KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ
INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
Internet là mạng toàn cầu được hình
thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết
hàng triệu máy tính trên thế giới
thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông.
Internet bắt đầu như là một phương
tiện để các nhà nghiên cứu và khoa
học ở các cơ sở khác nhau, các nước
khác nhau có thể chia sẻ thông tin.
- Internet cung cấp cho bạn cơ sở hạ
tầng để có thể hiện diện trực tuyến và
cho phép tất cả mọi người trên thế
giới có thể truy nhập đến World Wide
Web (WWW).
- Internet cho phép khả năng cung
cấp cho khách hàng, các đối tác kinh
doanh hiện tại và tương lai, truy nhập
dễ dàng đến các thông tin về công ty
và các sản phẩm của bạn từ nhà hay
văn phòng công ty.
- WWW nằm ở lớp trên cùng của
Internet, nó là thông tin đồ hoạ nằm
tại các máy chủ (server) mà mọi
người truy cập đến.
Có nhiều khái niệm về thương mại
điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một
cách tổng quát, TMĐT là việc tiến
hành một phần hay toàn bộ hoạt động
thương mại bằng những phương tiện
điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất
như các hoạt động thương mại truyền
thống. Tuy nhiên, thông qua các
phương tiện điện tử mới, các hoạt
động thương mại được thực hiện
nhanh, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí
và mở rộng không gian kinh doanh.
Thương mại điện tử: E-commerce,
Electronic commerce là hình thái hoạt
động thương mại bằng phương pháp
điện tử; là việc trao đổi thông tin
thương mại thông qua các phương
tiện công nghệ điện tử mà nói chung
là không cần phải in ra giấy trong tất
cả công đoạn của quá trình giao dịch.
Lợi ích của thương mại điện tử
TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp
(DN) nắm được thông tin phong phú
về thị trường và đối tác; TMĐT giúp
giảm chi phí sản xuất; TMĐT giúp
giảm chi phí bán hàng và tiếp thị;
TMĐT qua INTERNET giúp người
tiêu dùng và các DN giảm đáng kể
thời gian và chí phí giao dịch.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết
lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành phần tham gia vào quá trình
thương mại. Tạo điều kiện sớm tiếp
cận nền kinh tế số hoá.
Gồm có 6 công đoạn sau:
Khách hàng, từ 1 máy tính tại 1 nơi
nào đó, điền những thông tin thanh
toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt
hàng (Order Form) của Website bán
hàng (còn gọi là Website thương mại
điện tử). DN nhận được yêu cầu mua
hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng
và phản hồi xác nhận lại những thông
tin cần thiết những mặt hàng đã chọn,
địa chỉ giao nhận, số phiếu đặt hàng...
Khách hàng kiểm tra lại các thông
tin và click vào nút button "đặt hàng",
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
từ bàn phím hay chuột của máy tính,
để gởi thông tin trả về cho DN.
DN nhận và lưu trữ thông tin đặt
hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin
thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo
hạn, ...) đã được mã hoá đến máy chủ
của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý
thẻ trên mạng Internet. Với quá trình
mã hóa các thông tin thanh toán của
khách hàng được bảo mật an toàn
nhằm chống gian lận trong giao dịch .
Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng
nhận được thông tin thanh toán, sẽ
giải mã thông tin và xử lý giao dịch
đằng sau bức tường lửa (FireWall) và
tách rời mạng Internet, nhằm mục
đích bảo mật tuyệt đối cho các giao
dịch thương mại, định dạng lại giao
dịch và chuyển tiếp thông tin thanh
toán đến ngân hàng của doanh nghiệp
theo 1 đường dây thuê bao riêng .
Ngân hàng của doanh nghiệp gởi
thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán
(authorization request) đến ngân hàng
hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng
của khách hàng (Issuer). Và tổ chức
tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý
hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm
xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên
Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những
thông tin phản hồi trên đến doanh
nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp
thông báo cho khách hàng là đơn đặt
hàng sẽ được thực hiện hay không.
Toàn bộ thời gian thực hiện 1 giao
dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6
được xử lý khoảng 15 - 20 giây.
Authorization number: Đây là mã
số xác nhận. Sau khi kiểm tra thẻ tín
dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng
người mua sẽ gởi mã số xác nhận
đồng ý chi trả cho DN kèm theo thông
số đơn đặt hàng.
PSP: PSP là viết tắt của các từ
Processing Service Provider, tức là
nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán
qua mạng.
Merchant Account: là tài khoản
thanh toán của các DN khi tham gia
TMĐT mà nó cho phép chuyển tiền
vào tài khoản của DN hay hoàn trả lại
tiền thu được cho khách hàng, nếu
giao dịch bị hủy bỏ vì không đáp ứng
được những yêu cầu thỏa thuận nào
đó giữa người bán và người mua
thông qua bán hàng hoá hoặc dịch vụ
trên mạng Internet.
Merchant Account phải được đăng
ký tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng
cho phép DN nhận được các khoản
thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Monthly fee: Đây là phí mà DN
phải trả cho những khoản liên quan
đến dịch vụ chẳng hạn như: bảng kê
phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ
thanh toán qua mạng, ...
Transaction fee: Đây là phần phí
mà DN phải trả cho trung tâm xử lý
thẻ tín dụng qua mạng Internet.
Thường từ 30 - 50 cent/ giao dịch.
Discount rate: Đây là phí chiết
khấu. Phần giá trị mà DN phải trả cho
Ngân hàng thanh toán (Acquirer).
Thông thường mức phí này chiếm từ
2,5% đến 5% tổng giá trị thanh toán
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2
qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được
tính dựa vào kiểu kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ trên mạng của DN và các
yếu tố khác
Search Engine: Search Engine là
một thư viện thông tin khổng lồ về
các Website, cho phép người sử dụng
có thể tìm kiếm các Website cần quan
tâm theo 1 chủ đề nào đó căn cứ vào
các từ khóa (keywords) mà người đó
yêu cầu Search Engine tìm kiếm.
News Letter: News Letter là dịch vụ
miễn phí của 1 Website nào đó, dịch
vụ này sẽ gửi tới người sử dụng
những bản tin mới nhất về các vấn đề
có liên quan đến hoạt động của
Website hoặc tin tức mới nhất trong
lĩnh vực mà Website đó tham gia. Bạn
chỉ cần đăng ký địa chỉ e-mail của
mình tại phần News Letter của
Website bạn muốn nhận thông tin,
đây cũng là 1 dạng Mailing List
nhưng bạn không thể gửi mail cho
toàn bộ các thành viên trong danh
sách mà chỉ có người quản lý Website
mới có quyền gửi e-mail tới toàn bộ
mọi người tham gia.
(Tổng hợp)
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ ĐỂ QUẢNG BÁ NÔNG SẢN
Việc sản xuất và buôn bán hàng
nông sản giờ đã không còn đơn thuần
là cung cấp trong địa phương mình.
Nhiều nhà nông đã thật sự “vươn
mình ra biển” khi đưa các sản phẩm
của mình ra thị trường không chỉ
trong nước mà còn ở nước ngoài. Để
làm được điều này, một trong những
công cụ được mọi người lựa chọn đó
là xác lập các website để giao dịch,
giới thiệu sản phẩm cũng như tìm
kiếm thị trường, một cách gọi khác
của thương mại điện tử
Như trường hợp anh Tống Hữu
Châu (Nông dân sản xuất kinh doanh
giỏi, chủ cơ sở sản xuất cá cảnh Châu
Tống, Quận 12). Anh cho biết, “Là
một nông dân xuất thân từ một Kỹ sư
chuyên ngành thủy sản, sinh sống với
nghề nuôi cá lâu năm, đi từ con cá thịt
thương phẩm thông thường đến
chuyển sang nuôi cá cảnh tiêu thụ
trong và ngoài nước. Dù cơ ngơi làm
ăn ngày một khá lên, thuận lợi hơn
nhưng vẫn thấy cần nhiều thông tin về
thị trường, về công nghệ mới cho
công việc làm ăn của mình”. Để giải
quyết việc này, anh đã sử dụng
Internet, xây dựng cho thương hiệu
mình một trang Website mang tên
“www. Chautongfishfarm.com”. Từ
khi có trang Web riêng của mình
quan hệ làm ăn cũng thêm phần mở
rộng, thông qua đó lại biết thêm nhiều
thông tin về đối tác quan hệ. Những
hợp đồng làm ăn của anh không chỉ
dừng lại ở trong nước hay một số
nước trong khu vực Đông Nam Á mà
còn vươn xa tới tận thị trường Mỹ.
Hay tại BR-VT, một website để
quảng bá cho hàng nông sản cũng đã
được hình thành tại HTX trồng rau
sạch Tân Hải (Tân Thành). Với việc
quảng bá cho sản phẩm của mình qua
internet, cập nhất các chỉ số thông tin
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3
về rau để người tiêu dùng có thể kiểm
tra nguồn gốc xuất xứ của rau. Theo
một số thành viên trong ban quản trị
HTX, sau khi khách hàng mua sản
phẩm rau an toàn Tân Hải, nếu muốn
kiểm tra, chỉ cần đánh số mã số, mã
vạch có sẵn trên bao bì là biết ngay
các thông tin về bó rau mình mua
như: các loại thuốc bảo vệ thực vật,
người sản xuất ra loại rau này, ngày
thu hoạch, đóng gói… Chính từ việc
quảng bá rau này, hiện các sản phẩm
rau của xã đã vươn xa ra khỏi các chợ
trong vùng mà bước vào các siêu thị
lớn trong nước. “Nhiều đơn đặt hàng
gửi về, nhưng do năng lực sản xuất
còn hạn chế nên chúng tôi chưa đáp
ứng được”, anh Phan Thanh Tân, chủ
niệm HTX Tân Hải cho biết.
Việc sử dụng các website không chỉ
để quảng bá sản phẩm mà còn là nơi
để nắm bắt thông tin tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tiếp nhận các ý kiến của
khách hàng cũng như những chuyên
gia, các nhà khoa học trong quá trình
sản xuất, kinh doanh. Đây là những
kiểu làm ăn mới, thời của công nghệ
thông tin hiệu quả cần được quan tâm.
Và chuyện sử dụng Internet xây dựng
“trang Web của nông dân” không mới
mẻ nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều
nông dân chưa biết sử dụng trang
Website để làm phương tiện trong
việc làm ăn dù chi phí lập nó không
lớn lắm. Theo một số nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của Tp.
Hồ Chí Minh, những người đã khẳng
định sự thành công của việc sử dụng
thương mại điện tử thì Internet hiện
nay không có gì là cao xa lạ lẫm đối
với hộ nông thôn nhưng việc xây
dựng riêng cho mình một Website của
nông dân thì vẫn còn ít. Để khuyến
khích người nông dân sử dụng
internet và đưa hoạt động này trở
thành phong trào rộng rãi trong sản
xuất và quảng bá nông nghiệp, nhiều
chính sách hỗ trợ KHCN cho phát
triển nông nghiệp nông thôn đã được
tổ chức ở cấp Trung ương cũng như
địa phương. Tại BR-VT, các hoạt
động này cũng được thực hiện và đã
đem lại những kết quả khá khả quan.
Như việc Trung tâm Tin học và
Thông tin KHCN - Sở KH&CN mở
các lớp tập huấn về internet cho nông
dân, xây dựng các website cho một số
xã để quảng bá cho hàng nông sản đã
bước đầu đưa người nông dân tiếp cận
với internet. Song song đó, các sở,
ngành khác như Nông nghiệp phát
triển nông thôn, các trạm bưu điện
văn hoá xã… cũng phần nào giúp
người nông dân tiếp cận với các thông
tin thị trường cũng như các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất.
Theo dự báo của các chuyên gia
trong lĩnh vực CNT và thương mại,
nền thương mại điện tử Việt Nam
cũng sẽ có cơ hội phát triển với cam
kết mạnh mẽ của chính phủ bằng các
dự án đưa công nghệ thông tin về cơ
sở, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế,
cùng với việc đầu năm 2010 sẽ bắt
đầu triển khai dự án “Dự án quốc gia”
về internet giai đoạn 2010 – 2015,
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4
nông dân VN đang có cơ hội thực sự
để hội nhập toàn cầu với internet.
Ai cũng biết công nghệ thông tin
đóng vai trò quan trọng trong đời
sống hiện đại. Sự phát triển của nó
kéo theo sự tăng trưởng về kinh tế,
đời sống, văn hóa, đặc biệt về tiếng
Anh. Cuộc cách mạng đó đã âm thầm
diễn ra khi những nông dân ở Tây
Ninh nhờ internet mà biết cách chế
tạo máy bay; nông dân ở Đà Lạt nhờ
internet mà tìm được những giống
hoa, giống rau phù hợp với cao
nguyên; nông dân ở đồng bằng sông
Cửu Long tìm được những giống lúa
cao sản. Và cuộc cách mạng này sẽ
thật sự đem lại sự giàu có cho nông
dân khi mà thương mại điện tử phát
triển đi vào đời sống sản xuất, kinh
doanh của nông dân.
(TX - Tổng hợp)
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM
Thương mại điện tử (TMĐT) đã và
đang hình thành ở VIệt Nam. Tuy
nhiên, việc ứng dụng hoạt động này
vào sản xuất, kinh doanh cũng có
nhiều tác động đến sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Và như một qui
luật của nền kinh tế thị trường, có mặt
lợi thì song hành với nó là những khó
khăn, thách thức.
TMĐT là một con dao hai lưỡi đối
với các nước đang phát triển: Nếu
được triển khai ở giai đoạn đầu và với
sự tham gia đông đảo của cộng đồng
kinh doanh trong nước, TMĐT có thể
thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí
đối với cả những doanh nghiệp
không liên quan trực tiếp tới
TMĐT. Mặt khác, nếu tiến hành quá
muộn, thị trường giữa các nước có chi
phí lao động thấp sẽ bị phân chia và
bất kỳ ai tham gia vào thị trường sẽ
phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị
phần từ những đối thủ cạnh tranh đã
có những kinh nghiệm và quan hệ
kinh doanh được thiết lập. Việc áp
dụng TMĐT quá muộn hay với quy
mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới
kinh tế nội địa và cả tới sự phát triển
của toàn xã hội do để mất thị phần
trên thị trường thế giới vào tay các
nước khác.
Nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới đã sẽ tiến hành TMĐT từ rất
sớm. Để có thể hiểu kỹ hơn về sự phát
triển của TMĐT, hãy xem ví dụ của
một công ty sử dụng cách đặt hàng
bằng thư của Đức. Nó được thành lập
đầu những năm 20 của thế kỷ XX và
vào thời gian đó, đã phát hành danh
sách giá bán hàng hoá, cái mà sau này
gọi là catalog. Việc giao hàng được
tiến hành qua bưu điện với phương
thức Giao hàng khi nhận tiền mặt. Từ
giữa những năm 60, công ty chấp
nhận đặt hàng qua điện thoại. Bắt đầu
từ những năm 1995, catalog của công
ty được đưa lên CD-ROM. Cho tới
nay, mọi hoạt động đều là thương mại
từ xa (Tele Trade): người mua, người
bán không bao giờ gặp mặt nhau.
Chào hàng, đặt hàng, giao hàng và
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5
thanh toán đều được thực hiện từ xa.
TMĐT bắt đầu tới với công ty vào
cuối năm 1995, khi họ được đưa
catalog lên Internet. .
Các hình thức phát triển diễn ra ở
Việt Nam có thể miêu tả vắn tắt như
sau: Catatlog đầu tiên xuất hiện vào
khoảng giữa năm 90. Hình thức đặt
hàng qua thư chưa xuất hiện. Trừ các
đơn hàng nhỏ giữa các đối tác thương
mại đã có quan hệ với nhau thì hình
thức đặt hàng qua điện thoại vẫn chưa
hề phổ biến. Rất ít công ty đưa ra một
chào hàng rõ ràng về sản phẩm của
mình trên Internet. Có ít doanh nghiệp
sử dụng email để đều đặn thông báo
cho khách hàng về các mức giá cả
hiện thời. Dựa trên kinh nghiệm của
các nhà tài trợ quốc tế, các dự án phát
triển TMĐT tại Việt Nam cho tới nay
chủ yếu tập trung vào việc làm thế
nào để hỗ trợ bước đi cuối cùng tới
TMĐT: Tăng số người dùng máy vi
tính, cung cấp cơ sở hạ tầng về
Internet và ngân hàng, giúp các công
ty sử dụng Internet như một hình thức
liên lạc mới và tư vấn cho các nhà lập
pháp ban hành những quy định và luật
lệ tạo thuận lợi cho sự phát triển của
thương mại điện tử.
Tuy những qui định cụ thể quan
trọng nhất để TMĐT ra đời đã sẵn có:
Luật Dân sự năm 1995; Luật Thương
mại năm 1997 hay Nghị định mới
55/CP của Chính phủ về Internet đã
cho phép các công ty thương mại tự
đưa trang web của mình lên Internet
mà không cần tới vai trò can thiệp sâu
của ISP hay ICP vào như trước..
nhưng tới nay vẫn chưa có một công
ty nào của Việt Nam sử dụng một giải
pháp Internet hoàn chỉnh hay chấp
nhận đơn đặt hàng cố định. Lý do
chính là hầu như không thể tiến hành
Thương mại từ xa ở Việt Nam mà
không có thương mại từ xa thì không
thể tiến hành thương mại điện tử.
Hiện nay, một khi hoá đơn được ký
phát thì việc huỷ bỏ nó là rất khó khăn
nên hình thức mua hàng thử là không
thể áp dụng.
Các giao dịch được giữ kín, một
trong những nền tảng cơ bản của
Thương mại từ xa và TMĐT, hiện nay
chưa được thực thi tại Việt Nam do,
xét về mặt kỹ thuật, việc mã hoá làm
phạm luật ở Việt Nam. Chí ít thì việc
mã hoá https (cho các website bảo
mật) cần được chính thức cho phép
càng nhanh càng tốt. Ngay khi những
yêu cầu này được đáp ứng thì các
doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng
thương mại từ xa, bước tiến quan
trọng đầu tiên vào ngưỡng cửa
TMĐT.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt
Nam thông thường không có quyền
mở tài khoản ở nước ngoài. Đối với
những gì không được nêu ra bằng văn
bản thì các công ty và các quan chức
có xu hướng hiểu các đạo luật theo
hướng mọi thứ mà không được quy
định rõ ràng được phép làm tức là bị
cấm. Chí ít, chừng nào các ngân hàng
của Việt Nam chưa sẵn sàng cấp các
tài khoản thương mại hoạt động qua
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6
Internet thì văn bản luật nên quy định
cho phép các công ty được phép mở
các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài,
nếu như điều đó tạo điều kiện thuận
lợi cho họ nhận tiền thanh toán.
Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế năm
1990 có những nội dung gây ra một số
nhầm lẫn do nó phần nào mâu thuẫn
với Bộ Luật dân sự năm 1995 và Luật
Thương mại năm 1997. Hoặc là pháp
lệnh đó phải được xoá bỏ hoàn toàn
hoặc là được điều chỉnh bổ sung với
các bộ luật ban hành trong thời gian
gần đây, chủ yếu là liên quan tới lĩnh
vực Trong bối cảnh thiếu một khung
pháp lý hoàn chỉnh hơn, chúng ta cần
hiểu rằng, sẽ có nhiều rủi ro hơn cho
các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên,
theo như kinh nghiệm của các nước
khác trên thế giới, các doanh nghiệp
đều sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức
hạn chế, đặc biệt khi lợi ích tiềm năng
của TMĐT là rất lớn. Nhà nước có thể
đưa ra lý do để kiểm soát chặt chẽ các
công ty quốc doanh, nhưng không nên
cấm các doanh nghiệp tư nhân chấp
nhận rủi ro, thậm chí điều đó khiến
cho khu vực tư nhân có thêm một số
lợi thế cạnh tranh.
(TX - Tổng hợp)
1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
3 ĐIỀU KHÔNG THỂ THIẾU
CỦA MỘT WEBSITE
Có 3 từ đại diện cho những nhân tố
then chốt trong thành công của bất cứ
website nào. Nắm vững được tầm
quan trọng của 3 từ này tức là bạn đã
đạt được 1 nửa con đường tới thành
công trên Internet.
1. Miễn phí
Nhân tố then chốt trong toàn bộ thế
giới Internet chỉ là một từ đơn giản
“Miễn phí”. Đây là từ bạn phải biết
nếu muốn kinh doanh thành công trên
Internet. Cách dễ nhất để thu hút mọi
người đến thăm website là cung cấp 1
vài dịch vụ miễn phí nào đó. Có thể là
tin tức, số liệu, thông báo miễn phí,
một chương trình tìm kiếm miễn phí.
Mặc dù các chuyên gia công nghệ
thông tin đưa ra rất nhiều lời khuyên
khác nhau về cách thu hút người truy
cập web, nhưng thực sự bí mật thu hút
truy cập chỉ nằm trong một từ… miễn
phí. Bạn nên đưa ra 1 số tiện ích hấp
dẫn có liên quan đến thị trường mục
tiêu của mình và cung cấp miễn phí
trên website. Đây chính là “lưỡi câu”
bí mật đầy hiệu quả mà bạn đặt trên
website liên tục 24h mỗi ngày và 7
ngày trong tuần. Như thông báo, Sách
điện tử, Trang tập hợp mọi đường link
theo chủ đề, Rao vặt, Real Audio hay
Real Video, Newsletter, Nhóm thảo
luận, Bưu thiếp và Các chương trình
tìm kiếm, tất nhiên tất cả đều miễn
phí. Tiện ích miễn phí tốt nhất mà bạn
nên cung cấp cho hầu hết các thị
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI
SỐNG
trường là 1 bản thông tin miễn phí
hướng về sản phẩm của bạn.
Nếu bạn tạo một bản tin miễn phí
có liên hệ đến sản phẩm chính của
mình, bạn có thể sử dụng các hệ thống
tiếp nối tự động và tạo một hệ thống
tiếp nối tự động gửi các bức thư chào
hàng đến những người đã đăng ký
nhận tin miễn phí. Sau đó, bạn cần lập
trình để hệ thống tự gửi đi các bức thư
chào hàng vào sau ngày một khách
hàng đăng ký nhận bản tin miễn phí.
Các bức thư này sẽ được lập trình để
thực hiện đầy đủ một quá trình bán
hàng.
Các bức thư bán hàng tiếp nối sẽ là
nhân tố quan trọng để thực hiện bán
hàng tự động trên website.
2. Sản phẩm mũi nhọn
Chìa khóa cho thành công của bất
kỳ trang web thương mại nào là phải
có một sản phẩm chính được coi là
sản phẩm chủ đạo. Bạn không cần
nhấn mạnh về tất cả các sản phẩm đối
với mỗi khách hàng mới. Có quá
nhiều sự lựa chọn sẽ làm khách hàng
lúng túng. Hãy giới thiệu với họ một
lựa chọn chính mà bạn luôn nhấn
mạnh trên toàn bộ website. Một
chuyên gia thương mại điện tử đã
thử nghiệm cả hai phương pháp là tập
trung vào một sản phẩm chính và giới
thiệu 1 loạt sản phẩm như 1 catalog.
Kết quả là cách tiếp cận 1 sản phẩm
bán chạy gấp đôi cách tiếp cận kiểu
catalog. Quá nhiều sản phẩm sẽ gây
nhiễu cho các khách hàng, và còn dẫn
đến tình trạng họ không thể quyết
định chọn sản phẩm nào nên cuối
cùng không mua gì cả. Một số ít công
ty lớn có thể thành công bằng cách
tiếp cận kiểu catalog, nhưng đối với
các công ty vừa và nhỏ nói chung thì
cách làm này khá khó khăn.
Bạn nên sử dụng các sản phẩm khác
như là phần phụ trợ để đa dạng hóa
nguồn doanh thu.
3. Phụ trợ
Tuy nhiên, phần doanh thu từ sản
phẩm phụ trợ không phải là nhỏ. Hiện
nay, nguyên tắc của doanh số phụ trợ
thường bị đa số công ty bỏ qua bởi
nhiều người còn chưa nhận ra sức
mạnh thực sự của lĩnh vực này.
Nếu bạn phát triển một sản phẩm
phụ trợ tốt khiến nhiều khách hàng
phải quay lại tìm mua trên website thì
có thể coi là bạn đã có một cỗ máy
kiếm tiền đều đặn.
(Theo kienthuckinhte.com)
5 NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT
ĐỘNG MARKETING TRÊN
INTERNET
1. Nguyên tắc ngõ cụt : Ngụ ý thiết
lập một website cũng giống như xây
dựng một cửa hàng trên một ngõ cụt.
Nếu bạn muốn có người đến mua
hàng, bạn phải cho họ thấy có một lý
do để ghé thăm. Rất nhiều các website
hiện nay cả ở Việt nam và trên thế
giới được xây dựng theo kiểu "cứ làm
đi, rồi sẽ có người đến thăm" Điều
này là sai lầm, đặc biệt là kinh doanh
trên mạng. Nhưng tại sao vẫn có quá
nhiều người đi theo lối mòn này vậy.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8
Đó hẳn là vì Microsoft Frontpage hứa
với người ta rằng "bạn sẽ có 1 website
trông hết sức chuyên nghiệp".
Để khách hàng truy cập vào website
thường xuyên cần có kế hoạch
marketing như sau:
- Quảng bá hai tháng qua banner để
tăng nhận thức người dùng về tên
tuổi.
- Đăng ký lên các search engine.
- Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
- Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm
thiết lập quan hệ thường xuyên với
khách hàng.
Rất nhiều website hiện nay rất đẹp
nhưng chẳng có gì làm khách đến
thăm phải ghi nhớ vào bookmark của
họ cả. Nhiều website thay vì tuyên bố
"hãy liên kết đến chúng tôi bởi chúng
tôi đưa ra những dịch vụ hữu ích" thì
lại nói "hãy liên kết với chúng tôi bởi
chúng tôi rất tuyệt vời".
2. Nguyên tắc cho và bán: Một
trong những thứ được coi là văn hoá
của Internet là "miễn phí". Nguyên tắc
cho và bán nói rằng hãy thu hút khách
hàng bằng cách hãy cho họ một số thứ
miễn phí và bán một số dịch vụ gia
tăng. Những cửa hàng truyền thống
thường có những biểu ngữ như "miễn
phí cho 50 khách hàng đầu tiên" và
rồi họ bán một số sản phẩm khác.
3. Nguyên tắc của sự tin tưởng:
Thông thường một sản phẩm được coi
là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp
lý và chất lượng được đảm bảo. Trên
Internet, rào cản lớn nhất là sự tin
tưởng. Với một website thương mại,
hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách
công bố chính sách rõ ràng về việc
giao hàng, trả hàng và bảo hành. Xây
dựng một website có navigation hợp
lý, bảo mật được công nhận.
4. Nguyên tắc của kéo và đẩy:
Nguyên tắc này cho biết bạn hãy kéo
mọi người đến website của bạn bằng
nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những
thông tin có chất lượng cao đến họ
một cách thường xuyên qua e-mail.
Mọi hình thức kinh doanh đều không
thể tồn tại với chỉ bán hàng có một
lần. Khi thu thập và gửi e-mail cho
khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều : một
là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng
giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về e-
mail của khách hàng.
5. Nguyên tắc của thị trường mục
tiêu: Những hãng lớn như Amazon,
Wal-Mart có khả năng phát triển
những mảng thị trường lớn bởi họ có
tiềm lực mạnh về tài chính. Những
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
thương mại điện tử thành công bởi
tìm kiếm được những mảnh thị trường
nhỏ chưa được thoả mãn và đáp ứng
xuất sắc những nhu cầu đó.
Tất cả những nguyên tắc trên đều
hết sức quan trọng, không có nguyên
tắc nào quan trọng hơn nguyên tắc
nào. Nếu bạn biết cách kết hợp được
những nguyên tắc trên thì bạn sẽ
thành công trong kinh doanh mạng.
(Theo tec.vn)
ĐI TÌM MÔ HÌNH KINH DOANH
TRÊN INTERNET
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9
Từ trước tới nay, hầu như tất cả các
mô hình KD dựa vào Internet đều xuất
phát từ giả định người tiêu dùng được
hưởng miễn phí mọi dịch vụ, nhà kinh
doanh tìm cách thu tiền từ quảng cáo
hay từ các nguồn khác.
Cho đến nay, đã định hình một tâm
lý người ta vào Internet để hưởng các
sản phẩm và dịch vụ miễn phí, từ tin
tức, e-mail, lưu trữ đến chia sẻ hình
ảnh, chia sẻ nội dung... Không ai nghĩ
mình phải trả tiền để đọc tin trên các
báo điện tử chẳng hạn. Vì thế, trong
thời kỳ dot.com vào cuối những năm
1990, các công ty đủ loại hình mọc
lên như nấm, tiền đầu tư từ các quỹ
mạo hiểm rót vào, nhà kinh doanh
không bận tâm lắm đến việc thu phí vì
nghĩ cứ thu hút người ta vào với mình
trước đã, chuyện lời lỗ tính sau. Sự
sụp đổ của phong trào công ty
dot.com như thế vào đầu những năm
2000 chỉ làm lắng dịu tham vọng của
những người lắm ý tưởng nhưng thiếu
óc kinh doanh. Sau mấy năm, ý tưởng
Web 2.0 lại trỗi lên, nhất là khi kết
nối băng thông rộng giúp người sử
dụng truy cập Internet dễ dàng và
thường trực. Tuy nhiên, tâm lý “của
chùa” trên mạng vẫn ngự trị. Hiện
nay, trừ 1 số trường hợp hãn hữu như
Google, hầu hết các công ty kinh
doanh trên Internet vẫn không thể đưa
ra 1 mô hình phát triển bền vững,
không dựa vào việc cân đối thu chi
mà chỉ trông cậy vào các nguồn đầu
tư rót tiền cho họ duy trì hoạt động.
Sự thành công của Google và các
loại hình dịch vụ miễn phí tương tự
như Facebook, Twitter, YouTube,
MySpace làm nhiều người lầm tưởng
rằng doanh thu quảng cáo trên các
trang miễn phí như thế sẽ là động lực
phát triển lâu dài. Thật ra, chúng vẫn
đang lỗ nặng nhưng nhờ bán lại cho
các hãng lớn nên vẫn tồn tại.
Khó khăn nhất vẫn là các tờ báo.
Trong khi doanh thu từ báo in giảm
mạnh do giảm lượng phát hành và
quảng cáo, doanh thu từ báo mạng
hầu như không đáng kể, nhiều tờ báo
phải lâm vào cảnh phá sản, đóng cửa.
Họ lại không thể tính tiền với người
đọc qua mạng bởi tâm lý mọi thứ trên
Internet đều phải miễn phí từ thời
dot.com.
Có lẽ sai lầm lớn nhất của mô hình
này là xem Internet chính là cứu cánh
chứ không phải là phương tiện. Bởi
vậy, mô hình kinh doanh sắp tới là
phải làm sao tận dụng ưu thế Internet
như một phương tiện kinh doanh chứ
không phải xem nó là nơi làm ra tiền.
Ngành công nghệ âm nhạc, phim ảnh,
sách đã đi theo hướng đó và đã dần
dần định hình được thị trường như
Apple với iStores, Amazon với
chuyện bán sách, cho thuê phim…
Cứ hình dung thế giới không thể
sống thiếu báo chí cho nên báo chí
không bao giờ sụp tiệm. Vấn đề là
phương thức đưa tin tức đến người sử
dụng đầu cuối. Nếu trước đây là báo
in phát hành theo con đường cổ điển
đến tay người đọc thì nay Internet là
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10
phương tiện chuyển tin nhanh nhất, có
hiệu quả nhất. Vấn đề là làm sao tính
tiền nội dung được chuyển tải này.
Ở khía cạnh này, có lẽ các nước
châu Á như Việt Nam lại có thể đi
nhanh hơn các nước phương Tây. Đã
xuất hiện các loại hình kinh doanh
dựa vào chiếc máy điện thoại di động
làm phương tiện thanh toán dễ dàng
tiện lợi như tải nhạc chuông, tải hình
ảnh. Sắp tới ắt sẽ có chuyện bán hàng
trả tiền bằng điện thoại di động.
Nếu ngày xưa thương mại điện tử
không thể cất cánh ở những nước như
Việt Nam vì hệ thống chi trả không
bảo đảm, không phổ biến thì ngày nay
hàng chục triệu chiếc điện thoại di
động có thể đóng vai trò tài khoản
chuyển dịch dễ dàng từ người mua
đến người bán.
(Theo dddn.com)
THIẾT BỊ CHẾ BIẾN HẠT
GIỐNG GIÚP NẢY MẦM 90%
Các nhà nghiên cứu Viện Cơ điện
Nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch (Bộ NN&PTNT), đã chế tạo
thành công dây chuyền thiết bị đồng
bộ chế biến hạt giống, nhằm nâng cao
chất lượng hạt giống khi gieo trồng,
giúp tỷ lệ nảy mầm lên tới 90%.
Dây chuyền thiết bị được sử dụng
để chế biến hạt giống cây trồng chất
lượng cao như lúa nước, ngô, đậu đỗ.
Qua một lần chế biến, hạt giống đạt
tiêu chuẩn quốc gia. Hiện nay, Viện
Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ
sau thu hoạch đã chuyển giao và lắp
đặt được hơn 20 dây chuyền trên khắp
cả nước với quy mô từ 1 - 2 tấn/giờ.
Hạt giống sau khi chế biến, độ sạch
của chúng được tăng lên 3 - 10%,
lượng hạt giống gieo trồng giảm được
10 - 20% do tỷ lệ nảy mầm tới 90%,
đồng thời tiết kiệm được lượng lương
thực từ 10 - 15%, bởi vì có thể sử
dụng những hạt giống còn non hay bị
vỡ khi đã được tách ra khỏi hạt giống
tốt để làm thức ăn chăn nuôi.
Dây chuyền thiết bị bao gồm: Máy
sấy kiểu tháp trụ tuần hoàn ngoài tháo
liệu bằng khí động; thiết bị định lượng
tự động năng suất; máy làm sạch và
phân loại sàng khí kết hợp; trống chọn
hạt dạng hốc lõm; thiết bị xử lý hóa
chất trống quay; cân điện tử và đóng
bao tự động; gàu tải chuyên dụng vận
chuyển hạt giống; hệ thống hút bụi và
điều hòa không khí; hệ thống điều
khiển tự động chế độ công nghệ sấy;
hệ thống điều khiển vận hành và bảo
vệ an toàn điện...
(Theo congnghemoi.com)
2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu,
việc ứng dụng thương mại điện tử vào
hoạt động của doanh nghiệp vẫn luôn
là một trong những công cụ hỗ trợ
hiệu quả nhất để phát triển hệ thống
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh và khả năng hội nhập quốc tế.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 11