Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá thực trạng rừng trồng cao su và đề xuất giải pháp tại xã nghĩa hồng, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.75 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG CAO SU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI XÃ NGHĨA HỒNG,
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 1753020387

Giáo viên hướng dẫn: Kiều Thị Dương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hồn
Mã sinh viên: 1753020387
Lớp:62b_QLTNR
Khố học: 2017 - 2021

Hà Nội, 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận, em đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành khố luận, cho phép em được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc cơ Kiều Thị Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa quản lý tài
nguyên rừng và môi trường đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành khố luận.


Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện
Nghĩa Đàn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em về mọi mặt, động viên khuyến khích em hồn
thành khố luận./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022.
Sinh viên thực hiện

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU ......................................... 3
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây Cao su .................................................................... 4
1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........ 4
1.2.1. Nội dung phát triển cây Cao su ........................................................................................ 4
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cây Cao su .................................................................... 5
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây Cao su .......................................................... 5
1.3.1. Các chính sách của chính quyền về phát triển cây Cao su .............................................. 5
1.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 5
1.3.3. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................. 5
1.4. Thực trạng phát triển cây Cao su ......................................................................................... 5
1.4.1. Thế giới ............................................................................................................................. 5
1.4.2. Phát triển ngành Cao su ở Việt Nam .............................................................................. 10

1.5. Hiệu quả của mơ hình trồng rừng Cao su ở Việt Nam ...................................................... 13
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. ....................................................................................................................... 16
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 16
2.1.1 Mục tiêu chung ................................................................................................................ 16
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................ 16
2.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 16
2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 16
ii


2.4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................... 16
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 17
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ......................................................................................... 17
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................................ 17
2.5.3. Phương pháp điều tra ngoài thực địa............................................................................. 17
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TÉ VÀ XÃ HỘI ....................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................. 20
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 20
3.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................................... 20
3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................................... 21
3.1.4. Thủy văn ......................................................................................................................... 22
3.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................................ 23
3.2.1. Tài nguyên đất ................................................................................................................ 23
3.2.2. Tài nguyên nước ............................................................................................................. 23
3.2.3. Tài nguyên rừng.............................................................................................................. 23
3.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..................................................................... 24
3.4.1. Dân số ............................................................................................................................. 24
3.4.2. Lao động và đời sống ..................................................................................................... 24
3.4.3. Văn hoá ........................................................................................................................... 24

3.4.4. Y tế .................................................................................................................................. 25
3.4.5. Giáo dục ......................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 26
4.1. Thực trạng mơ hình trồng rừng Cao su tại xã Nghĩa Hồng, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh
Nghệ An. .................................................................................................................................. 26
4. 1.1. Diện tích và hiệu quả của mơ hình rừng trồng Cao su tại Nghĩa Hồng. ...................... 26
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mơ hình rừng trồng Cao su .............................. 30
4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của mơ hình rừng trồng Cao su tại khu vực nghiên
cứu. ........................................................................................................................................... 31
iii


4.4. Đề xuất giải pháp nâng hiệu quả của mô hình rừng trồng Cao su tại xã Nghĩa Hồng,
Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An. ........................................................................................... 36
4.4.1. Giải pháp quản lý ........................................................................................................... 37
4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình ........................................................................... 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 40

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sản xuất Cao su thiên nhiên của 6 nước Châu Á năm 2017 ................ 9
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất Cao su theo vùng tại Việt Nam,
2015 – 2017 ......................................................................................................... 11
Bảng 1.3. Sản lượng và năng suất Cao su của Việt Nam.................................... 13
Bảng 4.1. Diện tích rừng trồng Cao su tại xã Nghĩa Hồng ................................. 26
Bảng 4.2. Năng suất mủ của cây Cao su tại KVNC ........................................... 26
Bảng 4.3. Tỷ lệ người dân được phỏng vấn trồng Cao su .................................. 27

Bảng 4.4. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ở các OTC ............................ 28
Bảng 4.5. Đặc điểm cây bụi thảm tươi ở các OTC ............................................. 29
Bảng 4.6. Độ tàn che, che phủ cây bụi thảm tươi, thảm mục ở các OTC ........... 30
Bảng 4.7. Ý kiến của người dân về hiệu quả kinh tế xã hội của mơ hình rừng
trồng Cao su......................................................................................................... 32
Bảng 4.8: Tình hình việc làm trước và sau khi có mơ hình ................................ 33
Bảng 4.9 Tỉ lệ tệ nạn xã hội trước và sau khi có mơ hình .................................. 34

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Diện tích thu hoạch và sản lượng Cao su trên thế giới .......................... 7
Hình 1.2. Diện tích các vùng trồng Cao su trên thế giới năm 2016...................... 7
Hình 1.3. Cung cầu Cao su thiên nhiên thế giới (triệu tấn) .................................. 8
Hình 1.4. Năng suất bình quân của cây Cao su trên thế giới, 1980 – 2016
(kg/ha/năm) ........................................................................................................... 9
Hình 1.5. Diện tích cây Cao su tại Việt Nam, 1980 – 2017 (ha) ........................ 12
Hình 1.6. Sản lượng Cao su thiên nhiên của Việt Nam, 1980 – 2017 (tấn) ....... 13
Hình 1.7. Năng suất Cao su thiên nhiên của Việt Nam, 1980 – 2017
(tấn/ha/năm)......................................................................................................... 13
Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm ...................... 21
Hình 4.1. Biểu đồ một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ở các OTC ............... 28
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện chiều cao của cây bụi và độ che phủ thảm tươi ....... 29
Hình 4.3. Độ tàn che, che phủ cây bụi thảm tươi, thảm mục ở các OTC ........... 30
Hình 4.4: Nhận thức của người dân về vai trị của rừng ..................................... 31
Hình 4.5: Mức sống của người dân địa phương .................................................. 34
Hình 4.6: Mức độ sử dụng phân bón của người dân ........................................... 35
Hình 4.7 Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân ........................ 36


vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây
cao su cung cấp mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. lần đầu tiên được ông
Alexande Yersin đưa vào Việt Nam trồng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương và Suối
Dầu, Nha Trang năm 1897, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cao su ngày càng
khẳng định vai trị của mình trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, góp phần cải
thiện môi trường sinh thái ( Lê Công Nam, 2017)
Cao su đã trở thành 1 trong 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất
(năm 2011 đạt 2,9 tỷ đơ la Mỹ), đứng vị trí thứ 3 giá trị kim ngạch xuất khẩu trong
ngành nông nghiệp sau các sản phẩm gỗ và gạo, Việt Nam đang là nước đứng vị
trí thứ 3 về sản lượng và thứ 3 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới ( Báo
cáo thống kê giai đoạn 1996 - 2015 và Bản tin thị trường và xúc tiến thương mại
nông sản, Hà Nội)
Việt Nam có nhiều vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương
đối thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ
cao su đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và là nguồn thu nhập
chính ổn địnhcho người nơng dân.
Tính đến cuối năm 2016, diện tích cây Cao su trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ
An là 11.365ha. Mới đây tại Quyết định 6665/QĐ-UBND, UBND tỉnh Nghệ
An đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây Cao su đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 là 17.000ha. Về diện tích trồng mới, năm 2020 là
5.635ha

( />
nghe -an-trong-them-5635ha-cao-su).
Xã Nghĩa Hồng có diện tích 16,31 km², nằm ở phía Tây Bắc của huyện

Nghĩa Đàn với nền kinh tế chủ lực là sản xuất nông nghiệp (vi.wikipedia.org,
2022). Đây cũng là vùng trọng tâm chủ yếu phát triển ổn định chuyên canh cây
công – nông nghiệp như: Cao su, cam, cà phê, lúa, mía… Bên cạnh đó, trên địa

1


bàn xã hiện nay đã có nhiều hộ gia đình chủ động thử nghiệm các mơ hình trồng
trọt mới, đem lại kết quả khả quan.Do vậy việc đánh giá tính hiệu quả của mơ
hình trồng Cao su tại đây là một nhiệm vụ có tính quyết định quan trọng cịn cho
sự phát triển kinh tế xã hội của địa bàn. Để phát huy lợi thế về đất đai, bảo đảm
phát triển Cao su bền vững, có căn cứ áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công
nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản
phẩm trên thị trường thì việc có một nghiên cứu tổng thể về phát triển cây Cao su
ở Nghĩa Hồng là hết sức cấp thiết
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
khóa luận “Đánh giá thực trạng rừng trồng Cao su và đề xuất giải pháp tại xã
Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”. với mong muốn góp phần đẩy
mạnh phát triển cây Cao su trên địa bàn nghiên cứu

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU
Đặc điểm sinh học
Cây Cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiacea, có nguồn gốc từ Brazil. Thân cây có thể cao đến 30 m, rễ ăn sâu 35m nếu đất tốt rễ có thể ăn sâu tới 10m. Lá Cao su là lá kép lông chim. Hoa Cao
su là loại hoa đơn tính, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thụ phấn chéo do hoa
đực nở sớm hơn hoa cái. Quả nang gồm ba buồng mỗi buồng có một hạt. (1)

Khi cắt ngang thân cây có thể thấy rõ ràng 3 phần là gỗ, vỏ và tượng tầng.
Mủ Cao su chỉ thấy xuất hiện nhiều trong phần vỏ nên vỏ sẽ được xem xét chi tiết
hơn các phần khác.
Đặc điểm sinh thái của cây Cao su
Đất đai: Cây Cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng
nhiệt đới ẩm, Cây Cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp:
dưới 200m.
Độ dốc: Cây Cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%.
Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói
mịn.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây Cao su là 2m, tuy nhiên
trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 -2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong
đất thích hợp cho cây Cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây Cao su
là 3,5 - 7,0.
Khí hậu Nhiệt độ: Cây Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh
trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối thích
là 26-28oC
Lượng mưa và ẩm độ: Cây Cao su thường được trồng trong những vùng có
lượng mưa 1800- 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 - 150ngày/năm.

3


Khả năng chịu hạn: Cây Cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây
công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,…
Khả năng chịu úng: Cây cây Cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt.
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu
bị ngập sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số cịn lại tăng
trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
Gió: Gió nhẹ 1-2m/s có lợi cho cây Cao su vì gió giúp cho vườn cây thơng

thống, hạn chế được bệnh và giúp vỏ cây mau khô sau khi mưa.
Giờ chiếu sáng, sương mù: Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường
độ quang hợp của cây và như thế sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất
mủ của cây.
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây Cao su
Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây Cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngồi
khai thác mủ, thân cây cịn là ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến gỗ, đồng thời
có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán
rừng,vv...
Giá trị về môi trường, sinh thái. Cây Cao su trồng tập trung có khả năng
giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mịn và có giá trị cảnh
quan sinh thái du lịch.
Nhưng quan trọng nhất là vai trò xuất khẩu của sản phẩm cây Cao su. Ngành
Cao su đã và đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam, góp phần bảo đảm cân đối vĩ mô cho phát triển kinh tế.
1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
1.2.1. Nội dung phát triển cây Cao su
Phát triển cây Cao su là một phần của phát triển nông nghiệp. Từ quan điểm
chung về phát triển kinh tế và các mơ hình lý thuyết phát triển nơng nghiệp có thể
thấy phát triển Cao su là q trình vận động đi lên khơng ngừng theo hướng ngày

4


càng hoàn thiện hơn, cả về phân bổ khai thác nguồn lực, tổ chức sản xuất, năng
suất để sản lượng có thể gia tăng và duy trì ở mức tiềm năng.
Nội dung phát triển cây Cao su bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất
lượng.
- Sự phát triển về mặt lượng trong sản xuất Cao su là việc làm gia tăng khối

lượng sản phẩm Cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất Cao su, gia tăng
sản hượng hàng hóa Cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ... điều đó được thực hiện
thơng qua sự gia tăng các yếu tố đầu vào như: gia tăng quy mơ diện tích cây trồng
(thơng qua khai hoang, phục hóa)
- Sự phát triển sản xuất Cao su về mặt chất là nâng cao hiệu quả của hoạt
động sản xuất Cao su và gia tăng sự đóng góp sản xuất Cao su cho kinh tế xã hội
của địa phương.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cây Cao su
Gia tăng diện tích và sản lượng cây Cao su
Gia tăng về năng suất và chất lượng sản phẩm cây Cao su
Huy động và sử dụng nguồn lực phát triển Cao su
Trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất Cao su
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây Cao su
Sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc phát triển cây Cao su
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây Cao su
1.3.1. Các chính sách của chính quyền về phát triển cây Cao su
1.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.3. Điều kiện tự nhiên
Đất đai và điều kiện khí hậu là hai yếu tố tự nhiên cơ bản có ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây Cao su.
1.4. Thực trạng phát triển cây Cao su
1.4.1. Thế giới

5


Sự hình thành và phát triển của ngành Cao su Việt Nam, đặc biệt trong 10
– 15 năm gần đây, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt phải kể đến
sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ Cao su thiên nhiên của thị trường thế giới. Tương tự

một số ngành khác như ngành gỗ, cà phê, tiêu, trọng tâm của ngành Cao su của
Việt Nam là xuất khẩu. Hiện nay, 81 – 83% sản lượng Cao su thiên nhiên của Việt
Nam được xuất khẩu (VRA, 2018a).
Lượng cung Cao su thiên nhiên từ các quốc gia cho thị trường thế giới liên
tục tăng trong giai đoạn 2013 – 2017 (Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2018b). Cụ thể,
cung Cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2017 đạt 13,45 triệu tấn, tăng trên 1,1 triệu
tấn so với lượng cung năm 2016. Tiêu thụ thế giới về Cao su thiên nhiên cũng
tăng nhưng chậm hơn trong cùng giai đoạn: Năm 2017 đạt gần 12,86 triệu tấn,
tăng từ 11,74 triệu tấn năm 2015 và 11,37 triệu tấn năm 2013, nhưng thấp hơn
nguồn cung năm 2017. Cân đối cung-cầu trên thế giới cho thấy cung hiện vẫn lớn
hơn cầu, do đó, đã tạo áp lực lên giá trong nhiều năm qua, kể từ năm 2013 đến
nay.
Trong giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng (2008 – 2010), nhu cầu Cao
su thiên nhiên giảm sâu (International Rubber Study Group - IRSG, 2018). Cầu
về Cao su thiên nhiên sau đó tăng cao, chủ yếu là do các chính sách kích cầu của
nhiều nước với kỳ vọng nền kinh tế sẽ được phục hồi trở lại. Cầu tăng nhanh trong
lúc nguồn cung không đáp ứng kịp thời đã đẩy giá Cao su thiên nhiên tăng đột
biến vào năm 2011, làm lợi nhuận từ cây Cao su vượt trội so với một số cây trồng
khác, tạo động lực mở rộng diện tích trồng Cao su nhanh chóng tại nhiều quốc
gia, đặc biệt một số nước khu vực Châu Á (Hình 1.1 và 1.2). Từ năm 2012 đến
nay, hầu hết các chính phủ chính sách kích cầu ngưng hoặc giảm, nền kinh tế thế
giới phục hồi dần nhưng với tốc độ chậm, khiến cho nhu cầu tuy tăng dần nhưng
tốc độ chỉ khoảng 3 – 4%/ năm. Trong khi đó, giá cao đã tạo động lực thâm canh,
tăng cường độ khai thác làm sản lượng Cao su thiên nhiên tăng nhanh và vượt nhu
cầu từ những năm 2011 – 2013. Bên cạnh đó, các diện tích Cao su trồng những
năm 2010 – 2011 sau 6 – 7 năm trồng đã bắt đầu cho thu mủ càng làm tăng cung
trên thị trường (Hình 2). Cung lớn hơn cầu dẫn tới tồn kho tăng, đẩy giá xuất khẩu
6



giảm. Xu hướng cung – cầu thị trường hiện nay cho thấy nếu các quốc gia sản
xuất khơng có giải pháp cân đối lại cung cầu, giá Cao su thiên nhiên sẽ khơng có
cơ hội phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Hình 1.1 Diện tích thu hoạch và sản lượng Cao su trên thế giới
Nguồn: FAO ( />
Hình 1.2. Diện tích các vùng trồng Cao su trên thế giới năm 2016
Nguồn: FAO ( />Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (trích từ Báo cáo của Tập đoàn Cao su
2017) cho thấy xu hướng cung-cầu thế giới về Cao su thiên nhiên có đặc điểm
sau:
- Nguồn cung Cao su trên thế giới sẽ giảm, do các quốc gia có nguồn cung

Cao su lớn đã có chính sách hạn chế sản lượng

7


- Các quốc gia sản xuất Cao su hợp tác quản lý nguồn cung để cân đối với

thị trường
- Ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc phục hồi, làm tăng cầu tiêu thụ Cao

su
- Lượng Cao su tồn kho trên thế giới đang trong xu hướng giảm

Theo IRSG (2018), do cung Cao su thiên nhiên vượt cầu quá lớn trong các
năm 2011 – 2013 gây ra tồn kho tích lũy ở mức cao. Trong bối cảnh này, nhiều
quốc gia cung Cao su thiên nhiên đã đưa ra giải pháp cân đối cung cầu trong năm
2014 – 2016, thông qua các biện pháp / cơ chế làm giảm nguồn cung. Tuy nhiên,
dư cung đã trở lại năm 2017; theo một số dự báo, cung sẽ tiếp tục vượt cầu năm

2018 (Hình 1.3). Điều này tạo áp lực làm giá Cao su khó phục hồi nếu khơng có
giải pháp kiểm sốt nguồn cung, tránh tăng nguồn tồn kho tích lũy.

Hình 1.3. Cung cầu Cao su thiên nhiên thế giới (triệu tấn)
(Global Rubber Market Trend Analysis: Prospects and Challenges. Global
Rubber Conference 2018, Sihanoukville, Cambodia, IRSG, 5 – 7 April 2018)
Tại Châu Á, các nước dẫn đầu về sản lượng Cao su bao gồm Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Năm 2016, nguồn cung
từ 6 quốc gia này năm chiếm 86,6% tổng sản lượng Cao su toàn cầu (Bảng 1.1).

8


Bảng 1.1. Sản xuất Cao su thiên nhiên của 6 nước Châu Á năm 2017

Quốc gia

Tổng diện
tích
(ngàn ha)

Diện tích
thu
Năng suất
hoạch
(kg/ha/năm)
(ngàn ha)
3.075,5
1.440


Sản
lượng
(ngàn
tấn)
4.429

Tỷ trọng (%
trong tổng sản
lượng thế
giới)
33,2

Thái Lan

3.658,2

Indonesia

3.659,0

3.054,0

1.188

3.629

27,2

Việt Nam


971,6

649,0

1.674

1.087

8,1

1.176
1.081,9

744,0
5311,0

1.118
1.420

798
740

6,0
5,5

822,0

479,0

1.489


713

5,3

Trung Quốc
Malaysia
Ấn Độ

(Báo cáo Cao su Châu Á, 2017)
Trước năm 2012, giá Cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng cao,
tạo động lực cho việc thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, khi giá thị trường thế
giới giảm, lợi ích kinh tế của việc trồng Cao su giảm, người trồng không đầu tư
vào thâm canh, từ đó làm cho năng suất bình qn trên 1 đơn vị diện tích giảm
(Hình 1.4).

Hình 1.4. Năng suất bình quân của cây Cao su trên thế giới,
1980 – 2016 (kg/ha/năm)
( FAO)

9


1.4.2. Phát triển ngành Cao su ở Việt Nam
Với trên 80% Cao su thiên nhiên của Việt Nam được xuất khẩu, sự phát
triển của ngành Cao su cho đến nay chịu tác động rất lớn từ thị trường xuất khẩu,
đặc biệt từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ 60 – 70% tổng lượng Cao su thiên nhiên
xuất khẩu của Việt Nam.
Cây Cao su được người Pháp mang đến Việt Nam từ năm 1897, với diện
tích trồng chủ yếu ở các tỉnh Đơng Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình

Phước, Tây Ninh (Nguyễn Thị Huệ, 2006). Từ năm 1955, một số doanh nghiệp
và tiểu điền Việt Nam đã đầu tư trồng Cao su ở miền Nam, sau đó là Tây Nguyên.
Đến cuối năm 1960, tổng diện tích Cao su tại Việt Nam đạt 142.000 ha và sản
lượng khoảng 79.650 tấn (Nguyễn Thị Huệ, 2006).
Trong giai đoạn 1958 – 1963, cây Cao su được trồng ở các tỉnh như Quảng
Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, chủ yếu bằng nguồn giống từ
Trung Quốc. Diện tích canh tác tại các tỉnh này trong những năm này đạt khoảng
6.000 ha và giảm dần trong giai đoạn chiến tranh, còn khoảng 4.500 ha năm 1975
(Trần Thị Thúy Hoa, 1993).
Nhận thức được tầm quan trọng của cây Cao su đối với phát triển kinh tế,
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm mở rộng diện tích Cao su. Bảng
2 tóm tắt các chính sách cơ bản của Nhà nước có liên quan đến phát triển Cao su
tại Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay. Nhìn chung, các chính sách này đều đi theo
hướng khuyến khích mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng
cao của thị trường xuất khẩu. Các chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất vào
những năm cuối của thập kỷ 2010 cho phép mở rộng quỹ đất trồng Cao su trên
các diện tích đất lâm nghiệp, đẩy diện tích sản xuất tăng nhanh. Diện tích mở rộng
nhanh cịn có ngun nhân Cao su phát triển tự phát, đặc biệt là Cao su tiểu điền.
Điều này dẫn đến diện tích Cao su của cả nước vượt xa so với quy hoạch. Mở
rộng diện tích trồng Cao su tại một số địa phương, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên
gây tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng (Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị,
2013).
10


Đến năm 2017, diện tích cây Cao su tại Việt Nam đạt khoảng 969.700 ha,
giảm 3.800 ha so với diện tích năm 2016 (973.500 ha) và giảm 15.900 ha so với
diện tích của năm 2015 (985.600 ha). Năm 2017, sản lượng Cao su của cả nước
đạt 1.094.500 tấn. Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về sản
xuất Cao su thiên nhiên.

Bảng 1.2 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng của cây Cao su ở Việt
Nam, phân bố theo các vùng khác nhau. Dữ liệu của bảng cho thấy các diện tích
Cao su hiện tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất Cao su theo vùng
tại Việt Nam, 2015 – 2017
Diện tích
(ngàn ha)

Vùng trồng
2015

2016

Sản lượng
(ngàn tấn)

Diện tích thu hoạch
(ngàn ha)
2017

2015

Năng suất (kg/ha)

2016

2017

2015


2016

2017 2015

2016

2017

Miền Nam (chủ
yếu Đông Nam
Bộ)

546,1

543,0 548,9

395,4 404,2

417,2

728,8

748,0

777,2 1843

1850

1863


Tây Nguyên

258,9

252,9 249,0

135,2 140,2

152,5

193,8

193,7

215,4 1433

1382

1412

Miền Trung

150,0

147,1 141,5

73,7

76,9


80,9

90,1

93,6

100,0 1223

1218

1237

Miền Bắc

30,6

30,5

0,0

0,1

2,6

0,001

0,04

1,9


600

732

985,6

973,5 969,7

653,2

1.012,7 1.035,3 1094,5 1 676

1.666

1.676

Tổng cộng

30,3

604,3 621,4

121

( Thông tin chuyên đề Cao su tập 08/2018, Hiệp hội Cao su Việt Nam – Phát triển cây Cao su
tại Việt Nam đến năm 2017, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn các tỉnh; Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2017)

Ghi chú:
- Miền Nam gồm 6 tỉnh thành có trồng Cao su: Bình Phước, Bình Dương,

Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. HCM.
- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh có trồng Cao su: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng .

11


- Miền Trung gồm 13 tỉnh có trồng Cao su: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Miền Bắc gồm 6 tỉnh có trồng Cao su: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.
-

(Tổng cục Thống kê các năm, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp, 2017)

Hình 1.5. Diện tích cây Cao su tại Việt Nam, 1980 – 2017 (ha)
Sản lượng Cao su Việt Nam đã tăng nhanh theo đà tăng diện tích. Do giống
cải tiến và kỹ thuật tiến bộ, năng suất cũng tăng liên tục từ sau năm 1980, ở mức
khoảng 700 kg/ha/năm vào những năm 1980 lên bình quân 1.700 kg/ha/năm trong
giai đoạn 2009 – 2017. Hiện Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu
về năng suất ở châu Á. Bình quân sản lượng tăng trưởng đạt 9,5%/năm trong
những thập kỷ vừa qua, từ 41.100 tấn năm 1980 lên 1.094.500 tấn năm 2017, tăng
26,6 lần. Với con số sản lượng này, Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới
về cung Cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng Cao su thế giới,
chỉ sau Thái Lan (33,2% thị phần thế giới) và Indonesia (27,2%) (Association of
Natural Rubber Producing Countries, ANRPC 2018). Bảng 1.3 chỉ ra năng suất
và sản lượng Cao su của Việt Nam trong những năm vừa qua.

12



Bảng 1.3. Sản lượng và năng suất Cao su của Việt Nam
Năm

Sản lượng (tấn)

Năng suất (kg/ha)

2007

605.800

1.603

2008

660.000

1.654

2009

711.300

1.698

2010

751.700


1.712

2011

789.300

1.716

2012

877.100

1.720

2013

946.900

1.728

2014

966.600

1.696

2015

1.012.700


1.676

2016

1.035.300

1.666

2017

1.094.500
1.676
( Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp, 2018)

Hình 1.6 và 1.7 thể hiện diễn biến về sản lượng và năng suất Cao su
của Việt Nam trong 3 thập kỷ gần đây.

Hình 1.6. Sản lượng Cao su thiên nhiên
của Việt Nam, 1980 – 2017 (tấn)

Hình 1.7. Năng suất Cao su thiên nhiên
của
Việt Nam, 1980 – 2017 (tấn/ha/năm)

(Cục Thống kê, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp, 2018)

Trên 67% diện tích Cao su hiện nay ở Việt Nam là diện tích đang cho thu
hoạch mủ. Do đó, dù tổng diện tích và năng suất giảm nhẹ, sản lượng Cao su vẫn
tiếp tục tăng.

1.5. Hiệu quả của mơ hình trồng rừng Cao su ở Việt Nam
Cây Cao su là cây đa mục tiêu, là cây công nghiệp dài ngày đưa lại giá trị
kinh tế khai thác liên tục 25-30 năm. Sau khi thu hoạch hết khối lượng mủ trong

13


thân cây, chủ đầu tư sẽ đưa vào khai thác chế biến ra các sản phẩm mộc dân dụng
và xuất khẩu. Bình quân mỗi ha khai thác thu nhập trên 300 triệu đồng, sau đó tái
canh trồng mới trở lại, phát triển theo chu kỳ. Nói về giá trị kinh tế sản lượng mủ
Cao su liên tục tăng với tốc độ trung bình 6,2 %/năm.
Năm 2015 sản lượng Cao su đạt 1.017 ngàn tấn, tăng 339,2 ngàn tấn so với
năm 2009. Năm 2014- 2015 sản lượng mủ Cao su Việt Nam đã vượt qua các nước
Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, vươn lên vị trí thứ 3 về sản lượng mủ khai thác,
chiếm gần 11% sản lượng Cao su thiên nhiên tồn cầu. Ngồi xuất khẩu mủ Cao
su khơ, nhiều thành phần kinh tế đã tham gia chế biến nguyên liệu Cao su.
Được biết, hiện nay cả nước có 238 doanh nghiệp chế biến mủ Cao su, công
suất đạt gần 1,2 triệu tấn/năm, riêng Tập đồn CNCSVN hiện có 44 nhà máy, xí
nghiệp chế biến mủ Cao su, với cơng suất thiết kế 433 ngàn tấn/năm, chiếm 36,1%
công suất các cơ sở chế biến mủ Cao su. Tổng công suất của các cơ sở chế biến
hiện nay vượt sản lượng Cao su hàng năm từ 15- 20%.
Tuy nhiên do khơng có quy hoạch cơ sở chế biến Cao su, việc xây dựng
nhà máy chưa gắn vùng nguyên liệu nên nhiều cơ sở tư nhân xây dựng tự phát
dẫn đến tranh mua bán nguyên liệu mủ, gây mất an ninh trật tự xã hội và làm lãng
phí trong đầu tư, đồng thời khó kiểm sốt được chất lượng mủ thu mua, lẫn nhiều
tạp chất lạ, dẫn đến sản phẩm Cao su sơ chế giảm chất lượng, ảnh hưởng uy tín
trên thị trường xuất khẩu, kèm theo giá Cao su xuất khẩu của Việt Nam thường
thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia từ 15-20% với cùng
chủng loại.
Hàng năm Tập đồn cơng nghiệp Cao su Việt Nam chế biến được từ 300 330 nghìn tấn mủ các loại, trong đó chiếm hơn 70% là sản lượng Cao su của Tập

đoàn, còn lại gần 30% sản lượng là thu mua của Cao su tiểu điền. Chủng loại sản
phẩm chế biến khá phong phú, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và một phần tiêu thụ
trong nước. - Công nghệ chế biến chủ yếu là sản xuất trong nước đáp ứng khá tốt
sơ chế nguyên liệu xuất khẩu thô với 92% là vốn đầu tư trong nước, chỉ có 8%
vốn đầu tư 6 nước ngoài bao gồm chủ yếu xuất sang Trung Quốc nên lệ thuộc
nhiều vào thị trường Trung Quốc.

14


Trong khi nhu cầu phổ biến của thế giới là loại sản phẩm RVR 10,20 nhưng
chiếm 60 - 65% sản lượng tiêu thụ Cao su thiên nhiên thế giới, nhưng các cơ sở
chế biến của ta chưa quan tâm đúng mức nên sản phẩm này của Việt Nam chiếm
tỷ lệ thấp (gần 20%)
Giá trị kinh tế đến việc làm
Theo báo cáo của Tập đoàn CNCSVN, sau khi hết thời kỳ khai thác mủ, số
diện tích Cao su này được thanh lý trở thành rừng gỗ quý đưa vào khai thác chế
biến SX đồ mộc dân dụng, xuất khẩu chế biến gỗ ván ép, gỗ MDF. Hiện nay Tập
đồn có 13 nhà máy chế biến gỗ, cơng suất trên 200 nghìn m3 gỗ phôi/năm, sử
dụng hơn 7 ngàn ha Cao su thanh lý hàng năm.
Điển hình như nhà máy chế biến gỗ Cao su ở tỉnh Gia Lai công suất 9 ngàn
m3 phơi/năm, tỉnh Quảng Trị có 2 nhà máy, cơng suất đạt 120 nghìn m3 gỗ
MDF/năm, tỉnh Bình Phước có nhà máy MDF công suất lớn lên tới 400 ngàn
tấn/năm, được lắp ráp bởi công nghệ Hàn Quốc, đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu. Tổng doanh thu của nhà máy đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Đánh giá của một số chuyên gia kinh tế chuyên nghiên cứu về cây Cao su
cho biết, phát triển cây Cao su không chỉ đơn thuần kinh doanh khai thác nhựa
mà khi dự án trồng Cao su được thực hiện thì kéo theo cả một toa ngành nghề, tạo
việc làm cho hàng vạn công nhân lao động như trung tâm kỹ thuật về sản xuất
giống giống, dịch vụ phân bón Phân bón, dịch vụ tiêu thụ mủ Cao su cho các đại

lý thu gom.
Nói về lao động, ngành Cao su tăng liên tục trong những năm qua nên lao
động hiện tại số lao động trực tiếp 0,5 triệu người. Đối tượng lao động ngày càng
được mở rộng không chỉ là các hộ lao động người Kinh mà có cả lao động là đồng
bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng sa như ở 8 vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung
Bộ, vùng núi phía Bắc, riêng lao động người địa phương làm cơng nhân cho VGR
có trên 40 ngàn lao động. Đời sống của người lao động ngành Cao su trong nhiều
năm qua có mức thu nhập khá cao trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, ổn định
trong nhiều năm, hơn hẳn so với một số cây trồng nông nghiệp khác.

15


CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy
những ưu điểm của mô hình rừng trồng Cao su từ đó phát triển, nhân rộng mơ
hình tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng của mơ hình rừng trồng Cao su tại KVNC.
- Đề xuất được giải pháp nhân rộng mơ hình rừng trồng Cao su tại khu vực
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Mơ hình rừng trồng Cao su tại xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Đàn, Nghệ An.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng mơ hình rừng trồng Cao su chủ yếu dựa
trên kết quả điều tra phỏng vấn và đánh giá một số ơ tiêu chuẩn điển hình

tại khu vực.
- Thời gian nghiên cứu: 01/03/2021- 15/04/2022
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để hoàn thành tốt các mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội
dung sau
- Đánh giá thực trạng mơ hình rừng trồng Cao su tại xã Nghĩa Hồng, Huyện
Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mơ hình rừng trồng Cao su
- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của mơ hình rừng trồng Cao su tại
khu vực nghiên cứu.

16


- Đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế và phát huy các điểm mạnh của
mơ hình rừng trồng Cao su tại khu vực.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Phương pháp thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan tới hiện
trạng sử dụng đất trồng Cao su trên địa bàn xã Nghĩa Hồng được cập nhập qua
các thời kỳ và trong năm, về các tài liệu có liên quan. .
+ Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp của xã, đặc
biệt là hiện trạng rừng trồng Cao su tại địa phương.
Ngoài ra thu thập, đọc, chọn lọc tài liệu từ các nguồn như: báo cáo hiện
trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn qua các năm, các kết quả được cơng bố
của các cơng trình nghiên cứu, trên báo trí truyền thơng- mạng xã hội; Tham khảo
các khóa luận tốt nghiệp trước đó…Ngồi ra cịn có các tài liệu trong giáo trình
học ở lớp, của GVHD. Tất cả được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông
tin dữ liệu cần thiết cho đề tài.
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông của xã và người dân xung quanh khu
vực. Trong đó sẽ gồm 40 phiếu cho các hộ dân, 5 phiếu cho cán bộ xã, 5 phiếu
cho cán bộ Lâm nghiệp. Tổng sẽ có 50 phiếu.
+ Gặp gỡ trao đổi thơng tin với cán bộ phịng ban của xã, huyện về tình
hình trồng và khai thác Cao su tại đây, hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của mô hình
rừng trồng Cao su tại khu vực.
+ Tập quán canh tác, mức độ ưu tiên lựa chọn cây Cao su hiện nay. Từ đó
xác định được những thuận lợi, khó khăn trong việc trồng cây Cao su và đề xuất
các giải pháp phù hợp.
Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày cụ thể trong phụ biểu 01.
2.5.3. Phương pháp điều tra ngồi thực địa
Điều tra thực địa về mơ hình rừng trồng Cao su trong địa bàn.

17


Lập 5 OTC rừng trồng Cao su tại khu vực nghiên cứu đã khảo sát trước, diện tích
mỗi ơ là 500m2 (20m x 25m). Sử dụng thước dây và cọc đánh dấu để lập OTC:
khép góc theo phương pháp pitago với sai số cho phép 1/200,trong mỗi OTC, xác
mật độ, độ tàn che, và điều tra sinh trưởng của các lồi cây có D1,3>6cm với các
chỉ tiêu: Đường kính ngang ngực (D1,3) chiều cao vút ngọn (Hvn) đường kính
tán (Dt) chiều cao dưới cành (Hdc), đồng thời tiến hành điều tra tình hình tái sinh
và sinh trưởng của lớp thảm tươi,cây bụi trên OTC có diện tích 4m2
Mẫu biểu 01. Biểu điều tra một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
Ngày điều tra:

Số hiệu OTC:
Địa điểm:

Trạng thái rừng:

Hᵥₙ 𝐇𝐝𝐜
(m) (m)

STT Tên cây

𝐃𝐭
(m)

𝐃𝟏.𝟑
(cm)

Chất lượng (%)
Tốt
TB
Xấu

1
2
Mẫu biểu 02. Biểu điều tra cây tái sinh
Số hiệu OTC: số
Ngày điều tra:
Địa điểm:
Số cây tái sinh
ODB STT

Tên cây

H<50
Cm


1
2
3

18

H=50 100
(cm)

H>
100
(cm)

Sinh trưởng
T

TB

X


×