Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận văn xây dựng đáp án mở cho đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.05 KB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xây dựng đáp án mở cho đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9 là khâu
then chốt của đổi mới đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính
tích cực và sáng tạo của học sinh.
1.2. Thực hiện chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở
năm 2002 kéo theo sự đổi mới trên nhiều phương diện từ mục tiêu dạy
học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học đến
kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên ở phương diện kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh, sự đổi mới chưa được thực hiện đồng bộ, chủ yếu mới
dừng lại ở nhận thức lí luận. Chỉ xét riêng ở loại đề tự luận, mới chỉ đổi
mới ở khâu ra đề, khâu lập đáp án chấm điểm bài làm văn của học sinh
chưa được quan tâm giải quyết ở cả phương diện lí luận và thực tiễn.
1.3. So với trước cải cách giáo dục, kiểu văn bản nghị luận trong
chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở năm 2002 có nhiều
đổi mới: tăng cường nghị luận xã hội, sử dụng kết hợp các thao tác lập luận
và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận…Đặc biệt, lớp 9 là
lớp cuối cấp; các đề văn nghị luận xã hội trong sách giáo khoa Ngữ văn 9
thể hiện đầy đủ quan điểm, tư tưởng đổi mới dạy học Làm văn theo hướng
tích hợp và tích cực.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Xây
dựng đáp án mở cho đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9 ”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tài liệu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trung học cơ sở
Chuẩn KTKN môn Ngữ văn THCS, tập hai là cơ sở khoa học có tính
pháp lí để chúng tôi xây dựng nguyên tắc và cách thức xây dựng đáp án
mở cho đề văn NLXH.
Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của


Dự án Việt – Bỉ đã dành riêng phần thứ ba của cuốn sách để trình bày vấn


2

đề Đánh giá trong dạy và học tích cực. Những vấn đề về quy trình, phương
pháp và kĩ thuật đánh giá, nguyên tắc, bộ công cụ đánh giá…trong tài liệu
là những định hướng lí luận chung được chúng tơi nghiên cứu vận dụng.
Tài liệu khẳng định “Lựa chọn, xây dựng bộ cơng cụ đánh giá phù hợp sẽ
góp phần nâng cao tính khách quan, độ tin cậy, độ giá trị của kết quả đánh
giá” [7; tr 170].
“Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội” của tác giả Nguyễn
Công Khanh nghiên cứu các vấn đề lí luận của đánh giá và đo lường trong
khoa học xã hội, là cơ sở giúp chúng tôi nắm được cách thức thiết kế bộ
công cụ đánh giá và đo lường trong dạy học Làm văn (bao gồm đề văn và
đáp án).
“Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh
THCS, THPT” của Nguyễn Thúy Hồng có tính chất tổng kết mấy vấn đề
về lí luận đánh giá kết quả học tập của HS đồng thời đúc kết những kinh
nghiệm từ thực tiễn triển khai đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ
văn ở trường THCS, THPT. Phần thứ hai của tài liệu: Đổi mới đánh giá kết
quả học tập mơn Ngữ văn của HS THCS, THPT trình bày khá cụ thể về
thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS của GV hiện
nay. Tác giả cũng chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế trong KTĐG,
từ đó đề xuất “để đạt được mục tiêu của môn học, tinh thần chung là đổi
mới KTĐG theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính
chính xác và khách quan”[11; tr70].
Cơng trình nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả dạy học Tập làm văn
theo SGK Ngữ văn 9” của Lê Thị Phượng đã tường minh và hiện thực
hóa hướng áp dụng đổi mới đánh giá dạy – học Làm văn lớp 9 ở cả bốn

kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận. Hệ thống tiêu chí
đánh giá hiệu quả học Tập làm văn của HS lớp 9 ở ba mức độ: nhận diện
VB, phân tích lí giải VB và vận dụng tạo lập VB được xem như là khung
tiêu chí chung để đánh giá kết quả bài làm văn của HS trong đáp án của
GV [34; tr 114].


3

2.2. Tài liệu về phương pháp ra đề Làm văn và lập đáp án cho đề văn
Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của các tác giả Lê A,
Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán đã bàn về phương pháp xây dựng
biểu điểm chấm bài làm văn: “…Dựa vào nội dung đề, dựa vào yêu cầu và
mục đích của đề, giáo viên xây dựng biểu điểm…Việc xây dựng biểu điểm
cần làm sao giúp cho giáo viên đánh giá được đúng năng lực của HS…”
[1; tr 223]. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng: “Đó chỉ là những tiêu chí có tính
chất gợi ý giúp GV có thể hình dung ra được những điểm cần chú ý khi
chấm bài. Việc quy điểm như thế nào cho các nội dung vừa trình bày trên
tùy thuộc vào từng bài cụ thể và sự cân nhắc tính tốn của GV ở từng thời
điểm, từng giai đoạn học tập của HS” [1; tr 225].
- “Tài liệu chuyên văn” và “Hệ thống đề mở Ngữ văn 10” của tác giả
Đỗ Ngọc Thống đã đánh giá những điểm mới và tích cực của đề mở so với
đề truyền thống, từ đó định hướng cho HS cách viết bài văn NL theo
hướng đề mở. Tác giả cũng đề cập đến việc xây dựng đáp án cho dạng đề
mở này: “Trước đề mở, GV chấm bài phải rất vững tay vì đáp án khó làm
cho rõ ràng, rành mạch. Đáp án cho dạng đề văn này cũng phải là đáp án
mở. Tức là khơng nên bó chặt người viết vào một số ý nào (có sẵn, cho
trước) mà chỉ nêu định hướng về cách giải quyết. Còn nội dung cụ thể thì
để cho HS tự xác định, tự bộ lộ và trình bày. Chất lượng của bài viết cũng
khơng thể lấy ngắn dài mà đo được. Vấn đề là HS viết gãy gọn, sáng sủa,

trình bày những suy nghĩ của mình một cách trung thực” [38; tr 9].
Các bài viết: trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn
ở trường phổ thơng theo chương trình và SGK mới ( Bộ GD&ĐT, 2007,
Nxb Ngệ An) và Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn
(Bộ GD&ĐT, 2013, Nxb Huế) cùng những bài viết, trả lời phỏng vấn của
các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo uy tín…trên các báo điện tử, báo
Văn nghệ, Tạp chí Giáo dục…xoay quanh những vấn đề đang được quan
tâm: đổi mới KTĐG trong môn Ngữ văn, ra đề theo hướng mở, định hướng
đáp án cho đề mở…


4

Như vậy, các tài liệu nêu trên tập trung vào mấy vấn đề chính sau:
đánh giá đo lường trong khoa học xã hội; đổi mới KTĐG trong dạy học
môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu
bàn về đề văn mở. Một vài tài liệu có đề cập đến cách xây dựng đáp án cho
đề văn mở nhưng đó mới là những định hướng chung chung, những gợi
hoặc lưu ý thêm mà thôi.
Thực tế cho đến nay, chưa có một cơng trình, bài viết nào nghiên cứu
giải quyết vấn đề xây dựng đáp án mở cho KTĐG bài văn NLXH của HS.
Vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng một đáp án mở cho đề văn, đa số GV gặp
khó khăn, lúng túng: Mở cái gì? Mở như thế nào? Mở đến đâu?…Nghiên
cứu đề tài “Xây dựng đáp án mở cho đề văn NLXH ở lớp 9”, luận văn là
cơng trình khoa học đầu tiên giải quyết các vấn đề trên một cách nghiêm
túc nhằm hiện thực hóa tư tưởng đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS
qua phân môn TLV.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các nguyên tắc, cách thức xây dựng đáp án mở cho đề văn
NLXH ở lớp 9.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc lập đáp án theo hướng mở đối với
loại đề nghị luận xã hội ở lớp 9.
- Khảo sát các đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9.
- Khảo sát, mô tả, đánh giá thực trạng giáo viên xây dựng đáp án,
chấm bài làm văn nghị luận xã hội của học sinh ở lớp 9.
- Đề xuất một số nguyên tắc, cách thức xây dựng đáp án mở cho đề
nghị luận xã hội ở lớp 9.
- Thực nghiệm xây dựng đáp án mở và chấm bài làm văn nghị luận xã
hội ở lớp 9 theo đáp án mở.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng đáp án mở cho đề nghị luận xã hội ở lớp 9


5

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề: xây dựng đáp án mở cho đề
văn nghị luận xã hội ở lớp 9. Các kiểu bài nghị luận văn học và đề nghị
luận văn học không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp thực nghiệm
7. Giả thuyết khoa học

Nếu luận văn trình bày được một hệ thống lí luận, ngun tắc, cách
thức xây dựng đáp án mở cho đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9 từ việc
nghiên cứu vận dụng những thành tựu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương
pháp dạy học tạo lập văn bản nghị luận xã hội và kiểm tra đánh giá ở lớp 9
một cách thuyết phục sẽ góp phần vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết
quả bài làm văn của học sinh, đổi mới phương pháp dạy học Làm văn
trong nhà trường phổ thơng hiện nay.
8. Đóng góp của đề tài
Thực hiện thành cơng đề tài này sẽ đem lại những đóng góp nhất định
về mặt lí luận và thực tiễn:
- Xây dựng được các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc lập đáp án theo
hướng mở cho đề văn NLXH ở lớp 9
- Đề xuất các nguyên tắc, cách thức xây dựng đáp án mở cho đề văn
nghị luận xã hội ở lớp 9.


6

- Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả bài làm văn của học
sinh, đổi mới phương pháp dạy học Làm văn ở phổ thông theo hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng đáp án mở cho
đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9
Chương 2: Đề xuất nguyên tắc, cách thức xây dựng đáp án mở cho đề
văn nghị luận xã hội ở lớp 9
Chương 3: Thực nghiệm xây dựng đáp án mở cho đề văn nghị luận xã
hội ở lớp 9

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
ĐÁP ÁN MỞ CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở LỚP 9
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Đáp án
Theo Hoàng Phê: “Đáp án là bản giải đáp được chuẩn bị trước cho
một vấn đề, thường là cho đầu đề thi” [22; tr 291]. Đáp án bao gồm yêu
cầu nội dung cần đạt (về kiến thức, kĩ năng, thái độ) và biểu điểm.
1.1.1.2. Đáp án mở
Theo chúng tôi, Đáp án mở là bản giải đáp được GV chuẩn bị trước
cho một đề thi hoặc đề kiểm tra, ở đó vừa xác định những yêu cầu cần đạt
(chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ) theo hướng đánh giá năng lực được
lượng hố cụ thể bằng biểu điểm lại vừa khuyến khích được các cách triển
khai giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo, khơng gị ép, áp đặt một cách
nghĩ, cách làm duy nhất đối với HS.
1.1.2. Đặc điểm của đáp án mở


7

1.1.2.1. Đặc điểm về cấu trúc
Đáp án mở vẫn giữ nguyên cấu trúc của đáp án truyền thống (gồm
Phần nội dung cần đạt và Phần biểu điểm), song tính mở được thể hiện cụ
thể ở phần yêu cầu về nội dung cần đạt (bản giải đáp cho đề văn và hướng
dẫn chấm).
1.1.2.2. Đặc điểm về ngôn ngữ diễn đạt
Ngôn ngữ diễn đạt trong đáp án mở khơng có những từ ngữ mang tính
chất mệnh lệnh, gị ép HS khn vào một số nội dung, một vài thao tác bó

buộc mà thường mang tính định hướng, dự đốn trước khả năng, các
hướng làm bài có thể xảy ra ở HS để điều chỉnh cách đánh giá cho điểm.
Câu văn gợi ý, gợi hướng giải quyết, có thể câu chưa hồn chỉnh về cấu
trúc ngữ pháp.
1.1.2.3. Đặc điểm về biểu điểm
Trong đáp án mở, biểu điểm có thể được GV điều chỉnh linh
hoạt để đánh giá phù hợp, sát với thực tế bài làm của HS và phù hợp với
mục đích, thời điểm KTĐG. Đặc điểm này trong biểu điểm của đáp án mở
đã khắc phục được thói quen đếm ý cho điểm khi GV chấm bài làm văn
của HS.
1.1.3. Đáp án mở và những vấn đề liên quan
Đáp án được xây dựng đồng thời với việc ra đề. Đề và đáp án là bộ
cơng cụ của KTĐG. Đề mở thì đáp án cũng phải mở. Đáp án mở sẽ hiện
thực hóa mục đích, yêu cầu của đề mở.
Đánh giá là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho các hoạt động
giáo dục. Cơ sở quan trọng nhất của đánh giá là sự vận dụng những thành tựu
của khoa học đo lường. Khoa học đo lường đã góp phần đem lại tính tồn
diện, khách quan, cơng bằng và độ tin cậy cho công tác đánh giá giáo dục.
1.1.4. Ý nghĩa của đáp án mở
Đáp án mở giúp hiện thực hóa đổi mới KTĐG theo hướng phát huy
tính tích cực và sáng tạo của HS. Đáp án mở có ý nghĩa như một lực nắn
cách dạy của GV, cách học của HS theo định hướng đề cao chủ kiến cá


8

nhân, phát triển năng lực vận dụng sáng tạo, chống học tập thụ động, sao
chép tài liệu máy móc.
1.1.5. Các VB pháp quy về đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Ngữ
văn của HS ở THCS

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kiểu VB NLXH trong chương trình Ngữ văn THCS
1.2.1.1. Mục tiêu dạy học
- Hiểu thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;
về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong
bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng
đạo lí
- Biết viết, trình bày bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống; bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
1.2.1.2. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học văn NLXH ở lớp 9: NL về một sự việc, hiện tượng
đời sống và NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- CT, SGK Ngữ văn 9 tăng cường kiểu bài NLXH, cân đối giữa hai
dạng NLXH và NL văn học.
- Giảm lí thuyết, tăng cường thực hành gắn với thực tiễn đời sống.
- Tính chất tổng hợp, phối hợp đan xen của các kĩ năng trong bài văn
NLXH
1.2.2. Đề văn NLXH ở lớp 9 hiện hành ra theo hướng mở
1.2.2.1. Mở về chủ đề, đề tài, gần gũi với thực tiễn đời sống
1.2.2.2. Mở về phần yêu cầu làm bài trong đề văn
1.2.2.3. Mở về cấu trúc và hình thức của đề
1.2.2.4. Đề văn NLXH chú trọng KTĐG toàn diện HS
1.2.3. Thực trạng khâu xây dựng đáp án cho đề văn NLXH ở lớp 9
của GV


9

Nhiều GV chưa chú trọng đến khâu xây dựng đáp án, đáp án nếu có

cũng chỉ sơ sài, chung chung, chưa được xây dựng trên chuẩn KTKN và
chuẩn mực đạo đức truyền thống. Đáp án, hướng dẫn chấm nặng về áp đặt
ý kiến, quan điểm của người ra đề. Ở một số đáp án yêu cầu HS phải bàn
luận được những vấn đề vượt tầm nhận thức của các em, khơng phù hợp
với lứa tuổi, tâm lí và kinh nghiệm sống cịn non nớt, ít ỏi của HS lớp 9.
Ngược lại, u cầu đề bài thì cao, khó nhưng đến khi đáp án đưa ra lại khá
đơn giản, sơ sài, xi chiều. Đáp án mới chỉ có phần u cầu về nội dung
cần đạt mà chưa có biểu điểm để định lượng bài làm của HS. Điều này sẽ
gây khó khăn khi GV chấm điểm bài làm văn. Hoặc có đáp án chi tiết quá
mức cần thiết. Đáp án chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá kết quả bài
làm văn của HS.
1.2.4. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 9 ngày nay đòi hỏi
phải xây dựng đáp án mở cho đề NLXH
Tiểu kết chương 1
Xây dựng được một đáp án cho đề văn đảm bảo chính xác khoa học đã
khó khăn, phức tạp; xây dựng đáp án mở cho đề văn NLXH lại càng khó
khăn và phức tạp hơn nhiều. Đây là vấn đề mới mẻ, hóc búa nhưng cần
thiết và đang bị bỏ ngỏ. Trong chương một của luận văn này, chúng tôi tập
trung giải quyết các vấn đề then chốt liên quan đến việc xây dựng đáp án
mở như xây dựng khái niệm, xác định các đặc điểm và tác dụng của đáp án
mở, các định hướng đổi mới dạy học và KTĐG kết quả học tập của HS,
khảo sát đề văn NLXH ở lớp 9 và thực trạng GV xây dựng đáp án chấm
điểm bài làm văn NLXH của HS lớp 9… là cơ sở lí luận và thực tiễn cho
việc nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc, cách thức xây dựng đáp án mở ở
chương 2 và công tác thực nghiệm sư phạm ở chương 3.


10

Chương 2

ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC, CÁCH THỨC XÂY DỰNG
ĐÁP ÁN MỞ CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở LỚP 9
2.1. Nguyên tắc xây dựng đáp án mở cho đề văn nghị luận xã hội ở
lớp 9
2.1.1. Đảm bảo tính khoa học
2.1.1.1. Các tiêu chí đánh giá phải dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn học/phần học
Trong giáo dục phổ thơng, “Chuẩn” là cái tối thiểu cần đạt. Các tiêu
chí đánh giá về KT, KN bài làm văn NLXH của HS phải dựa vào chuẩn
KTKN môn Ngữ văn 9.
* Viết đúng kiểu, dạng bài NLXH thể hiện qua bố cục chung của từng
kiểu bài: NL về một sự việc hiện tượng đời sống hoặc NL về một vấn đề tư
tưởng, đạo lí
* Đảm bảo nội dung NL:
- Khơng bàn lạc hướng, sai đề
- Có kiến thức thực tế, có vốn hiểu biết nhất định về đời sống xã hội để
vận dụng vào bài làm
- Biết liên hệ với bản thân, với mọi người…
* Về kĩ năng: Có kĩ năng làm văn NLXH:
- Có kĩ năng nêu luận điểm, xây dựng luận điểm
- Sử dụng lí lẽ phù hợp, dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ luận điểm
- Sử dụng kết hợp các PTBĐ, các thao tác NL phù hợp
- Biết mở ra nhiều chiều suy nghĩ để làm phong phú ý, sắp xếp các ý
lôgic, diễn đạt mạch lạc.
* Về thái độ:
- Đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và giá trị nhân văn,
truyền thống
- Chân thực, khách quan, thấu đáo khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề



11

- Quan tâm và biết gắn trách nhiệm bản thân với lợi ích của cộng
đồng…
2.1.1.2. Phù hợp với chuẩn mực đạo đức, giá trị nhân văn và truyền
thống
Đáp án cần yêu cầu HS nêu quan điểm, ý kiến một cách nghiêm túc,
đúng đắn và theo hướng tích cực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, giá trị
nhân văn và đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Khơng cho điểm những bài viết có
suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc.
2.1.1.3. Giữa tiêu chí đánh giá và thang điểm phải cân đối, phù hợp
với yêu cầu của đề
GV cần dựa vào yêu cầu đề bài để định lượng mức điểm cho mỗi tiêu
chí đánh giá. GV phải xác định tiêu chí nào là quan trọng sẽ chiếm lượng
điểm nhiều và ngược lại.
2.1.2. Phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 9
2.1.2.1. Đáp án cần đảm bảo sự phù hợp về nội dung nghị luận do đề
bài đặt ra
Đối với HS lớp 9, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức…cịn hạn chế, ít ỏi
nên những vấn đề đặt ra bàn luận chỉ dừng lại ở những khía cạnh đạo đức,
tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê
hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp
nhận thức…hoặc những sự việc, hiện tượng đời sống vừa gần gũi với tuổi
trẻ học đường vừa có ý nghĩa xã hội. Đó là những nội dung NL nằm trong
khả năng nắm bắt, nhận thức của các em. Và rõ ràng, khi những vấn đề NL
gần gũi, xuất phát từ nhu cầu chủ thể HS thì HS mới có kiến thức, nhu cầu
và hứng thú bày tỏ.
2.1.2.2. Đáp án cần đảm bảo tính vừa sức về yêu cầu rèn luyện kĩ
năng làm văn NL trong bài làm của HS
Các kiểu bài, PTBĐ hay thao tác tư duy mà đáp án yêu cầu HS sử

dụng trong bài văn NLXH phải là những KTKN HS đã được học, được rèn
luyện trong CT. Cụ thể:


12

- Về kiểu VBNL: Bài văn của HS ngoài PTBĐ NL là chính, có thể kết
hợp với các yếu tố biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm đã học ở lớp 6, 7
- Về thao tác tư duy trong bài NLXH: bên cạnh một thao tác NL chủ
đạo, HS cần kết hợp thêm với thao tác giải thích, chứng minh (lớp 7), phân
tích, tổng hợp (đầu học kì 2 của lớp 9)
- Về yêu cầu, đặc điểm của VBNL: cần chú ý tới kĩ năng lập luận, xây
dựng luận điểm, luận cứ, đoạn văn… (lớp 7, lớp 8)
2.1.3. Đảm bảo tính linh hoạt
2.1.3.1. Khơng áp đặt ý kiến, quan điểm của người ra đề
Ngoài những chuẩn mực về đạo đức, GV không được phép áp đặt suy
nghĩ của người lớn đối với HS. Nguyên tắc này biểu hiện trên các bình
diện sau đây của đáp án:
- Khơng áp đặt về chủ đề, đề tài bàn luận. Nếu đề nêu ra một chủ đề,
đề tài cụ thể thì đáp án của GV và các phương án làm bài của HS đều phải
căn cứ vào chủ đề, đề tài đó mà triển khai vấn đề.
- GV không áp đặt cách hiểu, cách lí giải vấn đề theo quan điểm của
cá nhân mình.
- Tơn trọng những tình cảm, suy nghĩ chân thực của HS
- Khơng gị ép tư duy, phương pháp làm bài với HS; việc lựa chọn và
sử dụng PTBĐ hay thao tác NL nào là tùy vào khả năng, năng lực của HS.
2.1.3.2. Tôn trọng những kiến giải riêng của HS miễn là lập luận chặt
chẽ, có sức thuyết phục
Đề văn mở kích thích HS bày tỏ quan điểm cá nhân nên chắc chắn sẽ
có nhiều luồng ý kiến, thậm chí có thể trái chiều hoặc khơng giống đáp án.

Vì thế, đáp án cần có độ mở cần thiết để đủ tầm đón nhận thực tiễn bài làm
phong phú của HS.
2.1.3.3. Sau phần định hướng nội dung cần đạt của mỗi câu, mỗi
phần, đáp án mở cần có những chỉ dẫn phù hợp để đánh giá thực tiễn làm
bài phong phú của HS


13

Trước đề mở, thực tiễn làm bài của HS vô cùng phong phú, đa dạng.
Sẽ có những bài làm thuận theo đáp án nhưng cũng không loại trừ trường
hợp nhiều bài làm của HS khác với đáp án (đầy đủ, không đầy đủ, trái
ngược, độc đáo mới mẻ mà đáp án khơng nêu ra…) nên đáp án cần phải có
những hướng dẫn chấm phù hợp. Mục này thường nằm ở phần Lưu ý trong
cấu trúc của đáp án.
2.1.4. Đảm bảo phát huy tính sáng tạo
2.1.4.1. Khơng khuyến khích HS làm văn NLXH theo kiểu tư duy
khuôn mẫu, thuận theo một chiều; khuyến khích suy nghĩ nhiều chiều và
vận dụng linh hoạt sáng tạo
* Khuyến khích suy nghĩ nhiều chiều
Khơng đánh giá cao những bài làm sao chép văn mẫu, viết theo suy
nghĩ của người khác, những ý kiến nhận xét, đánh giá trong bài không phải
là của bản thân HS.
Đáp án tránh tình trạng tạo lối mịn trong suy nghĩ của HS (thỏa hiệp,
xuôi chiều, thụ động, lập luận thiếu chặt chẽ), cần rèn cho HS tính hoạt
bát, tư duy năng động, dám nghĩ, dám nêu vấn đề, không chỉ biết nghĩ xi
mà cịn biết lật lại vấn đề. Ví dụ: “Nói dối có hại”, liệu có phải nói dối lúc
nào cũng có hại hay khơng?
* Khuyến khích vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, các PTBĐ
trong bài văn NLXH

Để làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó, người
viết phải vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để triển khai và phát
triển luận điểm do đề bài đặt ra.
2.1.4.2. Chú trọng liên hệ thực tế, vận dụng tri thức và vốn sống của bản
thân
Đáp án thể hiện việc đánh giá cao khả năng HS vận dụng những gì đã
học vào thực tiễn cuộc sống của chính các em: biết tạo lập văn bản NL, có
kĩ năng thuyết phục người nghe, tư duy lô-gic, tự liên hệ bản thân để rút ra
những bài học bổ ích và cần thiết…Ngược lại, những hiểu biết, kinh nghiệm
sống, những trải nghiệm của chính bản thân các em được chắt lọc, trau dồi


14

từ thực tiễn cuộc sống gần gũi lại trở thành những tư liệu, dẫn chứng sinh
động, cụ thể…để các em đưa vào bài văn NLXH thêm thuyết phục.
2.1.4.3. Tôn trọng suy nghĩ, tình cảm chân thực
Đáp án đánh giá trên tinh thần tơn trọng suy nghĩ, tình cảm chân thực
của HS sẽ giúp khắc phục được tình trạng HS nói, viết theo suy nghĩ của
người khác.
Dẫn chứng trong bài văn phải được chắt lọc, dẫn ra từ vốn kiến thức
hiểu biết, vốn sống và kinh nghiệm thực tế của đời sống chính bản thân các
em, là những con người, sự việc, hiện tượng có thật, gần gũi xung quanh
các em. Có như vậy, bài văn NLXH mới chính thức là tiếng nói tinh thần
của HS, mới gợi hứng thú để các em viết bài.
2.2. Cách thức xây dựng đáp án mở
2.2.1. Xác định mục đích yêu cầu của đề NLXH
Xác định đúng yêu cầu của đề NLXH thể hiện trên ba phương diện sau:
2.2.1.1. Yêu cầu về chủ đề, đề tài
Chủ đề, đề tài của bài văn NL cũng chính là đối tượng NL cần được

HS xác định cho chính xác. Đối tượng của văn NLXH là các hiện tượng xã
hội, mang nội dung và ý nghĩa xã hội. Đó là các sự việc, hiện tượng trong
đời sống hàng ngày, các vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2.2.1.2. Yêu cầu về bố cục kiểu bài NLXH
Đề NLXH trong SGK Ngữ văn 9 hiện hành thường ít khi nêu rõ yêu
cầu về kiểu bài. Tuy nhiên, căn cứ vào chủ đề đề tài cần bàn bạc được nêu
ra ở đề bài, người viết xác định được kiểu bài cần tạo lập. Ví dụ: Đức tính
trung thực [25; tr 52] là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2.2.1.3 Yêu cầu về phương pháp làm bài (xác định đúng PTBĐ chính
và các PTBĐ hoặc các thao tác lập luận kết hợp)
Căn cứ và đề bài, đáp án yêu cầu bài làm văn NLXH phải đúng kiểu
VB nghị luận, sử dụng phù hợp các PTBĐ và các thao tác lập luận đã học
như giải thích, chúng minh, phân tích, tổng hợp…
2.2.2. Xác định những vấn đề cơ bản HS cần đạt trong bài làm văn
NLXH ở lớp 9


15

Ngoài việc xác định đúng yêu cầu của đề văn NLXH, bài làm văn của
HS lớp 9 cần xác định được những vấn đề cơ bản sau:
2.2.2.1. Đúng kiến thức cơ bản
- Đáp án cần yêu cầu bài văn của HS thực hiện đúng kiểu bài nghị
luận. GV bám vào yêu cầu từng phần của mỗi kiểu bài văn NLXH trong
SGK Ngữ văn 9 để lượng hóa các ý HS cần đạt theo yêu cầu của đề.
- Không mắc lỗi kiến thức của các phân môn liên quan
- Không phạm lỗi kiến thức ngôn ngữ
2.2.2.2. Cảm xúc, suy nghĩ chân thực, cách giải quyết vấn đề sáng tạo
Ở HS lớp 9 yêu cầu về sự sáng tạo không phải là đưa ra những ý kiến
hoàn toàn mới mà chủ yếu thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng

tạo lập văn bản của HS. Vì vậy, đáp án của GV chỉ cần yêu cầu bài làm
văn của HS được viết bằng tình cảm trong trẻo, hồn nhiên, có cảm xúc
chân thực, biết liên hệ thực tiễn trải nghiệm của bản thân một cách phù
hợp. HS biết hướng tình cảm, suy nghĩ của mình vào các vấn đề gần gũi
của đời sống hiện đại. Hơn nữa, bài văn phải đúng là sản phẩm của các em,
không sao chép tài liệu; HS phải nêu ra được suy nghĩ, ý kiến của mình về
vấn đề NL, mang đậm dấu ấn chủ quan của cá nhân người viết, biết sử
dụng các kĩ năng Làm văn.
2.2.3. Lập bản giải đáp cho đề bài ra theo hướng mở
2.2.3.1. Xác định các KTKN tối thiểu HS cần đạt
Bài làm văn của HS phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu nào đó
về mặt kiến thức, kĩ năng theo chuẩn CT.
2.2.3.2. Dựa vào chuẩn mực đạo đức, giá trị nhân văn truyền thống
để xác định độ mở của các tiêu chí đánh giá
Đáp án dựa vào nội dung yêu cầu cụ thể của đề văn, chuẩn KTKN cần
đạt và chuẩn mực đạo đức để xác định các tiêu chí đánh giá bài làm văn
NLXH của HS có thể mở ở các mức độ sau:
- Nếu đề mở về nội dung (chủ đề, đề tài) NL, đáp án phải để HS tự do
lựa chọn đối tượng NL, góc độ bình luận…phù hợp với sở thích, sở
trường, hiểu biết của HS.


16

- Đáp án nên có phần hướng dẫn chấm tơn trọng ý kiến riêng của HS
miễn là bài làm lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục và khơng đi ngược
với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Nếu đề mở về cấu trúc, kết cấu thì đáp án khơng gị ép tư duy,
phương pháp làm bài với HS. Đáp án khuyến khích HS linh hoạt trong
khâu phân tích đề. Đến lớp 9, ngoài 4 thao tác NL đã được học như giải

thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, đáp án nên khuyến khích những
bài văn tích hợp trước với cả những thao tác chưa được học như so sánh
đối chiếu, phản biện…
2.2.3.3. Lưu ý về hướng dẫn chấm
* Lưu ý chấm đối với cách hiểu khác hoặc những quan điểm, ý kiến
trái chiều
Đáp án trân trọng và khuyến khích cộng điểm đối với những bài làm
có suy nghĩ khác, kể cả những quan điểm, ý kiến trái chiều với đáp án;
chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư
tưởng của người viết không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và
pháp luật mà xã hội đã quy định; khuyến khích HS vận dụng được những
điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra một cách có
sức thuyết phục, hợp lí, tự nhiên, phù hợp với trình độ của các em.
* Lưu ý về cách làm bài
Đề mở nên đáp án sẽ chấp nhận nhiều cách làm bài, miễn là HS bộc lộ
được nhận thức và lập luận lôgic trong quá trình đi đến kết luận. Đáp án
cần yêu cầu HS vận dụng được các KTKN của các phân môn liên quan để
giải quyết vấn đề mà đề bài nêu ra. Đáp án không áp đặt nội dung trả lời
mà nên nêu được các phương án HS có thể trình bày, phân tích được sự
hợp lí của các phương án đó, đồng thời nêu được những yêu cầu về kĩ
năng làm bài của HS, khuyến khích HS sử dụng nhiều kĩ năng, thao tác
khác nhau trong giải quyết vấn đề miễn là đúng kiểu văn bản, đảm bảo bố
cục và yêu cầu các bước làm bài của mỗi dạng bài NLXH, sử dụng thao
tác NL phù hợp để đạt được mục đích.


17

* Dự kiến phương hướng làm bài của HS có thể gặp và chỉ dẫn đánh
giá cho điểm

GV khi xây dựng đáp án mở cho đề văn NLXH phải hình dung được
tất cả các tình huống trả lời của HS. Dự kiến được trước các tình huống trả
lời của HS đáp án sẽ đưa ra những chỉ dẫn cụ thể trong cách đánh giá, cho
điểm bài làm. Cách cho điểm cũng nên cho ở nhiều mức điểm: Cho điểm
tối đa; Cho điểm một phần; Không cho điểm.
2.2.4. Xây dựng biểu điểm
Biểu điểm xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài và sau khi đã xác
định được những vấn đề cơ bản cần đảm bảo trong bài làm văn của HS.
GV xây dựng phần biểu chấm theo lần lượt các bước sau đây:
2.3.3.1. Xác định thang điểm đánh giá cho từng phần
Trong đáp án, biểu điểm được chia thành hai phần: phần nội dung và
phần hình thức. Việc quy điểm như thế nào cho các nội dung vừa trình bày
trên tùy thuộc vào từng đề bài, từng bài làm cụ thể và sự cân nhắc tính tốn
của GV ở từng thời điểm, từng giai đoạn học tập của HS và trên mặt bằng
chung của tất cả bài làm văn của HS được đánh giá. Thơng thường, phần
nội dung có lượng điểm lớn hơn so với phần hình thức.
2.3.3.2. Xác định thang điểm đánh giá cho các tiêu chí khác
Đánh giá kết quả bài làm văn NLXH cho HS vốn xuất phát từ ba tiêu
chí: đúng yêu cầu của đề văn NLXH (bao gồm đúng về chủ đề đề tài, đúng
bố cục kiểu bài NLXH và đúng yêu cầu về phương pháp làm bài); đúng
kiến thức cơ bản và chân thực, sáng tạo. Trong đó, tiêu chí thứ nhất được
xem là quan trọng nhất. Do đó, trong biểu điểm của đáp án, số lượng điểm
phân chia cho tiêu chí này cũng phải lớn nhất. Hai tiêu chí cịn lại chỉ giữ ở
một mức điểm vừa phải trong thang điểm. Cho điểm tiêu chí thứ 3 vẫn là
cần thiết và phải có trong đáp án nhưng chỉ được ít điểm dành cho HS giỏi.
2.3. Hình thức trình bày đáp án mở
2.3.1. Đáp án trình bày theo kiểu kết hợp: Nội dung chính cần đạt
và biểu điểm



18

Mỗi nội dung cần đạt sẽ được nêu ra theo thứ tự ý trước, ý sau, ý lớn,
ý nhỏ và được gán cho những điểm số tương ứng để đo được chính xác
kiến thức và kĩ năng của HS.
2.3.2. Đáp án trình bày theo khung, cột
Đưa phần yêu cầu cần đạt vào từng ơ tương ứng, lượng hóa thành
biểu điểm cụ thể ở cột bên cạnh.
2.4. Một số khuynh hướng cần tránh khi xây dựng đáp án mở cho
đề văn nghị luận xã hội ở lớp 9
2.4.1. Không căn cứ vào chuẩn KTKN và chuẩn mực đạo đức truyền
thống
2.4.2. Đáp án khái qt, chung chung khơng giúp GV lượng hóa
được kết quả bài làm văn của HS
2.4.3. Thiếu sự hợp lí, cân đối giữa yêu cầu nội dung chính cần
đạt và biểu điểm
Tiểu kết chương 2
Trong KTĐG, đáp án giữ vai trị quan trọng, là khâu then chốt của q
trình dạy học. Vì thế, đề và đáp án cũng thường xuyên gây ra những tranh
luận, phức tạp. Đổi mới ở bất kì lĩnh vực nào cũng đều đem lại những khó
khăn lúng túng ở những năm đầu thực hiện. Đổi mới ra đề và xây dựng
đáp án mở cho đề văn NLXH ở lớp 9 là thay đổi một hệ hình, một tập
qn, một thói quen. Những nghiên cứu đề xuất của chúng tôi ở chương 2:
nguyên tắc, cách thức xây dựng đáp án mở, những điểm GV cần tránh khi
xây dựng đáp án mở cho đề văn NLXH ở lớp 9 không đơn thuần là giải
quyết vấn đề trên cả phương diện lí luận và thực tiễn của đổi mới KTĐG,
mà cịn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tạo lập kiểu
VBNL ở lớp 9 hiện hành.



19

Chương 3
THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG ĐÁP ÁN MỞ
CHO ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở LỚP 9
3.1. Các vấn đề chung của thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
- Đối chiếu, kiểm chứng kết quả nghiên cứu, đề xuất ở chương 2
- Qua thực nghiệm, đối chứng, đánh giá tính khả thi và kết quả thực
hiện cũng như những mặt cần bổ sung, điều chỉnh ở các nội dung nghiên
cứu đề xuất.
- Đưa ra một số đáp án mở cho đề văn NLXH ở lớp 9 để GV THCS có
thêm tư liệu tham khảo.
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm
- Bài thể nghiệm: Hoạt động thực nghiệm sư phạm được tiến hành với
việc xây dựng đáp án mở cho một đề văn NLXH ở lớp 9. Đáp án này được
dùng làm cơ sở, căn cứ cho việc chấm bài kiểm tra với đối tượng là HS
cấp THCS, cụ thể là HS lớp 9.
- GV và HS thực nghiệm:
+ GV ra đề và thực nghiệm xây dựng đáp án mở chính là tác giả Luận
văn trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn khối 9 tại trường
TH&THCS Tào Xuyên, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
+ Bài làm văn của HS lớp 9B tại trường TH&THCS Tào Xuyên, thành
phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá là đối tượng để thực nghiệm.
3.1.3. Thời gian, địa bàn thực nghiệm, đối chứng
Thời gian tiến hành thể nghiệm diễn ra trong năm học 2013-2014 (tháng
2 - kì II của năm học) chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 9B và đối chứng
tại lớp 9A của trường TH&THCS Tào Xuyên, thành phố Thanh Hoá.
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm
- Cùng với GV trong nhóm chun mơn Ngữ văn nghiên cứu, trao đổi,

thảo luận góp ý kiến và bổ sung điều chỉnh phần lí thuyết các nguyên tắc


20

và cách thức xây dựng đáp án mở cho đề văn NLXH ở lớp 9 đề xuất ở
chương 2
- Ra đề, xây dựng đáp án
- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, chấm bài của HS bằng đáp án thực
nghiệm và đáp án đối chứng
- Thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận và
rút kinh nghiệm sau khi thực nghiệm
3.2. Đáp án thực nghiệm và đáp án đối chứng
3.2.1. Đề bài:
Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ
Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt
cua, sị, ốc… để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ
hôi “non nớt” sớm rơi trên ghành đá, hùa vào lòng biển với ước mong có
được bộ sách, cái cặp… cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của
con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn
khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má
vui rồi!”
(Theo Báo Thanh niên ngày 18-6-2013, Ơm ước mơ đi về phía biển)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 35 dịng) trình bày suy nghĩ của
em được gợi ra từ câu chuyện trên.
3.2.2. Mơ hình đáp án thực nghiệm và đáp án đối chứng
Đáp án thực nghiệm

Biểu
Nội dung cần đạt

điểm
1. Nội dung kiến thức:

1. Nội dung kiến thức:
1.1. MB: Giới thiệu vấn đề cần NL

1.1. Giới thiệu vấn đề cần
1.2. Liên hệ thực tế, nêu biểu hiện của sự 1đ
NL: Tinh thần hiếu học
việc, hiện tượng trong đời sống:
của những HS nghèo
- Miêu tả biểu hiện của vấn đề được gợi lên
vượt khó.
qua những hình ảnh trong câu chuyện.
1.2. Liên hệ thực tế, nêu
Nội dung cần đạt

Các
mặt
đánh
giá

Đáp án đối chứng
Biểu
điểm








×