Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

SKKN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT “TRÁCH NHIỆM” CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP BẰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 THAM GIA XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG NXB GIÁO DỤC 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 73 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT “TRÁCH NHIỆM”
CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP
BẰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG
NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA XÂY DỰNG
CỘNG ĐỒNG BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI
CUỘC SỐNG NXB GIÁO DỤC 2022

Năm học: 2022 - 2023


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................... 2
1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Các bước thực hiện đề tài .......................................................................... 3
III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3
B. NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
I. Cơ sở vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 4
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4
1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ................................. 4
1.2. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 5
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 6
2.1. Thực trạng của vấn đề phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học
sinh qua chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng” .................................... 6


2.2. Tình hình học tập của học sinh đối với môn Hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp qua chủ đề: Tham gia xây dựng cộng đồng ....................... 8
II. Một số giải pháp phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học sinh lớp 10
trường THPT Quỳ Hợp qua chủ đề 6 - Tham gia xây dựng cộng đồng - Bộ
sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2022. ................................ 9

1. Một số giải pháp phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học sinh lớp 10. Error! Bookm
1.1. Nắm vững cấu trúc nội dung chương trình SGK Hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp 10 bộ kết nối tri thức với cuộc sống, xác định phương
pháp cho các kiểu bài khác nhau. ............................................................. 9
1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh và giáo viên về sự cần thiết của việc
dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp gắn với phát triển phẩm
chất “Trách nhiệm”. ............................................................................... 10
1.3. Phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt trong
giờ dạy học hoạt động trải nghiệm ......................................................... 11
1.4. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động: sinh
hoạt lớp, Chào cờ đầu tuần trong chủ đề Tham gia xây dựng cộng đồng. .... 15


1.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
học sinh ................................................................................................. 16
1.6. Đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
ở trường THPT Quỳ Hợp đi vào thực tế. ................................................ 16
2. Thiết kế bài hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển phẩm chất
“Trách nhiệm” cho học sinh lớp 10 qua chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng ....... 18
2.1. Cơ sở thiết kế ........................................................................................ 18
2.2. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 19
III. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất......................52
C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 58
1. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 58

1.1. Tính mới ................................................................................................ 58
1.2. Tính khoa học ........................................................................................ 59
1.3. Tính hiệu quả ........................................................................................ 59
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60
2.1. Với giáo viên ......................................................................................... 60
2.2. Với học sinh ............................................................................................ 61
2.3.Với các cấp quản lý ................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 62
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1

GD &ĐT

Giáo dục và đào tạo

2

GV

Giáo viên

3


HS

Học sinh

4

NQTW

Nghị quyết trung ương

5

QH

Quốc hội

6

SL

Số lượng

7

TCN

Trước công nguyên

8


THPT

Trung học phổ thông

9

TL

Tỉ lệ

TT


A. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, trước những yêu cầu của sự phát
triển kinh tế, khoa học công nghệ, địi hỏi giáo dục Việt Nam nói chung và giáo
dục trung học phổ thơng nói riêng phải qn triệt bốn mục tiêu lớn của giáo dục:
Học để biết; học để làm; học để làm người; học để cùng chung sống và tự khẳng
định mình. Để thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên đòi hỏi mỗi nhà trường cần
phải quán triệt nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục đó là: Học đi đôi với hành, lý
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục gắn với lao động, giáo dục nhà trường gắn với
giáo dục gia đình và xã hội.
Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã nhấn mạnh nội dung đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các
trường trung học phổ thông đã tiến hành chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải

nghiệm nhằm tạo ra những phương thức học tập hiệu quả, gắn lí thuyết với hoạt
động hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện về cả kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Mục tiêu đổi mới cũng đã được Quốc hội quy định tại Nghị quyết 88/2014/QH13:
“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo chuyển biến
căn bản, tồn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ,
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền
thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài
hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cũng đã nhấn mạnh: “bảo đảm phát
triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những
kiến thức cơ bản thiết thực, hiện đại, hài hồ đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực
hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”.
Để thực hiện được mục tiêu, chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 đã hình
thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua các môn học và đặc biệt là hoạt động
trải nghiệm. Chương trình cũng đã nêu rõ hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là
hoạt động quan trọng để phát triển các phẩm chất ấy.
Trong quá trình dạy học bản thân chúng tơi đã trăn trở rất nhiều về vấn đề
dạy học Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, môn học được dạy từ cấp Tiểu học
đến Trung học phổ thông hiện nay. Trọng tâm của môn học là phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải
nghiệm tích cực, tạo điều kiện học sinh trải nghiệm thơng qua các hoạt động tìm
1


tịi, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có vào đời sống, hình thành phát triển kĩ
năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu
được từ trải nghiệm, tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ phân tích, khái quát hóa
những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức vào kĩ năng mới.

Năm học 2022 - 2023 lại là năm học đầu tiên cấp THPT thực hiện chương
trình GDPT 2018 từ lớp 10, đưa môn học Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp vào
Chương trình dạy học. Đây là mơn học có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi
với học sinh và thực tế cuộc sống. Trong đó, phần kiến thức chủ đề 6 - “Tham gia
xây dựng cộng đồng” có liên quan đến việc phát triển các phẩm chất cho học sinh,
nhất là phẩm chất “Trách nhiệm”. “Trách nhiệm” là một trong những phẩm chất
quan trọng cần được phát triển ở mọi người, đặc biệt là học sinh.
Bởi vậy, để góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Chương trình
GDPT 2018, xuất phát từ những yêu cầu của đổi mới dạy học và ý nghĩa quan
trọng của môn học chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển phẩm chất
“Trách nhiệm” cho học sinh lớp 10 Trường THPT Quỳ Hợp bằng một số hoạt
động trải nghiệm hướng nghiệp qua chủ đề 6 - Tham gia xây dựng cộng đồng” Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2022 . Với mong muốn
giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm có hiệu quả cao phát
triển năng lực và phẩm chất cho người học
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình GDPT 2018 nêu rõ: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến
lớp 12; ở cấp tiểu học được gọi là hoạt động trải nghiệm; ở cấp trung học cơ sở và
cấp trung học phổ thông được gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Môn
học Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được giảng dạy trong cả chương trình
lớp 10, có tới 11chủ đề nhằm bồi dưỡng, phát triển tồn diện cho học sinh.
Tuy nhiên, trong khn khổ cho phép và qua thực tiễn giảng dạy, chúng
tôi chỉ nghiên cứu việc giáo dục, phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học
sinh lớp 10 Trường THPT Quỳ Hợp bằng một số hoạt động trải nghiệm qua chủ đề
6 - “Tham gia xây dựng cộng đồng” - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB
Giáo dục, 2022.
Đề tài được nghiên cứu, thực hiện từ năm 2022 - 2023 cho đến nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học sinh lớp 10 trường THPT

Quỳ Hợp bằng một số hoạt động trải nghiệm qua chủ đề 6 - Tham gia xây dựng
cộng đồng
- Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp.
2


- Định hướng thiết kế giờ dạy học bằng một số hoạt động trải nghiệm qua
chủ đề 6 - Tham gia xây dựng cộng đồng
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lí luận của
các phương pháp dạy học tích cực, nghiên cứu xu hướng dạy học theo hướng
phát triển năng lực và các văn bản quy định hiện hành, nghiên cứu về nội dung
chủ đề mơn học.
- Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát về thực trạng dạy
học của một số giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện
Quỳ Hợp.
(Mẫu phiếu điều tra ở phần Phụ lục)
- Nhóm phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động dạy học
theo chủ đề 6 - Tham gia xây dựng cộng đồng
- Phương pháp thống kê, so sánh:
+ Thống kê kết quả điều tra giáo viên, học sinh khi áp dụng đề tài
+ Thống kê theo kết quả Đạt và Chưa đạt, chỉ tiêu năng lực và phẩm chất
của học sinh sau khi áp dụng đề tài. Và xử lí bằng các cơng thức tính tốn.
4. Các bước thực hiện đề tài
- Khảo sát thực tiễn giảng dạy việc phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho
học sinh lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp bằng cách gặp gỡ và trao đổi với giáo viên,
học sinh về vai trò của phần hoạt động trải nghiệm, tình hình dạy học hoạt động
trải nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức hoạt động trải nghiệm vào để phát triển

các phẩm chất cho người học ứng dụng vào thực tế.
- Tổng hợp kết quả điều tra và phân tích số liệu thu thập được để đưa ra kết
luận về thực trạng vấn đề và tính thiết thực, cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất các kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong quá trình
giảng dạy, dự giờ các tiết dạy - học Hoạt động trải nghiệm hướng vào việc phát
triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học sinh lơp 10 qua các chủ đề học tập.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy học chủ đề theo hướng phát triển năng lực
phẩm chất cho học sinh, phát triển phẩm chất “Trách nhiệm”. Từ đó thực nghiệm
tại các lớp đã chọn. Sau khi giảng dạy có hình thức kiểm tra, đánh giá phẩm chất
trách nhiệm của học sinh để thấy được sự tiến bộ của các em và để đánh giá tính
hiệu quả của đề tài
- Phân tích kết quả sau khi đã tác động. Đưa ra kết luận về tính thiết thực,
khả năng ứng dụng của đề tài nghiên cứu.
III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
- Phần 1: Nội dung
- Phần 2: Kết luận và kiến nghị

3


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái quát về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Hoạt động trải nghiệm, học đi đôi với hành và học gắn liền với thực tế cuộc
sống là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục trên toàn thế giới hiện
nay. Giáo dục hiện đại trên thế giới đã đúc kết giáo dục hiện đại là phải giúp người
học phát triển các năng lực quan trọng, cần thiết của thế kỷ 21 mà giáo dục thế giới
đã đúc kết trong 4 chữ “C” như sau:
Critial thinking (Tư duy phản biện)

Communication (Giao tiếp)
Collaboration (Hợp tác)
Creativit (Sáng tạo)
Song hành cùng các nhà khoa học và nền giáo dục thế giới những năm gần
đây nước ta cũng đang tiến dần vào hội nhập. Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4
tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
với nội dung giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào; nhằm tạo ra những phương thức học tập hiệu quả, gắn lí thuyết với vận
động, với thao tác vật chất, với đời sống thực, giúp học sinh đạt được tri thức và
kinh nghiệm theo các hướng tiếp cận khơng hồn tồn giống nhau, có tác dụng hỗ
trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện về cả kiến thức, kỹ năng, phẩm
chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trong tài liệu Định hướng đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục
phổ thơng sau năm 2015, nêu rõ việc đổi mới chương trình và SGK theo hướng
phát triển phẩm chất và năng lực cho người học là đảm bảo tính hiện đại, phù hợp
xu thế chung của giáo dục thế giới. Đây phải là quan điểm xuyên suốt chương trình
và nội dung dạy - học trải nghiệm.
Về yêu cầu cần đạt, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng nêu rõ:
Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh
những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học
sinh những năng lực sau: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng
lực thể chất góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
4


Thứ ba, những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt

lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình mơn
học, hoạt động giáo dục. Trong đó năm phẩm chất cần đạt của chương trình giáo
dục là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong đó đáng chú ý
nhất đó là phẩm chất “Trách nhiệm” của học sinh. Phẩm chất này nêu rõ “Trách
nhiệm: chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi
họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn”.
Cơ sở lý luận đó đã chứng minh ưu thế của việc dạy học trải nghiệm có thể
phát triển được phẩm chất cho học sinh THPT. Trong đó “Trách nhiệm” là một
trong năm phẩm chất quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Trải nghiệm
Trải nghiệm là hoạt động tìm kiếm kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nhân cách,
tình cảm, thái độ và ý chí thơng qua thực tiễn cuộc sống nhằm rút ra những bài học
kinh nghiệm cho bản thân.
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền
với kinh nghiệm, cuộc ѕống để học ѕinh trải nghiệm và ѕáng tạo. Hoạt động trải
nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học ѕinh, về cơ bản
là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với ѕự nỗ lực giáo dục
giúp phát triển ѕáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Điều đó địi
hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh
hoạt, học ѕinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Từ đó, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của HS trong các
mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp, được triển
khai qua bốn mạch nội dung chính: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động
hướng vào xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
"Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thơng mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có
nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn
từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của

bản thân".
1.2.3. Phẩm chất
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con
người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Phát triển phẩm chất người
học, trong đó năm phẩm chất cần đạt của chương trình giáo dục là: Yêu nước, nhân
ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đó là năm phẩm chất cần có của người học,
giáo viên khi dạy học theo chủ đề phải kết hợp các hình thức để phát triển được
các phẩm chất cho học sinh.Trong đó đáng chú ý nhất đó là phẩm chất “Trách
nhiệm” của học sinh trước cuộc sống.
5


1.2.4. Trách nhiệm
Trách nhiệm là nhiệm vụ mà mỗi người cần phải thực hiện và phải có ý thức
đối với những việc làm đó. Trách nhiệm được đánh giá là một nhiệm vụ cao cả,
đồng thời nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình làm việc, giao tiếp và các
mối quan hệ xã hội.
Để đạt được những điều mình mong muốn, bạn phải ln có trách nhiệm với
bản thân, trách nhiệm với gia đình và tồn xã hội. Hơn nữa bạn cũng ln ý thức
trách nhiệm của mình với môi trường sống.
Trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới tồn
diện có được những năng lực phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức. Hoạt
động trải nghiệm là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã
hội và gia đình, là con đường rèn luyện kỹ năng, hành vi cho học sinh tạo nên sự
phát triển năng lực phẩm chất hài hoà của người học.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thực trạng của vấn đề phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học
sinh qua chủ đề “Tham gia xây dựng cộng đồng”
Để tìm hiểu thực trạng tiếp cận phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học
sinh định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Chúng tơi đã tìm hiểu thực

trạng việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực kết hợp các hình thức
trải nghiệm ở các trường THPT trong huyện qua phiếu điều tra. Hoạt động điều tra
được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra qua phầ n mềm Google Forms theo
biểu mẫu (Phiếu điều tra số 1) gửi đến 20 giáo viên tham gia giảng dạy môn Hoạt
động trải nghiệm lớp 10 . Thời gian điều tra vào tháng 10 năm 2022.
Kết quả cụ thể như sau
Nội dung trao đổi

TT

Kết quả
SL

TL%

Sự cầ n thiết của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp
các hình thức hoạt động trải nghiệm trong trường THPT hiện nay:
1

a. Không cầ n thiết

0

0%

b. Cầ n thiết

4

20%


c. Rất cầ n thiết

16

80%

Thực trạng tổ chức dạy học Hoạt động trải nghiệm gắn với việc giáo dục
phẩm chất “Trách nhiệm” của học sinh THPT
2

a. Chưa bao giờ tổ chức

15

75%

b. Thỉnh thoảng tổ chức

5

25%

c. Tổ chức thường xuyên

0

0%
6



Sự hiểu biết của giáo viên về quy trình tổ chức dạy Hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp bằng các phương pháp tích cực kết hợp các hình thức trải
nghiệm qua chủ đề: “Tham gia xây dựng cộng đồng”
3

a. Chưa biết

12

60%

b. Chưa thực sự hiểu rõ từng bước tổ chức dạy học

8

40%

c. Đã hiểu rõ đầ y đủ các bước dạy học

0

0%

Nhận định của giáo viên nếu vận dụng phương pháp dạy học tích cực kết
hợp các hình thức trải nghiệm khi dạy Chủ đề 6: “Tham gia xây dựng cộng
đồng” sẽ góp phần phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học sinh.
4

5


a. Khơng hiệu quả

0

0%

b. Hiệu quả bình thường

4

20%

c. Rất hiệu quả

16

80%

Sự hứng thú của GV trong việc chủ động áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực và hình thức trải nghiệm vào dạy môn Hoạt động trải
nghiệm lớp 10
a. Khơng hiệu quả

0

0%

b.Hiệu quả bình thường


5

25%

c. Rất hiệu quả

15

75%

Việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh ở các trường THPT chưa được áp dụng thường xuyên. Một số giáo viên
đã tích cực vận dụng tuy nhiên cịn gặp nhiều khó khăn khi xây dựng kế hoạch
bài học.
Hơn nữa đây là năm đầu tiên thực hiện dạy học hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp nên Ban giám hiệu nhà trường còn bỡ ngỡ, chưa định hướng được
nội dung dạy học, chủ yếu giao cho chủ nhiệm tự nghiên cứu dạy, thiếu tài liệu,
thiếu sách cho giáo viên, bên cạnh đó các phương pháp dạy trải nghiệm cũng chưa
thực sự phù hợp với thực tiễn, chưa phong phú, diễn ra trên lí thuyết, mang tính
đối phó và hiệu quả chưa cao. Vả lại Hoạt động trải nghiệm cũng không phải là
môn thi tốt nghiệp nên tâm lí giáo viên cũng xem nhẹ. Cũng từ những hạn chế đó
chúng tơi nhận thấy, hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT Quỳ Hợp còn chưa
phong phú, hiệu quả chưa cao.
7


2.2. Tình hình học tập của học sinh đối với môn Hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp qua chủ đề: Tham gia xây dựng cộng đồng
Về cơ bản các em đã được trang bị các năng lực và phẩm chất qua sự kết
hợp các mơn học chính khóa và trải nghiệm, phần lớn các em đã phát huy tốt các

phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Khi đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng hứng
thú học tập của học sinh đối với bộ môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Tiến hành điều tra bằng phiếu (phiếu điều tra số 2) gửi đến 156 học sinh chọn
ngẫu nhiên ở các trường THPT qua phầ n mềm Google Forms. Thời gian điều tra
tháng 10 năm 2022.
Kết quả cụ thể như sau
TT
1

Kết quả

Nội dung trao đổi

SL

TL%

Thực trạng học tập môn Hoạt động trải nghiệm gắn với vấn đề phát triển
trách nhiệm qua các hoạt động trải nghiệp thực tế

2

a. Chưa từng tham gia

130

83,3%

b. Đã được tham gia nhưng rất ít


26

16,7%

c. Tham gia thường xuyên

0

%

Thực trạng học sinh đã tham gia các hoạt động trải nghiệm Tham gia xây
dựng cộng đồng
a. Chưa bao giờ

80

51,3%

b. Thỉnh thoảng

60

38,4%

c. Thường xuyên

16

10,3%


Hứng thú của học sinh khi học mơn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
3

4

a. Khơng thích học

124

79,5%

b.Bình thường

22

14,1%

c. Thích học

10

6,4%

Mong muốn của HS khi được học tập bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo
a.Khơng thích

12

7,70%


b. Bình thường

20

12,8%

c. Rất thích

124

79,5%

Đa số học sinh học tập chủ yếu qua bài dạy của giáo viên, thỉnh thoảng thảo
luận với bạn bè hoặc nhờ thầ y cô hướng dẫn, khả năng chủ động tự học, tự nghiên
cứu SGK, tài liệu tham khảo chưa hiệu quả, chưa u thích mơn học, chưa tích cực
xây dựng bài và khả năng hợp tác nhóm chủ yếu mức trung bình.
8


Khi được hỏi lý do vì sao các em khơng thích mơn Hoạt động trải nghiệm,
khơng thích phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm, các em trình bày nhiều ngun
nhân. Chẳng hạn như, khơng có thời gian đi thực tế vì bài học quá nhiều, hoạt động
trải nghiệm cũng chỉ là môn phụ không thi tốt nghiệp nên chỉ dừng lại mức độ đơn
giản. Để dành thời gian tập trung vào các mơn chính. Những chủ đề đó bình
thường không sâu sắc, bài học nhàm chán.
Mặt khác, do đối tượng tuyển sinh học sinh của nhà trường ở nhiều địa bàn
khác nhau, hồn cảnh và điều kiện gia đình cịn nhiều khó khăn, kinh phí phục vụ
hoạt động trải nghiệm cịn hạn chế, chưa có chính sách đối với giáo viên, cán bộ
Đoàn tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Thêm một thực trạng đáng buồn nữa là hiện nay, phổ biến tình trạng ý thức
về Trách nhiệm của học sinh chưa cao, học sinh không có trách nhiệm, khơng tự
nhận trách nhiệm về mình, thường xuyên đổ lỗi trách nhiệm cho người khác. Cộng
thêm nhiều yếu tố, nguyên nhân khách quan khác nữa dẫn đến học sinh khơng có
thời gian trải nghiệm thực tế …
Từ thực tế đó, trong 5 phẩm chất cơ bản cần hình thành và phát triển của
Chương trình giáo dục 2018, chúng tôi muốn nhấn mạnh và đặc biệt chú trọng giáo
dục và phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” cho học sinh.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT “TRÁCH
NHIỆM” CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP QUA CHỦ
ĐỀ 6 - THAM GIA XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI
THỨC VỚI CUỘC SỐNG, NXB, GIÁO DỤC 2022.
1.1. Nắm vững cấu trúc nội dung chương trình SGK Hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp 10 bộ kết nối tri thức với cuộc sống, xác định phương pháp cho các
kiểu bài khác nhau.
Môn Hoạt động trải nghiệm năm học này mới là mơn học chính thức, bắt
buộc, có tới 11 chủ đề, chiếm đến 105 tiết trong cả năm, có nhiều đơn vị kiến thức,
nên trước hết giáo viên cần phải nắm vững cấu trúc chương trình, kiểu dạng bài
trải nghiệm cụ thể.
Theo Chương trình Giáo dục phổ thơng hoạt động 2018, trải nghiệm và hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp, có 4 nhóm nội dung hoạt động trải nghiệm ở bậc
THPT:
- Hoạt động trải nghiệm hướng vào bản thân như chủ đề: Khám phá bản
thân. Rèn luyện bản thân
- Hoạt động trải nghiệm hướng đến xã hội như chủ đề: Chủ động, tự tin
trong học tập và giao tiếp, trách nhiệm với gia đình, Tham gia xây dựng cộng đồng
- Hoạt động trải nghiệm hướng đến tự nhiên như: Bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên, Bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp như chủ đề: Tìm hiểu nghề nghiệp,
9



lập kế hoạch học tập lựa chọn nghề nghiệp
Bốn nhóm nội dung hoạt động trải nghiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ hình
thành, phát triển các phẩm chất, thái độ, hành vi, kiến thức, kỹ năng, năng lực
chung và các năng lực đặc thù cho HS, các nội dung hoạt động trải nghiệm được
xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự
nhiên và với nghề nghiệp năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 có 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt
dưới cờ; Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp, đồng thời là 3 dạng hoạt
động của hoạt động trải nghiệm.
Trong các chủ đề bài học Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 thường có
ba phần: Định hướng nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề, định hướng nội
dung sinh hoạt dưới cờ, định hướng nội dung sinh hoạt lớp. Song, chúng tôi chủ
yếu khai thác ở nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp bởi đó là
phần thể hiện trong các tiết trải nghiệm hướng nghiệp do giáo viên chủ nhiệm trực
tiếp giảng dạy trên lớp.
- Ví dụ khi dạy Chủ đề 7: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Khi dạy Hoạt
động 5: Tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Giáo viên phải định hướng
cho học sinh phát huy hết năng lực phẩm chất của người học bằng các kĩ thuật dạy
học tích cực như hoạt động nhóm, dạy học theo dự án, vận dụng kết hợp các năng
lực bản thân kết hợp trải nghiệm thực tế từ đời sống ở địa phương, thuyết trình,
vận dụng các kĩ năng xã hội tham gia thực hiện kế hoạch tuyên truyền mọi người
có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
Để phát huy vai trò “Trách nhiệm” của người học, giáo viên giao nhiệm vụ
cho học sinh: Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân trong gia đình bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Tham gia các tổ chức xã hội,
Đoàn thanh niên thực hiện tại địa phương để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Yêu
cầu các nhóm phải đi vào trải nghiệm thực tế bằng những việc làm phù hợp để bảo
tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương, trường học... Đồng thời các nhóm phải

viết bản tin, quay video clip, nhận xét về việc làm, hành vi bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên và tuyên truyền mở rộng tại địa phương. Từ đó phát triển được phẩm chất
“Trách nhiệm” của người học trước hoạt động của chủ đề, gắn vào trải nghiệm một
cách thực sự hiệu quả.
1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh và giáo viên về sự cần thiết của việc
dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp gắn với phát triển phẩm chất
“Trách nhiệm”.
1.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, giao lưu tiếp xúc với học sinh, chúng tôi nhận ra
rằng: trong tất cả các biện pháp sư phạm để học sinh chịu hợp tác thì biện pháp
tâm lí là quan trọng, cần được giáo viên thực hiện trước nhất. Hãy khơi gợi trong
các em những tình cảm, cảm xúc trong sáng với môn học, với người dạy trước khi
10


các em bỏ công sức ra để khám phá tri thức bộ môn. Khi những vướng mắc ban
đầu đã được tháo gỡ, khi mối quan tâm, tình cảm của người học dành cho mơn học
đã có, mối quan hệ thầy trị thân thiện được thiết lập thì người học sẽ sẵn sàng hợp
tác với giáo viên, tích cực trong học tập.
Với các chủ đề phát huy các phẩm chất người học, bản thân tôi vẫn thường
tham gia trải nghiệm cùng với học sinh trong các lần trải nghiệm thực tế. Ví dụ
như trong bài dạy chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng - Hoạt động 3: Thực
hiện biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội. Học
sinh khi đi thưc tế để lựa chọn và thực hiện các biện pháp thu hút mọi người vào
hoạt động xã hội xây dựng cộng đồng phù hợp với em. Cụ thể hoạt động bảo vệ di
tích văn hóa lịch sử. Chúng tơi đã đi thực tế cùng các nhóm vận động cộng đồng
cùng tham gia bảo tồn các di tích lịch sử, biết ơn người có cơng với đất nước như:
Di tích Đền Thờ tạo Nọi ở xã Châu Cường và Đền Le ở xã Châu Quang, cùng các
em gặp gỡ các già làng để tìm hiểu, phỏng vấn về các di tích đồng thời tuyên
truyền thu hút mọi người cùng bảo vệ các di tích. Sau khi trải nghiệm xong giáo

viên dành phần thời gian để học sinh thảo luận, trình bày, giáo viên tạo được bầu
khơng khí cho học sinh lắng nghe, thảo luận biết phản biện, biết trao đổi ý
kiến…Từ đó, học sinh sẽ cảm thấy giờ học có ý nghĩa hơn, học sinh sẽ hứng thú
hơn và từ đó tập cho các em thói quen phát biểu, trình bày và bảo vệ ý kiến của
mình và phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” hơn.
1.2.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh
Bất cứ môn học nào cũng đều mang đến cho học sinh một mục tiêu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ nhất định để từ đó hình thành năng lực cá nhân. Vì vậy, với
mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra “lợi ích” của một nội
dung dạy học nào đó.
Chẳng hạn, khi dạy bài Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - giáo viên định hướng
cho học sinh thấy sự cần thiết phải có trách nhiệm, sự tự chủ, lịng tự trọng, ý chí
vượt khó và cách hình thành tư duy phản biện, xây dựng được kế hoạch tài chính một
cách hợp lí, rèn luyện trách nhiệm, lòng tự trọng, sự tự chủ, ý chí vượt khó trong việc
thực hiện mục tiêu của bản thân. Nếu đáp ứng được những yêu cầu rèn luyện đó
trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp bản thân tự hồn thiện về phẩm chất. Từ đó trình
bày được ý kiến gúp bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
1.3. Phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt trong
giờ dạy học hoạt động trải nghiệm
1.3.1. Các phương pháp dạy học.
1.3.1.1. Phương pháp xử lí tình huống.
Phương pháp xử lí tình huống là phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực
nghiên cứu một tình huống và đưa ra cách xử lí, giải quyết các vấn đề mà tình
huống đó đặt ra. Trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, phương pháp này
được áp dụng nhiều trong bước rèn luyện nhằm giúp HS vận dụng tri thức mới,
kinh nghiệm mới để đưa ra cách xử lí, giải quyết các vấn đề mà tình huống đó đặt
11


ra, như tình huống thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự tin; cách ứng xử phù hợp, tự tin,

trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với cộng đồng… Từ đó giúp HS rút ra
những bài học thực tiễn, giải quyết trong những trường hợp tương tự thơng qua
nghiên cứu tình huống.
1.3.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp giáo dục nhằm phát triển
năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS. Các em được đặt trong tình
huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ
năng kỹ năng và phương pháp.
Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích
cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn tồn diện hơn trước các hiện
tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp
này thành cơng thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích học
sinh tích cực tìm tịi cách giải quyết.
1.3.1.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác)
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là phân mơn có nhiều ưu thế trong việc
thảo luận nhóm khi giảng dạy. Thơng qua việc học sinh đại diện nhóm trình bày
quan điểm cá nhân để phát triển phẩm chất và năng lực, nhất là phẩm chất “Trách
nhiệm”.
Ví du ̣, khi da ̣y chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng - giáo viên cầ n giúp
học sinh ba vấ n đề cơ bản đó là Thực hiện được các biện pháp mở rộng quan hệ và
thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội. Lập kế hoạch và thực hiện được kế
hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng. Tham gia
một số hoạt động cộng đồng phù hợp và đánh giá kết quả hoạt động phát triển cộng
đồng. Vấ n đề đưa ra để học sinh thảo luâ ̣n có thể là: Các em hãy chia sẻ những hoạt
động cộng đồng mà em có thể tham gia ? Xác định nội dung cần tuyên truyền trong
cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi cơng cộng? Thực hiện biện pháp mở rộng quan hệ
và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội? Tham gia kết nối cộng đồng?
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
thành công việc học theo nhóm và đối với phát triển phẩm chất năng lực của cá
nhân học sinh sau này.

1.3.1.4. Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp học theo dự án: là một mơ hình học tập, trong đó việc học tập
của HS được thực hiện một cách có hệ thống thơng qua một loạt các thao tác, từ
việc xác định chủ đề, mục tiêu nghiên cứu đến việc lập kế hoạch, giải quyết vấn đề,
ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá và trình bày sản phẩm.
Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, chúng tôi
đã sử dụng phương pháp này ở một số chủ đề như: Chủ đề 6.Tham gia xây dựng
cộng đồng; Chủ đề 7. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; Chủ đề 8. Bảo vệ môi trường
12


tự nhiên; Chủ đề 9. Tìm hiểu nghề nghiệp.
Ví dụ: Dạy chủ đề 7: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Giáo viên triển khai dự án: phần một: em tập làm nhà báo. Giáo viên định
hướng các tiểu chủ đề . Tiểu chủ đề 1: Em làm nhà báo viết bài phóng sự về việc
làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương .Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm: xây
dựng một tiểu phẩm tuyên truyền về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trong đời sống
hiện nay. Tiểu chủ đề 3: Tham gia hoạt động tuyên truyền do Đoàn thanh niên tổ
chức tại địa phương để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Tiểu chủ đề 4: Phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn về hiện tượng ô nhiễm môi trường tại địa phương
Phần hai: tác nghiệp: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm làm các sản
phẩm báo chí (phóng sự, tun truyền, bản tin, phỏng vấn) ngắn về các vấn đề
sau: Phóng sự về cảnh quan thiên nhiên địa phương. Tiểu phẩm tuyên truyền
bảo tồn cảnh quan thiên nhiên nhân ngày môi trường thế giới. Bản tin về hoạt
động bảo môi trường do Đồn trường tổ chức. Học sinh chia nhóm thảo luận và
tạo ra sản phẩm.
1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.3.2.1. Câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng
sở thích, nhu cầu, năng khiếu... dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm

tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học
sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật: âm nhạc (thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch...)
diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên, mĩ thuật, khiêu vũ, nhảy sạp, dân vũ, …
Câu lạc bộ thể dục thể thao: bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh,
bơi lội, cầu lông, cắm trại...
Câu lạc bộ lịch sử: cụ thể khi dạy chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng,
khi chia sẻ những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia đó là tổ chức câu
lạc bộ “Em yêu lịch sử quê hương Quỳ Hợp”. Câu Lạc bộ được xây dựng theo
hình thức phỏng vấn tìm kiế m các thành viên đam mê, u thích với bộ mơn lịch sử
cùng với lịng ham muốn học hỏi, tìm tịi, tích luỹ kiế n thức, yêu quê hương, đất
nước. Câu lạc bộ sẽ chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm phụ trách tìm hiể u, chăm sóc,
qt dọn, lau chùi một di tích. Mỗi bạn sẽ là những tuyên truyề n viên trẻ tích cực,
chủ động giới thiê ̣u về lịch sử địa phương đế n với mọi nguời, nhân dân và du
khách.Từ đó, phát triển phẩm chất “Trách nhiệm” của các em với những giá trị lịch
sử của dân tộc trong tình hình hiện nay.
1.3.2.2. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lich
sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy hoặc một đại danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi
13


các em đang sống, học tập... giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ
các mơ hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp
dụng vào cuộc sống của chính các em.
Gồm có các hình thức sau:
+ Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa.
+ Tham quan các cơng trình cơng cộng, nhà máy, xí nghiệp.

+ Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghê,.
+ Dã ngoại theo các chủ đề học tập.
+ Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo.
Chúng tôi đã tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, lễ hội đền
Choọng (Châu Lý), lễ hội Pựn Pang Nang Ni (Châu Cường), khu công nghiệp sản
xuất đá trắng (Châu Quang, Thọ Hợp), quặng thiếc (Châu Hồng), cảnh quan thiên
nhiên Qùy Hợp… để học sinh có trách nhiệm bảo tồn, bảo vệ các giá trị văn hóa
truyền thống và mơi trường sống của mình.
1.3.2.3. Hình thức hội thi/cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định
hướng giá trị cho tuổi trẻ.
Chúng tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng các hình thức như: thi vẽ, thi
viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ơ chữ, thì tiểm phẩm, thi thời trang, thi kể
chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập,
hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch... để giáo dục học sinh phẩm chất
“Trách nhiệm”.
1.3.2.4. Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng
cảm, thấu cảm của học sinh trước những con người có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn. Thơng qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hồn cảnh khó
khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật,
khuyết tật, người gia cơ đơn khơng nơi nương tựa, người có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống… để kịp thời giúp
đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hịa nhập
với cộng đồng.
1.3.2.5. Hoạt động tình nguyện
Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao thể
hiện tính “Trách nhiệm” rất rõ. Đó có thể là:
Giúp đỡ các bạn học kém, các bạn là người khuyết tật, ốm yếu, bệnh bật, các

bạn học sinh con em gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn…;
14


Giúp đỡ cơng việc tại các cơng trình phúc lợi, cơng trình cơng cộng…;
Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, làm các cơng việc mang tính
chất động viên, giúp đỡ tại các cô nhi viện, viện dưỡng lão, bệnh viện, doanh trai
quân đội…;
Tham gia cứu hộ thiên tai;
Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây gây
rừng, tạo thói quen sinh hoạt ít gây ơ nhiễm mơi trường…;
Bảo vệ cơng trình cơng cộng, di sản văn hóa…;
Tham gia điều hành an tồn giao thơng;
un truyền, phổ biến pháp luật;
1.3.2.6. Lao động cơng ích
Lao động cơng ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của
mình để tham gia xây dựng, tu bổ các cơng trình cơng cộng vì lợi ích chung của
cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các cơng trình cơng cộng cũng như kịp thời
phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…
Các hoạt động công ích học sinh có thể tham gia ở nhà trường và địa
phương là:
+ Vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà
trường;
+ Vệ sinh đường làng, ngõ xóm;
+ Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh;
+ Vệ sinh các cơng trình cơng cộng;
1.4. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động:
sinh hoạt lớp, Chào cờ đầu tuần trong chủ đề Tham gia xây dựng cộng đồng.
Tất cả các chủ đề đều được định hướng thành các hoạt động cụ thể: Hoạt động

giáo dục theo chủ đề, hoạt động chào cờ và hoạt động sinh hoạt lớp.Nội dung hoạt
động có số tiết tương đương nhau. Trong chủ đề 6: Hoạt động sinh hoạt dưới cờ
chiếm 3 tiết, hoạt động giáo dục theo chủ đề 3 tiết và hoạt động sinh hoạt lớp 3 tiết.
Như vậy với kế hoạch cụ thể, mỗi chủ đề các hoạt động đều thực hiện trong một
khoảng thời gian và xen kẽ nhau trong tuần.
- Với hoạt động sinh hoạt dưới cờ: Chủ yếu là hoạt động của Đồn trường tiến
hành dưới hình thức diễn đàn, tọa đàm và giao lưu. Như trong chủ đề 6: Tham gia
xây dựng cộng đồng
+ Tiết chào cờ thứ nhất hoạt động với nội dung: Diễn đàn “mở rộng quan hệ
xã hội thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội
15


+ Tiết thứ hai hoạt động với nội dung: Tọa đàm về văn hóa ứng xử cộng đồng
+ Tiết thứ ba hoạt động với nội dung: Giao lưu những tấm gương tích cực
trong hoạt động phát triển cộng đồng
- Với hoạt động giáo dục theo chủ đề giáo viên tiến hành theo các hoạt động
trong bài học sách giáo khoa và sau đó đánh giá lại chủ đề. Hoạt động này giáo viên
giảng dạy là người trực tiếp thực hiện theo các tiết phân phối chương trình đã định
- Với hoạt động sinh hoạt lớp: Hoạt động này được tiến hành vào các giờ sinh
hoạt vào cuối tuần: Nội dung của tiết sinh hoạt lớp thứ nhất là Sơ kết các hoạt động
trong tuần/ tháng, phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo sau đó mới sinh hoạt theo
chủ đề. Tiết sinh hoạt lớp chủ yếu chia sẻ các biện pháp nâng cao hiệu quả thu hút
cộng đồng vào hoạt động xã hội, phản hồi kết quả và trao đổi về kết quả hoạt động
trong cộng đồng. Hầu như các tiết sinh hoạt đều chia sẻ và phản hồi sau đó đánh giá.
Điều này góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trung thực
nhưng cao hơn nữa là phẩm chất “Trách nhiệm” của người học.
1.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
học sinh
Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu trong q trình dạy học. Thơng qua

kết quả thu nhận được giáo viên sẽ biết được mức độ hiểu, vận dụng kiến thức của
học sinh. Kiểm tra, đánh giá giúp các em nhận biết được khả năng học tập của mình
so với yêu cầu của chương trình học, từ đó thấy được mặt đạt, mặt chưa đạt trong
nhận thức để điều chỉnh phương pháp học tập.
Ở hoạt động trải nghiệm, kiểm tra đánh giá không bằng điểm số mà đánh giá
bằng nhận xét ở mức đạt, chưa đạt dựa trên bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra
định kì. Đánh giá kết quả học tập qua các chủ đề dựa trên các năng lực và phẩm chất
người học.
Trọng tâm là đánh giá khả năng trải nghiệm của học sinh từ các chủ đề gắn
vào cuộc sống để phát triển năng lực và phẩm chất. Nhưng với đề tài này chúng tôi
nhấn mạnh vào phẩm chất “Trách nhiệm” của học sinh qua chủ đề 6 - Tham gia xây
dựng cộng đồng.
1.6. Đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
ở trường THPT Quỳ Hợp đi vào thực tế.
Để hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh đạt được hiệu quả thì
rất cần sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu cũng như các tổ chức đoàn thể khác
trong nhà trường. Nhà trường THPT Quỳ Hợp cần nhận thức đúng đắn và thấy
được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm. Từ đó có kế hoạch chỉ đạo, triển
khai cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, các giáo viên, giáo viên chủ nhiệm cũng như
cán bộ Đoàn hiểu và biết cách thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh
trong nhà trường.
Ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ về kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hỗ trợ kinh phí khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
16



×