Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật xã xuân lộc, huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT XÃ XUÂN LỘC
HUYỆN THƯỜNG XUÂN TỈNH THANH HÓA

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MÃ SỐ: 7908532

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Vương Duy Hưng

Sinh viên thực hiện

: Vi Huyền Trang

Mã sinh viên

: 1653020737

Lớp

: K61 - QLTNTN

Khóa học


: 2016-2020

Hà nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đồn bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Hà Nội, ngày ……. tháng……. năm 2020
Tác giả

Vi Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật xã Xuân Lộc huyện Thường
Xuân tỉnh Thanh Hóa” là nội dung tôi chọn làm luận văn tốt nghiệp sau 4 năm
theo học chuyên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên tại trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam.
Để hoàn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu
tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Thầy TS. Vương Duy Hưng
thuộc Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại học Lâm
nghiệp. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và hồn thiện luận văn này. Ngồi ra tơi xin cảm ơn các thầy, cơ các anh chị
có kinh nghiệm đã có những đóng góp vơ cùng q báu cho luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn tới lãnh đạo người dân địa phương tại xã Xuân Lộc,
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình cộng tác cung cấp số liệu, tư

liệu liên qua tới đề tài trong quá trình nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường, Trường Đại học Lâm Nghiệp, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại
Khoa đã tạo điều kiện và thời gian cho tơi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè thân thiết đã ln ủng hộ tơi, động viên tơi
để có thể hoàn thành tốt bài luận văn này.
Xin chân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Vi Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 5
1.3. Tại khu vực huyện Thường Xuân .................................................................. 8
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 11

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 11
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11
2.4.1. Phương pháp xây dựng danh lục thực vật ................................................. 11
2.4.2. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật................................. 17
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật ................................ 18
2.4.4. Phương pháp xác định các tác động đến hệ thực vật ................................ 20
2.4.4. Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật .................... 21
CHƯƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI .......................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 22
3.1.2. Địa hình, địa mạo của xã ........................................................................... 22
iii


3.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 23
3.1.4. Hệ thống nước và thủy văn ....................................................................... 23
3.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................. 23
3.1.6. Thảm thực vật và đa dạng sinh học........................................................... 24
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 24
3.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 24
3.2.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội .......................................................... 25
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 27
4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ........................... 27
4.1.1. Danh lục thực vật ...................................................................................... 27
4.1.2. Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ...................................................... 27
4.1.3. Các loài nguy cấp quý hiếm tại khu vực nghiên cứu ................................ 36
4.1.4. Các lồi có ích tại khu vực nghiên cứu ..................................................... 36

4.2. Dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ..................................... 44
4.2.1. Phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu ..................................................... 44
4.2.2. So sánh với phổ dạng sống với các khu vực khác .................................... 46
4.3. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu .................... 47
4.3.1. Các tác động tích cực ................................................................................ 47
4.3.2. Tác động tiêu cực ...................................................................................... 49
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật tại xã Xuân Lộc .................. 49
4.4.1. Nhóm giải pháp về kĩ thuật ....................................................................... 49
4.4.2. Nhóm giải pháp về mặt xã hội .................................................................. 50
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ............................................................ 54
Kết luận ............................................................................................................... 54
Tồn tại.................................................................................................................. 55
Kiến nghị ............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................. 4
Phụ lục 01. Danh lục thực vật khu vực nghiên cứu .............................................. 4
Phụ lục 02. Hình ảnh tiêu bản các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu ............ 22

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa

ĐHLN

Đại học Lâm nghiệp Việt Nam


ITM

Viện Y học cổ truyền

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên

IUCN RL

IUCN Red List: Danh lục đỏ của IUCN

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NXB

Nhà xuất bản

SCN

Sau cơng ngun


STT

Số thứ tự

TCN

Trước công nguyên

VQG

Vườn Quốc gia

VQG-KBT

Vườn Quốc gia – Khu bảo tồn

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ..... 27
Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn ................................... 29
Bảng 4.3. Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu .... 30
Bảng 4.4. Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu .......... 32
Bảng 4.5. Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu .............. 33
Bảng 4.6. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại khu vực ............. 36
Bảng 4.8. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên .......... 45
Bảng 4.9. So sánh phổ dạng sống KVNC với các VQG-KBT của Việt Nam .... 47
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. So sánh hai lớp Ngọc lan và Loa kèn tại khu vực nghiên cứu ....... 29

Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật ........................... 31
Biểu đồ 4.3. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật rừng xã Xuân Lộc ............... 32
Biểu đồ 4.4. Các nhóm cơng dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ....... 37
Biểu đồ 4.5. Các dạng sống chính của hệ thực vật tại KVNC ............................ 45
Biểu đồ 4.6. Các kiểu dạng sống của nhóm cây có chồi trên ............................. 46
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ dạng sống tại xã Xuân Lộc với các VQG – KBTTN ............ 47

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia và là lá phổi
xanh của trái đất, rừng giữ vai trò quan trọng đối với sinh vật nói chung và con
người nói riêng. Nó khơng chỉ có chức năng cung cấp những lâm sản phục vụ
đời sống con người mà cịn có chức năng bảo vệ môi trường sinh thái, là nơi lưu
trữ các nguồn gen động thực vật để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và
bảo tồn, đồng thời tham gia vào q trình giữ đất, giữ nước, điều hịa khơng khí
cải thiện môi trường. Rừng nước ta là rừng nhiệt đới nên rất đa dạng và phong
phú, cho đến nay về thực vật đã ghi nhận 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 2.524 chi của 378 họ. Về động vật ghi nhận 289 loài thú, 828 loài chim,
258 loài bị sát, 82 lồi lưỡng cư và 1.340 lồi cơn trùng. Phần lớn người dân ở
các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa là đồng bào các dân tộc thiểu số từ lâu
sinh sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Ngoài khai thác gỗ để xây
dựng nhà cửa thì con người sử dụng rất nhiều lồi thực vật khác phục vụ nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, tốc
độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, áp lực về lương thực, thực phẩm ngày càng
lớn khiến cho tình trạng chặt phá rừng diễn ra ngày càng gay gắt, tài nguyên
rừng bị suy thoái nghiêm trọng, chất lượng rừng (nhất là các khu rừng đặc dụng)
giảm sút và xuống cấp đáng báo động, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng. Một điều là lâu nay nói đến bảo tồn tài nguyên rừng người ta thường

quan tâm đến những nguồn gen cây gỗ hay một số loài động thực vật q hiếm,
đặc hữu nào đó hay là tồn bộ hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng, cho một
khu vực mà chưa quan tâm đến những lồi thực vật khơng mang đến lợi ích
trước mắt, khơng được sử dụng phổ biến rộng rãi và có hiệu quả kinh tế thấp.
Xã Xuân Lộc là một xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc huyện Thường
Xn tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 3.269,89 ha với 944 hộ và 3.837
nhân khẩu, người dân sống ở đây chủ yếu là dân tộc ít người trình độ dân trí cịn
thấp, sinh sống phụ thuộc vào rừng. Trong những năm gần đây diện tích rừng tại
xã bị suy giảm nghiêm trọng do du canh du cư, người dân đốt rừng trồng các
1


lồi cây cơng nghiệp như keo, quế, luồng... khai thác và bn bán khơng hợp lý
dẫn đến tính đa dạng sinh học ở mức báo động đáng kể. Do vậy việc phân tích
hệ thực vật tại đây sẽ đánh giá được bản chất, tính chất mức độ đa dạng và đặc
điểm đặc trưng của khu hệ thực vật từ đó có thể dự báo được xu hướng phát
triển hay giảm đi, là cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài
nguyên rừng và bảo tồn nguồn gen q hiếm. Xuất phát từ thực tế đó tơi đã thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm của hệ thực vật rừng tại xã Xuân Lộc
huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa” nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng sinh học tại khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới từ rất lâu các tài liệu nghiên cứu về thực vật đã xuất hiện,
đầu tiên một trong những tài liệu xuất hiện sớm nhất ở Ai Cập khoảng 300 năm
trước công nguyên và ở Trung Quốc 200 năm trước cơng ngun. Các cơng

trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ XIX – XX như: thực vật chí Hong Kong
(1861), thực vật chí Australia (1866), thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1972 – 1979),
thực vật chí đại cương Đông Dương của Lecomte và cộng sự (1907 – 1952),
thực vật chí Malaisia (1948 – 1972), thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), thực
vật chí Vân Nam (1979 – 1997), thực vật chí Trung Hoa (1994 – 2010), thực vật
chí Hong Kong (2007 – 2009), IUNC1998, The world list of Theatened tress,
Worldconservion Press.
Kiến thức về các loài thực vật cây cỏ được con người ghi chép và lưu lại,
tác phẩm ra đời sớm nhất có lẽ là của Aristote (384 – 322 trước công nguyên),
tiếp theo là tác phẩm lịch sử thực vật của tác giả Theophraste (khoảng349 trước
cơng ngun) trong đó ơng đã giới thiệu 500 lồi cây chỉ dẫ nơi mọc và cơng
dụng của chúng. Một số tác giả nghiên cứu về hệ thực vật Trung Quốc như,
Dunn S. T và Tutcher W. J. (1912) về thực vật Quảng Đông và Hong Kong,
Chen Feng-hwai và Wu Te-lin (1987 – 2006) về thực vật Quảng Đông, Huang
Tseng- chieng (1994 – 2007) với thực vật chí Trung Quốc, Wu Te-lin (2002) và
các danh mục các thực vật Hong Kong. Gần đây nhất, năm 2008 Hu Shiu- ying
đã cơng bố cuối sách thực vật chí Hong Kong.
Từ năm 1928 – 1932 đây được xem là giai đoạn đầu cho thời kì nghiên
cứu hệ thực vật ở Nga. Tolmachop A. I cho rằng: “Chỉ cần điều tra trên diện
tích đủ lớn có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng khơng có sự
phân hóa về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể, Tolmachop A. I đã
đưa ra nhận định một số loài thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500
– 20000 loài. Đến nay trên thế giới vẫn chưa có con số thống kê chính xác về
tổng số loài thực vật. Số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới được các nhà
3


thực vật học dự đoán vào khoảng 500.000 – 600.000 lồi. Al. A. Phedorop
(1965) dự đốn thế giới có khoảng 300.000 lồi thực vật hạt kín, 5.000 – 7.000
lồi thực vật hạt trần, 6.000 – 10.000 loài quyết thực vật, 14.000 – 18.000 loài

rêu, 19.000 – 40.000 loài tảo, 15.000 – 20.000 loài địa y, 85.000 – 100.000 loài
nấm và các loài thực vật bậc thâp khác, Engler (1882) đưa ra con số thống kê
loài thực vật trên thế giới là 275.000 lồi trong đó thực vật có hoa là 155.000 –
160.000 lồi, thực vật khơng có hoa 30.000 – 135.000 lồi. Riêng thực vật có
hoa trên thế giới Van lop (1940) đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949)
là 300.000 lồi. Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazinl 40.000 loài và quần
đảo Malaysia 45.000 loài, 800 chi, 120 họ trong khi đó Trung Hoa có 2.900 lồi,
936 chi, 155 họ (Theo Nguyễn Nghĩa Thìn).
Taktajan Viện sỹ thực vật, Acemnia đã có những góp lớn cho khoa học
phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of Flowwering Plant”
(1977), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật hạt kín trên thế giới khoảng
260.000 lồi, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ thuộc 16 phân lớp và 2 lớp.
Trong đó Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm 11 phân lớp, 175 bộ, 8 họ,
10.500 chi, không dưới 195.000 loài vào Lớp một là mầm (Monocotyledoneae)
gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ trên 3.000 chi và khoảng 65.000 lồi.
Cịn Brummit (1992) chun gia của Phịng Bảo Tàng Thực Vật Hoàng
Gia Anh trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thơng kê tiêu bản
thực vật cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành: Khuyết lá
thơng (Psilotophyta), Thơng đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta),
Dương

xỉ

(Polypodiophya),

Hạt

trần

(Gymnospermae)




Hạt

kín

(Angiospermae). Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 họ, 454 chi
và đươc chia thành hai lớp, Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 10.715
chi, 357 họ và Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 2.762 chi, 97 họ.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992 – 2003), hệ thực vật trên thế giới như sau:
Pháp có khoảng 4.800 lồi, châu Âu 11.000 lồi, Ấn Độ có khoảng 14.000 lồi,
Malaysia và Indonesia có khoảng 25.00 loài.
4


Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), đưa ra con số về số lượng thực vật ở các
vùng như sau, vùng hàn đới (đất mới 208 lồi), vùng ơn đới (Litva, 1.439 loài),
cận nhiệt đới (Palextin, 2.334 loài), vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới gió mùa
(Philippin 8.099 lồi, Bắc Việt Nam 5.609 loài). Trong phạm vi bắc bán cầu tỷ
lệ 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật giảm dần từ phạm vi bắc bán cầu đến
vùng xích đạo (từ gần 75% đến khoảng 40%). Trong khi đó số họ chiếm vị trí
nổi bật trong số 10 họ giàu loài nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới (10%) đến vùng
ôn đới và nhất là hàn đới.
Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin ra đời các cơ sở lý luận của địa
lý thực vật cũng được hình thành và phát triển. Sau đó nửa thế kỷ XIX có nhiều
cơng trình nghiên cứu địa lý thực vật suất hiện và phát triển theo các xu hướng
chính, đánh giá số lượng thực vật và phân vùng địa lý thực vật.
Về xác định yếu tố địa lý của từng loài có tác giả như: Aliochin (1961),
Schmidthusen (1976), Pocs Tamas (1965), Takhtajan (1978), K. et J. Wu

(1991).
Xác định các loài đặc hữu là vấn đề quan trong khi phân tích đặc trưng phân bố
của hệ thực vật. Theo T. Pocs, A. I. Tolmatro, J. Schmithuse, “Đặc hữu là loài
chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa phương…) duy nhất trên trái đất khơng thể
phát hiện ở bất kì một nơi nào khác”. Rõ ràng với cách hiểu này khi xác định
tính đặc hữu chỉ cần quan tâm đến không gian phân bố hiện tại của lồi này,
hoặc lồi kia chứ khơng cần biết nguồn gốc phát sinh của chúng. Nó khác với
việc phân tích hệ thực vật về mặt di truyền là để xác định nguồn gốc phát sinh,
xác định đây là loài bản địa hay di cư.
1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về hệ thực vật rất quan trọng trong công tác bảo tồn và phát
triển các nguồn gen quý hiếm từ đó tăng tính đa dạng sinh học của hệ thực vật.
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học lớn nhất của thế giới,
đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu.

5


Ở Việt Nam việc nghiên cứu hệ thực vật đã co từ rất lâu. Sớm nhất có thể
nhắc đến tác giả Tuệ Tĩnh (1417) trong cuốn “Nam dược thần hiệu” đã mơ tả tới
579 lồi cây làm thuốc. Song việc điều tra nghiên cứu có tính quy mơ lớn ở
nước ta mới chỉ bắt đầu thời pháp thuộc. Như công trình “Thực vật chí Nam Bộ”
của Leureiro (1970), cho đến thế kỷ XIX có cơng trình “Thực vật chí rừng Nam
Bộ” của Pierre L. (1879 – 1907)và cho đến những năm đầu của thế kỉ XX xuất
hiện những cơng trình nghiên cứu nổi tiếng là nên tảng cho việc đánh giá tính đa
dạng hệ thực vật ở Việt Nam như ở bộ “Thực vật chí đai cương Đơng Dương”do
Lecomte chủ biên (1907 – 1952) cơng trình đã thống kê và mơ tả 7.004 lồi thực
vật bậc cao có mạch của Đơng Dương trong đó có Việt Nam.
Năm 1969, Phan Kế Lộc đã thống kê và bổ sung một số loài ở miền Bắc
lên đến 5.609 loài, 1.660 chi, 140 họ. Trong đó 5.069 lồi thực thực vật hạt kín

cịn 540 lồi các ngành cịn lại.
Trên cơ sở bộ “Thực vật chí Đơng Dương” tác giả Thái Văn Trừng đã
soạn bộ “Thảm thực vật rừng Việt Nam” (1978) đã thống kê Việt Nam có 7.004
lồi, 1.850 chi và 189 họ. Trong đó ngành hạt kín là 6.366 lồi (90.89%), 1.727
chi (93.35%) và 239 họ (82.70%). Ngành hạt trần có 39 lồi (0.56%), 18 chi
(0.97%) và 8 họ (2.77%) còn lại là nhóm quyết thực vật. Trong ngành bhatj kín
thì lớp hai lá mần có 4.822 lồi (75.75%), 1.346 chi (77.94%), 198 họ (85.58%)
và lớp một lá mầm có 1.544 lồi (24.255%), 381 chi (22.06%), 41 họ (17.15%).
Đáng chú nhất là cây “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 –
1993) xuất bản tại Canada gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê mơ tả được 10.419
lồi thực vật bậc cao có machj ở Việt Nam. Trong 2 năm 1999 – 2000 ông đã
chỉnh lý bổ sung và tái bản tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3 quyển đã thống kê kèm
hình vẽ của 11.611 lồi thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa
dạng sinh vật” hệ thực vật ở Việt Nam hiện đã thống kê được 11.178 loài, 2.582
chi và 359 họ. Năm 1998 Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễ Thị Thời cho xuất bản

6


cuốn “Đa dạng thực vật vùng núi cao Sapa – Phan Si Păng” đã thống kế được
2.024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành.
Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam” Lê Trần Chấn đã thơng kê nước ta có 10.192 lồi, 2.298 chi, 285 họ thuộc
7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành Khuyết lá thơng
(Psilotophyta có 1 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 lồi,
1 chi, 1 họ, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 632 lồi, 138 chi, 28 họ, ngành
Hạt trần (Gymnospermae) có 52 lồi, 22 chi, 8 họ, ngành Hạt kín
(Angiospermae) có 9.450 lồi, 2.313 chi và 244 họ.
Tập thể các nhà thực vật học Việt Nam (2001, 2003, 2005) biên soạn cuốn

“Danh mục các loài thực vật ở Việt Nam” và bộ “Thực vật chí Việt Nam” hiện
nay đã xuất bản được 11 tập đây là các tài liệu rất hữu ích cho các nghiên cứu
các loài thực vật ở Việt Nam. Trong đó ngành khuyết lá thơng (Psilotophyta) có
lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) có 35 lồi, 5 chi, 3 họ,
ngành Cỏ tháp bút (Equiisetophyta) có 2 lồi, 1 chi và 1 họ, ngành Dương xỉ
(Polytodiophyta) có 696 lồi, 136 chi và 29 họ, ngành Hạt trần (Gymnospermae)
có 69 lồi, 22 chi, 9 họ, ngành Hạt kín (Angiospermae) có 10.417 loài, 2.270
chi, 248 họ.
Nguyễn Tiến Bân (2005) đã thống kê được 11.603 lồi trong đó ngành
ngọc lan có 10.775 loài… Gần đây theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học
(2011) Việt Nam là một trong số những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao về
các lồi thực vật. Tính đến năm 2011 đã ghi nhận được 13.776 loài thực vật
(2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch).
Đối với các vườn quốc gia có cơng trình nghiên cứu về tính đa dạng hệ
thực vật, danh mực thực vật VQG Cát Tiên đã được tác giả Trần Văn Mùi
(2004) thống kê được 1.610 lồi thực vật bậc cao có mạch của 78 bộ, 162 họ,
724 chi. Ngô Tiến Dũng và cộng sự năm 2005, đã thơng kê dược 565 lồi có ích
trong tổng số 854 lồi thực vật của VQG Yok Đơn. Trong nhóm tài ngun cây
lấy gỗ 158 lồi chiếm 18.5% tổng số loài trong toàn hệ. Nguyễn Quốc Tri
7


(2006) xây dựng bảng danh mục thực vật VQG Hoàng Liên gồm 2.432 loài
thuộc 898 chi 209 họ và 6 ngành. Nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật bậc cao có
mạch ở vùng đệm VQG Vũ Quang Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2008), đã thống kê
được 79 họ, 215 chi, 349 loài. Võ Thị Minh Phương và cộng sự (2010), đã điều
tra được 20 loài thực vật Hạt trần thuộc 10 chi của 7 họ thực vật, 58 loài cây
thân gỗ Một lá mầm thuộc 10 chi của 7 họ thực vật, 58 loài cây thân gỗ Một lá
mầm thuộc 21 chi của 4 họ thực vật tại VQG Bạch Mã. Kết quả điều tra ở phía
Tây Bắc VQG Vũ Quang, Phạm Hồng Ban (2010) thống kê có 54 ngành thực

vật bậc cao với 94 họ, 332 chi và 478 lồi.
Đối với các KBTTN cũng có nhiều các cơng trình nghiên cứu, bảng danh
mục thục vật tại KBTTN Dakrong của Nguyễn Long (2007) gồm 1412 loài
thuộc 645 chi, thuộc 150 họ và 5 ngành. Điều tra hệ thực vật ở KBTTN Lung
Ngọc Hoàng, Hậu Giang, Vi Thị Vân và cộng sự (2009) đã xác định được 201
loài, 153 chi, 80 họ thực vật. Bùi Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu bảo tồn hệ thực
vật tại VQG Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 998 loài thực vật bậc cao có
mạch thuộc 547 chi, 175 họ, trong 5 ngành thực vật. Theo kết quả điều tra về
thành phần loài thực vật tại KBTTN Pù Hoạt, Nghệ An tác giả Hoàng Danh
Trung và cộng sự (2010), đã xác định được 426 loài thuộc 271 chi.
1.3. Tại khu vực huyện Thường Xuân
Các nghiên cứu về thực vật rừng tại khu vực huyện Thường Xuân, Thanh
Hóa hiện chỉ tập chung tại Khu BTTN Xuân Liên. Với nhiều thế mạnh, hiện nay
Khu BTTN Xuân Liên đã có một số hoạt động triển khai các đề tài, dự án
nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, phát triển các loài động, thực vật nguy cấp, quý
hiếm, tăng cường tính đa dạng di truyền phục vụ cho công tác cải thiện giống
bản địa phục vụ công tác bảo tồn tại chổ và bảo tồn chuyển chổ. Điển hình các
chương trình nghiên cứu khoa học bảo tồn nguồn gen tại Khu bảo tồn như:
Điều tra, lập danh lục động thực vật trong khu bảo tồn: Năm 2014, Khu
bảo tồn đã hoàn thành Dự án điều tra lập danh lục khu hệ động, thực vật, đây là
cơ sở quan trong cho việc định loại và xác định các nguồn gen quý hiếm hiện có
8


trong khu bảo tồn, cũng như xác định danh lục các loài nguy cấp, quý hiếm cần
được ưu tiên bảo tồn.
Bảo tồn, phát triển 02 loài Pơ mu và Sa mộc dầu: Xác định được vùng
phân bố tập trung của 02 loài Pơ mu và Sa mộc dầu với trên 4000ha rừng
nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi có đường kính từ 2-4m và
được cơng nhận là cây di sản của Việt Nam, tổ chức nhân giống thành cơng đối

với lồi Pơ mu, tổ chức bảo tồn nội vi, trồng tập trung 1ha.
Bảo tồn nguồn gen các cây cổ thụ quý hiếm: Triển khai ứng dụng hệ
thống GPS-Photo Link quản lý cây cổ thụ quý hiếm trong khu bảo tồn đã xác
định được 637 cây/10 loài quý hiếm: Pơ mu, Sa mộc dầu, Dẻ tùng sọc trắng, Sến
mật… đưa vào quản lý, giám sát trên phần mềm GPS-Photo Link và trên
Website của khu bảo tồn.
Nghiên cứu bảo tồn các loài Lan: Kết quả điều tra, nghiên cứu đã thống
kê lập danh lục được 85 loài thuộc 38 chi phân bố tại Khu bảo tồn. Nghiên cứu
đã bổ sung cho Khu BTTN 03 loài trước đây chưa từng được ghi nhận, đó là:
Liparis pumila Aver., Liparis filiformis Aver., Eria calcicola Aver... Ngoài ra đã
tuyển chọn được 04 lồi lan q hiếm có giá trị kinh tế cao để tiến hành nhân
giống là lan Kim tuyến (Anoectchilus annamensis), Hài lơng (Paphiopedium
hirsutissimum), Hồng thảo phi điệp (Dendrobium anosmum) và Quế lan hương
(Aerides falcata).
Hoạt động nghiên cứu bảo tồn nguồn gen khác: Trong công tác bảo tồn,
khai thác và sử dụng các nguồn gen cây rừng phục vụ công tác bảo vệ và phát
triển rừng, đơn vị đã triển khai sưu tập, chuyển hóa và nhân giống một số lồi
như: tuyển chọn 80 cây trội Giổi xanh, xây dựng 3ha vườn giống Giổi ăn hạt; tổ
chức nhân giống các loài cây bản địa như Ràng ràng mít, Vàng tâm, Vàng anh...
để phục vụ trồng rừng gỗ lớn và cây đường phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và
các tỉnh lân cận theo; Tuyển chọn 1.574 cây Quế ngọc để theo dõi, bảo tồn
nguồn gen bản địa.

9


Ngồi các cơng trình nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên,
còn rất nhiều vùng khác trong huyện Thường Xuân chưa có nghiên cứu nào về hệ
thực vật được thực hiện trong đó có xã Xuân Lộc. Do vậy chúng tôi đã thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật xã Xuân Lộc huyện Thường Xuân

tỉnh Thanh Hóa” với mục tiêu sẽ cũng cấp được những thông tin ban đầu về đặc
điểm hệ thực vật của địa phương nhằm quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng nói chung và tài nguyên thực vật nói riêng cho khu vực được tốt hơn.

10


CHƯƠNG II.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Xác định được một số đặc điểm của hệ thực vật tại xã Xuân Lộc, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ đó đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và
phát triển tài nguyên thực vật tại khu vực này.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được các đặc điểm đặc trưng của hệ thực vật khu vực nghiên cứu
Đánh giá được các tác động, mối đe dọa đến hệ thực vật
Đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên thực vật cho khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các lồi thực vật bậc cao có mạch phân bố tự
nhiên tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về đặc điểm, dạng sống tác động đến hệ thực vật ở các tuyến
điều tra tại xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian
kể từ ngày 15/2/2020 đến 13/5/2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tính đa dạng về phân loại hệ thực vật
Nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật
Đánh giá các tác động đến hệ thực vật

Đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý hệ thực vật tại khu vưc nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp xây dựng danh lục thực vật
2.4.1.1. Điều tra sơ bộ
Việc đầu tiên của phương pháp ngoại nghiệp là xác định ranh giới, phạm
vi, địa điểm thu mẫu, tuyến thu mẫu trên bản đồ đại hình, bản đồ quản lý khu
11


vực và sẽ tiến hành điều tra sơ bộ để xác định ranh giới, phạm vi cũng như điều
kiện địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở nghiên cứu để
đặt các tuyến điều tra tỉ mỉ tất cả các loài thực vật của khu vực nghiên cứu.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra, thu mẫu
Khi nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là
nhiệm vụ rất quan trọng là cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh
mục chính xác, đầy đủ. Để tiến hành tìm hiểu thu thập các thơng tin về khu vực
nghiên cứu có liên quan cần chuẩn bị một số dụng cụ phục vụ công tác điều tra
như: Sổ ghi chép, bút, thước kẻ, máy ảnh hoặc smatphone có thể chụp ảnh, dao,
túi đựng mẫu, nhãn (ghi số hiệu mẫu) dây buộc…
Các tuyến điều tra được thành lập dựa trên kết quả điều tra sơ bộ thực tế
của khu vực nghiên cứu. Tuyến đường đi phải đi xuyên qua các môi trường sống
hoặc chọn nhiều chuyến đi theo các hướng khác nhau đại diện cho khu vực
nghiên cứu, trên mỗi tuyến điều tra tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật
mọc tự nhiên.
Tuyến điều tra: Có 5 tuyến chính
- Tuyến điều tra số 01: Thôn Quẻ - Bắt đầu từ hệ sinh thái rừng keo – rừng
tự nhiên – rừng luồng.
- Tuyến điều tra số 02: Thôn Vành – Bắt đầu từ hệ sinh thái rừng quế - rừng
tự nhiên – rừng trồng nông lâm kết hợp.
- Tuyến điều tra số 03: Thôn Chiềng – Bắt đầu từ hệ sinh thái rừng tự nhiên

– rừng trồng cây ăn quả - rừng tre nứa – trên núi đá.
- Tuyến điều tra số 04: Thôn Pà Cầu – Bắt đầu từ hệ sinh thái rừng keo –
rừng luồng – rừng quế - rừng tự nhiên.
- Tuyến điều tra số 05: Thôn Cộc – Bắt đầu từ hệ sinh thái rừng luồng –
rừng nông lâm kết hợp – rừng trồng keo – rừng tự nhiên.

12


Hình 2.1. Dụng cụ thu thập mẫu vật
Nguồn: Vi Huyền Trang, 2020

Hình 2.2. Sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu
Nguồn: Vi Huyền Trang, 2020
Phương pháp thu mẫu: Mô tả các đặc điểm của loài và ghi vào phần lý lịch
mẫu, thu mẫu, ghi số hiệu etiket, treo số hiệu mẫu lên vật mẫu thu và chụp ảnh.
Nguyên tắc thu mẫu:
Mẫu thu phải là mẫu đại diện nhất của cây, thể hiện được đặc điểm của
lồi.
Mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận cành, lá và hoa đối với mẫu cây lớn,
thu mẫu cả cây đối với loại cây thân thảo và có quả càng tốt.
Mỗi cây nên thu từ 3- 5 mẫu, cịn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu
giống nhau và cũng thu số lượng trên để vừa nghuieen cứu tính biến dạng của
lồi, vừa để trao đổi.
13


Cách đánh số hiệu mẫu, các mẫu thu trên cùng một cây thì dánh cùng một
số hiệu mẫu. Có hai cách đánh số hiệu mẫu là đánh số từ 1 trở đi cho đến hết đợt
làm nghiên cứu hoặc đánh số theo năm tháng không phụ thuộc vào đợt thu trước

đó. Ghi số hiệu mẫu theo năm – tháng – ngày – số thứ tự mẫu. Ví dụ thu mẫu
vào ngày 01 tháng 01 năm 2020, ta có thể đánh là 20200101 là gốc và sau đó lần
lượt ghi tiếp từ 01 trở đi. Cách đánh số hiệu mẫu này giúp ta nhận biết được thời
gian nhưng nhược điểm là không thể biết được cả đời của các nhà thực vật được
thu được bao nhiêu mẫu.
Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm mà mẫu không thể hiện
được như vỏ cây, kích thươc cây, màu sắc của hoa, quả, nhựa mủ, mùi vị… Khi
ghi chép phải ghi bằng bút chì nén, khơng dùng bút bi hoặc bút mực để tránh bị
mất khi bị dính nước. Sau khi thu mẫu và ghi số hiệu mẫu, treo etiket lên mẫu,
đặt mẫu lên tấm bìa phẳng màu đồng nhất và chụp ảnh tốt nhất nên dùng màu
đen để ảnh mẫu được nổi bật. Chụp cả mặt trước, mặt sau, cuống lá, gân lá, mép
lá, hoa, quả (nếu có) hoặc một số đặc điểm đặc biệt đặc trưng của loài.
Ngoài chụp ảnh đặc tả đối tượng nghiên cứu, nên chụp thêm các dạng
sống của cây, đặc điểm nơi sống của cây, vị trí của cây tại khu vực phân bố.
Sử dụng GPS để xác định được các tuyến điều tra, tọa độ, vùng phân bố,
độ cao phân bố của lồi (có thể sử dụng chức năng này trong điện thoại nếu có).

Hình 2.3. Hoạt động thu thập mẫu vật tại khu vực nghiên cứu
Nguồn: Vi Huyền Trang, 2020
14


2.4.1.3. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Người dân địa phương am hiểu về rừng, Cán bộ
quản lý, Kiểm lâm địa bàn.., nắm bắt được thông tin sơ bộ về xã Xuân Lộc như:
Phân bố các hệ sinh thái đặc trưng, các loài, tuyến điều tra và các tác động đến
tài nguyên rừng.
Bảng 2.1. Danh sách những người được phỏng vấn
STT


Họ và tên

Dân tộc

Nghề nghiệp

1

Lục Văn Khánh

Thái

Kiểm lâm địa bàn

2

Cầm Bá Hiệp

Thái

Phó chủ tịch xã

3

Phạm Văn Khải

Kinh

Nơng dân


4

Vi Thị Lan

Thái

Nông dân

Mẫu biểu: Điều tra phỏng vấn người dân,Cán bộ, Kiểm lâm địa bàn.
ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
Họ và tên:......................................
Tuổi:..............................................
Giới tính:.......................................
Dân tộc:.........................................
Trình độ văn hóa:..........................
Địa chỉ:..........................................
Ngày điều tra:................................
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
- Anh/ chị hãy cho biết tên các loài thực vật anh chị thường được khai thác?
- Anh/ chị hãy cho biết thực vật rừng được khai thác và sử dụng như thế nào ở địa
phương mình?
- Người dân thường khai thác vào thời gian nào trong năm?
- Giá thành và hiệu quả của nó đem lại cho đời sống của người dân?
- Có chương trình nào của nhà nước về bảo tồn các loài cây này chưa?
- Anh/ chị thấy mình lên rừng khai thác các lồi thực vật này là đúng hay sai?

15


2.4.1.4. Phương pháp giám định mẫu

Giám định mẫu bằng phương pháp Hình thái so sánh (đối chiếu mẫu cần
giám định với bộ mẫu lưu hoặc các tài liệu chuyên khảo về phân loại thực vật).
Phân tích mẫu, Dựa vào một số nguyên tắc, phân tích từ tổng thể đến chi
tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ và phải ghi chép lại. Để xác định tên loài cần thực
hiện theo các trình tự sau: Phân họ, Phân loại tất cả các mẫu theo từng họ và các
vật mẫu trong từng họ được phân loại theo từng chi. Để làm được việc đó phải
dùng phương pháp chuyên gia, như vậy mới giảm nhẹ được gánh nặng trong
khâu xác định tên khoa học.
Tra tên khoa học, Sau khi đã phân tích mẫu, tham khảo các tài liệu về
thực vật để xác định được tên sơ bộ ban đầu của các mẫu. Những mẫu chưa biết
tên tiếp tục tiến hành tra cứu các tài liệu chuyên khảo và hỏi ý kiến chuyên gia.
Khi đã xác định được tên các lồi thì tiến hành kiểm tra lại tên khoa học bằng
các tài liệu khoa học để hạn chế mức tối đa sự nhầm lẫn, sai sót.
Kết quả giám định mẫu gồm: Tên lồi phổ thơng, khoa học; tên họ phổ
thông, khoa học; và các thông tin bổ sung như: Dạng sống, Công dụng, Yếu tố
địa lý, Mức độ quý hiếm …
2.4.1.5. Phương pháp xây dựng danh lục các loài thực vật
Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của
Brummit (1992) các loài được sắp xếp theo mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01. Danh lục thực vật

STT

(1)

Tên Việt
Nam
(2)

Tên

khoa
học
(3)

Dạng

Công

Mức độ

Số hiệu

sống

dụng

quý hiếm

mẫu

(4)

(5)

Ghi chú:
Cột 1, Thứ tự của taxon trong danh lục.

16

(6)


(7)

Ảnh

(8)


Cột 2, Ghi tên phổ thông theo tiếng Việt Nam, của các taxon (ngành, lớp,
họ, loài).
Cột 3, Ghi tên khoa học của các ngành, lớp, họ và loài, xếp theo các ngành
thực vật từ thấp đến cao. Các họ trong ngành (lớp) và các loài trong họ được xếp
theo thứ tự tên khoa học trong bảng chữ cái abc.
Cột 4, Dạng sống theo cách phân loại của Raunkiaer (1934). Gồm các
nhóm sau: Cây chồi trên to (Mg), Cây chồi trên nhỡ (Me), Cây chồi trên nhỏ
(Mi), Cây chồi trên lùn (Na), Cây bì sinh (Ep), Dây leo gỗ (Lp), Cây chồi sát đất
(Ch), Cây chồi nửa ẩn (Hm), Cây chồi ẩn (Cr), Cây một năm (T).
Cột 5, Giá trị sử dụng của lồi thực vật đó trên theo cách phân chia nhóm
cơng dụng của Trần Minh Hợi (2013) như sau: Cây lấy gỗ (A), Cây trồng rừng
và phụ trợ trong nơng lâm nghiệp (B), Các lồi tre trúc (C), Cây có hoa, làm
cảnh và bóng mát (D), Cây song mây (E), Cây có dầu béo (F), Cây dùng làm
thức ăn cho người và gia súc (G), Cây cho tannin và chất tạo màu (H), Cây làm
thuốc (I), Cây cho tinh dầu (K).
Cột 6, Mức độ quý hiếm ghi theo tiêu chuẩn phân hạng của IUCN (2020),
Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 06 của Chính Phủ (2019).
Cột 7, 8, Các thông tin về số hiệu mẫu và ảnh mẫu đã thu được tại khu vực
nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
Sau khi xây dựng được danh lục các lồi thực vật, tơi tiến hành đánh giá
tính đa dạng của hệ thực vật ở các khía cạnh khác nhau theo phương pháp của

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2004).
Đánh giá đa dạng về phân loại
- Đánh giá đa dạng về thành phần ở cấp độ ngành, Thống kê đánh giá
thành phần loài, chi, họ của các ngành từ cao đến thấp (ngành, lớp, họ, chi, loài)
và tỷ lệ phần trăm;
- Đánh giá đa dạng ở cấp độ lớp, áp dụng cho hai lớp trong ngành Ngọc
lan, tính tỷ trọng của mỗi taxon (họ, chi, loài);
17


- Đánh giá đa dạng loài của các họ, xác định họ có nhiều lồi, tính tỷ lệ
phần trăm số lồi của các họ đó so với tổng số lồi của cả hệ để đánh giá mức
giàu loài của họ;
- Đánh giá đa dạng loài của các chi, xác định chi nhiều lồi, tính tỷ lệ
phần trăm số lồi của các chi đó so với tổng số lồi của cả hệ để đánh giá được
mức độ giàu loài của chi.
Nghiên cứu những lồi q hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng
Đánh giá mức độ đe dọa của loài dựa theo Danh lục đỏ của IUCN (2020);
Nghị định 06/2019; Sách Đỏ Việt Nam, phần thực vật 2007. Ngoài ra, dựa theo
điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu để xác định những lồi cây q hiếm,
cây có giá trị bảo tồn cao của khu vực.
Phỏng vấn người dân và các cán bộ Kiểm lâm tại địa phương, tìm hiểu
điều tra nguyên nhân gây suy giảm số lượng loài.
Tham khảo các tài liệu đã công bố để ghi nhận công dụng của các loài thực
vật tại xã Xuân Lộc, Thường Xuân, Thanh Hóa. Nghiên cứu cũng tham khảo một
số tài liệu của Việt Nam như: Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003,
2005, tập 1-3), Sách Đỏ Việt Nam, Phần thực vật, 2007, Từ điển cây thuốc Việt
Nam (Võ Văn Chi, 1997), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,
2001). Ngồi ra cơng dụng của các lồi cịn dựa trên kết quả phỏng vấn người dân
địa phương trong xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá giá trị tài nguyên thực vật của hệ thực vật thông qua các số
lượng và tỷ lệ các lồi cây theo các nhóm cơng dụng: Cây lấy gỗ (A), Cây trồng
rừng và phụ trợ trong nông lâm nghiệp (B), Các lồi tre trúc (C), Cây có hoa,
làm cảnh và bóng mát (D), Cây song mây (E), Cây có dầu béo (F), Cây dùng
làm thức ăn cho người và gia súc (G), Cây cho tannin và chất tạo màu (H), Cây
làm thuốc (I), Cây cho tinh dầu (K).
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật
Phổ dạng sống là một đặc trưng về bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng
như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Để nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ
18


×