Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương internet và thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.87 KB, 4 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
*******
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Trình độ/ hình thức đào tạo: Đại học chính quy
2. Số tín chỉ: 03
3. Trình độ: Đại học chính quy
4. Phân bố thời gian:
- Lý thuyết: 75%
- Bài tập: 25%
5. Điều kiện tiên quyết: Mạng truyền thông
6. Mục tiêu của học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử ứng
với 2 khối kiến thức chủ yếu: phân tích - thiết kế nhằm xây dựng 1 hệ thống thương mại
điện tử cơ bản và các đặc trưng của những nghiệp vụ như việc quản trị tài chính, quản trị
marketing,... trong hệ thống này. Nếu khối kiến thức đầu tiên chủ yếu là sự vận dụng các
kiến thức có được từ các môn học trong lĩnh vực công nghệ thông tin (cơ sở dữ liệu, lập
trình mạng,..) để dẫn dắt sinh viên tự thực hiện 1 hệ thống giao dịch mua bán trên mạng
đơn giản, thì ở khối kiến thức thứ hai sinh viên lại tiếp cận hệ thống thương mại điện tử
với tư cách nhà quản lý. Do vậy các kiến thức như: luật thương mại điện tử, kỹ thuật
marketing trong thương mại điện tử, quản trị tài chính, cách đánh giá giá trị 1 hệ thống
thương mại điện tử, phân tích tài chính 1 hệ thống thương mại điện tử … sẽ được cụ thể
hóa cùng với các bài tập đưa ra khi giảng viên yêu cầu sinh viên thực hiện.
7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của công nghệ thông tin trong thời điểm
hiện nay và tương lai, Sự hiểu biết tổng quan về thương mại điện tử sẽ giúp sinh viên có
tầm nhìn về xu thế và tầm quan trọng của nó trong tương lai. Học phần sẽ đề cập đến
những khái niệm căn bản, các luật lệ, tính hợp pháp,.. của thương mại điện tử. Các vấn đề
liên quan đến việc tổ chức, quản trị, marketing,… cũng sẽ được trình bày nhằm giúp sinh
viên có thể nắm bắt và ứng dụng trong thực tế ở cấp độ cơ bản nhất.


8. Yêu cầu đối với học viên:
- Tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp.
- Làm các bài tập từng chương và bài tập lớn.
- Thực hành tại phòng máy.
9. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
+ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Thương mại điện tử, Nxb Giáo dục.,
2002
+ Nguyễn Thị Tuyết Mai, Thương mại điện tử, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2004.
+ Noel Jerke Biên dịch Quan Như Hà, Hướng dẫn lập trình Visual Basic với ASP và SQL
server trong thương mại điện tử, Nxb Thống kê.
+ Phạm Hữu Khang, Xây Dựng Và Triển Khai Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử - Tập 2:
Với Công Cụ ASP.Net, Visual Basic.Net, SQL Server, Nxb Lao động Xã hội, 2006
+ Nguyễn Nam Hải, Chứng thực trong thương mại điện tử, Nxb KHKT, 2004
10. Đánh giá học phần:
- Điểm chuyên cần: 10%
- Kiểm tra giữa kỳ 2 bài: 30%
- Thi hết môn: 60%
11. Thang điểm: 10
12. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Giới thiệu về thương mại điện tử
1.1 Thương mại điện tử là gì?
1.2 Những thuận lợi của thương mại điện tử
1.3 Những bất lợi của thương mại điện tử
1.4 Internet và Word Wide Web
1.5 Các nhân tố kinh tế và thương mại điện tử
1.6 Chuỗi giá trị trong thương mại điện tử
Chương 2: Internet và web : Cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử
2.1 Tổng quan về công nghệ
2.2 Các mạng chuyển gói tin (Pacjet-Switched Networks)
2.3 Các giao thức Internet khác

2.4 Các chương trình tiện ích bên trong
2.5 Các ứng dụng Internet
2.6 Ngôn ngữ đánh dấu (Markup Language) và Web
2.7 Web Clients và Servers
2.8 Internet, Intranets và Extranets
2.9 Các lựa chọn và cân bằng kết nối internet
Chương 3: Các công cụ dựa trên web cho thương mại điện tử
3.1 Phần cứng Web Server và đánh giá hiệu quả
3.2 Tập hợp tính năng phần mềm Web Server
3.3 Phần mềm Web Server và các công cụ
3.4 Các công cụ Web Server khác
Chương 4: Phần mềm thương mại điện tử
4.1 Các giải pháp phần mềm cần dùng?
4.2 Tiếp thị thông minh
4.3 Tổ chức các dịch vụ
4.4 Các gói phần mềm cơ bản
4.5 Các giải pháp kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn
Chương 5: Các nguy cơ bảo mật đối với thương mại điện tử
5.1 Tổng quan về bảo mật
5.2 Các mối đe dọa của thương mại điện tử
5.3 CERT – Nhóm phản ứng nhanh với các sự cố máy tính
Chương 6: Triển khai bảo mật cho thương mại điện tử
6.1 Bảo vệ tài nguyên của thương mại điện tử
6.2 Bảo vệ tài sản thuộc sở hữu trí tuệ
6.3 Bảo vệ các máy khách
6.4 Bảo vệ các kênh thương mại điện tử
6.5 Bảo đảm các toàn vẹn giao tác
6.6 Bảo vệ máy chủ
Chương 7: Các hệ thống thanh toán điện tử
7.1 Cơ bản về các hệ thống thanh toán điện tử

7.2 Tiền điện tử
7.3 Ví điện tử
7.4 Card thông minh
Chương 8: Các chiến lược tiếp thị, bán hàng và khuyến mãi
8.1 Tạo một giao diện Web có hiệu quả
8.2 Xác định và tiếp cận các khách hàng
8.3 Tạo lập và duy trì nhãn hiệu trên web
8.4 Các mô hình kinh doanh trên web
Chương 9: Các chiến lược mua hàng và các hoạt động hỗ trợ
9.1 Mua hàng, quản trị và điều hành kho và tồn kho, các hoạt động hỗ trợ
9.2 Sự trao đổi dữ liệu điện tử
9.3 Quản trị hệ thống cung cấp
9.4 Phần mềm để mua hàng, quản trị kho,và các hoạt động hỗ trợ

×