Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để dạy một số bài trong chương i trồng trọt, lâm nghiệp đại cương công nghệ 10 góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.95 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ DẠY
MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG I - TRỒNG TRỌT,
LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG - CƠNG NGHỆ 10 GĨP PHẦN
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THCS&THPT NHƯ THANH

Người thực hiện: Lê Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng nghệ

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến........................................................................2
2.1.1. Khái niệm kĩ thuật dạy học..................................................................2
a. Kĩ thuật khăn trải bàn................................................................................2
Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính
hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Học sinh sử dụng giấy
khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm
vào các phần được bố trí như khăn trải bàn..................................................2
c. Kĩ thuật KWL và KWLH..........................................................................4


Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học
tập trong đó bắt đầu bằng việc học sinh sử dụng bảng KWL để viết tất cả
những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập.
Trong và sau quá trình học tập, học sinh sẽ tự trả lời về những câu hỏi
muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng................................4
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................14
3.1. Kết luận....................................................................................................14
3.2. Kiến nghị..................................................................................................14
DANH MỤC.........................................................................................................1
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN........................................................................1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì đổi mới đất nước, nhu cầu của xã hội ngày càng cao đã địi
hỏi con người khơng những phải có kiến thức mà cịn có kĩ năng vận dụng. Vì
vậy, việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho học sinh trong chương trình THPT
là rất cần thiết. Để đáp ứng được nhu cầu này, giáo dục sẽ đào tạo ra những học
sinh vừa thơng kiến thức và vừa có kĩ năng vận dụng, trong đó việc học bộ mơn
Cơng nghệ 10 sẽ góp phần khơng nhỏ vào mục tiêu này. Bởi đây là môn khoa
học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên
lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Vậy
dạy và học thế nào là hiệu quả và chất lượng? Để làm được điều này đòi hỏi
người dạy phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi
mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng
nhất. Dạy học cần tập trung vào những gì học sinh cần có (kiến thức, kĩ năng,
niềm tin…) để từ đó họ có thể “làm” được những việc cụ thể, hữu ích hơn là tập
trung vào những gì mà học sinh biết hoặc khơng biết. Trong đó, các nội dung

kiến thức hàn lâm, giáo điều sẽ gây ra những thách thức không cần thiết trong
học tập của học sinh (giảm động cơ học tập, hứng thú, niềm tin, sự đáp ứng nhu
cầu xã hội về nguồn nhân lực…) đồng thời không tạo điều kiện giúp học sinh
tiếp cận, giải thích, giải quyết các địi hỏi của đời sống thực tế.
Với bộ môn Công nghệ 10, việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực là điều vô cùng cần thiết. Bởi
lẽ, phương pháp dạy học này lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học khi tham gia vào các hoạt động học tập. Khi
đó, sẽ tạo ra hứng thú, sự tự giác học tập, khát khao chiếm lĩnh nội dung học tập
của người học. Qua thực tiễn giảng dạy môn Công nghệ nhiều năm, tôi nhận
thấy phần đông các em khi học bộ mơn này cịn học theo thói quen, tâm thế thụ
động khi tiếp thu bài học. Kết quả học sinh không khắc sâu được nội dung bài.
Đối với giáo viên, khi giảng dạy bộ môn này thường sử dụng các phương pháp
truyền thống, nội dung truyền tải máy móc, rập khn, chưa biết lựa chọn và sử
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp cho từng bài nên khơng phát
huy được tính tích cực, khả năng của học sinh thông qua các hoạt động dạy học.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng
các kĩ thuật dạy học tích cực để dạy một số bài trong chương I - Trồng trọt,
lâm nghiệp đại cương - Công nghệ 10 góp phần phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh lớp 10 tại trường THCS &THPT Như Thanh”.
Trong năm học 2020-2021 tơi đã áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực ở một
số tiết học và đã thu được kết quả ban đầu rất khả quan. Cách nhìn của học sinh
đối với bộ mơn đã có sự thay đổi, khơng cịn sự thờ ơ, hời hợt mà thay vào đó là
sự háo hức, mong đợi trước mỗi tiết học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế, xây dựng các hoạt động dạy học có sử dụng một số kĩ thuật
dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh để dạy một số bài trong
chương I - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương - sách giáo khoa Công nghệ 10.
- Làm tăng tính hấp dẫn bộ mơn, tạo được hứng thú, say mê của học sinh
khi học bộ môn này.

- Giúp các đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo để vận dụng một cách
1


hiệu quả trong công tác giảng dạy của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu cách thức lựa chọn và sử dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực trong chương I - Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương - Sách
giáo khoa Công nghệ 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực nghiệm trên lớp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.1.1. Khái niệm kĩ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển q
trình dạy học. Vì thế có thể hiểu, các kỹ thuật dạy học mới ở mức độ thấp chưa
phải là phương pháp dạy học độc lập.
Kĩ thuật dạy học tích cực là những động tác, cách thức hành động của
giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và
điều khiển quá trình dạy học với các kỹ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học như: kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ
thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật khăn trải
bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật kipling...
2.1.2. Vai trò kĩ thuật dạy học
- Phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của học sinh vào q
trình dạy học.
- Kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo của học sinh một cách tốt nhất.
- Thúc đẩy sự cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn.

2.1.3. Các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong dạy học Chương I - Trồng
trọt, lâm nghiệp đại cương
a. Kĩ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính
hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Học sinh sử dụng giấy khổ
lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các
phần được bố trí như khăn trải bàn.

Hình 1. “Khăn trải bàn” dành cho nhóm 4 người
* Cách tiến hành
Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người, giáo viên phát
2


cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.
Học sinh chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các
phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm. Mỗi thành
viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. Mỗi thành viên làm việc
độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ơ của mình
trong thời gian quy định.
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần
trung tâm của “khăn trải bàn”.
* Ưu điểm
- Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của
học sinh trong quá trình học tập theo nhóm.
- Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm trong q trình học sinh thực
hiện nhiệm vụ.
Khi sử dụng kĩ thuật này, giáo viên có thể ghi nhận kết quả làm việc của
cá nhân và kết quả thảo luận của nhóm.

*Hạn chế
- Địi hỏi về khơng gian lớp học và đồ dùng dạy học phù hợp (giấy khổ
lớn, bút lơng…) khi tổ chức hoạt động.
- Địi hỏi thời gian phù hợp để học sinh làm việc cá nhân và thống nhất ý
kiến trong nhóm.
b. Kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong
đó học sinh sẽ hồn thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vòng. Đầu tiên, học
sinh hoạt động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá
nhân trở thành chuyên gia của vấn đề được giao. Sau đó, chuyên gia thuộc các
vấn đề khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề đã tìm hiểu để
cùng giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu.
*Cách tiến hành
Vịng 1: Nhóm chun gia
Học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm được phân cơng một nhiệm vụ
cụ thể. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, các nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên
đều trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại
kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép
Học sinh hình thành nhóm mảnh ghép, sao cho các nhóm có tối thiểu một
thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của vòng 1 được các thành viên trong nhóm
mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. Sau khi tất cả các thành viên chia sẻ, các
nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức
hợp ban đầu.
Giáo viên đánh giá tổng hợp 2 vòng thảo luận.

3



Hình 2. Sơ đồ minh hoạ sự sắp xếp học sinh hoạt động trong
kĩ thuật các mảnh ghép
* Ưu điểm
- Góp phần giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác
hiệu quả.
- Góp phần kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động
nhóm, nâng cao vai trị cá nhân trong q trình hợp tác.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho mỗi học sinh thơng qua việc
chia sẻ trong nhóm mảnh ghép.
- Tạo cơ hội cho học sinh hiểu sâu một vấn đề. Học sinh khơng những
hồn thành nhiệm vụ mà còn phải chia sẻ cho người khác.
* Hạn chế
- Tốn thời gian để tổ chức hoạt động cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học
tập với hai vòng (vòng chuyên gia, vòng các mảnh ghép).
- Khi sử dụng kĩ thuật này, trong q trình di chuyển, học sinh có thể gây
mất trật tự trong lớp học.
c. Kĩ thuật KWL và KWLH
Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học
tập trong đó bắt đầu bằng việc học sinh sử dụng bảng KWL để viết tất cả những
điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá
trình học tập, học sinh sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại
những điều đã học vào bảng.
* Cách tiến hành
Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của vấn đề, chủ đề, giáo viên yêu
cầu học sinh điền những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng.
Khuyến khích học sinh suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm
hiểu về vấn đề, chủ đề.
Trong và sau quá trình học tập, học sinh điền vào cột L những điều vừa
học được. Cuối cùng, học sinh sẽ so sánh với những điều đã ghi tại cột K và cột
W để kiểm chứng tính chính xác của những điều đã biết (cột K), mức độ đáp

ứng nhu cầu của những điều muốn biết (cột W) ban đầu.
* Ưu điểm
- Học sinh được tạo điều kiện phát triển năng lực tự chủ và tự học.
- Góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh khi những điều học sinh cần
học liên quan trực tiếp đến nhu cầu nhận thức của các em.
4


- Giúp giáo viên đánh giá và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, qua đó
định hướng cho các hoạt động học tập kế tiếp.
* Hạn chế
Học sinh có thể gặp khó khăn khi diễn đạt điều các em đã biết, muốn biết
một cách rõ ràng và chính xác.
* Một số lưu ý khi sử dụng
Cần lưu trữ cẩn thận bảng KWL vì sau khi hồn thành cột K và cột W, có
thể phải mất thêm một khoảng thời gian mới có thể thực hiện tiếp các cột cịn lại
(cột L và cột H).
Giáo viên có thể thêm cột H (How) vào bảng nhằm khuyến khích học sinh
ghi lại những dự định tiếp tục tìm hiểu các nội dung liên quan đến vấn đề, chủ
đề vừa học.

Hình 3: Kĩ thuật KWLH
d. Kĩ thuật phòng tranh
Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các
kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh được trưng bày như một phòng
triển lãm tranh. Học sinh di chuyển, quan sát các sản phẩm của học sinh khác,
đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, giáo viên tổ chức đánh
giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.
* Cách tiến hành
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Có thể thiết kế

nhiều nhiệm vụ khác nhau đủ cho các nhóm hoặc có thể lặp lại các nhiệm vụ ở
các nhóm khác nhau.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ và trưng bày các sản phẩm học tập như một
phòng triển lãm tranh.
Học sinh di chuyển xung quanh lớp học tham quan phịng tranh. Trong
q trình “xem triển lãm” đưa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản
phẩm, sau đó quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hồn thành
nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.
Giáo viên tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân
hoặc nhóm.
* Ưu điểm
- Học sinh có cơ hội học hỏi lẫn nhau và phát triển các phẩm chất và năng lực.
- Góp phần giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát và phân tích, giải
quyết vấn đề.
* Hạn chế
Khi tổ chức hoạt động dạy học, kĩ thuật này tốn nhiều không gian để các
5


nhóm trưng bày sản phẩm học tập và di chuyển theo mơ hình mong muốn; tốn
nhiều thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
e. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một hình thức trình bày thơng tin trực quan. Thơng tin
được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khố, hình ảnh… Thơng
thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển
khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ
đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính.

Hình 4: Sơ đồ tư duy
* Cách tiến hành

- Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan:
Đối với sơ đồ tư duy trên giấy: bút lơng với ít nhất 5 màu, giấy khổ lớn,
keo dính,...
Đối với sơ đồ tư duy trên máy tính: có thể sử dụng một số phần mềm
chun dụng như : iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind,… Ngồi ra, có thể sử
dụng một số ứng dụng trực tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle
(coggle.it),…
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá
và các biểu tượng (icon) để có thể khai thác chủ động và hiệu quả.
- Vẽ sơ đồ tư duy:
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một
6


khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết
bằng CHỮ IN HOA. Có thể dùng các biểu tượng để mơ tả thuật ngữ, từ khoá để
gây hiệu ứng chú ý và ghi nhớ.
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết.
Trong dạy học, có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong nhiều tình
huống khác nhau:
- Giáo viên chuẩn bị sơ đồ tư duy và tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài
giảng theo trình tự các nhánh nội dung trong sơ đồ tư duy do giáo viên thiết kế.
- Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh hồn thành các nội dung cịn
khuyết hoặc triển khai thêm dựa trên sơ đồ tư duy do giáo viên cung cấp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung, ơn
tập chủ đề; trình bày kết quả thảo luận, nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân; trình
bày tổng quan một chủ đề; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi chú bài học,...

- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ tư duy có sẵn để phân tích, tìm
mối quan hệ, nhằm tìm tịi, khám phá nội dung chủ đề.
Ngồi ra, học sinh cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tự học, tự ôn tập ở
nhà như một phương pháp tóm tắt, ghi nhớ nội dung,…
* Ưu điểm
- Học sinh được kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy. Vì sơ đồ
tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách
nhanh chóng, đa chiều và logic.
- Học sinh dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội
dung.
- Tăng khả năng ghi nhớ thơng tin khi nội dung được trình bày dưới dạng
từ khố và hình ảnh.
- Học sinh có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao
khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm.
* Hạn chế
Cần chuẩn bị một số phương tiện dạy học phù hợp như giấy khổ lớn, bút
nhiều màu, phần mềm…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.2.1. Thực trạng dạy của giáo viên
- Phương pháp giảng dạy của phần lớn giáo viên hiện nay là hướng vào
người dạy, học sinh luôn ở trạng thái thụ động phải ghi nhớ máy móc những
kiến thức mặc định có sẵn trong giáo trình. Vì vậy chưa đáp ứng được mục tiêu
của chương trình sách giáo khoa mới cũng như yêu cầu của xã hội.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này chưa được bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức theo chương trình sách giáo khoa một cách bài bản. Từ thói quen
thuyết giảng, khơng ít người chỉ chạy theo khối lượng kiến thức có trong sách
giáo khoa, dạy sao cho hết bài mà khơng quan tâm đến việc tìm ra biện pháp để
tác động đến quá trình nhận thức của học sinh.
- Là 1 trường miền núi được thành lập từ năm 2014, cơ sở vật chất của
nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học

7


trong các bài giảng không được tiến hành thường xuyên, nặng về lí thuyết và
nhẹ thực hành. Đây là điều bất hợp lí khi giảng dạy một bộ mơn có nhiều kiến
thức có thể ứng dụng trong thực tiễn.
- Việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cịn nhiều hạn chế. Đa số giáo
viên chỉ chú trọng áp dụng các kĩ thuật dạy học trong các tiết thao giảng dự giờ,
cịn trong các tiết dạy bình thường thì vẫn theo kiểu truyền thụ kiến thức một
chiều, thầy đọc - trò chép.
2.2.2. Thực trạng học của học sinh
- Về phía học sinh, với quan niệm đây chỉ là “mơn học phụ” nên học sinh
khơng tích cực trong q trình nhận thức. Trong suốt tiết học chỉ có một vài học
sinh hăng hái xây dựng bài, nhiệt tình với những cơng việc và nhiệm vụ được
giao, số cịn lại chỉ nghe và ghi chép.
- Do nội dung bài được trình bày đầy đủ, cặn kẽ và tường minh trong giáo
trình, các câu hỏi hay bài tập cũng chỉ ở mức độ địi hỏi học sinh nhớ lại nội
dung là có thể trả lời được. Thành thử học sinh chưa cần cố gắng và nghị lực cao
trong hoạt động trí tuệ. Q trình này kéo dài làm cho học sinh khơng có hứng
thú học tập, lâm vào trạng thái học tập thụ động, thờ ơ với môn học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong quá trình giảng dạy nội dung chương I - Trồng trọt, lâm nghiệp đại
cương tôi đã sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong q trình giảng dạy để
nâng cao chất lượng giảng dạy. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu được áp dụng là:
Kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn và kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy, kỹ
thuật KWLH.
2.3.1. Kĩ thuật khăn trải bàn
2.3.1.1. Áp dụng dạy bài 15 - Điều kiện phát sinh, phát triển
sâu bệnh hại cây trồng
Nội dung bài này được chia thành 2 hoạt động:

Hoạt động 1: Các điều kiện phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng.
Hoạt động 2: Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch.
Kĩ thuật khăn trải bàn sẽ được áp dụng trong hoạt động 1.
* Yêu cầu cần đạt
Học sinh trình bày được các điều kiện làm phát sinh, phát triển sâu bệnh
hại, từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế.
* Cách tiến hành
- Chia nhóm: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4-6 học sinh.
(Tùy vào tình hình thực tế như số lượng học sinh, không gian lớp mà giáo viên
chia nhóm và số thành viên mỗi nhóm).
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A 0 và 1 cây bút lông màu đỏ, mỗi học sinh
1 cây bút màu xanh.
- Giao nhiệm vụ: Tìm các điều kiện làm phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm độc lập suy nghĩ và ghi ý
kiến của mình vào các góc “khăn trải bàn”.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thống nhất và ghi lại kết
quả chung của nhóm vào giữa “khăn trải bàn”.
8


- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. Giáo viên tổ chức
cho các nhóm trao đổi, thảo luận chung.
- Các nhóm tự đánh giá và đánh giá kết quả của các nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận chung.
2.3.1.2. Áp dụng dạy bài 20 - Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm
bảo vệ thực vật
Nội dung bài này được chia thành 2 hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chế phẩm bảo vệ thực vật.
Hoạt động 2: Các loại chế phẩm bảo vệ thực vật.

Kĩ thuật khăn trải bàn sẽ được áp dụng trong hoạt động 2.
* Yêu cầu cần đạt
Học sinh hiểu và phân biệt được 3 loại chế phẩm bảo vệ thực vật về:
nguồn gốc, phương thức diệt trừ.
* Cách tiến hành
- Chia nhóm: Chia thành 6 nhóm nhỏ (mỗi nhóm tổi thiểu 6 HS, tối đa tùy
từng lớp). Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A 0 và 1 cây bút lông màu đỏ,
mỗi học sinh 1 cây bút màu xanh.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1, 2: Đặc điểm chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
+ Nhóm 3, 4: Đặc điểm chế phẩm vi rút trừ sâu.
+ Nhóm 5, 6: Đặc điểm chế phẩm nấm trừ sâu.
- Các nhóm tiến hành thảo luận nhiệm vụ trên.
+ Yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm độc lập suy nghĩ và ghi ý kiến của
mình vào các góc “khăn trải bàn”.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thống nhất và ghi lại kết quả chung
của nhóm vào giữa “khăn trải bàn”.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. Giáo viên tổ chức
cho các nhóm trao đổi, thảo luận chung.
- Các nhóm tự đánh giá và đánh giá kết quả của các nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung.
(GV khi kết luận sẽ giới thiệu về đối tượng diệt trừ và quy trình sản xuất
từng loại chế phẩm).
2.3.2. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
2.3.2.1. Áp dụng dạy bài 3,4 - Sản xuất giống cây trồng
* Yêu cầu cần đạt:
+ Học sinh trình bày được mục đích cơng tác sản xuất giống.
+ Trình bày được 3 giai đoạn trong hệ thống sản xuất. Phân biệt được
giống Siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận.
+ Phân biệt quy trình sản xuất giống ở các nhóm cây (Tự thụ phấn, thụ

phấn chéo và nhân giống vơ tính).
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chuẩn bị sơ đồ tư duy và tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài
giảng theo trình tự các nhánh nội dung trong sơ đồ tư duy do giáo viên thiết kế.
(Tuy nhiên, khi thiết kế sơ đồ tư duy cho bài này giáo viên sẽ để khuyết một số
nội dung ở các nhánh phụ).
9


- Chia nhóm: 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 02 bút lông màu khác nhau và 1
sơ đồ tư duy cịn khuyết một số nội dung để các nhóm hồn thiện.
- Giao nhiệm vụ: Hồn thiện những nội dung cịn khuyết trên sơ đồ. Tùy
từng nội dung các nhánh sẽ sử dụng màu bút khác nhau để phân biệt.
- Học sinh các nhóm đọc thơng tin SGK, quan sát sơ đồ tư duy kết hợp
thông tin được hướng dẫn thảo luận nhóm để hồn thiện sơ đồ tư duy.
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm.
GV tổ chức cho HS thảo luận chung.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
(Lưu ý: Sơ đồ tư duy được đính kèm ở phần Phụ lục).
2.3.2.2. Áp dụng dạy bài 12 - Một số loại phân bón thường dùng trong sản
xuất nơng, lâm nghiệp
* Yêu cầu cần đạt
Học sinh trình bày được đặc điểm và cách sử dụng 3 loại phân bón: Phân
hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
* Cách tiến hành
- Chia nhóm: 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A 0 và 3 bút lơng màu
khác nhau. (Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị bút màu trước).
- Giao nhiệm vụ: Xây dựng sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm, cách sử dụng
3 loại phân bón thường dùng trong sản xuất nơng nghiệp.
- Học sinh các nhóm vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 với từ khóa: PHÂN BĨN

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận chung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận.
(Lưu ý: Sơ đồ tư duy được đính kèm ở phần Phụ lục).
2.3.3. Sử dụng kĩ thuật phòng tranh
2.3.3.1. Áp dụng dạy bài 19 - Ảnh hưởng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật và môi trường.
* Yêu cầu cần đạt
- Học sinh trình bày được những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học Bảo vệ
thực vật đến quần thể sinh vật, môi trường và sức khỏe con người.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học Bảo vệ
thực vật.
* Cách tiến hành
- Chia nhóm: 8 nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 + 1 bút.
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2: Ảnh hưởng thuốc hóa học đến quần thể sinh vật và mơi trường.
+ Nhóm 3, 4: Ảnh hưởng thuốc hóa học đến mơi trường.
+ Nhóm 5, 6: Ảnh hưởng thuốc hóa học đến nguồn nơng sản và sức khỏe
con người.
+ Nhóm 7, 8: Đề xuất các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc
hóa học.
(Lưu ý: Các hình ảnh minh họa cho nội dung đã được các nhóm chuẩn
bị trước).
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian khoảng 10 phút.
10


- Sau khi các nhóm hồn thành nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu các nhóm
triển lãm tại khu vực được phân cơng.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm di chuyển đến từng khu vực. Tại mỗi khu

vực, đại diện nhóm trình bày ý tưởng chính của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý
kiến, đặt câu hỏi và thảo luận. Mỗi nhóm dành cho hoạt động này là 3 phút.
Sau hoạt động “triển lãm tranh”, các nhóm hồn thiện lại sản phẩm dựa
trên các ý kiến đóng góp của các nhóm khác.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết chung.
2.3.3.2. Áp dụng dạy Mục II- Biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp
dịch hại - Bài 17 - Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
* Yêu cầu cần đạt
Học sinh trình bày được nội dung, ưu, nhược điểm của các biện pháp
phòng trừ dịch hại.
(Giáo viên lưu ý cần giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước chuẩn
bị nội dung này).
* Cách tiến hành
- Chia nhóm: 6 nhóm nhỏ. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1/2 tờ giấy A0.
- Giao nhiệm vụ :
+ Nhóm 1: Biện pháp kỹ thuật.
+ Nhóm 2: Biện pháp sinh học.
+ Nhóm 3: Biện pháp hóa học.
+ Nhóm 4: Biện pháp cơ giới, vật lí.
+ Nhóm 5: Biện pháp sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu bệnh
+ Nhóm 6: Biện pháp điều hịa.
(Lưu ý: Các hình ảnh minh họa cho nội dung đã được các nhóm chuẩn
bị trước).
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian khoảng 5 phút.
- Sau khi các nhóm hồn thành nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu các nhóm
triển lãm tại khu vực được phân cơng.
- Tổ chức cho các nhóm di chuyển đến từng khu vực. Tại mỗi khu vực,
đại diện nhóm trình bày ý tưởng chính của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý
kiến, đặt câu hỏi và thảo luận (nếu có). Mỗi nhóm dành cho hoạt động này là 3
phút.

Sau hoạt động “triển lãm tranh”, các nhóm hồn thiện lại sản phẩm dựa
trên các ý kiến đóng góp của các nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết chung.
2.3.4. Kĩ thuật mảnh ghép: Áp dụng dạy bài 9 - Biện pháp cải tạo và sử dụng
đất xám bạc màu và đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá.
* Yêu cầu cần đạt
- Trình bày được nguyên nhân hình thành, đặc điểm và đề xuất các biện
pháp cải tạo đất xám bạc màu.
- Trình bày được nguyên nhân hình thành, đặc điểm và đề xuất các biện
pháp cải tạo đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá.
* Cách tiến hành
Vịng 1. Nhóm chuyên gia
11


- Giao nhiệm vụ: Chia học sinh thành 04 nhóm, mỗi nhóm 8-10 học sinh,
thực hiện các nhiệm vụ độc lập sau:
+ Nhóm A: Tìm hiểu ngun nhân hình thành đất xám bạc màu.
+ Nhóm B: Tìm hiểu đặc điểm đất xám bạc màu.
+ Nhóm C: Tìm hiểu ngun nhân hình thành đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá
+ Nhóm D: Tìm hiểu đặc điểm đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá.
- Các nhóm làm việc nhóm trong vịng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống
nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình 1 lượt, như là
chun gia.
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép
- Thành lập nhóm cách mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất 1
thành viên của nhóm chuyên gia.
- Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở
nhóm chun gia.
- Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung:

+ Đề xuất biện pháp cải tạo và hướng sử dụng 2 loại đất trên trong sản
xuất nông nghiệp. Liên hệ thực tế tại địa phương.
- Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết.
2.3.5. Kĩ thuật KWL: Áp dụng dạy mục II - Phản ứng của dung dịch đất và
phần III - Độ phì nhiêu của đất - bài 7 - Một số tính chất của đất trồng
Do có một số nội dung trong bài học sinh đã được học ở môn Công nghệ
7 nên đối với bài này việc sử dụng kĩ thuật KWL sẽ thuận lợi cho quá trình tổ
chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
* Yêu cầu cần đạt
+ Phân biệt được 3 loại phản ứng của dung dịch đất.
+ Đề xuất các biện pháp cải tạo và lựa chọn cây trồng phù hợp.
* Cách tiến hành
- Chia nhóm: 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0.
- Yêu cầu học sinh các nhóm hãy điền những gì đã biết và muốn biết về
các phản ứng của dung dịch đất.
Những điều đã biết
Những điều muốn biết về phản ứng
về phản ứng dung
dung dịch đất (W)
dịch đất (K)
- Đặc điểm đất có phản ứng chua.
Ví dụ?
- Trị số pH
- Đặc điểm đất có phản ứng kiềm.
- Độ chua, độ kiềm Ví dụ?
đất được đo dựa - Đặc điểm đất có phản ứng trung
vào trị số pH
tính. Ví dụ?
- Biện pháp cải tạo đất chua, kiềm;

lựa chọn cây trồng phù hợp.

Những điều đã học
được về phản ứng
dung dịch đất (L)

- Giáo viên căn cứ vào cột K, W mà học sinh đã điền vào giấy A 0 để tổ
12


chức các hoạt động dạy học phù hợp với những gì học sinh đã biết, muốn biết về
phản ứng dung dịch đất.
- Sau khi kết thúc bài học, yêu cầu học sinh điền vào cột L.
- Học sinh đối chiếu, xác nhận sự chính xác về những điều đã viết ở cột W
và so sánh với những điều em vừa học được.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để kiểm nghiệm hiệu quả của đề tài nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp có trình
độ tương đương nhau 10A1, 10A5 của trường THCS&THPT Như Thanh, năm
học 2020 – 2021.
* Với lớp 10A5: Tiến hành dạy thực nghiệm. Các tiết dạy có sử dụng các
kĩ thuật dạy học tích cực. Các tiết dạy bao gồm:
- Tiết 11- Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói
mịn mạnh trơ sỏi đá. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.
- Tiết 12 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại
phân bón thông thường. Sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy.
- Tiết 19 - Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Sử dụng kĩ thuật
phòng tranh.
- Tiết 21- Bài 19: Ảnh hưởng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể
sinh vật và môi trường. Sử dụng kĩ thuật phòng tranh
* Với lớp 10A1: Lớp đối chứng, dạy theo phương pháp truyền thống.

Sau khi tổ chức giảng dạy tại các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi tiến
hành kiểm tra cùng 1 đề ở cả 2 lớp (Đề kiểm tra 70% trắc nghiệm và 30% tự
luận) với nội dung như nhau trong thời gian 45 phút.
Kết quả bài kiểm tra sau khi dạy:
Điểm

10A1

10A5

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Điểm 2

0

0

0

0

Điểm 3


2

5,13

0

0

Điểm 4

4

10,26

1

2,63

Điểm 5

10

25,64

5

13,16

Điểm 6


13

33,33

4

10,53

Điểm 7

7

17,95

10

26,31

Điểm 8

3

7,69

12

31,58

Điểm 9


0

0

5

13,16

Điểm 10

0

0

1

2,63

Nhận xét:
- Lớp 10A5 có 97,37% đạt từ trung bình trở lên, trong đó có 73,68% đạt
khá, giỏi.
- Lớp 10A1 có 84,61% đạt từ trung bình trở lên, trong đó có 25,64% đạt
khá, giỏi.
13


Qua kết quả trên cho thấy, việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
trong hoạt động dạy học giúp:
- Phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.
- Học sinh khắc sâu được nội dung bài, đa số các em hiểu và thuộc bài

ngay tại lớp.
- Tạo khơng khí giờ học tích cực, sơi nổi, kích thích học sinh chủ động
tham gia vào các hoạt động học tập.
- Làm tăng tính hấp dẫn bộ môn.
Mặc dù thời gian thử nghiệm ngắn nhưng qua quá trình quan sát học sinh
khi làm bài kết hợp kết quả thu được bằng điểm số của bài kiểm tra có thể thấy
được hiệu quả của đề tài một cách tương đối rõ ràng.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi phát huy tính
tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh một cách có hiệu quả cần chú ý phối hợp
các phương pháp, các kỹ thuật dạy học một cách hợp lí trên cơ sở nghiên cứu
đặc điểm tình hình của học sinh từng lớp học, từng đối tượng tiếp thu. Qua quá
trình thực hiện đề tài, tơi có một số kết luận sau:
+ Trước hết giáo viên phải nghiên cứu kỹ chương trình và tài liệu chuẩn
kiến thức kỹ năng để xác định mục tiêu theo từng bài để thiết kế giáo án và vận
dụng các kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp, nhằm đạt được những yêu cầu tối
thiểu về kiến thức, kỹ năng. Làm được điều này hiệu quả và chất lượng dạy học
mới được nâng cao, mới phát huy tối đa tính tiếp thu, tích cực tự giác của học
sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức
+ Tích cực nghiên cứu các kỹ thuật dạy học tích cực để vận dụng một
cách thành thạo và có hiệu quả vào q trình dạy học.
+ Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự
hứng thú cho học sinh.
+ Biết cách khơi gợi tư duy để học sinh tăng tính chủ động, sáng tạo và
phát triển tư duy theo chiều hướng tích cực.
+ Trong những lần sinh hoạt tổ chuyên môn, giáo viên cần tập trung thảo
luận, trao đổi những vướng mắc khi sử dụng những kỹ thuật dạy học tích cực
này.
3.2. Kiến nghị

- Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài, học
bài của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong
việc tìm kiếm thơng tin, tài liệu giáo trình phục vụ cho quá trình học tập.
- Về phía nhà trường: Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn, đồ
dùng trực quan có chất lượng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
- Tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng, với nhiều vùng, miền để
khẳng định hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt nhóm chun mơn, sinh hoạt trên trường
học kết nối để xây dựng được nhiều các chuyên đề dạy học làm tư liệu phục vụ
cho quá trình giảng dạy.
14


Bằng đề tài nhỏ này, tôi hy vọng cùng với đồng nghiệp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn tại trường THCS&THPT Như Thanh trong những
năm học tới.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và đưa vào
ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác
Người viết SKKN

Lê Thị Ánh Tuyết

15



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS&THPT Như Thanh
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1.

Sử dụng phiếu học tập để tích

cực hóa hoạt động của học sinh
trong các giờ học môn Công
nghệ lớp 10

HĐKH
cấp Ngành

C

2013-2014

2.

Xây dựng chuyên đề dạy học và
kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học
sinh trong phần tạo lập doanh
nghiệp - Công nghệ 10

HĐKH
cấp Ngành

C

2014-2015

3.

Phương pháp giải các dạng bài
tập phần cấu trúc, cơ chế di

truyền và biến dị ở cấp độ phân
tử nhằm nâng cao chất lượng
dạy học ở trường THPT Nguyễn
Hoàng.

HĐKH
cấp Ngành

C

2015-2016

4.

Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động công tác Đồn
góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện cho học sinh
tại trường THPT Nguyễn
Hoàng.

HĐKH
cấp Ngành

C

2017-2018

5.


Phương pháp giải một số dạng
bài tập liên quan đến thành phần
hóa học, cấu trúc tế bào nhằm
nâng cao chất lượng dạy học
môn sinh học lớp 10

HĐKH
cấp Ngành

C

2019-2020


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Nguyễn Duân, Bổ sung tư liệu dạy học mơn Cơng nghệ lớp 7 (phần nơng
nghiệp), tạp chí Thiết bị giáo dục, số 26, tháng 10/2007, trang 25-28.
Nguyễn Duân và các tác giả, một số vấn đề về dạy học công nghệ ở trường
phổ thông, NXB giáo dục, 2005.
Nguyễn Minh Đồng và các tác giả, Thiết kế bài giảng công nghệ 10, quyển

1, NXB Hà Nội, 2006.
Nguyễn Ngọc Duẩn, một số biện pháp tổ chức học sinh làm việc độc lập
với SGK để nâng cao hiệu quả dạy học Lâm nghiệp-Trồng trọt ở trường
trung học phổ thơng, khóa luận tốt nghiệp, đại học sư phạm Huế, 2006.
Nguyễn Văn Khanh, sử dụng tư liệu hình ảnh trong dạy học chương Trồng
trọt lâm nghiệp đại cương, môn Công nghệ 10, khóa luận tốt nghiệp, đại
học sư phạm Huế, 2008.
Nguyễn Văn Khôi và các tác giả, Sách giáo viên công nghệ 10, XNB giáo
dục, 2006.
Nguyễn Văn Khôi và các tác giả, Công nghệ 10, XNB giáo dục, 2006.
Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thành Tuấn, Lý luận dạy học công nghệ ở
trường THCS phần kĩ thuật nông nghiệp, NXB giáo dục Hà Nội, 2005.
Nguyễn Đức Thành, Vũ Thị Mai Anh, Dạy học công nghệ 10, NXB giáo
dục, 2006.



×