Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT
TẠI KHU RỪNG PHÒNG HỘ XÃ VIỆT HỒNG,
HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.VƢƠNG DUY HƢNG

Hà Nội, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đồn bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Ngƣơi cam đoan

Nguyễn Anh Tuấn



ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường,
Hội đồng khoa học khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, giáo viên
hướng dẫn cùngcác thầy cô trong Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã luôn
quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn UBND xã Việt Hồng, Hạt Kiểm lâm huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái và người dân nơi đây, cùng với nhóm nghiên cứu của
sinh viên K61 QLTNR, trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và
cung cấp những thơng tin hữu ích trong q trình thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài, xong do
thời gian có hạn, năng lực cịn hạn chế, kinh nghiệm chưa có nhiều nên khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
quý báu của Hội đồng khoa học Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường,
các thầy cô giáo để bản luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Anh Tuấn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên Thế giới ......................................... 2
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ......................................... 4
1.3. Các nghiên cứu về thực vật tại khu vực rừng phòng hộ xã Việt Hồng 12
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 13
2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................... 13
2.2. Đối tượng và phạm vinghiên cứu ....................................................... 13
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 13
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 14
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ...................................................... 14
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................. 14
2.4.3. Phương pháp điều tra tuyến ........................................................ 14
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 17
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 26
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................. 26


iv
3.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu ......................................................... 26
3.1.3. Nguồn tài nguyên ........................................................................ 27

3.2. Kinh tế - xã hội .................................................................................. 33
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 35
4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu .................. 35
4.1.1. Danh lục thực vật ....................................................................... 35
4.1.2. Bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ............................... 35
4.2. Yếu tố địa lý của hệ thực vật ............................................................. 46
4.3. Dạng sống của hệ thực vật ................................................................. 48
4.3.1. Phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu........................................ 48
4.3.2. So sánh với phổ dạng sống của các khu vực khác ....................... 49
4.4. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ............ 50
4.4.1. Tác động tích cực ....................................................................... 50
4.4.2. Tác động tiêu cực ....................................................................... 51
4.5. Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật tại RPH Xã Việt Hồng 51
4.5.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật ........................................................ 51
4.5.2. Các nhóm giải pháp về mặt xã hội .............................................. 51
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

ĐHLN

Đại học Lâm nghiệp


IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NC

Nghiên cứu

NXB

Nhà xuất bản

RPH

Rừng phòng hộ

STT

Số thứ tự

VQG


Vườn Quốc gia

VQG-KBT

Vườn Quốc gia – Khu bảo tồn


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến dự kiến điều tra ................................................... 15
Bảng 4.1. Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật...................................... 35
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................. 35
Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn .............................. 36
Bảng 4.3. Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi ..................................... 37
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................. 37
Bảng 4.4. Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu ...... 38
Bảng 4.5. Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu .......... 39
Bảng 4.6. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại khu vực ......... 41
Bảng 4.7. Tỷ lệ các công dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ........ 42
Bảng 4.8. So sánh số họ, chi loài ở các taxon bậc ngành của Xã Việt Hồng với
các khu vực tương đương khác của Việt Nam .............................................. 44
Bảng 4.9. So sánh hệ thực vật nghiên cứu với các hệ thực vật khác bằng chỉ
số Sorenson .................................................................................................. 45
Bảng 4.10. Tổng hợp yếu tố địa lý của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu .. 46
Bảng 4.11. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu..48
Bảng 4.12. So sánh phổ dạng sống KVNC với các VQG-KBT của Việt Nam ..50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Di tích lịch sử Chiến Khu Vần nằm trên địa bàn rừng phòng hộ thuộc
xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa - Thông tin
quyết định thành lập ngày 04 tháng 09 năm 1995. Khu vực này có giá trị lịch
sử của di tích lịch sử là ở chỗ di tích phản ánh một sự kiện lịch sử rất quan
trọng của tỉnh Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nước ta nói chung
trong thời kỳ cách mạng sơi động của cả nước: thời kỳ vận động tiến tới tổng
khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước tháng 8-1945. Nơi
đây còn lưu giữ các di chỉ khảo cổ học cũng như các di tích lịch sử, danh lam
có giá trị và có hệ sinh thái rừng độc đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú
với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái đặc thù của
vùng núi đá.
Mặc dù diện tích rừng tự nhiên của xã Việt Hồng khơng cịn nhiều
nhưng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự sống cịn của cộng đồng
trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa
phương cũng như bảo vệ khu di tích Chiến Khu Vần. Căn cứ vào hiện trạng
và chức năng, khu rừng tại xã Việt Hồng đã được tỉnh xác định là rừng phòng
hộ. Tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên rừng tại đây đang bị tác động mạnh
bởi sức ép người dân xung quanh. Do vậy, việc phân tích, đánh giá tài nguyên
thực vật của một khu vực sẽ xác định được bản chất, mức độ đa dạng của hệ
thực vật tại khu vực và qua đó dự báo được xu hướng biến đổi của chúng
trong tương lai gần, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài
nguyên, bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Nhằm mục đích cung cấp dữ liệu chi tiết về tính đa dạng của hệ thực
vật Rừng phịng hộ tại xã Việt Hồng, cho cơng tác quản lý, sử dụng, phát triển
bền vững tài nguyên hệ thực vật rừng tại địa phương cũng như góp phần bảo
vệ khu di tích lịch sử Chiến Khu Vần xã Việt Hồng, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.



2
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên Thế giới
Hiện nay, trên thế giới sự đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất ở vùng
nhiệt đới. Vùng nhiệt đới chỉ chiếm 15% diện tích bề mặt trái đất nhưng
chiếm tới 78% tổng số loài sinh vật trên hành tinh (90.000 lồi sinh vật).
Vùng ơn đới Bắc Mỹ và Châu Âu - Á chỉ có 50.000 loài.
Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật trên thế
giới được bắt đầu từ rất sớm bằng những cơng trình phân loại về thực vật và
động vật. Vấn đề này ngày nay đã trở thành một chiến lược trên thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh
giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.
Người ta đã tìm thấy các tài liệu có mơ tả về thực vật xuất hiện ở Ai
Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên và ở Trung Quốc 2000 năm trước
Công nguyên.
Kiến thức về cây cỏ được loài người ghi chép và lưu lại từ rất sớm.
Sớm nhất có lẽ là tác phẩm của Aristote (384-322 trước Cơng ngun). Tiếp
đó là tác phẩm lịch sử thực vật của Theophraste (khoảng 349 trước Công
nguyên). Trong đó, ơng đã mơ tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ
dẫn về nơi mọc và công dụng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật
đã có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các cơng trình cơng bố như:
- Lecomte, H, 1907-1952, Flora generale de I’ Indochine. Tom I-VII, Pari.
- Phedorov A.A, 1965. Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế
quốc dân, Tạp chí Tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, Tiếng Nga.
- Plant Resources of South - East – Asia -7, 1995. Bamboo – Bogor
Indonesia



3

- IUCN, 1998. The world list of Threatened trees. World Conservasion Press.
- IUCN, 2001, Red list of Threatened Plants.
Ở Nga, từ năm 1928-1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật. Tolmachop A.I cho rằng “ Chỉ cần điều tra trên một
diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng
khơng có sự phân hóa về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể.
Tolmachop A.I đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể
ở vùng nhiệt đới ẩm thường xanh là 1500-2000 loài.
Brummit (1992) chuyên gia của Phịng Bảo tàng thực vật hồng gia
Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản
thực vật cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là: Khuyết
lá thông (Plilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút
(Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và
Hạt kín (Angiospermae). Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477
họ, 454 chi và được chia ra hai lớp là: Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao
gồm 10.715 chi, 357 họ và Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm
2.762 chi, 97 họ.
Takhtajan, Viện sỹ thực vật người Nga đã có những đóng góp lớn cho
khoa học phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of
Flowering Plant” (1977), đã thống kê và phân chia tồn bộ thực vật Hạt kín
trên thế giới khoảng 260.000 loài, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ
thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm
11 phân lớp, 175 bộ, 458 họ, 10.500 chi; khơng dưới 195.000 lồi vào Lớp
Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000
chi và khoảng 65.000 loài.
Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), đưa ra con số về số lượng loài thực
vật ở các vùng như sau, vùng hàn đới (đất mới, 208 lồi), vùng ơn đới (Litva,

1.439 lồi), cận nhiệt đới (Palextin, 2.334 loài), vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt


4
đới gió mùa (Philippin 8.099 lồi, Bắc Việt Nam 5.609 loài). Trong phạm vi
bắc bán cầu, tỷ lệ 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật giảm giần từ vùng bắc
cực đến vùng xích đạo (từ gần 75% đến khoảng 40%). Trong khi đó số họ
chiếm vị trí nổi bật trong 10 họ giàu loài nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới
(10%) đến vùng ôn đới, nhất là hàn đới.
Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin ra đời các cơ sở lý luận của
địa lý thực vật cũng được hình thành và phát triển. Sau đó, trong nửa sau thế
kỷ XIX có nhiều cơng trình nghiên cứu địa lý thực vật xuất hiện và phát triển
theo các xu hướng chính, Đánh giá số lượng thực vật, phân vùng địa lý thực vật.
Về xác định yếu tố địa lý của từng lồi có các tác giả như, Aliochin (1961),
Schmidthusen (1976), Pócs Tamás (1965), Takhtajan (1978), K. et J. Wu (1991).
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam
Nằm ở vùng Đơng Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt
Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ
thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các
loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động,
thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và IndonesiaMalaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những
khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10%
số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo
tồn và Phát triển kinh tế).
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới,
rừng Việt Nam mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản nhất của rừng nhiết đới,
nó có cấu trúc phức tạp, phong phú và đa dạng về loài. Rừng nước ta chiếm ¾

diện tích đất đai tồn quốc, trong đó có nhiều gỗ và đặc sản quý hiếm, nhiều


5
dược liệu có giá trị phân bố hầu hết ở các vùng trung du và miền núi.Việc
nghiên cứu về tài nguyên rừng Việt Nam đã được tác giả trong và ngoài nước
tiến hành nghiên cứu.
Một số danh y đã được biết đến nhờ việc nghiên cứu về thực vật và tìm
ra những phương thuốc chữa bệnh như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông,…
Việc nghiên cứu thực vật theo hướng khoa học mới được biết đến khi Pháp
xâm chiếm Việt Nam. Cơng trình thống kê mơ tả thực vật như “Thực vật rừng
Nam Bộ” của Pierre (1879-1899), ơng đã tìm ra và đặt tên cho nhiều loài mới
ở Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX A.Chevalier (1919) đã có những nghiên cứu về các hệ
sinh thái rừng Bắc Bộ.
P.Maurand 1943, đã nghiên cứu “các kiểu quần thể” của ba vùng sinh
thái Bắc Đông Dương. Nam Đông Dương và vùng trung gian. Dương Hàm Y
1956, công bố nghiên cứu về “Tài nguyên rừng ở Việt Nam”. Ngồi ra cịn có
một số cơng trình nghiên cứu khác như Loeschau 1960, Thái Văn Trừng
1970, 1978, Trần Ngũ Phương 1970, 2000,… đã nghiên cứu về rừng Bắc Bộ
Việt Nam. P.W.Richards 1952, đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái, tác giả này đã mô tả một số đặc điểm nổi bật của rừng
mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ, rừng có nhiều
tầng (thường có 3 tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ), nhiều lồi
cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiêu thực vật phụ sinh trên thân
hoặc cành cây. G.N.Baur 1962, nghiên cứu các vấn đề cơ sở sinh thái học
trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó ơng đã đi sâu nghiên cứu các
nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa
tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý lâm sinh bao gồm: mục tiêu thứ
nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn lồi và khơng đồng

tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo không
gian thích hợp cho các cây cịn lại sinh trưởng. Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái


6

sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo khơng giải phóng
lớp cây tái sinh có sẵn có ở trong trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã
lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc chăm sóc và ni dưỡng rừng sau đó.
Cuối cùng tác giả đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý
tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản đều tuổi, rừng không đều
tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Cơng trình Thực vật chí Đơng Dương gồm 7 tập chính và 1 tập bổ
sung, đã được cơng bố từ năm 1907 – 1952 bởi nhà thực vật người Pháp H.
Lecomte chủ biên. Trong cơng trình này, tác giả đã thu mẫu, định tên và lập
khóa mơ tả cho 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch ở Đơng Dương. Trên cơ
sở bộ Thực vật chí Đơng Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong cơng trình
“Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật nước ta có
7004 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 289 họ. Thía Văn Trừng
đã khẳng định ưu thế của ngành Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336
loài (chiếm 90,9%), 1727 chi (chiếm 93,4%) và 239 họ (chiếm 82,7%).
Cơng trình nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1963-1978), Trần Ngũ
Phương về thảm thực vật rừng Việt Nam. Các tác giả đã phân chia thảm thực
vật rừng nước ta thành các kiểu rừng, kiểu phụ và các ưu hợp, quần hợp thực
vật phổ biến.
Trong tác phẩm “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam” 1978,
tác giả Thái Văn Trừng đã tiếp tục hoàn thiện quan điểm “Sinh thái phát sinh
quần thể trong các kiểu thảm thực vật” rừng ở Việt Nam, mơ tả - phân tích
cấu trúc và đề xuất những định hướng nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh
thái rừng nhiệt đới Việt Nam.

Aubréville chủ biên, đã cơng bố bộ Thực vật chí Camphuchia, Lào và
Việt Nam do 29 tập nhỏ gồm 74 họ thực vật có mạch.
Viện điều tra quy hoạch rừng công bố Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)
gồm 7 tập và cuốn Những loài thực vật rừng quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam.


7
Phạm Hồng Hộ (1991-1993), (1999 – 2000) có bộ Cây cỏ Việt Nam
tác giả đã thống kê có mơ tả và kèm theo hình vẽ của hơn 11.600 lồi thực vật
Việt Nam.
Tập thể các Nhà thực vật học Việt Nam (2001, 2003, 2005) biên soạn
cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam và bộ Thực vật chí Việt Nam. Hiện
nay đã xuất bản được 11 tập. Đây là các tài liệu rất hữu ích cho các nghiên
cứu tiếp theo về tài nguyên thực vật Việt Nam.
Năm 1969, Phan Kế Lộc đã thống kê và bổ sung số loài ở miền Bắc lên
5.609 lồi, 1.660 chi, 140 họ. Trong đó có 5.069 lồi thực vật Hạt kín và 540
lồi thuộc các ngành còn lại.
Thái Văn Trừng đã thống kê thực vật Việt Nam, gồm 7.004 loài, 1850
chi, 289 họ.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết
11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ.
Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 lồi cây
hoang dại có mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 loài.
Lê Trần Chấn nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 10.192 loài
của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật.
Nguyễn Tiến Bân (2005) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam hiện biết
11.603 lồi, trong đó ngành Ngọc lan với 10.775 lồi.
Trần Đình Lý và cộng sự, (1993) 1900 cây có ích ở Việt Nam.
Võ Văn Chi, 1997, (2012) Từ điển cây thuốc Việt Nam.
Võ Văn Chi và Trần Hợp, (1999) Cây cỏ có ích ở Việt Nam.

Nguyễn Thiện Tịch (2001), Lan Việt Nam.
Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam.
Đỗ Tất Lợi, (1977) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật
Pocs Tamas (1965) đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt


8
Nam có 5.190 lồi. Tác giả đã xây dựng phổ các yếu tố địa lý cho hệ thực vật ở
miền Bắc Việt Nam, trong đó các yếu tố cũng như thành phần của chúng đều có
sự thay đổi so với những kết quả nghiên cứu của Gagnepain, cụ thể như sau:
*Nhân tố bản địa đặc hữu

39,90%

+ Việt Nam

32,55%

+ Đông Dương

7,35%

*Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới

55,27%

+ Trung Hoa

12,89%


+ Ấn Độ và Hymalaya

9,33%

+ Malaysia - Indonesia

25,69%

+ Các vùng nhiệt đới khác

7,36%

*Nhân tố khác

4,83%

+ Ôn đới

3,27%

+ Thế giới

1,56%

+ Nhân tố nhập nội, trồng trọt

3,08%

Năm 1978, Thái Văn Trừngcăn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ

thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài
đặc hữu. Tuy nhiên, khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam
Trung Hoa và nhân tố bản địa đặc hữu Việt Nam làm một (45,7% cộng theo
Gagnepain và 52,79% cộng theo Pocs Tamas) và căn cứ theo khu phân bố
hiện tại, nguồn gốc phát sinh của lồi đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản
địa lên 50%, yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia – Indonesia
là 15%, từ Hymalaya – Vân Nam – Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến
Điện là 14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3%
ôn đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố địa lý thực vật của nhiều địa phương
trên toàn quốc, kết hợp với những đánh giá, nhận xét về địa lý thực vật Việt
Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và kết luận hệ thực vật Việt
Nam được cấu thành bởi các yếu tố:


9
1. Yếu tố đặc hữu Việt Nam: Là những loài chỉ phân bố trong phạm vi
của Việt Nam.
2. Yếu tố Đơng Dương: Bao gồm Đơng Dương hẹp là các lồi chỉ phân
bố trong phạm vi ba nước Đông Dương và Đơng Dương rộng là những lồi
phân bố trong phạm vi ba nước Đông Dương đến Vân Nam (Trung Quốc),
Thái Lan, Miến Điện về phía tây bắc và bán đảo Mã Lai về phía nam.
3.Yếu tố Đơng và Đơng Nam Á: Gồm những lồi phân bố trong phạm vi
ba nước Đơng dương về phía bắc đến các tỉnh phía nam sơng Hồng Hà
(Trung Quốc) và về phía nam đến bán đảo Mã Lai.
4. Yếu tố Đông Dương – Himalaya: Gồm những lồi phân bố từ vùng
Đơng Dương đến Vân Nam về phía bắc và Ấn Độ và Miến Điện về phía tây
có nghĩa là những lồi phân bố theo sự kéo dài của dãy Himalaya.
5. Yếu tố nhiệt đới châu Á hay là yếu tố Ấn Độ - Malezia: bao gồm
những loài phân bố từ cực nam Trung Quốc đến các đảo của Indonesia,

Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, giới hạn đông đến đảo Fiji và các đảo Nam
Thái Bình Dương nhưng khơng tới châu Úc.
6. Yếu tố nhiệt đới Á – Úc: là những loài phân bố từ nam Trung Quốc
đến Ấn Độ, Miến Điện, đến bắc Úc và các đảo Thái Bình Dương.
7.Yếu tố ơn đới: gồm các lồi phân bố từ Việt Nam đến các nước ôn đới
như Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản,..
8. Yếu tố cổ nhiệt đới: là các loài phân bố khắp các vùng nhiệt đới châu
Á, châu Phi và Châu Úc.
9. Yếu tố liên nhiệt đới: là các loài phân bố cả vùng cổ nhiệt đới và tân
nhiệt đới tức là các lồi có cả ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, châu Á và
châu Úc.
9.1. Yếu tố châu Á và châu Mỹ nhiệt đới: bao gồm các loài chỉ gặp ở
châu Á và vùng nhiệt đới châu Mỹ, chúng có thể mở rộng tới bắc Úc và các
đảo Thái Bình Dương.


10
9.2. Yếu tố nhệt đới châu Á và châu Phi: bao gồm những loài phân bố ở
vùng hiệt đới châu Á và châu Phi. Một số có thể mở rộng tới các vùng đảo
Thái Bình Dương.
10. Yếu tố tồn cầu: đó là các lồi phân bố gần khắp thế giới từ vùng
nhiệt đới đến vùng ôn đới, từ cổ nhiệt đới đến vùng tân nhiệt đới.
11. Yếu tố cây trồng: bao gồm những loài cây trồng và cây được trồng.
Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật
Pocs Tamas (1965) trong cơng trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt
Nam đã phân tích một số thành phần phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt
Nam như sau:
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Meg):

4,85%


- Cây có chồi vừa trên đất cao 8-30m (Mes) và cây có chồi nhỏ trên đất
cao 2-8 m (Mi):

13,80%

- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na):

18,02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp):

9,08%

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep):

6,45%

- Cây chồi sát đất (Ch); cây chồi nửa ẩn (H), cây chồi ẩn (Cr):

0,68%

- Cây chồi một năm (Th):

7,12%

Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,20 Ph + 40,68 (Ch,H,Cr) + 7,12 Th
Ngoài ra nhiều tác giả khác đã vận dụng thang phân loại của Raunkiaer
để lập phổ dạng sống cho nhiều hệ thực vật khác nhau.

Năm1987 – 1990, trong cơng trình “Góp phần nghiên cứu một số đặc
điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn, tỉnh Hịa Bình” Lê Trần Chấn và tập
thể đã phân tích lập phổ dạng sống cho vùng này như sau:
- Phanerophytes (Ph)

51,3%

- Chamaephytes (Ch)

13,7%

- Hemycryptophytes (Hm)

17,9%


11

- Cryptophytes (Cr)

7,2%

- Therophytes (Th)

9,9%

Phổ dạng sống:
SB = 51 Ph + 13 Ch + 17,9 Hm + 7,2 Cr + 9,9 Th
Năm 1994, trong cơng trình nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn
quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, Phùng Ngọc Lan

(1996) cũng đưa ra phổ dạng sống cho vùng này như sau:
SB = 57,78 Ph + 10,46 Ch + 12,38 Hm + 8,37 Cr + 11,01 Th
Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn có nghiên cứu
đầu về đa dạng hệ thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát trong đó có phổ dạng sống.
Thái Văn Trừng (1978) còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá
theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạng tán, chất liệu dây leo…
Nghiên cứu giá trị sử dụng của hệ thực vật
Những giá trị sử dụng của thực vật được các tác giả mô tả trong các tài
liệu như:
Thực vật Nam Bộ (Loureiro, 1790)
Thực vật rừng Nam Bộ (Pierre, 1879)
Thực vật chí Đơng Dương (Lecomte chủ biên, 1907 - 1952)
Cây cỏ thường thấy (Lê Khả Kế và cộng sự, 6 tập, 1969-1975)
Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000)
Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988)
Vietnam Forest Tree (Vũ Văn Dũng và cộng sự, 1996)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, tái bản 2003)
1900 cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995)
Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002)
Tài nguyên thực vật Việt Nam (Trần Minh Hợi và cộng sự, 2013)
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu ở các khu hệ thực
vật địa phương khác nhau đều căn cứ trên các tài liệu khác nhau để đánh giá
giá trị tài nguyên thực vật.


12
1.3. Các nghiên cứu về thực vật tại khu vực rừng phòng hộ xã Việt Hồng
Khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng nằm trên địa bàn xã Việt Hồng,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Khu vực này có giá trị đa dạng sinh học cũng
lịch sử cao. Rừng phòng hộ xã Việt Hồng bảo vệ khu di tích lịch sử Chiến

Khu Vần, Khu di tích lưu trữ các thơng tin phản ánh một sự kiện lịch sử rất
quan trọng của tỉnh Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nước ta nói chung
trong thời kỳ cách mạng tháng 8 sơi động của cả nước. Khu vực đã có một số
điều tra về hiện trạng các trạng thái rừng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu điều
tra hệ thực vật khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng cũng như khu vực di tích lịch
sử Chiến Khu Vần.
Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là các thông tin bước đầu rất quan trọng và có ý
nghĩa về đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng, huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Các kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung cơ sở khoa học và
đề xuất nâng cao vai trò của rừng phòng hộ xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái.
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ được các đặc trưng của hệ
thực vât tại khu rừng phòng hộ xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Đây là những thông tin quan trọng giúp chính quyền địa phương, cơ quan
kiểm lâm nắm được các thông tin về tài nguyên thực vật của khu vực, để xây
dựng các phương án quản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên hệ thực
vật và bảo vệ khu Rừng phòng hộ xã Việt Hồng cũng như di tích lịch sử
Chiến Khu Vần, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.


13
Chƣơng 2.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng cơ sở khoa học nhằm quản lý bảo vệ tài nguyên thực vậttại
khu Rừng phòng hộ xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được các đặc điểm đặc trưng của hệ thực vật khu vực rừng
phòng hộ xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái làm cơ sở đề xuất các
giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật tại đây.
2.2. Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các loài thực vật bậc cao có mạch
phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về bản chất, dạng sống, yếu tố địa lý và các tác động đến
hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu vực rừng phịng hộ xã Việt Hồng, huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên các tuyến tại khu vực rừng phòng hộ xã
Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Phạm vi về thời gian
Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Lập danh lục thực vật và xác định bản chất hệ thực vật;
- Nghiên cứu địa lý của hệ thực vật;


14

- Phân tích dạng sống của hệ thực vật;
- Xác định các mối đe dọa đến hệ thực vật;
- Đề xuất giải pháp quản lý hệ thực vật gắn với rừng phòng hộ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan
tới phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Người dân địa phương am hiểu về rừng, Cán bộ
quản lý khu di tích, Kiểm lâm địa bàn…, nắm được các thơng tin sơ bộ về
Khu rừng phịng hộ xã Việt Hồng như: phân bố các hệ sinh thái đặc trưng, các
loài, tuyến điều tra và các tác động đến tài nguyên thực vật…
2.4.3. Phương pháp điều tra tuyến
Để phục vụ cơng tác điều tra trên tuyến ngồi hiện trường, tơi tiến hành
tìm hiểu, thu thập các thơng tin về khu vực nghiên cứu có liên quan và chuẩn
bị một số dụng cụ phục vụ công tác điều tra như: GPS, biểu điều tra, thước
dây, thước kẻ, máy ảnh, dao, etiket.
2.4.3.1. Điều tra sơ bộ
Tiến hành điều tra sơ bộ nhằm xác định ranh giới, phạm vi cũng như
điều kiện địa hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở xác định
vị trí để đặt các tuyến điều tra tỷ mỷ tất cả các loài của hệ thực vật tại khu vực
nghiên cứu.
2.4.3.2. Điều tra tỷ mỷ
Các tuyến điều tra được lập dựa trên kết quả điều tra sơ bộ thực tế của
khu vực nghiên cứu. Các tuyến điều tra phải đi qua tất cả vị trí của khu vực
nghiên cứu, không trùng lặp, từ tuyến điều tra chính thiết lập các tuyến điều
tra phụ, cứ khoảng 100 m thì lập 2 tuyến phụ về 2 bên, trên mỗi tuyến tiến


15
hành điều tra, thu mẫu của tất cả các loài thực vật mọc tự nhiên.
Tổng số tuyến dự kiến điều tra: 9 tuyến. Thông tin chi tiết các tuyến
điều tra tại khu vực rừng phòng hộ xã Việt Hồng như sau:
+ Tuyến 1: Bắt đầu từ Trường mần non – đỉnh khe Nhiêu Năm.

+ Tuyến 2: Bắt đầu từ Khe ông Dần – Đỉnh Khe Thọ.
+ Tuyến 3: Bắt đầu từ Cầu Nả 2 – Đỉnh Khe khoái.
+ Tuyến 4: Bắt đầu từ Cầu Nả 2 – Đỉnh khe Đuống.
+ Tuyến 5: Bắt đầu từ Ngầm Ngòi – Đỉnh Hang Ron.
+ Tuyến 6: Bắt đầu từ Hang Lị Vơi – Đỉnh mốc 800.
+ Tuyến 7: Bắt đầu từ Ngầm ông Trọng – Đỉnh Rổi Bẩy.
+ Tuyến 8: Bắt đầu từ Hang Lị Vơi – Hang Dơi.
+ Tuyến 9: Bắt đầu từ Khe giữa – Đỉnh Núi Gió

Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến dự kiến điều tra


16
Phương pháp thu mẫu: mô tả các đặc điểm của loài và ghi vào phần lý
lịch mẫu, thu mẫu, ghi số hiệu mẫu vào etiket, treo số hiệu mẫu lên mẫu vật
thu và chụp ảnh.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mẫu thu phải là mẫu đại diện nhất của cây, thể hiện được các đặc
điểm của lồi.
- Mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận cành, lá và hoa đối với cây lớn;
thu mẫu cả cây đối với cây thân thảo, quả (nếu có).
- Cách đánh số hiệu mẫu: các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng
một số hiệu mẫu. Ghi số hiệu mẫu theo tháng – ngày – số thứ tự mẫu.
- Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm mà mẫu không thể
hiện được như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, màu sắc của hoa, quả, nhựa
mủ, mùi vị,…
Sau khi thu mẫu và ghi số hiệu mẫu, treo etiket lên mẫu, đặt mẫu lên
tấm bìa phẳng, màu đồng nhất và chụp ảnh. Chụp cả mặt trước, mặt sau lá,
cuống lá, mép lá, gân lá, hoa, quả (nếu có) hoặc một số đặc điểm đặc biệt đặc
trưng của loài.

2.4.3.3. Điều tra các tác động đến hệ thực vật
Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin tác động đến tài
nguyên thực vật theo các nội dung trong mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01. Điều tra tác động đến tài nguyên thực vật
Tuyến:……………………………… Địa điểm:………………………

STT

Loại tác
động

Tọa độ
X

Y

Thời
Mức độ
gian tác
tác động
động

Đối
tượng
bị tác
động

Đối
tượng
tác

động

Ghi
chú


17
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.4.1. Giám định mẫu và xây dựng danh lục thực vật
Giám định mẫu theo phương pháp hình thái so sánh. Tham khảo các tài
liệu về thực vật để xác định được tên sơ bộ ban đầu của các mẫu. Những mẫu
chưa biết tên tiếp tục tiến hành tra cứu các tài liệu chuyên khảo và hỏi ý kiến
chuyên gia.
Khi đã xác định được tên các lồi thì tiến hành kiểm tra lại tên khoa
học bằng các tài liệu khoa học để hạn chế mức tối đa sự nhầm lẫn, sai sót.
Xây dựng bảng danh lục theo hệ thống phân loại của Brummit (1992),
các loài được sắp xếp theo mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02. Danh lục thực vật rừng phịng hộ xã Việt Hồng
TT

Tên Việt
Nam

Tên
khoa
học

Dạng
sống


Cơng
dụng

Mức
độ quý
hiếm

Số
hiệu
mẫu

Ảnh

1

2

3

4

5

6

7

8

Ghi chú:

Cột 1: Thứ tự của taxon trong danh lục;
Cột 2: Ghi tên phổ thông của các taxon (ngành, lớp, họ, loài);
Cột 3: Ghi tên khoa học của các ngành, lớp, họ và loài, xếp theo các
ngành thực vật từ thấp đến cao. Các họ trong ngành (lớp) và các loài trong họ
được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái abc;
Cột 4: Dạng sống theo cách phân loại của Raunkiaer (1934). Gồm các
nhóm sau: Cây chồi trên (Ph); Cây chồi trên to (Mg); Cây chồi trên nhỡ (Me);
Cây chồi trên nhỏ (Mi); Cây chồi trên lùn (Na); Cây bì sinh (Ep); Dây leo gỗ
(Lp); Cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (Hm); Cây chồi ẩn (Cr); Cây
một năm (T);


18
Cột 5: Giá trị sử dụng của loài thưc vật đó trên theo cách phân chia
nhóm cơng dụng của Trần Minh Hợi (2013) như sau: Cây lấy gỗ (A); Cây
trồng rừng và phụ trợ trong nông lâm nghiệp (B); Các lồi tre trúc (C); Cây có
hoa, làm cảnh và bóng mát (D); Cây song mây (E); Cây có dầu béo (F); Cây
dùng làm thức ăn cho người và gia súc (G); Cây cho tannin và chất tạo màu
(H); Cây làm thuốc (I); Cây cho tinh dầu (K);
Cột 6: Mức độ quý hiếm ghi theo phân hạng của IUCN (2019), Sách
Đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 06 của Chính phủ năm 2019;
Cột 7, 8: Các thông tin về số hiệu mẫu và ảnh mẫu đã thu được tại khu
vực nghiên cứu.
2.4.4.2. Đánh giá bản chất hệ thực vật
a. Đánh giá
Sau khi có được bảng danh lục các lồi thực vật rừng phòng hộ xã Việt
Hồng, tiến hành sắp xếp chúng vào các taxon bậc cao trên loài theo thứ tự của
một hệ thống phát sinh thực vật, bằng cách tính phần trăm số loài của từng
ngành, lớp, bộ so với tổng số, nghiên cứu sự phân bố của các loài, chi và họ
theo taxon thuộc các nhóm phân loại từ cao đến thấp: ngành, lớp, phân lớp,

bộ, họ, chi, loài.
- Đánh giá đa dạng loài của các họ: xác định họ có nhiều lồi, tính tỷ lệ
phần trăm số lồi của các họ đó so với tổng số lồi của cả hệ để đánh giá mức
giàu loài của họ.
- Đánh giá đa dạng loài của các chi: xác định chi nhiều lồi, tính tỷ lệ
phần trăm số lồi của các chi đó so với tổng số lồi của cả hệ để đánh giá
được mức độ giàu loài của chi.
b. So sánh với các hệ thực vật khác
- So sánh hệ thực vật vùng này với vùng khác trong mối tương quan số
lượng của các taxon (họ, chi, lồi) mà các taxơn đó ở trong tình trạng hoang
dại. Nó là bằng chứng quan trọng để phân biệt vùng hệ thực vật giàu hay nghèo.


×