Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học tác động của mạng xã hội đến nhận thức chính trị của sinh viên ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.64 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG

Đề tài :
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................4
1.1. Khái niệm...................................................................................................4
1.2. Ưu điểm và hạn chế của mạng xã hội........................................................7
1.3. Những biểu hiện, tiêu chí đánh giá nhận thức chính trị của sinh viên.....10
Chương 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY................................................................................................................12
2.1. Những ưu điểm.........................................................................................12
2.2. Hạn chế.....................................................................................................14
2.3. Một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội đến nhận
thức chính trị của sinh viên hiện nay...............................................................15
KẾT LUẬN....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là
truyền thông đại chúng đã giúp các thành viên của xã hội có thể liên hệ với
nhau một cách dễ dàng tạo nên hệ thống các mạng lưới quan hệ xã hội dày


đặc của mỗi cá nhân. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo
điều kiện cho việc kết nối mạng lưới xã hội nói chung trong đó có mạng lưới
của các nhóm bạn một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt là trong môi trường sinh
sống, làm việc tập trung thì sự tác động, gắn bó của những người xung quanh
có tác động mạnh mẽ tới lối sống và q trình hình thành khn mẫu hành vi
của mỗi cá nhân. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc
sống là một biểu hiện của lối sống, trong mơi trường sống mà tính cộng đồng
cao như môi trường sinh viên.
Với khả năng liên kết các thành viên xã hội không giới hạn, mạng xã
hội không chỉ là nơi để nhóm cộng đồng có nhu cầu kết nối với nhau trò
chuyện, tâm sự những vấn đề riêng tư, mà ở đó cịn có những thơng tin mang
tính chính trị, xã hội có tính giáo dục rất cao. Chỉ cần một động tác click
chuột, vài phút, thậm chí vài giây sau, thơng tin người chia sẻ đã đầy ắp trên
các trang mạng và được các thành viên đón nhận nhiệt tình đón nhận, bình
luận, đánh giá. Cùng với khả năng liên kết, tốc độ lan truyền nhanh chóng của
thơng tin trên mạng xã hội đã trở thành nguồn thơng tin hữu ích với sinh viên
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một nguồn tin nào khác, thông tin từ
mạng xã hội ngồi mặt tích cực cũng có những tiêu cực nhất định cả về tư
tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đạo đức. Nguyên nhân hàng đầu là
do người dùng chưa nhận thức, sử dụng đúng mạng xã hội; bị kẻ xấu lợi dụng
biến thành nơi để thực hiện hành để truyền bá quan điểm sai trái, nhất là đối
với nhận thức về chính trị, xã hội. Chính vì vậy nên em đã chọn vấn đề “Tác
động của mạng xã hội đến nhận thức chính trị của sinh viên ở nước ta hiện

1


nay” để làm đề tài tiểu luận cho môn học Truyền thơng đại chúng. Với mong
muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này đối với sinh viên ở Việt nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về mạng xã hội để đánh giá
những tác động của mạng xã hội đối với nhận thức chính trị của sinh viên về
cả mặt tích cực và tiêu cực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài: mạng xã hội, tác động của mạng xã hội tới nhận thức chính trị của sinh
viên.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội đối với nhận
thức chính trị của sinh viên; đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của mạng xã hội đến nhận thức chính trị của sinh viên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhận thức chính trị, giáo
dục ý thức chính trị cho sinh viên
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dung phương pháp được thực hiên trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp
với các phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic, phân tích, tổng hợp, thống

2


kê, so sánh, đối chiếu, quan sát, thu thập các số liệu v.v để thực hiện mục đích

và nhiệm vụ đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương và 6 tiết.

3


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Mạng xã hội
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với
rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối
từ bất cứ đâu.
Trong khi đó, theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet thì mạng xã
hội được hiểu như sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho
cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu giữ và trao
đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn
đàn, trị chuyện trực tuyến và các hình thức tương tác khác” [2, tr41].
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice
chat, chia sẻ file, blog, diễn đàn và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phương
cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như
tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail
hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh,
sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với
MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu;

Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam, các mạng xã hội thu hút đông đảo thành viên tham gia
là: Facebook, Zalo, Zingme, Youtube…
Tóm lại, mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên có cùng sở thích
trên internet với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và
thời gian. Trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm mạng xã hội theo Nghị
4


định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bởi đây là văn bản Nhà nước chính
thống, giám sát, quản lý lĩnh vực này.
1.1.2. Tác động của mạng xã hội đối với nhận thức chính trị của
Sinh viên
- Khái niệm sinh viên: Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm
sinh viên, đứng ở mỗi khía cạnh khác nhau thì các nhà nghiên cứu lại có
những khái niệm khác nhau về sinh viên.
Theo từ điển Tiếng Việt thì sinh viên (sinh viên Việt Nam) là công dân
Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp
chuyên nghiệp. ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề
chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những
bằng cấp mà họ đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo
phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
Có đặc điểm riêng trong sự phân tầng và khả năng di động xã hội cao. Do
tính chất hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, họ là những người có nhiều cơ
hội thuận lợi hơn để chiếm những địa vị cao trong xã hội nhất là trong nền kinh
tế tri thức; Là nhóm có khả năng thích ứng cao, tiếp thu nhanh các giá trị mới;
Là nhóm xã hội đặc thù về lứa tuổi mà ở lứa tuổi này quá trình xã hội hóa diễn ra
mạnh mẽ so với nhóm thiếu nhi, tiếp thu nhanh các giá trị mới.
- Khái niệm tác động của mạng xã hội đối với sinh viên
Theo từ điển Tiếng Việt, tác động có nghĩa là làm cho một đối tượng

nào đó có những biến đổi nhất định.
Tác động của mạng xã hội đến nhận thức chính trị của sinh viên là có
những thay đổi, biến chuyển, ảnh hưởng khi sử dụng mạng xã hội. Tác động ở
đây được hiểu ở cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực.
"Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc
khơng như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt
được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc
không kéo dài.
5


Trong nghiên cứu của mình, chúng tơi thống nhất khái niệm tác động
như sau: "Tác động là sự khác biệt có thể nhận thấy được, có thể xác định
được mà mạng xã hội mang đến cho sinh viên sau một thời gian giao tiếp với
mạng xã hội”.
- Khái niệm nhận thức chính trị
Theo triết học, nhận thức là q trình phản ánh sự việc, hiện tượng của
thế giới khách quan vào bộ não của con người để tạo nên sự hiểu biết về
chúng.
Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt của xã hội có giai cấp và là một vấn
đề phức tạp, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các giai cấp và các lực
lượng trong xã hội.
Khi đề cập tới vấn đề chính trị, V.I.Lênin cho rằng: “Chính trị là sự
tham gia vào các cơng việc của Nhà nước, sự chỉ đạo Nhà nước, sự qui định
các hình thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước” [9, tr.404].
Như vậy, có thể hiểu chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan
đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội
mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực
Nhà nước, sự tham gia vào công việc Nhà nước, sự xác định hình thức tổ
chức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.

+ Về mặt tổ chức, chính trị bao gồm: Nhà nước, các đảng phái, các tổ
chức chính trị. Các tổ chức này có thể đấu tranh với nhau để giành hoặc giữ
quyền lực nhà nước và cũng có thể liên minh với nhau để giành hoặc củng cố
sự thống trị của một giai cấp nào đó và chịu sự lãnh đạo của giai cấp đó.
+ Xét về nguồn gốc, chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà
nước, khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế.
Theo Ph. Ăngnghen, Nhà nước không phải là thế lực bên ngoài gán vào xã
hội. Nhà nước là sản phẩm của xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định.
Nhà nước ra đời từ nguyên nhân kinh tế, là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hịa trong xã hội có đối kháng giai cấp. V.I. Lênin coi Nhà
6


nước là một bộ máy dùng để thiết lập chính quyền của mình, là mục tiêu của
cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị, để duy trì và bảo vệ chính quyền của mình,
làm cho nó mạnh lên là mục tiêu của giai cấp đang thống trị xã hội. Như vậy,
chính trị xuất hiện cùng với Nhà nước và giai cấp. C. Mác và Ph. Ăngnghen
cho rằng, đến một lúc nào đấy, khi cơ sở xã hội của sự kiện Nhà nước - đối
kháng giai cấp - khơng cịn nữa thì Nhà nước với ý nghĩa là cơng cụ thống trị
xã hội sẽ tiêu vong.
Tóm lại, nhận thức chính trị của sinh viên được tác giả đưa ra trong đề
tài này là quá trình tiếp nhận của sinh viên về những biểu hiện trong đời sống
chính trị của đất nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về các phong trào do
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức.
1.2. Ưu điểm và hạn chế của mạng xã hội
1.2.1. Ư điểm
Mạng xã hội mang đến thông tin đến từng giây, từng phút; có nội dung
phong phú về mọi lĩnh vực và sức lan tỏa khơng biên giới chính là ưu điểm
vượt trội của mạng xã hội.
Có thể lý giải, thế mạnh của mạng xã hội được tạo nên từ nhiều nguyên

nhân. Trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tính mới của dịch vụ. So
với tuổi đời của các loại hình dịch vụ trực tuyến khác thì mạng xã hội cịn khá
“trẻ”. Xu hướng thích khám phá cái mới chính là động lực để người sử dụng
internet, nhất là giới trẻ nồng nhiệt đón nhận các mạng xã hội. Kế tiếp, ưu
điểm của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thơng trước đây là độ
tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn. Mạng xã hội cũng đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng. Con
người, sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại (ăn, uống) thì các nhu cầu về
tinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng, liên lạc và cập nhật
thông tin trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay.
Với tất cả những lợi thế nói trên cùng với khả năng lan truyền không biên
giới dựa trên những mối quan hệ có sẵn (bắc cầu), khơng có gì ngạc nhiên khi
các mạng xã hội phát triển một cách chóng mặt về số lượng người dùng.
7


Điều này có thể chứng minh khi mạng xã hội “tiêu biểu” của Việt Nam
mới ra đời trong vài năm gần đây là Zing Me nay đã có hơn 5 triệu thành viên
tham gia thường xuyên, còn với mạng xã hội có nguồn gốc nước ngồi được
khơng ít người Việt Nam, nhất là giới trẻ tham gia là Facebook, đã có trên
500 triệu thành viên trên tồn thế giới tham gia...
Khi mạng xã hội mới ra đời, nhiều quan niệm cho rằng nó sẽ khơng bền
vững và ít giá trị vì nó là ảo nhưng càng ngày người ta thấy đó là nhận định
sai lầm. Điều này được thể hiện khá cụ thể khi trên các mạng xã hội đã hình
thành nên các nhóm khá vững chắc, nhất là các nhóm quy mơ nhỏ quy tụ
những người cùng sở thích, cùng chí hướng, mặc dầu họ khơng gặp nhau trực
tiếp theo kiểu truyền thống mặt đối mặt nhưng điều đó không làm cho hoạt
động của mạng kém hiệu quả. Nhiều nhóm có cả trưởng nhóm, có các điều
phối viên và có quy chế hoạt động rất bài bản.
Bàn về ưu điểm của mạng xã hội trong cuộc tọa đàm về chủ đề này

diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Lê Uyên (Viện Nghiên cứu phát triển thành
phố Hồ Chí Minh), với các tính năng trên mạng xã hội như duy trì mối quan
hệ xã hội sẵn có và phát triển thêm những mối quan hệ xã hội mới; dễ dàng
kết bạn với người lạ, bất cứ nơi đâu và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè…, mạng
xã hội đã “đánh trúng” nhu cầu của nhiều người, nhất là giới trẻ nên mạng xã
hội không ngừng phát triển.
Đối với sinh viên, tham gia mạng xã hội có thể lập nhóm để trao đổi
thông tin bài học, cùng làm bài kiểm tra, học nhóm… Cịn đối với những
người kinh doanh, mạng xã hội là nơi lý tưởng để họ quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm của mình với chi phí rẻ và lượng khách hàng tiếp nhận thông tin vô
cùng rộng lớn.
1.2.2. Hạn chế
Có thể khẳng định, mạng xã hội chính là “con dao hai lưỡi”. Cũng xuất
phát từ đặc điểm của mạng xã hội mà dễ dàng thấy thông tin chưa được kiểm
chứng là một trong những hạn chế lớn nhất của mạng xã hội. Thông tin từ
8


nhiều nguồn phát, nhiều nhận định, đánh giá, nhiều tầng nấc trở thành những
lời đồn đoán, và đặc biệt là những tin sốc, giật gân, câu view làm công chúng
khá rắc rối trong việc nhận biết đâu là thực. Từ đó họ khó có thể tìm được
định hướng cho hành động và suy nghĩ của mình.
Ở góc nhìn về nhận thức chính trị, tư tưởng của sinh viên cho thấy
mạng xã hội gây tác động tiêu cực đến một bộ phận khơng nhỏ sinh viên
trong q trình nhận thức chính trị như: làm giảm sút lòng tin của sinh viên
đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; tâm lý thờ ơ với tình hình đất nước; ảnh
hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của sinh viên, cộng đồng và văn
hóa dân tộc. Do vậy, cần nhận diện thơng tin xấu, độc trên mạng xã hội, vạch
trần những thủ đoạn của những đối tượng đưa thông tin xấu, độc trên mạng xã
hội, đề xuất các biện pháp chủ động phịng chống, góp phần nâng cao nhận

thức chính trị cho sinh viên.
Ở góc nhìn khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội có thể
gây nghiện, như nghiện game và rất khó cai. Ở Việt Nam, việc dành thời gian
quá nhiều cho mạng xã hội, điển hình là Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở
giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ
cũng Facebook”.
Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá
nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa
lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (like), bình luận
(comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự
như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt
Facebook xem có gì mới trên Facebook khơng, hay mở một cuốn sách, mới
được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị
lãng phí cho Facebook.
Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng
chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng
ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.
9


Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng
ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở
trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp
ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.
Giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau
ngồi đời thực để thăm hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán
mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện, trao đổi, “vui chơi” trên mạng xã
hội… Dần dần họ sẽ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tính huống.
1.3. Những biểu hiện, tiêu chí đánh giá nhận thức chính trị của sinh
viên

Đánh giá đúng đắn hiệu quả tác động của mạng xã hội đến nhận thức
chính trị của sinh viên hiện là một chủ đề rộng và là việc làm có ý nghĩa quan
trọng. Trong phạm vi khuôn khổ của một đề tài tiểu luận tác giả chỉ đưa ra
những tiêu chí cơ bản nhất, cụ thể:
Một là, nhận thức chính trị của sinh viên Việt Nam, về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật Nhà nước.
Hệ tư tưởng Mác - Lênin (hệ tư tưởng của giai cấp công nhân) là hệ tư
tưởng triệt để cách mạng và khoa học. Đảng ta khẳng định “lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr. 84). Chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng trên cơ sở các
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam thể hiện
ở tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sự tự tôn dân tộc, tự hào với
truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước, với truyền thống vẻ vang
của Đảng. Ý thức đó thể hiện ở tình cảm, niềm tin, lý tưởng cách mạng, cũng
như ý chí, bản lĩnh chính trị của sinh viên. Đó là sự trung thành tuyệt đối với
10


sự nghiệp cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần sẵn sàng
đi bất cứ nơi đâu, nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và Nhân dân giao cho.
Có thể nhận ra ý thức chính trị của sinh viên thông qua nhận thức, thái độ của
họ đối với các sự kiện, các vấn đề chính trị của đất nước, của dân tộc và thời
đại, cũng như sự tham gia của sinh viên vào đời sống chính xã hội.
Hai là, nhận thức chính trị về các vấn đề chính trị xã hội của đất nước
Trong giai đoạn phát triển đất nước trong xu hướng hội nhập quốc tế
có nhiều diễn biến phức tạp; tình hình thế giới và trong nước những tác động
của mặt trái cơ chế thị trường, hạn chế về nhận thức cũng như đặc điểm tâm

lý lứa tuổi của sinh viên, có những tác động nhất định đến nhận thức chính trị
ở một bộ phận sinh viên có những biểu hiện “nhạt Đảng, phai Đồn” thờ ơ
trước vấn đề chính trị, xã hội của đất nước.
Một số sinh viên ngại học lý luận chính trị, nhìn nhận, đánh giá sai lệch
các vấn đề chính trị xã hội, ít quan tâm đến tình hình chính trị trong nước và
quốc tế, thiếu tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động chính
trị xã hội. Khơng ít những sinh viên do ảnh hưởng lối sống thực dụng nên có
xu hướng sống hưởng thụ, “vọng ngoại”, không biết trân trọng các giá trị
truyền thống dân tộc.
Để ngăn chặn các mặt tiêu cực của mạng xã hội đối với nhận thức
chính trị của sinh viên hiện nay. Trong các trường đại học, bên cạnh trang bị
kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp, cần tăng cường
giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên nhằm tạo ra một lớp người vừa “hồng”
vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên nhằm phát
triển ở những chủ nhân tương của đất nước một nhân cách toàn diện, khơi dậy
tinh thần dân tộc, sức mạnh vươn lên trong học tập và rèn luyện, đồng thời
giúp sinh viên có được lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN NHẬN THỨC
CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Những ưu điểm
2.1.1. Về nhận thức chính trị của sinh viên Việt Nam, về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Ngày nay, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới

đang thay đổi nhanh chóng từng ngày. Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết,
chia sẻ sở thích, sự quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện
truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet,
trong đó có các mạng xã hội.
Trước hết, sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thơng tin
phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc
thông tin một cách có hiệu quả. Thơng tin được truyền tải vượt qua trở ngại về
không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ. Từ những
thuận lợi mà nó mang lại, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều thói
quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa… ở
một bộ phận khá lớn những người sử dụng.
Qua đó nhận thức chính trị của sinh viên cũng được nâng cao đáng kế.
Đặc biệt thông qua mạng xã hội sinh viên Việt Nam Thơng qua các hình thức
giáo dục phong phú, đa dạng, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tại các nhà
trường, sinh viên được lĩnh hội và được trang bị những tri thức xã hội và nhân
văn cơ bản, giúp họ nâng cao tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng, có ý thức
tự giác tham gia các phong trào chính trị - xã hội, nỗ lực rèn luyện đạo đức,
sống có niềm tin và hồi bão, chủ động phòng và tránh được những tác động
tiêu cực từ mặt trái cơ chế thị trường, từ âm mưu “diễn biến hịa bình” của các
12


thế lực thù địch. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng
xã hội mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật là: mạng xã hội ngày càng góp phần
quan trọng trong việc củng cố niềm tin của sinh viên đối với sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ.
2.1.2. Về nhận thức chính trị về các vấn đề chính trị xã hội của đất
nước
Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một chiếc điện thoại thơng minh, một máy

tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều có thể tham gia vào
mạng xã hội. Chính vì vậy, mạng xã hội đã và đang trở thành một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày với một lượng dữ liệu khổng lồ và sự
tiếp cận vô cùng dễ dàng cho tất cả mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong số
đó, thanh thiếu niên, nhất là sinh viên là những người sử dụng Internet nhiều
nhất. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một
chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và
tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter,…
và hàng loạt các tính năng, ứng dụng khác. Thật khó để tưởng tượng một thế
giới khơng có mạng Internet do sự phổ biến và sức ảnh hưởng to lớn của nó.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vai trò của mạng xã hội
đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả,
giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ như tháng 10/2015, Chính phủ
đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thơng tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh
tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy
phạm pháp luật mới ban hành, thơng tin thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt
động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngày nay hầu hết các cơ quan, tổ chức,
đơn vị sự nghiệp đều có tài khoản mạng xã hội để giao tiếp với xã hội. Việc
này không chỉ đáp ứng nhu cầu thơng tin của người dân, khuyến khích người
dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên
mạng xã hội mà còn nâng cao nhận thức chính trị của người dân đối với các
vấn đề của đất nước. Với ưu thế của sinh viên, là đối tượng trẻ có khả năng cao
13


trong tiếp cận mạng xã hội nên những tài khoản mạng xã hội của các cơ quan,
tổ chức của Đảng, Chính phủ, các tổ chức xã hội đã thu hút được sự quan tâm,
theo dõi của đông đảo sinh viên. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức chính
trị về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước.
2.2. Hạn chế

Bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại khơng ít những yếu tố
tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an
ninh trật tự, đặc biệt là ảnh hưởng đến giới trẻ, trong đó có sinh viên, những
người nắm giữ tri thức, tương lai của đất nước, điển hình là:
Thứ nhất, mạng xã hội đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên
truyền, kích thích lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, ăn chơi trụy lạc, xa rời
truyền thống đạo lý của dân tộc, thậm chí thối hóa, biến chất; một bộ phận
thanh niên, sinh viên tỏ ra dao động, mất phương hướng phấn đấu, xa rời lý
tưởng cao đẹp, một số sinh viên ít quan tâm đến tình hình chính trị, truyền
thống cách mạng; giảm sút niềm tin vào thắng lợi chủ nghĩa xã hội, thiếu
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài nghi về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của đất nước, chạy theo lợi ích cá nhân, khơng quan tâm tới lợi
ích tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm trong xây dựng tổ chức; ít tham gia
các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng...Từ đó dẫn tới mơ hồ, lệch lạc trong
tư tưởng, lối sống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng
đến truyền thống tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam.
Thứ hai, mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế
lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng. Trong những năm qua, các
thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang mạng xã hội
vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc,
nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang mạng xã hội của bọn phản
động trong- ngoài như “Dân làm báo”, “Quan làm báo”… thường xuyên đăng
tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng,
14


mù quáng. Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực,
tham nhũng, bảo vệ mơi trường… để đăng tải những bài viết có thơng tin sai

lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ
trương, chính sách đó là sai lầm và địi xóa bỏ. Lợi dụng những sơ hở, thiếu
sót trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền
các cấp, các vụ phức tạp như Đồng Tâm (Hà Nội), ô nhiễm môi trường biển
do Formosa gây ra ở các tỉnh miền Trung, việc thảo luận dự luật đơn vị hành
chính- kinh tế đặc biệt… để kích động dư luận, hình thành tâm lý phản kháng,
tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ.
Những tồn tại trên đã gây ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là sự cản trở đáng kể cho sự nghiệp đổi mới
và phát triển đất nước.
2.3. Một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội
đến nhận thức chính trị của sinh viên hiện nay
Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong
các hoạt động xã hội. Sự phát triển ồ ạt của nhiều mạng xã hội khiến sinh viên
càng có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin với kết nối rộng lớn, cùng lúc
tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Tuy nhiên, để hạn
chế những tác đội tiêu cực trước khối lượng thông tin lớn chưa qua kiểm
duyệt được tung lên mạng xã hội mỗi ngày ảnh hưởng thế nào đến nhận thức
chính trị của sinh viên hiện nay cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, nâng cao tính định hướng của truyền thơng. Tại Việt Nam,
mạng xã hội đã sở hữu một số lượng thành viên khổng lồ mà chủ chốt là sinh
viên, điều này đặt ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí
trong vấn đề định hướng tun truyền. Điều đó đặt ra cho báo chí khơng chỉ là
trách nhiệm xã hội mà còn là sự cạnh tranh của báo chí truyền thống đối với
mạng xã hội.
Thực tế hiện nay, những người tham gia vào diễn đàn mạng xã hội
khơng phải ai cũng có kiến thức, trình độ và văn hóa nhất định. Một khi diễn
15



đàn mạng xã hội chưa trung thực, hoặc “sạch” theo đúng nghĩa thì nhóm cơng
chúng là sinh viên rất dễ bị hoang mang, kích động. Để nhóm cơng chúng
sinh viên có những nhận thức đúng đắn, khơng hiểu sai, bị kẻ xấu lợi dụng,
báo chí truyền thống phải đứng ra làm “quan tịa” phân xử, giúp định hướng
thơng tin cho sinh viên trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Nhất là
các thơng tin có ảnh hưởng đến nhận thức chính trị của sinh viên hiện nay.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho mạng xã hội. Cần
kiên quyết xây dựng khung pháp lý và thi hành một cách chuẩn mực về tiêu
chuẩn thông tin trên mạng xã hội, loại trừ bằng được những trường hợp lan
truyền “tin giả”. Việc xây dựng khung pháp lý cho các trang tin của mạng xã
hội không chỉ bảo vệ giá trị cho báo chí chính danh, mà cịn thanh lọc mơi
trường truyền thơng, giảm thiểu tình trạng nhiễu tin tức như hiện nay. Bên
cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần phải có những quy định rõ ràng về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng,
chế tài xử phạt những hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội,
gây xôn xao dư luận. Kiên quyết loại bỏ những trang mạng xã hội, trang web
gây nhiễu loạn dư luận xã hội, đề cao trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội.
.

16


KẾT LUẬN
Khơng thể phủ nhận những mặt tích cực mà mạng xã hội đã mang lại,
vì nó giúp thế giới “phẳng hơn, nhỏ hơn, gần hơn”. Qua đó sinh viên nhận
biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết, tri thức, kiến thức, đặc biệt là nhận
thức chính trị. Có lẽ đây là một đặc trưng quan trọng của xã hội hiện đại – xã
hội thông tin mà mạng xã hội chỉ là một trong những công cụ. Trong xã hội
thông tin này, nếu sinh viên biết cách nắm vững những cơng cụ hữu ích, sẽ
vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu. Suy cho cùng, mỗi cá nhân đều có

quyền và điều kiện để lựa chọn cộng đồng sống cho mình. Sống ảo hay sống
thực, bạn ảo hay bạn thực, gia đình ảo hay gia đình thực,... hồn toàn phụ
thuộc vào nhận thức của cá nhân
Mạng xã hội căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và
sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú
vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã
hội cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta
khơng thể đổ lỗi hồn tồn cho mạng xã hội. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một
cơng cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên tồn Thế
giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại khơng hiểu đúng mục
đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc
không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người
tham gia sử dụng mạng xã hội. Vì thế, mỗi sinh viên nên hiểu rõ những biện
pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội một cách tích
cực nhất.
Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy hữu ích hơn và có thể
kiểm sốt tốt những hoạt động “khơng tên” trên mạng xã hội. Ngồi ra, sinh
viên nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng
xã hội đối với cộng đồng mạng nói chung và đối với nhận thức chính trị của
sinh viên nói riêng.
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khánh An, (27/10/2011), "Trang mạng xã hội và báo chí”, www.rfa.org,
truy cập 18h ngày 6/11/2011
2. Chính phủ (2008) Nghị định 97/2008/NĐ-CP, tr41
3. Hải Lan, (28/10/2011), “Tương tác giữa mạng xã hội và báo chí”,
www.cand.com.vn, truy cập 22h ngày 5/11/2011
4. Phan Mai, (29/10/2011), “Mạng xã hội –nguồn thông tin phong phú”,

www.phapluattp.vn, truy cập 15h ngày 6/11/2011
5. Thanh Mai, (5/5/2011) ,”Mạng xã hội là “cơ hội chưa từng có” của thế
giới”, www.vnexpress.net, truy cập 20h ngày 5/11/2011
6. TS. Nguyễn Thị Thoa, Th.S Nguyễn Thị Trường Giang, (2007), “Đề cương
chi tiết bài giảng Nhập môn Báo mạng điện tử”, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội
7. Giang Thùy, (31/10/2011), “Hội thảo về Mạng xã hội và Báo chí”,
www.dangcongsan.vn, truy cập 20h ngày 5/11/2011
8. Đoàn Phạm Hà Trang, (30/11/2011),“Mạng xã hội và báo chí”,
www.tapchicongsan.org.vn, truy cập 19h ngày 31/11/2011
9. V.I. Lênin (1976): Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến Bộ, Ma.xcova
10.MBA Lưu Hoàng Vân, (3/3/2011), “Báo điện tử, xu hướng của thời đại”,
www.e-info.vn, truy cập 18h ngày 4/11/2011

18



×