Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương cuối kì môn tâm lý học đại cương- đại học Lâm Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.17 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ TÂM LÝ
1, Anh (chị) hãy trình bày các quan điểm cơ bản cuả tâm lý học hành vi và phân tâm học?
Tâm lý là gì?Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần nào vốn xảy ra trong đầu óc
con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
a. tâm lý học hành vi
Chủ nghĩa hành vi cổ điển
- Người sáng lập: J. Watsơn (1878 – 1958) – nhà tâm lý học người Mỹ
- Đối tượng nghiên cứu: hành vi của cơ thể.
- Hành vi, theo Watsơn là tổng số các cử động bề ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một
kích thích nào đó, thực hiện chức năng thích nghi với mơi trường xung quanh. Tồn bộ hành vi,
phản ứng của con người và động vật phản ánh bằng cơng thức:
S–R
Kích thích - Phản ứng
- Phương pháp nghiên cứư: phương pháp nghiên cứu khách quan.
- Nhận xét:
+ J. Watsơn đã coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, có thể quan sát, nghiên cứu được
một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử - sai” => điểm
tiến bộ.
+ hạn chế:
*Chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách máy móc, cơ học về hành vi, đánh đồng hành
vi của con người và hành vi của con vật.
* đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong, làm mất tính chủ thể, tính xã hội
của tâm lý con người, đồng nhất tâm lý con người với tâm lý động vật.
Chủ nghĩa hành vi mới
- Các tác giả: Tolmen, Hull, Skinner,…
- Các tác giả đã bổ sung những “biến số trung gian” vào công thức S – R thành S – O – R.
- O ở đây bao gồm một số yếu tố như: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con
người, hoặc hành vi tạo tác “operant” nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể.
Nhận xét: Về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ
nghĩa hành vi cổ điển của Watsơn.
b, Phân tâm học


- Tác giả S.Freud (1859 – 1993) – bác sĩ người Áo.
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu: vô thức
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phân tích
- Luận điểm cơ bản: Ông coi bản năng sinh dục là cội nguồn của toàn bộ thế giới tinh thần, từ
nội tâm cho đến hành vi bên ngồi, thậm chí cả các sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, ơng tách con
người thành ba khối: cái ấy (cái vô thức), cái tôi và cái siêu tôi.
+ Cái ấy (cái vô thức): bao gồm các bản năng vơ thức: ăn uống, tình dục, tự vệ trong đó, bản
năng tình dục giữ vai trị trung tâm, quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con
người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi.
1


+ Cái tơi: đó là con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện
thực.
+ Cái siêu tôi: là cái siêu phàm, “cái tôi lý tưởng” khơng bao giờ vươn tới được. Nó tồn tại
theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép.
Cái siêu tôi luôn chèn ép, kiểm duyệt không cho cái ấy và cái tôi xâm nhập vào. Kết quả
là nhân cách con người luôn luôn là một sự dằng co giữa bản năng, ý thức và cái siêu phàm. Vì
cái siêu phàm là cái không bao giờ vươn tới được nên con người chỉ luẩn quẩn với sự thoả mãn
cái bản năng và gắng theo cái hiện thực.
Nhận xét: Phân tâm học đã quá đề cao cái bản năng vô thức, dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận
bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý con người, đồng nhất tâm lý con người và tâm lý con vật.
2, Anh (chị) hãy phân tích bản chất của tâm lý người? Nêu ví dụ minh họa?
. Bản chất của tâm lý người
a, Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan (HTKQ) vào não người thông qua
chủ thể (thông qua lăng kính chủ quan). Do vậy, phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc
biệt:
- Đó là sự tác động của HTKQ vào hệ thần kinh, vào bộ não người - tổ chức cao nhất của vật
chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách
quan rồi tạo ra trên vỏ não hình ảnh tâm lý về HTKQ đó.

- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh về HTKQ nhưng nó khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật
lý, sinh vật:
+ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo.
+ Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể:
. Mỗi chủ thể, khi tạo ra hình ảnh tâm lý về HTKQ đã đưa vốn hiểu biết, kinh nghiệm,
tính khí, năng lực,…của mình vào trong hình ảnh đó.
. Cùng 1 HTKQ tác động vào các chủ thể khác nhau -> hình ảnh tâm lý với mức độ biểu
hiện và sắc thái khác nhau.
. Cùng 1 HTKQ tác động vào cùng một chủ thể ở hoàn cảnh khác nhau, trạng thái tâm lý
khác nhau -> hình ảnh tâm lý với mức độ biểu hiện và sắc thái khác nhau.
- Chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
b, Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử
- Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội), trong đó
nguồn gốc xã hội là cái quyết định. =>Nếu con người thoát ly khỏi các quan hệ xã hội trên đều
làm cho tâm lý người mất bản tính người.
- Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội Tâm lý người là sản
phẩm của con người với tư cách là một chủ thể của xã hội; tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã
hội - lịch sử của con người.
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong mối quan hệ xã hội.
- Tâm lý của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
KL:+ Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, cũng như khi hình thành,
cải tạo, đánh giá tâm lý người phải nghiên cứu hồn cảnh trong đó con người sống.
+ Tâm lý người mang tính chủ thể  trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến cái riêng trong tâm
lý của mỗi người.
2


+ Tâm lý người có nguồn gốc xã hội, vì vậy khi nghiên cứu tâm lý con người phải nghiên cứu
mơi trường xã hội, nền văn hố xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt
động.

+ Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các quan
hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.
. ví dụ :+ 2 người cùng đi trên đường gặp 1 cô gái, 1 người thấy xinh 1 người thấy không xinh, ý muốn nói
cùng 1 hiện tượng khách quan tác động vào các chủ thể khác nhau.
+ tâm lý người về định kiến xã hội: trước đây xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới, nhưng
bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng khống hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.
+ Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng. Nhưng sau một thời gian được bố mẹ
chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người. Thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu
và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.
3,Bằng lý luận và thực tiễn, anh (chị) hãy chứng minh tâm lý người là sản phẩm của hoạt động
và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội? Nêu ví dụ minh họa?
a. hoạt động và tâm lý:
-khái niệm: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người.
- Trong hoạt động đồng thời diễn ra hai quá trình:
+ đối tượng hóa (xuất tâm): là con người ta biến suy nghĩ thành động
+ chủ thể hóa (nhập tâm): là quá trình con người sau khi thực hiện hoạt động rút ra kinh
nghiệm cho bản thân.
-vai trò của hoạt động: trong hoạt động, con người tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra
tâm lý, ý thức của mình. Nói cách khác, tâm lý, ý thức và nhân cách được bộc lộ, hình thành và
phát triển trong hoạt động.
b. giao tiếp và tâm lý:
- khái niệm giao tiếp:giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa con người với con người.
-chức năng giao tiếp:
+ Chức năng thông tin: qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với
nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý
thông tin là một con đường quan trọng để hình thành nhân cách.
+Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm,
tư tưởng, thái độ, thói quen,…ra bên ngồi do đó các chủ thể có thể nhận thức, đánh giá lẫn
nhau và có thể tự đánh giá chính bản thân mình.

+Chức năng cảm xúc: giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc của bản thân mà còn tạo ra cảm xúc
mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của
con người.
+Chức năng điều chỉnh hành vi:trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi
của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, q trình ra quyết định và hành
động của chủ thể khác.
+Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng
nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung.
c. tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp:
3


* Quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động
-Quan điểm 1: giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động.
-Quan điểm 2: Giao tiếp và hoạt động là 2 phạm trù đồng đẳng, phản ánh 2 loại mối quan hệ
của con người với thế giới. Hoạt động được hiểu là mối quan hệ với đối tượng là vật thể, giao
tiếp là mối quan hệ với con người.
=> dù theo quan điểm nào thì hoạt động và giao tiếp vẫn có mqh gắn bó với nhau.
+Có trường hợp giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khác.
+Có trường hợp, hoạt động là điều kiện để thực hiện mqh giao tiếp.
 Giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của cuộc sống con người, có vai trị
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách.
*Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
-tâm lý con người có nguồn gốc từ thế giới khách quan (TN và xã hội). Trong đó, nguồn gốc xã
hội là cái quyết định tâm lý người.
- bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu các kinh nghiệm xã hội
lịch sử, biến nó thành tâm lý, nhân cách. Như vậy, tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao
tiếp.
-Hoạt động và giao tiếp, các mqh giữa chúng là quy luật tổng quát cho sự biểu lộ hình thành và
phát triển tâm lý người.

Ví dụ:- muốn tiến hành lao động sản xuất, các công nhân trong một đội sản xuất phải có quan
hệ với nhau. Các quan hệ giao tiếp này có ảnh hưởng nhất định đến năng suất lao động. Hoạt
động dạy học không thể diễn ra như một q trình thơng tin của các máy truyền tin và thu tin.
Trong dạy học nhất thiết phải có giao tiếp giữa người dạy và người học, giữa người học và
người học... Trong các trường hợp này có thể coi giao tiếp là một mặt của hoạt động.
-Chẳng hạn trong lao động, con người có vướng mắc nào đó cần giải quyết. Họ nghĩ đến việc
phải gặp, phải nhờ ai đó mới giải quyết được vướng mắc của mình. Thế là bắt đầu nảy sinh nhu
cầu và mục đích giao tiếp. Lúc đó con người thực hiện quan hệ giao tiếp với người khác và nhờ
đó họ đạt được mục đích hoạt động của mình.
4,Anh (chị) hãy trình bày khái niệm ý thức, các cấp độ của ý thức? Nêu ví dụ minh họa?
. Khái niệm chung về ý thức
a, Ý thức là gì?
* Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngơn
ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được.
b, Cấu trúc của ý thức gồm: nhận thức, thái độ, năng động(lập kế hoặc trước khi hoạt động)
. các cấp độ của ý thức
a, Cấp độ chưa ý thức – vô thức:
- Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức khơng thực hiện được
chức năng của mình.
- Đặc điểm của vô thức:
+ Con người không thể nhận thức được các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ của mình.
+ Con người khơng thể đánh giá, kiểm sốt được hành vi, ngơn ngữ, cách cư xử của mình.
+ Vơ thức khơng kèm theo sự dự kiến trước, khơng có chủ định. Sự xuất hiện hành vi vô thức
thường bất ngờ, đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn.
4


+ Hình ảnh tâm lý trong vơ thức có thể của cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng chúng liên
kết với nhau không theo quy luật hiện thực.
- Các loại vô thức:

+ Vô thức ở tầng bản năng vô thức (bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm tang trong
tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền.
+ Tiền ý thức: bao gồm các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức.
+ Tiềm thức: là những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp lại nhiều lần chuyển
thành dưới ý thức.
+ nó thường trực chỉ đạo hành động, lời nói, suy nghĩ…của con người tới mức không cần ý
thức tham gia.
b, Cấp độ ý thức, tự ý thức
* Cấp độ ý thức: con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình,
từ đó có thể kiểm sốt và làm chủ hành vi khiến cho hành vi trở nên có ý thức.
- Đặc điểm:
+ chủ thể biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì. Vì thế, nhiều khi có ý thức đồng nghĩa với có hiểu
biết, có tri thức.
+ chủ thể tỏ thái độ của bản thân đối với đối tượng đã được nhận thức. Thái độ đó là động cơ
thúc đẩy hành vi có ý thức.
+ Ý thức được thể hiện ở tính có chủ tâm và dự kiến trước hành vi. Đặc điểm này phân biệt
hành động của con người và hành động của con vật.
* Tự ý thức: chính là ý thức về bản thân mình.
- Đặc điểm của tự ý thức:
+ Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các
quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá.
+ Có thái độ rõ ràng đối với bản thân
+ Tự điều chỉnh, tự giáo dục về chính bản thân mình.
c, Cấp độ ý thức nhóm, ý thức tập thể (ý thức xã hội)
- Ý thức xã hội được hình thành trên cơ sở ý thức cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp.
- Đặc điểm:
+ Ở cấp độ này, con người xử sự không đơn thuần trên nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, quan điểm,
…của cá nhân mình mà xuất phát từ lợi ích, danh dự của nhóm, của tập thể, của cộng đồng.
+ Nó giúp con người có thêm sức mạnh tinh thần mới, dễ dàng hoà nhập và cùng cộng đồng
phát triển.

Ví dụ: - mặc dù rất mệt mỏi nhưng Hoa vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành bài tập của
mình.
-dù đi xe máy vào lúc 2h sáng và trên đường khơng có ai nhưng anh C vẫn dừng lại khi có tín
hiệu đèn đỏ.
- tự giác biết rằng mình đang học kém, cần chăm chỉ hơn. Ý thức việc đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông.
- ý thức về gia đình, ý thức về dịng họ, ý thức dân tộc, ý thức nghề nghiệp...
5, Anh hãy trình bày khái niệm cảm giác, đặc điểm, vai trò của cảm giác? Nêu ví dụ minh họa?
5


a, Định nghĩa: Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
b, Những đặc điểm cơ bản của cảm giác
- Là một quá trình tâm lý, có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể.
- Chỉ phản ánh khi có sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng vào giác quan của chúng ta.
- cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng thông qua hoạt động của
từng giác quan.
-Bản chất xã hội của cảm giác người:
+ Đối tượng phản ánh: cả con vật và con người đều phản ánh được sự vật hiện tượng vốn có
trong tự nhiên, nhưng chỉ có con người phản ánh được sự vật hiện tượng do con người tạo ra.
+ Cơ chế sinh lý: cả con người và con vật đều phản ánh được hệ thống tín hiệu thứ nhất,
nhưng chỉ con người mới phản ánh và chịu ảnh hưởng được hệ thống tín hiệu chữ viết.
+ Mức độ: cảm giác của con người chỉ ở mức độ sơ đẳng nhất ở hoạt động nhận thức chứ không
phải duy nhất hoặc cao nhất ở 1 số con vật, ngồi ra nó cịn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm
lý cao cấp của con người
+ phương thức tạo ra cảm giác là được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội.
c. Vai trò của cảm giác
+ là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan, tạo
nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh.

+ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn
+ là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt
động thần kinh của con người bình thường.
+là con đường nhận thức khách quan đặc biệt quan trọng đối với người bị khuyết tật.
Ví dụ: - gặp người đẹp tim hồi hộp
- Lúc buồn, hay đau khổ thì ăn cảm thấy khơng ngon, thậm chí khơng có cảm giác đói.
- Những người chăn vịt lành nghề chỉ nhìn qua trứng hay con vịt mới nở cũng biết phân biệt
được đâu là con cái, đâu là con đực.
- Khi ta nhìn thấy một người đang ăn chanh, lúc đó ta có cảm giác mình đang nuốt nước bọt và
cũng cảm thấy chua giống người đang trực tiếp ăn vậy. Cảm giác ấy đã được con người hình
thành qua một q trình tâm lý, khi đó tác động đến đối tượng khác thì cũng kích thích đến bản
thân cảm giác ấy.
6.Anh (chị) hãy trình bày khái niệm tri giác, các quy luật của tri giác? Nêu hướng vận dụng các
quy luật đó vào thực tiễn cuộc sống?
. Định nghĩa: Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài
của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
. Các quy luật của tri giác
a, Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Nội dung quy luật: Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về 1 sự vật,
hiện tượng của thế giới bên ngồi. Hình ảnh của tri giác, một mặt phản ánh đặc điểm của đối
tượng mà ta tri giác, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt
động của con người.
6


-ứng dụng: cần tri giác đúng đặc điểm của sự vật hiện tượng, tránh phụ thuộc vào ý kiến chủ
quan của cá nhân mà vội vàng đưa ra kết luận về đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác.
b, Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Nội dung: Tri giác của ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng đang tác

động mà chỉ tách ra 1 số đối tượng.
- Đặc điểm: + Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của tri giác.
+Sự lựa chọn trong tri giác khơng có tính chất cố định, vai trị của đối tượng và bối
cảnh có thể giao hốn cho nhau.
- ứng dụng trong thiết kế có cách bài trí giúp cho khơng gian rộng rãi và đẹp hơn
- hạn chế: tri giác cùng 1 lúc nhiều sự vật hiện tượng dẫn đến bị nhầm lẫn bị sai lệch.
c, Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Nội dung: Các hình ảnh của tri giác ln ln có một ý nghĩa nhất định. Khi tri giác 1 sự vật,
hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình, con người gọi được tên sự vật, hiện
tượng đó là cái gì và xếp nó vào một nhóm, 1 loại nhất định.
- Ngay cả khi tri giác 1 sự vật, hiện tượng không quen biết ta vẫn cố gắng ghi nhận trong đó 1
cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã biết hoặc xếp nó vào 1 loại sự vật, hiện tượng đã biết,
gần gũi nhất với nó.
-ứng dụng: tăng cường bổ sung kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để có thể tri giác đúng về
sự vật hiện tượng.
d, Quy luật về tính ổn định của tri giác
- nội dung: Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi
điều kiện tri giác thay đổi.
- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:
+ Cấu trúc của sự vật, hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian nhất định.
+ cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh vốn kinh nghiệm của con người về đối tượng =>
nguyên nhân chủ yếu
- Tính ổn định của tri giác khơng phải là cái bẩm sinh mà nó được hình thành trong đời sống cá
thể, là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người.
- ứng dụng: cần khắc phục cái nhìn phiến diện, tĩnh tại về thế giới.
e, Quy luật tổng giác
- Nội dung: Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người vào đặc điểm nhân
cách của họ được gọi là tổng giác.
f, Ảo giác
- Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch về sự vật, hiện tượng.

- Nguyên nhân:
+ sinh lý: Do có những dị bẩm về cơ quan phân tích quan thị giác khiến cho chủ thể nhìn sự
vật bị sai lệch.
+ vật lý: Do các tính chất của các sự vật, hiện tượng tạo nên
+ tâm lý: Do chủ thể mệt mỏi hoặc có những vấn đề về tâm lý.
Ví dụ: - Chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe, tiếng động cơ.
-Trong những cuốn sách trên kệ nhưng ta có thể nhìn rõ nhất cuốn sách ta yêu thích
7


-Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể gọi tên cùng như nói
được những đặc điểm riêng biệt của quả đó. Chẳng hạn như ta có thể phân biệt quả cam với quả
bưởi, quả bưởi to hơn quả cam: mùi vị cùng khác nhau…
-Khi viết lên trang giấy ta ln thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết dưới ánh đèn dầu,
lúc trời tối.
- Khi tâm trạng ta khơng vui thì nhìn vào một khung cảnh nào đó, dù nó có đẹp đến đâu thì ta
cũng thấy nó rất nhàm chán.
7, Anh hãy trình bày khái niệm tình cảm? So sánh tình cảm và cảm xúc, tình cảm và nhận
thức?
a, Tình cảm là gì?
* Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng
có liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ.
b, So sánh tình cảm và nhận thức
* Giống nhau: - Đều phản ánh hiện thực khách quan, có đối tượng cụ thể
- Mang tính chủ thể.
- Có bản chất xã hội - lịch sử
* Khác nhau:
ND so sánh
Nhận thức
Tình cảm

+ đối tượng phản ánh + Phản ánh bản thân sự vật, hiện + Phản ánh mqh giữa các sự vật,
tượng trong thế giới khách quan. hiện tượng với nhu cầu, động cơ
của con người.
+ phạm vi phản ánh
+ Phạm vi phản ánh của nhận + Mang tính lựa chọn rõ nét.
thức rộng hơn
+phương thức phản + Nhận thức phản ánh thế giới + phản ánh thế giới dưới hình
ánh
bằng những hình ảnh, biểu thức rung cảm, trải nghiệm.
tượng, khái niệm.
+ Tính chủ thể
+ngày càng tiếp cận đến chân lý + Tình cảm mang tính chủ quan
khách quan.
rõ nét.
+ Quá trình nhận thức và quá
+ q trình hình thành trình hình thành tình cảm đều
=
khó khăn và phức tạp
*Mỗi quan hệ tình cảm và nhận thức:
-tình cảm và nhận thức có mqh gắn bó, chặt chã với nhau cụ thể:
+có trường hợp tình cảm tạo điều kiện cho việc hình thành nhận thức
+ ngược lại có nhận thức sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành tình cảm
c, So sánh tình cảm và cảm xúc
Cảm xúc

8

Tình cảm



+ Xuât hiện trước
+ Là một quá trình tâm lý
+ Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình
huống
+ Có cả ở người và động vật
+ Thực hiện chức năng sinh học
+ Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng.

+ Xuất hiện sau
+ Là một thuộc tính tâm lý
+ Có tính xác định và ổn định
+ Chỉ có ở người
+ Thực hiện chức năng xã hội
+ Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với định hình động
lực thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.

=> Tuy khác nhau nhưng xúc cảm và tình cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tình cảm
được hình thành, thể hiện với cảm xúc. Cảm xúc bị ảnh hưởng, chi phối bởi tình cảm của con
người.
8, Anh (chị) hãy trình bày khái niệm tình cảm? Các mức độ của đời sống tình cảm? Vai trị của
tình cảm trong cuộc sống và hoạt động? Nêu ví dụ minh họa?
a, Tình cảm là gì?
* Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng
có liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ.
b. Vai trị của tình cảm
- Tình cảm thường xác định hành vi, giúp con người xây dựng mục đích trong cuộc sống.
- thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại gặp phải trong q
trình hoạt động.
- Tình cảm có ý nghĩa đặc biệt trong cơng việc sáng tạo, nó kích thích trí sáng tạo.
- Tình cảm có vai trị quan trọng đối với quá trình nhận thức của con người.

+Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tịi chân lý.
+Những tình cảm tiêu cực hay thái q có thể kìm hãm hoặc làm sai lệch hoạt động nhận thức
của con người.
+Ngược lại, nhận thức là cơ sở của tình cảm, nó chi phối tình cảm
- Tình cảm có mqh và chi phối tồn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
- tình cảm là điều kiện, phương tiện giáo dục, là nội dung giáo dục nhân cách.
c. Các mức độ của đời sống tình cảm
- Màu sắc xúc cảm của cảm giác
+ Là cảm xúc đi kèm với q trình cảm giác nào đó.
+ có tính chất cụ thể, nhất thời, khơng mạnh mẽ.
+ khơng được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.
+Cảm xúc này sẽ mất đi khi sự vật, hiện tượng đó khơng cịn tác động vào giác quan của
chúng ta, tức là khi quá trình cảm giác kết thúc.
- Xúc cảm
+ là những rung cảm xảy ra nhanh chóng nhưng mạnh mẽ và rõ rệt hơn so với màu sắc xúc
cảm của cảm giác.
+ Nó mang tính chất khái quát và được chủ thể ý thức rõ rệt hơn.
- Xúc động và tâm trạng
9


+ Xúc động là 1 dạng xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn, khi đó con
người thường khơng làm chủ được bản thân, khơng ý thức được hành động của mình.
+Tâm trạng là 1 dạng xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một
khoảng thời gian tương đối lâu dài, chủ thể không ý thức được nguyên nhân gây ra nó.
- Tình cảm
+ có tính khái qt hơn, ổn định hơn.
+ Được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn.
+say mê: là 1 dạng tình cảm đặc biệt, có cường độ mạnh, tồn tại lâu dài, được ý thức rõ ràng
+ có say mê tích cực và say mê tiêu cực.

Ví dụ: -: - cảm giác về màu xanh gây cho ta xúc cảm dễ chịu. cảm giác màu đỏ gây cho ta cảm
xúc rạo rực, nhức nhối.
- Bài kiểm tra được điểm cao sẽ vui mừng, điểm thấp sẽ buồn.
- Đi xe bus đông sẽ cảm thấy mệt mỏi, bức bối.
- Bị bố mẹ mắng, hờn dỗi đập hỏng đồ chơi, sau đó hối hận vì làm hỏng đồ của mình.
- Con cái dù thế nào thì tình cảm của bố mẹ vẫn ln u thương, bảo vệ.
- Các cầu thủ đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam vui mừng đến rơi nước mắt khi đoạt
huy chương vàng tại Sea Game 2011
9, Anh (chị) hãy cho biết khí chất là gì? Các kiểu khí chất và đặc điểm cơ bản của các kiểu khí
chất? Nêu ví dụ và hướng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống?
a, Khái niệm: Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,
nhịp độ, tốc độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng
của cá nhân.
b. Đặc điểm chủ yếu của mỗi loại khí chất
- Kiểu hăng hái:
Ưu điểm:
+ là người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, cởi mở, hướng ngoại, nên dễ thích nghi với mơi trường
mới.
+ Ln hướng về tập thể, tích cực tham gia hoạt động
Nhược điểm:
+ Ham hiểu biết, nhận thức rộng nhưng khơng sâu.
+ Tình cảm thiếu sâu sắc, bền vững.
Ứng dụng:
+ phù hợp với công việc cần phản ứng nhanh, phải thay đổi ấn tượng thường xuyên.
+ cần giao các nhiệm vụ, hoạt động mang tính kiên trì, tỉ mỉ và mang tính kiềm chế cao. Đồng
thời thường xun phải đơn đốc, động viên để họ có thể hồn thành nhiệm vụ.
- Kiểu bình thản:
Ưu điểm:
+ Phong thái ung dung, đĩnh đạc, không vội vàng hấp tấp.
+ Chín chắn, ít bị kích động, ln bình tĩnh trong mọi việc, khả năng kiềm chế tốt.

+ Nhận thức chậm nhưng chắc chắn.
+ Thực hiện công việc chu đáo, thận trọng.
10


+ Thích trật tự, ngăn nắp.
Nhược điểm:
+ Ít cởi mở, ít biểu hiện rõ rệt các cảm xúc, tình cảm của mình.
+ Có tính ỳ, khơng linh hoạt, thích nghi chậm.
Ứng dụng:
+hiệu quả công việc của loại người nay phụ thuộc vào thời gian gắn bó với cơng việc
+cần tham gia các hoạt động mang tính linh hoạt, sơi nổi.
- Kiểu nóng nảy:
Ưu điểm:
+ Nhanh nhẹn, rất tích cực, phản ứng mạnh và cương quyết, nói là làm.
+ Cảm xúc bộc lộ rõ nét qua nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ.
+ Thật thà thẳng thắn, chân tình, khơng thích vịng vo.
Nhược điểm:
+ Dễ bốc, dễ xẹp, thường gay gắt, đôi khi cục cằn, nóng nảy, bộp chộp.
+ Khả năng kiềm chế thấp, dễ bị kích động.
+ Trong cơng tác, họ rất quả quyết nhưng đôi khi dẫn đến liều mạng.
Ứng dung:
+ phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn, mới mẻ, cần quyết đoán, mạo hiểm…
+ đưa bản thân vào các hoạt động mang tính kiềm chế, tỉ mỉ và kỉ luật cao.
- Kiểu ưu tư:
Ưu điểm:
+ Có sự nhạy bén, tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng.
+ Trong quan hệ thường mềm mỏng, tế nhị, nhã nhặn, chu đáo, vị tha, thường hay sống với nội
tâm của mình.
Nhược điểm:

+ Hoạt động chậm chạp, nhanh mệt mỏi.
+ Ln hồi nghi, hay lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó nảy sinh nhưng rất
sâu sắc, có cường độ mạnh và bền vững.
+ Ít cởi mở
+ Khó thích nghi với mơi trường mới.
Ứng dụng:
+ phù hợp với công việc là nghiên cứu, đơn giản lặp đi lặp lại, công việc cần sáng tạo, lãng
mạn, nghệ thuật, văn thơ, hội họa
+ tgia vào các hoạt động mang tính sơi nổi địi hỏi sự giao tiếp cao.
Tóm lại, mỗi kiểu khí chất trên đều có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế thường gặp ở một
người có những nét của kiểu khí chất nào đó chiếm ưu thế, nhưng đồng thời lại có những nét
riêng lẻ nào đó thuộc kiểu khí chất khác. Ngồi ra, cịn có những kiểu khí chất trung gian bao
gồm nhiều đặc tính của cả bốn kiểu khí chất trên.
Khí chất có cơ sở sinh lý là kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của các đặc
điểm xã hội và biến đổi do rèn luyện và giáo dục.
Ví dụ: - kiểu hăng hái: tình nguyện, bán hàng…
- Kiểu bình thản: bác sĩ, giáo viên, kế tốn..
11


- Kiểu nóng nảy: cơng an qn đội, thanh tra, bảo vệ, vệ sĩ…
- Kiểu ưu tư: họa sĩ, nhà thơ, nhà văn…
10, “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
hãy cho biết hai câu thơ trên nói lên vai trị của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân
cách? Hãy phân tích vai trị của yếu tố đó và rút ra kết luận cần thiết cho bản thân?
= 11.Hãy phân tích vai trị của yếu tố giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách, từ
đó rút ra kết luận cần thiết cho bản thân?
. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
a, Giáo dục và nhân cách

-Khái niệm: + Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ
động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
+Nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy
học và các tác động giáo dục khác đến con người.
+Nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là q trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của
con người.
- Giáo dục giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
+ Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
+ Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hoá xã hội – lịch sử để
tạo nên nhân cách của mình.
+ Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần”, vươn tới những cái mà
thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh, mạnh, hướng về tương lai.
+ Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố thể chất (bẩm sinh, di truyền),
yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu
tố tạo ra.
+ Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về mặt nhân cách và làm cho nó phát triển theo
hướng mong muốn của xã hội (giáo dục lại).
kL: Giáo dục giữ vai trị chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song khơng
nên tuyệt đối hố vai trị của giáo dục, giáo dục khơng phải là vạn năng, mà cần phải tiến hành
giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt
động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Giáo dục không tách
rời sự tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
12=9, Anh (chị) hãy xác định các kiểu thần kinh cơ bản và các kiểu khí chất tương ứng trong
mỗi trường hợp dưới đây, nêu đặc điểm và hướng vận dụng các kiểu khí chất vào thực tiễn cuộc
sống?
a, Quá trình hưng phấn mạnh, nhưng quá trình ức chế lại yếu hơn
b, Quá trình hưng phấn và ức chế mạnh như nhau, nhưng sự chuyển hóa giữa chúng lại diễn ra
chậm chạp.
c, Quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu.
d, Quá trình hưng phấn và ức chế mạnh như nhau, sự chuyển hóa giữa chúng lại diễn ra nhanh

chóng
12


A. kiểu mạnh, khơng cân bằng  nóng nảy
C. kiểu yếu Ưu tư
B. kiểu mạnh, cân bằng, không linh hoạt  bình thản
D. kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt  hăng hái

13



×