

THỰC HÀNH (15tiết) .............................. Error! Bookmark not defined.

4


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỄ HỘI VIỆT NAM
VÀ HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TRƢỜNG MẦM NON
Mục tiêu:
- Cung cấp cho sinh viên một số nét khái quát về lễ hội Việt Nam và những
vấn đề chung về ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non.
- Giúp sinh viên thấy đƣợc tầm quan trọng của việc tổ chức ngày hội, ngày
lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non.
Tài liệu học tập
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2005), Giáo dục học mầm non, tập 3, Nxb
Đại học Sƣ phạm.
2. Trần Thị Ngọc Trâm (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (đồng chủ biên) (2012), Lễ hội Việt Nam,
Nxb Văn hóa – Thơng tin.
1.1. Lễ hội Việt Nam
Lễ hội là một trong những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa của một quốc
gia, dân tộc; là một sự kiện mang tính xã hội, là nét sinh hoạt truyền thống

không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Nó đƣợc xem là hiện tƣợng văn hóa
tổng hợp, quy tụ mọi sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đã đƣợc sàng lọc, duy
trì và liên tục đƣợc bổ sung theo thời gian.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn
hóa rất đặc trƣng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian và hầu nhƣ có mặt ở khắp
mọi miền đất nƣớc. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn
đƣợc duy trì. Đặc biệt, lễ hội ở nƣớc ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất
nhƣ một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Phần
lớn các lễ hội ở Việt Nam thƣờng gắn với sự kiện lịch sử, tƣởng nhớ ngƣời có

5


công với nƣớc trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ
hội thƣờng mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thƣợng võ nhƣ: thi bắn nỏ,
đấu vật (hội Cổ Loa), đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ,
ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v... Có lễ hội lại gọi theo những
trò chơi dân gian nhƣ hội rƣớc voi, rƣớc chúa gái, hội đánh phết, ném còn, hội
chọi gà, chọi trâu, hội đâm đuống... Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là
nét đẹp văn hóa dân tộc nhƣng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch
hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc.
1.1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính
văn hố truyền thống, bao gồm hai phần: Lễ và Hội.
- "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của
con ngƣời với thần linh, phản ánh những ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời
trƣớc cuộc sống mà bản thân họ chƣa có khả năng thực hiện.
- "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống (thƣờng là tổ chức hoạt động vui chơi cho cộng đồng). [3]
Theo Từ điển Tiếng Việt (2002) NXB Đà Nẵng:

- “Lễ” là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc tƣởng niệm một
sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó.
- “Hội” là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo ngƣời tham dự theo
phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Nhƣ vậy, lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng diễn ra trên một địa bàn
dân cƣ trong thời gian, không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa
của con ngƣời với tự nhiên, thần thánh và con ngƣời trong xã hội mới.
1.1.2. Đối tƣợng của lễ hội và thời gian mở lễ hội
Mỗi lễ hội ở Việt Nam mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhƣng bao
giờ cũng hƣớng tới một đối tƣợng thiêng liêng cần suy tôn nhƣ những vị anh
hùng chống giặc ngoại xâm, những ngƣời có cơng dạy dỗ truyền nghề, chống

6


thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Đó chính là hình ảnh hội tụ
những phẩm chất cao đẹp nhất của con ngƣời. Giúp con ngƣời nhớ về nguồn cội,
hƣớng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thƣờng diễn ra nhiều nhất mùa xuân và
mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc ngƣời dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời
ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ. Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ
cho ngƣời đi dự lễ hội.
Những lễ hội cổ truyền Việt Nam thông thƣờng là lễ hội thƣờng niên,
diễn ra đều đặn hàng năm: Xuân thu nhị kì, theo mùa vụ nơng nghiệp, ngƣ
nghiệp, lâm nghiệp.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần thánh cũng theo những chu kì thời gian
nhất định, thƣờng là một năm vào ngày giỗ tổ nghề - tổ sƣ, ngày sinh, ngày hóa
của các nhân vật đã đƣợc thời gian và nhân dân “thần hóa”.
Một số lễ hội diễn ra theo định kì có thể 3 hoặc 5 năm cũng có khi

dài hơn. Ví dụ nhƣ Hội hát chèo ở Đan Phƣợng, hội hát Dô ở 2 xã Tuyết
Nghĩa và Liệp Tuyết (Hà Tây cũ) …
Với những lễ hội hiện đại có từ sau năm 1945 thƣờng diễn ra trọng
thể vào những năm mà số chỉ năm đó có đi thƣờng là số 5 hoặc 0 (2005,
2010…), những kỷ niệm tròn trăm năm, chục năm của các sự kiện chính trị, văn
hóa của xã hội, đất nƣớc…
1.1.3. Quy trình của lễ hội
Thơng thƣờng địa phƣơng nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bƣớc sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội đƣợc chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn
bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau
đƣợc tiến hành ngay sau khi mùa hội trƣớc kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự
phân cơng, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra,
công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rƣớc nƣớc
làm lễ tắm tƣợng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...

7


Vào hội: Nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức
tế lễ, lễ rƣớc, dâng hƣơng và tổ chức các trò vui (gồm hai phần Lễ và Hội). Đây
là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút
nhiều đối tƣợng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một
ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di
tích.
1.1.4. Ý nghĩa của lễ hội
Nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngƣỡng, vật chất của con ngƣời.
- Lễ hội là dịp con ngƣời đƣợc trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn
cội của dân tộc, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi ngƣời.
- Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phƣơng hay rộng hơn là

quốc gia, dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đồn kết để vƣợt qua
gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hƣởng thụ những giá trị văn hoá vật
chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cƣ;
- Lễ hội là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn,
kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo
cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí... làm cho
thế hệ trẻ hơm nay hiểu đƣợc công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê
hƣơng, đất nƣớc của mình.
- Ngày nay, lễ hội cũng góp phần giao lƣu tiếp xúc văn hóa. Đồng thời
góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lịng yêu quê hƣơng
đất nƣớc, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hƣớng về cội nguồn, hội làng còn tồn
tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín và tệ nạn xã hội. Ở một số
nơi, lễ hội đƣợc tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để
kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây
phiền hà cho ngƣời đến lễ hội, trái ngƣợc hẳn với tục mở rộng vịng tay đón bạn

8


mƣời phƣơng về chung vui hội làng thời xƣa. Các tệ nạn mê tín dị đoan nhƣ: lên
đồng, bói tốn, đội bát nhang, uống nƣớc thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rƣớc xách
linh đình kéo dài ngày càng có chiều hƣớng gia tǎng. Hơn nữa, trong lễ hội đã
bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội nhƣ: đánh bạc, cá cƣợc, hút thuốc phiện...
1.1.5. Một số lễ, hội ở Việt Nam
Theo điều tra, thống kê năm 2009, toàn quốc có 7.966 lễ hội, trong đó:
- Lễ hội Dân gian 7.039
- Lễ hội Tôn giáo 544
- Lễ hội Lịch sử cách mạng 332

- Lễ hội Du nhập từ nƣớc ngoài 10
- Lễ hội khác 41
* Một số lễ hội dân gian:
- Hội Gò Đống Đa - Hà Nội (5/1 Âm lịch).
- Lễ hội chùa Hƣơng - Hà Nội (6/1 Âm lịch).
- Hội Đền Sóc - Hà Nội (6/1 Âm lịch).
- Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh (10/1 Âm lịch).
- Lễ Khai Ấn đền Trần - Nam Định (14/1 Âm lịch).
- Lễ hội chùa Côn Sơn - Hải Dƣơng (15/1 Âm lịch).
- Hội lim - Bắc Ninh (14-15/1 Âm lịch).
- Lễ hội Chôl Thnăm-Thmây (đồng bào Khmer Nam Bộ) (tháng 4 hàng năm).
- Lễ hội chọi Trâu - Hải Phòng (8/6, 9/ 8 Âm lịch).
- Lễ hội Katê (Dân tộc Chăm) - Ninh Thuận, Bình Thuận (tháng 7 Chăm lịch).
- Lễ hội điện Hòn Chén - Thừa Thiên Huế (3 và 7 Âm lịch).
- Lễ hội Điện Hòn Chén – Thừa Thiên Huế (Tháng 3 và tháng 7 Âm lịch)
- Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lƣ (5/3 Âm lịch).
- Hội Vía Bà Thiên Yana - Khánh Hịa (23/3 Âm lịch).
- Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ (10/3 Âm lịch).
- Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam - An giang (tháng 4 Âm lịch).
- Lễ hội đền Kiếp Bạc - Hải Dƣơng (15/8 Âm lịch).

9


- Lễ hội Lam Kinh - Thanh Hóa (21-22/8 Âm lịch).
- Lễ hội Oc om bok - Trà Vinh, Sóc Trăng (14/10 Âm lịch).
- Hội xuân Núi Bà - Tây Ninh (29/12 Âm lịch).
- Lễ hội Nghinh Ông (các tỉnh miền ven biển từ Quảng Bình tới Kiên
Giang-mỗi địa phƣơng diễn ra vào một thời điểm khác nhau).
* Một số lễ hội lịch sử cách mạng:

- Lễ hội Thống nhất non sông (30/4 Dƣơng lịch).
- Lễ hội Làng Sen - Nghệ An(19/5 Dƣơng lịch).
- Lễ Hội Đồng Lộc - Hà Tĩnh (24/7 Dƣơng lịch)
- Lễ kỷ niệm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ-Điện Biên (7/5 Dƣơng lịch)
- Lễ hội Uống nƣớc nhớ nguồn (27/7 Dƣơng lịch).
- Lễ hội Tân Trào - Tuyên Quang (16/8 Dƣơng lịch)
- Lễ hội Cách mạng tháng Tám (19/8 Dƣơng lịch).
- Quốc khánh nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945
Dƣơng lịch)
- Ngày hội thống nhất (đôi bờ Hiền Lƣơng) - Quảng Trị…
* Một số lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài:
- Ngày lễ Tình yêu (Valentine - 14/2 Dƣơng lịch).
- Ngày của Mẹ (Chủ nhật – Thứ 2 của tháng 5 Dƣơng lịch).
- Ngày của Cha (Chủ nhật – Thứ 3 của tháng 6 Dƣơng lịch).
- Lễ hội hóa trang (Halloween – bắt đầu từ 31/10 Dƣơng lịch).
- Lễ Tạ ơn (Thứ 5, tuần thứ 4 tháng 11 Dƣơng lịch).
- Lễ Giáng sinh (Noel – 25/12 Dƣơng lịch).
* Một số lễ hội khác (Văn hóa Du lịch)
- Ngày hội Văn hóa các dân tộc Đông Bắc (Hai năm tổ chức một lần).
- Lễ hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc Tây Bắc (Hai năm tổ chức một lần).
- Ngày hội Văn hóa các dân tộc Kh' mer (Hai năm tổ chức một lần).
- Lễ hội Du lịch về nguồn (Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai).
- Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản (tháng 3 Dƣơng lịch).

10


- Lễ hội Du lịch Hạ Long (1/5 Dƣơng lịch).
- Festival Huế (Hai năm tổ chức một lần).
- Festival hoa Đà Lạt.

- Festival cà phê Buôn Ma Thuột.
- Festival dừa.
- Lễ hội du lịch cacnaval Hạ Long- Quảng Ninh.
- Festival cồng chiêng Tây Nguyên.
- Festival Tây Sơn - Bình Định.
- Festival Biển - Khánh Hòa.
- Festival Biển Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Lễ hội Pháo hoa - Đà Nẵng.
- Lễ hội quốc gia Mekong - Cần Thơ
- Festival trà quốc tế Thái Nguyên…
1.2. Ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non
1.2.1. Khái niệm
Ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hình thức mơ phỏng lại những
ngày hội, ngày lễ của dân tộc hoặc các sự kiện quan trọng trong năm có liên
quan đến trẻ ( có sự cải biên cho phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ và điều kiện nhà
trường), nhằm tạo cho trẻ những sân chơi tập thể bổ ích, lành mạnh, đồng thời
góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong Chƣơng trình giáo dục mầm non, hình thức tổ chức các hoạt động
giáo dục đƣợc phân theo mục đích và nội dung giáo dục bao gồm:
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.
- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng
trong năm liên quan đến trẻ, có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ.
Vì vậy, tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong trƣờng mầm non trải dài theo
suốt thời gian của một năm học bắt đầu từ ngày Khai giảng, ngày Tết Trung thu,
Tết cổ truyền… và kết thúc ở ngày lễ Bế giảng.

11


Đây cũng là một hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong

những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất định để giáo dục truyền thống và mang
lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Có thể tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ
cho trẻ nhân dịp ngày lễ lớn của dân tộc (Tết Nguyên đán, rằm Trung thu, ngày
Giải phóng Miền Nam, ngày Quốc tế phụ nữ…) hoặc là những ngày dành cho
trẻ em, dành cho học sinh, thầy cô (Tết thiếu nhi, ngày khai trƣờng, bế giảng
năm học, sinh nhật trẻ…) hay là những lễ hội truyền thống của địa phƣơng, kỷ
niệm thành lập trƣờng, thực hiện chuyên đề (bé với trò chơi dân gian, bảo vệ
môi trƣờng…). Tùy vào kế hoạch năm học và điều kiện thực tế mà mỗi trƣờng
có thể lựa chọn tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ với quy mơ tồn trƣờng hay
theo từng khối lớp, từng lớp.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non
* Là một hoạt động giáo dục: Hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm
non là một hoạt động bắt buộc, đƣợc tổ chức ở trƣờng mầm non theo quy định
của Chƣơng trình giáo dục mầm non 2009 (Bộ GD&ĐT), có ý nghĩa quan trọng
đối với nhà trƣờng và sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ em.
* Có quy định riêng về cách tổ chức, thời gian, địa điểm, thành phần tham
gia… theo sự chỉ đạo của ngành và kế hoạch năm học của từng trƣờng mầm
non.
* Hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non giúp trẻ có những kiến
thức cơ bản về những ngày hội, ngày lễ của dân tộc, các sự kiện quan trọng liên
quan tới trẻ em, đồng thời qua đó, tạo ra cho trẻ những hoạt động lý thú, những
trải nghiệm thú vị gắn liền với cuộc sống ( không gắn với yếu tố tâm linh nhƣ
các hoạt động lễ hội ngoài cộng đồng)…
1.2.3. Một số ngày hội, ngày lễ thường được tổ chức ở trường mầm non
Tại các trƣờng, lớp mầm non, tuỳ điều kiện cụ thể của mình, có thể lựa
chọn để tổ chức các ngày lễ, ngày hội sau: Ngày hội đến trƣờng (ngày khai
trƣờng), Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, ngày 8/3, ngày 20/11, ngày sinh nhật
Bác 19 /5, ngày Tết thiếu nhi 1/ 6 và lễ ra trƣờng. Các hoạt động này cần đƣợc

12



tổ chức long trọng, tạo ra một quanh cảnh vui tƣơi, phấn khởi, làm cho trẻ cảm
thấy háo hức, vui sƣớng và tham gia một cách hào hứng nhất.
- Ngày khai trƣờng: Là ngày khai giảng một năm học mới và cũng là ngày
lần đầu tiên trẻ mẫu giáo bé đƣợc đến trƣờng. Vì vậy, cần tổ chức sao cho mọi
trẻ đều cảm thấy gần gũi, vui sƣớng, phấn khởi và mong muốn đƣợc đến trƣờng.
- Tết Trung thu: Là ngày dành riêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Tết
Trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám – là ngày giữa thu, trăng tròn, sáng
và đẹp nhất trong năm. Có thể giới thiệu cho trẻ về thời tiết mùa thu, về trăng,
cây cỏ, các loại hoa quả, trang phục của mọi ngƣời,… Khi tổ chức chƣơng trình
cần chú ý đến các hoạt động: Bày cỗ, rƣớc đèn, phá cỗ, hát múa dân gian,…
- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Là ngày hiến chƣơng các nhà giáo
nhằm giáo dục truyền thống tôn sƣ trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Khi tổ chức
cần giới thiệu công việc của các cơ giáo và chú ý giáo dục tình cảm mến yêu,
biết ơn của trẻ với cô giáo. Để tổ chức ngày này, cần chuẩn bị sớm trong các giờ
học nghệ thuật, các buổi hoạt động ngoài giờ, tổ chức cho trẻ làm những vật
phẩm tặng cô, học các bài hát, bài thơ, vẽ tranh, kể chuyện về cô giáo.
- Tết Nguyên đán: Là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức
cho trẻ đón xuân, đón Tết năm mới với tâm trạng vui mừng. Giới thiệu cho trẻ
những phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết: Chúc tết bố mẹ, con cái, ngƣời
thân, thầy cô giáo; tổ chức sum họp, mừng thọ ngƣời cao tuổi; mọi ngƣời mặc
quần áo đẹp; tổ chức các trò chơi gân gian; thời tiết mùa xuân cây cối đâm hoa
nẩy lộc, không khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán, cách đón
Tết khác nhau. Giáo dục ở trẻ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. Tổ chức Tết
Nguyên đán vào ngày cuối cùng trẻ ở trƣờng, trƣớc khi nghỉ Tết, tập trung vào
chủ đề mùa xuân.
- Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3): Là ngày vui của các bà, các mẹ, các chị và
các bạn gái trên toàn thế giới. Khi tổ chức cần tạo ra đƣợc quang cảnh chào
mừng, phấn khởi và các hoạt động thiết thực đẻ trẻ nhận biết ngày 8/3 là ngày


13


vui của phụ nữ. Thông qua việc tổ chức ngày lễ, giáo dục sự kính trọng, lịng
biết ơn và tình cảm của trẻ với mẹ, cô giáo và tôn trọng các bạn gái.
- Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/ 5): Là ngày sinh của Bác Hồ. Cần
tổ chức lễ kỉ niệm với các hình thức sinh động, những tiết mục văn nghệ, nghệ
thuật có nội dung thiết thực. Giới thiệu về quê hƣơng của Bác, về thủ đô Hà Nội,
nơi Bác đã sống và làm việc. Giáo dục cho trẻ lịng biết ơn và lịng kính u Bác
Hồ, tình cảm u mến thủ đơ Hà Nội.
- Ngày 1/6 và bế giảng năm học: Là ngày hội của thiếu nhi trên toàn thế
giới, ngày tổng kết năm học và lễ ra trƣờng của các cháu mẫu giáo lớn: Tổ chức
ngày 1/6 với nội dung giáo dục đoàn kết với các bạn thiếu nhi quốc tế và tổng
kết năm học nhẹ nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, để lại cho
trẻ những ấn tƣợng tốt đẹp, lƣu luyến về trƣờng, lớp mầm non của mình.
- Ngày sinh nhật của trẻ trong lớp: Phối hợp với gia đình trẻ tổ chức vui
vẻ, tuỳ điều kiện thực tế bằng những lời chúc tốt đẹp của cô giáo, bạn bè, những
món quà đơn giản (có thể thực tế các trẻ tự làm), hoa quả, kẹo bánh,… tạo cho
trẻ cảm nhận đƣợc niềm vui, sự trƣởng thành, lớn lên của mình trong ngày sinh
nhật và hình thành tinh thần trách nhiệm ở trẻ.
- Những ngày hội, ngày lễ khác (nếu có điều kiện).
+ Ngày 22 - 12, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Tết dƣơng lịch.
+ Ngày 30 - 4, ngày giải phóng Miền Nam, đất nƣớc Việt Nam hoàn
toàn thống nhất.
+ Ngày 1 - 5, ngày Quốc tế lao động.
+ Ngày lễ Giáng sinh.
+ Lễ hội Halowen.
+ Lễ hội trò chơi dân gian.

- Các ngày hội, ngày lễ truyền thống khác của địa phƣơng (nếu có).
* Một số lƣu ý khi lựa chọn nội dung ngày hội, ngày lễ thực hiện các
chủ đề ở trƣờng mầm non

14


- Trên thực tế, khi tiến hành các chủ đề trong năm học, có thể có những
ngày hội, ngày lễ có nội dung phù hợp chủ đề đang thực hiện (ngày hội, ngày lễ
Tết Nguyên đán thuộc chủ đề “Tết và mùa xuân”, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác
thuộc chủ đề “Quê hƣơng - Đất nƣớc - Bác Hồ”, Tết thiếu nhi 1/6 và lễ ra trƣờng
5 tuổi thuộc chủ đề “Trƣờng tiểu học”…) nhƣng ngƣợc lại, cũng có thể có ngày
hội, ngày lễ mà nội dung lại khơng phù hợp hồn tồn với chủ đề. Vì vậy, tùy
thuộc vào kế hoạch phân chia các chủ đề trong năm học của trƣờng, lớp mầm
non và thời điểm diễn ra các ngày hội, ngày lễ mà giáo viên linh hoạt, sáng tạo
tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ tham gia hoặc lựa chọn nội dung ngày hội,
ngày lễ để giới thiệu khi thực hiện chủ đề và sử dụng các sản phẩm của trẻ
trong quá trình triển khai thực hiện chủ đề để phục vụ cho ngày hội, ngày lễ.
Riêng về tổ chức sinh nhật cho trẻ trong lớp: Tùy điều kiện thực tế của lớp, có
thể tổ chức sinh nhật cho từng trẻ, cũng có thể tổ chức sinh nhật cùng một ngày
cho những trẻ nào trong lớp có ngày sinh gần nhau hoặc cũng có thể tổ chức vào
cuối tuần cho tất cả những trẻ sinh nhật vào tuần đó nếu là trƣờng nhỏ, trƣờng tƣ
thục …
- Khi thực hiện các chủ đề, giáo viên cần chú trọng đến lễ hội của riêng
địa phƣơng mình để có thể tổ chức hoặc lựa chọn nội dung phù hợp đƣa vào các
chủ đề. Qua đó, giúp trẻ thêm hiểu biết về truyền thống văn hóa của chính nơi
trẻ sinh ra.
Ví dụ: Trƣờng mầm non Phù Đổng thuộc ngoại thành Hà Nội có ngày
“Hội Gióng”. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên có thể cùng kể chuyện về Ơng
Gióng, tham quan Đền Gióng, cho trẻ trực tiếp tham dự ngày hội, trò chuyện về

ngày hội, tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình (Đền Gióng, Ơng Gióng,
đơ vật ngày hội, …). Qua những hoạt động đó, trẻ có thể biết về sự tích Đền
Gióng, là khu di tích lịch sử của quê hƣơng, của đất nƣớc, ngày mở Hội Gióng
đƣợc mở hằng năm vào ngày 9/ 4 (âm lịch), trẻ có thể biết sử dụng một số từ
khi tham dự Hội Gióng (Ơng Hiệu, Cơ Tƣớng, áo đen, áo đỏ, …), trẻ biết ăn
mặc đẹp khi đi xem hội, …

15


Ngày 30/4, ngày giải phóng Miền Nam thƣờng đƣợc các trƣờng mầm non
phía Nam chú ý đƣa vào thực hiện chủ đề (tùy theo từng địa phƣơng để lựa chọn
nội dung và hình thức phù hợp).
* Phần nội dung sinh viên tự nghiên cứu: Mục 1.1.5. Một số lễ hội ở
Việt Nam
* Bài tập: So sánh lễ hội Việt Nam và Ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm
non.
* Thảo luận:
- Tìm hiểu đặc trƣng của các lễ hội ở 3 miền bắc – Trung – Nam.
- Tìm hiểu một số ngày hội, ngày lễ truyền
Câu hỏi ôn tập
1. Lễ hội là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của lễ hội ở Việt Nam.
2. Ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non là gì? Phân tích các đặc điểm cơ
bản của hoạt động ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non.
3. Nêu một số ngày hội, ngày lễ thƣờng đƣợc tổ chức cho trẻ ở trƣờng
mầm non.

16



Chƣơng 2

TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ CHO TRẺ
Ở TRƢỜNG MẦM NON
Mục tiêu:
- Cung cấp cho sinh viên phƣơng pháp tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở
trƣờng mầm non.
- Hƣớng dẫn sinh viên cách tổ chức một số ngày hội, ngày lễ chính cần tổ
chức cho trẻ ở trƣờng mầm non hiện nay.
- Sinh viên đƣợc thực hành tổ chức một số ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng
mầm non và thực tế tại các trƣờng mầm non.
Tài liệu học tập:
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2005), Giáo dục học mầm non, tập 3, Nxb
Đại học Sƣ phạm.
2. Lý Thu Hiền (1997), Hướng dẫn cách tổ chức ngày hội, ngày lễ ở
trường mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo viên, Hà Nội.
3. Trần Thị Ngọc Trâm (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Anh Tuấn (2007), Dàn dựng chương trình âm nhạc tổng hợp, Nxb
Đại học Sƣ phạm.
5. Hoàng Văn Yến (2002), Kịch bản lễ hội, Nxb Giáo dục.
2.1. Ý nghĩa của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm
non
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non là một hoạt động đƣợc quy
định trong Chƣơng trình chăm sóc – giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con ngƣời phát triển hài hịa cả về thể
lực lẫn tinh thần. Có thể coi việc tổ chức ngày hội, ngày lễ nhƣ là một phƣơng
tiện giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo.
* Đối với giáo dục trí tuệ:


17


- Thông qua việc tổ chức và cho trẻ tham gia vào ngày hội, ngày lễ giúp trẻ
có đƣợc một số kiến thức về các ngày hội, ngày lễ gần gũi.
- Thơng qua ngày hội, ngày lễ trẻ có cơ hội đƣợc thể thể hiện năng lực sáng
tạo trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật đa dạng; tạo cơ hội cho trẻ đƣợc
tham gia xây dựng ý tƣởng trang trí lớp, chọn lựa bài hát, bài thơ, điệu múa,
khúc đồng dao…dựa trên chủ đề ngày hội. Trẻ đƣợc cùng cô làm các đồ vật, đồ
dùng…là biểu tƣợng đặc trƣng của các ngày lễ, ngày hội đó.
* Đối với giáo dục thẩm mỹ:
- Giúp trẻ nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ thơng qua các
phƣơng tiện rực rỡ, giàu tính nghệ thuật, giàu hình ảnh và ấn tƣợng trong ngày
lễ hội. Từ đó, khơi gợi trong các em tình u nghệ thuật, mong muốn khơng chỉ
ngắm nhìn ngƣời khác biểu diễn mà cịn tự mình trực tiếp tham gia vào ngày
hội, ngày lễ ấy.
* Đối với giáo dục đạo đức:
- Ngày hội, ngày lễ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu
cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thƣơng con ngƣời, yêu quê
hƣơng, xứ sở của mình…. Tạo điều kiện cho việc hình thành tình u Tổ quốc,
sự kính trọng những truyền thống và phong tục tốt đẹp của dân tộc, củng cố tình
cảm đồn kết trong tập thể nhỏ của các em, đồng thời góp phần giáo dục xu
hƣớng xã hội cho trẻ.
- Việc tổ chức cho trẻ đƣợc vui chơi theo các sự kiện ngày lễ hội cịn nhằm
kích thích nhu cầu và động cơ hoạt động của trẻ cũng nhƣ hình thành đƣợc thái
độ tích cực với những hoạt động có mục đích, có kế hoạch… rèn luyện cho trẻ
sự tập trung chú ý cũng nhƣ thái độ quan tâm, có trách nhiệm, tinh thần kỷ luật,
nghiêm túc với công việc chung của trƣờng, lớp và của bản thân.
- Khi đƣợc tham gia vào ngày hội, ngày lễ nhƣ một cá nhân chủ động, tích
cực, trẻ sẽ thêm tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thích tham gia

vào hoạt động tập thể và có thái độ thể hiện sự tơn trọng, quan tâm, niềm nở đối

18


với ngƣời khác (nói nhỏ nơi đơng ngƣời, di chuyển có trật tự, biết nhƣờng nhịn
bạn và em nhỏ…).
* Đối với giáo dục thể chất:
Khơng khí vui vẻ, tƣng bừng đầy màu sắc của ngày hội, ngày lễ làm cho
trẻ thêm phấn khởi, vui tƣơi; trẻ đƣợc vận động, đƣợc thay đổi khơng khí của
những ngày học đơn điệu.
* Đối với giáo dục lao động:
Trẻ đƣợc tham gia chuẩn bị cùng cơ và dọn dẹp sau khi kết thúc góp phần
rèn luyện ý thức lao động trong tập thể.
Ngoài ra, việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non còn giúp
tuyên truyền sâu rộng đến các cấp chính quyền, đồn thể về bậc học mầm non.
Đối với giáo viên và phụ huynh: …
2.2. Một số yêu cầu khi tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng
mầm non
Mỗi ngày hội, ngày lễ đƣợc tổ chức cần đề ra mục đích, yêu cầu riêng
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung trong từng chủ đề, từng lứa tuổi. Song
khi tổ chức một chƣơng trình ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non cần phải đạt
đƣợc những mục đích, yêu cầu cơ bản sau:
2.2.1. Gây ấn tượng tốt, hấp dẫn, vui tươi cho trẻ
Đối với trẻ mầm non thì dây là mục đích, u cầu quan trọng nhất cần
phải đạt đƣợc khi tổ chức một chƣơng trình lễ hội ở trƣờng. Bởi lẽ, với trẻ em
chỉ những gì hấp dẫn, vui tƣơi, rực rỡ sắc màu mới thu hút đƣợc trẻ, khiến trẻ trở
nên thích thú, hào hứng tham gia và từ đó mới tạo ra đƣợc hiệu quả giáo dục.
Ngoài ra, để ngày hội, ngày lễ có thể để lại ấn tƣợng sâu sắc trong tâm trí
trẻ thơ, các em cần phải hiểu đƣợc nội dung của chính ngày hội, ngày lễ đó. Vì

vậy, khi chọn những tác phẩm âm nhạc và văn học cho các em, các nhà giáo cần
suy nghĩ kỹ xem những tác phẩm đó có phù hợp với hiểu biết của trẻ hay
khơng, có gần gũi với các em về nội dung và hình thức hay khơng.
2.2.2. Sử dụng nhiều hình thức hoạt động mang tính tổng hợp

19


Cấu trúc mỗi một ngày hội, ngày lễ có thể rất khác nhau. Đó có thể là
ngày hội, ngày lễ mang tính truyền thống, có thể làm một buổi dạ hội, buổi diễn
kịch nghiệp dƣ và có thể là một buổi biểu diễn tổng hợp. Cấu trúc này đƣợc thay
đổi cho phù hợp với ý nghĩa của chính ngày lễ hội đó. Thơng thƣờng, những
ngày lễ truyền thống (có mục đích kỷ niệm những sự kiện chính trị - xã hội) bắt
đầu bằng một phần mở đầu trang trọng: Các em đi diễu hành, hát các bài hát,
đọc các bài thơ có nội dung phù hợp với ngày lễ, tuyên bố lí do, giới thiệu đại
biểu. Sau đó tiếp đến phần âm nhạc - các em biểu diễn, hát, đọc thơ, nhảy múa.
Để kết thúc ngày lễ các em có thể nhận đƣợc quà, liên hoan bánh kẹo, điều đó
làm tăng thêm tâm trạng ngày lễ cho các em. Đối với một số ngày lễ hội nhƣ Tết
Trung thu, vui xn, bé với trị chơi dân gian… thì hình thức hoạt động có thể
phong phú hơn. Ngồi phần âm nhạc, múa ra có thể cho trẻ chơi một số trị chơi
dân gian, làm đồ dùng đồ chơi, trình diễn thời trang sáng tạo theo các chủ đề,
biểu diễn xiếc thú…
2.2.3. Huy động và tạo điều kiện cho tất cả các trẻ được tham gia
Khi tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non phải tạo điều kiện để
mọi trẻ đều đƣợc tham gia, đều là những chủ thể tích cực tham gia vào hoạt
động. Tránh trƣờng hợp để trẻ chỉ làm khán giả từ đầu đến cuối chƣơng trình
khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và khơng đƣợc hịa nhập vào hình thức sinh hoạt văn
hóa cộng đồng bổ ích ở trƣờng mầm non.
2.2.4. Hoạt động của trẻ phải phù hợp với nội dung ngày hội, ngày lễ
Phần lớn các chƣơng trình lễ hội ở trƣờng mầm non thƣờng sử dụng các

hình thức hoạt động manh tính tổng hợp. Thế nhƣng khi xây dựng chƣơng trình
cũng cần lƣu ý lựa chọn các hoạt động sao cho phù hợp với chủ đề của ngày hội,
ngày lễ để trẻ có thể hiểu đƣợc nội dung, ý nghĩa mà ngày hội, ngày lễ ấy mang
lại. Đặc biệt, các hoạt động cần phải có sự gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt trong
toàn bộ chƣơng trình chứ khơng thể là sự lắp ghép rời rạc các phần, các tiết mục.
2.3. Hình thức tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non

20


Chƣơng trình ngày hội, ngày lễ cần đƣợc tổ chức theo hình thức diễn hoạt
cảnh, ca cảnh. Cơ dẫn chƣơng trình cần linh hoạt, điều khiển các hoạt động tập
trung vào chủ đề và nội dung tƣ tƣởng chủ đạo, tạo đƣợc hứng thú đối với trẻ.
Không nên tổ chức theo hình thức hội họp, mít tinh nặng nề.
Nếu nhà trƣờng có phịng hoạt động âm nhạc lớn hoặc có điều kiện làm lễ
đài, sân khấu ngồi trời thì nên tổ chức tập trung cả trƣờng. Khi đó, cần chuẩn bị
nơi biểu diễn, chỗ ngồi đủ rộng, bố trí hợp lí các khu vực vui chơi, biểu diễn để
trẻ dễ dàng quan sát các khu vực.
Nếu khơng có điều kiện thì tổ chức theo từng lớp hoặc ghép các lớp và
cần chuẩn bị khung cảnh phù hợp với ngày hội, ngày lễ và phù hợp với yêu cầu
vận động của trẻ. Việc tổ chức cả trƣờng sẽ tạo điều kiện để trẻ ở các độ tuổi hỗ
trợ nhau cùng đƣợc tham gia. Tuy nhiên, việc chọn hình thức tổ chức nào còn
phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ và mục tiêu giáo dục từng chủ đề, chủ điểm cũng
nhƣ điều kiện của từng trƣờng lớp hay sự kiện nổi bật của mỗi địa phƣơng…
- Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ: Thƣờng là tổ chức theo lớp (cho trẻ xem
tranh ảnh, băng đĩa, hát múa, trò chuyện cùng trẻ, liên hoan…).
- Đối với trẻ mẫu giáo: Tổ chức chung toàn trƣờng khối mẫu giáo đối với
các ngày lễ chính, theo kế hoạch năm học; tổ chức theo lớp hoặc ghép lớp đối
với một số ngày lễ khác.
2.4. Phƣơng pháp tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trƣờng mầm non

2.4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non
* Kế hoạch chung:
Để tổ chức thành cơng đƣợc một chƣơng trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở
trƣờng mầm non thì ngay từ đầu năm học hoặc từ đầu học kỳ, đầu chủ đề cần
phải xây dựng đƣợc kế hoạch để có sự chuẩn bị và luyện tập chu đáo.
Kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ cần phải thể hiện đƣợc các nội dung sau:
- Mục đích.
- Những ngày hội, ngày lễ đƣợc tổ chức trong năm.
- Hình thức tổ chức từng ngày hội, ngày lễ.

21


- Thời gian tổ chức từng ngày hội, ngày lễ…
* Kế hoạch cụ thể: Đối với mỗi ngày hội, ngày lễ cần lên kế hoạch tổ
chức cụ thể. Trong đó cần ghi rõ Mục đích, yêu cầu, nội dung chính (bao gồm
Thành phần, thời gian, địa điểm, cấu trúc chƣơng trình, phân cơng nhiệm vụ…)
2.4.2. Chuẩn bị:
a. Tun truyền, phát động
* Tuyên truyền, phát động hưởng ứng ngày hội, ngày lễ
- Phát động đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong tồn trƣờng.
- Cơ giáo tạo cho trẻ tâm thế chờ đón ngày hội, ngày lễ:
Trị chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh về ngày hội, ngày lễ. Luyện tập cho
trẻ các tiết mục văn nghệ tự chọn: Múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, trò chơi,…
Cùng trẻ làm ra các sản phẩm trang hoàng lớp học sao cho thật đẹp và rực rỡ:
Vẽ tranh, cắt dán, ghép ảnh, treo tranh, dán xúc xích, treo bóng bay, treo hoa, đặt
cây cảnh, trang trí quần áo, mũ giấy cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ.
Ví dụ: Một số hoạt động mà các giáo viên có thể tổ chức cho trẻ mẫu giáo
trong dịp Tết Trung thu (trong thời gian khoảng 2 tuần trƣớc ngày tết Trung
thu).

+ Đếm xem bao nhiêu ngày nữa sẽ đến Tết Trung thu.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động và các công việc cần thực hiện chuẩn bị
cho ngày tổ chức “Vui đón Tết Trung thu”; (Theo kế hoạch chung đƣợc nhà
trƣờng phân công về mỗi lớp).
+ Viết thiệp mời đến dự Tết Trung thu.
+ Chơi trò chơi “Ngƣời đƣa thƣ - lấy thƣ”.
+ Đọc và đếm số thƣ hồi đáp (đồng ý đến dự).
+ Viết danh sách tên những ngƣời sẽ đến dự (bổ sung hàng ngày).
+ Trang trí lớp: Tranh ảnh về Tết Trung thu, đồ chơi Tết Trung thu (lồng
đèn, ơng sao…) bong bóng, băng rôn…
+ Đọc những câu chuyện về Tết Trung thu.
+ Xem băng video (nếu có) về Tết Trung thu.

22


+ Vẽ tranh về Tết Trung thu.
+ Chƣơng trình văn nghệ các bài hát, múa về Tết Trung thu.
+ Các trị chơi: Đánh trống, múa lân, ơng địa….
+ Làm bánh trung thu (bánh dẻo/bánh in).
+ Làm cuốn truyện tranh về “Vui đón Tết trung thu”.
Và có thể cịn một số hoạt động khác.
Một số hoạt động ở trên đƣợc giáo viên tổ chức trong giờ học – hoạt động
chung, những nội dung còn lại đƣợc tổ chức xen kẽ trong các khoảng thời gian chơi
tự do của trẻ với sự tham gia một cách tự nguyện và chủ động, tích cực của trẻ.
- Tun truyền, thơng báo đến tồn bộ cha mẹ trẻ: Cha mẹ trẻ có thể tạo
tâm thế cho trẻ chờ đón ngày diễn ra lễ hội, cung cấp thêm một số thông tin cho
trẻ về ngày lễ hội đó, cùng với cơ giáo trong cơng tác chuẩn bị cho ngày lễ hội,
giúp trẻ ôn luyện thêm các tiết mục biểu diễn ở nhà hoặc ủng hộ đồ dùng, đồ
chơi cho buổi lễ hội…

- Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phƣơng, các hãng tài trợ,…
- Tranh ảnh, áp phích quảng cáo, bảng tin của nhà trƣờng.
* Trang trí trường, lớp
Trang trí trƣờng lớp mang tính thẩm mỹ cao, gắn với nội dung của ngày
hội, ngày lễ và phù hợp với trẻ.
- Tranh ảnh: Tranh vẽ, tranh dân gian, tranh cắt dán, tranh ghép (tranh của
trẻ)…
- Cờ, hoa, dây hoa, dây xúc xích, bóng bay, cây cảnh…
- Sản phẩm của trẻ trong hoạt động học tập, lao động vừa qua hoặc một số
sản phẩm trƣng bày của trẻ năm trƣớc.
- Tranh vẽ, khẩu hiệu chào mừng…
b. Biên soạn, dàn dựng chương trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường
mầm non
Biên soạn và dàn dựng chƣơng trình ngày hội, ngày lễ cho trẻ mầm non
bao gồm việc lựa chọn ngày lễ hội, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, xây

23


dựng kịch bản và sắp xếp các phần, các tiết mục theo trật tự, thuận tiện cho việc
tổ chức biểu diễn. Việc sắp xếp các phần, các tiết mục trong một chƣơng trình lễ
hội cho trẻ cũng là một kỹ năng quan trọng của ngƣời biên soạn, dàn dựng. Nếu
sắp xếp không hợp lý, ngƣời nghe sẽ cảm thấy lộn xộn, khó tiếp thu, làm giảm
tính nghệ thuật cũng nhƣ chất lƣợng chƣơng trình.
* Các yêu cầu khi xây dựng chương trình
- Chƣơng trình phải có kế hoạch chuẩn bị trƣớc từ đầu năm học hoặc từ
đầu chủ đề, chủ điểm.
- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất cũng nhƣ kinh phí của nhà trƣờng.
- Có sự phối hợp với phụ huynh học sinh hoặc chính quyền địa phƣơng.
- Huy động đƣợc tối đa số lƣợng trẻ tham gia ở các khối lớp.

- Phân bố hợp lý thời gian giữa phần lễ và phần hội.
- Các phần, các tiết mục trong chƣơng trình cần có sự thống nhất và hài
hịa trong khơng khí chung của chủ đề, tránh tản mạn, vụn vặt và lạc lõng.
- Không nên để hai tiết mục cùng hình thức trình bày liền kề nhau. Các
tiết mục biểu diễn sau phải hay hơn, phong phú hơn tiết mục trƣớc. Cần tạo cho
chƣơng trình có tính cao trào để càng về sau càng cuốn hút hơn, hấp dẫn hơn.
- Tính đến phƣơng án dự phịng nếu thời tiết xấu.
* Biên soạn và dàn dựng chương trình theo chủ đề quy định
Để tổ chức thành cơng một chƣơng trình lễ hội cho trẻ ở trƣờng mầm non
thì khâu biên soạn chƣơng trình (kịch bản) của các giáo viên (nếu tổ chức theo
nhóm lớp) hoặc lãnh đạo nhà trƣờng (nếu tổ chức chung cả trƣờng) đóng vai trò
quan trọng bậc nhất.
Để thuận tiện cho việc dàn dựng và thực hiện thì cá nhân hoặc nhóm biên
soạn phải xây dựng chi tiết nội dung chƣơng trình, từ địa điểm, thời gian, hình
thức tổ chức, thành phần tham dự, ngƣời dẫn chƣơng trình, lời dẫn đến trình tự
tiến hành lễ hội… Tùy từng ngày lễ hội mà nội dung biên soạn có sự khác nhau
về nội dung, về cấu trúc. Sau khi đã biên soạn đƣợc kịch bản của ngày hội, ngày
lễ và đƣợc ban tổ chức, ban giám hiệu thông qua, cần tiến hành dàn dựng

24


chƣơng trình cho từng hoạt động cụ thể. Việc dàn dựng chƣơng trình thƣờng
đƣợc giao cho một ngƣời hoặc một nhóm phụ trách (có thể là ngƣời biên soạn
kịch bản, giáo viên âm nhạc)....
Gợi ý biên soạn một chƣơng trình ngày hội, ngày lễ ở trƣờng mầm non
(Đối với quy mơ tồn trƣờng)
- Tên chương trình: Ví dụ: Bé vui Hội xuân, Ngày của mẹ, Vui Tết
Trung thu…
1/ Mục đích: Ghi cụ thể mục đích của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đó.

2/ Thời gian, địa điểm, hình thức và thành phần tham gia
- Thời gian: Ghi thời gian cụ thể diễn ra lễ hội và dự kiến thời gian kết
thúc.
- Địa điểm: Sân trƣờng, hội trƣờng lớn, phòng âm nhạc, trong lớp học…
- Hình thức: Tổ chức cả trƣờng hay theo từng nhóm lớp? Ngồi trời hay
trong phịng âm nhạc, hội trƣờng lớn?...
- Thành phần tham gia: Số lƣợng trẻ, giáo viên, phụ huynh, khách mời…
3/ Chuẩn bị
- Cảnh trí: Sân trƣờng, lớp học, sân khấu, phơng lớn, tiêu đề…(ghi cụ thể)
- Cơ sở vật chất: Đàn, nhạc, máy quay video, chụp ảnh; Trang phục cô và
trẻ (Trang phục biểu diễn và trang phục mặc đến trƣờng).
- Các tiết mục văn nghệ : Có bao nhiêu tiết mục đơn ca, tốp ca, múa, đọc
thơ, kể chuyện, diễn kịch...
- Các trị chơi (nếu có).
- Q tặng (nếu có).
- Bánh kẹo, hoa quả liên hoan.
- Ngƣời dẫn chƣơng trình: Có thể là một giáo viên hoặc kết hợp giữa một
giáo viên và một trẻ lớp mẫu giáo lớn. Ngƣời dẫn chƣơng trình cũng thƣờng hóa
thân thành một nhân vật của ngày lễ hội đó.
- Khách mời: Đại diện hội cha mẹ học sinh, đại diện lãnh đạo chính quyền
địa phƣơng, đại diện hãng tài trợ (nếu có), cán bộ phịng giáo dục…
- Ban giám khảo (nếu có các nội dung thi).

25


×