Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 83 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển hết sức mạnh mẽ và quá trình hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam hiện nay, kế toán trong
doanh nghiệp càng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, sự phát triển khác
nhau của các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường hay đứng
trước nguy cơ phá sản phụ thuộc một phần không nhỏ vào công tác kế toán tại đơn vị.
Với một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho các nhà quản lý không những
có được bức tranh toàn cảnh và chi tiết về tình hình tài chính và quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác mà trên cơ sở các thông tin
do kế toán cung cấp, nhà quản lý còn có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả.
Chính vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như chi nhánh
công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam tại Hà Nội là phải thường xuyên quan tâm
và từng bước hoàn thiện bộ máy kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh để đảm bảo các thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác, phục vụ
cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Qua thời gian thực tập, tiếp cận thực
tế công tác kế toán tại chi nhánh, dưới sự chỉ dẫn tận tình của và các anh chị trong chi
nhánh, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam tại Hà
Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu.
Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam tại
Hà Nội, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế
toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả nói riêng, góp phần đưa chi nhánh ngày
càng phát triển. Thông qua việc nghiên cứu này cũng giúp em có được những kiến
thức thực tế, so sánh giữa thực tế với những kiến thức lý thuyết đã học trong nhà
trường phục vụ cho công việc sau này.
Đề tài nghiên cứu việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại chi
nhánh Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam tại Hà Nội. Số liệu được dùng để


phân tích chủ yếu là số liệu của Quý III năm 2009.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Bằng việc vận dụng các kiến thức đã học, qua các tài liệu tham khảo trong
phạm vi đề tài, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
4. Đóng góp của đề tài.
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, em hi vọng những ý kiến đóng góp của mình
có thể giúp công tác kế toán tại chi nhánh, đặc biệt là kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn. Từ đó giúp Ban giám đốc chi
nhánh cũng như Ban giám đốc công ty có được những quyết định kịp thời, đưa chi
nhánh ngày càng phát triển và khẳng định hơn nữa vị trí của mình trên thị trường
nnong nghiệp nước nhà.
Khóa luận ngoài lời mở đầu và kết luận, được trình bày gồm ba phần chính:
- Chương I: Tổng quan về chi nhánh công ty cổ phần giống cây trồng Miền
Nam tại Hà Nội.
- Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
kinh doanh tại chi nhánh.
- Chương III: Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh.
Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn và các anh chị trong phòng
kế toán chi nhánh công ty đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức và trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian thực tập không
nhiều, kinh nghiệm thực tế chưa có nên chắc chắn bài khó luận của em còn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy cô và các anh chị trong
Ban giám đốc và phòng kế toán của chi nhánh.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Chương I
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY
TRỒNG MIỀN NAM TẠI HÀ NỘI
1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh tại chi nhánh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh.
Chi nhánh công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam tại Hà Nội là chi
nhánh của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam. Công ty cổ phần giống cây
trồng Miền Nam được thành lập vào ngày 14/5/1976, trụ sở văn phòng đặt tại 282 Lê
Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh; được thành lập với nhiệm vụ
cung ứng giống cho các tỉnh phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào. Công ty là thành viên của
Hiệp hội cây trồng giống Việt Nam và Hiệp hội cây trồng Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2002 công ty được chuyển thành Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam
(SSC) theo quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 01/07/2002.
Công ty đã chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần, là doanh nghiệp cổ phần hóa
đầu tiên và có vốn điều lệ lớn nhất ngành giống Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ
yếu của công ty bao gồm:
 Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng nông lâm
nghiệp các loại.
 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp.
 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến
hạt giống và nông sản.
 Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón.
Ngày 01/03/2005, công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam chính thức niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, là doanh nghiệp đầu tiên của Ngành Giống
cây trồng Việt Nam đã được chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh).
Do điều kiện hạn chế về thị trường tiêu thụ, chỉ giới hạn ở các tỉnh Miền Nam,

trong khi đó Miền Bắc, tính từ Thừa Thiên Huế trở ra, bao gồm bốn vùng sinh thái chủ
yếu: vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Đông Bắc và Bắc
Trung Bộ với diện tích rộng, lại đa dạng về cầy trồng, giữ vài trò rất to lớn trong sản
xuất nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty giống cây trồng Miền
Nam đã đề xuất với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thành lập chi nhánh
tại Miền Bắc.
Căn cứ quyết định số 1357/NN-TCCB/QĐ ngày 24 tháng 5 năm 1996, chi
nhánh công ty giống cây trồng Miền Nam tại Hà Nội được thành lập, đặt tại 14/489
Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội.
Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã từng bước trưởng thành và hoàn thiện
về mọi mặt. Từ một đơn vị, ban đầu đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ cung ứng và chỉ cung
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
ứng giống ngô, đến nay công ty đã thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ từ nghiên cứu
phát triển sản phẩm, sản xuất, chế biến bảo quản, kiểm nghiệm hạt giống đến kinh
doanh. Các giống ngô lai, giống ngô nếp, giống lúa lai và giống dưa hấu chất lượng
cao do chi nhánh cung ứng đã gây được ấn tượng tốt với người tiêu dùng, đáp ứng
được nhu cầu bức thiết của người sản xuất.
Tình hình sản xuất, kinh doanh của chi nhánh liên tục phát triển. Tổng doanh
thu đạt được trong hơn 10 năm qua là 271.203 triệu đồng, bao gồm 260.964 triệu đồng
doanh thu từ hạt giống và 10.239 triệu đồng doanh thu từ sản phẩm cơ khí chế biến hạt
giống. Doanh thu của chi nhánh chiếm 1/3 tổng doanh thu của công ty cổ phần giống
cây trồng Miền Nam.
Năm 2007 Nhà máy Chế biến Giống Cây trồng Hà Nội (đặt tại Khu Công
Nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên) thuộc Chi nhánh Hà Nội được xây dựng. Với việc
xây dựng thêm một nhà máy chế biến hạt giống cây trồng tại Hưng Yên, chi nhánh đã
và đang tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn vươn ra thị
trường nước ngoài với các giống cây trồng chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Việc xây
dựng thêm nhà máy chế biến đảm bảo chủ động và đáp ứng kịp thời nhu cầu hạt giống
của toàn miền Bắc, đồng thời nơi đây còn là một trung tâm hướng dẫn kỹ thuật công

tác nghiên cứu, thử nghiệm các giống cây trồng mới và ứng dụng những tiến bộ kỹ
thuật cho cả địa phương và các vùng lân cận.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của chi nhánh.
a. Tổ chức bộ máy của chi nhánh.
Chi nhánh là một bộ phận của công ty giống cây trồng miền Nam nên việc tổ
chức cơ cấu quản lý phải phù hợp với chức năng quản lý phụ thuộc của chi nhánh. Bộ
máy quản lý của chi nhánh được tổ chức một mặt phù hợp với điều kiện sản xuất kinh
doanh hiện nay của chi nhánh, mặt khác cũng thích ứng với xu thế phát triển mạnh mẽ
của chi nhánh trong thời gian qua với việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và sản
xuất. Do vậy việc mở rộng cơ cấu tổ chức của chi nhánh cũng là một tất yếu khách
quan.
Hiện nay chi nhánh có ba phòng ban, một kho và một nhà máy trực thuộc chi
nhánh.
Các phòng ban của chi nhánh gồm: phòng kinh doanh, phòng tài chính - kế
toán, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các phòng ban này là “xương sống”
để duy trì sự hoạt động đều đặn, nhịp nhàng và liên lục của chi nhánh.
Nhà máy chế biến giống cây trồng Hà Nội trực thuộc sự quản lý của chi nhánh.
Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh: là người điều hành cao nhất trong
chi nhánh. Giám đốc chi nhánh do Hội đồng Quản trị của Công ty bổ nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật. Giám đốc chi nhánh là đại diện pháp nhân của chi nhánh, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty, và pháp luật về việc điều hành Chi
nhánh.
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám
đốc về phần hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình được giao phụ trách. Cơ cấu tổ
chức tại chi nhánh quy định có hai phó giám đốc: phó giám đốc phụ trách kinh doanh
và phó giám đốc phụ trách sản xuất với các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau:
 Phó giám đốc kinh doanh: Duy trì và phát triển hệ thống kênh phân
phối, đại lý trong địa bàn quản lý, lập hồ sơ quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động và đề

xuất các phương án thay đổi phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty. Tìm
kiếm, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu lập hồ sơ quản lý, đánh giá hiệu quả
khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu và đề xuất các phương án thay đổi cho phù hợp
với chiến lược sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
 Phó giám đốc sản xuất: Lập kế hoạch khảo sát vùng nguyên liệu, đánh
giá khả năng sản xuất; lập kế hoạch sản xuất hàng năm, vụ, kế hoạch thu hoạch phù
hợp với công suất sấy; Tổ chức lập kế hoạch kiểm định, kiểm nghiệm; Tổ chức lập kế
hoạch hoạt động và dự toán chi phí hàng tháng/ năm; Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa
và trang bị mới các thiết bị; Lập kế hoạch nhân sự của nhà máy, tuyển dụng lao động
phổ thông, tập huấn và đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý.
Bộ máy quản lý của chi nhánh được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh.
Phòng tài chính - kế toán: Theo dõi tình hình sản xuất và tình hình kinh doanh
cũng như tình trạng tài chính của chi nhánh trong kỳ. Phòng thực hiện chức năng của
mình thông qua việc thu thập và xử lý các số liệu kế toán, từ đó tiến hành lập và trình
bày các báo cáo tài chính cũng như các loại báo cáo nội bộ theo yêu cầu của ban giám
đốc chi nhánh. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ dựa trên các báo cáo tài chính đã
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
phụ trách sản
xuất
Kế toán trưởng
- phụ trách
hành chính
Trưởng phòng
nghiên cứu -
phát triển
Phòng kinh

doanh
Nhà máy chế biếnPhòng tài chính
- kế toán
Phòng nghiên
cứu – phát triển
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
được lập tiến hành phân tích tài chính để có thể cung cấp thông tin tài chính đầy đủ,
kịp thời và có hiệu quả cho bộ máy lãnh đạo để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn
và chính xác nhất. Do chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của công ty giống cây trồng
Miền Nam nên các số liệu kế toán của chi nhánh sau khi được thu thập và xử lý sẽ
được chuyển về phòng kế toán trung tâm của công ty giống cây trồng Miền Nam để
tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Mặt khác, công ty giống cây
trồng miền Nam đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán nên phòng tài chính
- kế toán không nhưng chỉ cung cấp thông tin kế toán cho ban lãnh đạo và những
người sử dụng thông tin trong nội bộ công ty mà định kỳ còn phải cung cấp thông tin
dưới dạng các báo cáo tài chính bắt buộc ra bên ngoài theo yêu cầu của Ủy ban chứng
khoán Nhà nước.
Phòng kinh doanh: Do nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là kinh doanh các
loại giống cầy trồng và các sản phẩm có liên quan đến phục vụ cho nông nghiệp nên
kinh doanh là lĩnh vực trọng tâm của chi nhánh. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xác
lập kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo yêu cầu của chi nhánh và của công ty
giống cây trồng Miền Nam. Ngoài ra, phòng còn tổ chức thực hiện và điều chỉnh các
kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với điều kiện khách quan. Phòng là đầu mối tiến
hành việc phân phối thành phẩm, hàng hóa cho các đại lý, ký kết hợp đồng tiêu thụ với
các đối tác kinh doanh lớn. Các bộ phận của phòng có nhiệm vụ phát triển các thị
trường tiềm năng, khai thác các thị trường hiện có để nâng cao doanh số bán, đẩy
mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của chi nhánh. Do đặc thù công ty phải
nhập nhiều sản phẩm từ miền Nam ra nên hạn chế trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu
của khách hàng, vì vậy phòng kinh doanh còn có chức năng tìm kiếm các nhà cung cấp

tại chỗ để có thế đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của chi nhánh với chất
lượng sản phẩm tốt, giá cả phù hợp.
Phòng nghiên cứu – phát triển: Trước đây chi nhánh chỉ tiến hành kinh doanh
các loại giống cây trồng và vật tư nông nghiệp nên việc nghiên cứu sản xuất không
được coi trọng. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển mạnh mẽ của chi nhánh trong những
năm gần đây và chiến lược kinh doanh lâu dài của chi nhánh, phòng nghiên cứu – phát
triển ngày càng có vai trò quan trọng. Nhiệm vụ của phòng không chỉ gói gọn trong
việc tiến hành các hội thảo trình diễn giống cây mới, tổ chức thí nghiệm trên các vùng
thổ nhưỡng khác nhau, mà còn vươn rộng ra tiến hành nghiên cứu và khảo nghiệm các
giống cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai đặc thù của miền Bắc.
Nhà máy chế biến: là nơi diễn ra hoạt động sản xuất các sản phẩm chủ yếu
phục vụ việc kinh doanh của chi nhánh và cũng là nơi có kho chứa của chi nhánh (kho
nhà máy).
b. Lĩnh vực kinh doanh.
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Là một chi nhánh trực thuộc công ty giống cây trồng Miền Nam nhưng lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của chi nhánh không chỉ bó hẹp trong phạm vi cung cấp các
giống cây trồng mà còn mở rộng ra các lĩnh vực chế biến nông sản.
Lĩnh vực kinh doanh chính của chi nhánh bao gồm:
 Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng và vật tư nông nghiệp
các loại.
 Cung cấp các thiết bị chế biến và cơ khí nông nghiệp các loại.
 Kinh doanh mua bán nông sản các loại.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán trong một đơn vị hạch
toán cơ sở do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy
kế toán cho đơn vị - trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán cũng như
chất lượng cần đạt được về hệ thống thông tin kế toán.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty cổ
phần giống cây trồng Miền Nam, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình phụ
thuộc vào phòng kế toán trung tâm của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam.
Nói cách khác, phòng kế toán của chi nhánh là một phần của phòng kế toán trung tâm
của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam.
Bộ phận kế toán của chi nhánh gồm 5 người, được bố trí thực hiện các nhiệm
vụ theo yêu cầu của công tác kế toán như sau:
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng với tính chất là người đứng đầu phòng Tài chính -
kế toán có trách nhiệm lớn nhất giúp cho phòng Tài chính - kế toán hoàn thành nhiệm vụ
được giao, giúp cho chi nhánh ngày càng phát triển.
Tổ chức công tác công tác kế toán, thống kê, thông tin tài chính, hạch toán kinh
tế và quản lý tài chính; đào tạo, thực hiện các báo cáo tài chính, thuế, thống kê, các
báo cáo khác; hướng dẫn bộ phận Kế toán, Tài chính và Thống kê;
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về tài chính của Chi nhánh.
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu, vào sổ cái các tài khoản liên quan đến tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi và tổng hợp ngày công gửi vào phòng kế toán công
ty để tính lương cho cán bộ, nhân viên chi nhánh; lập các báo cáo tài chính, báo cáo
nội bộ theo quy định và theo yêu cầu của cấp trên.
Kế toán bán hàng - công nợ: Quản lý sổ sách, hoá đơn, chứng từ và hạch toán
chi tiết về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Theo dõi tình hình doanh thu Chi nhánh; Quản
lý tình hình nợ phải thu khách hàng của Chi nhánh; Triển khai tính toán các chính sách
bán hàng của Chi nhánh cho các khách hàng.
Kế toán hàng hóa: Quản lý sổ sách, chứng từ và hạch toán chi tiết các loại
nguyên - vật liệu, hàng hoá và công cụ khác. Theo dõi tình hình biến động hàng tồn
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
kho của Chi nhánh; Tính giá thành sản phẩm hạt giống và vật tư nông nghiệp của Chi
nhánh.
Định kỳ (hàng tháng) tiến hành kiểm kê, đối chiếu hàng hóa với kế toán nhà
máy, thủ kho. Thực hiện các báo cáo tồn kho, báo cáo thực hiện, báo cáo đột xuất theo

yêu cầu của công ty và của chi nhánh.
Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của chi nhánh; thu chi tiền mặt khi các chứng từ
được phê duyệt và theo dõi các chứng từ; Kiểm tra, theo dõi, báo cáo quỹ tiền mặt
ngày/ tháng/ năm cho kế toán trưởng chi nhánh hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi
nhánh. Đối chiếu thu chi với kế toán tổng hợp.
Bộ phận kế toán của chi nhánh được tổ chức theo hình thức phụ thuộc được
khái quát theo sơ đồ sau đây:
Hình 1. 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của chi nhánh
2.2. Hình thức và chế độ kế toán được áp dụng.
Chi nhánh là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần giống cây trông Miền Nam, sản
xuất kinh doanh hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần. Do vậy, công tác kế
toán ở chi nhánh được thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006) do Bộ Tài chính ban hành mà công
ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam áp dụng. Công tác kế toán tại chi nhánh là một
phần của công tác kế toán của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam, được tổ
chức cụ thể như sau:
 Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy (sử dụng phần mềm kế toán
Accnet).
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán bán
hàng - công nợ
Kế toán
hàng hóa
Thủ quỹ
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Hình 1.3: Giao diện phần mềm AccNet®ERP 2009
 Hình thức in sổ: in sổ theo hình thức Nhật ký chung

Do chi nhánh sử dụng kế toán máy nên các loại sổ kế toán được thiết kế không
hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay mà được thiết kế linh hoạt, phù hợp với
đặc điểm của công ty.
 Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện như sau:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phần mền kế toán. Các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng
hợp ( Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng (hoặc vào các thời điểm cần thiết) kế toán thực hiện các thao tác
khóa sổ (cộng sổ) và lập các báo cáo tài chính chi nhánh theo yêu cầu và theo đúng
quy định. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự
động, đảm bảo chính xác theo thông tin đã nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với các báo cáo sau khi đã in ra giấy.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển theo hình thức Nhật ký chung và thực hiện đầy đủ các thủ tục
pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
9
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
AccNetERP 2009
PHẦN MỀM
AccNetERP 2009
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản
trị

SỔ KẾ TOÁN
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 1.4: Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính.
 Chế độ kế toán áp dụng:
• Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VND).
• Phương pháp kê khai nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: xác định theo phương pháp
giá bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc.
• Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hóa
đơn phát hành được người mua chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc khách
hàng đã thanh toán hay chưa.
• Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: Chi nhánh sử dụng hầu hết
các chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, trong đó chủ yếu là sử dụng các
chứng từ sau: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,
Ủy nhiệm chi, Sổ phụ ngân hàng.…
• Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Chi nhánh xây dựng hệ
thống tài khoản kế toán dựa trên hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC của Bộ Tài chính.
10

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
• Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ kế toán của chi
nhánh gồm hai loại:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm:
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ tổng hợp chi tiết công nợ phải thu
+ Hệ thống Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131,141, ….
- Sổ kế toán chi tiết gồm:
+ Sổ chi tiết các tài khoản
+ Sổ chi tiết công nợ phải thu

Vì chi nhánh có phân vùng (mỗi vùng có nhân viên kinh donh phụ trách riêng)
nên Sổ chi tiết công nợ có thể được mở theo từng khách hàng hoặc tỉnh thành, trong
mỗi tỉnh thành, các khách hàng lại được theo dõi chi tiết.
• Về tổ chức vận dụng hệ thống Báo báo kế toán: Hệ thống Báo cáo kế toán
của chi nhánh gồm hai loại:
- Báo cáo nội bộ (Báo cáo quản trị) gồm:
+ Báo cáo công nợ chi tiết
+ Báo cáo bán hàng chi tiết (theo sản phẩm hoặc theo khách hàng)
+ Báo cáo tồn kho vật tư
- Báo cáo tài chính (BCTC) gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Do chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không lập thuyết minh BCTC,
các BCTC của chi nhánh được lập theo quý và năm gửi về phòng kế toán công ty để
lập BCTC hợp nhất. Thuyết minh BCTC cũng do phòng kế toán công ty lập.
• Tài khoản được sử dụng để hạch toán nội bộ là Tài khoản 336 - Phải trả
nội bộ. Tài khoản này phản ánh các khoản chi nhánh phải nộp công ty cổ phần giống
cây trồng Miền Nam và các khoản công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam phải

cấp cho chi nhánh.
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Chương II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH
1. Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả của chi nhánh.
1.1. Đặc điểm và phân loại các dòng sản phẩm chính của chi nhánh.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên các sản phẩm của chi
nhánh hướng đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất của bà
con nông dân.
Các sản phẩm chủ yếu của chi nhánh bao gồm các loại hạt giống, các sản
phẩm bảo vệ thực vật và các thiết bị nông nghiệp:
 Các loại hạt giống bao gồm:
- Bắp lai các loại: LVN10, Pacific 848, Pacific 963, Pacific 60….
- Bắp nếp lai các loại: MX2, MX4, MX6, MX8, MX10.
- Lúa lai các loại: Bác ưu 903, Nhị ưu 838, Nông ưu 28, Nam ưu 1, Pac 807….
- Dưa hấu lai các loại: CuC 23, CuC 39, CuC 134, Daddy 2231….
- Dưa leo các loại: CUC 23, CUC 71, CUC 77…
- Khổ qua lai các loại: BiG 14, BiG 21, BiG 49.
- Lúa thuần các loại: IR 59606, IR 56279, OM 1490, Jassmine 85, OM
3536….
- Các loại hạt giống rau đậu.
- Các giống cỏ: cỏ lai MAXA - MILLET, cỏ lai SUPERDAN, hạt cỏ lai
SWEETJUMBO,…
 Thiết bị cơ khí:
- Sàng làm sạch CL2
- Băng tải ngang di động
- Máy lảy bắp BL - 3
 Vật tư nông nghiệp:

- Thuốc trừ cỏ FORXONE 20 SL
- Thuốc trừ cỏ FORXONE 20 SL
- Phân bón lá SUPERMES
Dưới đây là một số hình ảnh về các sản phẩm chính của chi nhánh:
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Hình 2.1: Một số sản phẩm chính của chi nhánh
1.2. Thị trường tiêu thụ và tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Do quy định của công ty giống cây trồng Miền Nam, thị trường của chi nhánh
là các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra với bốn vùng sinh thái: vùng Đồng bằng
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
sông Hồng, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Các vùng sinh
thái trên có các đặc điểm khác nhau về điều kiện sản xuất nên chi nhánh đã tổ chức
hình thức khác nhau cho từng địa bàn.
 Ngô lai: thị trường chủ yếu của sản phẩm ngô lai là vùng núi phía Bắc do
điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở đây phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển
của cây ngô. Sau đó là vùng núi Đông Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
 Lúa lai: chi nhánh cung cấp sản phẩm này chủ yếu cho vùng đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng thuộc các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ.
 Hạt giống rau: do các loại hạt giống rau này thích hợp cho việc gieo trồng
tại đồng bằng sông hồng và các tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc vào mùa đông nên đây
là thị trường chính mà chi nhánh tập trung cung ứng các loại hạt giống rau mùa đông,
và là một thị trường rất tiềm năng, đã và đang được khai thác hiệu quả, đặc biệt là khi
chi nhánh đã xây dựng nhà máy chế biến hạt giống tại miền Bắc.
Trong hơn mười năm qua, chi nhánh đã cung ứng cho sản xuất các tỉnh phía

Bắc gần 3.700 tấn hạt giống lúa lai; gần 9.400 tấn giống ngô lai; nhiều giống rau, đậu
và vật tư nông nghiệp. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã cung cấp cho hơn 31 đơn vị sản
xuất kinh doanh giống cây trồng ở 23 tỉnh và thành phố phía Bắc các loại thiết bị dùng
trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản như: máy tẽ hạt, máy sàng sơ bộ,
máy xử lý hạt giống, cân định lượng, băng tải…. Có thể nói các sản phẩm của chi
nhánh đã, đang và sẽ tiếp tục được mở rộng, phát triển hơn nữa ra các tỉnh thuộc khu
vực phía Bắc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà con nông dân.
2. Phương thức bán hàng, phương thức thanh toán và chính sách thanh
toán của chi nhánh.
2.1. Phương thức bán hàng
Do nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh là kinh doanh các loại thành phẩm, hàng
hóa phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp nên số lượng các mặt hàng kinh doanh
đa dạng, các bạn hàng của chi nhánh cũng rất phong phú như các công ty giống cây
trồng các địa phương, các đại lý nông nghiệp, các hộ nông dân…. Trước điều kiện
kinh doanh đặc thù đó, chi nhánh đã sử dụng nhiều phương thức và hình thức bán hàng
khác nhau để phù hợp với từng đối tượng và sản phẩm cụ thể. Các phương thức bán
hàng của chi nhánh bao gồm:
- Phương thức tiêu thụ trực tiếp (bán buôn, bán lẻ).
- Phương thức gửi đại lý.
a. Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Đây là phương thức bán hàng chủ yếu của chi nhánh. Hàng của chi nhánh chỉ
được xuất đi khi khách hàng (chủ yếu là các đại lý) trả tiền ngay hoặc chấp nhận thanh
toán. Phương thức này gồm hai hình thức là bán buôn và bán lẻ.
 Bán buôn.
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Bán buôn là hình thức bán một khối lượng lớn hàng hóa với một mức giá
gốc hoặc giá đã có chiết khấu ở mức cao nhằm tiêu thụ được nhanh, nhiều hay có bảo
đảm cho khối lượng hàng hóa đó.
Hình thức bán buôn được chi nhánh áp dụng chủ yếu đối với các đại lý của

mình. Theo đó, hàng chỉ được giao cho các đại lý khi đại lý thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán. Thường thì chi nhánh cho phép đại lý trả chậm sau một khoảng thời gian
nhất định. Chi nhánh chỉ áp dụng hình thức bán buôn qua kho, không áp dụng bán
buôn vận chuyển thẳng. Theo đó, tất cả các sản phẩm, hàng hóa (kể cả do công ty gửi
ra) cũng đều được nhập kho nhà máy hoặc kho chi nhánh sau đó mới xuất bán. Bán
buôn qua kho có thể được thực hiện theo hình thức giao hàng trực tiếp hoặc chuyển
hàng.
Theo hình thức giao hàng trực tiếp thì sau khi ký hợp đồng mua bán, khách
hàng sẽ cử đại diện trực tiếp đến chi nhánh hoặc nhà máy để nhận hàng. Hàng được
xác định là tiêu thụ khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Với các đại lý ở các địa phương thì chi nhánh cũng có thể chuyển hàng cho bên
mua theo hợp đồng đã ký. Theo hình thức này, chi nhánh sẽ xuất kho thành phẩm,
hàng hóa của mình, chuyển hàng cho bên mua đến một địa điểm đã thỏa thuận trong
hợp đồng hoặc do bên mua đề nghị. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của
chi nhánh. Số hàng này được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên mua thanh
toán hoặc các loại giấy chứng nhận của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận
thanh toán. Chi phí vận chuyển do chi nhánh chịu hay bên mua chịu là do sự thoả
thuận từ trước giữa hai bên. Thông thường chi phí vận chuyển do chi nhánh chịu, và
được ghi nhận vào chi phí bán hàng. Tuy nhiên trong trường hợp bên mua chịu chi phí
vận chuyển sẽ phải thu tiền của bên mua.
Quy trình bán buôn được thực hiện như sau:
Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng của chi nhánh, khách hàng sẽ gặp bộ
phận kinh doanh (có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên phụ trách của từng vùng) để đề
nghị mua hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán thì căn cứ vào
Hợp đồng mua bán hoặc Đơn đặt hàng, nhân viên kinh doanh sẽ lập Phiếu đề nghị
xuất hàng (có đầy đủ chữ ký theo yêu cầu) gửi lên phòng kế toán để lập Hóa đơn
GTGT, đồng thời kế toán sẽ lập Phiếu xuất kho.
Hàng có thể được xuất ra từ kho của chi nhánh hoặc kho nhà máy. Nếu được
xuất tại kho chi nhánh thì khách hàng có thể xuống kho nhận hàng luôn. Nếu được
xuất từ kho nhà máy thì kế toán chi nhánh sau khi lập Hóa đơn GTGT sẽ gửi mail

Phiếu xuất kho xuống nhà máy, tại đây kế toán nhà máy và thủ kho sẽ thực hiện các
thủ tục giao hàng.
Cuối cùng, khi khách hàng thanh toán thì kế toán sẽ lập Phiếu thu.
Ví dụ: Ngày 13/10/2010, khách hàng Chu Trọng Huấn có nhu cầu mua hàng,
sau khi thỏa thuận với bộ phận kinh doanh, căn cứ vào Phiếu đề nghi xuất hàng của
bộ phận kinh doanh, kế toán lập Hóa đơn GTGT và Phiếu xuất kho.
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Hình 2.2: Phiếu đề nghị xuất hàng.
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Hình 2.3: Hóa đơn GTGT số 001275/10HN
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Hình 2.4: Phiếu xuất kho số 01275/10HN
Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, kế toán lập Phiếu thu kết thúc một quy
trình bán hàng.
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Đơn vị: Chi nhánh Công ty CP.GCT Miền Nam
Địa chỉ:14/489 Nguyễn Văn Cừ-Long Biên-
Hà Nội
Tele-Fax: (04) 38274343 – (04) 36500762
Mẫu số: 01-TT
Ban hành theo QĐ
Số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng BTC
PHIẾU THU
Ngày 13 tháng 10 năm 2010
Số: 00701/10HN

Quyển số:…………………
Nợ: 11110-HN: 6,400,000
Có: 13100-HN: 6,400,000
Họ tên người nộp tiền : Chu Trọng Huấn
Đơn vị/ Bộ phận :
Địa chỉ :
Lý do thu : Thu tiền bán hàng, công nợ
Số tiền : 6,400,000
Viết bằng chữ : Sáu triệu bốn trăm ngàn đồng
Kèm theo………………………….Chứng từ gốc…………………………………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):……………………………………… …………
Ngày 13 tháng 10 năm 2010
Người nộp
(Ký họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Hình 2.5: Phiếu thu số 00701/10HN
 Bán lẻ:
Đây là hình thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại kho của chi nhánh. Hình
thức này ít được chi nhánh áp dụng do số lượng thành phẩm, hàng hóa bán ra không
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
lớn. Tuy nhiên, đối với các khách hàng tiềm năng, chi nhánh vẫn thực hiện hình thức
này.

Quy trình bán lẻ khác quy trình bán buôn ở chỗ: khi khách hàng đến mua hàng
(chủ yếu là các hộ nông dân), bộ phận kinh doanh sẽ không lập Phiếu đề nghị xuất
hàng mà thủ kho sẽ tập hợp các khách hàng lại (có thể tập hợp theo từng ngày hoặc
một vài ngày nếu số lượng mua hàng ít) rồi gửi viết Phiếu đề nghị xuất hàng gửi lên
phòng kế toán để lập Hóa đơn GTGT (hóa đơn tổng hợp của các khách lẻ). Định kỳ kế
toán sẽ đối chiếu số lượng hàng hóa trên thẻ kho với số liệu của thủ kho ghi chép.
b. Phương thức gửi đại lý
Phương thức này thường được chi nhánh áp dụng đối với các sản phẩm mới,
sản phẩm được thử nghiệm đưa ra thị trường. Khi xuất hàng gửi đại lý, nhân viên kinh
doanh sẽ lập Hợp đồng gửi bán và Phiếu đề nghị xuất hàng gửi đại lý (Mẫu: tương tự
hình 2.3 – Trang 18), trên đó có ghi rõ là: “Đề nghị xuất hàng dưới dạng gửi bán”)
chuyển lên phòng kế toán, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Hình
2.6) để xuất hàng.
Hàng được xác định là tiêu thụ khi đại lý thông báo hàng đã được bán và
chuyển tiền về cho chi nhánh hoặc được đại lý chấp nhận thanh toán. Khi đó, nhân
viên kinh doanh sẽ lập Phiếu đề nghị xuất hàng chuyển lên phòng kế toán để lập Hóa
đơn GTGT. Số hàng không bán được, đại lý sẽ thông báo cho nhân viên kinh doanh
đến tiến hành kiểm kê hàng tồn, lập Biên bản kiểm tra hàng tồn (Hình 2.7) để đối
chiếu, xác nhận số hàng đã bán được. Nếu đại lý không muốn bán số hàng đó nữa thì
có thể trả lại toàn bộ số hàng không bán được cho chi nhánh. Đây cũng là điểm khác
biệt so với phương thức bán trực tiếp cho đại lý (theo phương thức bán trực tiếp thì
hàng chỉ được giao cho đại lý khi đại lý thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán,
hơn nữa các đại lý chỉ được phép trả lại tối đa là 30% hàng đã nhận). Đại lý có hàng
gửi bán của chi nhánh sẽ được hưởng các chính sách về chiết khấu thương mại, thưởng
khối lượng như hình thức bán trực tiếp (chi nhánh không áp dụng hình thức đại lý bán
đúng giá hưởng hoa hồng).
Thông thường, định kỳ sáu tháng (hết sáu tháng đầu năm hoặc sáu tháng cuối
năm) chi nhánh sẽ gửi Thư xác nhận hàng gửi đại lý (Mẫu: Phụ lục 6 – Trang 72) cho
các đại lý trước khi tiến hành kiểm kê hàng tồn kho đại lý. Nếu có sự chênh lệch nào
thì đại lý sẽ gửi phản hồi về cho chi nhánh.

Khi khách hàng thanh toán, kế toán lập Phiếu thu hoặc căn cứ vào Sổ phụ của
ngân hàng gửi về, kế toán nhập số liệu vào máy tính và thực hiện các bút toán cập nhật
Sổ cái như thông thường.
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
Hình 2.6: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
CTY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
CHI NHÁNH HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày tháng năm
BIÊN BẢN KIỂM TRA HÀNG TỒN KHO Mẫu số 07/CNHN
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm….
Tại:
Chúng tôi gồm:
Bên A: Ông/ Bà
Đại diện chi nhánh công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam.
Bên B: Ông/ Bà……………………………Địa chỉ:
Đại diện cho:
Cùng tiến hành kiểm kê lượng hàng hóa còn tồn kho.
Chúng tôi xác nhận lượng hàng hóa còn tồn kho như sau:
STT Loại hàng

số
Hợp
đồng
Đơn vị
tính
Số

lượng
Hóa đơn (PXK) Đơn
giá
Ngày
tháng
Số
lượng
Tình trạng hàng tồn:

Nguyên nhân:
Hai bên thỏa thuận giải quyết lô hàng trên như sau:


Các giấy tờ kèm theo phương án giải quyết:

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Hình 2.7: Biên bản kiểm tra hàng tồn kho.
2.2. Phương thức thanh toán
Chi nhánh áp dụng hai phương thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt và
chuyển khoản. Khách hàng có thể trực tiếp đến thanh toán tại chi nhánh hoặc chuyển
tiền qua tài khoản của chi nhánh tại ngân hàng.
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN
2.3. Các chính sách thanh toán
Các chính sách thanh toán được chi nhánh áp dụng theo quy định của công ty.
Cụ thể, theo quy định: Đối với các hợp đồng đại lý thì với từng đại lý sẽ có các chính
sách thanh toán riêng, nhưng thời gian nợ tối đa không quá 60 ngày. Nếu thanh toán
chậm trên 60 ngày thì bị phạt lãi suất 1%/ tháng, nếu chậm trên 90 ngày thì bị phạt lãi
suất 1,5%/ tháng. Số tiền lãi nợ trễ hạn sẽ được công ty tính vào công nợ hoặc trừ vào
khoản chiết khấu.

Công ty đưa ra những quy định rất cụ thể về chiết khấu thanh toán, khuyến mại,
thưởng cho từng đối tượng khách hàng. Cụ thể:
Khách hàng của chi nhánh sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán theo bảng quy
định sau:
STT Thời hạn (ngày) Mức CK Ghi chú
1
Trả ngay, trả trước 2,00
Trả tiền mặt hay chuyển khoản cùng ngày ra
hóa đơn
2 1 – 10 1,50
3 11 – 30 1,00
4 31 – 60 0
5 61 – 90 1,00 Đại lý phải trả cho công ty do trả chậm
6 91 – 120 1,50 Đại lý phải trả cho công ty do trả chậm
Bảng 2.1: Mức chiết khấu thanh toán cho khách hàng
(Nguồn: QĐ về chính sách bán hàng năm 2010 của công ty)
Đồng thời công ty cũng đưa ra điều kiện hưởng chiết khấu cũng như chế tài đối
với các đại lý (nếu trả không đúng thời hạn quy định) rất rõ ràng, cụ thể.
3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại chi nhánh.
3.1. Phương pháp và điều kiện ghi nhận doanh thu, giá vốn.
Doanh thu tiêu thụ của chi nhánh là doanh thu hình thành từ việc bán các sản
phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp như hạt giống cây trồng, vật tư nông
nghiệp. Việc xác định doanh thu, giá vốn tại chi nhánh hoàn toàn tuân theo quy định
của nhà nước.
Theo quy định của công ty thì: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hóa đơn
phát hành được người mua chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc khách
hàng đã thanh toán hay chưa.
Giá vốn hàng bán được xác định căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm.
25

×