Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Luận văn qúa trình tái thiết thị xã thanh hoá trong cuộc kháng chiến chống mỹ 1964 1975 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.32 KB, 28 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ cuối năm 1964, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đứng
trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến
lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc từ năm 1964 đến năm 1972.
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
Thanh Hố có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Vì vậy đế quốc Mỹ ln
coi địa bàn Thanh Hố là trọng điểm đánh phá, ngăn chặn trong đó thị xã
Thanh Hố là tâm điểm, mục tiêu chủ yếu là đánh vào cầu Hàm Rồng nhằm
cắt đứt mạch máu giao thông.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
quân và dân miền Bắc đã chiến đấu ngoan cường, đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ. Đồng thời với chiến đấu là q trình khắc phục, khơi
phục hậu quả chiến tranh.
Tác giả nhận thấy, nghiên cứu đề tài “Q trình tái thiết thị xã Thanh
Hố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1964 đến năm 1975” là một
vấn đề cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nó khơng
chỉ đề cập đến một nội dung khoa học mà cịn góp phần khẳng định giá trị
lịch sử chân thực, làm sáng tỏ quá trình khơi phục thị xã Thanh Hố trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… Với những ý nghĩa trên, tác giả
chọn đề tài “Qúa trình tái thiết thị xã Thanh Hố trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ 1964 -1975” làm luận văn cao học ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của
thị xã Thanh Hố.
Trong năm 1990, 1994 tác giả Đinh Xuân Lâm, Lê Đức Nghi, Vũ
Quang Hiển cho ra mắt bạn đọc tập 1 “Thành phố Thanh Hoá” (1804 - 1947)
[39]; “Thành phố Thanh Hoá” (1947 - 1994) tập 2, Nxb Thanh Hoá [40].



2
Cuốn “Địa chí Thanh Hố”,gồm có 3 tập [57,58.59], đã giới thiệu
tổng quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh
Thanh Hố.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ.
Ban Nghiên cứu lịch sử quân sự - Viện lịch sử quân sự Việt Nam
(2005), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập II, Cuộc kháng chiên chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội [20]; Bộ chỉ Huy Quân
sự tỉnh Thanh Hoá (1994), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19541975), Nxb Thanh Hố [35].
Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ của địa phương Thanh Hố nói chung và thị xã Thanh Hố nói
riêng.
Bộ chỉ Huy Qn sự tỉnh Thanh Hố (1994), Thanh Hoá - Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Thanh Hố [35].
Ngồi ra cịn một số cơng trình nghiên cứu khác mang tính chất tổng
hợp tiêu biểu như: Hàm Rồng cuộc đụng đầu lịch sử (2010), Nxb Thanh
Hoá [17]; Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng - Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1980), Hàm
Rồng chiến thắng, Nxb Thanh Hoá [18].
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động đánh phá của đế quốc Mỹ đối với thị xã
Thanh Hố và q trình tái thiết thị xã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ
năm 1964 đến năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong thị xã Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
- Về thời gian: Từ năm 1964 đến năm 1975.
- Về nội dung: Về q trình tái thiết thị xã Thanh Hố trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ từ năm 1964 đến năm 1975.

3.3. Nhiệm vụ của đề tài


3
Một là: Thơng qua các nguồn tư liệu hiện có để khái qt q trình hình
thành thị xã Thanh Hố; quá trình kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của
thị xã Thanh Hố.
Hai là: Trình bày âm mưu, thủ đoạn và hoạt động đánh phá địa bàn
thị xã Thanh Hoá của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965 - 1972.
Ba là: Sự chỉ đạo của các cấp từ Trung ương đến địa phương đối với
quá trình tái thiết thị xã Thanh Hoá.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Các sách và báo về lịch sử Thanh Hoá và thị xã Thanh Hoá: Báo
Thanh Hoá đổi mới; Địa chí Thanh Hố (3 tập); Địa chí Thành phố Thanh
Hố; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, tậpII; Hàm Rồng chiến thắng;
Thành phố Thanh Hoá từ 1947 đến 1994 (Tập II); Thanh Hoá lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975; Lịch sủ Đảng bộ thành phố Thanh
Hoá 1945 đến 2000…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và những quan điểm của Đảng.
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để tái hiện một
cách chân thực và khoa học quá trình tái thiết thị xã Thanh Hố trong cuộc
kháng chống Mỹ.
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng một số phương pháp: so sánh, phân
tích, khảo sát, điền dã…
5. Đóng góp của luận văn
Cung cấp những tư liệu về hoạt động tái thiết thị xã Thanh Hoá trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Luận văn cũng góp phần cung cấp tài liệu để giảng dạy lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục lịng u nước cho thế hệ trẻ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được cấu trúc 3 chương:


4
Chương 1. Thanh Hoá trước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.
Chương 2. Hoạt động đánh phá thị xã Thanh Hoá của đế quốc Mỹ
(1964-1973).
Chương 3. Hoạt động tái thiết thị xã Thanh Hoá giai đoạn 1964 – 1975.
Chương 1 THANH HOÁ TRƯỚC VÀ TRONG CUỘC KHÁNG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - xã hội
Thị xã Thanh Hố có toạ độ địa lý 19047' Vĩ độ Bắc và 105045' Kinh độ
Đơng. Trấn lỵ Thanh Hố thời Nguyễn (1804-1884), đơ thị Thanh Hố
(1899), thành phố Thanh Hố (1929), phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đơng
Sơn, phía Bắc giáp huyện Thiệu Hố, phía Đơng Bắc giáp huyện Hoằng Hố
và ngăn cách với huyện Hoằng Hố bằng con sơng Mã, phía Đơng và Nam
giáp huyện Quảng Xương.
Địa hình thị xã gần như một thung lũng nhỏ, ba phía Bắc - Tây - Nam
đều có núi.
Điều kiện tự nhiên ở thị xã Thanh Hố rất đa dạng, có đủ núi, sơng,
đồng bằng và chỉ cách biển 16 km về phía Đơng.
Sau Cách mạng tháng Tám đến nay, qua bao thăng trầm lịch sử, tuy có
những thay đổi, song đơ thị Thanh Hố vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị
văn hố của cộng đồng cư dân xứ Thanh.
1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của thị xã Thanh Hoá

Thị xã Thanh Hoá nằm trên phần đất giáp ranh của hai huyện Đông
Sơn và Quảng Xương được cắt ra khi trấn thành Thanh Hoá từ Dương Xá
rời về làng Thọ Hạc (Gia Long nguyên niên - 1802). Năm 1804, thị xã
Thanh Hố được triều đình nhà Nguyễn thành lập với tên gọi “Trấn lỵ
Thanh Hoá”.
Sau khi dời tỉnh lỵ về địa điểm mới, năm Gia Long thứ ba (1804) triều
Nguyễn đã huy động quân dân tỉnh gấp rút xây dựng một toà thành mới [63,
tr.282].


5
Ngày 12 tháng 7 năm 1899 thực dân Pháp thông qua Khâm sứ Trung kỳ
buộc vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hoá.
Ngày 31 tháng 5 năm 1929, tồn quyền Đơng Dương đã ký Nghị định
nâng cấp thị xã Thanh Hoá lên thành phố Thanh Hoá.
Ngày 20 tháng 8 năm 1952, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh ra
quyết định số 625 TC/CB thành lập thị trấn đặc biệt Thanh Hố.
Năm 1963 chính phủ Quyết định sáp nhập xã Đơng Giang thuộc huyện
Đơng Sơn và xóm núi xã Hồng Long huyện Hồng Hố vào thị xã Thanh
Hoá [40, tr.111].
Ngày 28 tháng 8 năm 1971 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết số 226
TTg sáp nhập các xã Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải của
huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng của huyện Quảng Xương vào thị xã
Thanh Hố.
Những thành quả trong cơng cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội cùng với
những điều kiện cơ sở vật chất đã và đang xây dựng của thị xã sẽ là những
chuẩn bị tạo bước đi vững chắc cho giai đoạn sau.
* Tiểu kết
Thanh Hoá là một tỉnh lớn vào loại nhất trên cả nước, một xứ có lịch sử
lâu đời và gắn bó khăng khít với lịch sử dân tộc.

Hơn hai trăm năm qua, trấn thành Thọ Hạc trở thành một đơ thị, giữ vị
trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội của tỉnh Thanh Hố. Thế hệ
hơm nay đều thừa nhận việc lựa chọn vị trí đặt đơ thị tỉnh lỵ Thanh Hố của
vua Gia Long là đúng đắn, sáng suốt, có tầm nhìn bao quát về sự định hình
cho phát triển bền vững trong tương lai.
Chương 2 HOẠT ĐỘNG ĐÁNH PHÁ THỊ XÃ THANH HOÁ CỦA
MỸ (1964 - 1973)
2.1. Âm mưu đánh phá miền Bắc của Mỹ
Nhằm cứu vãn sự thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm
lược miền Nam bằng một chiến lược mới “Chiến tranh cục bộ” và mở cuộc
chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc.


6
Ngày 13/2/1965, Tổng thống Giơn-xơn chính thức duyệt kế hoạch
“Sấm rền” leo thang ném bon miền miền Bắc đến vĩ tuyến 19 [35, tr.60].
Bắt đầu từ tháng 5 năm 1970, đế quốc Mỹ lại cho máy bay ném bom
ở một số nơi thuộc khu IV và đưa nhiều toán biệt kích gián điệp thâm nhập
vào miền Bắc Việt Nam.
Ngày 16/4/1972, Tổng thống Ních-xơn tuyên bố chính thức mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Ngày 9/5/1972, Ních-xơn ra lệnh thả
mìn phong toả bến cảng cùng các cửa sơng, luồng lạch, vùng ven biển miền Bắc.
Ngày 14/12/1972, chính quyền Ních-xơn phê chuẩn kế hoạch mới.
Cuộc tập kích được diễn ra với thời gian 24 trên 24 giờ trong ngày bằng
máy bay chiến lược B52 vào thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, bắt
đầu từ chiều ngày 18 đến ngày 29/12/1972.
Chiến thắng của quân và dân ta ở Hà Nội và Hải Phòng trong 12
ngày đêm (18-19/12/1972), buộc Chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt
động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra từ ngày 30 tháng 12 năm

1972, và đến ngày 15/1/1973 thì tuyên bố ngừng hoàn toàn các hoạt động
chống phá miền Bắc để đi đến kí kết Hiệp định Pari về chấm đứt chiến
tranh lập lại hồ bình ở Việt Nam.
2.2. Hoạt động đánh phá thị xã Thanh Hoá của Mỹ
2.2.1. Giai đoạn 1965 – 1968
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hố ở vào vị trí “bản
lề”, là một trong những địa bàn đặc biệt quan trọng. Vì vậy đế quốc Mỹ
ln coi Thanh Hố là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại, đặc
biệt trên tuyến đường chi viện từ Bắc vào Nam và sang Lào.
Từ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964), đế quốc Mỹ liên tục cho
máy bay trinh sát bầu trời thị xã Thanh Hoá đặc biệt khu vực Hàm Rồng là
điểm mà giặc Mỹ “để ý” nhất.
Thông qua kết quả trinh sát của không quân Mỹ, giới quân sự Mỹ xác
định: từ Hà Nội vào đường mịn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó
Hàm Rồng được xem như là một “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu
vực cán xoong” [35, tr.60-63].


7
Đánh phá Hàm Rồng, địch không chỉ hy vọng làm giao thơng vận tải
của ta bị bế tắc mà cịn hịng làm suy yếu nền kinh tế, chính trị của một tỉnh
hậu phương đối với chiến trường và gây tình trạng đình đốn đến nhiều
ngành sản xuất khác của Thanh Hố.
Cuộc tấn cơng lớn nhất của khơng qn Mỹ diễn ra trong 2 ngày
3,4/4/1965 vào tỉnh Thanh Hố nói chung và thị xã Thanh Hố nói riêng đã
thất bại thảm hại.
Đánh lớn thua to, đánh nhỏ, lẻ cũng thất bại, đế quốc Mỹ liền giở trò
“đánh trộm”, “đánh lén” nhưng chúng cũng khơng tránh khỏi những địn
trừng phạt của qn và dân ta.
Càng thua đau thủ đoạn đánh phá của giặc Mỹ càng liều lĩnh và trắng

trợn hơn, bất chấp mọi sự lên án, phản đối của nhân dân và các lực lượng
u chuộng hồ bình trên thế giới, đặc biệt nhân dân Mỹ.
Khối lượng bom đạn của địch đã tàn phá ¾ thị xã, phá hoại 1791 nhà
ngói, 6357 nhà luồng, 927 nhà xây và nhà tầng các loại, 18 nhà thương,
trường học, 16 đền chùa và nhà thờ, 62 xí nghiệp và hợp tác xã, 7582m
đường sắt, giết hại 115 con trâu bò… [40, tr.134,135].
2.2.2. Giai đoạn 1969 - 1973
Từ tháng 4 năm 1972, với âm mưu tiến hành cuộc phiêu lưu quân sự
mới, Mỹ đã huy động với số lượng lớn nhất và hiện đại nhất lực lượng
không quân và hải quân, ồ ạt tham chiến ở miền Nam Việt Nam và gây lại
chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Đêm ngày 13/4/1972, lần đầu tiên Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52
đánh Hàm Rồng.
Từ ngày 26 tháng 5 năm 1972 đến ngày 30 tháng 9 năm 1972, đế quốc
Mỹ thực hiện kế hoạch đánh vào khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên
Vực ngày một ác liệt hơn.
Ngày 13/9/1972, giặc Mỹ dùng bom la-de phóng từ xa đánh trúng cầu
Hàm Rồng làm hỏng nặng một nhịp cầu phía Bắc.
Càng đánh càng thua đau, đế quốc Mỹ lại tìm cách giở trị mới. Riêng ở
Thanh Hố, thời kỳ này địch tập trung đánh các trọng điểm. Ngày 8 tháng


8
11 năm 1972, giặc Mỹ sử dụng bom la-de đánh trúng trụ giữa cầu Hàm
Rồng, hất cả hai nhịp đầu cầu gác trên mố rơi xuống [35, tr.226].
Tổng kết năm 1972, trong địa bàn thị xã, giặc Mỹ đã đánh 82 trận, ném
xuống thị xã Thanh Hoá 10.395 tấn bom đạn các loại, với 6.599 bom phá,
53 quả tên lửa, 96 quả bom từ trường cùng nhiều bom bi và rốc két. Đế
quốc Mỹ tổ chức 7 lần pháo kích với hơn 7.000 quả pháo cỡ 122 đến 175
ly. Số người chết và bị thương lên tới 685 người (trong đó 249 người chết,

436 người bị thương), 1.731 ngơi nhà (trong đó 351 nhà ngói bị sập). Hậu
quả nặng nề do đế quốc Mỹ gây ra đối với nhân dân thị xã Thanh Hoá là hết
sức to lớn [40, tr.158].
Cuộc tập kích chiến lược bằng khơng qn 12 ngày đêm của đế quốc
Mỹ với lực lượng mạnh nhất vào thủ đơ Hà Nội, thành phố Hải Phịng và
một số tỉnh lân cận bị thất bại. Ngày 30 tháng 12 năm 1972, Ních-xơn phải
ra lệnh ngừng ném bom ở ngồi vĩ tuyến 20. Một lần nữa Thanh Hố nói
chung và Hàm Rồng nói riêng lại trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của đế
quốc Mỹ. 0 giờ 45 phút ngày 31 tháng 12 năm 1972, 6 chiếc B52 đánh khu
vực Thiệu Dương (Thiệu Hoá), trong các ngày 5 tháng 1 và ngày 8 tháng 1
năm 1973, đế quốc Mỹ đã sử dụng 45 lần chiếc máy bay B52 đánh vào các
khu dân cư chung quanh thị xã. Với quyết tâm trừng trị đế quốc Mỹ, quân
và dân Hàm Rồng đã chiến đấu kiên cường dũng cảm, đến ngày 16 tháng 1
năm 1973, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh núi ngọc chào mừng chiến
công hiển hách của quân dân Hàm Rồng bắn rơi 117 máy bay phản lực hiện
đại trong đó có 2 máy bay B52 và một máy bay không người lái [18,
tr.185].
Bảng 2.1 Bảng thống kê mức độ hoạt động, đánh phá hàng năm của đế
quốc Mĩ vào Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực
1969Năm
1965
1966
1967
1968
1972
Cộng
1970
Lần tốp
527
602

1161
46
6
05
1857
đánh phá
Lần đánh
78
79
52
4
0
10
223
vào cầu


9
Bảng 2.2 Số trận đánh vào khu vực Hàm Rồng
Số trận đánh
vào khu vực
Hàm Rồng

Số trận đánh vào
khu vực phụ cận

Tổng số

Lớn


34

4

38

Vừa

72

1

73

Nhỏ

143

492

635

Đánh lén

210

83

323


Cộng

489

580

1069

Quy mô
trận đánh

Bảng 2.3 Số bom đạn đế quốc Mĩ đã ném xuống khu vực Hàm Rồng
Loại
bom
đạn

Bom
phá

Bom
nổ
chậm

Tên
lửa

Rốckét

Đạn
pháo

kích

Thuỷ
lơi

Đạn
20 ly

Tổng
số
(tấn)

Số
lượng
quả

11526

99

600

2840

2178

6

38


≈7000
tấn

Như vậy qua số liệu thống kê ở các bảng trên cho ta thấy mức độ đánh
phá ác liệt, ráo riết của Mỹ đối với tỉnh Thanh Hoá mà chủ yếu là Hàm
Rồng từ năm 1964 đến năm 1972. Đặc biệt trong các năm 1965 - 1967, đế
quốc Mỹ sử dụng tất cả các tiểu xảo như: đánh nhỏ đến đánh lớn kết hợp
đánh lén, đánh ngày không được chuyển sang đánh ban đêm. Mỹ sử dụng
hầu hết các loại bom đạn, với số lượng ngày càng tăng.
*Tiểu kết
Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quôc Mỹ trên miền Bắc đều gắn
liền với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam.
Địch tập trung nhiều loại máy bay tàu chiến tàu biệt kích với các loại
binh khí kỹ thuật hiện đại: Máy bay chiến thuật, chiến lược A4A, A6A,


10
F111, B52… sử dụng từ bom thông thường đến bom bi nổ chậm, bom
xun bom vơ tuyến truyền hình, bom hoá học và bom điều khiển bằng tia
la-de…
Về cường độ đánh phá: đế quốc Mỹ đã phải sử dụng hàng nghìn lần
chiếc máy bay phản lực, hàng chục lần máy bay B52, đánh hàng trăm trận
vào cầu Hàm Rồng. Từ đánh lớn đến xen kẽ đánh nhỏ lẻ, đánh lén tăng
cường gây nhiễu nghi binh. Đánh ngày không được lại chuyển sang đánh
ban đêm, đánh khi thời tiết xấu đánh dồn dập thành từng đợt 2, 3 ngày liền.
Kết hợp vừa đánh, vừa răn đe… tiến hành chiến tranh tâm lý. Có thể nói
chúng khơng từ một hành động nào để mong đạt được mục tiêu chiến lược.
Chương 3HOẠT ĐỘNG TÁI THIẾT THỊ XÃ THANH HOÁ GIAI
ĐOẠN 1964 – 1975
3.1. Chủ trương tái thiết thị xã Thanh Hoá

3.1.1. Chủ trương chung của Đảng
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với đỉnh cao là chiến
thắng Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ chấm dứt
chiến tranh xâm lược, lập lại hồ bình ở Đơng Dương.
Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, ngày 27 tháng 7 năm
1954 là ngày ngừng bắn trên các chiến trường Bắc Bộ cũng là ngày Thủ
tướng Chính phủ ra chỉ thị hướng dẫn sự phục hồi các thị xã, thành phố
trước đây đã tiêu thổ kháng chiến. Những điểm chính của chỉ thị là:
“Phải ổn định tinh thần nhân dân… (tránh) hoang mang, lo ngại
khơng biết đã đình chiến hay chưa, cịn phải phân tán thành phố, thị xã nữa
khơng… giải quyết thoả đáng vấn đề đất đai làm nhà… cần chú ý giúp đỡ
cho các tầng lớp nghèo… chiếu cố cải thiện đời sống của họ về phương
diện nhà ở… chú ý đảm bảo vấn đề vệ sinh…” [40, tr.61].
Ngay sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, ngày
30/12/1972, Hội đồng Chính phủ đã quyết định “các thành phố, thị xã, khu
công nghiệp và các vùng nơng thơn vừa qua bị địch đánh phá cần nhanh
chóng phục hồi sản xuất, tích cực giúp đỡ nhân dân giải quyết các khó khăn
trước mắt để ổn định đời sống” [40, tr.165].


11
3.1.2. Chủ trương của Ủy ban Hành chính Tỉnh và kế hoạch
thực hiện của Đảng bộ thị xã Thanh Hoá
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, để ổn định đời sống và sinh
hoạt của nhân dân và thi hành chỉ thị của Thủ tướng, Ủy ban kháng chiến
hành chính tỉnh “quyết định phục hồi thị xã Thanh Hố trong một thời gian
ngắn nhất để nhân dân hồi cư làm ăn bn bán và các cơ quan đồn thể cấp
tỉnh trở về đóng trụ sở làm việc thuận tiện tiếp xúc với nhân dân”.
Về đất làm nhà:
- Ai có đất cũ thì nay được trở về làm nhà trên miếng đất của mình.

Những người có nhiều đất được quyền làm nhiều nhà để ở hoặc cho thuê.
- Những người khơng có đất ở thị xã mà hiện đang có nhà buôn bán
trên miếng đất của người khác ở thị xã thì báo cáo cho Uỷ ban kháng chiến
hành chính thị trấn biết để sắp đặt lại.
- Những người không có đất ở Thị xã mà hiện đang bn bán ở các
nơi muốn về Thị xã cũng phải báo cáo cho Uỷ ban kháng chiến hành chính
Thị trấn biết để thu xếp.
- Đối với đất công và đất vắng chủ khơng rõ tơng tích chính quyền sẽ
xem xét cấp cho những người khơng có đất tạm mượn làm nhà bn bán.
Như vậy là “vấn đề bán đất ở Thị xã chưa đặt ra, đất cơng cấp chỉ tạm
chia, vì đây mới chỉ là kế hoạch sơ bộ phục hồi” [40, tr.61-63].
Sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc và trở lại bàn đàm
phán tại hội nghị Pa-ri để bàn việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hồ
bình.Ngày 14/1/1973, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh ban hành quy định
hướng dẫn việc hồi cư xây dựng thị xã Thanh Hoá sau chiến tranh “trong
trật tự, tuân theo quy hoạch, đảm bảo mỹ quan, khắc phục việc phá đi làm
lại tốn kém tiền của, công sức của nhân dân nhà nước”[40, tr.166].
Để nhân dân nắm được chủ trương của các cấp ủy Đảng và chính
quyền, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hố đã có thơng cáo số 54
TTCB/UBTH ngày 27-1-1973, về việc hồi cư và khôi phục lại thị xã
Thanh Hoá:


12
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, các xí nghiệp, cơ quan
Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các hợp tác xã thủ công nghiệp, cán bộ,
công nhân viên Nhà nước và nhân dân ở thị xã Thanh Hoá đã nghiêm chỉnh
chấp hành chủ trương phịng khơng sơ tán, góp phần quan trọng vào thắng
lợi chung đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Thị xã Thanh Hoá đã nhiều lần bị địch đánh phá ném bom có tính

chất huỷ diệt. Các cơ sở sản xuất quốc doanh và hợp tác xã thủ công
nghiệp, kho tàng, cửa hàng, trụ sở các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân
dân, các trường học, bệnh viện, các cơng trình văn hố, lịch sử, cơng trình
kỹ thuật và nhà cửa của nhân dân đều bị phá huỷ hoặc hư hỏng nặng.
Nay hồ bình đã được lập lại, việc hồi cư của nhân dân, việc khôi phục, cải
tạo và xây dựng mới thị xã là yêu cầu cấp bách, là nguyện vọng chính đáng
của nhân dân.
Chúng ta phải khôi khôi phục, xây dựng lại thị xã theo quy hoạch
và kế hoạch thống nhất, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, xây dựng
thị xã thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của tỉnh, phải kết hợp
chặt chẽ với quốc phòng, phải bảo đảm trật tự, vệ sinh, kỹ thuật, an toàn
và mỹ quan đơ thị.
Vì vậy Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hố yêu cầu các ngành, các
cấp, cán bộ công nhân viên Nhà nước và nhân dân vì lợi ích chung,
nghiêm chỉnh thực hiện những điều quy định về hồi cư, khôi phục thị xã
Thanh Hố như sau:
1. Tất cả các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan Nhà nước, các cửa hàng,
trường học, bệnh viện, các đoàn thể nhân dân, các hợp tác xã thủ công
nghiệp sản xuất, kinh doanh, cán bộ cơng nhân viên nhà nước, tồn thể
nhân dân ở thị xã đã đi sơ tán, nay hồi cư phải theo kế hoạch thống nhất và
tuân theo sự chỉ đạo của Ban hồi cư và khôi phục thị xã. Cơ quan Cơng an
có trách nhiệm thơng qua cơng tác đặng kư hộ khẩu để bảo đảm hồi cư
đúng kế hoạch và có trật tự.
2. Nhân dân và cán bộ cơng nhân viên Nhà nước trước khi đi sơ tán đã có
nhà riêng tại thị xã và đất làm nhà ấy thuộc quyền sở hữu chính thức của mình


13
nay muốn sữa chữa xây dựng lại nhà đều phải đăng ký với Ban hồi cư và khôi
phục thị xã để hướng dẫn việc sữa chữa, xây dựng theo đúng quy hoạch và kế

hoạch chung đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, an tồn, mỹ quan của đơ thị.
Nếu đất làm nhà của các hộ nhân dân và các cán bộ nhân viên Nhà
nước, nay Nhà nước cần đến để xây dựng thị xã theo quy hoạch thì sẽ
được đền bù theo chính sách hoặc đổi lại một khu đất khác và giúp đỡ
cho nhân dân xây dựng.
Thiết kế định hình các mẫu nhà do Ty Kiến trúc cấp, khơng thu tiền.
Các hộ nhân dân và cán bộ công nhân viên Nhà nước làm nhà trong
thị xã chưa được UBHC tỉnh cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu hay sử
dụng đất có nhà tại thị xã nay nhà đó đã bị phá huỷ thì phải đăng ký để tuỳ
trường hợp cụ thể, Ban hồi cư và khôi phục thị xã sẽ nghiên cứu đề nghị
UBHC Tỉnh quyết định.
3. Các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước thuộc cấp tỉnh, thị xã hay cơ quan
trung ươngquản lý, các đoàn thể nhân dân, các hợp tác xã thủ công nghiệp
trước khi đi sơ tán đã có cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, nhà ở
v.v… tại thị xã trước đây đã được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng
đất tạm thời hay chính thức nay theo quy hoạch xây dựng mới nên đều coi
là khơng cịn giá trị, phải đăng ký và do Ban hồi cư và khôi phục thị xã
nghiên cứu đề nghị UBHC tỉnh quyết định, chỉ khi có quyết định chính thức
mới được tiến hành sữa chữa và xây dựng tại thị xã.
Trong những tháng tới nói chung các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước,
các đồn thể, các hợp tác xã thủ cơng nghiệp … vẫn phải ổn định ở nơi sơ
tán để đẩy mạnh sản xuất, cơng tác.
4. Ủy ban hành chính tỉnh đã có quyết định thành lập Ban hồi cư và
khơi phục thị xã, trụ sở làm việc tại UBHC thị xã Thanh Hoá, là nơi nhận
thư và tiếp các đơn, cá nhân có cơng việc cần gặp.
Ban hồi cư và khơi phục thị xã có trách nhiệm nghiên cứu các thư và
ý của các đơn vị và nhân dân để giải quyết nhanh chóng.


14

5. Thông cáo này cần được tổ chức phổ biến rộng rãi trong các xí
nghiệp, cơ quan Nhà nước, các hợp tác xã thủ công nghiệp và nhân dân ở
thị xã biết để chấp hành nghiêm chỉnh.
Các đơn vị và cá nhân vi phạm các điều quy định trong thông cáo này
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật [53].
Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân và hải quân đã để
lại hậu quả nặng nề đối với nhân dân miền Bắc nói chung và thị xã Thanh
Hố nói riêng. Đối với thị xã Thanh Hố khơng có tiểu khu, xã, hợp tác xã,
cơ quan nào khơng bị tàn phá, kể cả nhà Chung Thanh Hoá, nhiều tiểu
chủng viện cũng bị đánh bom. Hậu quả nặng nề do đế quốc Mỹ gây ra đối
với nhân dân thị xã Thanh Hoá là hết sức to lớn. Để phục vụ kịp thời nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thị xã Thanh Hoá, liên tiếp trong
ngày 19 tháng 2 năm 1973, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá đã ban
hành hai quyết định: Quyết định số 46-XD/UBTH và Quyết định số 48XD/UBTH.
Quyết định số 46-XD/UBTH ngày 19/12/1973 của Ủy ban Hành
chính Tỉnh Thanh Hố “về việc khơi phục và xây dựng cơng trình điện,
nước, điện thoại, vệ sinh công cộng” [54].
Quyết định số 48-XD/UBTH ngày 19/12/1973 của Ủy ban Hành
chính tỉnh Thanh Hố “về việc quy định tạm thời chiều rộng mặt đường các
đường phố của thị xã Thanh Hoá” [55].
3.2. Hoạt động tái thiết thị xã Thanh Hoá trong kháng chiến
chống Mỹ
3.2.1. Nỗ lực tái thiết thị xã Thanh Hoá những năm trước khi đế
quốc Mỹ đánh phá (1954-1964)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nhân dân thị xã
Thanh Hố đã nhanh chóng hồi cư xây dựng thị xã. Để nhân dân thực hiện
theo quy định đồng thời thi hành chỉ thị của Thủ tướng, Ủy ban kháng chiến
hành chính tỉnh “quyết định phục hồi thị xã Thanh Hoá trong một thời gian
ngắn nhất để nhân dân hồi cư làm ăn buôn bán và các cơ quan đoàn thể cấp



15
tỉnh trở về đóng trụ sở làm việc thuận tiện tiếp xúc với nhân dân”[40,
tr.61,62].
Một nội quy về trật tự an ninh vệ sinh được ban hành với những
điểm chính:
Trật tự vệ sinh nhà ở: Nhà làm đúng phần đất được chia, trong nhà
sắp đặt gọn gàng ngăn nắp, luôn luôn quét dọn sạch sẽ… bếp làm cách xa
nhà 3 - 4 mét chung quanh xây gạch hay trát đất, củi rác không để vương
vãi, miệng giếng nước xây cao, nền sạch sẽ, cao ráo, mỗi gia đình hoặc 3 –
4 gia đình có nhà tiêu riêng xa nhà ở, giếng nước, luôn quét dọn sạch sẽ.
Đường xá trong thị xã: được Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên
khu 4 quy định theo 4 cấp: cấp 1 rộng 18 mét, cấp 2 rộng 13 mét, cấp 3
rộng 7,5 mét, cấp 4 rộng 4,5 mét. Ở Thị xă Thanh Hoá chỉ có đường từ cấp
2 trở xuống.
Về kiểu mẫu nhà: nguyên tắc chung là tôn trọng quyền tự do của nhân
dân, song có sự hướng dẫn để đảm bảo được hàng lối tương đối mỹ thuật
trong điều kiện nguyên liệu tranh tre nứa lá là chính. Nền nhà nên san
phẳng thống nhất đều nhau, mái nhà có thể cao - vừa - thấp, cửa chính ra
vào cũng tuỳ thuộc vào độ cao của mái nhà.
Riêng đối với Thanh Hoá, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu 4
có ý kiến “Nên duy trì cái hồ chung quanh thành cũ, khơng nên lấp đi. Hồ
có thể trồng sen và giữ gìn cho sạch sẽ, chung quanh hồ nên bố trí vườn hoa
và hướng dẫn nhân dân ở phía ngồi hồ làm nhà quay vào mặt hồ. Khi có
nước nơng giang về, phía sau hồ có thể bố trí tháo nước ra vào, làm cho
nước hồ được lưu thông và đảm bảo vệ sinh thành phố”. Và “chậm nhất là
ngày 15 tháng 9 năm 1954 nhân dân có thể hồi cư, bắt tay xây dựng nhà
cửa” [40, tr.63-65].
3.2.2. Nỗ lực tái thiết thị xã Thanh Hoá trong chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (1964 - 1975)

Cuối năm 1963 dân số thị xã đã có trên 5 vạn người, cơng việc xúc
tiến xây dựng thành phố đã có điều kiện để thực hiện, nhưng do có một trục
trặc nhỏ: Tỉnh quan niệm trong một thời gian dài dân số sẽ là 8 vạn đến 8,5


16
vạn người, trong khi đó Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước thì lại khống
chế chỉ 6 vạn người. Một chỉ tiêu chủ yếu không thống nhất nên Viện quy
hoạch thiết kế đô thị Bộ Kiến trúc dừng công việc lại. Năm 1965 cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc do đế quốc Mỹ gây ra, công việc đành gác lại cho
đến ngày đất nước thống nhất [40, tr.112].
Từ thời chiến chuyển sang thời bình nhu cầu sinh hoạt địi hỏi đa
dạng, phong phú hơn. Ngay từ buổi ban đầu chính quyền và các cửa hàng
thuộc nghành lưu thơng phân phối lo cung cấp tranh, tre, nứa, luồng để mọi
nhà chắp vá, lợp lại mái nhà, dựng lại bức phên, thay các cây cột-kèo bị găy
do bom ḿn , mối mọt, lo dọn dẹp vệ sinh để tạo nên nơi ở thoáng mát sạch
sẽ [40; tr 146-151].
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa
bình ở Việt Nam được ký kết chính thức giữa đại diện của Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hồ và Chính phủ Hoa Kỳ.Hiệp định Paris được ký kết,
hồ bình được lập lại cũng là lúc mọi người trên mọi miền quê đất Bắc lại
hồi cư xây dựng lại đô thị. Người dân thị xã Thanh Hoá cũng hồi cư xây
dựng lại đơ thị thân u của mình sau những năm tháng dồn sức đánh thắng
chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra.
Thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 30/12/1972,
ngày 14/1/1973, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh ban hành quy định hướng
dẫn việc hồi cư xây dựng thị xã Thanh Hoá sau chiến tranh, liên tiếp ngày
27/1/1973, 19/2/1973 Ủy ban Hành chính tỉnh lại có quyết định về việc hồi
cư, khôi phục và xây công trình điện, nước, điện thoại, vệ sinh trong thị xã
Thanh Hố.

Do địi hỏi từ u cầu chỉ đạo thực hiện các mặt trong q trình cơng
tác, Ủy ban Hành chính tỉnh quy định 36 cơ quan ty, ngang ty (chưa kể các
công ty chuyên doanh) cấp tỉnh được trở về thị xã trong thời gian từ tháng 3
đến tháng 6 năm 1973, các cơ quan còn lại sẽ trở về sau tháng 6/1973.
Nhân dân trở về xây dựng thị xã sau khi có thơng cáo hồi cư của Ủy
ban Hành chính tỉnh, biết bao lo toan bộn bề, nơi ăn chốn ở sẽ ra sao, nhưng
rồi khi đã có chỗ nghỉ ngơi thì lại lo làm sao có nơi để các cháu vui chơi


17
học hành. Ủy ban Hành chính thị xã đã tập trung kinh phí sửa chữa và xây
dựng mới 86 phịng học trong nội thị cho học sinh cấp I và học sinh cấp II
(trong đó đã làm được 57 phịng học bằng mái ngói) và tồn bộ trường cấp
III Lam Sơn với tổng diện tích 5.140m2 đón 15.603 học sinh phổ thông cả 3
cấp vào học (bằng 2 lần năm 1964), ngồi ra Ủy ban Hành chính tỉnh cịn
chủ trương san lấp mặt bằng xây dựng sân bóng Ba lít, sân chơi thiếu nhi ở
bến ô tô Vinh cũ [40, tr.168].
Cùng với việc khôi phục, xây dựng nhà ở, trường học, nơi vui chơi
của các cháu, Thị ủy và Ủy ban Hành chính thị xã phát động đợt hành động
cách mạng san lấp hố bom, nhanh chóng xố sạch dấu vết chiến tranh, đẩy
mạnh sản xuất, xây dựng khu vực Hàm Rồng lịch sử.
Mở đầu đợt hành động cách mạng, sáng 11 - 3, hơn 3.600 người, gồm
cán bộ, đảng viên, công nhân viên, dân quân tự vệ ở 7 khu phố, 5 xã ven thị
và 10 xí nghiệp đã sôi nổi tham gia. Nam cầu Hàm Rồng là “cánh đồng
bom” của Nam Ngạn được san lấp trước. Ở đây ngồi lao động chân tay
cịn có 4 máy ủi đất hoạt động. Trong đợt này, Thị đội đã tổ chức nhiều đội
công binh rà phá bom để phá đến đâu san lấp đến đó.
Kết thúc 10 ngày xố sạch dấu vết chiến tranh, thị xã sẽ khôi phục và
đưa vào sản xuất hơn 100 mẫu thành ruộng cấy lúa 2 vụ và trồng rau màu
ngắn ngày [29].

Nhằm phục vụ tốt nhu của nhân dân và đáp ứng yêu cầu của các cơ
quan, xí nghiệp trong tỉnh, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hố giao cho Ty
Cơng nghiệp phối hợp với Ty Kiến trúc Thanh Hoá tiến hành xây dựng các
hạng mục cơng trình như: Tàu thuyền Hàm Rồng, Gỗ Điện Biên, Phân Lân
Hàm Rồng, Cơ khí thị xã, Máy cắt gia cơng thị xã, Văn phịng Ty Cơng
nghiệp… Trong năm 1974 các cơng trình này đã hồn thành đúng kế hoạch
và được đưa vào sử dụng cụ thể như các hạng mục cơng trình được xây
dựng là:


18
1. Tàu thuyền Hàm Rồng
Hạng mục cơng trình

TT

Diện tích (m2)

1

Nhà sửa chữa máy

120 m2

2

Nhà rèn gia công chi tiết

160 m2


3

Nhà cơ khí

100 m2

4

Nhà xe

100 m2

5

Nhà Hành chính

120 m2

6

Kho vật liệu sản xuất

150 m2

7

Nhà tiêu, tiểu, tắm sản xuất

180 m2


8

Nhà tiêu gia đình

9

Nhà bếp khu gia đình

8 m2
150 m2

2. Gỗ Điện Biên
TT

Hạng mục cơng trình

Diện tích (m2)

1

Nhà tận dụng

500 m2

2

Nhà cơ khí

250 m2


3

Nhà bảo vệ

22 m2

4

Véc ni phun sơn

500 m2

5

Khu sản xuất: Bể nước, giếng nước,
nhà tiêu, tắm

40 m2

3. Phân Lân Hàm Rồng
TT

Hạng mục cơng trình

Diện tích (m2)

1

Lán trại A


150 m2

2

Lán thiết bị

100 m2

3

Nhà khách

60 m2

4

Kho vật liệu nhà máy

126 m2


19
4. Cơ khí thị xã
Hạng mục cơng trình

TT

Diện tích (m2)

1


Sửa chưa nhà tiêu số 2

162 m2

2

Sữa chữa hoàn chỉnh nhà kho

162 m2

3

Nhà ở cơng nhân

156 m2

4

Nhà ở gia đình

250 m2

5

Nhà bếp ăn tập thể

72 m2

5. Máy cắt gia công thị xã

Hạng mục cơng trình

TT

Diện tích (m2)

1

Khu dân dụng

1094,5 m2

2

Bếp gia đình

165 m2

3

Nhà ở cá nhân

927 m2

4

Nhà tiêu, tiểu

2,5 m2


6. Văn phịng Ty Cơng nghiệp
Hạng mục cơng trình

TT

Diện tích (m2 hoặc m3)

1

Nhà ở làm việc lãnh đạo

120 m2

2

Nhà trẻ

54 m2

3

Nhà ở làm việc trưởng phịng

190 m2

4

Nhà ở bếp gia đình

260 m2


5

Nhà ở làm việc cán bộ

804 m2

6

Nhà ăn

78 m2

7

Bể chứa nước

5,2 m3

8

Nhà bếp kho cơ quan

50 m2

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá [56, tr.49-53].
3.2.3. Trọng tâm tái thiết thị xã Thanh Hố giai đoạn kháng
chiến chống Mỹ: khơi phục - sửa chữa - xây dựng Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901, phải
mất 3 năm sau (18/4/1904) mới hoàn thành. Cầu Hàm Rồng trong lần xây



20
dựng thứ nhất là cầu treo hình bán nguyệt dài 162 mét, cao 25 mét, rộng 10
mét, cửa cầu cao 10 mét; cầu treo vòm 3 chốt, tất cả 29 khoang, nặng 1.200
tấn [37, tr.11].
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền đã thuộc về tay
nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhưng thực dân Pháp
không từ bỏ âm mưu xâm lược, chúng quyết trở lại nước ta một lần
nữa.Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân ta đã tiến hành tiêu thổ kháng chiến. Do đó tháng 3 năm 1947,
cây cầu treo Hàm Rồng đã bị giật đổ chìm xuống dịng sơng để ngăn chặn
đường tiến binh của quân Pháp xâm lược.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền
Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh,
đi lên xây dựng chủ nghĩa xă hội và làm nghĩa vụ của hậu phương lớn đối
với tiền tuyến lớn miền Nam. Việc xây dựng lại cầu Hàm Rồng nối liền
tuyến đường sắt Thanh Hoá - Vinh trở thành nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh
Thanh Hoá.Năm 1962, cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng. Đến
ngày 18 tháng 5 năm 1964, cầu hồn thành đã đón đồn xe lửa đầu tiên
chạy qua an toàn [37, tr.11- 13].
Trong khi nhân dân thị xã Thanh Hoá đang tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đạt được một số thành tựu thì đế quốc Mỹ leo thang đánh
phá miền Bắc. Tỉnh Thanh Hố nói chung và thị xã Thanh Hố nói riêng là
một trong những mục tiêu mà đế quốc Mỹ thực hiện đánh phá ác liệt nhằm
ngăn chặn nguồn chi viện từ Bắc vào Nam. Mục tiêu quan trọng mà Mỹ
nhằm tới là cầu Hàm Rồng. Đánh phá Hàm Rồng, địch không chỉ hy vọng
làm giao thông vận tải của ta bị bế tắc mà cịn hịng làm suy yếu nền kinh
tế, chính trị của một tỉnh hậu phương lớn đối với chiến trường và gây tình
trạng đình đốn đến nhiều nghành sản xuất khác của Thanh Hố. Do đó

nhiệm vụ của qn và dân Thanh Hoá là bảo vệ cầu Hàm Rồng, giữ vững
huyết mạch giao thông. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu có rất nhiều lực



×