Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn loài trắc (dalbergia cochinchinensis pierre) tại rừng đặc dụng đăk uy, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO
TỒN LOÀI TRẮC (Dalbergia cochinchinensis Pierre) TẠI RỪNG
ĐẶC DỤNG ĐĂK UY, TỈNH KON TUM

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Vương Duy Hưng

Sinh viên thực hiện

: Sỹ Thị Ngọc

Mã sinh viên

: 1853100159

Lớp

: K63-QLTNTN

Khóa học


: 2018-2022

Hà Nội, 2022



LỜI NĨI ĐẦU
Để đánh giá q trình học tập và và được sự nhất trí của khoa Quản lý tài
nguyên rừng và môi trường em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis
Pierre) tại rừng đặc dụng Đăk Uy, tỉnh Kon Tum” đến nay khóa luận đã hồn
thành.
Trong quá trình thực hiện đề tài KLTN, được sự đồng ý của ơng Nguyễn
Mạnh Hà trưởng nhóm dự án, giám đốc Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và phát triển (CCD) và chị Định Thị Kim Vân (trưởng nhóm điều tra) đã
cho phép em sử dụng số liệu và các hình ảnh có liên quan đến lồi Trắc tại rừng
đặc dụng Đăk Uy. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Trung tâm đã hỗ trợ em
trong phần nghiên cứu thực địa.
Qua đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS.Vương
Duy Hưng, giảng viên hướng dẫn đã quan tâm, hỗ trợ và cung cấp cho em rất
nhiều kiến thức quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu để em có thể hồn
thành tốt khóa luận này.
Mặc dù đã nỗ lực hồn thiện, xong năng lực cịn nhiều hạn chế cũng như
chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học vậy nên để tài khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất kính mong nhận được sự góp ý của các
q thầy cơ để bài khóa luận được hồn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Sỹ Thị Ngọc



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... ii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 7

1.1. Thơng tin về danh pháp lồi Trắc .............................................................. 7
1.2. Phân bố của lồi Trắc .................................................................................. 8
1.3. Tình hình nghiên cứu về loài Trắc ............................................................. 9
1.3.1. Trên Thế giới ............................................................................................... 9
1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 10
1.4. Giá trị kinh tế và bảo tồn của loài Trắc ................................................... 12
1.4.1. Giá trị kinh tế ............................................................................................ 12
1.4.2. Giá trị bảo tồn ........................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 15

2.1. Mục tiêu ....................................................................................................... 15
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 15
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................... 15
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ................................................................. 16
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 20
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU23


3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 23
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 23
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 23
3.1.3. Khi hậu, thủy văn ...................................................................................... 24
3.1.4. Tài nguyên rừng: ....................................................................................... 25


3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đăk Hà ................................................. 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 27
4.1. Đặc điểm sinh học và phân bố loài Trắc tại khu vực nghiên cứu ............................... 27

4.1.1. Đặc điểm nhận biết ................................................................................... 27
4.1.2. Đặc điểm phân bố của Trắc trên tuyến và ô tiêu chuẩn ........................... 29
4.1.3. Đặc điểm tái sinh của Trắc ....................................................................... 33
4.1.4. Đặc điểm rừng nơi Trắc phân bố .............................................................. 37
4.2. Tác động gây ảnh hưởng đến loài Trắc ......................................................................... 40

4.2.1. Tác động trực tiếp ..................................................................................... 40
4.2.2. Tác động gián tiếp ..................................................................................... 41
4.3. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Trắc tại rừng đặc dụng Đăk Uy .................... 41
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 44

Kết luận .............................................................................................................. 44
Tồn tại................................................................................................................. 44
Kiến nghị ............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

BQL

Ban quản lý

CITES

Công ước về buôn bán động thực vật hoang
dã, quý hiếm

CTTT

Cơng thức tổ thành

D1.3

Đường kính ngang ngực

EN

Nguy cấp

Hvn

Chiều cao vút ngọn

IUCN


Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

RDD

Rừng đặc dụng

RTX

Rừng thường xanh

VU

Sắp nguy cấp

i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mẫu chuẩn lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) .................................................... 7
Hình 1.2. Phân bố lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) trên Thế giới ................................... 8
Hình 1.3. Phân bố lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại Việt Nam.................................... 9

Hình 1.4. Sản phẩm từ gỗ của cây Trắc.................................................................................... 13
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lập ơ tiêu chuẩn ...................................................................................... 17
Hình 3.1.Vị trí Rừng đặc dụng Đăk Uy.................................................................................... 23
Hình 4.1. Hình thái thân cây Trắc ............................................................................................ 27
Hình 4.2. Hình thái gỗ Trắc ...................................................................................................... 27
Hình 4.3. Hình thái lá Trắc ....................................................................................................... 28
Hình 4.4. Hình thái lá Trắc ....................................................................................................... 28
Hình 4.5. Hình thái hoa Trắc .................................................................................................... 28
Hình 4.6. Hình thái hoa Trắc .................................................................................................... 28
Hình 4.7. Qủa Trắc tươi ............................................................................................................ 28
Hình 4.8. Qủa Trắc khơ ............................................................................................................ 29
Hình 4.9. Trắc tái sinh chồi ...................................................................................................... 33
Hình 4.10. Trắc tái sinh chồi .................................................................................................... 33
Hình 4.11. Trắc tái sinh từ hạt .................................................................................................. 34
Hình 4.12. Trắc tái sinh từ hạt .................................................................................................. 34
Hình 4.13. Sinh cảnh sống của Trắc ở Rừng đặc dụng Đăk Uy ............................................... 17

ii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đường kính bình quân của Trắc với các loài khác .............................................. 32
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ so sánh Hvn trung bình của Trắc với các loài khác ................................ 33

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả điều tra Trắc theo tuyến .............................................................................. 30
Bảng 4.2 Kết quả điều tra Trắc theo OTC ................................................................................ 29

Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả điều tra cây tái sinh của từng OTCError! Bookmark not defined.
Bảng 4.4. Bảng điều tra cây Trắc tái sinh theo tuyến ............... Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.5. Tỷ lệ tổ thành tầng cây cao theo số cây, thiết diện ngang và chỉ số quan trọng IV% Error! Book
Bảng 4.6. Mật độ và độ tàn che của tầng cây cao trên 7 OTC ................................................. 38
Bảng 4.7. Cấu trúc tầng thứ của rừng nơi có Trắc phân bố ...................................................... 34

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) thuộc họ Đậu - Fabaceae có
nhiều giá trị về sinh thái, mơi trường, cảnh quan và đặc biệt là giá trị thương mại
cao bị khai thác và buôn bán trái phép rất nhiều. Chính ví vậy, nhiều quần thể gỗ
Trắc trong tự nhiên bị cạn kiệt chỉ còn một số quần thể trong các khu bảo tồn,
rừng đặc dụng cũng đang bị đe dọa.
Tại Việt Nam lồi Trắc được tìm thấy ở các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng
Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng
Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang và rải rác ở một số địa phương khác ở phía
Nam. Hiện nay Trắc được xếp vào nhóm Sắp nguy cấp (VU) trong Danh lục đỏ
IUCN (2022), ở mức độ Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và thuộc
nhóm IIA của Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP về
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước
về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Rừng đặc dụng Đăk Uy có diện tích 546,24ha, nằm ở một địa hình khá
bằng phẳng, thuận lợi về mặt giao thông và các thuận lợi khác. Rừng đặc dụng
Đăk Uy có nhiều loại gỗ quý sống hỗn giao, như Trắc, Cẩm lai, Giáng hương...
Trong đó lồi Trắc chiếm ưu thế tại nhiều khu vực của Rừng đặc dụng. Tuy
nhiên, hiện nay số lượng các cá thể Trắc tại Đăk Uy đang giảm đến mức báo
động do tình trạng khai thác gỗ trái phép có kết nối xuyên biên giới mà đỉnh

điểm là thị trường ở Trung Quốc.
Theo thống kê của Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy, từ năm 2017 đến
nay, tại khu rừng đặc dụng đã xảy ra 30 vụ vi phạm lâm luật với tổng số tang vật
thu giữ trên 4,5 m³ gỗ tròn và quy tròn chủ yếu là gỗ Trắc. Đây là con số rất nhỏ
so với số lượng gỗ Trắc mà lâm tặc lấy ra khỏi Đăk Uy. Vì vậy, nếu khơng có đủ
các giải pháp đủ mạnh để răn đe, nguy cơ trong tương lai khu rừng này sẽ mất
nhiều lồi thực vật q hiếm trong đó có lồi Trắc. Các nghiên cứu về loài cây
Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại rừng đặc dụng Đăk Uy nhằm bảo
tồn lồi cịn rất hạn chế, trong khi số lượng cá thể của loài đang bị suy giảm một
cách rõ rệt. Nắm bắt được điều đó, nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu về cây Trắc tại
5


khu vực nghiên cứu và góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất quản lý
bảo tồn loài, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp
bảo tồn loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Rừng đặc dụng Đăk
Uy, tỉnh Kon Tum”.

6


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thông tin về danh pháp loài Trắc
Loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis) thuộc họ Đậu (Fabaceae) được
Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1899 dựa trên mẫu chuẩn thu tại Thủ
Dầu Một của Việt Nam (hình 1.1) trên tạp chí Flora Cochinchinensis pl. 382B.
Các tên tiếng Việt khác của Trắc: Cẩm lai nam bộ, Trắc bông, Trắc đen,
Trắc trắng, Giâu ca (Gia Rai), Ka Rắc (Ba Na), Ka- nhung (Khơ- me).
Tên tiếng Anh của Trắc: Rosewood, Siamese rosewood, Thailand
rosewood, Tracwood. Tên tiếng nước ngoài khác: Payung (Thái Lan); Kranhung

(Cam-pu-chia); Khanhoung (Lào), Suan zhī mù (Trung Quốc)

Hình 1.1. Mẫu chuẩn lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis)
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử và tự nhiên Paris, Pháp.
7


1.2. Phân bố của lồi Trắc
Trên thế giới, Trắc có phân bố tự nhiên ở các nước Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam (hình 1.2). Mơi trường sống tự nhiên của cây Trắc là
vùng đất trũng có độ cao khơng quá 600m, trên đất phù sa cổ có màu từ xám đến
vàng xám, tầng đáy giàu chất dinh dưỡng. Cây thích hợp với vùng có lượng mưa
hàng năm từ 1200 - 1500 mm, trên đất phù sa cổ có màu từ xám đến vàng xám,
tầng đáy giàu chất dinh dưỡng. Cây thích hợp với vùng có lượng mưa hàng năm
từ 1200 - 1500 mm, nhiệt độ trung bình thích hợp từ 20 - 30°C.

Hình 1.2. Phân bố lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) trên Thế giới
Nguồn: POWO, 2022
Ở Việt Nam loài Trắc phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, như: Đà Nẵng, Quảng Nam (Hiên, Phước Sơn), Kon Tum (Đắk Tô, Sa
Thầy, Ngọc Hồi), Gia Lai (Krong Pa, Chư Păp, La Pa, AyunPa, Mang Yang),
Đắk Lắk (Buôn Đôn, Ea Súp, Ea Kar), Lâm Đồng (Cát Tiên, Bảo Lâm), Bình
Thuận (Hàm Thuận Bắc), Tây Ninh (Tân Biên) và rải rác ở một số địa phương
khác thuộc phía Nam của Việt Nam. Bản đồ phân bố loài Trắc tại Việt Nam,
trong hình 1.3.
8


Hình 1.3. Phân bố lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) tại Việt Nam
Nguồn: Sách Đỏ Việt Nam, 2007

1.3. Tình hình nghiên cứu về loài Trắc
1.3.1. Trên Thế giới
Theo hệ thống phân loại sinh học thực vật APG IV (Angiosperm
Phylogeny Group IV), loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis) thuộc phân họ Đậu
(Faboideae) họ Đậu (Fabaceae). Họ Đậu là một họ lớn trên Thế giới, có giá trị
kinh tế, sinh thái, bảo tồn cao. Các loài trong họ có thân đa dạng; Lá kép lơng
chim 1-2 lần, lá mọc cách, có lá kèm; Hoa tự bơng, chùm, xim ngù, hoa lưỡng
tĩnh, K(4-5), C4-5, A2-10-∞, G1:1:1- ∞; Quả đậu, đơi khi biến thái khi chín
khơng tự vỡ. Các loài trong họ Đậu (Fabaceae) được phân chia làm 3 phân họ.

9


Phân họ Vang (Caesalpinioideae) hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa
của không đều, đối xứng hai bên, tiền khai hoa xếp lợp thìa, nhưng thay đổi
nhiều tùy theo từng chi cụ thể. Chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài
trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì có hoa đối xứng với 5
cánh hoa bằng nhau. Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ Mimosaceae. Các cánh hoa nhỏ và đều, thơng thường có dạng hình cầu hay là
cụm hoa dạng bơng và các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa. Phân họ Đậu
(Faboideae) hay họ Đậu – Fabaceae. Hoa thường mẫu 5, các cánh hoa khá phát
triển, không đều, cánh cờ phát triển nhiều màu sắc.
Nghiên cứu đánh giá biến dị di truyền của loài Trắc (Dalbergia
cochinchinensis) của Thái Lan chỉ ra rằng khoảng cách di truyền giữa các cá thể
trong quần thể nghiên cứu ở mức vừa phải, hệ số fst là 0,127 (hệ số chỉ sự khác
nhau giữa các cá thể) (soonhuae, prachote, 1994).
Theo Leadem et al, 1993 cho thấy rằng cây Trắc tái sinh chủ yếu bằng nảy
chồi và hạt. vì vậy sự nảy mầm của hạt cũng rất quan trọng. Năm 1993, Leadem.
Bhodthipuks và Clark đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phân tầng và nhiệt độ
đến sự nảy mầm của loài cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis), bài đăng trên
tạp chí khoa học lâm nghiệp nhiệt đới.

Trắc (Dalbergia cochinchinensis) tồn tại trong Rừng cộng đồng Damrey
Chak Thlork ở tỉnh Kampung Speu có diện tích 15.000 ha, Rừng cộng đồng Ô
Soam ở tỉnh Kampong Thom bao gồm 50- 100 cây gỗ từ 10-15 cm dbh và Rừng
cộng đồng Tbeng Lech ở tỉnh Siem Reap bao gồm trong số khoảng 10 cây, mặc
dù cây lớn nhất đã bị chặt phá bất hợp pháp vào năm 2017 (UNEP-WCMC,
2018).
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) đã có một vài cơng
trình nghiên cứu về đặc tính ngủ nghỉ của hạt Trắc ảnh hưởng đến sức nảy mầm
và tái sinh cây con. Trắc chủ yếu tái sinh bằng hạt và chổi vì vậy đặc tính ngủ
nghỉ hay độ chín của hạt cũng ảnh hưởng đến sức nảy mầm và tái sinh cây. Kết
10


quả nghiên cứu cho thấy hạt Trắc nảy mầm ngay sau khi thu hoạch, tuy nhiên
nếu có thời gian ngủ nghỉ ngắn thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn. Theo Nguyễn
Hoàng Nghĩa (2005), Viện khoa học Rừng Việt Nam, trong nghiên cứu bảo tồn
nguồn di truyền rừng Việt Nam cho thấy gỗ Trắc là một loại gỗ cho giá trị kinh
tế cao, hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo Phạm Thanh Loan, Trần Huy Thái và cộng sự đã báo cáo chính xác
kết quả phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất 5 - O- methyllatifolin; 2,4,5
trimethoxydalbergion; R(+)-4-methoxydalbergion; obtusafuran từ dịch chiết
methanol của gỗ cây Trắc bằng việc sử dụng các phương pháp phổ cộng hưởn từ
hạt nhân một chiều và hai chiều và phổ khối.
Vào năm 2014, Pham Cường và cộng sự đã nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm
loài Trắc (Dalberiga cochinchinensis Pierre) ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã chỉ
rõ tỷ lệ nảy mẩm của hạt giống giảm một nửa sau khi thu hoạch trái cây 30 ngày.
Chiều dài quả là trung bình 4,51 cm và rộng 0,88 cm; mỗi quả có khoảng 1,57
hạt. Hình dạng giống "như một thận, chiều dài của nó khoảng 5,8 mm và rộng
3,9 mm; trọng lượng 1000 hạt là 19,32 gam; đồng nhất của hạt giống là 87.01%.

Phương pháp hiệu quả của hạt giống nảy mầm là ứng dụng của nước ấm với
54C, ngâm hạt giống sâu của nước trong vòng 12 giờ. Các hạt giống được xử lý
để nảy mầm và cấy cây con vào đất-túi chứa hỗn hợp trên đất, phân chuồng
hoàn toàn phân hủy và phân bón NPK với 85%, 14% và 1%, tương ứng. Hệ
thống hình hiệu quả cho cây giống trong vườn ươm là 75% và rơi xuống đến
25% cho đến giai đoạn cuối của việc chăm sóc cây con trong vườn ươm. Cây
giống tiêu chuẩn để sản xuất trồng là độ tuổi ít nhất là 12-18 tháng, chiều cao
trung bình 40 cm, đường kính cổ rễ trên 3,5 mm, khơng có bệnh và khơng có
cây giống đầu phá vỡ.
Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che
bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai
đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 – 4
tháng tuổi, mức độ che bóng 50 – 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai có
11


hàm lượng diệp lục a, b và tổng số cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều
lớn hơn so với đối chứng (khơng che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu
trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%.
Lê Quang Hưng (2001) đã chỉ ra được đặc tính sinh học của hạt Trắc khi
thu hoạch. Tỉ lệ nảy mầm của hạt sau một tuần tồn trữ trong tủ nhiệt đạt cao nhất
ở quả chín nâu vàng và quả chín nâu sậm. Quả Trắc sau khi thu hái sử dụng
ngay vào việc nhân giống thì cường lực của hạt đạt cao nhất sau một tuần. Hạt
Trắc tồn trữ sau 4 tuần thì cường lực và tỉ lệ nảy mầm của hạt đều giảm.
1.4. Giá trị kinh tế và bảo tồn của loài Trắc
1.4.1. Giá trị kinh tế
Gỗ Trắc là 1 trong những dòng gỗ cực kỳ q hiếm và có giá trị rất cao,
thường thì loại gỗ này chỉ dùng trong các sản phẩm nội thất cao cấp và đắt đỏ
nhất. Gỗ Trắc là loại gỗ thân lớn, một cây gỗ Trắc trưởng thành có đường kính
thân cây xấp xỉ 1m và cao tới 25m.

Gỗ Trắc có lõi cứng, thường có màu đỏ vàng, nâu đỏ, hoặc đỏ thẫm, khi
để lâu lõi gỗ chuyển sang màu nâu đen, gỗ chắc chắn và không bị mối mọt, cong
vênh. Thớ gỗ Trắc có mùi thơm dịu nhẹ và có các vân đỏ rất đẹp mắt, rất cứng
và nặng. Trong gỗ Trắc cũng có tinh dầu, mùi thơm ngai ngái hắc.
Như đã nói ở trên, gỗ Trắc thuộc hàng gỗ vơ cùng q hiếm, chính vì
vậy, giá thành của nó cũng rất đắt đỏ. Cũng giống như các loại gỗ khác, giá
thành của gỗ Trắc tỉ lệ thuận với kích thước và tuổi tác của nó. Gỗ Trắc càng to
và cao thì giá thành càng lớn, tương tự với gỗ Trắc tuổi càng cao thì giá trị cũng
càng nhiều. Trên thị trường gỗ tự nhiên hiện nay, gỗ Trắc có giá dao động từ
khoảng 100.000 – 800.000/kg đối với gỗ Trắc đen và gỗ Trắc đỏ và đương
nhiên, gỗ Trắc đỏ thường có giá cao hơn gỗ Trắc đen từ 3 -4 lần/kg. Có giá trị
xuất khẩu cao
Ngồi ra một số bộ phận của lồi Trắc (Dalbergia cochinchinensis) cịn
dùng để tách chiết và tinh chế dalcochinase, một loại B- glucosidase có tác dụng

12


tương tự như những glucosidase tách chiết từ thực vật khác (lúa gạo,...)
(Toonkool Prachumpom et al)

Hình 1.4. Sản phẩm từ gỗ của cây Trắc
(Nguồn: />1.4.2. Giá trị bảo tồn
Loài Trắc được xếp hạng “Nguy cấp” (EN) A1a,c,d trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), và hạng “Sắp nguy cấp” (VU) theo Danh lục đỏ của IUCN (2022)
Lồi Trắc có tên trong Phụ lục II của CITES và nhóm IIA của Nghị định
06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về bn bán quốc tế các lồi
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Một số hoạt động bảo tồn cây Trắc

Tại Thái Lan, từ năm 1989 nhiều đồn điền đã trồng thử nghiệm loài. Hiện
nay, ghi nhận tổng cộng ít nhất 20 000 cây được gây trồng. Các kết quả cho thấy
tiềm năng trồng Trắc thương mại dài hạn và trồng xen canh được xem là biện
pháp khuyến khích để tạo thu nhập tạm thời. Một số nghiên cứu di truyền phân
tử cũng đã được thực hiện để phát triển mạng lưới bảo tồn loài trong ngân hàng
gen cũng như khu vườn hạt giống bền vững để trồng trong tương lai.
Một số thử nghiệm ở Lào và Thái Lan đã chỉ ra rằng cây Trắc có thể phát
triển nhanh như gỗ Tếch nếu trồng trong điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, sản
lượng gỗ sử dụng là khá thấp trong giai đoạn đầu. Phát triển các cây thương mại

13


có thể vừa tạo ra thu nhập cao cho các cộng đồng nông thôn cũng như bảo vệ
các di truyền tài nguyên của các loài trên thế giới. Những nỗ lực đã được thực
hiện để xác định giống cây tốt cho thành lập nguồn giống song phạm vi tất cả
các nước. Khi xác định và bảo tồn, chẳng hạn mẫu vật có thể phục vụ như một
nguồn hạt giống để nhân giống quy mô lớn trong tương lai.
Công nghệ nhân giống để trồng rừng quy mô lớn đã được thành lập. Hạt
giống phải được gieo ngay lập tức sau khi thu hoạch và phải được giữ thơng
thống trước khi gieo. Hạt giống ngâm trong nước nóng và sau đó nước lạnh cho
đến 24 giờ tăng tốc nảy mầm. Một số khu rừng bảo tồn Trắc đã được thành lập ở
Thái Lan để bảo tồn mơi trường sống cho lồi và động vật hoang dã kèm theo.
Hiện nay, vùng xuất hiện quần thể Trắc tự nhiên được tìm thấy rải rác chỉ trong
30 khu bảo tồn tại Thái Lan.

14


CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Bổ sung các thông tin nhằm góp phần bảo tồn lồi Trắc tại tỉnh Kon Tum.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được đặc điểm sinh học và phân bố của loài Trắc (Dalbergia
cochinchinensis) tại khu vực nghiên cứu
Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn loài Trắc (Dalbergia
cochinchinensis) tại rừng đặc dụng Đăk Uy, tỉnh Kon Tum.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) phân bố tự nhiên tại Rừng
đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đặc điểm sinh học và phân bố loài Trắc tại khu vực nghiên cứu
- Tìm hiểu các tác động ảnh hưởng đến loài Trắc tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Trắc tại Rừng đặc dụng Đăk Uy,
tỉnh Kon Tum.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa số liệu điều tra và thơng tin cơ bản về tình hình tự nhiên, khí hậu,
điều kiện kinh tế, xã hội được thu thập thông qua các cơ quan liên quan như Hạt
kiểm lâm, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Tài ngun và
Mơi trường, UBND huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum …, từ các báo cáo khoa học
và các tài liệu khác. Cũng như kế thừa các tài liệu, các đề tài đã từng nghiên cứu
trước đây qua mạng internet, tạp chí, báo… về lồi Trắc (Dalbergia
cochinchinensis).
Kế thừa các số liệu điều tra tại hiện trường RDD Đăk Uy về loài Trắc của
Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển (CCD) năm 2021-2022

15



Các số liệu kế thừa gồm : Số liệu gốc điều tra trên tuyến và OTC tại thực
địa từ đó xử lí số liệu và tính tốn theo các cơng thức đã được trình bày bên
dưới để đưa ra các kết quả
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
Nghiên cứu tiến hành điều tra theo tuyến và điều tra trong các ô tiêu
chuẩn.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho điều tra:
- Bản đồ, địa bàn, GPS, thước đo chiều cao, thước dây, cuộn dây lập
OTC, dao.
- Bảng biểu ghi kết quả điều tra.
Điều tra sơ bộ:
Nắm bắt được địa hình khu vực nghiên cứu để có các kế hoạch cho hoạt
động cụ thể. Xác định được diện tích lâm phần có lồi Trắc phân bố, xác định
cơng việc, kế hoạch điều tra. Đồng thời điều tra khu vực để chọn ra vùng có lồi
cây Trắc phân bố tập trung để tiến hành đặt OTC.
Điều tra tỉ mỉ:
Điều tra theo tuyến
Tuyến điều tra được sử dụng để xác định khu vực phân bố của loài Trắc
tại rừng đặc dụng, mỗi tuyến có chiều dài từ đầu sinh cảnh đến cuối sinh cảnh.
Tuyến được lập trải qua càng nhiều sinh cảnh rừng khác nhau càng tốt. Trên
tuyến tiến hành quan sát hai bên từ tâm tuyến và ghi nhận các thông tin của cá
thể. Đối với cây gỗ Trắc có đường kính 6cm trở lên, các thông tin ghi nhận bao
gồm chiều cao, đường kính và chất lượng sống của cây.
Qua kế thừa tài liệu cùng với khảo sát thực địa đề tài đã tiến hành điều tra
trên10 tuyến với tổng chiều dài là 9,998m trải khắp các khu vực của rừng đặc
dụng, các tuyến điều tra dọc theo các đường mòn trong rừng đi qua các sinh
cảnh và các trạng thái rừng khác nhau.
Điều tra theo OTC


16


Ô tiêu chuẩn dùng để xác định đặc điểm của tầng cây gỗ tham gia vào cấu
trúc tầng tán của lâm phần nơi có lồi Trắc phân bố. Các OTC được bố trí ngẫu
nhiên hoặc điển hình tùy thuộc vào diện tích khu vực điều tra
Trên cơ sở xác định hiện trạng rừng tại Rừng đặc dụng Đăk Uy tiến hành
lập 7 OTC ở những vị trí điển hình mang tính đại diện cao (Hình 2.1). Việc lập ơ
tiêu chuẩn tuân thủ theo quy định điều tra tài nguyên rừng như sau:
Về hình dạng các OTC có hình chữ nhật với diện tích 1000m2 (20x50m)
nơi có nhiều Trắc mọc. Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ODB có diện tích 25m2
(5mx5m) 4 ơ ở 4 góc và 1 ơ ở giữa.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lập ơ tiêu chuẩn
(Nguồn : Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và Phát triển/CCD )
Điều tra tất cả các cây gỗ có đường kính từ 6cm trở lên có trong OTC.
Nội dung điều tra bao gồm:
-

Xác định tên các lồi cây trong ƠTC.
17


-

Đo chiều cao vút ngọn đo bằng thước Blumleiss (Hvn).

-

Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây (D1.3).


-

Điều tra chất lượng sinh trưởng của cây sử dụng phương pháp quan

sát bằng mắt thường. Chất lượng của cây được chia theo 3 cấp:
+ Cây tốt (T): những cây có tán lá phát triền tròn đều, trịn, thân thẳng,
khơng bị khuyết tật, khơng bị sâu bệnh.
+ Cây trung bình (TB): những cây sing trưởng kém hơn cây tốt, khơng
cong keo, ít khuyết tật.
+ Cây xấu (X): những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng
kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh.
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu điều tra sau
Mẫu Biểu 01: Điều tra Trắc theo tuyến
Số hiệu tuyến: ……………………….. Tọa độ điểm đầu: ………………
Tọa độ điểm cuối:
Tổng chiều dài: ………………….. tọa độ tâm OTC: …………
Địa điểm ……………kiểu rừng chính: ……….
STT Tên lồi

Tọa độ
X
Y

D1.3(cm)

Hvn(m)

Phẩm chất


1

Mẫu Biểu 02: Điều tra tầng cây cao
OTC: ……………….. Diện tích: ………………Độ cao………Độ dốc …
Độ tàn che: ………………….. tọa độ tâm OTC: …………
Diện tích ……………kiểu rừng chính: ……….
STT

Tên lồi

D1.3

Hvn(m) Phẩm chất

cây

(cm)

T

1
….

18

TB

Ghi chú
X



Điều tra cây tái sinh
Cây tái sinh là những cây con của tầng cây gỗ, có đường kính < 6cm và
chưa tham gia vào tầng tán chính.
Mỗi OTC tiến hành lập 5 ODB, mỗi ơ có diện tích là 25m2(5x5m). Trong
đó bố trí 4 ơ ở giữa 4 cạnh của OTC, ơ cịn lại nằm trên giao điểm hai đường
chéo của OTC. Trong mỗi ODB tiến hành xác định tên loài, cấp chiều cao,
nguồn gốc.
Kết quả thu được ghi vào biểu sau:
Mẫu Biểu 03: Điều tra cây tái sinh
stt Tên

Tổng Cấp chiều cao (m)

loài

<0.5
H

0.5-1
Ch

H

1.1-1.5

Ch H

1.6-2


Ch H

2.1-3.0

Ch H

3.1-5.0

Ch H

Ch

>5.0
H Ch

1


Điều tra độ tàn che, che phủ

Xác định bằng phương pháp 100 điểm: 0; 0,5; 1 các cấp cho điểm như
sau:
-

Cấp 0: điểm khơng có tán cây che.

-

Cấp 0,5: điểm bị tán cây che một nửa.


-

Cấp 1: điểm hoàn toàn bị tán cây che.

Cách tiến hành: cuộn tở giấy thành ống ngắm, ngắm từng điểm một theo
chiều thẳng đứng hướng lên phía trên: nếu khơng gặp tán cây qua đường ngắm
thì là cấp 0, thấy một nửa là cấp 0,5, tán cây che toàn bộ ống ngắm là 1. Cứ tiến
hành như vậy qua 100 điểm ngắm được chia đều trong OTC sẽ thu được độ tàn
che của cả OTC.
Kết quả thu được ghi vào biểu:
Biểu 04: Điều tra độ tàn che, che phủ
Số OTC: ……….. Độ cao: ……………Người điều tra: …………
19


Tọa độ: …………... Trạng thái rừng: ………………. Ngày điều tra: …………..
Stt

Tàn che

Che phủ

Ghi chú

1
….
100
Điều tra đặc tính sinh học lồi Trắc:
Trên tuyến điều tra, chọn những cây trưởng thành, điển hình làm cây tiêu
chuẩn để điều tra mơ tả hình thái lồi: Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, vỏ, hoa,

quả nếu có;
Tại những khu vực có Trắc phân bố tập trung, tiến hành xác định các đặc
điểm đặc trưng của sinh cảnh như: Địa hình, độ dốc, đất, , thảm thực bì, lồi cây
đặc trưng, độ tàn che, che phủ…
Trong các ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Trắc
như: Chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính ngang ngực, đường kính
tán, chất lượng sinh trưởng, vật hậu…
Điều tra các tác động ảnh hưởng đến loài Trắc tại khu vực nghiên cứu:
Kế thừa và phỏng vấn các tác động tại khu vực nghiên cứu có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến các quần thể Trắc tại khu vực nghiên cứu.
Trên tuyến điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn ghi chép và chụp ảnh tỷ mỉ các
tác động đến loài Trắc. Từ đó xác định các loại tác động, mức độ tác động trực
tiếp, gián đến loài Trắc và khả năng phục hồi, phát triển của loài Trắc sau khi bị
các tác động này.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dựa vào kết quả kế thừa số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel.
Mật độ:
Mật độ là chỉ tiêu cấu trúc nói lên số lượng cá thể trên một đơn vị diện
tích (thường là 1 ha)
20


×