Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét xử và thi hành án phạt tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.72 KB, 12 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm lí học tư pháp là một ngành tâm lý học ứng dụng nghiên cứu các quy
luật và các đặc điểm tâm lý của con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được
pháp luật điều chỉnh. Trong đó, hoạt động nhận thức là bộ phận, một mặt hoạt động
rất cơ bản, cần thiết và không thể thiếu trong hoạt động tư pháp. Bởi bất kì một chủ
thể nào của hoạt động tư pháp khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng
hoạt hoạt động nhận thức. Để có thể đi sâu và hiểu rõ nhóm chúng em xin chọn đề
8: “ Hoạt động nhận thức trong điều tra, xét sử và thi hành án phạt tù.”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CÁC KHÁI NIỆM.
Trong quá trình hoạt động,con người phải nhận thức, thông qua hoạt động
nhận thức,hiện thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh,trên cơ
sở đó con người tỏ thái độ,tình cảm và hành động . Hoạt động nhận thức là quá
trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ
quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm của bản thân.
Hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra và cơ quan khác
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm xâc định tội phạm
của người có hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố,tìm ra nguyên nhân và điều
kiện phạm tội ,yêu cầu các cơ quan,tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục và
ngăn ngừa. Hoạt động điều tra phải tôm trọng sự thật,tiến hành một cách khách
quan,toàn diện và đầy đủ,làm rõ những chứng cứ xác định có tội hoặc vô tội ,những
tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm bị can.
Hoạt động xét xử là hoạt động của tòa án được tổ chức và tiến hành trên cơ
sở nguyên tắc nhất định và theo một trật tự do luật định nhằm xem xét và giải quyết
các vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của tòa án. Hoạt động xét xử
1


nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,quyền làm chủ của nhân dân ,bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân,bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật,giáo dục mọi
người có ý thức tuân theo pháp luật,đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi


phạm pháp luật.
Hoạt động thi hành án phạt tù là việc các cơ quan,người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật buộc phạm nhân phải chịu sự quản lí giam giữ,giáo dục,cải
tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội.
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC.
1. Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong điều tra vụ án hình sự

Chủ thể của hoạt động nhận thức trong hoạt động điều tra là điều tra viên.
Đối với điều tra các vụ án hình sự, các kiến thức về điều tra cũng như kinh nghiệm
hoạt động điều tra được coi là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc khôi
phục lại mô hình của tội phạm đã xảy ra. Một điều tra viên có kiến thức chuyên
môn vững, có kinh nghiệm phong phú thì sẽ đề ra được nhiều phương án điều tra,
xác định sự thật khách quan.
Hoạt động nhận thức nhằm đảm bảo thu thập tất cả chứng cứ tài liệu liên
quan đến vụ án, phân tích, đánh giá chứng cứ, tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự, nắm
bắt được đặc điểm tâm lý của người tham gia tố tụng, đưa ra các cách thức, phương
pháp tác động tới tâm lý của người tham gia tố tụng. Ví dụ: Trong quá trình hỏi
cung bị can, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Điều tra viên nhận thức được bị
can đang khai báo gian dối, không thành khẩn, Điều tra viên đã áp d ụng các
phương pháp tác động tâm lý bị can như: phương pháp truyền đạt thông tin; đặt và
thay đổi vấn đề tư duy; phương pháp thuyết phục; giao tiếp tâm lý có điều khi ển,…
nhằm làm thay đổi thái độ, quan điểm của bị can. Hoặc khi Điều tra viên nh ận th ấy

2


bị can v ẫn còn quanh co, khai báo không thành kh ẩn, đi ều tra viên thuy ết ph ục để
bị can hi ểu rằng thành kh ẩn khai báo s ẽ đượ c h ưởng s ự khoan h ồng c ủa pháp lu ật.
Ho ạt độ ng nh ận th ức trong quá trình ti ến hành đi ều tra v ụ án hình s ự ch ủ y ếu
d ựa vào quá trình nh ận th ức c ủa Đi ều tra viên. Trong quá trình nh ận th ức, Đi ều tra

viên không ch ỉ t ự mình gi ải quy ết nh ững v ấn đề phát sinh trong quá trình t ư duy
mà còn đư a ra nh ững nhi ệm v ụ t ư duy để có th ể khôi ph ục l ại nh ững s ự ki ện đã x ảy
ra, ho ặc ủy nhi ệm cho ng ười khác khôi ph ục l ại nh ững s ự ki ện đã x ảy ra. Vi ệc nh ận
th ức nh ững s ự ki ện c ủa v ụ án th ực hi ện thông qua vi ệc xây d ựng mô hình t ội ph ạm
trên c ơ s ở nh ững thông tin thu th ập đượ c cùng v ới các thông tin b ổ tr ợ khác. Ngoài
ra, Đi ều tra viên ph ải xây d ựng mô hình t ư duy v ề m ối liên h ệ bi ện ch ứng gi ữa các
s ự ki ện đã x ảy ra v ới nh ững s ự ki ện th ực t ại. Do đó, Đi ều tra viên c ần ph ải nghiên
c ứu kĩ l ưỡng thông tin, đánh giá chính xác các s ự ki ện và đề ra h ướng hành động,
ki ểm tra các gi ả đị nh.
Trong quá trình nh ận th ức, Đi ều tra viên ph ải luôn ch ủ động để phân tích các
ngu ồn thông tin. S ự phong phú v ề thông tin v ụ án, k ết h ợp cùng v ới nh ững tin t ức
ch ưa đầ y đủ hi ện có là đi ều ki ện giúp quá trình t ư duy c ủa Đi ều tra viên v ề v ụ án
g ặp nhi ều thu ận l ợi, t ừ đó mà nhanh chóng xây d ựng đượ c mô hình chính xác v ề v ụ
án đã x ảy ra.
Đặc bi ệt, trong quá trình đi ều tra v ụ án hình s ự thì ho ạt động nh ận th ức c ủa
Đi ều tra viên được th ể hi ện ở s ự t ập trung tinh th ần cao độ. Vì v ậy, đòi h ỏi Đi ều tra
viên ph ải có s ự chu ẩn b ị tâm lí. Thông qua ho ạt động nh ận th ức, Đi ều tra viên có
th ể khôi ph ục l ại mô hình c ủa s ự ki ện đã x ảy ra theo các ph ương th ức: tr ực ti ếp
nh ận th ức nh ững s ự ki ện c ủa th ực t ế khách quan ho ặc nh ận th ức v ề các ngu ồn tin
do ng ười khác cung c ấp khi không có đi ều ki ện tr ực ti ếp xem xét. Vì v ậy, khi th ực
hi ện ho ạt độ ng nh ận th ức, ở Đi ều tra viên th ường n ảy sinh hai quá trình liên quan

3


m ật thi ết v ới nhau, là: Nh ận th ức v ề s ự ki ện c ần thi ết cho vi ệc xây d ựng mô hình
x ảy ra và nh ận th ức v ề nh ững ng ười cung c ấp thông tin có liên quan đế n v ụ án.
2.

Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử

Tính chất tìm tòi về đối tượng của quá trình nhận thức thấp hơn so với giai

đoạn điều tra.Hội đồng xét xử chủ yếu dựa vào hồ sơ, tài liệu của cơ quan điều tra
để nhận thức vụ án.
Hoạt động nhận thức của Hội đồng xét xử mang tính gián tiếp cao hơn so với
giai đoạn điều tra.
Ví dụ: Trong điều tra cơ quan điều tra nhận thức trực tiếp thông qua hiện trường vụ
án hay các công cụ, phương tiện, nạn nhân… Còn trong giai đoạn xét xử Hội đồng
xét xử nhận thức thông qua hồ sơ vụ án nên hoạt động nhận thức của Hội đồng xét
xử gián tiếp hơn giai đoạn điều tra.
Lượng thông tin mà Hội đồng xét xử phải kiểm tra, đánh giá ít hơn so với
lượng thông tin ở giai đoạn điều tra và mang tính định hướng.
Ví dụ: trong giai đoạn xét xử, thông tin đã được các điều tra viên, cơ quan điều tra
chọn lọc, loại đi những tình tiết không liên qua. Các kết luận điều tra của cơ quan
điều tra mang tính chất định hướng cho cơ quan xét xử trong quá trình xét xử.
Thời gian nhận thức của Hội đồng xét xử ngắn hơn hoạt động điều tra.
Hoạt động nhận thức ở hoạt động xét xử mang tính chủ động cao hơn so với
giai đoạn điều tra.
Quá trình nhận thức của Hội đồng xét xử bao gồm cả việc nhận thức các điều
luật cần áp dụng đối với vụ án.
Kết quả của cụ án phụ thuộc vào các yếu tố sau:



Sự đầy đủ, chính xác của hoạt động điều tra
Tính tích cực của các thành viên trong hội đồng xét xử.
Tính đầy đủ, tính chính xác trong tri giác thông tin và kiểm tra nguồn chứng





cứ tại phiên tòa.
Tính tập thể cảu hoạt động xét xử
Điều kiện bên ngoài của hoạt động xét xử.




4


Ví dụ: dư luận về phiên tòa, ảnh hưởng từ gia đình nạn nhân
3.

Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong thi hành án phạt tù.
Trong việc thi hành án phạt tù, toàn bộ hoạt động giáo dục và hoạt động cải

tạo người phạm tội chỉ có thể tiến hành được với sự hiểu biết sâu sắc về các đặc
điểm tâm sinh lý của mỗi phạm nhân. Quá trình giáo dục, cải tạo phải kết hợp với
việc nghiên cứu biểu hiện thái độ của phạm nhân trong lao động, học tập và đời
sống xã hội…. Chính điều kiện của trại sẽ tạo điều kiện cho cán bộ quản giáo nhận
thức về phạm nhân. Đồng thời cán bộ quản giáo có khả năng theo dõi phạm nhân
trong lối sống, trong lao động, học tập, trong thời gian nghỉ ngơi của họ.
Để giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản giáo không những phải biết
trạng thái tâm lý của họ trong hiện tại, mà còn phải biết những thiếu xót tâm lý- xã
hội của họ đã nảy sinh bằng cách nào trong quá trình hình thành cách xử sự chống
đối pháp luật của họ. Vì vậy, cán bộ quản giáo phải thu thập những thông tin về
điều kiện phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án. Khi nghiên cứu nhân cách
phạm nhân cần phải sử dụng những thông tin cần thiết thu thập được qua cảnh sát
khu vực, qua thân nhân của họ, qua cơ quan nơi họ đã làm việc trước đây… Điều

này góp phần đáng kể trong việc nhận thức về cá nhân phạm nhân.
Tác động giáo dục phải luôn luôn cân nhắc đến hành vi phạm tội cụ thể, chỉ
khi đó hoạt động giáo dục, cải tạo mới có hiệu quả. Cán bộ quản giáo phải lưu ý
đến mối quan hệ giữa phạm nhân và hoàn cảnh phạm tội, phẩm chất ý chí và phẩm
chất tâm lý khác của họ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và sau
khi phạm tội. Phải nghiên cứu động cơ phạm tội cụ thể và đặc điểm của nó. Động
cơ phạm tội có thể là bề vững mà cũng có thể là tạm thời.
Điều tra viên điều tra vụ án do phạm nhân này thực hiện có thể giúp cán bộ
quản giáo thực hiện hoạt động nhận thức ở giai đoạn cải tạo. Nếu trong quá trình
nghiên cứu, điều tra viên thu thập và tổng hợp lại những thông tin quan trọng để tổ
chức quá trình gióa dục, cải tạo, nhằm xác định ai là người có ảnh hưởng tích cực
đến phạm nhân và có thể lợi dụng ảnh hưởng như thế nào, thì sự thông báo những
5


thông tin này cho ban giám thị trại có khả năng giúp cho họ lựa chọn đúng biện
pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân. Toàn bộ sự hiểu biết sơ bộ này giúp cán bộ quản
giáo nhận thức đầy đủ hơn về nhân cách của phạm nhân.
Cán bộ quản giáo phải nghiên cứu tỉ mỉ phạm vi hứng thú, vị trí của phạm
nhân trong nhóm, thái độ của họ đối với chế độ, đối với hành vi của mình và của
người khác, đối với sự kiện trong nhóm, nghiên cứu hình thức kỉ luật và khuyến
khích đối với phạm nhân. Nghiên cứu nhân cách phạm nhân cho phép cán bộ quản
giá phát hiện cả những phẩm chất tích cực, nó tạo cơ sở để củng cố nhân cách của
họ và để tác động đến những phạm nhân khác, tạo cơ sở để thành lập nhóm phạm
nhân tích cực.
Ví dụ: Về việc cải tạo phạm nhân Lê Văn Luyện. Khi mới nhập trại, Lê Văn
Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật
lao động của trại, và nhiều lần còn có ý định trốn trại để có tự do, không chấp hành
kỷ luật lao động, đánh lại anh Đội trưởng nên Luyện bị kỷ luật. Cũng trong thời
gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, cùng với đó

là việc tìm hiểu rõ được những yếu tố ác động đến tâm lý của Luyện để từ đó phân
tích cho Luyện thấy điều hơn, lẽ phải, có những biện pháp và chương trình giáo dục
đặc biệt cho Luyện. Chính vì thế mà giờ Luyện đã có những suy nghĩ tích cực hơn,
biết hợp tác với quản giáo để được giáo dục tốt.
III.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG ĐIỀU TRA, XÉT
XỬ VÀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ.
1)

Vai trò của hoạt động nhận thứ trong điều tra
Khi tiến hành điều tra vụ án, hoạt động nhận thức của điều tra viên được tiến

hành nhằm thu thập, xác minh các thông tin có liên quan đến vụ án như: động cơ
mục đích của tội phạm, diễn biến, hậu quả của tội phạm, đặc điểm nhân thân của
người phạm tội và các đương sự có liên quan… Dựa trên những thông tin này, điều
tra viên xây dựng lại mô hình về diễn biến của vụ án đã xảy ra, từ đó, có những căn
6


cứ, cơ sở để phân loại tội phạm, kết luận hình thức xử phạt, và cụ thể những hình
thức xư phạt đó.
Hoạt động nhận thức chính là hoạt động trung tâm, chủ yếu trong giai đoạn
điều tra tội phạm. Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên thu thập, lựa chọn,
đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định về mối liên quan
giữa các sự kiện. Ví dụ: một vụ án đã từng chấn động một thời của Nguyễn Đức
Nghĩa về hành vi giết người yêu cũ dã man, các điều tra viên phải luôn chủ động để
phân tích các nguồn thông tin về vụ án. Sự phong phú về thông tin vụ án, kết hợp
cùng với những tin tức chưa đầy đủ hiện có là điều kiện giúp quá trình tư duy của
điều tra viên về vụ án gặp nhiều thuận lợi, từ đó mà nhanh chóng xây dựng được
mô hình chính xác về vụ án đã xảy ra và nhanh chóng bắt Nguyễn Đức Nghĩa phải
chịu tội.

Hoạt động nhận thức nhằm đảm bảo thu thập tất cả các chứng cứ, tìm hiểu
thái độ, hành vi xử sự, nắm bắt được đặc điểm tâm lý của người tham gia tố tụng,
đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý của người tham gia tố tụng. Khi
nhận thức được rõ ràng, thì cơ quan điều tra mới có thể tiến hành phân tích, đánh
giá chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Chỉ khi nào hoạt động nhận thức
được thông suốt thì điều tra viên mới có thể tìm hiểu được thái độ, hành vi xử sự
của những người tham gia tố tụng. Bởi vì họ có những hành vi xử sự và tâm lý khác
nhau, tùy từng trường hợp mà cơ quan điều tra phải nắm rõ đặc điểm tâm lý thì mới
khai thác được họ. Ví dụ: trong quá trình hỏi cung bị can, điều tra viên nhận thức
được bị can không thành khẩn khai báo, có ý chối tội thì có thể sử dụng các phương
pháp tác động tâm lý như phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp thuyết
phục, đặt và thay đổi vấn đề tư duy, giao tiếp tâm lý có điều khiển,… để thay đổi
tình cảm, thái độ của bị can.

7


Như vậy, có thể thấy hoạt động nhận thức trong quá trình điều tra được thể hiện
rõ qua hoạt động của điều tra viên trong mỗi vụ án. Nó giữ vai trò chủ đạo trong
điều tra, là cơ sở cho các giai đoạn sau được tiếp tục thực hiện. Khi các điều tra
viên nhận thức đúng đắn và khách quan về các sự kiện, những tình tiết của vụ án thì
các cơ quan có thẩm quyền mới tìm ra được đúng sự thật và xét xử được công minh
nhất.
2) Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử

Trong giai đoạn xét xử, hoạt động thiết kế đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, để
thực hiện được tốt và chính xác hoạt động thiết kế trong giai đoạn này thì nhất thiết
phải có hoạt động nhận thức trước đó.
Mục đích cơ bản của hoạt động nhận thức trong xét xử là nghiên cứu,kiểm tra
và xác minh lại những chứng cứ đã phản ánh trong tài liệu điều tra và đưa ra được

bản án,quyết định đúng về vụ án đã xảy ra-đó là nhiện vụ của Tòa án.
Tuy hoạt động nhận thức của cơ quan điều tra giúp cho công tác xét xử của Tòa
án được dễ dàng hơn, nhưng kết luận về tài liệu của cơ quan điều tra chỉ mang tính
sơ bộ. Vì thế, Tòa án phải có quá trình nghiên cứu và kiểm tra lại mô hình này tại
tòa. Do đó, xét hỏi về các tình tiết của vụ án là giai đoạn trung tâm của hoạt động
xét xử, là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn độc lập trong hoạt động xét xử để
nhằm xác minh sự thật của vụ án.
Hoạt động nhận thức của Tòa án là quá trình nhận thức những chứng cứ mang
tính gián tiếp cao. Lí do chủ yếu là vì trong các vụ án hình sự, Tòa án không tiếp
xúc trực tếp với vụ án, không tham gia vào giai đoạn điều tra mà chỉ tiếp nhận
chứng cứ, tài liệu thông qua điều tra viên. Từ đó, trong giai đoạn điều tra, điều tra
viên phải có những biện pháp củng cố tài liệu thu thập một cách đầy đủ và các tài
liệu đó phải giúp cho Tòa án nhận thức được chứng cứ, xây dựng mô hình tư duy
về vụ án cần nghiên cứu một cách dễ dàng hơn.
8


Trong quá trình nhận thức, Tòa án cần phải đối chiếu mô hình về hành vi phạm
tội với điều luật cụ thể. Ở trong hồ sơ điều tra, các điều tra viên đã chỉ ra những
điều luật có thể áp dụng đối với tội phạm. Nhưng các thẩm phán vẫn cần phải kiểm
tra cẩn thận về tính đúng đắn của sự đối chiếu đó, thẩm phán phải đối chiếu một
cách cụ thể và có khoa học, có căn cứ về các hành vi phạm tội với các điều luật
tương ứng.
Như vậy, ta thấy hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử tuy không đóng
vai trò chủ đạo nhưng với mục đích kiểm tra tính đúng đắn của các thông tin, tài
liệu của vụ án đã thu thập được trong giai đoạn điều tra sẽ tạo ra cơ sở, căn cứ để
Tòa án có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về tội phạm và hình phạt tương
ứng. Đồng thời qua đó cũng khẳng định rằng tuy hoạt động thiết kế giữ vai trò chủ
đạo trong giai đoạn này, nhưng nó sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi vai trò
của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra cũng như trong quá trình xét xử.

Ví dụ: Tại phiên tòa xét xử vụ thảm sát gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích tại Bắc
Giang không chỉ có Lê Văn Luyện là người phải nhận tội mà còn nhiều bị cáo khác
là người thân, họ hàng của Luyện cũng phải nhận tội trước vành móng ngựa do đã
bao che, giúp đỡ Luyện chạy trốn và không khai báo hành vi phạm tội của Luyện
với cơ quan chức năng. Phiên tòa xét xử vụ án Lê Văn Luyện diễn ra rất căng
thẳng, nhiều người tham gia phiên tòa và đặc biệt là thân nhân người bị hại đều
không đồng ý với quyết định của Hội đồng xét xử đưa ra, họ gào thét phản kháng,
đòi kháng nghị thậm chí có người khóc ngất trong phiên tòa. Với bản chất nhân đạo
của luật hình sự Việt Nam hiện hành cùng với những kinh nghiệm, cũng như quá
trình nhận thức những lời buộc tội của bên đại diện Viện kiểm sát, lời khai của các
bị cáo, lời bào chữa của bên luật sư biện hộ cho bị cáo mà Hội đồng xét xử đã
thống nhất đưa ra bản án 18 năm tù giam cho Lê Văn Luyện, các bị cáo khác cũng
phải chịu án tù giam cho hành vi phạm tội của mình. Đồng thời, gia đình Lê Văn
Luyện phải bồi thường cho bên gia đình bị hại và phải chu cấp hàng tháng cho nạn
nhân 8 tuổi bị Luyện chém đứt tay đến khi đủ 18 tuổi. Tuy bản án gây nhiều tranh
9


cãi, bức xúc cho bên gia đình bị hại và xã hội nhưng đã chứng tỏ việc nhận thưc
đúng đắn của Hội đồng xét xử về hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của người
chưa thành niên theo đúng quy định của pháp luật.
3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong thi hành án phạt tù
Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn này chủ yếu là nhằm giáo
dục cảm hóa phạm nhân, đảm bảo cho họ sẽ không tái phạm sau khi đã chấp xong
hình phạt tù hay được mãn hạn tù. Nhưng mục đích của hoạt động nhận thức phải
đảm bảo cho hoạt động giáo dục, cải tạo của phạm nhân đạt kết quả tốt. Để giáo
dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản lí không những phải biết trạng thái tâm lí của
họ trong hiện tại mà còn phải biết những thiếu sót tâm lí xã hội của họ đã nảy sinh
bằng cách nào trong quá trình hình thành những tập quán, thói quen, cách cư xử
chống đối pháp luật của họ. Vì thế, cán bộ quản giáo phải thu thập cả nhưng thông

tin về điều kiện phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án: thông tin về gia
đình, về mối quan hệ giữa họ với gia đình…
Điều tra viên điều tra vụ án hình sự do phạm nhân này thực hiện có thể giúp
cán bộ quản giáo thực hiện hoạt động nhận thức ở giai đoạn cải tạo. Nếu trong quá
trình nghiên cứu, điều tra viên thu thập và tổng hợp lại những thông tin quan trọng
để tổ chức quá trình giáo dục, cải tạo nhằm xác định ai là người có ảnh hưởng tích
cực đến phạm nhân…thì sẽ thông báo những thông tin này cho ban giám thị trại
giam có khả năng giúp cho lựa chọn đúng biện pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Cán bộ quản giáo cần phải nghiên cứu tỉ mỉ về thái độ, hành vi, hứng thú…
của phạm nhân. Kết quả nghiên cứu giúp cán bộ quản giáo hiểu rõ hơn về những
phẩm chất của phạm nhân: tính cách, phẩm chất, ý chí của phạm nhân…đã hình
thình ở họ. Quá trình nghiên cứu nhân cách phạm nhân cho phép cán bộ quản giáo
phát hiện cả những nét phẩm chất tích cực, nó tạo cơ sở củng cố nhân cách của họ
và để tác động giáo dục đến những phạm nhân khác, tạo cơ sở để thành lập một
nhóm phạm nhân tích cực.
10


Như vậy, từ những yếu tố trên, có thể kết luận: Tuy hoạt động giáo dục đóng
vị trí quan trọng nhất trong giai đoạn này, nhưng bên cạnh đó ta cần phải hiểu vấn
đề là để hoạt động giáo dục có vai trò đó là phải dựa trên những sự tác động của
hoạt động nhận thức, bởi vì ở trong giai đoạn này thì hoạt động nhận thức đã tạo ra
các cơ sở về nhận thức tâm lí bên trong của phạm nhân, để từ đó mà các cán bộ
quản giáo mới có những phương pháp giáo dục cải tạo phạm nhân phù hợp, cảm
hóa dần những sai làm của họ và hướng tới việc đảm bảo cho họ sẽ không thực
hiện những hành vi vi phạm pháp luật nữa sau khi đã chấp hành xong hình phạt.
Ví dụ: Là đàn em của ông trùm Năm Cam khét tiếng tại Sài Gòn, từng tham
gia sát hại cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn hơn 10 năm về trước, bị cáo Lê Thanh
Tùng tưởng như phải chịu mức án tử hình nhưng Hội đồng xét xử đã giảm mức án
xuống còn chung thân và đến thời điểm hiện tại chỉ còn hơn 5 năm nữa là bị cáo sẽ

được thả tự do vì trong thời gian ở tù phạm nhân Tùng đã có quá trình cải tạo tốt và
được giảm án 3 lần. Kết quả này phải kể dến công lao của các cán bộ quản giáo
trong trại giam với sự giúp đỡ từ phía gia đình phạm nhân. "Những năm đầu trong
trại giam Phước Hoà, tôi liên tiếp gây rối, đánh bạn tù. Nhưng được các quản giáo
khuyên nhủ cùng với cậu con trai được ông bà nuôi nấng đã biết bặp bẹ tiếng ba
làm tâm trạng tôi cũng phần nào nguôi ngoai. Tôi rất mong muốn được trở về",
Tùng nói. Hơn 10 năm qua, tôi khao khát ngày về để được phụ giúp cha mẹ già và
nuôi nấng con trai. Nó nhiều lần đến thăm hỏi động viên tôi. Nó bảo ngoài ông bà
nội ra chỉ biết đến tôi và đang rất mong tôi về", Tùng nói về lý do khiến anh càng
quyết tâm cải tạo tốt. Những ngày trả án, Tùng được dạy nhiều nghề từ tách hạt
điều, may túi xách, làm ghế…. Ngoài những việc được giao, anh còn phụ thêm việc
vặt khác của trại. Những lúc rảnh rỗi, anh lại thêu khăn hay những món đồ chơi nhỏ
xinh gửi về cho ba mẹ và con trai. “Một mẫu thêu tay tôi làm khoảng 5-6 ngày, tặng
cả các cán bộ trại giam”, anh kể với ánh mắt đầy tự hào.
KẾT LUẬN
11


Hoat động nhận thức là một quá trình pháp triển toàn diện tất cả các thành
phần của hoạt động tư pháp. Có thể nói, nhận thức là một trong những dạng hoạt
động cơ bản của hoạt động tư pháp, là phương tiện thực hiện các hạt động khác
trong hoạt động tư pháp.Trong hoạt động nhận thức của quá trình tố tụng, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải tiếp nhận một khối lượng thông tin đồ sộ từ nhiều
nguồn khác nhau nhưng những thông tin này thường khó xác định. Do đó, cơ quan
tiến hành tố tụng phải tiến hành sàng lọc, chắp nối các thông tin lại cùng với việc
phân tích, đánh giá để rồi rút ra mối quan hệ giữa các nguồn thông tin để có những
đánh giá đúng trong việc điều tra, xét sử và thi hành án phạt tù.

12




×