Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tâm lý học tư pháp: Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét xử và thi hành án phạt tù.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.62 KB, 15 trang )


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ SỐ 08: Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét xử và
thi hành án phạt tù.

MƠN: TÂM LÍ HỌC TƯ PHÁP
NHÓM 06
LỚP: N04-TL1

Hà Nội, 2020
2


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 18/11/2020

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm số: 06

Lớp: N04 – TL1

Khoa: Pháp luật Quốc tế

Khố: 44

Tổng số sinh viên của nhóm:




Có mặt:



Vắng mặt:



Nội dung: Đề bài số 08.

Môn học: Tâm lý học tư pháp.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập
nhóm…………………… với kết quả như sau ………………….
ĐÁNH GIÁ
CỦA SV
STT


SV

HỌ VÀ TÊN

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

A

B

C

ĐÁNH GIÁ CỦA GV
SINH VIÊN
KÝ TÊN

ĐIỂM
(số)

ĐIỂM
(chữ)

GV
(Ký tên)














Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020
Kết quả điểm bài viết: ............................
- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

NHÓM TRƯỞNG

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................5
3


I. Cơ sở lý luận:..................................................................................................5
1. Các khái niệm cơ bản:.................................................................................5
2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp:................6
3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp:...6
4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp:........7

II.

Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét xử và thi hành án phạt tù:.....7

1. Hoạt động nhận thức trong điều tra:.........................................................7
2. Hoạt động nhận thức trong xét xử:............................................................9
3. Hoạt động nhận thức trong thi hành án phạt tù:...................................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................15

Đề bài: Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét xử và thi hành án phạt tù.
MỞ ĐẦU
Tâm lý học tư pháp là một ngành tâm tâm lý học ứng dụng nghiên cứu các
quy luật và các đặc điểm tâm lý của con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội
4


được pháp luật điều chỉnh. Trong đó, hoạt động nhận thức đóng vai trị là một trong
những hoạt động cơ bản, cần thiết, không thể thiếu trong hoạt động tư pháp bởi nó
là hoạt động trung tâm, là hoạt động cơ sở cho các hoạt động tâm lý khác trong cấu
trúc của hoạt động tư pháp. Nhận thấy được vai trị quan trọng đó, nhóm 06 chúng
em xin lựa chọn đề bài số 08 mà tổ bộ môn đã giao để nghiên cứu và phân tích. Vì
kinh nghiệm cũng như là kiến thức cịn hạn hẹp nên khơng tránh được sai sót mong
thầy cơ có thể bổ sung, góp ý để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận:


1.

Các khái niệm cơ bản:

1.1

Khái niệm hoạt động nhận thức:
Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và

bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết
vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân.
1.2

Khái niệm hoạt động tư pháp:
Hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

do các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án thực hiện trong khuôn khổ của
pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tổ
chức xã hội và cơng dân.

2.

Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp:
Hoạt động nhận thức là một mặt hoạt động cơ bản, rất cần thiết, không thể

thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất kỳ một chủ thể nào của hoạt động tư pháp
(điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, hội thẩm nhân dân…) khi tiến hành nhiệm
5



vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Trong hoạt động tư pháp, hoạt
động nhận thức nhằm thực hiện các mục đích sau:
 Thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án;


Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án;

 Tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng;
 Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng;


Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến những người tham gia
tố tụng.

3.


Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp:
Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của
hoạt động tư pháp. Có thể nói nhận thức là phương tiện thực hiện các hoạt động
khác trong hoạt động tư pháp.



Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp phần lớn mang tính chất gián tiếp
và ít trường hợp mang tính chất trực tiếp.



Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp là q trình mang tính rất phức

tạp. Bởi trong hoạt động tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được một
khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau, khối lượng thông tin lớn,
phong phú này địi hỏi người tiến hành tố tụng phải có khả năng phân tích, đánh
giá để rút ra được những kết luận cần thiết.



Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp liên quan chặt chẽ với các thủ tục
tố tụng.



Hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng mang sắc thái tình cảm cao và
được tiến hành trong trạng thái tâm lý căng thẳng.



Nhận thức bị hạn chế về thời gian. Sự hạn chế này được quy định trong các văn
bản pháp luật tố tụng (các thời hạn thực hiện các hoạt động tố tụng). Do vậy, sự
hạn chế về thời gian đã thôi thúc những người tiến hành tố tụng phải hoạt động
tích cực để xác định sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra.
6


4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp:
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp được tiến hành qua các giai đoạn:


Giai đoạn 1: Tri giác các sự việc bằng các cơ quan cảm giác.




Giai đoạn 2: Thiết lập và tim ra các cách thức phương hướng thu thập chứng cứ
tài liệu liên quan đến vụ án.



Giai đoạn 3: Xây dựng mơ hình tư duy năng động về vụ án đã xảy ra trên cơ sở
các chứng cứ tài liệu đã thu thập được.



Giai đoạn 4: Đề ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. 1

II.

Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét xử và thi hành án phạt tù:

1.

Hoạt động nhận thức trong điều tra:

1.1

Khái niệm hoạt động điều tra:
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm

quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội
phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
1.2


Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong quá trình điều tra:

 Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thành phần chủ
yếu trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra. Trong quá trình điều tra, hoạt
động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên
cứu nhân cách bị can. Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên thu thập, lựa
chọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên
quan giữa các sự kiện.
 Việc nhận thức các sự kiện của vụ án đã xảy ra được thực hiện bằng cách xây dựng
mơ hình tội phạm trên cơ sở những thơng tin thu thập được và các thông tin được
bổ sung trong quá trình nghiên cứu. Việc nhận thức về sự kiện đã xảy ra được hình
thành trên những sự kiện thực tại. Mặt khác, cũng cần xây dựng mơ hình tư duy về
1

Đặng Thanh Nga (2019), Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.

7


mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện đã xảy ra với sự kiện thực tại, điều này đòi
hỏi điều tra viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng các thông tin, đánh giá chính xác các sự
kiện, đề ra hướng hành động và kiểm tra các giả định.
 Trong quá trình nhận thức, điều tra viên phải ln ln chủ động để phân tích các
nguồn thơng tin. Thơng thường số lượng thông tin được đưa vào hồ sơ vụ án rất lớn
so với những thơng tin có liên quan trực tiếp đến tội phạm. Nếu trong quá trình
điều tra càng có nhiều thơng tin về vụ án thì chúng ta càng có điều kiện đề ra những
giả thiết, càng có thể kiểm tra kỹ càng các giả thiết này, đồng thời đi đến xác minh
vụ án một cách chắc chắn.
 Đặc điểm hoạt động nhận thức của điều tra viên được thể hiện ở sự tập trung thần

kinh cao độ trong quá trình điều tra. Hoạt động điều tra trong điều kiện căng thẳng
thần kinh như vậy đòi hỏi điều tra viên phải có sự chuẩn bị tâm lý.
 Hoạt động nhận thức của điều tra viên thông thường được thể hiện thơng qua nhiều
hoạt động tích cực nhằm tìm ra những chứng cứ và những hoạt động phức tạp khác
của bị can. Trong trường hợp hoạt động điều tra vấp phải sự chống đối của đối
tượng thì điều tra viên phải đảm bảo hoạt động nhận thức của mình theo kế hoạch.
Mặt khác, điều tra viên cần giữ bí mật về các q trình nhận thức.
1.3 Vai trị của hoạt động nhận thức trong điều tra:
Hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra đóng một vai trị hết sức quan trọng:
 Hoạt động nhận thức là hoạt động trung tâm của giai đoạn điều tra vì ở giai đoạn
này, hoạt động nhận thức đóng vai trị quan trọng nhất, thông qua hoạt động nhận
thức, từ việc tri giác, phân tích, tư duy cơ quan điều tra mới có thể thu thập thông
tin về vụ án. Trên cơ sở phân tích thơng tin đó điều tra viên tái tạo và khơi phục lại
mơ hình diễn biến khách quan của vụ án đã xảy ra từ đó tiến hành phân tích, đánh
giá chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Chỉ khi nào hoạt động nhận thức
được thơng suốt, thì lúc đó điều tra viên mới có thể tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự

8


của những người tham gia tố tụng hay nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của
những người tham gia tố tụng.
 Hoạt động nhận thức là cơ sở cho các hoạt động tâm lý khác. Hoạt động nhận thức
là hoạt động đầu tiên, là tiền đề, cơ sở cho những hoạt động còn lại trong cấu trúc
hoạt động tâm lý.
Ví dụ: trong vụ án Lê Văn Luyện, hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra
biểu hiện ở việc thu thập, phát hiện, tìm kiếm các tình tiết chứng cứ liên quan trực
tiếp đến vụ án thông qua 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu, cơ quan điều tra tiến hành
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập thông tin thông qua các
giác quan cũng như là kinh nghiệm, hiểu biết của mình. Khi đó, điều tra viên bắt

đầu thiết kế cách thức để thu thập chứng cứ, đưa ra dự đoán. Trong vụ án trên, điều
tra viên tìm thấy vết máu khơng phải của nạn nhân mà là của can phạm, từ đó dự
đốn khi bị thương như vậy thì can phạm sẽ tìm chỗ để băng bó vết thương, tìm
thấy đối tượng là Lê Văn Luyện, hướng đến nhà của Lê Văn Luyện, sau đó tiếp xúc
với gia đình Lê Văn Luyện, phát hiện chiếc áo dính máu,… dự đốn Lê Văn Luyện
có thể trốn sang Trung Quốc, lập kế hoạch bắt Lê Văn Luyện.
2.

Hoạt động nhận thức trong xét xử:

2.1

Khái niệm hoạt động xét xử:
Hoạt động xét xử là hoạt động của các Tòa án được tổ chức và tiến hành trên

cơ sở những nguyên tắc nhất định và theo một trật tự do luật định nhằm xem xét và
giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hơn nhân, gia đình và những vụ việc
khác do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

2.2

Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong hoạt động xét xử:

 Hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử được tiến hành để nghiên cứu các tài
liệu, chứng cứ đã được cơ quan điều tra thu thập và kiểm tra tính khách quan, tính
9


hợp pháp của các thơng tin đó. Để nhận thức được tồn bộ các thơng tin về vụ án,
người cán bộ xét xử phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, điều tra bổ sung, xác

minh thu thập chứng cứ theo luật định và thẩm vấn công khai các đương sự liên
quan, thẩm tra các tài liệu tại phiên tịa; qua đó kiểm tra xem xét lại các thơng tin
đã được thu thập một cách khách quan, toàn diện, cơng khai.
Ví dụ: Trong giai đoạn xét xử vụ án của Lê Văn Luyện, các cơ quan xét xử tiến
hành xác minh lại các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra: con dao
gây án dài chừng 50 cm bị vứt phi tang ở ao sau nhà, lượng lớn trang sức được bố
của Luyện giấu đằng sau nhà…. Qua việc xét hỏi các bị can, bị cáo, Lê Văn Luyện,
Lê Văn Miến, Trương Thanh Hồng… để xác thực lại các thông tin đã được cung
cấp từ quá trình điều tra.

 Quá trình nhận thức trong hoạt động xét xử mang tính chủ động cao hơn so với một
số giai đoạn tố tụng trước. Nếu như giai đoạn điều tra, điều tra viên thu thập chứng
cứ về vụ án, chưa có định hướng rõ ràng thì điều kiện nhận thức của người làm
cơng tác xét xử hồn tồn khác. Khi tiến hành nhận thức về vụ án người làm cơng
tác xét xử đã có được mơ hình chính xác về vụ án do bên cơ quan điều tra mô tả,
viện kiểm sát truy tố. Do vậy, họ đã hình dung được diễn biến vụ án, các tình tiết
cụ thể của vụ án. Điều này là căn cứ giúp người làm cơng tác xét xử có sự định
hướng trong việc xử lý các thông tin.

 Khối lượng thông tin mà người làm công tác xét xử phải xử lý giảm đáng kể so với
người làm công tác điều tra. Cán bộ xét xử chỉ xử lý thơng tin có liên quan đến vụ
án, cịn những thơng tin nằm ngồi vụ án đã được cán bộ điều tra sàng lọc và lược
bỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng xét xử trong việc phân tích và
đánh giá thơng tin. Tại phiên tịa, Hội đồng xét xử phải tạo điều kiện để các đương
sự có liên quan cung cấp đầy đủ các thông tin về vụ án.

 Nhận thức trong giai đoạn xét xử mang tính gián tiếp và phức tạp. Nếu như ở giai
đoạn điều tra vụ án, cán bộ điều tra được tiếp xúc trực tiếp với hiện trường, thấy
hậu quả phạm tội, xem xét các dấu vết cịn lại trên hiện trường thì người làm công
10



tác xét xử nhận thức vụ án chỉ dựa vào hồ sơ của cơ quan điều tra và lời khai của
đương sự. Vì vậy, các thơng tin được thu thập chủ yếu thông qua mô tả của chủ thể
khác, thể hiện tính gián tiếp, cần có tư duy để xây dựng lên mơ hình diễn biến tồn
bộ vụ án.

 Hoạt động nhận thức của Hội đồng xét xử bị hạn chế về thời gian. Theo quy định
pháp luật, thời gian cho việc chuẩn bị xét xử đối với các vụ án ít nghiêm trọng là
khơng q 30 ngày, đối với vụ án nghiêm trọng không quá 45 ngày, đối với vụ án
rất nghiêm trọng không quá 2 tháng, đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng không
quá 3 tháng. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình xác định sự thật khách
quan của vụ án.
2.3


Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử:

Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Tịa án có thẩm
quyền tiến hành xem xét, giải quyết để ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định
của pháp luật. Nhiệm vụ lớn nhất của giai đoạn xét xử là có được bản án, quyết
định tố tụng theo quy định của pháp luật. Do vậy, trong giai đoạn xét xử thì hoạt
động thiết kế đóng vai trị chủ đạo. Tuy nhiên, để thực hiện được tốt và chính xác
hoạt động thiết kế trong giai đoạn này thì nhất thiết phải thực hiện tốt hoạt động
nhận thức trước đó.



Hoạt động nhận thức là cơ sở để thực hiện các hoạt động tâm lý khác, trong đó có
hoạt động thiết kế. Hoạt động thiết kế của Tịa án chỉ có thể thực hiện được sau khi

đã thực hiện hoạt động nhận thức trên cơ sở kiểm tra và đánh giá những chứng cứ
đã thu thập được trong tài liệu điều tra. Mục đích cơ bản của hoạt động nhận thức
trong xét xử là nghiên cứu, kiểm tra và xác minh lại những chứng cứ đã phản ánh
trong tài liệu điều tra, để hiểu rõ bản chất của chúng từ đó thực hiện hoạt động thiết
kế (ra bản án, quyết định đúng về vụ án đang xét xử). Do vậy, hoạt động nhận thức
trong giai đoạn xét xử của tịa án có nhiều điểm khác biệt hơn so với hoạt động
nhận thức ở giai đoạn điều tra.
11


3.

Hoạt động nhận thức trong thi hành án phạt tù:

3.1

Khái niệm hoạt động thi hành án phạt tù:
Thi hành án phạt tù là việc các cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định

của pháp luật buộc phạm nhân phải chịu sự quản lí giam giữ, giáo dục, cải tạo để
họ trở thành người có ích cho xã hội.
Ví dụ: Thi hành án vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên. Hội đồng xét xử đánh giá hành
vi phạm tội của các bị cáo thể hiện bản chất thú tính, cần loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi
đời sống xã hội nên tuyên phạt 6 bị cáo mức án tử hình, 3 bị cáo còn lại từ 3 đến 10
năm tù.
3.2

Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong giai đoạn thi hành án phạt tù:

 Trong việc thi hành án phạt tù, toàn bộ hoạt động giáo dục và hoạt động cải tạo

người phạm tội chỉ có thể được tiến hành với sự hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm
tâm sinh lý của mỗi phạm nhân. Quá trình giáo dục, cải tạo phải kết hợp với nghiên
cứu biểu hiện thái độ của phạm nhân trong lao động, học tập và đời sống xã hội…
Chính điều kiện của trại sẽ tạo điều kiện cho cán bộ quản giáo nhận thức về phạm
nhân. Đồng thời cán bộ quản giáo có khả năng theo dõi phạm nhân trong lối sống,
lao động, học tập, trong thời gian nghỉ ngơi của họ.
 Để giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản giáo không những phải biết trạng thái,
tâm lý của họ trong hiện tại, mà cịn phải biết những thiếu sót tâm lý - xã hội của họ
đã nảy sinh bằng cách nào trong quá trình hình thành cách cư xử sự chống đối pháp
luật của họ. Vì vậy, cán bộ quản giáo phải thu nhập những thông tin về điều kiện
phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án. Khi nghiên cứu nhân cách phạm
nhân cần phải sử dụng những thông tin cần thiết thu thập được qua cảnh sát khu
vực, qua thân nhân của họ, qua cơ quan nơi họ làm việc trước đây,... Điều này góp
phần đáng kể trong việc nhận thức về cá nhân phạm nhân.
 Cán bộ quản giáo cần phải lưu ý đến mối quan hệ giữa phạm nhân, hồn cảnh phạm
tội, phẩm chất ý chí và phẩm chất tâm lý khác của họ được thực hiện trong giai
12


đoạn đầu chuẩn bị phạm tội và sau khi phạm tội. Nghiên cứu động cơ phạm tội cụ
thể và đặc điểm của nó. Động cơ phạm tội có thể là bền vững mà có thể là tạm thời.
 Nếu trong quá trình nghiên cứu, điều tra viên thu thập và tổng hợp lại những thông
tin quan trọng để tổ chức quá trình giáo dục, cải tạo, nhằm xác định ai là người có
ảnh hưởng tích cực đến phạm nhân và có thể bị lợi dụng ảnh hưởng như thế nào, thì
sự thơng báo những thơng tin này cho ban giám thị trại có khả năng giúp cho họ lựa
chọn đúng biện pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân. Toàn bộ sự hiểu biết sơ bộ này
giúp cán bộ quản giáo nhận thức đầy đủ hơn về nhân cách của phạm nhân.
 Cán bộ quản giáo phải nghiên cứu tỉ mỉ phạm vi hứng thú, vị trí của phạm nhân
trong nhóm, thái độ của họ đối với chế độ, đối với hành vi của mình và của người
khác, đối với sự kiện trong nhóm, nghiên cứu hình thức kỉ luật và khuyến khích đối

với phạm nhân. Nghiên cứu nhân cách phạm nhân cho phép cán bộ quản giáo phát
hiện cả những phẩm chất tích cực, nó tạo cơ sở để củng cố nhân cách của họ, từ đó
tác động đến những phạm nhân khác, tạo cơ sở thành lập nhóm phạm nhân tích
cực.
3.3

Vai trị của hoạt động nhận thức trong giai đoạn thi hành án phạt tù
Muốn giáo dục phạm nhân có hiệu quả, cần phải hiểu bản chất nhân cách của

họ, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống ở trại giam đến quá trình giáo dục…
Vì vậy hoạt động nhận thức trong giai đoạn thi hành án phạt tù là cơ sở của hoạt
động giáo dục. Hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo giúp cán bộ tư pháp
nhận thức các vấn đề như:
 Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của từng phạm nhân. Trong giai đoạn
điều tra và giai đoạn xét xử vấn đề này cũng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng
nghiên cứu. Tuy nhiên, để giáo dục phạm nhân có hiệu quả, cơ quan thi hành án
cần nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của từng phạm nhân một cách cụ
thể, rõ ràng hơn. Điều này cho phép những người làm công tác giáo dục phạm nhân

13


thấy được những đặc điểm tiêu cực trong nhân cách của từng phạm nhân, ngun
nhân hình thành từ đó dự kiến con đường và biện pháp giáo dục họ.
 Nghiên cứu đặc điểm tâm lí, nhân cách của phạm nhân. Việc nghiên cứu đặc điểm
tâm lí, nhân cách của phạm nhân cần chỉ ra được những yếu tố tích cực trong nhân
cách của họ cần được củng cố, phát huy; những yếu tố tiêu cực cần hạn chế, loại
bỏ. Nếu được phát hiện, được khơi dậy, những yếu tố tích cực, những điểm sáng
còn lại trong con người phạm nhân sẽ là cơ sở thuận lợi để cải tổ con người của họ,
đưa họ trở thành người có ích cho xã hội.

 Nghiên cứu quá trình chuyển biến về tâm lí của phạm nhân trong thời gian chấp
hành án phạt tù. Việc nghiên cứu vấn đề này cho phép giám thị, quản giáo trại giam
đánh giá được hiệu quả của các biện pháp giáo dục đã được áp dụng, từ đó xác định
kế hoạch và những biện pháp giáo dục cần thiết tiếp theo.
 Một nội dung quan trọng nữa của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo là
nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống, các quan hệ giao tiếp ở trại
đối với phạm nhân. Việc làm rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, của các quan hệ giao
tiếp ở trại đến từng phạm nhân giúp cho việc xác định, điều chỉnh các biện pháp
giáo dục cần thiết đối với họ, phịng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động tư pháp nói chung, cũng như q trình tố tụng hình sự nói
riêng thì hoạt động nhận thức ln được đánh giá là hoạt động giữ vai trò trung
tâm, là tiền đề, cơ sở cho các hoạt động khác. Vì vậy, cần tiếp tục đưa ra những
biện pháp, chính sách cải cách tư pháp mới nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, hiệu
quả của hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng và trong hoạt động tư pháp
Việt Nam vào giai đoạn hội nhập ngày nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
14


2. Đặng Thanh Nga (2019), Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.
3. Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, (2010), Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, Nxb.
Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Nguyên Thanh (2016), Tâm lý học tư pháp, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, TP. Hồ Chí Minh.
5. Chu Liên Anh, Dương Thị Loan (2010), Tâm lý học tư pháp: hướng dẫn trả lời
lý thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - Hành chính.
6. Vũ Dung (2000), Từ điển Tâm lý học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn

Quốc gia, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Hoàng Thị Minh Sơn (2019), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân.
8. />p_page_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=191099684&p
_details=1

15



×