Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Sông Bằng thành Phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 62016 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.49 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG THỊ LIÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG SÔNG BẰNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG,
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2014 - 6/2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Quản lí đất đai

Khoa:

Quản lí Tài nguyên

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG THỊ LIÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG SÔNG BẰNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG,
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2014 - 6/2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Quản lí đất đai

Lớp:

K45 – QLĐĐ – N02

Khoa:

Quản lí Tài nguyên

Khóa học:


2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Vƣơng Vân Huyền

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chƣơng trình học trong nhà trƣờng với phƣơng châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trƣờng cần chuẩn bị cho mình lƣợng
kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Quãng thời gian thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn cuối cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống
lại toàn bộ chƣơng trình đã học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Để
qua đó sinh viên khi ra trƣờng sẽ hoàn thiện về kiến thức, phƣơng pháp làm
việc cũng nhƣ năng lực công tác, nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn
công việc.
Đƣợc sự đồng ý của ban chủ nhiện khoa Quản Lý Tài Nguyên tôi đã tiến
hành đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
phường Sông Bằng, Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20146/2016”.
Hoàn thành đƣợc đề tài này trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý Tài Nguyên, cùng các thầy cô giáo trong trƣờng luôn quan tâm,
dạy bảo, truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giảng viên
ThS. Vƣơng Vân Huyền đã nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành
tốt đề tài này.

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng
lực còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài luận văn của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Liên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ Thành Phố Cao Bằng ................. 18
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Phƣờng Sông Bằng, Thành Phố
Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng năm 2015 ............................................. 32
Bảng 4.2 Tình hình biến động đất đai trên địa bàn phƣờng Sông Bằng Giai
đoạn 2010-2015 .............................................................................. 33
Bảng 4.3: Tổng hợp Các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai của
Phƣờng đã ban hành giai đoạn 2014 – 6/2016................................ 34
Bảng 4.4: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Sông Bằng ....................... 36
Bảng 4.5. Tổng hợp tài liện trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ................... 36
Bảng 4.6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015........................ 38
Bảng 4.7 Kết quả thu hồi đất theo mục đích sử dụng phƣờng Sông Bằng giai đoạn
2014-6/2016 ..................................................................................... 40
Bảng 4.8 Một số dự án đƣợc bồi thƣờng trên địa bàn phƣờng Sông Bằng .... 41
Bảng 4.9 Kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tai phƣờng
Sông Bằng giai đoạn 2014 – 6/2016 ............................................... 43
Bảng 4.10: Kết quả lập hồ sơ địa chính tại phƣờng Sông Bằng đến tháng
6/2016.............................................................................................. 44
Bảng 4.11: Kết quả thu ngân sách Nhà nƣớc về đất đai của Phƣờng Sông

Bằng giai đoa ̣n 2014-6/2016 ........................................................... 47
Bảng 4.12: Kết quả thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Sông
Bằng giai đoạn 2014 – 6/2016 ........................................................ 48
Bảng 4.13 tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại
phƣờng Sông Bằng giai đoạn 2014 – 6/2016 ................................. 49


Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai tại phƣờng
Sông Bằng giai đoa ̣n 2014-6/2016.................................................. 50
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai trên địa
bàn phƣờng Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2014-6/2016 ........................................................................... 51
Bảng 4.16: Kết quả giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn UBND phƣờng Sông Bằng giai đoa ̣n 2014-6/2016 .... 52
Bảng 4.17 Kết quả điều tra ý kiến ngƣời dân và cán bộ quản lý về công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai của phƣờng Sông Bằng giai đoạn 20146/2016.............................................................................................. 55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐGHC

: Địa giới hành chính

ĐVHC

: Đơn vị hành chính

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


KH – UBND

: Kế hoạch - Uỷ ban nhân dân

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

QH - KHSD

: Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng

TN & MT

: Tài nguyên - Môi trƣờng

TT – BTNMT

: Thông tƣ - Bộ tài nguyên môi trƣờng

UBND

: Uỷ ban nhân dân

V/v

: Về việc

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................................2
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI ................................................4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................................4
2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài .....................................................................................5

2.2 Một số quy định về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.......................... 7
2.2.1.Nội dung, phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai .............................. 7
2.2.2 Các nội dung của quản lí nhà nƣớc về đất đai ................................................10
2.3 Khái quát chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của tỉnh Cao Bằng,
Thành Phố Cao Bằng ................................................................................................11
2.3.1 Khái quát chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của tỉnh Cao Bằng 11
2.3.2 .Khái quát chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của Thành Phố Cao
Bằng ..........................................................................................................................16
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...20
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20

3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................20
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20


3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ...................................................................20
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của phƣờng Sông Bằng năm 2015.............................20
3.3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn theo 15 nội dung
trong Luật Đất đai 2013 ............................................................................................21
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản
lý nhà nƣớc về đất đai ...............................................................................................22
3.3.5 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và ngƣời dân về công tác quản lý hành
chính nhà nƣớc về đất đai..........................................................................................22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................22
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra số liệu thứ cấp ..............................................................22
3.4.2. Phƣơng pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra ...................22
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê ..................................23
3.4.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp................................................................23
3.4.5. Phƣơng pháp tổng hợp và viết báo cáo ...........................................................23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................24
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................................24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên: ...........................................................................................24
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: ................................................................................27
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai trên địa bàn Phƣờng Sông Bằng,
Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng Năm 2015 ....................................................32
4.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn phƣờng Sông Bằng,
thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng theo 15 nội dung trong Luật Đất đai 2013 .....34
4.3.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đất đai.............................................................34

4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính .....................................................................................................35
4.3.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất..........................................................................................36
4.3.4 Quản lý việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................37


4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
...................................................................................................................................39
4.3.6. Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất. ..........................41

4.3.7. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................................................ 42
4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ...............................................................................44
4.3.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ................................................................45
4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai...........................................................................46
4.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất 48
4.3.12. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .................................................................49
4.3.13 Phổ biến giáo dục về đất đai ..........................................................................50
4.3.14. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất ...................................................................52
4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai ...................................................53
4.5 Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý
nhà nƣớc về đất đai tại phƣờng Sông Bằng giai đoạn 2014- 6/2016 ........................56
4.5.1. Đánh giá chung ...............................................................................................56
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất
đai ..............................................................................................................................57
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................................................59

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân
bố dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải
qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, sƣơng máu mới tạo lập và
bảo vệ đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày nay. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về
số lƣợng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế theo ý muốn
chủ quan của con ngƣời. Sự tồn tại và phát triển của loài ngƣời luôn gắn liền
với đất đai. Đất đai có vai trò quan trọng nhƣ vậy nhƣng lại là tài nguyên
không tái tạo, hạn chế về số lƣợng và giới hạn về diện tích. Chính vì vậy, việc
quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không
những quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế mà còn đảm bảo thực hiện
mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra những yêu cầu to lớn
đối với công tác quản lý nhà nƣớc về mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội,
trong đó quản lý nhà nƣớc về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng, phức
tạp liên quan trực tiếp đến lợi ích của từng đối tƣợng sử dụng đất. Để phù hợp
với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nƣớc luôn quan tâm đến vấn đề đất
đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các

mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó đảng và nhà
nƣớc luôn khuyến khích, động viên các đối tƣợng sử dụng đất đúng mục đích,
tiếc kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự


2

nhiên và nó tham gia tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó các quan hệ đất
đai luôn chứa đựng những vấn đề nóng bỏng, đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề,
khó khăn, phức tạp đối với công tác quản lý đất đai ở các cấp, các ngành, các
địa phƣơng.
Xuất phát từ thực tế đó, đƣợc sự nhất trí của khoa Quản Lý Tài
Nguyên, trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của cô
giáo ThS. Vƣơng Vân Huyền tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Sông Bằng –
thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 – 6/2016”.
1.2 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
phƣờng Sông Bằng theo 15 nội dung của Luật đất đai và đề xuất một số giải
pháp có ý nghĩa góp phần vào việc nâng cao hiểu quả trong công tác quản lý
nhà nƣớc về đất đai.
1.3 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai của phƣờng Sông Bằng
giai đoạn 2014-6/2016 theo 15 nội dung quản lý về đất đai.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng
đất đai của Phƣờng Sông Bằng giai đoạn 2014-6/2016.
- Tìm ra những nguyên nhân và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt
công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trong thời gian tới.
1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã đƣợc học, nghiên cứu trong nhà trƣờng và những
kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu, xử lý số liệu và xử lý
thông tin trong quá trình làm đề tài.


3

- Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Nắm vững nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai theo quy định của luật
đất đai 1993, luật đất đai 2003 và luật đất đai 2013, hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai của trung ƣơng và địa phƣơng.
- Nắm vững thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng. Các
số liệu điều tra, thu thập đƣợc phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.
- Đƣa ra những kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền phù hợp
với thực tế của địa phƣơng và phù hợp với luật pháp do nhà nƣớc quy định.
- Đề tài hoàn thiện sẽ là tài liệu cụ thể mang tính định hƣớng quan
trọng cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại địa
phƣơng nghiên cứu.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
- Khái niệm về đất đai:

“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhƣ sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó bao gồm: khí hậu
bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc (hồ, sông, suối, đầm lầy…), các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất,
tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết
quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại (hồ chứa nƣớc hay hệ
thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa,…)”.
Nhƣ vậy, “đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
vật, động vật, diện tích mặt nƣớc, tài nguyên nƣớc ngầm và khoáng sản trong
lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc
sống của xã hội loài ngƣời. () [15].
- Khái niệm về quản lý nhà nƣớc:
Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc
đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi
hoạt động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự
pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nƣớc, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp


5

luật nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời
để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ

thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ƣơng xuống Ủy ban nhân dân
các cấp ở địa phƣơng tiến hành. (PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn,2007) [6]
- Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai
Quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc
đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối
và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá
trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. (PGS.TS
Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [6].
2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
Để công tác quản lý về đất đai đƣợc thuận lợi Nhà nƣớc đã ban hành một
số văn bản luật và dƣới luật sau:
- Luật Đất đai 2003
- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về
phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.


6

- Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ
trợ và tái định cƣ.
- Thông tƣ số 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
nguyên và môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và

xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tƣ số 29/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên
và Môi trƣờng về hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thƣờng thiệt hại, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định 105/2009/NĐ - CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tƣ 30/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và
Môi trƣờng về hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tƣ số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài nguyên
và Môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của nghị định
181/2004/NĐ - CP về hƣớng đẫn thi hành luật đất đai 2003.
- Thông tƣ 19/2009/TT - BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ tài
nguyên và Môi trƣờng về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Luật đất đai 2013 đƣợc Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.


7

- Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ - CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc.

- Nghị định 47/2014/NĐ - CP quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định
cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.
- Thông tƣ 23/2014/TT - BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tƣ 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính.
- Thông tƣ 25/2014/TT - BTNMT về bản đồ địa chính.
- Thông tƣ 76/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hƣớng
dẫn Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.
- Thông tƣ 77/2014/TT - BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc.
- Thông tƣ 37/2014/TT - BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà
nƣớc thu hồi đất.
2.2 Một số quy định về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
2.2.1.Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
2.2.1.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của quản lý nhà nước về
đất đai
* Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về đất đai
- Các chủ thể quản lý và sử dụng đất:
- Các chủ thể quản lý đất đai:


8

+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nƣớc:
Cơ quan thay mặt nhà nƣớc thực hiện quyền quản lý nhà nƣớc về đất đai
ở địa phƣơng theo cấp hành chính, đó là UBND các cấp và cơ quan chuyên
môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.

Cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với diện tích đất chƣa sử
dụng, đất công ở địa phƣơng.
+ Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức nhƣ: Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp
sử dụng đất mà đƣợc nhà nƣớc cho phép thay mặt nhà nƣớc thực hiện quyền
quản lý đất đai.
* Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về đất đai
Mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nƣớc đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của ngƣời sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cƣờng hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trƣờng.
Yêu cầu:
- Phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất
đai ở từng địa phƣơng theo các cấp hành chính.
* Nguyên tắc của quản lý nhà nƣớc về đất đai
Trong quản lý nhà nƣớc về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
a, Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nƣớc
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì
vậy, không thể có bất kì một cá nhân hay một nhóm ngƣời nào chiếm đoạt tài
sản chung thành tài sản riêng của mình đƣợc. Chỉ có Nhà nƣớc - chủ thể duy
nhất đại diện hợp pháp của toàn dân mới có quyền trong việc quyết định số


9

phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của
nhà nƣớc trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề
này đƣợc quy định tại Điều 18, Hiến pháp 1992 “nhà nƣớc thống nhất quản lý

toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả” và đƣợc cụ thể hơn tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý. Nhà nƣớc
trao quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
b, Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng
đất đai, giữa lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của ngƣời trực tiếp sử dụng
Theo luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất
đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ
đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi đƣợc chủ sở hữu
chuyển giao quyền sử dụng.
Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nƣớc ta chỉ nằm
trong tay Nhà nƣớc còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nƣớc vừa có ở
trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nƣớc không trực tiếp sử dụng đất đai mà
thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng…
từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu
quả Nhà nƣớc phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy
định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho ngƣời
trực tiếp sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc.
c, Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản
lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo
nguyên tắc này.


10

Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong
quản lý đất đai đƣợc thể hiện bằng việc:
- Xây dựng tốt các phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính

khả thi cao;
- Quản lý và dám sát tốt việc thực hiện các phƣơng án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Có nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt
đƣợc các mục đích đề ra. (PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [6].
2.2.1.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phƣơng pháp thu thập thông tin về đất đai:
+ Phƣơng pháp thống kê.
+ Phƣơng pháp toán học.
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học.
- Phƣơng pháp tác động đến con ngƣời trong quản lý đất đai:
+ Phƣơng pháp hành chính.
+ Phƣơng pháp kinh tế.
+ Phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục.
2.2.2 Các nội dung của quản lí nhà nước về đất đai
Theo điều 22 chƣơng II Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung quản
lý hành chính về Đất đai nhƣ sau:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.


11

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8.Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10.Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.3 Khái quát chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của tỉnh
Cao Bằng, Thành Phố Cao Bằng
2.3.1 Khái quát chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh
Cao Bằng
Trong thời gian qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã dần đi
vào nề nếp, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng,
lập quy hoạch sử dụng đất đã thực hiện theo đúng quy hoach, kế hoạch sử


12

dụng đất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn nhiều hạn chế
và bất cập cần tháo gỡ
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử

dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó:
- Trong thời gian qua, nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng đã tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan
đến công tác này:
- Quyết định số 41/QD-UBND ngày 19/12/2015 của UBND tỉnh Cao
Bằng: Ban hành quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, trƣng dụng đất, giao
đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử du ̣ng đất trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 19/12/2015 của UBND tỉnh
Cao Bằng: Ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà
nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 19/12/2015 của UBND tỉnh
Cao Bằng: Ban hành quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 43/2015/QĐ - UBND V/v ban hành Quy định về trình
tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công
tác quản lý nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết
kiệm, hiệu quả, ….


13

* Công tác đo dạc bản đồ
Sau khi thông tƣ 25/2014/TT-BTNMT Quy định về bản đồ địa chính
đƣợc ban hành thay thế thông tƣ số 55/2013/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12
năm 2013 quy định về thành lập bản đồ địa chính, sở Tài nguyên và Môi
trƣờng Cao Bằng đã triển khai thực hiện thông qua văn bản số 978/STNMTĐĐBĐ ngày 14/7/2014 và hƣớng dẫn giao nộp sản phẩm đo đạc địa chính số

996/HD-STNMT ngày 15/7/2014.
Trong năm 2014, Sở đã chỉ đạo triển khai hoàn thành việc lập, thẩm
định, phê duyệt Dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính
thành phố Cao Bằng. Hoàn thành việc xây dựng lƣới thành phố Cao Bằng và
công tác đo đạc lập bản đồ địa chính 08 xã của huyện Bảo Lạc khối lƣợng
hoàn thành cụ thể nhƣ sau: xây dựng lƣới địa chính 67 điểm, đo đạc lập bản
đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 là 9595.75 ha (vƣợt 565,75 ha so với kế hoạch).
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đo đạc bản đồ cũng nhƣ
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, Sở đã lập đoàn kiểm tra hoạt động của các đơn
vị có hoạt động đo đạc trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra cho thấy các đơn vị
có đủ năng lực để tiến hành hoạt động đo đạc bản đồ. Tuy nhiên, một số đơn
vị chƣa chấp hành quy định về cấp giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ. Trong
năm 2014, Sở đã tiếp nhận và thẩm định 03 hồ sơ xin cấp phép hoạt động đo
đạc bản đồ của tổ chức có hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng và 04 phƣơng án kinh tế kỹ thuật và dự toán giải pháp kỹ thuật trích đo
địa chính phục vụ GPMB.
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc thì công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn
tỉnh vẫn còn một số khó khăn ảnh hƣởng đến thời gian thi công các công trình
nhƣ: địa hình đồi núi phức tạp, quy định pháp luật về quản lý đo đạc và bản


14

đồ còn thiếu và có thay đổi nhiều về quy chuẩn kỹ thuật, tồn tại nhiều bất cập,
hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn.
Năm 2015 Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tập trung chỉ đạo triển khai đo
đạc lập bản đồ địa chính 09 xã, phƣờng của thành phố Cao Bằng tiến tới
199/199 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bản tỉnh có bản đồ địa chính; đẩy mạnh
công tác hƣớng dẫn tuyên truyền phổ biến quy định về hoạt động đo đạc bản
đồ và công tác thanh tra kiểm tra về đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh.

*Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện đền bù trên
địa bàn tỉnh
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đƣợc duyệt
cơ bản phù hợp và đáp ứng đƣợc công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển KT
– XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phƣơng. Các đô thị đƣợc lập quy
hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đƣợc triển khai, là
cơ sở để xây dựng kế hoạch và triển khai các dự án đầu tƣ, chỉnh trang, phát
triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng. Tuy nhiên, công tác điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 2020) cấp tỉnh triển khai chậm; chƣa có tính thống nhất các chỉ tiêu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất so với các chỉ tiêu thống kê, kiểm đếm đất đai;
chất lƣợng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa cao, tính khả
thi còn thấp; công tác thẩm định chƣa tốt, đặc biệt là ở cấp huyện; quy hoạch
chung xây dựng một số nơi không còn phù hợp với nhu cầu phát triển KT XH nhƣng chƣa đƣợc kịp thời điều chỉnh. Khi thực hiện quy hoạch quỹ đất
xây dựng và phát triển đô thị chủ yếu là đất canh tác của nhân dân, khó khăn
trong việc giải phóng mặt bằng…


15

Theo Luật Đất đai năm 2003, từ năm 2011 - 2014, cấp tỉnh thẩm định
và phê duyệt 158 hồ sơ, tổng diện tích thu hồi 114,16 ha; cấp huyện thẩm
định và phê duyệt 195 hồ sơ, tổng diện tích thu hồi trên 728 ha. Thực hiện
Luật Đất đai 2013, cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt 2 hồ sơ, tổng diện tích thu
hồi 5.323,5 m2; cấp huyện thẩm định và phê duyệt 133 hồ sơ, tổng diện tích
thu hồi 276,21 ha; đã bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 274,69 ha của 2.485 hộ
gia đình, 5 tổ chức, bố trí tái định cƣ cho 23 hộ. Công tác bố trí tái định cƣ
gặp nhiều khó khăn do quỹ đất hạn hẹp, không có kinh phí xây dựng khu tái
định cƣ. Việc xác định giá đất cụ thể để phục vụ công tác bồi thƣờng gặp
nhiều vƣớng mắc, do thị trƣờng đất đai “trầm lắng”, tại thời điểm khảo sát

không có nhiều trƣờng hợp chuyển nhƣợng hoặc không có khu vực chuyển
nhƣợng. Việc hỗ trợ cho ngƣời dân bị thu hồi đất thực hiện chƣa tốt, chủ yếu
là hỗ trợ bằng tiền mặt, chƣa tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho
ngƣời dân, ngƣời dân bị thu hồi đất sau khi đƣợc đào tạo nghề khó hoặc
không xin đƣợc việc làm.
*Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai
Về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm qua các
ngành tham mƣu cho UBND tỉnh giải quyết 2005/2065 vụ khiếu nại, tố cáo
về đất đai thuộc thẩm quyền. Qua đó phát hiện trên 236.498 m2 đất vi phạm,
xử lý vi phạm hành chính trên 856 triệu đồng, thu hồi 4 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài, phức tạp đã cơ bản đƣợc
giải quyết. số vụ việc khiếu kiện đông ngƣời ít phát sinh, tỷ lệ giải quyết
khiếu nại, tố cáo cao.


16

2.3.2 .Khái quát chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai của Thành
Phố Cao Bằng
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Các văn bản quy định việc thực hiện chính sách, Luật đất đai của tỉnh
Cao Bằng để đƣợc UBND thành phố Cao Bằng triển khai thực hiện làm cơ sở
cho việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn đƣợc chặt chẽ và có hiệu quả.
UBND Thành Phố Cao Bằng thƣờng xuyên ban hành các văn bản, chỉ
đạo các phƣờng và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng kịp
thời, có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Một số văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai đã
đƣợc UBND Thành Phố Cao Bằng triển khai:

- Quyết định số 41/QD-UBND ngày 19/12/2015 của UBND tỉnh Cao
Bằng: Ban hành quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, trƣng dụng đất, giao
đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 19/12/2015 của UBND tỉnh
Cao Bằng: Ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà
nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 19/12/2015 của UBND tỉnh
Cao Bằng: Ban hành quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Mô ̣t số văn bản liên quan đế n công tác quản lý nh à nƣớc về đất đai mà
Thành Phố đã ban hành trong thời gian qua nhƣ:


×