Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.13 KB, 60 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoà nhập cùng xu thế của nền kinh tế thế giới. Nước ta chú trọng
đến khai thác và khám phá tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong đó
sản xuất than là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt trong
giai đoạn công nghiệp hóa nước ta hiện nay, nhu cầu than cho các ngành công
nghiệp như điện, xi măng, phân bón, hóa chất ngày càng tăng và đặc biệt việc
xuất khẩu than cũng đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Trong những năm qua hòa cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển chung
của đất nước, ngành công nghiệp khai thác cũng không ngừng đổi mới, phát
triển và đạt được những thành tựu to lớn. Trong cơ chế thị trường hiện nay,
Nhà nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp đối với các doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp ngành than nói riêng. Tuy nhiên trong nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường được áp dụng ở Việt Nam hiện nay ngành than đã gặp
khó khăn.
Trong công nghiệp sản xuất than, hao phí lao động cho một tấn than
còn quá lớn, chi phí tiền lương tuy chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá
thành song cũng chưa tương xứng với hao phí lao động của công nhân nên
đời sống của công nhân ngành than còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là sự
thách thức đối với ngành công nghiệp sản xuất than và điều đó cũng đặt cho
ngành than nhiều bài toán.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì việc quản lý vật tư, tiền vốn,
bảo vệ tài sản của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được,
điều này thực hiện tốt hay không là do bộ phận kế toán có kiểm tra xử lý kịp
thời những thông tin thu nhập được một cách chính xác không. Nhất là trong
điều kiện hiện nay mọi trách nhiệm đều gắn liền với quyền lợi của doanh
nghiệp những như mỗi người, mọi doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất
kinh doanh nhưng phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình thì công tác
1 1
kế toán càng có tầm quan trọng hơn để giúp doanh nghiệp lãnh đạo chỉ đạo
kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những lý do trên đồng thời qua quá trình học tập và nghiên


cứu ở trường và thời gian thực tập tại công ty được sự hướng dẫn nhiệt tình
của các thầy cô giáo và cô chú anh chị trong phòng kế toán của công ty. Em
đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Kế toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả kinh doanh" tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà
Nội.
Tuy nhiên trong thời gian thực tập được sự quan tâm của nhà trường và
đặc biệt là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc cùng với sự giúp đỡ và quan tâm chỉ
đạo của các cô chú tại Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Nhưng do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bài viết của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng
như bạn đọc quan tâm tới.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Trần Xuân Hưng
2 2
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trước đây là công ty cung
ứng than - xi măng Hà Nội, được thành lập 09/12/1974 theo quyết định số
1878/ĐT-QLKT của Bộ điện than nhằm thực hiện quyết định số 254/CP ngày
22/11/1974 của Hội đồng chính phủ về việc chuyển chức năng cung ứng than
về Bộ Điện than với tên gọi ban đầu là công ty quản lý và phân phối than Hà
Nội. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1975 với nhiệm vụ tổ
chức thu mua, cung ứng than theo kế hoạch đáp ứng cho nhu cầu sử dụng
than của các hoạt động trọng điểm trung ương và địa phương trên địa bàn các
tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu. Do yêu cầu hoạt động và
nhiệm vụ đòi hỏi nên đến nay công ty đã qua nhiều lần đổi tên khác nhau.
Từ 1975 đến 1981 mang tên: "Công ty quản lý và phân phối than Hà
Nội" trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than Bộ Điện Than.

Từ 1988 công ty có biến động tổ chức theo quyết định của Bộ Năng
lượng ngày 01/01/1988 sát nhập xí nghiệp cơ khí vận tải và công ty cung ứng
than Hà Nội và thời điểm này cán bộ công nhân viên của công ty có 735
người.
Ngày 30/6/1993 theo chủ trương của Nhà nước, Bộ Năng lượng đã ban
hành quyết định số 498/NL-TCC "công ty cung ứng than Hà Nội" được đổi
tên thành " Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội" trực thuộc Tổng
công ty chế biến và kinh doanh than Việt Nam. Công ty chuyên làm nhiệm vụ
kinh doanh và sản xuất, chế biến than sinh hoạt phục vụ các nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt của các hộ tiêu thụ thuộc địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận các
tỉnh Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.
Ngày 10/10/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 563/TTĐ thành
lập "Tổng công ty than Việt Nam" để chấn chỉnh và lập lại trật tự trong khai
3 3
thác sản xuất và kinh doanh than, tách ra 3 miền: "Công ty chế biến và kinh
doanh than miền bắc, công ty chế biến và kinh doanh than miền nam, công ty
chế biến và kinh doanh than miền trung. Công ty kinh doanh và chế biến than
Hà Nội là một trong số 10 công ty trực thuộc dưới sự phân cấp và quản lý trực
tiếp của công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc.
Ngày 14 tháng 10 năm 2003, tổng giám đốc công ty than Việt Nam ban
hành quyết định số 1690/QĐ-TCCB về việc đổi tên công ty kinh doanh và
chế biến than Hà Nội thành Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
thuộc công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc. Công ty chế biến và
kinh doanh than Hà Nội có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu
riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển
vốn do công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc giao.
Trụ sở chế biến và kinh doanh than Hà Nội đặt tại số 5 Phan Đình Giót
- Thanh Xuân - Hà Nội.
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển công ty chế biến và kinh doanh
than Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể như:

Năm 1995 được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3
Năm 1999 được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3 trong
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, Đảng bộ công ty được công
nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm.
4 4
Một số chỉ tiêu của 3 năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
- Số vốn kinh doanh 10.000.000.000 20.000.000.000 32.000.000.000
- Doanh thu bán hàng 20.000.000.000 32.600.000.000 48.000.000.000
- Thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp
5.600.000.000 9.128.000.000 13.440.000.000
- Số lượng công nhân
viên
850 880 920
- Thu nhập bình quân 1
người/tháng
900.000 1.000.000 1.500.000.000

Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả mà công ty đạt được từ năm 2004
- 2006 rất khả quan. Nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu là nguồn vốn
lưu động. Hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng mở rộng số lượng công
nhân viên ngày một nhiều. Do đó, sản phẩm hoàn thành đạt kết quả cao. Đem
lại lợi nhuận cao cho công ty, đời sống cán bộ công nhân viên dần ổn định. Từ
đó, ta có thể thấy công ty đang trên đà phát triển rất có triển vọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng

- Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty chế biến
và kinh doanh than miền Bắc và đặt dưới sự quản lý của Bộ Năng lượng chức
năng của công ty do đó cũng thay đổi theo cơ chế quản lý Nhà nước.
- Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, công ty đảm nhận
chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu là trên địa
bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Hòa
Bình.
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế công ty cũng chuyển hẳn sang chức
5 5
năng kinh doanh và chế biến than với nguyên tắc "lời ăn lỗ chịu" như tất cả
các đơn vị kinh doanh khác.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức chiến lược kinh doanh
- Quản lý khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đặc biệt là
nguồn vốn ngân sách cấp.
- Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà
nước và của ngành.
Ngoài ra công ty còn có nghĩa vụ khác đối với nền kinh tế xã hội, như
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
chế biến và kinh doanh than Hà Nội
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của công ty có kết cấu theo mô hình trực tuyết từ Ban
giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng.
- Giám đốc: loài người có quyền hành lãnh đạo cao nhất, chịu trách
nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trước
sự quản lý của cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó giám đốc công ty còn chỉ đạo
trực tiếp phòng kế toán, phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất, phòng an toàn lao
động, phòng vật tư, phòng bảo vệ, phòng kiến thiết cơ bản.

6 6
Sơ đồ bộ máy điều hành sản xuất của công ty
GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật
sản xuất KCS
Phòng kế toán
Phòng an toàn
lao động
Phòng bảo vệ
PCCC
Phòng vật tư
Tổ điện
Cơ khí
Máy
Tổ xe
7 7
8 8
- Có quyền tổ chức thực hiện các Quyết định của Hội đồng quản trị.
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty,
thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy
chế quản lý nội bộ công ty, kí kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị
phương án; bố trí cơ cấu tổ chức công ty trình báo cáo quyết toán tài chính
hàng năm lên hội đồng cổ đông, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử
lý các sai phạm trong công ty tuyển dụng lao động theo các hợp động ngắn
hạn.
* Các phòng chức năng:
- Phòng kế toán: giúp giám đốc quản lý tài chính, quản lý kinh tế phát
sinh đảm nhiệm lĩnh vực quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời còn
làm nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng và hạch toán
lỗ lãi.

- Phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất KCS: Tham mưu cho giám đốc và
các thiết kế, các bản vẽ và kế hoạch sản xuất, lập báo cáo dự toán khối lượng
vật tư cần thiết cho việc chế biến than. Đồng thời giám sát thi công, kiểm tra
độ chính xác, tính kỹ thuật của các đơn vị tổ đội sản xuất như chất lượng sản
phẩm kỹ thuật trong sản xuất.
- Phòng an toàn lao động: tham mưu cho giám đốc về sự đảm bảo an
toàn trong lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng vật tư: có nhiệm vụ khai thác tìm hiểu nguồn vật tư theo sự chỉ
đạo của cấp trên về chất lượng giá thành chủng loại mà công ty thường dùng
vào việc sản xuất.
- Phòng bảo vệ phòng cháy chữa cháy: có nhiệm vụ trông coi giữ gìn
vật tư, thiết bị tài sản đảm bảo an ninh trong công ty. Cung cấp trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy kịp thời.
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của phòng kế toán
9 9
Do đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ hình thức và phương
pháp kế toán cũng thay đổi cho phù hợp và cụ thể.
Bộ máy kế toán của Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có
hình thức tổ chức tập trung. Mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế
toán từ việc thu thập kiểm tra chứng từ ghi sổ chi tiết đến việc lập các báo cáo
kinh tế.
Bộ phận kế toán chính là cánh tay đắc lực của giám đốc. Nó cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Qua các số liệu kế toán ban
giám đốc và phòng ban chức năng nắm bắt được tình hình hoạt động của công
ty để ra quyết định quản lý phù hợp. Toàn bộ công tác tài chính kế toán đều
được thực hiện trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối trên phòng tài chính của
công ty. Tại các tổ đội không tổ chức phòng kế toán mà chỉ bố trí các cán bộ
kế toán với nhiệm vụ tập hợp các số liệu và ghi chép ban đầu gửi về phòng kế
toán.

Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành có mối quan hệ
mật thiết với nhau, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát sử dụng tài sản, nguồn vốn
theo chế độ tài chính hiện hành, thông qua tình hình thu, chi doanh thu lợi
nhuận để giám sát tiến độ thi công và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời thông qua các khoản mục giá thành và chỉ tiêu giá thành, giám sát
tình hình hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong công ty.
Phòng kế toán của công ty gồm 8 người được đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của giám đốc công ty và các kế toán ở các trạm. Tất cả đều được đào tạo
qua các trường lớp chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học. Đứng đầu là kế
toán trưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính,
báo cáo kế toán tài chính định kỳ.
10 10
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng
Bộ phận
kế toán mua hàng
Bộ phận kế toán bán hàng
Bộ phận kế toán thanh toán
Bộ phận kế toán quỹ
Bộ phận
kế toán hàng tồn kho
Bộ phận
kế toán TSCĐ
Bộ phận kế toán tổng hợp
Nhân viên kế toán ở các trạm
• Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc kế
toán từ việc lập chứng từ, vào sổ sách, hạch toán… đồng thời có nhiệm vụ
tổng hợp sổ sách và quyết toán tài chính kế toán trưởng là người chịu trách
11 11
nhiệm cao về tính xác thực của các thông tin kế toán trong tất cả các mảng kế

toán được lập.
Bộ phận kế toán mua hàng: có nhiệm vụ quản lý hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ở khâu mua hàng thu nhập các chứng từ về mua hàng vào
các sổ chi tiết hàng mua theo chủng loại số lượng và giá.
Bộ phận kế toán hàng bán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh ở khâu bán hàng. Thu nhập các hóa đơn bán hàng và các chứng từ
khác phục vụ việc bán hàng phân loại chúng theo từng đơn vị bán, vào sổ chi
tiết hàng bán vào sổ tổng hợp.
Bộ phận kế toán thanh toán: theo dõi việc thanh toán với người bán và
người mua của các trạm kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện chế độ công nợ
của các đơn vị kinh doanh và chế biến. Thanh toán lương và bảo hiểm.
Bộ phận kế toán quỹ: Tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, lệnh chi và sổ
quỹ.
Bộ phận kế toán tồn kho: căn cứ vào số liệu nhập, xuất, tồn của các
trạm để vào sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn.
Bộ phận kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu
hao TSCĐ.
Bộ phận kế toán tổng hợp: căn cứ vào sổ sách kế toán và các chứng từ
vào bảng tổng hợp cân đối kế toán và các báo cáo kế toán.
Các nhân viên kế toán ở trạm: lập chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng
bán thu chi tiền mặt vào các sổ chi tiết.
3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký - chứng từ với hệ
thống sổ sách tương đối đầy đủ bao gồm: các bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký
chứng từ, sổ cái.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
12
Chứng từ -

chứng từ số 8
12
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4. Quy trình công nghệ sản xuất ………
Nhập nguyên vật liệu
Chế biến
Hoàn thiện
Nhập kho
13
Sổ kế toán chi tiết
TK156,632,641,642,
Bảng kê
số 8, 9
Nhật ký
- chứng từ số 8
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK 131, 156, 632,
641, 642, 511, 531, 911
Báo cáo tài chính
13
5. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất
kinh doanh
* Thuận lợi
- Địa điểm công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trụ sở đặt tại số
5 Phan Đình Giót- Thanh Xuân - Hà Nội gần đường quốc lộ 1A là cửa ngõ
của thủ đô Hà Nội, thuận lợi gần khu công nghiệp rất thuận lợi cho việc vận

chuyển than.
- Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có toàn bộ công nhân
viên nắm vững chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong công việc.
- Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội kinh doanh mặt hàng chủ
yếu là than. Do đó, đáp ứng tối đa nhu cầu về than cho sản xuất và kinh doanh
cho các hộ tiêu thụ.
- Công ty chế biến và kinh doanh Hà Nội là công ty thuộc hình thức sở
hữu Nhà nước, do đó vốn để kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp, do đó
đáp ứng tốt nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty chế biến và kinh doanh cũng gặp
những khó khăn đó là trên thị trường nhu cầu than để phục vụ sản xuất là rất
nhiều nguồn tài nguyên than thì còn hạn chế, do đó vấn đề đặt ra cho công ty
là phải làm thế nào vừa phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu than để phục vụ sản xuất
mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta.
14 14
PHẦN II CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
I.KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Kế toán vốn bằng tiền là hình thức thu chi, thường xuyên được xảy ra
hàng ngày trên tất cả các đơn vị. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn
bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ
hoặc mua sắm vật tư hàng hóa để sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả việc
mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản
ánh khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp.
Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà
Nội sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, vốn bằng tiền
trong công ty bao gồm:
+ Tiền mặt tại quý
+ Tiền gửi ngân hàng
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, mọi đơn vị phải có số vốn nhất định

số vốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất lớn hay nhỏ. Nguồn
hình thành của đơn vị. Cho dù tiến hành ở bất kỳ nguồn nào thì công tác thu,
chi, tiền mặt tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội yêu cầu vẫn phải
"chi trả và thu đủ".
1. Kế toán tiền mặt
Là toàn bộ số tiền đang được bảo quản trong két sắt của công ty theo
hình thái biểu hiện của tiền trong quỹ đó là tiền Việt Nam
- Tài khoản sử dụng"
Tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một đơn vị sản xuất
kinh doanh nên tài khoản sử dụng là tài khoản 111 (tiền Việt Nam).
Không hạch toán ngoại tệ: vàng, bạc, kim khí, đá quý
- Chứng từ sử dụng: gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng
- Sổ sách sử dụng: sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu chi , nhật ký sổ cái
- Sơ đồ luân chuyển chứng từ
15 15
Sổ qũy tiền mặt
Phiếu thu, phiếu chi
Nhật ký sổ cái
Nhật ký thu chi TM
- Trình tự ghi sổ:
Hàng tháng tại phòng kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, các chứng từ gốc, giấy đề nghị chi, lịch chi… thủ quỹ lập phiếu thu,
phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng… Đồng thời phản ánh vào sổ quỹ tiền
mặt, nhật ký thu chi và cuối ngày gửi sổ quỹ cùng chứng từ gốc cho kế toán
phản ánh vào nhật ký sổ cái. Dựa vào các số liệu đã ghi trong sổ sách kế toán
kiểm tra và đối chiếu số liệu trong Nhật ký sổ cái với sổ quỹ, nhật ký thu chi
và căn cứ vào số liệu trên nhật ký sổ cái kế toán lập báo cáo tài chính.
+ Sổ quỹ tiền mặt:
- Tác dụng: dùng để phản ánh tình hình thu chi tiền quỹ tiền mặt Việt
Nam tại công ty. Đây là cơ sở để thủ quỹ kiểm tra giám sát tình hình tiền mặt

tại đơn vị mình tại quỹ do mình quản lý.
- Cơ sở lập: Là các phiếu thu, phiếu chi đã được thực hiện nhập xuất
quỹ tại công ty.
- Phương pháp lập: Sổ quỹ được lập theo tháng và được chi tiết theo
từng chứng từ. Sổ đóng thành quyển do kế toán vốn bằng tiền và thủ quỹ cùng
16 16
ghi khi phát sinh các nghiệp vụ thu chi. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thủ
quỹ và kế toán cùng ghi vào sổ quỹ theo nguyên tắc là một mỗi chứng từ là
ghi một lần vào các cột phù hợp. Đầu trang số phải ghi số trang trước chuyển
snag số này. Cuối trang phải cộng, chuyển trang sau. Cuối tháng phải khóa sổ
tính số dư cuối tháng phải đảm bảo sự khớp đúng số liệu kế toán của công ty
với sổ của thủ quỹ.
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Năm………Quyển số
Loại quỹ tiền VNĐ ĐV: 1000đ
Nhật

ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Ghi
chú
SH NT Thu Chi Tồn
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1: Tồn đầu kỳ
………………………

………………………
2: Cộng phát sinh
3: Tồn cuối kỳ
+ Cột 1; 2; 3: Ghi hàng ngày tháng ghi sổ, số liệu của phiếu thu, phiếu
chi, giấy thanh toán tạm ứng.
+ Cột 4: Ghi nội dung tóm tắt thu, chi.
+ Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột 6,7: Ghi số tiền thực nhập, thực xuất tại quỹ
+ Cột 8: Ghi số tiền tồn quỹ đầu ngày, cuối ngày, số ngày phải khớp với
số tiền mặt có trong quỹ.
+ Cột 9: Ký xác nhận của kế toán sau khi đã kiểm tra đối chiếu với thủ
quỹ.
* Nhật ký thu tiền:
+ Tác dụng: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 đối ứng với
bên có của các tài khoản liên quan.
17 17
+ Cơ sở lập: Khi mở nhật ký thu là sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc
có liên quan.
+ Phương pháp lập: Đầu tháng khi mở nhật ký thu căn cứ vào số dư
cuối tháng của sổ này, tháng trước để ghi vào sổ dư đầu tháng này. Số dư cuối
ngày được tính bằng công thức:
Số dư cuối ngày = Số dư cuối ngày trước + Số phát sinh nợ trong ngày
(trên nhật ký thu) - Số phát sinh có trong ngày (trên nhật ký chi)
Số dư này phải khớp đúng với số dư tiền mặt hiện có tại quỹ cuối ngày.
Cuối tháng khóa sổ nhật ký thu xác định tổng số phát sinh bên nợ TK
111, đối ứng bên có các tài khoản liên quan, tính số dư cuối tháng.
* Nhật ký chi tiền:
- Tác dụng: Dùng để phản ánh số phát sinh bên có TK 111 (phần chi)
đối ứng với bên nợ tài khoản liên quan.
- Căn cứ lập: Là các sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc như phiếu chi

hóa đơn.
- Phương pháp lập: Nhật ký được mở hàng ngày mỗi nghiệp vụ phát
sinh trên chứng từ được ghi một dòng trên Nhật ký chi theo thứ tự thời gian.
Cuối tháng hoặc cuối khóa Nhật ký chi xác định tổng số phát sinh bên
có tài khoản 111, đối ứng nợ của các tài khoản khác có liên quan.
2. Tiền gửi Ngân hàng:
- Tài khoản sử dụng: TK 1121: tiền Việt Nam
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có
- Sổ sách kế toán sử dụng là số chi tiết theo dõi tiền gửi Ngân hàng:
Nhật ký sổ cái, số tiền gửi ngân hàng.
- Quy trình luân chuyển chứng từ.
18 18
- Giấy báo nợ
- Giấy báo có
Số tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết tiền gửi
Nhật ký - Sổ cái
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
- Khi nhận được giấy báo nợ, giấy báo có hoặc bảng kê của ngân hàng
gửi đến cho kế toán của công ty khi có phát sinh vào số tiền gửi ngân hàng
sau đó vào sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng vào sổ Nhật ký sổ cái.
SỐ TIỀN GỬI
Nơi mở tài khoản giao dịch:……………………………………………..
Số hiệu tài khoản nơi gửi:
………………………………………………..
Loại tiền gửi:…………………………………………………………….
Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú
19 19

Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Gửi vào Rút ra Còn lại
1 2 3 4 5 6 7 8
Dư đầu kỳ
Tồn cuối kỳ
* Số tiền gửi Ngân hàng:
- Tác dụng: Dùng để theo dõi hạch toán chi tiết tình hình tiền gửi ngân
hàng theo từng nơi gửi, từng loại gửi theo chỉ tiêu số gửi vào, rút ra, số còn
lại.
- Cơ sở lập: Cơ sở lập số tiền gửi ngân hàng là các giấy báo nợ, giấy
báo có mà kế toán nhận được tiến hành phân loại sau đó được ghi vào sổ tiền
gửi.
- Phương pháp lập: Mỗi loại tiền gửi được theo dõi riêng trên một
quyển sổ, ghi rõ nơi gửi mở tài khoản giao dịch cũng như số hiệu tài khoản tại
nơi giao dịch. Cuối tháng tổng cộng số tiền gửi vào hay rút ra chi tiêu từ đó
tính ra số tiền gửi còn lại tại Ngân hàng để chuyển sang tháng sau, và số liệu
này được đối chiếu với ngân hàng kho bạc.
II. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Đặc điểm
- Tài khoản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản
khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
- Theo quy định trong chế độ kế toán hiện hành, tài sản cố định là
những tài sản có giá trị trên 10 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng lớn hơn
1 năm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định có đặc

điểm là:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ được
hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
20 20
+ Giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần
vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Chứng từ sổ sách sử dụng
- Hóa đơn mua tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, biên
bản thanh lý tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, sổ tài sản cố định, sổ theo dõi
tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, Nhật ký sổ cái.
21 21
3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Sổ TSCĐ
Bảng tính khấu hao TSCĐ
Hoá đơn, chứng từ tăng giảm TSCĐ
Nhật ký sổ cái
Sổ theo dõi TSCĐ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
4. Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, hàng tháng khi phát sinh nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố
định. Kế toán dựa vào chứng từ gốc: Hóa đơn mua, biên bản giao nhận, biên
bản thanh lý nhượng bán.
Kế toán phản ánh vào sổ tài sản cố định, sổ theo dõi tài sản cố định và
ghi vào Nhật ký sổ cái. Hàng tháng dựa vào các chứng từ gốc và sổ cái tài sản
cố định kế toán lập bảng khấu hao tháng và ghi vào Nhật ký sổ cái.
22 22
* Số tài sản cố định:

- Tác dụng: sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt
chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm tài sản
cố định.
- Căn cứ lập: Việc ghi chép vào sổ tài sản cố định căn cứ vào biên bản
giao nhận và thanh lý tài sản cố định.
- Phương pháp lập: sổ tài sản cố định mở cho cả năm hoặc một số năm
được ghi chi tiết cho từng tài sản cố định theo từng nhóm, từng loại. Đối với
trường hợp tăng tài sản cố định, kế toán căn cứ vào biên bản giao ghi nhận
vào sổ chi tiết, mỗi tài sản cố định được ghi một dòng vào các cột tương ứng.
Khi sử dụng tài sản cố định, cuối năm tính toán số khấu hao tài sản cố
định tính ghi vào cột khấu hao tài sản cố định, chi tiết theo cột năm.
23 23
SỔ TÀI KHOẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
Năm 200….
Tên đơn vị sử dụng (Phòng, ban hoặc người sử dụng…)
Ghi tăng TS và công cụ lao động Ghi giảm TS và công cụ lao động Ghi chú
Chứng từ
Tên nhãn hiện quy cách TSCĐ

Công cụ dụng cụ lao động
ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Số tiền
Chứng từ Lý do
Số
lượng
Số tiền
SH NTN
Ngày……. tháng…….năm…………..

Người ghi sổ Kế toán trưởng
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng…..năm……….
Doanh nghiệp……………………………
24 24
Số
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
khấu
hao
(%)
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627-Chi phí sản xuất chung
TK 641
chi phí
bán
hàng
TK 642
chi phí
quản lý
DN
TK 241
XDCB
dở dang
TK 142
chi phí
trả
trước

TK 335
chi phí
phải trả
Nguyên
giá
Khấu
hao
Phân
xưởng
(SP)
Phân
xưởng
(SP)
Phân
xưởng
(SP)
….. ….. ….. …..
Ngày……. tháng…….năm…………..
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
25 25

×