Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.34 KB, 11 trang )

Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại
I. Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ
bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Vì vậy, nghiệp vụ tín
dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các NHTM. Nghiệp
vụ tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi
đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Sau đây là một số gian lận
có thể xảy ra:
1. Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay
Các sai phạm thường liên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả
năng tài chính của khách hàng. Các gian lận có thể bao gồm việc lập hồ sơ
cho vay khống, che dấu các khoản vay cho các bên liên quan, nhân viên tín
dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng vay vốn giả mạo thông tin trên
hồ sơ vay vốn…
1.1. Cho vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các khách
hàng không có thật, sử dụng tên và địa chỉ liên lạc giả mạo, hoặc sử
dụng tên tuổi, địa chỉ có thật, nhưng thực tế khách hàng không vay
tiền. Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra
nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng
.
Một loại sai phạm có
liên quan đến cho vay khống là cho vay ké, trong đó cán bộ tín dụng
vay ké vào khoản vay có thật của khách hàng.
Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay “mỏng” với các chi
tiết sơ sài, thông tin tài chính không đầy đủ, các giấy tờ phô tô với các ghi
chép rời rạc; khách hàng vay vốn có các tên thông dụng, tên tương tự, do
cùng một nguồn giới thiệu; khách hàng không có đăng ký kinh doanh hoặc
các giấy tờ chứng minh khác; tài sản thế chấp có giá trị cao hơn bình thường;
vốn vay được giải ngân trước khi hoàn thành các thủ tục chính thức; ngân
hàng không có quy trình đối chiếu dư nợ chặt chẽ; các khoản vay quá hạn
được gia hạn một cách dề dàng…


1.2. Che giấu khoản vay cho bên liên quan
Một loại gian lận liên quan đến việc nhận dạng và phân loại khách hàng là sự
che dấu khoản vay cho các bên liên quan. Bên liên quan có thể là các cá nhân
hoặc tổ chức có quan hệ về mặt góp vốn với ngân hàng, nhà quản lý hoặc cổ
đông của ngân hàng. Các tổ chức có liên quan này thường được gọi là những
doanh nghiệp “sân sau” của các NHTM. Những khoản cho vay, đầu tư vào
các doanh nghiệp “sân sau” lại có thể tiếp tục được sử dụng để mua cổ phiếu
của các ngân hàng khác, và thực hiện những hành vi thao túng trong hoạt
động ngân hàng.
Một trong những hành vi nhằm che đậy khoản vay với bên liên quan là các
khoản tiền gửi trá hình, trong đó ngân hàng sẽ gửi một khoản tiền tại một
ngân hàng khác, trên cơ sở đó ngân hàng này thực hiện một khoản vay tới
bên liên quan của ngân hàng thứ nhất. Bằng cách này ngân hàng thứ nhất có
thể che dấu được khoản vay tới bên liên quan, đồng thời hưởng lợi ích từ
việc không phải trích lập các khoản dự phòng và tính toán tài sản có rủi ro.
Một số dấu hiệu của các khoản tiền gửi trá hình nhằm che dấu khoản vay cho
bên có liên quan: ngân hàng có các khoản tiền gửi liên tục được gia hạn lại;
ngân hàng có các khoản tiền gửi dài hạn trong khi thanh khoản căng thẳng;
ngân hàng có các giao dịch bất thường, không có mục đích rõ ràng với các
với các bên liên quan.
1.3. Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ khách hàng
Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng để
được vay vốn hoặc được hưởng những điều khoản vay có lợi. Rủi ro của loại
gian lận này sẽ tăng lên trong trường hợp lương thưởng của nhân viên tín
dụng được tính dựa trên giá trị của những hợp đồng tín dụng mới được ký
kết.
Các dấu hiệu của dạng gian lận này có thể là: số lượng khoản vay mới liên
quan đến một nhân viên tín dụng gia tăng quá nhanh; việc liên hệ khách hàng
chỉ do một người thực hiện; các khoản vay tập trung vào một lĩnh vực nào
đó; thay đổi trong xu hướng kinh doanh sang một lĩnh vực có nhiều rủi ro;

chất lượng khoản vay được đánh giá cao bởi người quản lý nhân viên tín
dụng …
1.4. khách hàng cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn
Các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều nhất vì hành vi gian lận này thường là các
ngân hàng có đội ngũ nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm,thiếu tìm hiểu
thực tế. Khách hàng có thể hối lộ nhân viên ngân hàng để được vay vốn.
Thông tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tính
khả thi của việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thông tin phô trương mà
không được minh chứng cụ thể; hồ sơ vay vốn không có các thông tin thực
địa của khách hàng; chỉ có một đầu mối duy nhất tại phòng tín dụng liên hệ
với khách hàng; nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm; khó khăn trong việc
thu thập thông tin về uy tín của khách hàng, các thông tin về khách hàng
không nhất quán, không đầy đủ…
1.5. Gian lận liên quan đến giá trị tài sản thế chấp
Một số gian lận trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến giá trị tài sản
thế chấp, bao gồm nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản
tại nhiều ngân hàng. khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận
quyền sở hữu tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các
công ty liên quan để nhằm nâng giá trị tài sản đảm bảo. Các dấu hiệu của
gian lận này cũng tương tự như đối với gian lận thông tin hồ sơ vay vốn,
ngoài ra có thể bao gồm việc khách hàng vay vốn thực hiện một loạt các giao
dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng, mà giá trị giao dịch tăng lên
sau mỗi lần mua bán
2. Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay
Trong giai đoạn hai, những vấn đề cần quan tâm bao gồm theo dõi quá trình
sử dụng vốn vay của khách hàng và quản lý tài sản thế chấp.
2.1. Sử dụng vốn vay sai mục đích
Loại gian lận này liên quan đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không
đúng mục đích vay vốn. ví dụ sử dụng khoản vay tàì trợ xuất nhập khẩu ngắn

hạn để hỗ trợ vốn dài hạn cho các công ty con ở ngoài. Dấu hiệu cửa việc sở
dụng vốn vay sai mục đích cũng tương tự như đối với gian lận thông tin
khách hàng, ngoài ra còn có một số dấu hiệu sau: việc chuyển tiền giải ngân
không phù hợp với mục đích vay vốn; cán bộ tín dụng không thường xuyên
theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, việc sử dụng vốn vay của khách
hàng…
2.2. Tài sản đảm bảo không được kiểm soát, bị thất thoái, sử dụng sai
Tài sản đảm bảo là một cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể thu hồi vốn
vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ từ các nguồn thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tài sản đảm bảo cần được quản lý
chặt chẽ. Những tài sản đảm bảo thường gặp bao gồm bất động sản, các tài
sản hình thành từ vốn vay, các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chúng nhận tiền
gửi, chứng nhận sở hữu cổ phiếu…).
Dấu hiệu của những gian lận này thường là việc ngân hàng không có quy
trình chặt chẽ cho việc theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo; cán bộ tín dụng
không thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, ngân hàng
không kiểm soát chặt chẽ hóa đơn, chứng từ của lô hàng …
3. Giai đoạn thu gốc, lãi và hoàn trả tài sản đảm bảo
Trong giai đoạn thứ ba của chu trình tín dụng, các vấn đề cần chú ý bao gồm
việc thu nợ gốc và lãi theo các điều khoản của hợp đồng, việc phân loại nợ
và trích lập dự phòng phù hợp. Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý
ngân hàng có thể có động cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng
nhằm tránh việc trích lập dự phòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ
quan quản lý. Ngoài ra, việc bán các tài sản phát mại có thể không được
quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân hàng
.
3.1. Cho vay đảo nợ
Cho vay đảo nợ là việc ngân hàng cho khách hàng vay tiền để trả nợ khoản
vay cũ. Ngân hàng thường sẽ tìm cách che đậy nguồn gốc của số tiền thu nợ
từ khách hàng. Cách thức che đậy có thể khá phức tạp để biến khoản tiền trở

thành một khoản thu nợ từ khách hàng.
Một số dấu hiệu: nguồn gốc của khoản thu nợ không khớp với các thông tin
khác trong hồ sơ; các khoản vay đột ngột được thu hồi ngay trước thời điểm
cuối năm hoặc thời điểm kiểm toán; ngân hàng/khách hàng có các giao dịch
bất thường/không có mục đích rõ ràng với các công ty liên quan
3.2. Bán tài sản đảm bảo dưới giá thị trường
Nhiều ngân hàng có thể có những quy trình tín dụng và thủ tục kiểm soát
chặt chẽ liên quan đến các giai đoạn chính trong chu trình tín dụng. Tuy
nhiên, các thủ tục kiểm soát có thể sẽ bị nơi lỏng khi khách hàng đã vỡ nợ và
ngân hàng đã sở hữu tài sản thế chấp. Việc không kiểm soát giá cả và người
mua tài sản phát mại có thể tạo cơ hội cho nhân viên ngân hàng thu được các
khoản hối lộ hoặc chênh lệch.
Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất
nhiều sai phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Để ngăn chặn
các sai phạm này, ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm
soát nội bộ chặt chẽ với các thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận
hành thường xuyên liên tục
.
Một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng
cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng. Ngân hàng là một nghề kinh
doanh có vị trí quan trọng, luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kính doanh
luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng đầu trong
khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng. Ngoài ra, công tác kiểm toán,
thanh tra hoạt động ngân hàng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các
sai phạm xảy ra.
II. nguyên nhân đưa đến những tình huống gian lận , lừa đảo trong
ngân hàng
Với những tình huống như trên thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến
nhưng tổng hợp lại ta có một số nguyên nhân chính như sau :
1. Ngân hàng thực hiện cuộc đua lãi suất

Ngân hàng huy động lãi suất vượt trần là một thực tế đã xảy ra từ
lâu và lặp đi lặp lại như một căn bệnh,trở thành một cuộc chạy đua
không lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng.Tuy nhiên cũng đã
nhiều lần được cảnh báo với nhiều biện pháp kiểm tra thì cơ quan
quản lí vẫn không phát hiện sai phạm. Những nguyên nhân khiến
việc huy động trần lãi suất là :
Nguyên nhân chính là từ những ngân hàng nhỏ huy động vốn khó
khăn , khó khăn về thanh khoản , khó cạnh tranh huy động vốn…
buộc phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút người gửi tiền . Số ngân
hàng này không nhiều, quy mô nhỏ , chỉ chiếm khoảng 20%thị
phần huy động .
Quy định về việc có người rút tiền gửi trước hạn : khách hàng
gửi tiền có quyền rút tiền bất kì lúc nào khỏi ngân hàng , còn các
khoản mà ngân hàng đã cho khách hàng vay hoặc ngân hàng đã
đầu tư thì không được phép rút trước hạn . Nên khi nguồn vốn huy
động bị rút mạnh thì ngân hàng thương mại sẽ bị thiếu thanh khoãn
và buộc phải tăng lãi suất huy động hoặc tìm kiếm nguồng vay từ
liên ngân hàng
2. Xuất phát từ khách hàng
Có những trường hợp khách hàng cố tình lừa ngân hàng bằng cách
lập ra nhiều doanh nghiệp, sau đó tự khuếch trương đang thực hiện
dự án , thương vụ lớn để lừa những người có tài sản nhà cửa , đất
đai đứng ra bảo lãnh cho họ vay vốn ngân hàng thương mại. Sau
khi chiếm đoạt tiền , thì họ bỏ trốn bỏ lại nợ cho người bão lãnh
phải gánh. Các ngân hàng thương mại có quy chế, quy trình chặt
chẽ có một số khâu thực hiện không nghiêm túc , nhất là khâu
thẩm định hồ sơ vay vốn , kiểm tra phương án kinh doanh trả nợ
kiểm tra quản lý tài sản hình thành từ vốn vay , giám sát vay .
Thực tế cho thấy phần lớn các vụ lừa đảo trong ngân hàng xảy ra ở
chi nhánh cấp 2 .

3. Từ nội bộ trong ngân hàng
Một số tình huống khách hàng và nhân viên ngân hàng thông đồng
với nhau để rút ruột ngân hàng . Ví dụ như nhiều vụ lừa đảo bằng
giấy tờ giả của khách hàng với sự tiếp tay của nhiều nhân viên tín
dụng , thậm chí là cả các trưởng phòng giám đốc của các tổ chức
tín dụng.
III. Thực trạng
1. Ngày 1/4, TAND Hà Nội đã tuyên án vụ án Sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản.
Cáo trạng thể hiện, cuối năm 2010, đầu năm 2011, Bộ Công an phát hiện
nhóm đối tượng sử dụng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người nước
ngoài để mua hàng trực tuyến qua các trang web bán hàng trực tuyến tại Mỹ.
Qua lời khai tại tòa, Thuần và các bị cáo đã chiếm đoạt của các chủ thẻ tín
dụng hơn 2,83 tỷ đồng. Riêng Thuần được hưởng lợi 300 triệu đồng.
2. Trong lần định giá để cho vay lần đầu, tài sản chỉ 40 tỉ đồng nhưng chỉ
một tháng sau, tài sản thế chấp vọt lên 70 tỉ đồng.
Theo một nguồn tin, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang làm
rõ dấu hiệu nâng ảo giá trị tài sản thế chấp của Công ty TNHH Đồng Tâm
(trụ sở tại đường số 7, KCN Đông Xuyên, TP Vũng Tàu) để vay hàng chục tỉ
đồng của ngân hàng rồi mất khả năng chi trả.
3. Mặc dù biết các hồ sơ vay vốn là không đúng thủ tục, vay với mục đích
không rõ ràng, nhưng các các bộ Agribank vẫn đồng thuận nhận phong
bì để ký duyệt. Số tiền các cán bộ này nhận của doanh nghiệp lên đến
hàng nghìn USD để rồi làm thất thoát gần 12 tỷ đồng.

×