Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Vận dụng các phương pháp của quy luật vào quá trình sống và học tập của bản thân ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.79 KB, 4 trang )

Câu hỏi : Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập? Vận dụng các phương pháp của quy luật vào quá trình sống và học tập của
bản thân ?
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn
gốc, động lực cơ bản ,phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển .
 Khái niệm :
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm ,những thuộc tính ,những tính
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau ,tồn tại một cách khách quan
trong tự nhiên ,xã hội và tư duy .
- Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ ,tác động qua
lại lẫn nhau
 Tính chất của mâu thuẫn :
- Tính khách quan : mâu thuẫn có tính khách quan vì nó là cái vốn có trong sự
vật ,hiện tượng ,là bản chất chung của mọi sự vật ,hiện tượng .
- Tính phổ biến : mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự
vật hiện tượng ,mọi giai đoạn ,mọi quá trình ,tồn tại trong cả tự nhiên ,xã hội và tư
duy
- Tính đa dạng ,phong phú : mỗi sự vật ,hiện tượng ,q trình đều có thể bao
hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau ,biểu hiện khác nhau trong những điều kiện
lịch sử ,cụ thể khác nhau ; chúng giữ vị trí vai trị khác nhau đối với sự tồn tại ,vận
động và phát triển của sự vật .
 Quá trình vận động của mâu thuẫn :
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập


+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối ,có điều kiện ,tạm thời
Trong thống nhất có đấu tranh đấu tranh trong tính thống nhất của các mặt
đối lập :
+ Sự thống nhất : 2 mặt đối lập cùng nằm trong 1 chỉnh thể ,2 mặt đối lập,


nương tựa ,làm tiền đề cho nhau ,không tách rời nhau ,có mặt này mới có mặt kia
và ngược lại.
+ Sự đấu tranh : đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó .Đấu tranh của các mặt đối lập
là nguồn gốc, động lực của sự phát triển của sự vật .
+ Sự chuyển hóa : các mặt đối lập chuyển hóa biến đổi làm cho sự vật cũ
chuyển thành sự vật mới với những mặt đối lập mới .
- Vai trò của mâu thuẫn : là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận
động và phát triển ,bởi vì biến đổi ,phát triển chính là một q trình sự vật này
chuyển thành sự vật khác ,giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác của một sự
vật .Mỗi sự vật đều thường bao hàm trong nó nhiều mâu thuẫn : bên trong và bên
ngoài ,chủ yếu và thứ yếu… giữa các mặt đối lập đó vừa có tính thống nhất với
nhau vừa diễn ra quá trình đấu tranh với nhau .
 Ý nghĩa phương pháp luận :
- Thứ nhất : thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật ,hiện
tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật ,điều kiện khách
quan .Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập
trong sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra hướng giải pháp đúng .


- Thứ hai ,phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát
sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn ,xem xét vai trị ,vị trí và mối quan hệ giữa
các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng
- Thứ ba : phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh
giữa các mặt đối lập ,khơng điều hịa mâu thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo
thủ ,bởi giải quyết mâu thuẫn cịn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay
chưa .
Vận dụng các phương pháp của quy luật vào q trình sống và học tập
của bản thân:
VD1: Có thể giúp chúng ta rèn luyện được nhiều hình thức trong học tập hơn

như rèn luyện về tư duy phản biện. Như trong quá trình học tập ,chúng ta cần phải
nêu lên ý kiến của bản thân ,đóng góp ý kiến với mọi người xung quanh .Thì lúc
này ,sẽ có những ý kiến bất đồng xảy ra ,chúng ta phải dùng lí lẽ của bản thân để
phân tích ,lập luận ,thuyết phục để mọi người có thể nghe theo ý kiến của mình .
VD2: + Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng đơi khi cũng có sự tranh luận về một
vấn đề bất đồng. Qua sự bất đồng ý kiến, các thành viên trong nhóm sẽ lập luận, phân tích và
thuyết phục các thành viên khác tin vào ý kiến của mình. Việc thực hành như thế có thể rèn
luyện cho não khả năng tư duy nhanh hơn, kỹ năng lập luận phản biện và sáng tạo.
+ Trong quá trình học tập, những kiến thức được học trên giảng đường đôi khi chưa được áp
dụng vào thực tế hoặc nó chưa đủ để sinh viên có thể làm việc ngồi thực tế. Đó chính là mâu
thuẫn giữa kiến thức được học và kiến thức thực tế trong cuộc sống => Sinh viên cần có thái độ
học tập tự giác, chủ động và linh hoạt tìm hiểu những kiến thức bên ngoài sách vở. Tham gia
những hoạt đọng ngoại khóa, đi làm thêm hay đi thực tập để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức
thực tế trong xã hội. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn, học đi đôi với hành.


VD3: Sinh viên bị mâu thuẫn giữa việc muốn đi làm thêm để trải nghiệm và kiếm
thêm thu nhập phụ giúp gia đình nhưng lại sợ làm ảnh hưởng đến việc học tập. Tác
động lẫn nhau, cân bằng nhau, mang sự đồng nhất có thể chuyển hố vào nhau.
Khi sinh viên biết cách sắp xếp thời gian và cân nhắc các cơng việc hợp lí để có thể
đi làm thêm mà không gây ảnh hưởng đến việc học.



×