Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phạ, tỉnh hua phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHOUVISIT SENGPHATHAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT TẠI
RỪNG PHÒNG HỘ PHU PHẠ, TỈNH HUA PHĂN,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VƢƠNG DUY HƢNG

Hà Nội, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đồn bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa
học, độc lập của tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà nội, ngày ……. Tháng……. Năm 2019
Tác giả


Phouvisit
SENGPHATHAM


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện làm luận văn tốt nghiệp, trong
chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý tài
nguyên rừng, tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi ln nhận đƣợc sự
ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình, q báu của các thầy cơ giáo, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn tới các tổ chức và cá nhân dƣới đây:
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và các thầy cô giáo
trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt 2 năm học qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới thầy TS. Vƣơng Duy Hƣng,
giáo viên hƣớng dẫn tôi định hƣớng nghiên cứu, và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thiện bản Luận văn này.
Tơi xin cảm ơn chính quyền, nhân địa phƣơng, sở Nơng lâm nghiệp
tỉnh Hua Phăn, Ủy ban Nhân dân huyện Sốp Bâu, Phòng Nông lâm nghiệp
huyện Sốp Bâu, tỉnh Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các bạn bè đồng du học
đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ khi tôi chuẩn bị đến Việt Nam
và ở Việt Nam.
Xin cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tạo điều kiện
cho tôi đƣợc học tập rèn luyện ở Việt Nam. Tôi mong sự hợp tác của hai quốc
gia ngày càng bền chặt, thắm thiết, ổn định và lâu dài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện luận văn,
nhƣng có thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc ý
kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè,

đồng nghiệp để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

ĐHLN, tháng 5 năm 2019
Tác giả

Phouvisit SENGPHATHAM


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Nghiên cứu thực vật trên Thế giới ............................................................. 3
1.2. Nghiên cứu hệ thực vật tại Lào .................................................................. 9
1.3. Nghiên cứu về thực vật tại rừng phòng hộ Phu Phạ ................................ 13
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 14
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 14
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15

2.4.1. Phƣơng pháp lập danh lục thực vật và xác định bản chất hệ thực vật .. 15
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu yếu tố địa lý của hệ thực vật ........................ 21
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật ............................ 24
2.4.4. Phƣơng pháp xác định các tác động đến hệ thực vật ............................ 26
4.4.5. Phƣơng pháp đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật ................ 27
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 28


3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 28
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28
3.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 29
3.1.3. Thủy văn................................................................................................ 29
3.1.4. Địa chất, thổ nhƣỡng ............................................................................. 29
3.1.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................... 29
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................................... 30
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ....................... 31
4.1.1. Danh lục thực vật .................................................................................. 31
4.1.2. Bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ........................................ 31
4.2. Yếu tố địa lý của hệ thực vật.................................................................... 46
4.3. Dạng sống của hệ thực vật ....................................................................... 48
4.3.1. Phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu ................................................. 48
4.3.2. So sánh với phổ dạng sống của các khu vực khác ................................ 50
4.4. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ................ 52
4.4.1. Tác động tích cực .................................................................................. 52
4.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 55
4.5. Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật tại RPH Phu Phạ ............ 56
4.5.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .................................................................. 56
4.5.2. Các nhóm giải pháp về mặt xã hội ........................................................ 57

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ........................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa

CHDCND

Cơng hịa dân chủ nhân dân

ĐHLN

Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

ITM

Viện Y học cổ truyền

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên

IUCN RL


IUCN Red List: Danh lục đỏ của IUCN

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NUOL

Đại học Quốc gia Lào

NXB

Nhà xuất bản

PDR

Cơng hịa dân chủ nhân dân

RPH

Rừng phịng hộ

SCN

Sau cơng ngun


STT

Số thứ tự

TCN

Trƣớc cơng ngun

VQG

Vƣờn Quốc gia

VQG-KBT

Vƣờn Quốc gia – Khu bảo tồn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu . 31
Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn ............................... 32
Bảng 4.3. Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu 34
Bảng 4.4. Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu ...... 35
Bảng 4.5. Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu .......... 37
Bảng 4.6. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại khu vực theo
IUCN Red List 2019 ....................................................................................... 41
Bảng 4.7. Tỷ lệ các công dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ........ 42
Bảng 4.8. So sánh số họ, chi loài ở các taxon bậc ngành của Phu Phạ với các
khu vực tƣơng đƣơng khác của Việt Nam ...................................................... 44
Bảng 4.9. So sánh hệ thực vật nghiên cứu với các hệ thực vật khác bằng chỉ

số Sorenson (S)................................................................................................ 45
Bảng 4.10. Tổng hợp yếu tố địa lý của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu .. 46
Bảng 4.11. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu48
Bảng 4.12. So sánh phổ dạng sống KVNC với các VQG-KBT của Việt Nam51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỉ trọng hai lớp Ngọc lan và Loa kèn tại khu vực nghiên cứu........... 33
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật RPH Phu Phạ ....... 34
Biểu đồ 4.3. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật rừng phòng hộ Phu Phạ .......... 36
Biểu đồ 4.4. Các nhóm cơng dụng của hệ thực vật tại RPH Phu Phạ..................... 43
Biểu đồ 4.5. Phổ các yếu tố địa lý thực vật hệ thực vật RPH Phu Phạ ................... 47
Biểu đồ 4.6. Các dạng sống chính của hệ thực vật RPH Phu Phạ ........................... 49
Biểu đồ 4.7. Các kiểu dạng sống của nhóm cây có chồi trên................................... 50
Biểu đồ 4.8. So sánh phổ dạng sống của RPH Phu Phạ và các khu vực lân cận ... 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với con ngƣời và động
thực vật. Vì rừng là nơi cung cấp 4 yếu tố cơ bản cho sự sinh sống của sinh
vật nhƣ: nguồn lƣợng thực, nơi cƣ trú, vật liệu làm đồ tiêu dung hàng ngày và
thuốc chữa bệnh… Ngoài ra chức năng cung cấp 4 yếu tố cơ bản cho sự sinh
sống của sinh vật, rừng còn là lá phổi xanh cung cấp Oxy cho trái đất, cung
cấp thông tin cho việc nghiên cứu khoa học, là nơi nghỉ ngơi du lịch sinh
thái… Đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, con ngƣời đã lạm dụng quá mức
vào tự nhiên làm cho nhiều cánh rừng các vùng bị giảm sút cả về diện tích và
chất lƣợng. Khi hệ sinh thái rừng bị tàn phá q mức, tính điều tiết của nó mất
đi, nhiều trận lũ quét, sạt lở, gió bão, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trƣờng
sống, các căn bệnh hiểm nghèo… sẽ thƣờng xuyên đe dọa cộng đồng dân cƣ
địa phƣơng, thiệt hại về nhân lực và vật chất sẽ không lƣờng hết đƣợc. Tất cả

thảm họa đó là kết quả của việc phá rừng. Vì vậy vấn đề cấp thiết đƣợc các
nhà khoa học và nhân loại đặt ra là hãy cùng nhau bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa
dạng sinh học.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, CHDCND Lào có nguồn tài
nguyên động thực vật khá đa dạng và phong phú. Diện tích rừng và đất rừng
của Lào xấp xỉ 11.200.000 ha chiếm 47% diện tích cả nƣớc, bao gồm: Rừng
nửa rụng lá chiếm diện tích lớn 35 %; Rừng thƣờng xanh và Rừng thƣờng
xanh khô chiếm 5%; Rừng lá kim chiếm 2% và Rừng khộp chiếm 5%. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà diện tích cũng chất lƣợng rừng
tại một số nơi của Lào đang có su hƣớng bị suy giảm. Nhận thấy đƣợc tính
cấp thiết cần phải bảo tồn rừng và các giá trị đa dạng sinh học của rừng, hiện
nay Chính phủ nƣớc CHDCND Lào đã thành lập đƣợc 25 Khu bảo tồn thiên
nhiên và Vƣờn Quốc gia.( Khoua Thor 2018).


Rừng phòng hộ Phu Phạ nằm trên địa giới của huyện Sốp Bau, tỉnh
Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào. Rừng phòng hộ có diện tích khoảng 12.078
ha, đƣợc thành lập với mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học đặc
trƣng của địa phƣơng, giữ gìn mơi trƣờng, giữ nguồn nƣớc và chống xói mịn
đất. Rừng phịng hộ Phu Phạ thuộc kiểu rừng tự nhiên đại diện cho địa hình
đồi núi phía Đơng Bắc của Lào. Do ngƣời dân thấy đƣợc sự quan trọng của
rừng và tham gia với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng về công
tác bảo vệ và phát triển rừng, nên hiện nay khu vực này còn khá nguyên vẹn
và phong phú về tài nguyên động vật và thực vật. Rừng phòng hộ Phu Phạ
đang đƣợc đề xuất thành Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Hua Phăn. Tuy
nhiên đến nay tại Phu Phạ, mới chỉ có các thơng tin chung chung về tài
nguyên rừng, các dữ liệu tổng hợp về hệ thực vật hầu nhƣ chƣa có. Vì vậy tơi
đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ
Phu Phạ, tỉnh Hua Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Kết quả
nghiên cứu sẽ là số liệu khoa học ban đầu rất có giá trị về hệ thực vật tại Phu

Pha, là cơ sở cho chính quyền địa phƣơng xây dựng các giải pháp quản lý
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học ở địa phƣơng.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu thực vật trên Thế giới
Việc nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu. Các tài liệu mơ tả
về hệ thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 300 năm trƣớc công nguyên và ở
Trung quốc khoảng 200 năm trƣớc cơng ngun. Song những cơng trình có
giá trị xuất hiện vào thế kỷ XIX-XX nhƣ, Thực vật chí Hongkong (1861),
Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn
Độ (1874). Theo hƣớng nghiên cứu thống kê và mô tả thực vật phải kể đến
các cơng trình nhƣ, Thực vật chí Đơng Dƣơng của Lecomte và cộng sự (19071952), Thực vật chí Malasia (1948-1972), Thực vật chí Vân Nam (19791997).
Kiến thức về cây cỏ đƣợc loài ngƣời ghi chép và lƣu lại. Tác phẩm ra
đời sớm nhất có lẽ là của Aristote (384-322 trƣớc cơng ngun). Tiếp đó là
tác phẩm lịch sử thực vật của Theophraste (khoảng 349 trƣớc cơng ngun)
trong đó ơng đã mơ tả, giới thiệu gần 500 lồi cây cỏ với các chỉ dẫn nơi mọc
và công dụng.
Một số tác giả nghiên cứu về hệ thực vật Trung quốc nhƣ, Dunn S. T.
và Tutcher W. J. (1912) về thực vật Quảng Đông và Hồng Kông, Chen Fenghwai và Wu Te-lin (1987-2006) về thực vật chí Quảng Đơng, Huang Tsengchieng (1994-2003) đã cho ra đời bộ thực vật đài loan, Wu Zheng-yi và
Raven P.H. (1994-2007) với thực vật chí Trung Quốc, Wu Te-lin (2002) với
danh lục các lồi thực vật Hồng Kơng. Mới đây nhất, năm 2008, Hu Shiuying đã công bố cuốn Thực vật chí Hồng Kơng.
Ở Nga, từ năm 1928-1932 đƣợc xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật. Tolmachop A.I cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một
diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng
không có sự phân hóa về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể.


Tolmachop A.I đã đƣa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể

ở vùng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh là 1500-2000 loài.
Engler (1882) đƣa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật Thế giới
là 275.000 lồi, trong đó thực vật có hoa có 155.000 – 160.000 lồi, thực vật
khơng có hoa có 30.000 – 135.000 lồi. Riêng thực vật có hoa trên Thế giới,
Van lop (1940) đƣa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000
lồi. Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo
Malaixia 45.000 loài, 800 chi, 120 họ trong khi đó ở Trung Trung Hoa có
2.900 lồi, 936 chi, 155 họ (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).
Takhtajan Viện sỹ thực vật, Acmenia đã có những đóng góp lớn cho
khoa học phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of
Flowering Plant” (1977), đã thống kê và phân chia tồn bộ thực vật Hạt kín
trên thế giới khoảng 260.000 loài, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ
thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm
11 phân lớp, 175 bộ, 45) 8 họ, 10.500 chi; khơng dƣới 195.000 lồi vào Lớp
Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000
chi và khoảng 65.000 loài.
Brummit (1992) chun gia của Phịng Bảo Tàng Thực Vật Hồng Gia
Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản
thực vật cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là, Khuyết
lá thông (Plilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút
(Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và
Hạt kín (Angiospermae).Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 họ,
454 chi và đƣợc chia ra hai lớp là, Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm
10.715 chi, 357 họ và Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi,
97 họ.


Theo Phạm Hoàng Hộ (1992 – 2003), hệ thực vật trên Thế giới nhƣ sau,
Pháp có khoảng 4.800 lồi, châu Âu 11.000 lồi, Ấn Độ có khoảng 12.000 –
14.000 lồi, Malaysia và Indonesia có khoảng 25.000 lồi.

Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), đƣa ra con số về số lƣợng loài thực vật
ở các vùng nhƣ sau, vùng hàn đới (đất mới, 208 lồi), vùng ơn đới (Litva,
1.439 lồi), cận nhiệt đới (Palextin, 2.334 loài), vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt
đới gió mùa (Philippin 8.099 lồi, Bắc Việt Nam 5.609 loài). Trong phạm vi
bắc bán cầu, tỷ lệ 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật giảm giần từ vùng bắc
cực đến vùng xích đạo (từ gần 75% đến khoảng 40%). Trong khi đó số họ
chiếm vị trí nổi bật trong 10 họ giàu loài nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới
(10%) đến vùng ôn đới, nhất là hàn đới.
Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin ra đời các cơ sở lý luận của
địa lý thực vật cũng đƣợc hình thành và phát triển. Sau đó, trong nửa sau thế
kỷ XIX có nhiều cơng trình nghiên cứu địa lý thực vật xuất hiện và phát triển
theo các xu hƣớng chính, Đánh giá số lƣợng thực vật, phân vùng địa lý thực
vật.
Về xác định yếu tố địa lý của từng lồi có các tác giả nhƣ, Aliochin
(1961), Schmidthusen (1976), Pócs Tamás (1965), Takhtajan (1978), K. et J.
Wu (1991).
Xác định các loài đặc hữu là vấn đề cũng rất quan trọng khi phân tích
đặc trƣng phân bố địa lý của hệ thực vật. Theo T. Pocs, A.I.Tolmatrov,
J.Schmithuse, “... đặc hữu là những loài chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa
phƣơng...) duy nhất trên trái đất, không thể phát hiện ở bất kỳ nơi nào khác”.
Rõ ràng là với cách hiểu này khi xác định tính đặc hữu chỉ cần quan tâm đến
không gian phân bố hiện tại của lồi này hoặc lồi kia, chứ khơng cần biết
nguồn gốc phát sinh của chúng. Nó khác với việc phân tích hệ thực vật về mặt di
truyền là để xác định nguồn gốc phát sinh, từ đó khẳng định đây là loài bản địa
hoặc di cƣ.


Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học lớn nhất của
thế giới và đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc tiến hành nghiên cứu.

Tuệ Tĩnh (1417) trong cuốn “ Nam dƣợc thần hiệu” đã mô tả tới 579 loài cây
làm thuốc. Tới thế kỷ 18, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ
sách lớn thứ hai “Y tông Tâm tĩnh”. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả
khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Song việc điều tra nghiên cứu
thực vật có tính quy mơ lớn ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu vào thời Pháp thuộc.
trƣớc hết phải kể đến các cơng trình, “Thực vật chí Nam bộ” của Leureir,
“Thực vật chí rừng Nam bộ” của các tác giả Piere L. Một trong các cơng trình
lớn nhất về quy mô cũng nhƣ giá trị là công trình nghiên cứu hệ thực vật
Đơng Dƣơng của các tác giả pháp Lecomte et al., kết quả của nghiên cứu này
là bộ “Thực vật chí đại cƣơng Đơng Dƣơng”, theo Lecomte thì Đơng dƣơng
có hơn 7000 lồi. Đây là bộ sách có giá trị và ý nghĩa lớn với các nhà Thực
vật học, những ngƣời nghiên cứu thực vật Đông Dƣơng nói chung và hệ thực
vật Việt Nam nói riêng.
Năm 1969, Phan Kế Lộc đã thống kê và bổ sung số loài ở miền Bắc Việt
Nam lên 5.609, 1.660 chi, 140 họ. Trong đó có 5.069 lồi thực vật Hạt kín và
540 lồi thuộc các ngành cịn lại. Trên cơ sở bộ Thực vật chí Đơng Dƣơng,
Thái Văn Trừng (1978) trong cơng trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã
thống kê ở khu hệ thực vật Việt Nam có 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1850 chi và 289 họ. Thái Văn Trừng đã khẳng định ƣu thế của ngành
Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài (chiếm 90,9%), 1727 chi
(chiếm 93,4%) và 239 họ (chiếm 82,7%).
Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (19911993) xuất bản tại Canada, bao gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê mô tả đƣợc
10419 lồi thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong hai năm 1999- 2000,
ông đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản lại tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3 quyển, đã


thống kê mơ tả kèm hình vẽ của 11611 lồi thuộc 3179 chi, 295 họ và 6
ngành.
Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn cho xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiên
cứu đa dạng sinh vật” đƣa ra các thơng tin về tình hình đa dạng sinh học trên

thế giới và Việt Nam. Ngoài ra tác giả đã thống kê đƣợc ở Việt Nam có
10.580 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.342 chi, 334 họ, 6 ngành. Trong
đó ngành Hạt kín có 9.812 loài, 2.175 chi và 296 họ. Năm 1998, Nguyễn
Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời cho xuất bản cuốn “Đa dạng thực vật vùng
núi cao Sa Pa- Phan Si Păng”, đã thống kê đƣợc 2.024 lồi thực vật bậc cao
có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành.
Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam”, Lê Trần Chấn đã thống kê đƣợc ở Việt Nam có 10.192 lồi, 2.298 chi
và 285 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết
lá thơng (Psilotophyta) có 1 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Cỏ tháp bút
(Equisetophyta) có 2 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Dƣơng xỉ (Potypodiophyta) có
632 lồi, 138 chi, 28 họ, ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 52 lồi, 22 chi, 8
họ, ngành Hạt kín có 9.450 lồi, 2.131 chi, 244 họ.
Giai đoạn 2001 - 2005, tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu
tài nguyên và Môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội và Nguyễn Tiến Bân
(2001, 2003, 2005, tập 1-3) trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu bản thực vật cùng
với các mẫu tiêu bản đã có, đã xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã thống kê đƣợc đầy đủ nhất các loài thực vật có ở
Việt Nam với tên khoa học cập nhật nhất. Trong tài liệu này, đã cơng bố
11.238 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.435 chi, 327 họ. Trong đó
ngành Khuyết lá thơng (Psilotophyta) có 1 lồi, 1 chi, 1 họ; ngành Thơng đất
(Lycopodiophyta) có 35 lồi, 5 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
có 2 lồi, 1 chi, 1 họ; ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 696 loài, 136 chi,


29 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 69 lồi, 22 chi, 9 họ; ngành Hạt
kín (Angiospermae) có 10.417 lồi, 2.270 chi, 284 họ.
Gần đây, Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học (2011) Việt Nam là
một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các lồi thực vật. Tính
đến năm 2011 đã ghi nhận đƣợc 13.766 loài thực vật (2.393 loài thực vật bậc

thấp và 11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch).
Đối với các vƣờn quốc gia có nhiều cơng trình nghiên cứu về tính đa
dạng hệ thực vật, Danh lục thực vật VQG Cát tiên đã đƣợc Trần Văn Mùi
(2004) thống kê đƣợc 1.610 lồi thực vật bậc cao có mạch của 78 bộ, 162 họ,
724 chi. Ngô Tiến Dũng và cộng sự (2005), đã thống kê đƣợc 565 lồi có ích
trong tổng số 854 lồi thực vật của VQG Yok Đơn. Trong đó nhóm tài
ngun cây lấy gỗ có 158 lồi chiếm 18,5% tổng số loài trong toàn hệ.
Nguyễn Quốc Trị (2006), xây dựng bảng danh lục thực vật của VQG Hoàng
Liên gồm 2.432 loài thuộc 898 chi, 209 họ, 6 ngành.
Năm 2018, Dƣơng Văn Lợi, Nghiên cứu dặcđiểm hệ thực vật tại khu
rừng phòng hộ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, đã thống kê các thông tin về
hệ thực vật ở khu rừng phòng hộ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ an gồm 275 lồi
thực vật bậc cao có mạch thuộc 200 chi, 89 họ trong 3 ngành (ngành Dƣơng
xỉ - Polypodiophyta, ngành Thông - Pinophyta và ngành Ngọc lan –
Magnoliophyta). Ngành Ngọc lan có 269 lồi, 194 chi, 83 họ. Ngành Dƣơng xỉ
và ngành Thơng có 03 lồi, 03 chi, 03 họ.
- Phổ dạng sống của hệ thực vật tại khu rừng phịng hộ huyện Quỳ
Hợp, tỉnh Nghệ An có nhƣ: SB = 86,5Ph + 5,5 Ch + 4,0T + 2,2 Cr + 1,8Hm,
Phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên đất: SB = 28,4Mi + 22,5Me +
16,9Na + 9,8Mg + 6,2Lp.
Năm 2018, Hoàng Văn Tuệ, Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu
rừng Ngọa Vân, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã thống kê


các thông tin về hệ thực vật ở khu rừng Ngọa Vân, xã An Sinh, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh gồm có 297 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 219
chi, 173 họ trong 3 ngành: ngành Thông đất, ngành Dƣơng xỉ và ngành Ngọc Lan.
Ngành Ngọc lan là ngành đa dạng nhất với 279 loài, 205 chi của 82 họ, Ngành
Dƣơng xỉ với 16 loài, 13 chi, 11 họ; Ngành Thơng đất với 2 lồi, 1 chi, 1 họ.
- Phổ dạng sống cho hệ thực vật rừng Ngọa Vân, xã An Sinh, thị xã

Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh có nhƣ: SB = 85,5Ph + 5,4Ch + 5,4Hm + 2,7T
+ 1Cr; Phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên đất: SB = 26,3Mi + 21,5Na
+ 16,5Me + 14,1Lp + 6,1Mg + 1Ep.
1.2. Nghiên cứu hệ thực vật tại Lào
Các nghiên cứu thực vật, bao gồm nghiên cứu phân loại, đã đƣợc bắt
đầu ở Lào vào giữa thế kỷ thứ 10. Những nhà khoa học nƣớc ngoài đầu tiên
đã tiến hành thu mẫu tiêu bản thực vật tại Lào từ nửa cuối thế kỷ 19, gồm có
Clovis Thoren (1866-1868), Jules Harmand (thập niên1870), Henri D'Orléans
(1892). Đến đầu thế kỷ 20 có Clément Dupuy (1900), Jean-Baptiste Counillon
(1909), Eugène Poilane (thập niên 1920-1940) và Camille Josephspire (thập
niên 19201940). Một số nghiên cứu đã diễn ra trong khoảng 1950 - 1960 bởi các
nhà khoa học: Jules Vidal, Pierre Tixier và Allen D. Kerr (Newman et. Al.
2007). Tuy nhiên, từ những năm 1940 đến cuối những năm 1980 có rất ít
cơng trình nghiên cứu về thực vật học của Lào. Kết quả nghiên cứu về phân
loại thực vật của Lào trong giai đoạn này ít hơn các nƣớc Láng giềng nhƣ
Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Bộ thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng
(Flore Générale de l’Indochine, Lecompte, 1907-1951) trong nửa đầu thế kỷ
20 đã hoàn thành đƣợc 9 tập. Thực vật chí Lào, Campuchia và Việt Nam
(Flore du Cambodge, du Laos et du Viêtnam du Laos et du Viêtnam) đến năm
2014 đã xuất bản đƣợc 35 tập. Tuy nhiên các công trình khoa học về hệ thực


vật Đông Dƣơng cũng tập trung vào các nƣớc láng giềng nhƣ Campuchia và
đặc biệt là Việt Nam, vì có nhiều nhà thực vật học đang nghiên cứu ở những
nƣớc này hơn là ở Lào. Một ngoại lệ đáng chú ý là cơng trình của Jules Vidal,
ngƣời đã xuất bản một số kết quả nghiên cứu thực vật tại Lào từ năm 1956,
đại điện là "La Végétation du Laos" (1960).
Từ những năm 1990 trở đi, các nghiên cứu về thực vật tại Lào đã đƣợc
khởi động trở lại, thƣờng có sự hợp tác của các nhà khoa học nƣớc ngoài. Một
số đóng góp quan trọng là:

Từ năm 1993 đến nay, Bộ môn Sinh học, Đại học Khoa học cơ bản, Lào,
đã thu thập đƣợc hơn 10.000 mẫu của 3.200 loài.
Từ năm 1992 đến năm 1994, Chƣơng trình nghiên cứu về Song mây và
Tre nứa (Research Program on Rattans and Bamboos) thu thập đƣợc 93 mẫu
tiêu bản tre nứa thuộc 8 họ, từ mọi miền của Lào. Những mẫu vật này hiện
đang đƣợc lƣu giữ tại Trung tâm nghiên cứu cây gỗ Nam Xuang (Nam Xuang
Wood Research Center) cùng với khoảng 300 mẫu của 51 loài song mây (A
field guide to the rattans of Lao PDR).
Từ năm 1996 đến năm 2001, chƣơng trình khuyến khích sử dụng bền
vững các lâm sản ngoài gỗ (NTFP) tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp tiến
hành kiểm kê và thu thập hơn 2.000 mẫu từ 400 lồi thực vật đƣợc tìm thấy ở
các tỉnh Oudomxay, Saravane và Champassac.
Từ năm 1996 đến năm 1997, Vichit Lamxay đã nghiên cứu về phân
loại các lồi thực vật có hoa trong rừng phòng hộ quốc gia Huay Nhang. Tác
giả đã thu thập đƣợc tổng cộng 500 mẫu của 167 loài thuộc 54 họ khác nhau,
hiện đang đƣợc lƣu trữ tại Đại học Quốc gia Lào (NUOL).
Năm 1997, Bouakhaykhone Savengsuksa và Jules Vidal xuất bản tài
liệu “The Dipterocarp species of Lao PDR” (“Les Dipterocarpacees du
Laos”). Sách song ngữ (Lào và Pháp) mơ tả 27 lồi và 6 chi trong họ Dầu
(Dipterocarpaceae).


Từ năm 1997 đến năm 1998, Khamlek Xaydala đã nghiên cứu phân
loại và điều tra phân bố các loài trong họ Dẻ (Fagaceae) ở tỉnh Phongsaly.
Ơng thu thập 24 lồi trong họ Dẻ, phân loại trong 3 chi. Các mẫu đang đƣợc
lƣu giữ trong phòng tiêu bản của khoa Lâm nghiệp, Đại học Quốc gia Lào.
Năm 1999, Phillip W. Rundel tổng hợp các tài liệu về sinh cảnh rừng
và thực vật thực vật ở Lào PDR, Campuchia và Việt Nam. Tác giả kết luận
rằng 270 (38%) trong số 705 các lồi đặc hữu ở lục địa Đơng Nam Á và Nam
Trung Quốc (từ mẫu vật của 31 họ thực vật), đã đƣợc tìm thấy ở Lào. Riêng

đối với cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) – một họ rất quan trọng trong khu vực,
có số lồi là 22 trong tổng số 46 lồi, chiếm 47% đƣợc tìm thấy ở Lào.
Từ năm 1999 đến năm 2001, Khamlek Xaidala và Vichit Lamxay, dƣới
sự hỗ trợ của chƣơng trình "Khuyến khích sử dụng NTFPs", xuất bản một tài
liệu song ngữ (tiếng Lào và tiếng Anh) có tiêu đề "Sản phẩm Lâm sản ngoài
gỗ với tiềm năng thƣơng mại ở Lào ", trong đó liệt kê 51 loài.
Năm 2001, Schuiteman, A. và E.F. Vogel xuất bản tài liệu “Chi Lan
của Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam”, trong đó mơ tả 1.400 lồi Lan,
bao gồm 335 lồi từ Lào, thuộc 85 chi (Thái Lan, Việt Nam và Campuchia
đƣợc báo cáo là có 1.100, 751, và 164 lồi Lan).
Năm 2001, Tom D. Evans và cộng sự đã xuất bản cẩm nang điều tra
thực địa các loài Song mây của Lào với 51 lồi và sáu giống đƣợc mơ tả.
Năm 2003, Lehmann et al. công bố tài liệu Rừng và cây gỗ của cao
nguyên của Xieng Khouang. Đây là kết quả của chƣơng trình Danish
International Development Agency (DANIDA) tài trợ cho Dự án giống cây
trồng Lào (LTSP), là một bộ phận trong dự án giống cây Đông Dƣơng.
Năm 2005, Savengsuksa và Lamxay đã xuất bản tài liệu hƣớng dẫn
thực địa về các loài Lan tự nhiên của Lào. Nghiên cứu về lan đang tiếp tục với
các chƣơng trình: Open (Re)source for Commerce in Horticulture aided by
species Identification Systems (ORCHIS) project (www.orchisasia.org/), a


collaboration between NUOL, the Centre de Coopération Internationale en
Recherche Agronomique pour le Développement (CIRAD) and Bảo tàng thực
vật Quốc gia Hà Lan.
Năm 2007, Đại học Quốc gia Lào, Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp
Quốc gia (NAFRI) và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã công bố tài liệu
Lâm sản ngoài gỗ ở Lào. Sách hƣớng dẫn sử dụng 100 sản phẩm thƣơng mại
và truyền thống.
Năm 2007, Mark Newman và cộng sự xuất bản Danh lục các loài thực

vật bậc cao có mạch của Lào (A Checklist of the Vascular Plants of Lao
PDR,), với 4,850 loài cây bản địa, cây trồng và cây hoang dại hóa.
Năm 2008, Lamphay Inthakoun và Claudio O. Delang đã xuất bản tài
liệu: “Lao Flora A checklist of plants found in Lao PDR with scientific and
vernacular names”. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Mark Newman và cộng
sự, 2007, Lamphay Inthakoun và Claudio O. Delang đã bổ sung các thơng tin
về tên lồi theo chữ và phiên âm tiếng Lào cho Danh lục thực vật bậc cao có
mạch của Lào.
Năm 2014, Leonid V. Averyanov và cộng sự đã công bố kết quả nghiên
cứu về Hạt trần của Lào (Gymnosperms of Laos), trên tạp chí Nordic Journal
of Botany số 32. Đây là kết quả đầy đủ nhất về phân loại và phân bố các loài
Hạt trần của Lào. Tổng số loài Hạt trần của Lào theo bài báo này là 33, thuộc
8 họ và 15 chi. Nghiên cứu đã phát hiện 2 loài Hạt trần mới cho khoa học
(Cycas laotica and Pinus cernua) và 7 loài Hạt trần bổ sung cho hệ thực vật
của Lào (Cycas dolichophylla, C. inermis, C. macrocarpa, C. micholitzii, C.
nongnoochiae, C. petraea and Taxus wallichiana).
Năm 2018, Khoua Thor trong cơng trình “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực
vật tại Vƣờn Quốc gia Phou Khao Khouay, khu vực huyện Hom, tỉnh
Saysomboun, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” tác giả đã xác định
đƣợc tại khu vực nghiên cứu có 1222 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 702


chi, 173 họ trong 5 ngành thực vật: Cỏ tháp bút, Thông đất, Dƣơng xỉ, Thông,
Ngọc Lan.
1.3. Nghiên cứu về thực vật tại rừng phòng hộ Phu Phạ
Rừng phòng hộ Phu Phạ nằm trên địa giới của huyện Sốp Bau, tỉnh
Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào. Rừng phịng hộ có diện tích khoảng 12.078
ha, đƣợc thành lập với mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học đặc
trƣng của địa phƣơng, giữ gìn mơi trƣờng, giữ nguồn nƣớc và chống xói mịn
đất. Rừng phịng hộ Phu Phạ thuộc kiểu rừng tự nhiên đại diện cho địa hình

đồi núi phía Đơng Bắc của Lào. Do ngƣời dân thấy đƣợc sự quan trọng của
rừng và tham gia với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng về cơng
tác bảo vệ và phát triển rừng, nên hiện nay khu vực này còn khá nguyên vẹn
và phong phú về tài nguyên động vật và thực vật. Rừng phòng hộ Phu Phạ
đang đƣợc đề xuất thành Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Hua Phăn. Tuy
nhiên đến nay tại Phu Phạ, mới chỉ có các thơng tin chung chung về tài
ngun rừng, các dữ liệu tổng hợp về hệ thực vật hầu nhƣ chƣa có.
Ý nghĩa khi thực hiện nghiên cứu hệ thực vật tại rừng phòng hộ Phu Phạ
 Kết quả nghiên cứu là các thơng tin bƣớc đầu rất có ý nghĩa về đặc điểm
hệ thực vật tại Rừng phòng hộ Phu Phạ;
 Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung các dữ liệu khoa học cho hệ thực vật của
Lào, cũng nhƣ cho các nghiên cứu tiếp theo về tài nguyên thực vật, hệ thực
vật, tài nguyên rừng tại khu vực;


Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các đơn vị quản lý trên huyện Sốp Bau, tỉnh
Hua Phăn của Lào nắm rõ hơn tài nguyên thực vật của khu vực, là cơ sở
quan trọng để xây dựng các biện pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật
và sử dụng bền vững tài nguyên rừng cho khu vực rừng phòng hộ Phu
Phạ.


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng cơ sở khoa học nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển tài
nguyên thực vật tại Rừng phòng hộ Phu Phạ, huyện Sốp Bau, tỉnh Hua Phăn,
nƣớc CHDCND Lào.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc các đặc trƣng của hệ thực vật tại Khu vực nghiên cứu
- Đề xuất đƣợc giải pháp quản lý tài nguyên thực vật tại Rừng phịng hộ
Phu Phạ, huyện Sơp Bau, tỉnh Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các loài thực vật bậc cao có mạch phân bố
tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về bản chất, dạng sống, yếu tố địa lý của hệ thực vật bậc
cao có mạch tại khu vực nghiên cứu.
Phạm vi về không gian
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên các tuyến điều tra tại Rừng phòng hộ
Phu Phạ, huyện Sốp Bau, tỉnh Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào.
Phạm vi về thời gian
Từ tháng 11/2018 đến 05/2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Lập danh lục thực vật và xác định bản chất hệ thực vật;
- Nghiên cứu yếu tố địa lý của hệ thực vật;


- Nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật;
- Nghiên cứu các tác động đến hệ thực vật;
- Đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên thực vật.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Hệ thực vật là tập hợp các loài cây có tính chất lịch sử trong một khu
đất nhất định. Nhiệm vụ của nghiên cứu hệ thực vật là: Phát hiện và mô tả các
bậc taxôn (đơn vị sinh vật), các đơn vị hệ thực vật. Vẽ nên một bức tranh
đúng đắn và khách quan về cấu trúc, về thành phần, về sự phân bố, tính chất

sinh thái và nguồn gốc của chúng. Từ những cơ sở trên đề tài đã xác định các
phƣơng pháp theo từng nội dung nghiên cứu nhƣ sau:
2.4.1. Phương pháp lập danh lục thực vật và xác định bản chất hệ thực vật
- Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan
tới vấn đề nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng
của khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có, các báo cáo khoa học
về Rừng phòng hộ Phu Phạ, huyện Sốp Bau, tỉnh Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào.
- Phương pháp phỏng vấn
Đối tƣợng phỏng vấn: Ngƣời dân địa phƣơng am hiểu về rừng, Cán bộ,
cơng nhân viên Ban quản lý rừng phịng hộ Phu Phạ, huyện Sốp Bau, tỉnh
Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào;
Nắm đƣợc các thơng tin sơ bộ về Rừng phịng hộ Phu Phạ, phân bố các
hệ sinh thái đặc trƣng, các loài, tuyến điều tra.
- Điều tra sơ thám
Việc đầu tiên của phƣơng pháp ngoại nghiệp là xác định địa điểm thu
mẫu, tuyến thu mẫu trên bản đồ địa hình của khu vực. Tiến hành điều tra sơ
bộ nhằm xác định ranh giới, phạm vi cũng nhƣ điều kiện địa hình thực tế của
khu vực nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở xác định vị trí để đặt các tuyến điều tra
tỷ mỷ về hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.


- Điều tra tuyến
Các tuyến điều tra đƣợc lập dựa trên kết quả điều tra sơ bộ tại khu vực
nghiên cứu. Tuyến điều tra đƣợc thiết kế đi qua đƣợc càng nhiều sinh cảnh, hệ
sinh thái đại diện cho khu vực điều tra càng tốt. Tuyến điều tra cũng đƣợc
thiết kế đi qua các đai cao khác nhau; đi theo các hƣớng khác nhau đại diện
cho khu vực nghiên cứu. Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra thu thập mẫu tất cả
các loài thực vật khác nhau mọc tự nhiên.
Số lƣợng tuyến điều tra: Số hiệu khu vực nghiên cứu và tuyến điều tra

đƣợc xác định theo quy luật từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Tổng số
tuyến điều tra: 8 tuyến. Mỗi tuyến có chiều dài khoảng 6-10 km. Trên các
tuyến điều tra ngồi bản thân cịn có hỗ trợ thêm của 2-3 ngƣời, gồm: 1 cán
bộ phòng Nông nghiệp huyện Sốp Bau và 1-2 ngƣời dân địa phƣơng thơng
thạo địa hình, thực vật tại khu vực nghiên cứu dẫn đƣờng và hỗ trợ thu mẫu.
Cụ thể các tuyến điều tra trên các bản nhƣ sau:
Bản Na Khăm Hăng điều tra 2 tuyến;
Bản Đán Hôm điều tra 3 tuyến;
Bản Na Khun điều tra 2 tuyến;
Bản Na Nhôm điều tra 1 tuyến.
Hình ảnh: sinh cảnh khu vực nghiên cứu và hoạt động điều tra trên
tuyến đƣợc minh họa trong phần Phụ lục ảnh từ PL 201 đến PL 210.
Phương pháp thu mẫu
Khi nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là
nhiệm vụ rất quan trọng là cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh
lục chính xác, đầy đủ. Để tiến hành tìm hiểu, thu thập các thơng tin về khu
vực nghiên cứu có liên quan cần chuẩn bị một số dụng cụ phục vụ công tác
điều tra nhƣ, Sổ ghi chép, bút, thƣớc kẻ, máy ảnh, dao, túi đụng mẫu, nhãn
(ghi số hiệu mẫu), dây buộc…


Phƣơng pháp thu mẫu: mô tả các đặc điểm của loài và ghi vào phần lý
lịch mẫu, thu mẫu, ghi số hiệu mẫu vào etiket, treo số hiệu mẫu lên mẫu vật
thu và chụp ảnh.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mẫu thu phải là mẫu đại diện nhất của cây, thể hiện đƣợc các đặc
điểm của lồi;
- Mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận cành, lá và hoa, quả nếu có đối
với cây lớn; thu mẫu cả cây đối với cây thân thảo và có quả càng tốt;
- Cách đánh số hiệu mẫu, các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng

một số hiệu mẫu. Ghi số hiệu mẫu theo năm- tháng- ngày- số thứ tự mẫu. Ví
dụ, thu mẫu vào ngày 09 tháng 03 năm 2019 ta có thể đánh số là 190309 là
gốc và sau đó lần lƣợt ghi tiếp từ số 01 trở đi. Cách đánh số hiệu này giúp ta
tránh trùng lặp số hiệu mẫu và nhận biết đƣợc thời gian thu mẫu.
- Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm mà mẫu khơng thể
hiện đƣợc nhƣ đặc điểm vỏ cây, kích thƣớc cây, màu sắc của hoa, quả, nhựa
mủ, mùi vị,… Khi ghi chép phải ghi bằng bút chì, khơng dùng bút bi, bút mực
để tránh bị mất khi bị dính nƣớc. Sau khi thu mẫu và ghi số hiệu mẫu, treo
etiket lên mẫu, đặt mẫu lên tấm bìa phẳng, màu đồng nhất và chụp ảnh. Chụp
cả mặt trƣớc, mặt sau lá, cuống lá, mép lá, gân lá, hoa, quả (nếu có) hoặc một
số đặc điểm đặc biệt đặc trƣng của loài.
- Phương pháp định mẫu
Giám định mẫu bằng phƣơng pháp Hình thái so sánh (đối chiếu mẫu
cần giám định với bộ mẫu lƣu hoặc các tài liệu chuyên khảo về phân loại thực
vật).
Phân tích mẫu, Dựa vào một số nguyên tắc, phân tích từ tổng thể đến
chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ và phải ghi chép lại. Để xác định tên lồi cần
thực hiện theo các trình tự sau: Phân họ, Phân loại tất cả các mẫu theo từng họ
và các vật mẫu trong từng họ đƣợc phân loại theo từng chi. Để làm đƣợc việc


×