Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá chất lượng nước mặt tại một số khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN –
TỈNH PHÚ THỌ

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7440301

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị Đăng Thúy
Sinh viên thực hiện: Ngơ Hồng Trung Hiếu
Mã sinh viên: 1753060380
Lớp: K62-KHMT
Khố học: 2017 - 2021

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN
i
TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện cho em học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS. Trần Thị Đăng Thúy đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Qua đây, em xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành khóa luận này.


Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hồn thiện khóa luận nhưng cịn hiều thiếu
sót; em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cơ để bản
khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2021
Sinh viên
Ngơ Hồng Trung Hiếu

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 2
1.1. Tổng quan tài nguyên nước mặt. .................................................................... 2
1.1.1. Sơ lược tài nguyên nước mặt. ..................................................................... 2
1.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt .................................................. 2
1.2. Ô nhiễm nước mặt. ......................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm. ................................................................................................... 7
1.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm. .......................................................................... 7
1.2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước .................................................................. 9
1.3. Tổng quan vùng đệm tại vườn quốc gia....................................................... 12
1.3.1. Khái niệm vùng đệm. ................................................................................ 12
1.3.2. Những khó khăn trong việc quản lý vùng đệm. ........................................ 14
1.4. Ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế tới chất lượng nước mặt vùng
đệm. ..................................................................................................................... 15
1.4.1 Hoạt động sản xuất lâm nghiệp. ................................................................. 15

1.4.2 Hoạt động sản xuất nông nghiệp. ............................................................... 16
1.4.3 Hoạt động du lịch ....................................................................................... 17
1.5. Các nghiên cứu liên quan. ............................................................................ 18
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 19
iii


2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 19
2.1.1. Mục tiêu chung. ......................................................................................... 19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể. ......................................................................................... 19
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .................................................................. 19
2.3. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................... 20
2.4.2. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa ....................................................... 20
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 20
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu. .................................................. 21
2.4.5. Phương pháp phân tích. ............................................................................. 24
2.4.6. Phương pháp đánh giá. .............................................................................. 25
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN SƠN .................................................................................... 26
3.1. Khái quát vườn quốc gia Xuân Sơn. ............................................................ 26
3.2. Đặc điểm chung của vùng. ........................................................................... 27
3.2.1. Địa hình, thổ nhưỡng. ............................................................................... 27
3.2.2. Khí hậu, thủy văn. ..................................................................................... 27
3.2.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội. ............................................................ 28
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31
4.1. Điều tra hiện trạng một số hoạt động phát triển kinh tế tại khu vực vùng
đệm vườn quốc gia Xuân Sơn. ............................................................................ 31
4.2. Chất lượng môi trường nước mặt tại một số khu vực vùng đệm Vườn Quốc

gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ............................................................................... 36
iv


4.2.1. Một số nguồn tác động tiềm năng tới chất lượng nước mặt. .................... 36
4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu. ...... 40
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng môi trường nước tại
khu vực nghiên cứu. ............................................................................................ 53
4.3.1. Tăng cường công tác quản lý. ................................................................... 53
4.3.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải. ..................................... 54
4.3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ. ..................................................................... 55
Chương 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 57
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 57
5.2. Tồn tại. ......................................................................................................... 58
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 62
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 66

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

BOD


Biochemical hay Biological Oxygen Demand

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Chemical Oxygen Demand

DO

Dissolved Oxygen

DDT

Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn hòa tan


TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

VQG

Vườn quốc gia

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNEF

Chương trình mơi trường Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên Bảng

Mục Lục


2.1

Mơ tả vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu

24

4.1

Phân bố diện tích rừng Vườn Quốc gia Xuân Sơn

30

năm 2015
4.2

Phân bố diện tích rừng Vườn Quốc gia Xuân Sơn

31

năm 2020
4.3

Thống kê lượt khách tham quan Vườn quốc gia

34

Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.4


Kết quả phỏng vấn về nguồn nhân gây ô nhiễm

35

môi trường nước mặt
4.5

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại một số
khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn

vii

42


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên Hình

Mục Lục

2.1

Sơ đồ vệ tinh vị trí lấy mẫu nước

23

4.1


Nguồn tác động tới chất lượng nước mặt ở vị trí suối Chiềng

36

4.2

Nguồn tác động tới chất lượng nước mặt ở vị trí suối Xuân Đài

36

4.3

Nguồn tác động tới chất lượng nước mặt ở vị trí hồ Thác Ngọc

36

và nước suối Khe Rừng
4.4

Nguồn tác động tới chất lượng nước mặt ở vị trí Hồ Xuân Sơn

36

4.5

Nguồn tác động tiềm năng đến chất lượng nước mặt vùng đệm

37


Vườn Quốc gia Xuân Sơn
4.6

Biểu đồ thông số pH tại khu vực nghiên cứu

43

4.7

Biểu đồ thông số TSS tại khu vực nghiên cứu

44

4.8

Biểu đồ thông số NO3- tại khu vực nghiên cứu

45

4.9

Biểu đồ thông số NO2- tại khu vực nghiên cứu

46

4.10

Biểu đồ thông số COD tại khu vực nghiên cứu

47


4.11

Biểu đồ thông số N-NH4+ tại khu vực nghiên cứu

48

4.12

Biểu đồ thông số P-PO43- tại khu vực nghiên cứu

50

4.13

Biểu đồ thông số TDS tại khu vực nghiên cứu

51

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng và hết sức thiết yếu đối với sự sống và
môi trường. Con người và mọi sự sống trên trái đất đều cần đến nước để có thể
duy trì sự sống trong cơ thể. Đối với dân cư vùng đệm ở các VQG, nước mặt là
nguồn nước cấp chính cho các hoạt động sống của người dân; đặc biệt công tác
tưới tiêu cho nông nghiệp, cung cấp/tiêu nước cho nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước
sinh hoạt và các hoạt động khác trong vùng đệm. Tuy nhiên hiện nay, sự phát
triển về kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số không ngừng kéo theo làm nhu cầu

sử dụng nước của người dân vùng đệm ngày càng tăng. Lượng nước thải không
được xử lý trước khi thải ra môi trường ngày càng nhiều làm chất lượng nước ở
các thủy vực chịu nhiều áp lực.
Vườn quốc gia Xuân Sơn là vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ. Được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn
quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Trong những năm
gần đây, dân cư khu vực vùng đệm VQG Xuân Sơn tăng lên khá nhanh. Nhu cầu
về cuộc sống của người dân gây lên nhiều áp lực đến chất lượng nước mặt như
sử dụng nhiều hóa chất trong nơng nghiệp và chăn nuôi… Điều này dẫn đến việc
chất lượng nước mặt tại một số khu vực vùng đệm có nguy cơ bị ơ nhiễm. Nhiều
năm qua đã có nhiều dự án trong nước và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, triển
khai tại VQG Xuân Sơn với các mảng khác nhau nhưng chưa có một dự án
nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề chất lượng nước mặt nơi đây.
Từ những thực tế trên, đề tài: “Đánh giá chất lượng nước mặt tại một số khu
vực vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn - Tỉnh Phú Thọ” được thực hiện là
điều cần thiết. Nghiên cứu này nhằm cung cấp cơ sở khoa học về chất lượng
nước mặt tại khu vực nghiên cứu, các hoạt động phát triển kinh tế của người dân
vùng đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các

1


giải pháp nâng cao chất lượng nước tại vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn –
Tỉnh Phú Thọ.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài nguyên nước mặt.
1.1.1. Sơ lược tài nguyên nước mặt.
a, Khái niệm.

Theo Luật Tài nguyên nước 2012 “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước
mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [12]
b, Đặc điểm.
Nước mặt bắt nguồn chủ yếu từ nước mưa hay do băng tuyết tan từ
thượng nguồn chảy xuống. Nước sông là loại nước chủ yếu cung cấp cho nhiều
vùng dân cư, có lưu lượng lớn, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên, hàm
lượng chất hữu cơ, chất cặn bã và độ nhiễm bẩn khá lớn.
Nước mặt bao gồm: sông, suối, ao, hồ, đầm, kênh, rạch…Nguồn nước
mặt thường có màu cao do rong rêu và các thủy sinh vật, thường nhiễm bẩn,
nhiễm khuẩn nếu không được quản lý tốt. Ở các vùng nông thôn, ao hồ thường
bị nhiễm bẩn nặng do chất thải sinh hoạt trong gia đình và chăn ni.
Trước đây, mật độ dân cư chưa cao, lượng chất thải thải ra sông, hồ thấp
nên chất lượng nước mặt tương đối tốt và là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu cho
người dân. Nhưng hiện nay, nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, nguyên
nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn ni. Do đó, người
dân rất hạn chế sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt này, chủ yếu chỉ sử dụng cho
mục đích tưới tiêu và ni trồng
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt
1.1.2.1. Chỉ tiêu vật lý
2


a. Màu sắc
Màu sắc được tạo nên bởi các tạp chất lẫn trong nước như các chất hữu
cơ, chất mùn hữu cơ…. Màu sắc của nước được xác định bằng phương pháp so
màu với các dung dịch chuẩn khác. Lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất
hữu cơ gây nên thì việc sử dụng Clo (Cl) có thể tạo ra chất mới là
trihalomethane có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
b. Mùi vị

Nước nguyên chất sẽ khơng có mùi, vị tự nhiên do sự có mặt của các chất
hịa tan ở lượng nhỏ. Nước có mùi lạ là do những khí như H 2S, NH3… và các
chất hữu cơ, hay vô cơ và ion khác như Cu2+, Fe3+
Tuỳ theo loại từng loại mùi vị khác nhau mà người ta có cách xử lý phù hợp như
dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính,
hay dùng clo…
c. Độ đục
Độ đục của nước được gây nên bởi các chất cặn bã, hạt rắn trong nước.
Người ta thường so độ đục của nước với độ đục của một thang chuẩn, hay dùng
máy đo độ đục có đơn vị đo là NTU. Nước đục gây cảm giác khó chịu cho
người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh.
Độ đục của nước dùng trong sinh hoạt và ăn uống cho phép dưới 5NTU.
d. Nhiệt độ
Tùy vào môi trường xung quanh, thời gian trong ngày, mùa trong năm mà
nước có nhiệt độ khác nhau.
e. Chất rắn trong nước
Chất rắn trong nước bao gồm những hợp chất tan, hoặc không tan. Bao
gồm các chất hữu cơ và chất vô cơ.
f. Độ dẫn điện
Đơn vị đo độ dẫn điện của nước là: mS. Người ta thường dùng dung dịch KCl để
so sánh.
1.1.2.2. Chỉ tiêu hóa học
3


a. Độ cứng
Độ cứng của nước được tạo bởi các ion đa hóa trị xuất hiện trong nước.
Khi ở nhiệt độ cao (như bị đun nóng) chúng phản ứng với một số anion và tạo
kết tủa trong nước.
Tùy theo độ cứng của nước người ta thường chia nước thành các loại sau:

Độ cứng từ 0 đến 50mg/l là nước mềm
Độ cứng từ 50 đến 150mg/l là nước hơi cứng
Độ cứng từ 150 đến 300mg/l là nước cứng
Độ cứng > 300mg/l là nước rất cứng
Nước cứng thường gây nên hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun,
ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lị hơi nhưng nó khơng gây hiện tượng
ăn mòn đường ống và thiết bị. Tiêu chuẩn quy định đối với nước sạch thì phải có
độ cứng nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước sử dụng để ăn uống phải độ cứng nhỏ
hơn 300 mg/l.
Độ cứng của nước được xem là tổng hợp hàm lượng của ion Ca 2+ và Mg2+
nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ
canxi và magiê ở hàm lượng cao.
Có thể khử độ cứng của nước bằng phương pháp trao đổi ion.
b. Độ axit trong nước
Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng hóa học với
các dung dịch kiềm như KOH, NaOH. Độ axit được tính bằng đơn vị mđlg/l.
c. Các kim loại nặng
Những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 thì được gọi là
những kim loại nặng. Chúng tồn tại khắp mọi nơi trong khí quyển, thủy quyển,
địa quyển, sinh quyển. Mặc dù cần thiết cho sự sống của sinh vật nhưng nếu
vượt ngưỡng cho phép sẽ gây độc hại cho môi trường xung quanh và sinh vật.
d. Các hợp chất hữu cơ khác
Gồm các loại sau:

4


Hợp chất phenol: có nguồn gốc từ nước thải cơng nghiệp, bột giấy, lọc
dầu. Loại chất này gây độc với sinh vật nước.
Hợp chất bảo vệ thực vật: có nguồn gốc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật,

thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng…
Chất tẩy rửa: làm giảm sức căng bề mặt nước, tạo nhũ tương, huyền phù,
khi vượt q tiêu chuẩn cho phép thì làm ơ nhiễm mơi trường nước.
e. Hàm lượng oxi hịa tan
Khí oxi hịa tan là yếu tố thủy hóa quan trọng, xác định cường độ hàng
loạt q trình sinh hóa đồng thời cũng là yếu tố chỉ thị cho khối nước. Được ký
hiệu là DO.
Chỉ số hàm lượng oxi hòa tan trong nước cao là do nhiều rong tảo, nếu
thấp là vì nước có nhiều chất hữu cơ. Có 2 phương pháp đo hàm lượng oxi hịa
tan là:
Phương pháp hóa học
Phương pháp đo điện cực oxi hòa tan bằng maý đo oxi
f. Nhu cầu oxi sinh hóa
Nhu cầu oxi hóa là lượng oxi cần thiết để các vi sinh vật oxi hóa các chất
hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định. Được ký hiệu là BOD, đơn vị tính
là mg/L
Chỉ số BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn thì
nước càng bị ơ nhiễm và ngược lại.
g. Nhu cầu oxi hóa học
Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. Chỉ số nhu cầu oxi hóa học được sử dụng rộng rãi để
đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Được ký hiệu là COD, đơn vị tính là mgO2/L
h. Độ pH

5


Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và
bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường

chứa nhiều ion gốc axit. Độ pH cao có thể làm hỏng men răng.
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước
uống là 6,5 – 8,5.
j. Photsphat (PO43-)
Trong tự nhiên photphat được xem là sản phẩm của q trình lân hóa,
thường gặp ở nồng độ rất thấp trong nước tự nhiên.
k. Amoni (NH4+)
Sự có mặt của amoni bắt nguồn từ sự phân hủy protein trong thức ăn,
trong chất thải chăn nuôi và bởi sản phẩm bài tiết của vật nuôi.
l. Nitrit và Nitrat (NO2– và NO3-)
Các hợp chất của nitơ trong nước là kết quả của q trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc phát sinh từ các hoạt động của con
người.
Nitrat (cơng thức hóa học là NO3-) và nitrit (cơng thức hóa học là NO2-) là hợp
chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là nguồn cung
cấp nitơ cho cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy
nhiên nếu nồng độ nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành
nitrit sẽ gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe.
1.1.2.3. Chỉ tiêu vi sinh
Trong nguồn nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng,
rong rêu và các lồi thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất và số lượng mà các
loại vi sinh này có thể có lợi hoặc có hại cho con người. Trong chất thải của con
người và động vật có tồn tại của vi khuẩn E. Coli. Số lượng E. Coli càng nhiều
thì nước càng bẩn và ngược lại.

6


1.2. Ô nhiễm nước mặt.
1.2.1. Khái niệm.

Theo luật Tài nguyên nước 2012 “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính
chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp
với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật”
1.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm.
Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do 2 ngun nhân chính là ơ
nhiễm tự nhiên và ơ nhiễm nhân tạo. [2]
* Ơ nhiễm tự nhiên.
Là do q trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có
trong nguồn nước, hoặc do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt
đất chảy vào nguồn nước.
Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão... hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một
phần sẽ ngấm vào lịng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ơ nhiễm hoặc
theo dịng nước ngầm hịa vào dịng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ơ nhiễm do hố chất dùng trong nơng nghiệp, kỹ thuật
hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các
công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ơ nhiễm hố chất. Ơ nhiễm
nước do các yếu tố tự nhiên( núi lửa, xói mịn, bão, lụt ,... ) có thể rất nghiêm
trọng, nhưng khơng thường xun, và khơng phải là ngun nhân chính gây suy
thối chất lượng nước tồn cầu.
*Ơ nhiễm nhân tạo.
7


Chủ yếu là do các hoạt động của con người như xả thải nước thải sinh

hoạt, công nghiệp, nông nghiệp vào nguồn nước. Trong quá trình sinh hoạt, sản
xuất của mình, con người ngồi việc khai thác tài ngun thiên nhiên thì cịn thải
ra một lượng lớn chất thải bao gồm chất thải rắn, khí thải và nước thải. Nước
thải được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
nếu không được xử lý một cách triệt để sẽ tác động rất lớn đến chất lượng nguồn
nước và cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước nghiêm trọng.
Hoạt động sản xuất công nghiệp: Nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu khu công nghiệp, giao thông vận tải khác với nước thải sinh hoạt
hay nước thải đô thị, nước thải cơng nghiệp khơng có thành phần cơ bản giống
nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của
các xí nghiệp chế biến thực phẩm thưởng chứa lượng lớn các chất hữu cơ, nước
thải của các xí nghiệp thuộc da ngồi các chất hữu cơ cịn có các kim loại nặng,
sulfua ... Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất
công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và
hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Hoạt động sinh hoạt: nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ ), chất dinh dưỡng
(photpho, nitơ ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng
nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong
một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và
tải lượng thải càng cao. Ở nhiều vùng, phần người và nước thải sinh hoạt không
được xử lý mà quay trở lại vịng tuần hồn của nước. Do đó bệnh tật có điều
kiện để lây lan và gãy ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy
vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ
không thể tồn tại.
8



Hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra
phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường. Bên
cạnh đó các hoạt động sản xuất nơng nghiệp khác như sử dụng thuốc trừ sâu,
phân bón tử các ruộng lúa, ngơ, vườn cây, rau, ... chứa các chất hóa học độc hại
có thể gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong q trình sản xuất
nơng nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần
liều khuyến cảo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ
sâu đã bị cấm như Aldrin , Thiodol , Monitor... Trong quá trình bón phân, phun
xịt thuốc, người nơng dân khơng hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân
không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất
giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt. Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử
dụng xong bị vứt ngay ra bở ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu... gây
ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt.
1.2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ơ nhiễm nước là sự
giảm tính phù hợp của nước tự nhiên đối với mục đích sử dụng đã định. Như
vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi chất lượng nước nguồn theo chiều hướng tiêu
cực do các tác nhân khác nhau. Khi tác nhân ô nhiễm được đưa vào môi trường,
chúng sẽ bị biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt
độ, chế độ thuỷ văn, sinh vật,…) sau đó tiếp xúc với đối tượng nhận (con người,
sinh vật, vật liệu).
Để đánh giá mức độ ơ nhiễm và kiểm sốt được nó, người ta thường xem xét các
tác nhân ơ nhiễm đồng thời với q trình ơ nhiễm do các tác nhân này gây ra.
a.Các chất rắn khơng hồ tan
Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải. Các chất rắn
khơng hồ tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng
(SS) được giữ lại trên giấy lọc kích thước lỗ 1,2 μm, bao gồm chất rắn lơ lửng
lắng được (lắng trong bình Imhoff sau 30 phút) và chất rắn lơ lửng không lắng
được.

9


Khi xả nước thải vào nguồn nước mặt, các chất rắn khơng hồ tan có thể lắng
đọng vào đầu cống xả. Cặn lắng có thể cản trở dịng chảy, thay đổi kích thước và
chế độ thuỷ lực sơng hồ. Hiện tượng lắng cặn hữu cơ kèm theo q trình hơ hấp
trong lớp bùn, gây thiếu ô xy và tạo nên các khí độc hại như H 2S, CH4, N2…
vùng cống xả. Nước vùng này có màu đen và mùi hơi của sunphua hydrô.
b.Các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
Tổng các chất hữu cơ thường đo bằng COD (Chemical Oxygen Demand).
Các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học như là cacbohydrat, protein, chất béo…
đo bằng BOD (Biological Oxygen Demand), có nguồn gốc từ nước thải sinh
hoạt hoặc nước thải công nghiệp, cũng thường tạo nên sự thiếu hụt oxy, làm mất
cân bằng sinh thái trong nguồn nước. Sự phân huỷ chất hữu cơ với lượng ô xy
tiêu thụ lớn làm cho nồng độ oxy hồ tan khơng ổn định và thiếu hụt nhiều, tạo
ra điều kiện kị khí. Các loại cá, tơm thường bị nổi đầu và chết ở vùng đầu cống
xả nước thải. Trong nguồn nước mặt, thời điếm nguy kịch nhất đối với hệ sinh
thái là khi hàm lượng ơ xy hồ tan trong nước thấp nhất. Thời gian dịng chảy
tính từ khi tiếp nhận nước thải đến khi độ thiếu hụt ô xy lớn nhất gọi là thời gian
tới hạn. Thời gian này càng lớn, sự ô nhiễm cũng như nguy cơ rủi ro sinh thái
càng cao.
c.Các chất hữu cơ độc tính cao.
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi
sinh vật phân huỷ. Một số chất hữu cơ tích luỹ và tồn lưu lâu dài trong môi
trường và Cơ thể thuỷ sinh vật thông qua chuỗi thức ăn, gây nên ô nhiễm tiềm
tàng. Các chất hữu cơ có độc tính cao là phenol và các dẫn xuất của nó, các hố
chất bảo vệ thực vật, các loại tanin và lignin, các loại hydrocacbon đa vòng
ngưng tụ…
Phenol, có nguồn gốc từ một số ngành cơng nghiệp, thường làm cho nước có
mùi và gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người.

Các loại hoá chất bảo vệ thực vật, được sử dụng rộng rãi trong nơng nghiệp,
thường là các nhóm phốtpho hữu cơ, clo hữu cơ, cacbonnat.
10


d. Các chất dinh dưỡng
Các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ và phốtpho rất cần thiết cho sự phát
triển của vi sinh vật và thực vật. Trong nước, nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ,
nitơ amôn, nitơ nitrit và nitơ nitrat. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại
đối với nguồn nước sử dụng ăn uống. Trong nước cấp hàm lượng N - NO3
không được quá 45 mg/l, bởi vì chúng có thê gây ra mối đe doạ nghiêm trọng
đối với sức khoẻ con người. Trong đường ruột trẻ nhỏ thường tìm thấy một số
loại vi khuẩn có thể chuyển hố nitrat thành nitrit. Nitrit này có ái lực với hồng
cầu trong máu mạnh hơn oxy. Khi thay thế oxy, tạo nên methemoglobin.
Các chất thải đô thị (nước thải và rác thải) còn làm cho hàm lượng nitơ và
photpho sơng hồ tăng. Đây là ngun nhân chính gây hiện tượng phì dưỡng
trong sơng hồ vùng nhiệt đới. Trong hệ thống thốt nước và sơng hồ, các chất
hữu cơ chứa nitơ bị amơn hố. Sự tồn tại của NH4+ hoặc NH3 chứng tỏ sông hồ
bị nhiễm bẩn bởi các chất thải đơ thị. Trong điều kiện có oxy, nitơ amôn sẽ bị
các loại vi khuẩn nitrosomonas và nitrobacter chuyển hoá thành nitorit và
nitorat. Hàm lượng nitorat cao cản trở khả năng sử dụng nước cho mục đích sinh
hoạt, ăn uống.
e. Các kim loại nặng
Hầu hết kim loại nặng tồn tại trong nước ở dạng ion, có nguồn gốc tự
nhiên hoặc từ các hoạt động của con người. Kim loại nặng có tính độc hại cao
đối với sinh vật và theo con đường thức ăn sẽ tác động đến con người. Các kim
loại nặng như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), crôm (Cr), Cadimi (Cd), asen (As),
niken (Ni) và selen (Se) phổ biến nhiều trong tự nhiên và hiệu ứng độc hại cao.
Do không phân rã nên kim loại nặng tích tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái.
Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp trong nước hoặc cặn lắng, sau đó tích tụ

nhanh trong thực vật và động vật nước. Đến sinh vật bậc cao, sự tích tụ kim loại
nặng nồng độ lớn đủ gây nên độc hại đối với cơ thể. Chì có khả nãng tích luỹ lâu
dài trong cơ thể, có độc tính đối với não, làm giảm khả nãng tổng hợp glucose
và chuyển hoá pivurat…
11


f. Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất lỏng khó tan trong nước, tan trong các dung mơi hữu cơ.
Dầu mỡ có thành phần hố học phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu
mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Dầu thơ có chứa hàng nghìn phân tử khác nhau
nhưng phần lớn là hydrocácbon có sơ cácbon từ 4 đến 26. Trong dầu thơ cịn
chứa lưu huỳnh, nitơ, kim loại… Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế có
chứa các chất độc như hydrơcácbon thơm đa vịng, polyclobiphenyl, chì…Vì
vậy các loại dầu mỡ có độ độc cao và tương đối bển vững trong mơi trường
nước.
Hầu hết các lồi thực vật, động vật đều bị tác hại do dầu mỡ.
g. Các vi sinh vật gây bệnh
Các vi sinh vật gây bệnh qua môi trường nước là vi trùng, siêu vi trùng và
giun sán. Nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật do tiếp nhận nước thải sinh hoạt,
phân, rác thải hoặc nước rác.
1.3. Tổng quan vùng đệm tại vườn quốc gia.
1.3.1. Khái niệm vùng đệm.
Vùng đệm là khu vực nằm tiếp giáp VQG hoặc KBTTN, có vai trị là
vùng chuyển tiếp giữa khu vực được bảo vệ trong và khu vực không được bảo
vệ hoặc canh tác nằm bên ngồi khu bảo tồn. Mục đích chủ yếu của vùng đệm là
giúp thúc đẩy mạnh công tác bảo tồn và hạn chế bớt các hoạt động phá hoại của
con người trong những khu vực bao quanh KBT. Trên thế giới đã có nhiều tổ
chức nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về vai trỏ của vùng đệm đối với các
VQG&KBTTN. Các nghiên cứu khoa học đó đã cho thấy vai trị của vùng đệm

rất quan trọng và cấp thiết, nó luôn song hành và đi đôi với các chiến lược phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. [1]
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
(IUCN) đã đưa ra các định nghĩa về vùng đệm (Gilmour et al, 1999):

12


“Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc
khơng có rừng, nằm ngồi ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng
cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích
cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng
cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng
cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”
Như vậy, các VQG&KBTTN và vùng đệm đang ở trong môi trường hấp
dẫn đối với cuộc sống cộng đồng, nơi mà sự phát triển kinh tế và sự bảo tồn các
tài nguyên thiên nhiên cần phải được tôn trọng và quan tâm một cách đặc biệt.
Ở Việt Nam, khái niệm vùng đệm cũng được tiếp cận khá sớm, từ trước
những năm 1990. Tuy nhiên, trước năm 1990, vùng đệm được hiểu là những
khu vực nằm bên trong khu bảo tồn thiên nhiên và bao quanh khu bảo vệ
nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên.
Khái niệm toàn diện nhất về vùng đệm được nêu ra trong Quyết định số
08/2001/QĐ- TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ: “Vùng đệm là
vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn
quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự
xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục
đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế
di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và
chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm
khơng tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng; Dự án đầu tư xây dựng và phát

triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng”
Đến nay, khái niệm niệm mới nhất về vùng đệm được nêu ra trong thông
tư số 10/2014/TT-BNNPTNT năm 2014: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất,
vùng đất có mặt nước, vùng đất ven biển và hải đảo, khu vực biển nằm trong
ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với ranh giới khu rừng đặc dụng, khu
bảo tồn biển. Vùng đệm bao gồm vùng đệm bên trong và vùng đệm bên
ngồi.Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào khu rừng đặc
13


dụng, khu bảo tồn biển; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng
đặc dụng, khu bảo tồn biển theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước
nâng cao, ổn định đời sống của người dân trong vùng đệm.
1.3.2. Những khó khăn trong việc quản lý vùng đệm.
Xung quanh các khu bảo tồn thường có nhiều dân cư sinh sống, đã từ lâu
đời hay mới di cư đến, và đa số là dân nghèo, trình độ dân trí thấp, ít nhiều sống
dựa vào các sản phẩm của rừng hoặc các hệ sinh thái có liên quan. Mức độ phức
tạp của vấn đề vùng đệm thuộc từng khu bảo tồn thay đổi tùy theo tình hình cụ
thể về dân cư và kinh tế - xã hội ở xung quanh khu bảo tồn đó.
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam
là số dân sinh sống phía ngồi, sát với khu bảo tồn, thậm chí cả trong khu bảo
tồn đã tạo sức ép nặng nề lên khu bảo tồn. Họ phát nương làm rẫy, săn bắt động
vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lượm các sản phẩm của rừng và do đó ảnh hưởng lớn
đến cơng tác bảo vệ. Ngun nhân chính của mất rừng là đói nghèo và dân số
tăng nhanh (Võ Q, 2009) [7]
Chưa có chính sách rõ ràng về vùng đệm, khơng có quy định và hướng
dẫn cụ thể về cách quản lý vùng đệm nên dù ở một số khu bảo tồn đã có xây
dựng vùng đệm, nhưng các ban quản lý khu bảo tồn đó và cả các cấp chính
quyền liên quan đến vùng đệm đã gặp khá nhiều lúng túng khi tổ chức và quản
lý vùng đệm như:

 Vùng đệm thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh)
nhưng thường địa phương ít quan tâm đến khu bảo tồn; họ khơng được lợi gì mà
còn bị mất đi một số quyền lợi so với trước; không hiểu ý nghĩa của vùng đệm
đối với khu bảo tồn; không được cấp trên giao nhiệm vụ và cũng khơng có
hướng dẫn cụ thể về cách quản lý.
 Nhân dân địa phương ở vùng đệm đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí
thấp, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn không đem lại lợi ích gì cho họ, mà
chỉ bị thiệt vì họ khơng được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên
14


như trước; trong lúc đó có một số khu bảo tồn làm ăn khấm khá, do tổ chức du
lịch, có dự án, lấy thêm nhân viên cho khu bảo tồn mà họ không được tham gia
và cũng không được chia sẻ mối lợi có được từ khu bảo tồn...
 Ban quản lý khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ vì khơng đủ cán bộ, đa số cán bộ chưa được đào tạo, luật pháp cũng khơng rõ
ràng, khơng có hướng dẫn cụ thể về quản lý vùng đệm, thiếu kinh nghiệm, thiếu
kinh phí, cơ sở hạ tầng kém...
 Việc ngăn chặn xâm phạm tài nguyên thiên nhiên thuộc khu bảo tồn từ dân vùng
đệm và cả dân ngồi vùng đệm khơng có cơ quan chỉ đạo thống nhất. Tại một
địa phương có thể có nhiều cơ quan cùng làm việc đó, như kiểm lâm, nhân viên
bảo vệ của khu bảo tồn, công an, chính quyền địa phương, thủy sản, thủy lợi
(nếu có hồ chứa)... Các cơ quan này mạnh ai nấy làm, nhiều khi tạo nên mâu
thuẫn, khó giải quyết.
 Chính quyền tỉnh, trung ương và các bộ ngành có liên quan chưa có quan niệm
đúng mức về vùng đệm của các khu bảo tồn, chưa chỉ đạo, hướng dẫn chính
quyền địa phương cách quản lý vùng đệm.
 Các chương trình nhà nước như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình
tín dụng và nhiều chương trình của các tổ chức ngồi chính phủ thực hiện ở các
xã thuộc vùng đệm cũng chưa chú ý nhiều đến vai trò của vùng đệm đối với khu

bảo tồn và mục tiêu bảo tồn.
1.4. Ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế tới chất lượng nước mặt
vùng đệm.
1.4.1 Hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp có vai trị quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội. Quá trình sản xuất lâm nghiệp tạo ra rừng, rừng cung cấp lâm sản
cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Sản xuất lâm nghiệp cung cấp các sản phẫm
gỗ, các loại đặc sản rừng, động vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và

15


xuất khẩu. Lâm nghiệp còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ
nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người.
Mặc khác, Lâm nghiệp còn có vai trị trong phịng hộ, duy trì cân bằng
sinh thái, bảo vệ mơi trường sống như cải tạo khí hậu, ngăn cản gió mưa, ni
dưỡng nguồn nước, điều tiết nước, ngăn cản sa mạc hóa, cố định phù sa, chống
sự xâm nhập của nước mặn giúp bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển,
chắn sóng bảo vệ đê ven biển.
Theo báo cáo của Chính phủ trong Quốc hội khóa 10: Diện tích rừng, tỷ lệ
che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019. Giá trị
sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm; Giá trị xuất khẩu lâm sản lên
11,38 tỷ USD vào năm 2019. Công tác trồng rừng được các địa phương quan
tâm, hằng năm, tồn quốc trồng được khoảng 230 nghìn ha, góp phần phịng hộ,
bảo vệ mơi trường, tạo nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong nước cho công
nghiệp chế biến gỗ, với sản lượng khai thác từ gỗ rừng trồng tăng từ 17,3 triệu
m3 lên 19,5 triệu m3 vào năm 2019. Thu dịch vụ môi trường rừng tăng từ 1.285
tỷ đồng năm 2016, lên 2.810 tỷ đồng năm 2019, diện tích rừng được chi trả bình
qn hàng năm lên trên 6 triệu ha.[16]
Tuy nhiên việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên rừng cũng gây

nên nhiều mối đe dọa đến tài nguyên nước. Việc chặt phá rừng bừa bãi, buôn
bán trái phép gỗ làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng. Việc mất rừng khiến
cho khả năng điều tiết nước kém, khả năng tự làm sạch của môi trường yếu đi
làm cho chất lượng nước bị suy giảm.
1.4.2 Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Hiện nay, phát triển kinh tế của người dân vùng đệm phụ thuộc nhiều vào các
hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất nơng nghiệp ở các khu vực vùng
đệm cịn ít khiến nhiều người dân chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở
rộng chăn nuôi. Dưới áp lực ngày càng gia tăng của đói nghèo, sinh kế khiến
16


cho các khu rừng đặc dụng ở khu vực vùng đệm thường xuyên chịu áp lực, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đặc biệt là chất lượng nước mặt.
Chăn nuôi gia súc: Ngành chăn nuôi gia súc mang lại nhiều hiệu quả
kinh tế cao cho người đân, thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển. Số lượng gia súc
hiện nay ngày càng tăng về quy mô nhưng nhiều hộ dân chưa có ý thức về việc
xử lý chất thải, điều này làm tăng khả năng lây nhiễm các bệnh dịch, chăn thả
gia súc ở các khu vực vùng đệm chủ yếu theo phương pháp nuôi thả tự do làm
lấn chiếm sinh cảnh. Chất thải chăn nuôi thải ra môi trường không xử lý mà thải
thẳng ra cống rãnh gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường nước.
Nuôi trồng thủy sản: Việc sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp hay sử
dụng khơng đúng cách các loại hóa chất trong ni trồng thủy sản làm cho môi
trường nước bị ô nhiễm với các chất hữu cơ, làm xuất hiện một số loài sinh vật
gây bệnh hay có thể gây thủy triều đỏ ở các vùng ven biển Việt Nam.
Hóa chất bảo vệ thực vật: Việc hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng
trong nông nghiệp mang lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng và những lợi ích
đáng kể. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Trong
q trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được phun trực tiếp có thể rị rỉ và

ngấm vào đất sẽ giết chết nhiều sinh vật có lợi trong đất hoặc tích lũy lại dần
trong đất; những phần thuốc chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng,
kênh rạch. Chưa kể việc tiêu hủy xử lý không đảm bảo như xục rửa dụng cụ
chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước hay chai lọ bao bì vứt bừa bãi ra ngồi
ruộng. Làm ơ nhiễm mơi trường nước một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
động vật sống dưới nước và gây bệnh tật đến đời sống sức khỏe con người.
1.4.3 Hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch thường gắn liền với tài nguyên môi trường tự nhiên. Sự
gia tăng du khách du lịch là nguyên nhân gây ra các vấn đề cho môi trường như
ô nhiễm nước. Lượng nước tiêu thụ của khách du lịch còn lớn hơn nhiều lần so

17


×