Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển tài nguyên cây cảnh tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN
CÂY CẢNH TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 52850101

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Phương
Th.S Tạ Thị Nữ Hồng
Sinh viên thực hiện: Tơ Thị Phương Thảo
Khố học: 2017- 2021

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Tô Thị Phương Thảo
Sinh viên lớp: K62 QLTN&MT
Trong thời gian từ 02/02/2021 đến 18/04/2021 tôi đã thực tập tốt nghiệp tại
UBND thành phố Cao Bằng và đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải
pháp phát triển tài nguyên cây cảnh tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng “.
Vì vậy tơi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
tốt nghiệp này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một khóa luận tốt
nghiệp nào. Những thơng tin lời trích dẫn trong khóa luận của tơi là hồn tồn
chính xác và đều được ghi rõ ngng gốc. Nếu có gì khơng đúng, tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 05 năm 2021
Sinh viên;

Tơ Thị phương Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài Khóa luận này, tơi đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Khóa luận
này cũng được hồn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các
kết quả nghiên cứu liên quan.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Trần Thị Phương
và Th.S Tạ Thị Nữ Hoàng người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều
thời gian, công sức hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu và hồn
thành Khóa luận. Tơi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến q báu của cơ
cùng các thầy cô giáo, bạn bè và sự động viên quan tâm từ gia đình.
Tơi xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp, các
thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường và các cá
nhân, đơn vị đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thu thập số liệu, đặc
biệt là bạn bè đã cùng tôi trực tiếp điều tra ngoại nghiệp để tơi có thể hồn thành
bài báo cáo này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tơi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người
quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2021
Sinh viên


Tô Thị Phương Thảo

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................................1
Chương 1 ..................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................................................3
1.1. Khái niệm về cây cảnh ..................................................................................................................3
1.2 Lịch sử phát triển của cây cảnh ......................................................................................................5
1.3 Nghiên cứu về cây xanh, cây cảnh trên thế giới:............................................................................6
1.4 Nghiên cứu về cây xanh, cây cảnh ở Việt Nam .............................................................................7
Chương 2 ............................................................................................................................................... 10
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 10
2.1 Mục tiêu ...................................................................................................................................... 10
2.1.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................................... 10
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................... 10
2.2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 10
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 10
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 10
2.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................... 10
2.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 11
2.4.1 Chuẩn bị và điều tra sơ thám ............................................................................................... 11

2.4.2 Điều tra thành phần loài cây cảnh ....................................................................................... 11
2.4.3 Nghiên cứu hiện trạng khai thác sử dụng cây cảnh ............................................................ 14
2.4.4 Đề xuất giải pháp triển cây cảnh tại khu vực thành phố Cao Bằng.................................... 15
iii


Chương 3 ............................................................................................................................................... 16
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ................................................................. 16
3.1 Điều kiện tự nhên ........................................................................................................................ 16
3.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................................ 16
3.1.2 Địa hình, địa mạo ................................................................................................................. 16
3.1.3 Khí hậu ................................................................................................................................. 16
3.1.4 Thủy văn ............................................................................................................................... 18
3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................................... 18
3.2 Tình hình kinh tế xã hội .............................................................................................................. 19
3.2.1 Kinh tế .................................................................................................................................. 19
3.2.2 Văn hóa - xã hội ................................................................................................................... 20
Chương 4 ............................................................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................................................... 22
4.1 điều tra thành phần loài cây cảnh tại khu vực nghiên cứu .......................................................... 22
Euphorbia milii Des Moul..................................................................................................................... 24
Begonia corallina Carrière .................................................................................................................... 28
4.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng cây cảnh tại khu vực nghiên cứu ............................................. 30
4.2.1 Hiện trạng khai thác sử dụng cây cảnh ................................................................................ 30
Euphorbia milii Des Moul..................................................................................................................... 33
4.2.2 Một số nhận xét về tình hình sử dụng cây cảnh ................................................................... 35
4.2.3 Vai trò của cây cảnh đối với con người tại khu vực nghiên cứu .......................................... 38
4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển cho khu vực ....................................................................... 40
4.3.1 Đề xuất một số giải pháp phát triển cây cảnh tại khu vực thành phố Cao Bằng ................. 40
4.3.2. Đề xuất sử dụng một số loài cây cảnh, cây xanh trồng trong nhà ...................................... 42

Chương 5 ............................................................................................................................................... 46
KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 46
5.1. Kết luận ...................................................................................................................................... 46
5.2. Tồn tại ........................................................................................................................................ 47
iv


5.3. Kiến nghị .................................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................1

PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Danh mục các loài cây cảnh tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.2. Bảng hiện trạng sử dụng cây cảnh trong khu vực nghiên cứu
Bảng 4.3. Mức độ đa dạng về dạng sống của các loài thực vật

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển. Đời sống nhân dân ta ngày càng
sung túc. Các cơng trình xây dựng ngày càng to lớnvà đa dạng. từ thành thị đến
nông thôn đang ngày càng đổi mới. Thị hiếu, yêu cầu và thẩm mỹ của con người
cũng phát triển không ngừng. Trong nông nghiệp cùng với nhứng yêu cầu ngày
càng bức thiết về lương thực, thực phẩm, cây ăn quả thì cây cảnh cũng đang trở
thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhân dân ở khắp mọi miến

Đất nước.
Từ xa xưa cây cảnh đã là một thú chơi lịch lãm của các bậc phong lưu
nhàn tản, có tâm sự ưu tưu khống đạt. Những năm gần đây cây cảnh đã thực
sựu trở thành một nghề ngày càng phổ biến. Thú chơi cây cảnh thực sự đã đi vào
tiềm thức trong đông đảo nhân dân, đặc biệt là trong các bậc lão thành, các cán
bộ hưu trí…
Ở nước ta, cây cảnh được nghiên cứu từ khá sớm, khoảng những năm
1964- 1965 Vũ Văn Chuyên và Nguyễn Đình Ngỗi đẫ tiến hành cơng việc thống
kê về cây cảnh ở Thủ đơ Hà Nội. Nhiều cơng trình nghiên cứu về cây cảnh đã
được công bố như: “Cây cảnh và hoa Việt Nam” của Trần Hợp (1993) đã giới
thiệu 756 loài cây cảnh. Năn 2012, tác giả Trần Hợp xuất bản 1 tập sách “Tài
nguyên cây cảnh Việt Nam” giới thiệu 417 lồi cây cảnhthuộc 3 nhóm quyết
thực vật, dương xỉ và thơng. Tuy nhiên,số lượng các lồi cây cảnh không ngừng
gia tăng theo thời gian, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người
mua. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần cây cảnh là hết sức cần thiết.
Khu vực thành phố Cao Bằng có giao thơng đi lại thuận tiện, q trình đơ
thị hóa diễn ra mạnh. Triên địa bàn thành phố đã có khã nhiều cá nhân, tổ chức,
cơ quan trồng và phát triển cây cảnh. Truy nhiên hiện nay ctrên địa bàn thành
phố chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tài nguyên cây cảnh. Xuất phát từ
những vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu thành phần loài cây cảnh
1


được trồng tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” kết quả nghiên cứu góp
phần vào đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển các
loài cây cảnh cho khu vực nghiên cứu.

2



Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về cây cảnh
Cây cảnh mà đồng bào Nam Bộ quen gọi là cây kiểng là một số loại thực
vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang
trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm
thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự
nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, cịn gọi là thế, kết
hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.
Hiện nay, thuật ngữ này cũng được hiểu một cách khác nhau như Sinh,
Vật và Cảnh (trong sinh vật cảnh), mà có người hiểu Sinh là động vật hay thực
vật ni, trồng làm cảnh, cịn Cảnh là cảnh quan hiện hữu hoặc được thu nhỏ ,
hoặc được tạo ra ở những môi trường khác nhau, hặc như Cây, Cảnh (trong Hoa
lan cây cảnh) mà cây là cây xanh , bonsai gọi chung là kểng , còn Cảnh là chim ,
thú , non bộ, gốc cây làm cảnh,. Cũng có người cho rằng cây cảnh bao gồm cây
có hoa hặc cây khơng có hoa, cây uốn tỉa hay không uốn tỉa (kể cả non bộ ) được
trồng trong sân, vườn, cơ quan, công viên, dưới đất hay trong chậu(có hay
khơng có phối cảnh) với mục đích trang trí. Cây cảnh thường là cây có cỡ nhỏ ,
thân mộc hay thân thảo. Khác với cây bóng mát, cây to trồng với mục đích cải
tạo mơi trường, lấy bóng mát là cây gỗ.
Trong cuốn “Các thú tiêu khiển Việt Nam”, nhà văn Toán Ánh viết;
“Những cây hoa trồng trong chậu hoặc vườn được gọi là cây cảnh. Ta thường
nói ngồi làm cảnh tức là trồng một thứ cây nào để làm tăng vẻ đẹp cho nơi trồng
cây đó. Người ta khơng chỉ trồng riêng hoa làm cảnh, có nhiều loại cây không
hoa cũng được người xua và người thời nay ưa chuộng trồng trước cửa nhà ,
trong chậu hoa , trong vườn cảnh, những cây này được trồng vì dáng cây, hoặc
vì lá cây xanh tốt với một vẻ đẹp riêng, cũng có cây có lá sặc sỡ màu xanh điểm
3



vàng, có khi pha thêm màu đỏ tía. Cũng có nhiều loại vỏ được người ta trồng
làm cảnh như: Tóc tiên, Thài lài,…những loại cỏ này được trồng làm viền mép
vườn cảnh hoặc được trồng thành vòng tròn xung quoanh một cây cảnh khác.
Các cây cảnh không phải được ưa chuộng vì hoa, vì lá, vì vóc dáng, lại được ưa
chuộng vì quả như :Quất , ớt…”
Trong cuốn “Từ điển bách khoa Nông Nghiệp” do Trung Tâm quốc gia
biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1991, các tác giả định nghĩa cây
cảnh như sau: “Cây cảnh là trồng để trang trí khu nhà ở, vườn, sân và nội thất,
nhằm cải thiện mỹ quan và cảnh trí ở một khoảng không gian giới hạn. Cây cảnh
thuộc nhiều họ thực vật, gồm các loài cây với nhiều cỡ với nhiều khiểu khác
nhau (Cây lớn và cây nhỡ (Bách tán, Tùng, Vạn Tuế,Đào,…); cây bụi
(Ngâu,Mẫu đơn,Trà, Trúc, Quất..); cây thân thảo (Lan, Cúc, Thược dược….);
cây bì sinh (Phong lan); cây leo (Vạn niên thanh), được chọn trồng làm cảnh do
những ưu điểm nổi bật về dáng cây, thế cây, khung cành, tán lá, hình dáng, màu
sắc, hương thơm của lá, hoa , quả hoặc do có những đặc điểm khác như hình
dáng kỳ lạ (Xương rồng, Phong lan), xanh tươi quanh năm (Vạn niên thanh), dễ
tạo hình (Si, Sanh).
Tùy theo cỡ, kiểu, cây cảnh được trồng cố định xuống đất, ở vườn, sân
như nhiều loại cây nhỡ, cây bụi và cả cây lớn, có tán lá, khung cành đẹp; trồng
vào bồn hoặc đặt trước thềm nhà, hành lang, như nhiều loài cây nhỡ và cây bụi
có hoa và lá đẹp (Đại lá đỏ, Mẫu đơn, Trà, Thiên tuế, Quỳnh…) trồng trong
chậu dễ dàng di chuyển và thao đổi vị trí trong nhà như các hoa quả theo thời vụ
(Lan, Cúc, Quất…); trồng trong khay bát để trên bàn hay khung cửa sổ (Vạn
niên thanh, Xương rồng nhỏ, Thủy tiên…); buộc vào giá thể hoặc giá treo, treo ở
giàn (Phong lan); trồng ở núi non bộ (Si, Sanh).
Nghề trồng cây cảnh áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp kỹ thuật, nhằm
điều khiển quá trình sinh trưởng và tạo hình của cây, theo u cầu trang trí; thao
tác mơi trường nhằm điều chỉnh chu kỳ phát triển, hướng cho cây ra hoa, kết quả
4



vào thời điểm nhất định (Bứng, Đào, thay đổi thời vụ bón tưới, điều chỉnh ánh
sáng, nhiệt độ); thao tác chỉnh hình nhằm tạo cho cây một hình dáng, kiểu thế
tầm cỡ nhất định (sửa cây, đốn cành, tỉa chồi, uốn ghép, hãm…).
Trồng và thưởng thức cây cảnh là tập quán cổ truyền phổ biến ở Việt
Nam. Các phường, xã ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất cây
cảnh từ nhiều đời, trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao, có khả năng đưa ngành này
trở thành một ngành mỹ nghệ quan trọng.
Từ những khái niệm như vậy ta có thể hiểu khái niệm cây cảnh một cách
đầy đủ và phù hợp với những hiểu biết hiện nay. Hiện nay cây cảnh được hiểu
theo một nghĩa khái quát như sau:
“ Cây cảnh nghệ thuật là một loại cây được làm đẹp từ cây sống trong
không gian đa chiều. Thơng qua việc sắp đặt, tạo hình, tạo dáng người nghê sĩ
mượn cây làm phương tiện để biểu đạt mối quan hệ, ứng xử giữa con người với
con người, tình cảm hay những ước vọng của mình với thiên nhiên, với quê
hương, đất nước”
1.2 Lịch sử phát triển của cây cảnh
Nghệ thuật cây cảnh Trung Quốc đã có lịch sử hơn 1.300 năm, trải qua
nhiều thăng trầm và được lưu truyền đến ngày nay. Theo các tư liệu khảo cổ, ở
Vọng Đô tỉnh Hà Bắc, trên những bức bích họa trong các ngơi mộ thời Đơng
Hán (25 - 220 sau cơng ngun) có vẽ một cái chậu viền trịn, trong đó trồng 6
cành hoa, chậu được đặt trên bàn hình vng, cây, chậu và bàn tạo thành thể tam
vị, đây chính là mơ hình ban đầu của chậu cây cảnh.
Vào cuối thời Đường đầu thời Tống, những chậu cây cảnh bắt nguồn từ
Trung Quốc đã truyền đến Nhật Bản, khi đó người ta gọi “cây cảnh” là “cây
trồng trong chậu” (dạng bon sai), đồng thời được phát triển rất nhanh. Đến đàu
thế kỷ 20, bon sai Nhật Bản lại được truyền đến châu Âu, dần dần được người
Âu Mỹ quen thuộc và yêu thích, lâu nay nhiều nước Âu Mỹ vẫn gọi “cây cảnh”
5



là cây trồng trong chậu. Gần đây, thông qua giao lưu quốc tế và các hoạt động
thương mại mậu dịch, nghệ thuật cây cảnh bắt nguồn từ Trung Quốc đã được thế
giới công nhận.
Giờ đây những trường phái chơi cây cảnh ở các nước đều mang tho những
đặc thù khác nhau. Trường phái nào cũng có đặc điểm riêng mang nặng tư duy
của từng nghệ nhân.
Ở Việt Nam đến nay nghệ thuật chơi cây cảnh vẫn chưa biết được du nhập
từ bao lâu chỉ biết là xuất phát từ Trung Quốc, bắt đầu từ gới thượng lưu và một
số nhà nho. Vì vậy, những năm trước đây, việc chơi cây và trồng cây cảnh ở
Việt Nam chỉ là một quá trình lẻ tẻ, chưa có lý thuyết, trường phái cụ thể.
Nhưng sau khi thống nhất đất nước từ năm 1975, tình hình giao lưu trong nước
và thế giới được mở rộng, đời sống nhân dân được nâng cao, việc gây trông và
thường thức cây cảnh trở nên sôi động nhất là những năm gần đây. Và sơ bộ
hình thành hai trường phái khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc.
1.3 Nghiên cứu về cây xanh, cây cảnh trên thế giới:
Các quốc gia trên thế gới rất quan tâm đến cây xanh và cây cảnh ở các
thành phố và đô thị. Quan tâm đên việc xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật của
quốc gia mình để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu và giáo dục. Các cơ sở dữ
liệu này thường cung cấp những thông tin khái quát về các đặc điểm hình thái,
sinh thái, phân bố, cơng dụng, hiện trạng bảo tồn… của các loài thực vật.
Cây cảnh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên hiện nay cây cảnh
đã là tài sản chung của nhân loại. qua các ghi chép của lịch sử Trung Quốc, cây
cảnh đã xuất hiện các đây 7000 năm và Nhật Bản là 800 năm lịch sử với nhiều
tác phẩm nổi tiếng, lâu đời và ý nghĩa. Rất nhiều tác giả , các nhà văn nhà thơ
của Trung Quốc đã viết nhiều tác phầm, bức họa về cây cảnh như Đỗ Quán, Tô
Đông Pha với “Cảnh vật thô đàm”, một trong những tư liệu có sớm nhất về cây
cảnh.
6



Ảnh hưởng của hai cường quốc này đã lan tỏa thú chơi và kinh doanh cây
cảnh ra toàn thế gới. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu thực vật đã dày công, đầu
tư cho lĩnh vực này. Francis (2010) sắp xếp hơn 1000 lồi cây cảnh của
Malaysia thành 4 nhóm : quyết thực vật và dương xỉ, thực vật hạt trần, thực vật
có hoa 1 lá mầm, thực vật có hoa 2 lá mầm. Mỗi nhóm có các họ, chi, lồi được
sắp xếp theo anphabet tên khoa học. Phần mở đầu mỗi họ tác giả mô tả đặc điểm
chung của họ, mỗi lồi tác giả nêu tên khoa học, tên thơng thường bằng tiếng
anh, mơ tả ngắn gọn hình thái thân, lá, hoa, quả, các thức nhân giống, nguồn
gốc. Min và cộng sự (2006), đã trình bày bằng hình ảnh hơn 1900 lồi cây cảnh
được trồng ở Singapore, gồm 5 nhóm: Cây leo, dương xỉ và đồng minh của
dương xỉ, cây bụi, tuế và cau (cycads anh palms), cây gỗ. Ở mỗi nhóm các lồi
được sắp xếp theo anphabet tên khoa học. Mỗi lồi tác giả cung cấp thơng tin về
tên khoa học, tên đồng danh, tên thông thường bằng tiếng Anh, họ, nguồn gốc,
đồng thời bổ sung bằng biểu tượng hình ánh một số thơng tin về đặc điểm hình
thái của loài: yêu cầu vè nước, ánh sáng, giá trị sử dụng, dạng lá, đặc điểm của
thân
1.4 Nghiên cứu về cây xanh, cây cảnh ở Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều sách và đề tài nghiên cứu về vấn đề có liên quan
đến cây cảnh.
Trong cuốn “Cây cảnh” của tác giả Võ Văn Chi viết năm 1994 đã đưa ra
được định hướng cho người đọc hiểu được khái niệm về cây cảnh – cây trang trí
“ cây cảnh là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây
thân thảo. Chúng thường được trang trí ở tầng thấp, trong chậu trung bày trong
nhà, trồng giàn leo”. Và đưa ra cách phân loại trang trí, theo ông cây trang trí
được chia làm 10 loại: Tre trúc, cau dừa, cây cảnh có dáng đẹp, cây cảnh có quả
đẹp, cây cảnh leo giàn, cây hàng rào, cây viền bồn bãi, cây hoa, cây cỏ. Cách
sắp xếp này thường được áp dụng trong công việc quy hoạch cảnh quan đô thị,
mặc dù vậy ông cũng lưu ý rằng một lồi cây có thể xắp xếp vào các nhóm khác

7


nhau tùy theo quan điểm của từng người. Tác phẩm này thống kê được hơn 800
loài thường được trồng làm cảnh ở Việt Nam.
Trong tác phẩm “ Hoa và cây cảnh” của tác giả Đào Mạnh Khuyến
(1993) đã giới thiệu rất nhiều lồi hoa và cây có thế làm cảnh. Trong cuốn sách
này tác giả đã phân loại cây cảnh theo 3 nhóm là cây cảnh tự nhiên, cây dáng và
cây thế.
Cuốn “Trồng hoa, cây cảnh trong gia đình” của tác giả Nguyễn Huy Trí
và Đồn Văn Lư (1994) thì chủ yếu đề cập đến vấn đè chăm sóc hoa và cây
cảnh. Cuốn Sách đã giới thiệu đầy đủ các kỹ thuật cụ thể để nhân giống hoa, cây
cảnh và kỹ thuật trồng một số lồi hoa, cậy cảnh chính thường gặp như Vạn Tuế,
Sanh, Cẩm chướng thơm, Chân chim…
Trong khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu dặc điểm sinh học và kỹ thuật gây
trồng một số loài cây cảnh leo giàn làm cây trang trí đơ thị tại khu vực thành
phố Hải Dương” của Trịnh Thị Hồng Thuyên – Đại học Lâm nghiệp (2004) đã
có đề cập tới các lồi cây dùng làm cây cảnh có dạng sống là dạng leo được
trồng làm cảnh, trang trí ở kiến trúc cơng trình vườn, làm hàng rào, tạo ta sự dịu
mát của khơng gian. Bên cạnh đó cũng đưa ra một số bước kỹ thuật tạo giống
góp phần vào cơng tác gây trồng các loài cây cảnh leo giàn.
Trong cuốn sách “ Bonsai cây dáng, thế và non bộ” (2008) đã nói lên
được nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật Bonsai, các trường phái và phong cách
của các địa phương, có 2 trường phái Bắc và Nam; trường phái phương Nam lấy
Quảng Đơng làm chính cịn Quảng Tây, Phúc Kiến gọi là phái Lĩnh Nam; phái
miềm Bắc lấy Thượng Hải, Tô Châu, Thành Đô, Nam Thông, Hàng Châu thuộc
lưu vực sông Trường Giang. Chính trong tác phẩm này tác giả đặc biệt chú ý
giới thiệu về những tác phẩm bồn cảnh Thượng Hải như: Nam Quốc phong tình
(Thiên tuế), Lăng vân tùng y, tương y cùng dựa vào nhau, Thạch thượng duyên,
Thính đào… Bên cạnh đó tác giả cũng giới thiệu chi tiết cụ thể về kỹ thuật chế

8


tác bồn cây (kỹ thuật tạo hình, chế tác bồn cảnh, chăm sóc ni dưỡng…), chế
tác bồn đá (chế tác non bộ, bố cục…). Ngồi ra cịn bổ sung giới thiệu thêm 60
lồi cây có nguồn gốc tự nhiên ở Việt Nam có thể khai thác và tu tạo thành
bonsai kèm theo rất nhiều ảnh minh họa.
Cuốn “200 kiệt tác Bonsai thế giới” của tác giả Trần Hợp – Duy Nguyên
– Minh Châu (2010) được chia làm 10 chương. Mỗi chương đề cập tới một khía
cạnh khác nhau của nghệ thuật bonsai. Giới thiệu về lịch sử, trường phái, nghệ
thuật thường thức, các kỹ thuật tạo bồn cây cảnh, cách phối hợp giữa các kiểu
chậu và vật cảnh… rất nhiều kiệt tác bonsai đã được giới thiệu trong cuốn sách
này.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu một số lồi cây cảnh nội thất và
cách bài trí chúng trong nội thất nhà ở và khu công sở theo phong thủy” của Vũ
Thu Trang (2010). Trong tài liệu này đã tìm hiểu và mơ tả được đặc điểm hình
thái, sinh thái, tác dụng trong thực tế của một số loài cây thường được sử dụng
làm cây cảnh nội thất như: Kim phát tài, Ngũ gia Bì, Trầu bà… Bên cạnh đó đã
tìm hiểu và đưa ra được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh nội thất nói chung
và của riêng từng lồi đã nói ở trên nói riêng. Đồng thời cũng đã đề xuất một số
lồi cây có thể làm cây cảnh nội thất như: Nhện, Thiết mộc lan, Cọ úc, Mật cật,
Bạch mã, Lan ý…
Trong khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu thành phần loài cây cảnh tại
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” của Nông Sơn Thái (2019) đã điều tra được về
một số loài cây cảnh phổ biến tại huyện Chợ Đồn là Phong lan, hoa Hồng, Kim
tiền, Thiết mộc lan, Sanh… Dồng thời cũng đề xuất thêm một số loài cây cnahr
trồng trong nhà và ngoài đường phố như Lan ý, lưỡi Hổ, Bằng lăng, Sấu,
Bàng…

9



Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu chung
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho đề xuất biện pháp nhằm phát
triển tài nguyên cây cảnh cho khu vực thành phố Cao Bằng.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định thành phần loài và hiện trạng cây cảnh tại khu vực nghiên cứu

-

Xác định được hiện trạng, tình hình khai thác sử dụng và đề xuất giải pháp
quản lý, phát triển tài nguyên cây cảnh cho khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây xanh được khai thác sử dụng làm cảnh tại khu cực nghiên cứu
Tập trung chủ yếu vào nhóm cây cảnh tự nhiên (khơng cần phải cắt tỉa,
hoặc sửa cây nhiều mà chủ yếu dùng kỹ thuật chăm bón và kỹ thuật trồng và đặt
cây sao cho đẹp mắt và phù hợp).
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng trong thời gian từ tháng 02-05/2021
2.3 Nội dung nghiên cứu
-


Điều tra thành phần loài cây cảnh tại khu vực nghiên cứu

-

Hiện trạng khai thác sử dụng cây cảnh trong khu vực nghiên cứu

-

Đề xuất một số giải pháp phát triển cây cảnh cho khu vực nghiên cứu

10


2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Chuẩn bị và điều tra sơ thám
Kế thừa những tư liệu về điều kiện tự nhiên : địa hình, khi hậu, thủy văn,
đất đai, tài nguyên rừng: điều kiện kinh tế: điều kiện xã hội: dân số, lao động,
thành phần dân tộc của khu vực nghiên cứu.
Kế thừa tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Liên hệ trực tiếp với cán bộ chính quyền báo cáo, xin phép để được đến
khu vực nghiên cứu đi thực địa và xin số liệu về khu vực nghiên cứu.
Chuẩn bị phương tiện, câu hỏi phỏng vấn (mẫu biểu 01,02), phiếu ghi số
hiệu mẫu, máy chụp ảnh, thước 30cm, bản đồ của khu vực để tìm hiểu về hiện
trạng sử dụng cây cảnh tại khu vực điều tra.
Khảo sát, làm quen với người dân trong khu vực để tìm hiểu về hiện trạng
sử dụng cây cảnh tại khu vực điều tra.
Tiến hành phỏng vấn người dân và cán bộ chính quyền để tìm hiểu khu
vực có nhiều cây cảnh và nhờ người dân được phỏng vấn đi nhận mặt cây, để
thu mẫu và chụp ảnh
2.4.2 Điều tra thành phần loài cây cảnh

Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các hộ dân, hộ kinh doanh, cơ quan, tổ chức khai thác, sử
dụng, buôn bán cây cảnh tại khu vực nghiên cứu, mỗi nhóm đối tượng phỏng
vấn ít nhất 10 phiếu. Nội dung phỏng vấn theo mẫu biểu 01.

11


Mẫu biểu 01: Biểu phỏng vấn điều tra cây cảnh
Người phỏng vấn:……………………………………………………………...….
Người được phỏng vấn:…………………………………………………………
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………….
Thời gian:………………………………………………………………………..
Tên cây thường gọi:……………………………………………………………….
Nguồn ảnh, tiêu bản:………………………………………………………………
Nguồn giống:……………………………………………………………………
Cách nhân giống:………………………………………………………………….
Cách gây trồng:……………………………………………………………………
Mục đích trồng cây cảnh;…………………………………………………………
Cách bố trí cây cảnh:……………………………………………………………...
Cách chăm sóc:……………………………………………………………………
Điều tra ngoại nghiệp
Tiến hành điều tra cây cảnh tại khu vực nghiên cứu. Thu thập thơng tin về
thành phần lồi, đặc tính sinh học, sinh thái của loài cây cảnh được trồng tại các
hộ gia đình, cơ quan tổ chức… trồng, kinh doanh theo mẫu biểu điều tra 02.
Tiến hành chụp mẫu có gắn phiếu ghi số hiệu mẫu và nhận mặt cây, xác
định tên loài, những loài nào chưa xác định được tên lồi thì ghi tên địa phương,
chụp ảnh lại để về giám định tên loài.

12



Mẫu biểu 02: Biểu điều tra cây cảnh tại khu vực thành phố Cao Bằng
Người điều tra:……………………………………………………………………
Chủ hộ điều tra:…………………………………………………………………...
Địa điểm:…………………………………………………………………………
Thời gian:…………………………………………………………………………
Tên cây thường gọi:………………………………………………………………
Nguồn ảnh, tiêu bản:………………………………………………………………
Đặc tính sinh học của cây:………………………………………………………..
Đặc tính sinh thái của cây:……………………………………………………….
Nguồn giống:……………………………………………………………………...
Cách nhân giống:………………………………………………………………….
Cách gây trồng:……………………………………………………………………
Mục đích trồng cây cảnh;…………………………………………………………
Cách bố trí cây cảnh:……………………………………………………………...
Cách chăm sóc:……………………………………………………………………
Xử lý số liệu
- Phương pháp xác định tên loài:
Giám định toàn bộ mẫu và ảnh đã thu được khi điều tra thực địa và phỏng
vấn. Việc xác định tên cây và xác định công dụng, dạng sống được thực hiện
theo phương pháp tra cứu tài liệu chuyên môn như: Danh lục thực vật Việt Nam
tập I, II, III; Tài nguyên cây cảnh Việt Nam; Tên cây rừng việt Nam, Cây cỏ việt
Nam I, II, III; Landscape Plants… và nhờ chuyên gia thực vật giám định.
13


- Phương pháp xây dựng danh lục:
Lập danh lục cây cảnh tại khu vực nghiên cứu, dựa trên các kết quả giám
định các mẫu vật thu được của đợt điều tra và phỏng vấn người dân. Xây dựng

danh lục theo mẫu biểu 03
Mẫu biểu 03: Danh lục cây cảnh tại khu vực nghiên cứu
STT Tên
thơng

phổ Tên
khoa

Nguồn

Dạng

Cách

Cơng

Số

Tên

gốc

sống

bài trí

dụng

hiệu


ảnh

học

mẫu

1
2
3

- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thành phần loài, nguồn gốc, dạng sống, cách bài trí, và cơng
dụng của các lồi cây cảnh đã nghiên cứu được… dựa trên kết quả điều tra ngoại
nghiệp và tài liệu tham khảo.
2.4.3 Nghiên cứu hiện trạng khai thác sử dụng cây cảnh
Điều tra ngoại nghiệp
-

Phỏng vấn người dân, các hộ gia đình, cơ quan… đại diện có trồng, sử
dụng cây cảnh, các hộ gia đình kinh doanh cây cảnh để thu thập thơng tin
nắm được tình hình sử dụng của từng loại cây cảnh trong từng khu vực
khác nhau ghi vào biểu mẫu kèm theo

14


Điều tra nội nghiệp
-

Đánh giá hiện trạng sử dụng cây cảnh của người dân trong khu vực điều tra

(nhiều, ít, cách trồng, cách bài trí, các loại cây trồng…)

-

Đánh giá giá sự đa dạng về số loài cây được trồng và sử dụng trong khu
vực điều tra

-

Đánh giá, so sánh việc sử dụng cây cảnh tại các khu vực khác nhau trong
địa bàn, điều tra…

-

Đánh giá tình hình kinh doanh, buôn bán cây cảnh tại khu vực nghiên cứu

-

Đánh giá lợi ích tích cực và tiêu cực của các lồi cây cảnh tại khu cực
nghên cứu

-

Đánh giá về vai trò của cây cảnh đối với con người tại khu vực nghiên cứu

2.4.4 Đề xuất giải pháp triển cây cảnh tại khu vực thành phố Cao Bằng.
Cơ sở xây dựng đề xuất: Dựa vào kết quả nghên cứu và những khó khăn
và thuận lợi, cơ hội và thách thức trong sử dụng tài nguyên cây cảnh của khu
vực nghiên cứu…
Nội dung đề xuất: Các giải pháp kỹ thuật (lựa chọn, gây trồng, chăm sóc,

bố trí cây cảnh); Các giải pháp xã hội (nâng cao nhận thức, quan tâm của chính
quyền các cấp trong việc sử dụng và phát triển cây cảnh tại khu vực nghiên cứu.
Đề xuất các loài cây sử dụng cho trồng trong nhà.

15


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
3.1 Điều kiện tự nhên
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cao Bằng cách Thủ đô Hà Nội 286 km theo quốc lộ 3, nằm ở
22o39’ – 22o42’ vĩ độ Bắc, 106o11’ – 106o18’ kinh độ Đơng.
- Phía Đơng giáp xã Quang Trung, xã Hồng Nam huyện Hòa An;
- Tây giáp xã Bạch Đằng, xã Hồng Tung huyện Hịa An;
- Nam giáp xã Kim Đồng huyện Thạch An, xã Lê Trung huyện Hòa An;
- Bắc giáp xã Bế Triều, xã Ngũ Lão huyện Hịa An.
Tổng diện tích tồn thành phố là: 44,04Km2\
3.1.2 Địa hình, địa mạo
Thành phố Cao Bằng là đơ thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng
200 m, địa hình dạng lịng máng thuộc hợp lưu của sơng Bằng và sơng Hiến, địa
hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.
Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui
rùa, dốc về sơng với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.
Khu vực mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các
thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200 – 250 m, độ dốc từ 10 – 30%.
3.1.3 Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu
của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do
sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của

dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
16


-

Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC, nhiệt độ trung bình thấp
nhất 16,7 – 18,3oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5oC (tháng 6), nhiệt độ
thấp tuyệt đối 1,3oC (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4oC.
Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ơn trong năm đạt
khoảng 7.000 – 7.500oC.

-

Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình
năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong
mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các
tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm).

-

Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất
86%, độ ẩm thấp nhất 36%.

-

Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong
các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc
hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường

dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khơ hạn nghiêm trọng.

-

Về hướng gió chủ đạo: Đơng Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc
độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s.
Với đặc điểm khí hậu ở thành phố Cao Bằng như trên, cho phép có thể

gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các
tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp
thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.

17


3.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn các sông suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào
chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa lũ và mùa cạn.
-

Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên các sông suối thường bắt đầu từ tháng 6 và kết
thúc vào tháng 10. Lượng nước trên các sông suối trong mùa này thường
chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm; lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt
164 m3/s, trên sông Hiến là 37,4 m3/s. Do chế độ thủy văn trên các sông
suối trong mùa lũ như trên và do ảnh hưởng của địa hình lịng máng, nên
hàng năm trong mùa mưa vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị
ngập úng, song so địa hình dốc, nên thời gian lũ rút nhanh và không gây
hậu quả trầm trọng như lũ lụt ở một số tỉnh miền Trung.


-

Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn thành phố Cao Bằng, đỉnh mùa
cạn trên các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3).
Trong mùa này lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7 m3/s và trên
sông Hiến 10,9 m3/s

3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
-

Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Cao Bằng là
10.762,81 ha, trong đó: Đất để sản xuất nơng nghiệp là 2584,3 ha, chiếm
24% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 5548,42 ha, chiếm 51,5%
tổng diện tích tự nhiên; đất phi nơng nghiệp 2547,97 ha, chiếm 23.6% tổng
diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 82.12 ha chiếm 0.9 %.

-

Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản ở khu vực thành phố
Cao Bằng có nhiều chủng loại, song trữ lượng khơng lớn, ở khu vực thành
phố có mỏ sắt Nà Lũng, Nà Rụa, mỏ đồng, ni ken ở phường sông Bằng, mỏ
sét, mỏ than nâu ở phường Ngọc Xuân.

-

Tài nguyên rừng: Năm 2007 diện tích rừng của thành phố có khoảng 2.100
ha (trong đó rừng tự nhiên 874 ha, rừng trồng 1.227 ha) và khoảng 754 ha
18



×