Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN TUYẾT NHUNG

HẬU PHƯƠNG THANH HOÁ TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. LÊ MẬU HÃN

HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC

Mở đầu ……………………………………………………………….

4

1. Lý do lựa chọn đề tài ………………………………………………

4

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài……………………………………….


5

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………..

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………

7

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ………………………….

7

6. Bố cục luận văn …………………………………………………….

8

Chương 1: Thanh Hóa giữ vững chính quyền và xây dựng thành
một tỉnh vững mạnh của hậu phương kháng chiến (1945 - 1950)

9

1.1. Khái quát về đấu tranh giành và giữ vững chính quyền ở Thanh
Hoá (1945 - 1946) ………………………………………………………

9

1.2. Xây dựng hậu phương và chi viện cho tiền tuyến (1947 - 1950) ….


22

Chương 2: Thanh Hóa tăng cường tiềm lực hậu phương,
chi viện cho tiền tuyến (1951 - 1954)

41

2.1. Xây dựng và phát triển tiềm lực của hậu phương ………………….

41

2.2. Thanh Hoá chi viện cho tiền tuyến …………………………………

57

Chương 3: Một số nhận xét chung

62

3.1. Xây dựng hậu phương vững mạnh và toàn diện…………………….

62

3.2. Bảo vệ hậu phương……………………………………….

65

3.3. Xây dựng và phát huy vai trò của hậu phương phải xuất phát từ vị
trí của Thanh Hoá và yêu cầu của tiền tuyến, với khẩu hiệu “tất cả cho
tiền tuyến”……………………………………………………………….


67

3.4. Huy động sức dân lên hàng đầu, Thanh Hoá phải coi trọng bồi
dưỡng dân, xây dựng khối đại đoàn kết, đặt vấn đề dân tộc lên trên …...

1

69


Kết luận …………………………………………………………………

73

Tài liệu tham khảo ……………………………………………………

76

Phụ lục …………………………………………………………………

82

2


BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
H

:


Hà Nội

HCM

:

Hồ Chí Minh

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

Nxb

:

Nhà xuất bản

QĐND

:

Quân đội nhân dân

TWĐ

:


Trung ương Đảng

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

UBKC

:

Uỷ ban kháng chiến

UBHC

:

Uỷ ban hành chính

UBHCKC

:

Uỷ ban hành chính kháng chiến

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hậu phương là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của
chiến tranh, là nơi xây dựng và phát triển tiềm lực của chiến tranh cả về chính
trị, kinh tế, văn hoá và quân sự; là nơi chi viện chủ yếu sức người, sức của
cho tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương.
Thanh Hoá là một tỉnh tự do thuộc Liên khu IV, có vị trí hiểm trở (3
mặt núi, một mặt biển), có 3 vùng tự nhiên (đồng bằng, trung du, miền núi),
có điều kiện cơ bản để xây dựng thành một tỉnh vững mạnh của vùng tự do
Liên khu IV - một hậu phương chiến lược cho cuộc kháng chiến trường kỳ,
gian khổ và hy sinh.
Với cách nhìn bao quát, toàn diện sâu sắc, trên cơ sở phân tích các
nhân tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, khả năng và tiềm năng của tỉnh, Thanh
Hoá có thể trở thành một tỉnh của hậu phương lớn trong công cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch
Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá. Trong buổi nói chuyện với các đại biểu
thân sĩ trí thức, phú hào, Người đã giao cho Đảng bộ phải xây dựng Thanh
Hoá thành tỉnh kiểu mẫu tức là xây dựng chế độ dân chủ nhân dân phát triển
toàn diện tạo ra một tiềm lực hùng hậu đảm bảo đời sống của nhân dân trong
tỉnh và chi viện cho kháng chiến. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
xây dựng hậu phương, Đảng bộ Thanh Hoá đã tích cực lãnh đạo nhân dân
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chín năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, hy sinh, Đảng bộ và nhân
Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ hậu phương kháng chiến của
dân tộc. Thanh Hoá là một tỉnh hậu phương vững mạnh của cuộc kháng chiến,
nghiên cứu lịch sử Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến có ý nghĩa quan

4



trọng, vì vậy Tôi chọn đề tài: “Hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 – 1975) của
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam là đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu một số
vấn đề chiến lược trong lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng. Đề tài do
Trung tướng – GS. PTS Hoàng Phương làm chủ trì. Công trình nêu về vấn đề
hậu phương chung của cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước.
- Luận án PTS của Ngô Đăng Tri: Hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh
(1946 – 1954) bảo vệ năm 1989 đề cập đến việc xây dựng hậu phương ở vùng
tự do Liên khu IV, trong đó Thanh Hoá là một phần của vùng tự do Liên khu
IV.
- Công trình nghiên cứu của Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000): “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tập I (1930 – 1954)” nêu lên từng giai đoạn của
cách mạng Thanh Hoá từ khi thành lập Đảng bộ cho đến kháng chiến chống
Pháp thắng lợi. Tuy nhiên, vấn đề hậu phương trong kháng chiến chống thực
dân Pháp được trình bày theo hệ thống chung.
- “Quân khu 4 lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945 – 1954)” của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội (1990), hậu
phương được đề cập với vai trò là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi
của cuộc chiến tranh. Thanh - Nghệ - Tĩnh là hậu phương trực tiếp của chiến
trường Liên khu và là một trong những hậu phương chiến lược của chiến
trường chính Bắc bộ và Trung - Thượng Lào. Công trình nêu vấn đề hậu
phương của Quân khu IV, trong đó Thanh Hoá cũng đóng góp một phần xứng
đáng sức người, sức của để chi viện cho tiền tuyến.

5



- “Thanh Hoá - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1945 – 1954” của Bộ Chỉ huy quân sự Thanh Hoá (1990) là công trình đề cập
đến việc xây dựng và động viên sức mạnh toàn dân đoàn kết đứng lên kháng
chiến kiến quốc, bảo vệ và xây dựng hậu phương, phục vụ tiền tuyến. Tuy
nhiên công trình miêu tả tiến trình lịch sử cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện, tự lực cánh sinh của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ
trang Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược.
- Sách “Đảng bộ Thanh Hoá 70 năm chặng đường vẻ vang (1930 –
2000)” (2000), Nhà in Báo Thanh Hoá do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh
Hoá chỉ đạo biên soạn chào mừng 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, thành lập Đảng bộ Thanh Hoá (29/7/1930 – 29/7/2000) nhằm giáo dục
truyền thống, nâng cao niềm tin và tự hào về Đảng góp phần thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Nội dung cuốn sách mang
tính chất liệt kê, phân tích khái quát từ năm 1930 – 1999….
Các công trình lịch sử viết về Thanh Hoá là nguồn tư liệu có giá trị,
cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát về cách mạng Thanh Hoá kể từ
khi Đảng bộ ra đời, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi qua các thời
kỳ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
- Tái hiện sinh động, khách quan bức tranh lịch sử về quá trình quá
trình xây dựng và bảo vệ hậu phương Thanh Hoá (1945-1954).
- Nêu lên được kết quả cơ bản của việc xây dựng và bảo vệ hậu
phương Thanh Hóa thời kỳ 1945-1954 để làm nổi bật vai trò lãnh đạo của
Đảng bộ Thanh Hoá. Từ đó rút ra những nhận xét chung trong việc xây dựng
và bảo vệ hậu phương thời kỳ cách mạng tiếp theo.

6



- Đặt cơ sở nghiên cứu về việc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong
thời kỳ tiếp theo và góp phần bổ sung nguồn tư liệu về kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Thanh Hoá.
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp các nguồn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hóa, Sở Giáo dụcĐào tạo Thanh Hóa, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa ...
- Hệ thống hoá các tài liệu theo nội dung cần nghiên cứu.
- Mô tả một cách khái quát, toàn diện về chủ trương của Đảng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ Thanh Hóa về quá trình xây dựng hậu phương
Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng Thanh
Hoá thành một tỉnh của hậu phương kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1945 – 1954. Đồng thời
để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, đề tài đề cập một cách khái quát về
Thanh Hoá và sự ra đời của Đảng bộ, đấu tranh giành chính quyền về tay
nhân dân.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu đã công bố: Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập,
các Nghị quyết, Chỉ thị... của Trung ương Đảng, các công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7


- Tài liệu lưu trữ tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân

tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hóa, Sở Giáo dục- Đào tạo
Thanh Hóa, Bộ Chỉ huy Quân sự Thanh Hóa …
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điều tra, so sánh, đối chiếu,
phân tích tổng hợp để làm sang tỏ các vấn đề trong sự lãnh đạo của Đảng bộ
Thanh Hóa trong việc xây dựng và bảo vệ hậu phương thời kỳ 1945-1954.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Thanh Hóa giữ vững chính quyền và xây dựng thành một
tỉnh vững mạnh của hậu phương kháng chiến (1945 - 1950)
Chương 2: Thanh Hóa tăng cường tiềm lực hậu phương, chi viện cho
tiền tuyến (1951 - 1954)
Chương 3: Một số nhận xét chung

8


CHƯƠNG 1
THANH HÓA GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN VÀ XÂY DỰNG THÀNH
MỘT TỈNH VỮNG MẠNH CỦA HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN
(1945 - 1950)
1.1. Khái quát về quá trình đấu tranh giành và giữ vững chính
quyền ở Thanh Hóa (1945 - 1946)
1.1.1. Vài nét khái quát về Thanh Hoá
Trong một bức thư gửi danh sĩ Nguyễn Lộ Trạch, nhà yêu nước
Nguyễn Thượng Hiền viết: “Ở phía Tây Nam Hạc thành có hòn núi đẹp, cao
tột trời, ngôi nhà của tôi ở tại đó, cây cối rậm rạp có thể làm nơi nghỉ ngơi để
xem văn bài …” [57, tr.2]. Hạc thành là tỉnh lỵ Thanh Hoá.

Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có vĩ độ Bắc 19033`- 20030´,
kinh độ Đông 1140- 106030´. Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Ninh
Bình với đường ranh giới là 175 km; phía Nam và Tây Nam liền kề tỉnh Nghệ
An với đường ranh giới dài hơn 160 km; phía Tây giáp nối liền sông núi với
tỉnh Hủa Phăn của nước Lào với đường biên giới dài 192 km; còn phía Đông,
mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông, với bờ biển dài trên 102
km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh Hoá chạy dài theo
hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
Theo dư địa chí Thanh Hoá, tổng diện tích tỉnh là 11.168 km2 và một
thềm lục địa. Diện tích Thanh Hoá đứng thứ 4 trong tổng số 61 đơn vị tỉnh
trực thuộc Trung ương. Thanh Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi, trong đó
đường bộ có 6 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 800 km gồm 1A, quốc lộ 10;
đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 217 xuyên suốt cùng trung du miền núi và các
tuyến đường đến các trục Đông - Tây, nối liền các vùng miền trong tỉnh, đến
nước bạn Lào theo đường xuyên ASEAN. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy

9


qua tỉnh dài 92 km, có nhánh rẽ vào khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu công
nghiệp Nghi Sơn, cảng Nghi Sơn.
Hệ thống sông ngòi phân bố khá đều, giao thông đường thuỷ là tiềm
năng để phát triển kinh tế; Thanh Hoá có cảng biển tổng hợp Nghi Sơn, cảng
pha sông biển Lễ Môn, Lạch Bạng có thể đi trực tiếp đến các cảng trong
nước, các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra Thanh Hoá còn có hơn
1.000 km đường sông cho phép thuyền, xà lan đi lại dễ dàng trên các tuyến
sông. Ngoài tiềm năng về kinh tế, vùng biển và thềm lục địa còn được đánh
giá là có vị trí chiến lược, có nhiều điểm trọng yếu về quốc phòng.
Thanh Hoá có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi
trung du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực

nước biển), đến bãi bồi, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi.
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m
gắn liền với vùng rừng núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Khí hậu Thanh Hoá có
tính chất chuyển tiếp giữa Bắc bộ và Trung bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 240C ở vùng đồng bằng-trung du,
200C ở vùng núi. Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 2.000 mm/năm. Số ngày
mưa 130 - 150 ngày và mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
trong năm.
Thanh Hoá là vùng đất có từ rất lâu đời của dân tộc Việt, qua các công
cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ ở núi Đọ (Thanh Hoá) cho
thấy người tiền sử đã từng sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ.
Mặt khác, Thanh Hoá còn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong cả
lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế. Do vậy, mảnh đất này là nơi phát sinh nhiều
triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc.

10


Trong lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc, Thanh Hoá là
căn cứ, hậu phương của các cuộc chiến tranh ái quốc chống giặc ngoại xâm
oanh liệt, góp phần xứng đáng vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Chính
trên quê hương này đã sản sinh ra những người con ưu tú, anh hùng dân tộc:
Hai Bà Trưng, Dương Đình Nghệ, Lê Lợi,…..
Ở Thanh Hoá, nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược đã hăng hái
tham gia các cuộc khởi nghĩa như: Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công
Tráng lãnh đạo; khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điểm lãnh
đạo…. Trong những cuộc khởi nghĩa đó thì khởi nghĩa Ba Đình được xem là
đỉnh cao của phong trào đấu tranh sôi nổi, rộng khắp các huyện đồng bằng,
ven biển. Mặc dù bị quân thù dìm trong biển máu, song tinh thần bất khuất, ý

chí kiên cường của các sĩ phu yêu nước như Tống Duy Tân, Phạm Bành, Đinh
Công Tráng, Cao Điển, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước,… là những tấm gương
sáng trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước của nhân dân Thanh Hoá vào cuối
thế kỷ XIX. Bài ca tướng lĩnh Cần Vương Thanh Hoá đã phần nào nói lên ý
chí chiến đấu của các bậc sĩ phu yêu nước:
Sinh thời trọn nghĩa đội trời xanh
Đau đớn nào hơn sự chẳng lành
Dũng khí vút cao trên Hùng Lĩnh
Hồn trung phảng phất trước anh linh
Ông đâu sợ pháo quân Tây tặc
Ta há tha Tần bọn Pháp lang
Đã quyết chung thề không cùng sống
Được thua vẫn vững dạ anh hùng
Trải qua nhiều thế kỷ xây dựng và đấu tranh, Thanh Hoá đã giữ một
vị thế chiến lược trọng yếu, đóng góp to lớn cho sự tồn tại và phát triển của

11


dân tộc Việt Nam. Tên gọi tỉnh Thanh Hoá bắt đầu có từ năm Thiệu trị thứ ba,
tức là năm 1843.
Dưới thời thực dân Pháp thống trị, Thanh Hoá là một tỉnh thuộc xứ
Trung Kỳ, có một tỉnh lỵ, 14 phủ, huyện đồng bằng, trung du và 6 châu
Thượng du.
Về chính trị: Thanh Hoá là một xứ bảo hộ của thực dân Pháp, bộ máy
cai trị nhà Nguyễn vẫn được duy trì, nhưng vua không có thực quyền. Quyền
thực sự nằm trong tay viên Khâm sứ, ở cấp tỉnh đứng đầu là viên Công sứ,
nhân dân tỉnh Thanh Hoá phải chịu cảnh áp bức của thực dân Pháp. Không
những thực dân Pháp tước đoạt mọi quyền tự do dân chủ mà còn chia rẽ tôn
giáo làm suy yếu khối đại đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Về kinh tế: Nhận thấy Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng người đông nên
thực dân Pháp đã ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công… Từ năm 1896
– 1925, chúng đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ nông sông Chu (gồm 1 đập
Bái Thượng, 1 kênh đào chính, 2 kênh đào phụ) với chiều dài là 110 km cùng
với hệ thống Chi Giang tiểu câu dài 2.625 km, đảm bảo tưới nước cho 5 vạn
ha ruộng đất của các huyện thuộc vùng đồng bằng sông Chu, sông Mã. Mặt
khác chúng đã tổ chức lực lượng điều tra thăm dò khoáng sản trên địa bàn
toàn tỉnh, độc chiếm và khai thác 35 khu mỏ (kẽm ở Quan Hoá, Crômít ở Cổ
Định,….), khai thác các loại gỗ quý hiếm… Mặt khác, người Pháp còn nắm
độc quyền về sản xuất rượu và buôn bán rượu, độc quyền về xuất - nhập khẩu,
đánh thuế cao các nghề thủ công nghiệp nội địa, chúng đưa hàng hoá nhập
ngoại tràn ngập vào thị trường… khiến nền kinh tế của Thanh Hoá nói riêng
và Việt Nam nói chung rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông
nghiệp tự cấp tự túc là chủ yếu, công thương nghiệp nhỏ lẻ và phụ thuộc vào
Pháp.

12


Về văn hoá xã hội: Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, chủ
trương xây dựng một nền văn hoá phản động, đồi trụy, tự ty dân tộc để dễ bề
cai trị. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Thanh Hóa chỉ có duy nhất một
trường Trung học, một số trường Tiểu học, một nhà thương và một số trạm xá
chủ yếu phục vụ bọn thực dân và quan lại phong kiến, hơn 90% dân số Thanh
Hoá mù chữ, ốm đau bệnh tật không nơi chữa bệnh, trong khi đó chúng lại
khuyến khích nhân dân dùng rượu cồn, thuốc phiện, các tệ nạn xã hội: mê tín,
dị đoan, mại dâm, cờ bạc phát triển làm suy thoái nòi giống, kìm hãm đồng
bào các dân tộc trong vòng tối tăm lạc hậu.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Thanh Hoá là
một tỉnh thuộc Liên khu IV cả về hành chính và quân sự. Các phủ, huyện,

châu cũ được đổi thành 21 huyện và một thị xã. Đến năm 1995, bản đồ địa
chính tỉnh Thanh Hoá chính thức gồm: 1 thành phố, 2 thị xã và 20 huyện. Từ
năm 1999, theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ ngày 05/8/1999 về việc
điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Thanh Hoá gồm “27 huyện, thị, thành
phố với 630 xã, phường, thị trấn; 5.759 thôn, xóm, làng, bản, phố” [59,
tr.279]. Trong đó có 11 huyện miền núi là: Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Lang
Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hoá, Quan Sơn,
Thạch Thành, Thường Xuân; 5 huyện ven biển là: Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Nga
Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia; 8 huyện đồng bằng trung du là: Đông Sơn, Hà
Trung, Nông Cống, Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc;
thành phố Thanh Hoá và 2 thị xã: Bỉm Sơn và Sầm Sơn.
1.1.2. Khái quát về đấu tranh giành và giữ vững chính quyền ở
Thanh Hoá (1945 – 1946)
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhận sứ
mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đưa đất nước ta bước sang giai
đoạn mới.

13


Sau một thời gian chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, ngày 29/7/1930,
đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã triệu tập 11 đại biểu của các Chi bộ Hàm Hạ
(Đông Sơn), Thiệu Hoá, Thọ Xuân tiến hành Hội nghị tại nhà đồng chí Lê
Văn Sĩ làng Yên Trường (xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân) quyết định thành lập
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá, Hội nghị cử ra Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí: Lê Thế Long, Vương Xuân Cát, Lê Văn
Sĩ. Đồng chí Lê Thế Long được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá.
Kể từ ngày ra đời, Đảng bộ Thanh Hoá đã trải qua nhiều bước thăng
trầm, chịu nhiều tổn thất hy sinh do chính sách khủng bố dã man của thực dân
Pháp, song Đảng bộ vẫn kiên trì bám sát cơ sở, vận động quần chúng từng

bước khôi phục lại phong trào. Hầu hết đảng viên của Đảng bộ bị địch bắt tù
đày, các đảng viên còn lại đã dựa vào sự đùm bọc của quần chúng nhân dân
trong tỉnh đã kiên trì đấu tranh khôi phục lại Đảng bộ, Ngày 17/3/1934, Tỉnh
uỷ lâm thời được thành lập gồm có 7 đồng chí do đồng chí Lê Chủ làm Bí
thư. Cuối năm 1935, phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển mạnh ở nhiều
phủ, huyện.
Những năm 1936 – 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào
quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ phát triển, toả rộng trên địa bàn
toàn tỉnh. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm của công
nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng, xưởng rượu Nam Đồng Ích, mỏ sắt Thanh
Xá (Hà Trung), núi Bần (Hậu Lộc)….
Tiếp đến những năm 1939 – 1945, Đảng bộ có những bước phát triển
vượt bậc, từ việc giành chính quyền ở một số làng xã, thôn ấp thuộc huyện
Hoằng Hoá vào ngày 24/7/1945 tiến đến phong trào cách mạng sôi sục khắp
tỉnh Thanh Hoá. Ngày 13/8/1945, Tỉnh uỷ Thanh Hoá triệu tập Hội nghị mở
rộng tại Mao Xá bàn biện pháp khẩn cấp phát động nhân dân nổi dậy giành
chính quyền. Ngày 15/8/1945 nhận được tin Nhật đầu hàng đồng minh vô

14


điều kiện, mặc dù chưa nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng về phát động
tổng khởi nghĩa nhưng Hội nghị mở rộng cho rằng: Thời cơ tổng khởi nghĩa
đã đến, tình thế chuyển biến thuận lợi, không thể ngồi chờ, cần phát động toàn
dân trong tỉnh nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền đồng thời cử cán bộ báo
cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Đêm ngày 18/8/1945,
Tỉnh uỷ Thanh Hóa quyết định phát động tổng khởi nghĩa, rạng sáng ngày
19/8 lực lượng cách mạng ở Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng
Xương, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 20/8 huyện Nông Cống, Tĩnh Gia giành được chính quyền,…. Tại thị xã

Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hoá), Việt Minh đã tổ chức lực lượng
đấu tranh buộc chính quyền cấp tỉnh đầu hàng cách mạng vô điều kiện vào
ngày 20/8. Ngày 23/8/1945 hàng vạn quần chúng và tự vệ đã tổ chức mittinh
chào đón chính quyền cách mạng tại phố Vườn Hoa, Chủ tịch UBND cách
mạng tỉnh Lê Tất Đắc công bố chương trình của Việt Minh về chính trị, quân
sự, kinh tế, văn hoá xã hội. Tại các châu miền núi, Tỉnh uỷ đã tăng cường lực
lượng tự vệ của các huyện miền xuôi kết hợp với đồng bào các dân tộc xoá bỏ
chính quyền cũ, xây dựng chính quyền cách mạng. Và đến cuối tháng 8 năm
1945, chính quyền cách mạng được xác lập trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hoá.
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) là thời kỳ khó
khăn và gian khổ của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân Thanh
Hoá nói riêng. Song vượt lên trên tất cả, Đảng bộ Thanh Hoá với số lượng
đảng viên ít đã tổ chức lãnh đạo nhân dân khôi phục Đảng bộ và đấu tranh
giành chính quyền về tay nhân dân trong toàn tỉnh.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên độc lập tự do. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính
phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố trước quốc
dân và thế giới: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật

15


đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc
lập ấy.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình thế giới cũng có
những thay đổi: Liên Xô có vị trí quan trọng trên vũ đài chính trị quốc tế, là
trụ cột của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới,
các nước dân chủ nhân dân ở Châu Âu đã lần lượt được thành lập; cách mạng
giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh hệ thống thuộc

địa của chủ nghĩa đế quốc; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động ở các nước TBCN đòi tự do dân tộc, dân chủ, cải thiện đời
sống diễn ra sôi nổi và rộng lớn; các lực lượng hoà bình, dân tộc, dân chủ trên
thế giới đang trên đà tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch dưới nhiều hình thức và tính chất khác nhau…
Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã bị các thế lực
phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt: Ở miền Bắc,
khoảng 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch lũ lượt kéo vào chiếm đóng Hà Nội
và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16; Ở
miền Nam vĩ tuyến 16 quân đội Anh đã kéo vào đồng loã và giúp thực dân
Pháp quay trở lại nước ta xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngoài lực lượng của
quân Tưởng, Anh, Pháp còn có khoảng 6 vạn quân Nhật. Chưa lúc nào trên
đất nước Việt Nam lại có nhiều kẻ thù đến như vậy.
Chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật khiến
nền kinh tế quốc dân lâm vào tình trạng suy sụp thảm hại. Nhân dân vừa trải
qua nạn đói khủng khiếp, chỉ trong vòng ba tháng giữa năm 1945, hơn hai
triệu đồng bào (tức là gần 1/10 dân số nước ta) đã chết vì đói và dịch bệnh.
Công thương nghiệp hoàn toàn đình đốn, ngoại thương bị đình trệ, thủ công
nghiệp phá sản; hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng vọt, hàng vạn

16


công nhân không có việc làm. Về tài chính, kho bạc của chính quyền cách
mạng chỉ có 1,3 triệu đồng thì quá nửa là tiền hào giấy nát. Trong khi đó,
Ngân hàng Đông Dương ta không chiếm được, đồng tiền quan kim do quân
Tưởng tung ra buộc ta phải lưu hành khiến cho thị trường càng rối loạn thêm.
Hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho 95% dân số Việt
Nam mù chữ,….
Những khó khăn trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa đặt ra những

nhiệm vụ trước mắt mà chính quyền cách mạng phải giải quyết. Nhiệm vụ cơ
bản nhất đặt ra cho Đảng và chính quyền nhân dân là giữ vững chính quyền,
bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sáng suốt lãnh đạo dân tộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, chuẩn bị
điều kiện kháng chiến.
Thanh Hoá ở vào vị trí quan trọng có ý nghĩa về chiến lược, là hậu
phương lớn đối với phong trào cách mạng cả nước cũng như đối với cách
mạng Lào trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Do
đó khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Thanh Hoá trở thành một
trong những mục tiêu đánh phá của Pháp và các thế lực thù địch.
Trung tuần tháng 9/1945, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo
vào Thanh Hoá uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ, chiếm đóng một
số vị trí quan trọng của thị xã như trụ sở Nông Giang, phố Cửa Tả, đòi cung
cấp lương thực, thực phẩm, tung tiền giấy quan kim mất giá vào tỉnh. Chúng
ép chính quyền cách mạng đưa tên phản động Quốc dân Đảng Đỗ Văn Ngữ
giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp tỉnh, chúng nuôi dưỡng, trang
bị vũ khí và vạch kế hoạch cho bọn Quốc dân Đảng lập ra Đệ lục chiến khu ở
ấp Di Linh xã Hợp Lý (huyện Triệu Sơn). Trong tỉnh, bè lũ tay sai thì ra sức
khiêu khích, chia rẽ chính quyền cách mạng, một số tên tay sai phản động
chui vào chính quyền của ta, ngấm ngầm xây dựng lực lượng, ra sức chống

17


phá cách mạng, điển hình là bọn Lang đạo ở Quan Hoá, Bá Thước, đáng chú
ý là tên Hà Công Thắng đã giả danh cách mạng đưa quân lên Quan Hoá tước
ấn tín của quan lại cũ và tuyên bố thành lập chính quyền mới, tự phong là
Quận trưởng và liên kết với một số Thổ ty, Lang đạo phản động khác bắt
người, cướp của, xuyên tạc chủ trương phát động “Tuần lễ vàng” của Đảng và
Chính phủ, tìm cách chiếm đoạt số vàng, bạc của nhân dân đã đóng góp cho

kháng chiến. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hoá đứng trước muôn
vàn khó khăn phức tạp và thử thách nghiêm trọng.
Ngày 18 tháng 11 năm 1945, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã họp bàn biện
pháp thực hiện 6 điều cần làm ngay của Chủ tịch Hồ Chí Minh: một là, phát
động chiến dịch tăng gia sản xuất; hai là, mở chiến dịch chống nạn mù chữ;
ba là, tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân; bốn là, mở phong trào
giáo dục cần, kiện, liêm, chính để bài trừ những thói hư, tật xấu của chế độ cũ
để lại; năm là, bãi bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò và nghiêm cấm việc
hút thuốc phiện; sáu là, tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.
Hội nghị chủ trương đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân, tổ chức các đội tuyên truyền lưu động đưa chủ trương
“Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng, Chính phủ đến tận các bản
làng từ đồng bằng cho đến miền núi hẻo lánh. Đối với các huyện miền núi,
với đa số là đồng bào các dân tộc ít người. Tỉnh uỷ chủ trương thành lập Uỷ
ban Thượng du để nắm tình hình khu vực miền núi nhằm thực hiện đoàn kết
lực lượng toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
Đồng thời Tỉnh uỷ chỉ đạo tăng cường lực lượng vũ trang cho vùng Thượng
du để trấn áp bọn phản động lợi dụng lòng tin của đồng bào các dân tộc để lật
đổ chính quyền cách mạng.

18


Một trong những vấn đề cấp bách mà Đảng bộ và chính quyền cách
mạng Thanh Hoá phải tập trung giải quyết là nhanh chóng ổn định đời sống
mọi mặt cho nhân dân. Thực hiện 6 nhiệm vụ cấp bách trước mắt của Chính
phủ và Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ
Thanh Hoá vừa phát động phong trào “Thi đua tăng gia sản xuất” vừa chỉ đạo
chính quyền các cấp thành lập Ban cứu tế, Ban Khuyến nông và Sở Canh

nông, tổ chức quyên góp thóc gạo giúp đỡ đồng bào bị đói. Uỷ ban Tăng gia
sản xuất và Ban cứu tế từ tỉnh xuống các huyện đã hướng dẫn, tổ chức nhân
dân tăng gia sản xuất và “đồng tâm bớt bữa” lấy gạo giúp nhân dân những nơi
bị đói.
Ngày 4 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số
34/SL về xây dựng “Quỹ Độc lập”, ngày 17 tháng 9 năm 1945 Chính phủ tổ
chức “Tuần lễ vàng” động viên mọi người dân yêu nước tự nguyện đóng góp
ủng hộ việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập của đất nước. Thực hiện Sắc lệnh
của Chính phủ về xây dựng “Quỹ độc lập” và tổ chức “Tuần lễ vàng”, dưới sự
chỉ dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Thanh Hoá, các huyện đã nhanh chóng thành
lập các ban vận động từ huyện xuống cơ sở. “Huyện Yên Định quyên góp
được 610 chỉ vàng, 20 chỉ bạc, hàng vạn quan tiền, gần 8.300 kg đồng và gần
340.000 đồng tiền đồng” [6, tr.115]. “Huyện Thiệu Hoá quyên góp được 164
kg vàng, 193 kg bạc, 672.88 đồng” [4, tr.159]. “Chỉ trong thời gian ngắn, toàn
tỉnh đã ủng hộ 528 lạng vàng, 84 kg bạc và hàng chục tấn đồng” [58, tr.193].
Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân làm cho 95% dân số
nước ta mù chữ, sau Cách mạng tháng Tám 1945 việc chống nạn mù chữ, mở
mang dân trí là một trong những việc mà chính quyền cách mạng phải quan
tâm giải quyết. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội
đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nạn dốt là một phương pháp

19


độc ác của bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống giặc dốt.
Để thực hiện việc diệt “giặc dốt”, ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch
Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ, Sắc
lệnh 19/SL quy định các địa phương phải mở lớp bình dân học vụ, Sắc lệnh
29/SL thi hành cưỡng bức việc học chữ quốc ngữ.

Nhân dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân
giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của
mình, bổn phận của mình phải có kiến thức mới để có thể tham gia
vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc biết viết
chữ quốc ngữ. [50, tr.18]
Hưởng ứng sôi nổi lời kêu gọi và các Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, trong các nhà máy đến đồng
ruộng, nhiều lớp bình dân học vụ đã được mở với khẩu hiệu “Đi học là kháng
chiến”, “Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến” xuất hiện khắp các
đường phố, xóm làng.
Về lực lượng vũ trang: Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Chi đội Đinh Công
Tráng được thành lập với số lượng 1.500 người, biên chế thành 9 đại đội, vũ
khí chủ yếu là đại đao, giáo mác. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban nhân
dân lâm thời tỉnh, sự đồng tình hỗ trợ của nhân dân, Chi đội đã nhanh chóng
chiếm Hoàng cung trong nội thành, tiếp quản Bưu điện, Ngân hàng, nhà tù,
trại lính của của Pháp - Nhật. Ở mỗi huyện đều có một trung đội du kích tập
trung quân số 30 – 40 người dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban nhân dân
lâm thời huyện. Lực lượng tự vệ Thanh Hoá do Mặt trận Việt Minh tổ chức
trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhanh chóng được xây dựng
củng cố và phát triển đáp ứng cho nhiệm vụ kháng chiến.

20


Vừa khẩn trương chuẩn bị chống giặc bảo vệ địa phương, vừa chủ
động và kịp thời hưởng ứng lời kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức vì đồng bào
miền Nam của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
bộ và nhân dân Thanh Hoá liên tiếp tổ chức các cuộc mittinh, biểu tình, lên án
hành động xâm lược của thực dân Pháp, nguyện sát cánh cùng đồng bào miền
Nam với tinh thần “Còn một tấc đất, còn một người dân thì còn chiến đấu”.

Hướng về miền Nam thân yêu, nhiều thanh niên đã ghi tên lên đường tòng
quân, ngày 23/9/1945 một đại đội rời ga Thanh Hoá lên đường Nam tiến.
Đêm ngày 25/9/1945 bổ sung một đại đội cùng với đơn vị của Thái Bình và
Hà Nội tiếp tục lên đường. Ngày 6/1/1946 một đại đội nữa tiếp tục lên đường.
Lực lượng Nam tiến vào chiến trường đã góp phần quan trọng, làm tăng thêm
sức mạnh chiến đấu cho miền Nam kháng chiến. Không những nhân dân
Thanh Hoá đóng góp một phần vào thắng lợi ở miền Nam làm thất bại âm
mưu đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp mà còn tạo điều kiện cho Thanh
Hoá cũng như cả nước có thêm thời gian chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến
lâu dài.
Vấn đề quyết định của cách mạng là phải có thực lực và phải ra sức
xây dựng thực lực, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động đối phó với mọi
hoạt động gây chiến của thực dân Pháp. Nghị quyết Hội nghị Quân sự toàn
quốc của Đảng tháng 10 năm 1946 nhận định: “Nhất định không sớm thì
muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp” [25,
tr.133]. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Quân sự, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đề
ra nhiệm vụ trước mắt và lâu dài: Triệt để tranh thủ khả năng hoà bình; chuẩn
bị sẵn sàng ứng phó với chiến tranh. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, nhân dân
tỉnh ra sức tranh thủ thời gian xây dựng thực lực, chuẩn bị mọi mặt đối phó
với mọi hành động của thực dân Pháp, bảo vệ chính quyền cách mạng còn
non trẻ của Thanh Hoá.

21


Hơn một năm (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946) Đảng bộ, quân và
dân Thanh Hoá đã ra sức chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt,
bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở, chuẩn bị
thực lực cho kháng chiến, bước đầu khôi phục được sản xuất nông nghiệp,
bước đầu xây dựng được đời sống mới. Giành chính quyền đã khó, giữ chính

quyền lại càng khó hơn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá đã
giữ vững được chính quyền cách mạng, lực lượng vũ trang được xây dựng từ
tỉnh, huyện, đến xã, khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng tạo ra những
điều kiện cơ bản chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
1.2. Xây dựng hậu phương và chi viện cho tiền tuyến (1947 - 1950)
1.2.1. Xây dựng và bảo vệ căn cứ hậu phương
Trước hành động gây chiến tranh xâm lược ra cả nước ta của thực dân
Pháp, đêm 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cả nước đứng lên
tiến hành cuộc kháng chiến:
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm
dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. [46, tr.480]
Nhận rõ được bản chất xâm lược và tiềm lực hùng mạnh của thực dân
Pháp cũng như thuận lợi và những khó khăn của ta, Trung ương Đảng và Hồ
Chí Minh đã sớm có những dự kiến đối phó với tình hình. Vì vậy, ngay sau
khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, Đảng và Hồ Chí Minh đã kịp thời
công bố đường lối, phương châm kháng chiến cho toàn dân thực hiện: tiến

22


hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình
là chính.
Để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương, coi đó là
một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh

giải phóng dân tộc.
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc vùng tự do Liên khu IV, có đủ điều kiện
để xây dựng thành một hậu phương vững mạnh của cả nước. Thực hiện chủ
trương của Trung ương Đảng, nghiên cứu hướng dẫn của cơ quan quân sự,
Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng các phương án tác chiến, tản
cư, sơ tán, xây dựng, bảo vệ tỉnh với phương châm: mỗi người Thanh Hoá trở
thành mỗi người lính đứng trong thế trận chiến tranh nhân dân. Ngày 20 tháng
2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá. Nói chuyện với các
đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hoá, Người phân tích và nêu rõ
khó khăn của thực dân Pháp ở Đông Dương: rối ren về chính trị, sa sút về
kinh tế, phải vay một triệu tấn lúa của Mỹ, mỗi tháng thiếu 1 tấn than, nhiều
nhà máy đóng cửa, dân đói rét chứ tình hình không sáng sủa gì. Người trực
tiếp giao nhiệm vụ cho Đảng bộ, nhân dân tỉnh xây dựng Thanh Hoá thành
tỉnh kiểu mẫu – căn cứ hậu phương chiến lược của kháng chiến chống thực
dân Pháp. Người nhận định tình hình:
Thiên thời: ít tháng nữa, giới nóng nực, Pháp không chịu nổi khí hậu
sẽ ngại dần, từ Nam chí Bắc đi tới đâu chỉ có tro tàn gạch vụn, Pháp đánh
ngày nhưng ta lại đánh ban đêm.
Địa lợi: Ta ở nước ta, Pháp không quen đường đi.
Nhân hoà: Trừ một số việt gian, còn 25 triệu dân ta đều muốn tự do.
Còn dư luận ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện, Tân Gia Ba đều
cho là chính nghĩa, mà đến Pháp cũng đa số ngả về ta.

23


Người nhấn mạnh: cần phải và có thể bảo vệ và xây dựng Thanh Hoá
thành một vùng hậu phương vì ở đây “người đông, đất rộng, của nhiều”, “chỉ
còn thiếu sự điều khiển, sắp đặt”. Người nêu lên những vấn đề cần thực hiện
để làm cho Thanh Hoá trở thành hậu phương là xây dựng và bảo vệ toàn diện

cả về chính trị, hành chính, kinh tế, quân sự và xã hội. Người lưu ý Thanh
Hoá cần phải làm tốt nhiệm vụ đón tiếp, giúp đỡ chu đáo cán bộ, đồng bào
các nơi tản cư đến, từ 2,5 đến 10 vạn người.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đảng bộ
Thanh Hoá đã tìm ra giải pháp phù hợp để chỉ đạo các vùng, miền trong tỉnh
thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là xây dựng, bảo vệ căn cứ, hậu phương Thanh
Hoá. Đồng thời từng bước xây dựng Thanh Hoá trở thành một hậu phương
chiến lược của cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Về chính trị
Xây dựng hậu phương về chính trị là một trong những nhiệm vụ của
công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong kháng chiến. Vì vậy, việc
củng cố và phát triển Đảng, hệ thống chính quyền các cấp và tổ chức quần
chúng trở thành nhiệm vụ trước mắt hết sức khẩn trương.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: về chính trị, toàn dân đoàn kết, yêu nước chống
Pháp. Chính quyền phải là đầy tớ của nhân dân, phải thanh khiết từ to đến
nhỏ.
Trên tinh thần đó, ngày 20 tháng 12 năm 1946, Chính phủ ban hành
Sắc lệnh số 1/SL về tổ chức bộ máy chính quyền trong thời kỳ đặc biệt. Thực
hiện Sắc lệnh, cuối tháng 3/1947 Uỷ ban Kháng chiến (UBKC) tỉnh Thanh
Hoá được thành lập, đồng chí Đặng Việt Châu – phái viên của Chính phủ
được bổ nhiệm làm Chủ tịch. Trong tháng 4 và 5/1947, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo
các cấp thành lập UBKC. Song song với UBKC thì Uỷ ban Hành chính
(UBHC) cũng được thành lập do đồng chí Đặng Thai Mai làm Chủ tịch, ngày

24


×