Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.87 KB, 4 trang )

Tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non

Chúng ta biết rằng, qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi của trẻ
cũng thay đổi. Một số trò chơi dân gian truyền thống, dần bị mai một, thay thế bằng
những trò chơi hiện đại với máy móc, công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, trò chơi dân gian
có nhiều thế mạnh riêng. Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền, thậm
chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau. Điều này rất phù hợp
với tình hình thực tế của cấp học. Trẻ em được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các
trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống,
tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển
sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị
giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí
tưởng tượng, ngôn ngữ.
Theo như phân tích và cách phân loại trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam của tác giả
Phạm Lan Oanh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì
nó được chia làm hai loại lớn, đó là các trò chơi trí tuệ và các trò chơi vui - khỏe -
khéo.
Trò chơi trí tuệ còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp
trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động
chơi như: Ô ăn quan, Cờ hùm, Cờ chiếu tướng....
Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết
hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại này nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ nh¬ : Hái quả -
chui vào hang bắt chuột đồng hoặc chuột túi nhảy qua rãnh nước - tới đích lấy cờ. Cả
trò chơi là phương tiện giáo dục thể lực một cách tích cực và thoải mái, giúp trẻ hoàn
thiện sức khỏe, hoàn thiện các vận động như chạy, nhảy, đứng lên, ngồi xuống, hình
thành và phát triển các tố chất của thể lực (nhanh nhẹn, khéo léo) và những phẩm
chất nhân cách như tính kỉ luật, tính tập thể; như trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây;
Có các trò chơi nhằm giúp vận động khéo léo các ngón tay như Cắp cua bỏ giỏ, Xin
lửa xin cua...Hoặc có những trò chơi vừa thể hiện khéo léo, vừa vận động chạy nhảy
như Trồng nụ trồng cà (có nơi gọi là Trồng nụ trồng hoa). Ở trò chơi Chim bay thì đòi


hỏi phải thính tai, nhanh mắt, nhanh miệng, phản ứng linh hoạt
Tuy nhiên, trong độ tuổi mầm non, việc lựa chọn các trò chơi dân gian thích hợp nhằm
phát huy tác dụng của nó là rất cần thiết.
Ở lứa tuổi này chủ yếu là trẻ bước đầu làm quen với các khái niệm. Do vậy, giáo viên
không nên chọn trò chơi dân gian có nội dung quá khó vì những trò chơi dân gian
phức tạp, ch¬a phï hîp không những không giúp trẻ phát triển mà ngược lại, trẻ sẽ rất
lúng túng, thụ động trong quá trình giải quyết vấn đề.
Dựa vào tính chất của từng trò chơi, tác dụng của trò chơi dân gian mà giáo viên lựa
chọn trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, đặc thù tâm sinh lý của trẻ. Trẻ trong độ tuổi
nhà trẻ thường chơi trò chơi dễ, mang tính chất bắt chước và luật chơi không quá
phức tạp . Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo thì chơi các trò chơi có cách chơi, luật chơi
phức tạp hơn để kích thích trẻ, gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi: Chim bay
Trẻ đứng quanh vòng tròn, hai tay buông xuôi, cách nhau khoảng 30-40 cm, số trẻ
không hạn chế. Giáo viên đứng giữa.
Cách chơi:
Giáo viên hô lời và làm động tác gì mà hợp lí thì trẻ làm theo ngay, không chậm trễ;
còn khi hô lời không đúng với động tác thực tế thì không làm theo.
Giáo viên hô: "Chim bay" và giơ hai tay lên
Tất cả hô theo "Chim bay" và giơ hai tay theo, nếu ai chậm là hỏng.
Giáo viên hô: "Cá bay" và giơ tay lên
Tất cả đứng im, nếu ai hô theo, có động tác làm theo thì là hỏng, là sai. Đối với trò
chơi này, giáo viên lưu ý là trước tiên cần cho trẻ làm quen với những hình ảnh dễ dãi,
quen thuộc trước để cho trẻ kịp nghe và phản ứng, sau đó nâng dần độ khó tuỳ theo
khả năng và sự hứng thú của trẻ. ở mỗi độ tuổi giáo viên sẽ đưa ra luật chơi phù hợp
và mở rộng về kiến thức khi chơi trò chơi. Trẻ nhà trẻ giáo viên nói tên 3 hoặc 4 con
vật gần gũi, trẻ mẫu giáo bé từ 4-5 con vật, trẻ mẫu giáo nhỡ nói 6 đến 7 con vật và
trẻ mẫu giáo lớn thì nói tơi 9 đến 10 con vật. Như vậy cùng một loại trò chơi mà giáo
viên đưa ra luật chơi khác nhau và nâng dần độ khó của trò chơi.
Lựa chọn và đưa trò chơi dân gian vào nhà trường cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo

nhưng phải lấy mục tiêu giáo dục phù hợp lứa tuổi làm tiêu chí quan trọng. Giáo viên
có thể thay đổi hình thức chơi, đồ dùng, dụng cụ của trò chơi với chất liệu khác hiện
đại, an toàn hơn nhưng vẫn đảm bảo nội dung chủ yếu và tác dụng giáo dục của trò
chơi.
Để đưa trò chơi dân gian vào trường mầm non đạt hiệu quả cần lưu ý một số điểm
sau:
Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn
luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi thì mới đạt
được kết quả mong đợi.
Môi trường chơi của trò chơi dân gian thường ở ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên và
môi trường xung quanh. Giáo viên có thể chọn vị trí, địa điểm chơi linh hoạt, không
nhất thiết phải ở trong lớp mà còn có thể cho trẻ chơi ở hành lang, sân trường, vườn
trường.
Sức tập trung chú ý của trẻ có hạn. Do đó, giáo viên nên lưu ý về thời lượng chơi của
trẻ. Có thể cho trẻ chơi ba, bốn ván hoặc tham gia ba, bốn lượt chơi, trẻ sẽ cảm thấy
thích thú chơi mà không cảm thấy bị nhàm chán.
Giáo viên có thể cho trẻ chơi theo từng cặp, nhóm và không nên cho trẻ chơi với số
lượng đông ở một trò chơi. Thay vào đó, có thể để từng nhóm, từng cặp chơi lần lượt,
số còn lại làm khán giả cổ vũ cho các bạn chơi./

×