Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và phân bố loài thạch sùng mí cát bà goniurosaurus carbaensis (ziegler et al , 2008) tại khu trung tâm vườn quốc gia cát bà và đề xuất giải pháp bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN BỐ LỒI THẠCH SÙNG MÍ
CÁT BÀ Goniurosaurus catbaensis (Ziegler et al., 2008) TẠI KHU TRUNG
TÂM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 7620211

Giáo viên hướng dẫn 1

: Ths. Giang Trọng Toàn

Giáo viên hướng dẫn 2

: Ths. Trần Thị Phương

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thế Kiệt

Lớp

: 62A Quản lý tài nguyên rừng

Khoá học

: 2017 – 2021


Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong khóa luận tốt nghiệp này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trước hội đồng nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thế Kiệt

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và phân bố lồi Thạch sùng mí cát bà
Goniurosaurus catbaensis (Ziegler et al., 2008) tại khu Trung tâm Vườn Quốc
gia Cát Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn” được thực hiện từ tháng 01 năm 2021
đến nay đã hoàn thành.
Trước tiên, tơi xin cảm ơn Ths. Giang Trọng Tồn và Ths. Trần Thị
Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình định hướng nghiên
cứu, góp ý và chỉnh sửa hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Trường Đại
học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn Động
vật rừng đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Khoa học và Hợp tác
quốc tế Vườn Quốc gia Cát Bà đã cho phép tôi được thực hiện nghiên cứu và sử
dụng một số tài liệu, số liệu, thơng tin liên quan về lồi Thạch sùng mí cát bà

lưu trữ tại Vườn. Trong q trình thực địa và phân tích số liệu, tơi đã nhận được
sự giúp đỡ của các cán bộ Kiểm lâm, nhân viên, đặc biệt là sự giúp đỡ của Ths.
Nguyễn Xuân Khu, Ths. Nguyễn Thị Trang, KS. Ngô Thị Thu Phương. Nhân
dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn với sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin cảm ơn chính quyền và nhân dân địa phương xã Trân Châu, xã
Gia Luận đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
khảo sát thực địa và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và ủng hộ tơi
trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và
nghiên cứu nhưng bản thân khơng tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tơi
kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo và bạn đọc để bản khóa
luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thế Kiệt
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Thạch sùng mí trên thế giới .............................. 3

1.2. Tổng quan nghiên cứu về Thạch sùng mí ở Việt Nam ............................... 5
1.3. Tổng quan nghiên cứu về Thạch sùng mí ở đảo Cát Bà............................. 7
1.4. Giới thiệu chung về lồi Thạch sùng mí cát bà .......................................... 8
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 11
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 11
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 11
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu .............................................. 12
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................... 13
2.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến ....................................................... 13
2.4.4. Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với loài Thạch
sùng mí cát bà............................................................................................... 17
2.4.5. Phương pháp tính mật độ quần thể và ước tính kích thước quần thể 17
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 19

iii


3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 19
3.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 19
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................... 20
3.1.4. Đặc điểm đất đai ................................................................................ 23

3.1.5. Tài nguyên thực vật ............................................................................ 24
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 25
3.2.1. Dân số và phân bố dân cư .................................................................. 25
3.2.2. Cơ cấu dân số và lao động ................................................................. 25
3.2.3. Đời sống của người dân ..................................................................... 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 28
4.1. Kích thước quần thể Thạch sùng mí cát bà và mơ tả một số cá thể được
ghi nhận trong đợt điều tra tại khu Trung tâm Vườn Quốc gia Cát Bà ........... 28
4.1.1. Kích thước và mật độ quần thể .......................................................... 28
4.1.1.1. Kích thước quần thể Thạch sùng mí thuộc khu vực Trung tâm
Vườn .......................................................................................................... 28
4.1.1.2. Mật độ quần thể ........................................................................... 30
4.1.1.3. Ước tính kích thước quần thể Thạch sùng mí ở khu vực Trung tâm
Vườn .......................................................................................................... 31
4.1.2. Cấu trúc quần thể Thạch sùng mí cát bà ở khu vực Trung tâm Vườn33
4.1.2.1. Cấu trúc theo độ tuổi ................................................................... 33
4.1.2.2. Cấu trúc theo tính đực, cái .......................................................... 34
4.1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Thạch sùng mí cát bà ghi
nhận trong đợt điều tra ................................................................................ 35
4.1.3.1. Độ cao phân bố ............................................................................ 35
4.1.3.2. Độ che phủ tại nơi Thạch sùng mí cát bà sinh sống .................... 36
4.1.3.3. Độ cao vị trí bám của con vật so với mặt đất .............................. 36
4.1.3.4. Đặc điểm bề mặt bám phân bố .................................................... 37
4.2. Địa điểm sinh sống của lồi Thạch sùng mí tại khu Trung tâm Vườn Quốc
gia Cát Bà......................................................................................................... 37
4.3. Các mối đe dọa đến loài Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà ............. 40
4.3.1. Săn bắt ................................................................................................ 40
4.3.2. Buôn bán và sử dụng .......................................................................... 40
4.3.3. Sinh cảnh bị tác động ......................................................................... 41


iv


4.3.4. Phát triển du lịch thiếu kiểm soát ...................................................... 42
4.3.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ................................................................ 42
4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài Thạch sùng mí tại
khu vực nghiên cứu .......................................................................................... 44
4.4.1. Các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn loài ............................................... 44
4.4.2. Giải pháp bảo tồn sinh cảnh sống của loài ....................................... 46
4.4.3. Giải pháp bảo tồn quần thể của loài .................................................. 46
4.4.3.1. Kiểm sốt săn bắt và bn bán trái phép động vật hoang dã ..... 46
4.4.3.2. Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng..................................... 46
4.4.3.3. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng .................................... 47
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin về các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu ............................... 14
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hình thái được sử dụng để mơ tả Thạch sùng mí ................. 15
Bảng 2.3. Phiếu điều tra lồi thạch sùng mí cát bà theo các tuyến ............................... 15
Bảng 2.4: Phiếu mô tả các mẫu Thạch sùng mí cát bà ghi nhận được trong đợt điều tra .. 16
Bảng 4.1. Số lượng cá thể Thạch sùng mí cát bà qua các lần khảo sát ......................... 28
Bảng 4.2. Mật độ quần thể Thạch sùng mí cát bà trên các tuyến điều tra..................... 31
Bảng 4.3. Ước tính kích cỡ quần thể lồi ...................................................................... 32
Bảng 4.4. Vị trí bám của Thạch sùng mí của các cá thể được ghi nhận ....................... 36
Bảng 4.5. Các tuyến ghi nhận Thạch sùng mí cát bà tại khu vực Trung tâm................ 38

Bảng 4.6. Bảng tổng hợp và cho điểm các mối đe dọa ................................................. 43
Bảng 4.7. Đánh giá thang điểm các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn ................................ 45

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Các lồi Thạch sùng mí nhóm luii ........................................................ 4
Hình 1.2. Thạch sùng mí cát bà - Goniurosaurus catbaensis ............................... 9
Hình 3.1. Bản đồ vị trí, ranh giới Vườn Quốc gia Cát Bà .................................. 20
Hình 4.1. Biểu đồ số lượng Thạch sùng mí ghi nhận theo tháng điều tra .......... 29
Hình 4.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình của các tháng điều tra............................. 30
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm Thạch sùng mí cát bà theo độ tuổi 33
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ đực, cái của các cá thể TSMCB được ghi nhận
............................................................................................................................. 34
Hình 4.5. Tần suất bắt gặp các cá thể Thạch sùng mí theo độ cao ..................... 35
Hình 4.6. Tần suất bắt gặp lồi Thạch sùng mí cát bà theo độ che phủ ............. 36
Hình 4.7. Bản đồ phân bố lồi Thạch sùng mí cát bà tại khu Trung tâm VQG Cát
Bà......................................................................................................................... 39
Hình 4.8. Thuốc trừ sâu sử dụng trong làm nương áng ...................................... 41
Hình 4.9. Rác thải từ hoạt động du lịch .............................................................. 42
Hình 4.10. Chặt cây khai thác lâm sản ................................................................ 43

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và từ viết tắt

Viết đầy đủ


cs. (Tài liệu tiếng Việt)

Cộng sự

et al., (Tài liệu tiếng Anh)

Cộng sự

&



CITES

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động,
thực vật hoang dã nguy cấp

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

G.

Goniurosaurus

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

TT

Thứ tự

TSMCB

Thạch sùng mí cát bà

VQG

Vườn Quốc gia

viii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂMNGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
=================o0o===================
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu hiện trạng và phân bố loài Thạch sùng mí
cát bà Goniurosaurus catbaensis (Ziegler et al., 2008) tại khu trung tâm
Vườn Quốc gia Cát Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn”.
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Kiệt
3. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Giang Trọng Toàn và Ths. Trần Thị Phương
4. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm góp phần xây dựng cơ sở
dữ liệu về lồi Thạch sùng mí cát bà tại Vườn Quốc gia Cát Bà phục vụ cho

công tác quản lý và bảo tồn lồi bị sát q hiếm, đặc hữu của Việt Nam.
5. Nội dung nghiên cứu:
(1) Điều tra kích thước quần thể Thạch sùng mí và mơ tả đặc điểm sinh học, sinh
thái một số cá thể được ghi nhận trong đợt điều tra tại khu trung tâm Vườn Quốc
gia Cát Bà.
(2) Xác định khu vực sinh sống của loài Thạch sùng mí tại khu trung tâm Vườn
Quốc gia Cát Bà.
(3) Xác định các mối đe dọa đến loài Thạch sùng mí tại Vườn Quốc gia Cát Bà.
(4) Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thạch sùng mí tại khu vực
nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến
- Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với lồi Thạch sùng mí
cát bà
- Phương pháp tính mật độ quần thể và ước tính kích thước quần thể
ix


7. Kết quả đạt được:
(1) Khu vực Trung tâm VQG Cát Bà là nơi sinh sống của quần thể khá
lớn Thạch sùng mí cát bà với 86 cá thể được ghi nhận trên 6 tuyến điều tra và
ước tính có khoảng 102 cá thể đang sinh sống trên các tuyến này. Xác định được
một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài: độ cao phân bố (chủ yếu 10 – 160m
so với mực nước biển), nơi có độ che phủ chủ yếu 81 – 100%, vị trí bám phần
lớn từ 0 – 0,5m và vị trí bám chủ yếu là hang đá, vách đá hay các tảng đá lớn.
(2) Phát hiện thêm 3 tuyến ghi nhận loài so với các nghiên cứu đã được
thực hiện trước đây bao gồm các tuyến: Trung tâm Vườn – Áng Cú Rũ, Trung
tâm Vườn – Áng Thùng và Trung tâm Vườn – Áng Cọ.

(3) Những mối đe dọa tiềm ẩn tới các loài động vật trong khu vực và
cả lồi Thạch sùng mí: săn bắt, buôn bán và sử dụng, sinh cảnh bị tác động, phát
triển du lịch thiếu kiểm soát, khai thác lâm sản ngồi gỗ.
(4) Đề xuất được 3 nhóm giải pháp nhằm bảo tồn lồi Thạch sùng mí
cát bà tại Vườn Quốc gia Cát Bà, bao gồm: các vùng cần ưu tiên bảo tồn loài,
bảo tồn sinh cảnh sống của loài và bảo tồn quần thể loài.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Thế Kiệt

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ bị sát
đa dạng cao trên thế giới với khoảng hơn 450 loài đã được ghi nhận (Uetz &
Hošek, 2019). Số lượng các lồi bị sát ở Việt Nam không ngừng tăng trong
những năm gần đây với hàng trăm loài mới được phát hiện. Tuy nhiên, quần
thể của các lồi bị sát trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng đặc biệt là các
lồi có giá trị về thực phẩm, dược liệu, thương mại. Trong Sách đỏ Việt Nam
(2007) hiện có 40 lồi bị sát có nguy cơ bị tuyệt chủng do săn bắt, mất và suy
thối sinh cảnh sống. Theo ước tính của Bohme et al., (2013), có khoảng 20%
tổng số lồi bị sát đã ghi nhận trên tồn cầu có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Bên cạnh đó, hiểu biết của chúng ta về hiện trạng quần thể của các loài, đặc
điểm sinh học, sinh thái của các lồi bị sát cịn rất hạn chế khiến cho công tác
bảo tồn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các khu vực xa xơi hẻo lánh như vùng
núi cao, hải đảo.
Quần đảo Cát Bà là nơi có tầm quan trọng đặc biệt về bảo tồn đa dạng
sinh học. Năm 2004, quần đảo Cát Bà chính thức được cơng nhận là Khu Dự trữ

sinh quyển của thế giới. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà nằm trong vùng lõi của
khu dự trữ sinh quyển và mang những đặc trưng của khu hệ động, thực vật trên
đảo: khơng giàu về thành phần lồi nhưng có tỷ lệ các loài đặc hữu cao. Theo
thống kê sơ bộ, VQG Cát Bà là nơi sinh sống của trên 4.000 loài động, thực vật;
trong đó 1.585 lồi thực vật; 343 lồi động vật có xương sống ở cạn gồm 58 lồi
thú, 205 lồi chim, 55 lồi Bị sát, 25 lồi Ếch nhái; 274 lồi Cơn trùng; 1.695
lồi sinh vật biển gồm 102 loài rong biển, 196 loài cá, 177 loài thuộc lớp san hơ,
31 lồi thực vật phát triển, 400 lồi và dưới loài thực vật phù du và tảo sống đáy,
131 loài động vật phù du, 658 loài động vật đáy... đã tạo cho VQG Cát Bà trở
thành một nơi có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
(Báo cáo quy hoạch Vườn Quốc gia Cát Bà, 2014).
Năm 2008, lồi Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) được
mô tả dựa trên bộ mẫu chuẩn thu được từ đảo Cát Bà, Hải Phòng (Ziegler et al.,
1


2008). Loài này là một trong 21 loài đặc hữu của đảo Cát Bà và đã được đưa vào
Danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2016), Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ
và Phụ lục II của CITES năm 2019 nên có giá trị đặc biệt đối với bảo tồn đa
dạng sinh học của VQG Cát Bà cũng như của Việt Nam. Kể từ khi được mơ tả
và cơng bố lồi đặc hữu Thạch sùng mí cát bà, VQG Cát Bà chưa có những số
liệu cụ thể về địa điểm phân bố, số lượng quần thể của lồi Thạch sùng mí cát
bà. Do vậy, việc quản lý và xây dựng bảo tồn loài động vật đặc hữu, quý hiếm
này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Với mong muốn được đóng góp và bổ sung những thông tin về phân bố
và số lượng quần thể lồi Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà, tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và phân bố lồi Thạch sùng mí cát
bà Goniurosaurus catbaensis (Ziegler et al., 2008) tại khu Trung tâm Vườn
Quốc gia Cát Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn”.


2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Thạch sùng mí trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận 24 loài thuộc giống Thạch sùng mí –
Goniurosauru. Trong các năm 2014 – 2015, có 3 lồi mới được mơ tả với mẫu
vật thu được ở Nam Trung Quốc gồm: G. zhelongi (Wang, jin, Li& Grismer,
2014), G. kadoorieoum (Yang & Chan, 2015) và G. kwangsiensis (Yang &
Chan, 2015). Từ năm 2017 – 2020, có thêm 7 lồi mới được cơng bố. Các lồi
thuộc giống Thạch sùng mí được phân thành 4 nhóm:
- Nhóm Lichtenfelderi bao gồm 5 lồi: G. lichtenfelderi (Mocquard, 1897)
phân bố ở Đơng Bắc Việt Nam, G. hainanensis (Barbour, 1908), G.
zhoui (Zhou, Wang, Chen, & Liang, 2018), G. sinensis (Zhou, Peng, Hou, &
Yuan, 2019) và G. kwanghua (Zhu & He, 2020) phân bố ở đảo Hải Nam (Trung
Quốc).
- Nhóm Kuroiwae gồm 6 lồi phân bố ở quần đảo Ryukyu của Nhật Bản:
G. kuroiwae (Namiye, 1912), G.orientalis (Maki, 1931), G. splendens
(Nakamura & Uano, 1959), G. toyamai (Girsmer, Ota và Tanaka, 1994) và G.
yamashinae (Okada, 1936), G. sengokui (Honda & Ota, 2017).
- Nhóm Luii gồm 9 loài: G. araneus (Grismer, Vuiets & Boyle, 1999)
phân bố ở Đơng Bắc Việt Nam và phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc),
G. bawanglingensis (Grismer, Haitao, Orlov & Anajeva, 2002) ở đảo Hải Nam;
G. catbaensis (Ziegler, Nguyen, Schemitz, Stenke & Rosler, 2008) ở đảo Cát Bà
(Việt Nam), G. huuliensis (Orlov, Ryabov, Nguyen, Nguyen & Ho, 2008) ở tỉnh
Lạng Sơn (Việt Nam), G. liboensis (Wang, Yang & Grismer, 2013) phân bố ở
Quảng Tây và Quý Châu (Trung Quốc), G. luii (Grismer, Viets & Boyle, 1999)
ở khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh Cao Bằng, Lạng
Sơn (Việt Nam) và 2 lồi mới mơ tả gần đây G. kadoorieorum và G.

kwangsiensis (Yang & Chan, 2015) phân bố ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), G.
gezhi (Zhu, He & Li, 2020) phân bố ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
3


Hình 1.1. Các lồi Thạch sùng mí nhóm luii
A: G. kwangsiensis; B: G. kadoorieorum; C: G. araneus; D: G. bawanglingensis; E: G. luii; F:
G. liboensis; G: G. catbaensis; H: G. huuliensis (Nguồn: A-F Yang & Chan, 2015; G, H Ngô
Ngọc Hải, 2015)

- Nhóm Yingdeensis bao gồn 3 lồi: G. yingdeensis (Wang, Yang & Cui,
2010) và loài G. zhelongi (Wang, Jin, Li & Grismer, 2014) phân bố ở tỉnh
Quảng Đông (Trung Quốc), G. varius (Qi, Grismer, Lyu, Zhang, Li & Wang,
2020) phân bố ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
4


- Loài Goniurosaurus gollum (Qi, Wang, Grismer, Chen, Lyu & Wang,
2020) phân bố ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) chưa xác định nhóm.
Những nghiên cứu về sinh thái và ước tính kích cỡ quần thể của giống
Thạch sùng mí trên thế giới mới chỉ có nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản tiến hành
với nhóm Kuroiwa.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về Thạch sùng mí ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng Indo – Burma, là một trong 34 điểm nóng trên
thế giới về Đa dạng sinh học (Conservation International, 2013). Việt Nam cũng
được đánh giá là một trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế
giới (Myers và cs, 2012) trong đó có khu hệ bị sát.
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 258 lồi bị sát, số
lượng lồi tăng lên 368 loài vào năm 2009 (Nguyen et al., 2009). Số lượng lồi
tăng lên nhanh chóng và những phát hiện mới chứng tỏ khu hệ bò sát của Việt

Nam rất đa dạng và cần tiếp tục có những nghiên cứu chi tiết hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam đã ghi nhận 5 loài Thạch sùng mí thuộc giống
Goniurosaurus: Thạch sùng mí việt nam (Goniurosaurus araneus); Thạch sùng
mí lich-ten-phen-do (Goniurosaurus lichtenfelderi); Thạch sùng mí lui
(Goniurosaurus luii); Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) và
Thạch sùng mí hữu liên (Goniurosaurus huuliensis). Trong số các lồi Thạch
sùng mí thuộc giống Goniurosaurus ở Việt Nam có 3 lồi đặc hữu: Thạch sùng
mí việt nam (phân bố ở vùng Cao Bằng), Thạch sùng mí cát bà (Đảo Cát Bà, Hải
Phịng) và Thạch sùng mí hữu liên (Hữu Liên, Lạng Sơn) (Sang et al., 2009). Cả
5 loài Thạch sùng mí ở Việt Nam được đưa vào nhóm IIB trong Nghị định
06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019, trong số đó có 3 lồi gần đây được đưa vào
Danh lục đỏ IUCN (2021) và Phụ lục II của Cơng ước CITES: Thạch sùng mí
lich-ten-phen-do, Thạch sùng mí cát bà và Thạch sùng mí hữu liên lần lượt xếp
hạng VU, EN và CR.
Nhiều cơng trình cơng bố về bị sát ở khu vực Đơng Bắc Việt Nam nhưng
hầu hết các nghiên cứu tập trung điều tra về thành phần loài hoặc đa dạng khu
hệ. Vu et al., (2006) ghi nhận bổ sung loài Thạch sùng mí luii (Goniurosaurus
5


luii) cho khu hệ bò sát của Việt Nam. Nghiên cứu của Ziegler et al., (2008)
mơ tả lồi mới Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) ở đảo Cát Bà.
Trong cùng năm, Orlov et al., (2008) mơ tả lồi mới Thạch sùng mí hữu liên G.
Huuliensis. Một số nghiên cứu cụ thể về lồi Thạch sùng mí cát bà cụ thể như:
Năm 2017, các tác giả Lê Quang Tuấn, Lê Xuân Cảnh, Lê Minh Hạnh,
Trần Anh Tuấn, Chu Thị Hằng, Nguyễn Quảng Trường, Ngơ Ngọc Hải viết bài
tạp chí: “Hiện trạng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phân bố của lồi
Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis”. Bài báo này giới thiệu kết
quả sử dụng mơ hình phân bố loài để xác định khu vực phân bố tiềm năng của
lồi Thạch sùng mí cát bà và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phân

bố của lồi nhằm cung cấp thơng tin cho xây dựng kế hoạch bảo tồn lồi bị sát
q hiếm và đặc hữu.
Cùng năm 2017, các tác giả Lê Quang Tuấn, Lê Xuân Cảnh, Lê Minh
Hạnh, Trần Anh Tuấn, Chu Thị Hằng, Nguyễn Quảng Trường, Ngơ Ngọc Hải
viết bài tạp chí: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và đánh giá ảnh hưởng biến đổi
khí hậu đến sự phân bố của lồi Thạch sùng mí cá bà Goniurosaurus catbaensis
tại miền Bắc Việt Nam”. Dựa vào dự báo của mơ hình, các tác giả đã tìm ra 4
khu vực phân bố mới của lồi Thạch sùng mí cát bà. Mơ hình tiềm năng cũng
giúp ích cho việc dự đoán sự thay đổi phân bố của lồi dựa trên kịch bản biến
đổi khí hậu vào năm 2050. Điểm hạn chế của mơ hình là độ phân giải khơng
gian cịn thấp do đó độ chính xác ở phạm vi hẹp chưa cao. Một số đảo ở Vịnh
Hạ long khơng thể xác định được bằng mơ hình do kích thước q bé. Một yếu
tố mà mơ hình chưa đánh giá được đó là sự tác động của con người.
Năm 2018, Phạm Thùy Linh thực hiện Luận văn thạc sỹ Sinh học:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái về thành phần thức ăn của hai loài đặc
hữu thuộc giống Thạch sùng mí Goniurosaurus tại Việt Nam và đề xuất một số
biện pháp bảo tồn”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
thành phần thức ăn của 2 lồi: Thạch sùng mí Lich-ten-phen-do (Goniurosaurus
lichtenfelderi) và lồi Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis). Tuy
nhiên, nghiên cứu thực hiện trong thời gian ngắn và phạm vi nghiên cứu trên
một số đảo nhỏ tại Vịnh Hạ Long.
6


Nghiên cứu về kích cỡ và cấu trúc quần thể, các đặc điểm sinh học, sinh
thái các lồi bị sát còn khá hạn chế ở Việt Nam. Như vậy, hướng nghiên cứu về
đặc điểm sinh thái quần thể còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có ý nghĩa quan
trọng đối với công tác bảo tồn, đặc biệt là những lồi bị sát q hiếm và có
nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về Thạch sùng mí ở đảo Cát Bà

Hầu hết các nghiên cứu về bò sát ở Hải Phòng tập trung ở đảo Cát Bà.
Darevsky (1990) ghi nhận 7 lồi bị sát phân bố trên đảo Cát Bà. Năm 1993,
Bobrov ghi nhận 18 loài bò sát ở các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, trong đó có đảo
Cát Bà. Nguyen và Shim (1997) ghi nhận 40 lồi bị sát trong đó có 1 lồi Rùa,
19 loài thằn lằn và 20 loài rắn ở đảo Cát Bà. Về lồi mới, Ziegler et al., (2008)
cơng bố lồi Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis). Nguyen và cs
(2011) cơng bố lồi Thằn lằn phê-nơ bắc bộ (Sphenomorphus tonkinensis) với
mẫu chuẩn thu tại đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Ba Mùn (Quảng Ninh), Tam
Đảo (Vĩnh Phúc) và đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Năm 2015, Ngô Ngọc Hải thực hiện luận văn Thạc sỹ khoa học: “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh thái lồi Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus
catbaensis và đề xuất giải pháp bảo tồn”. Tác giả Ngô Ngọc Hải tiến hành
nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 5 – tháng 8, ghi nhận được 41 cá
thể ở hai khu vực xã Việt Hải và khu vực rừng xung quanh trụ sở VQG Cát Bà.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên nghiên cứu chỉ tập trung ở một số tuyến
ngắn xung quanh trụ sở Vườn và một số tuyến ở xã Việt Hải. Số liệu cần được
khảo sát mở rộng trên các tuyến bao trùm trên đảo lớn và bổ sung ở các đảo
nhỏ để đánh giá chính xác trên quy mơ rộng hơn về hiện trạng quần thể của
lồi Thạch sùng mí cát bà. Đồng thời, tác giả đề xuất các nghiên cứu sau cần
tiếp tục tiến hành giám sát để theo dõi sự biến đổi của quần thể loài đặc hữu
này qua giai đoạn 4 năm (2015 – 2019).
Năm 2016, các tác giả: Ngô Ngọc Hải, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn
Huyền Trang cũng đã có nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm dinh dưỡng: “Thành
7


phần thức ăn của lồi Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis ở Vườn
quốc gia Cát Bà, Hải Phòng”. Bài báo ghi nhận 10 dạng thức ăn của loài Thạch
sùng mí cát bà.
1.4. Giới thiệu chung về lồi Thạch sùng mí cát bà

Tên phổ thơng: Thạch sùng mí cát bà
Tên khoa học: Goniurosaurus catbaensis
Giống: Thạch sùng mí (Goniurosaurus)
Họ: Tắc kè (Gekkonidae)
Bộ: Có vảy (Squamata)
Lớp: Bị sát (Reptilia)
Đặc điểm nhận biết:
Lồi Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) được Nguyễn
Quảng Trường – Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật mô tả với các đặc điểm như
sau: Thân hình mảnh dẻ, dẹp, dài thân 84 - 111mm; mống mắt màu nâu vàng;
lưng màu nâu với những vệt màu xám, có nhiều đốm màu vàng phần giáp với
sườn; có một dải màu vàng nhạt hình vịng cung ở phía sau gáy; có 3 - 4 dải màu
vàng nhạt chạy ngang lưng; vảy thân dạng hạt; có 16 – 21 lỗ trước huyệt (Sinh
vật rừng Việt Nam, 2016).

8


Hình 1.2. Thạch sùng mí cát bà - Goniurosaurus catbaensis
(Nguồn:Thomas Ziegler)

Đặc điểm sinh học, sinh thái:
Lồi Thạch sùng mí cát bà thường hoạt động vào buổi tối, bắt gặp bám
trên các vách đá, cửa hang đá, cách mặt đất từ 0,3 – 1,5m hay các đường mòn
trong rừng trên núi đá vôi. Độ cao phân bố 10 – 70m so với mực nước biển
(Ziegler et al., 2008). Loài phân bố ở sinh cảnh có độ che phủ từ 81 – 100%,
không ghi nhận cá thể nào phân bố ở sinh cảnh có độ che phủ dưới 50%. Lồi
Thạch sùng mí cát bà hoạt động trong khoảng nhiệt độ khơng khí dao động: 21,5
– 31,30C, độ ẩm khơng khí dao động: 75 – 99%. Phạm vi hoạt động của loài
Thạch sùng mí cát bà rất hẹp, trung bình trong bán kính 2,5 ± 0,78m (Ngơ Ngọc

Hải, 2015).
Phân bố:
Lồi Thạch sùng mí cát bà mới phát hiện ở Việt Nam được công bố tháng
05 năm 2008. Đến nay, chưa có nơi nào ghi nhận loài ngoài đảo Cát Bà và đây
cũng là lồi thạch sùng mí thứ tư thuộc giống Goniurosaurus hiện biết ở Việt

9


Nam (Sinh vật rừng Việt Nam, 2016) và là một trong 21 lồi đặc hữu của VQG
Cát Bà.
Tình trạng:
Thạch sùng mí cát bà được phát hiện năm 2008 nên chưa có tên trong
Sách đỏ Việt Nam nhưng thuộc cấp Nguy cấp (EN) trong Sách đỏ thế giới
(IUCN, 2021). Ngoài ra, lồi cịn thuộc nhóm IIB trong Nghị định
06/20109/NĐ-CP và Phụ lục II của Công ước CITES.

10


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về lồi
Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn
lồi bị sát q hiếm, đặc hữu của Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được kích thước quần thể và mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái

một số cá thể Thạch sùng mí được ghi nhận trong đợt điều tra tại khu Trung tâm
Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Xác định được vị trí các điểm bắt gặp lồi Thạch sùng mí tại khu Trung
tâm Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Xác định được các tác động tiêu cực của con người đến lồi Thạch sùng
mí tại Vườn Quốc gia Cát Bà;
- Đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm quản lý và bảo tồn loài Thạch sùng mí
tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lồi Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis (Ziegler et al.,
2008) và sinh cảnh sống của chúng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại khu Trung tâm VQG Cát Bà, thuộc
VQG Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 3
tháng (từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 05 năm 2021).
11


2.3. Nội dung nghiên cứu
(1). Điều tra kích thước quần thể Thạch sùng mí cát bà và mơ tả đặc điểm
sinh học, sinh thái một số cá thể được ghi nhận trong đợt điều tra tại khu Trung
tâm Vườn Quốc gia Cát Bà.
(2). Xác định khu vực sinh sống của lồi Thạch sùng mí cát bà tại Khu
Trung tâm Vườn Quốc gia Cát Bà.
(3). Xác định các mối đe dọa đến lồi Thạch sùng mí cát bà tại Vườn
Quốc gia Cát Bà.
(4). Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn lồi Thạch sùng mí cát
bà tại khu vực nghiên cứu.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu
Phương pháp kế thừa tài liệu là việc thừa kế có chọn lọc các thơng tin có
liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài: Đặc điểm về lồi Thạch sùng
mí cát bà; Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; Các mối đe dọa và công tác bảo
tồn tại khu vực nghiên cứu đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây.
Ngoài ra, việc phân tích tổng quan tài liệu nhằm tìm ra những hạn chế và bổ
sung cho nghiên cứu này.
Trong bản khóa luận này, phần Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được kế
thừa và phân tích đánh giá từ dữ liệu lưu tại Ban quản lý VQG Cát Bà; Đặc điểm
về lồi Thạch sùng mí cát bà kế thừa trên website Sinh vật rừng Việt Nam. Việc
xây dựng bản đồ vị trí ranh giới, bản đồ tuyến điều tra, bản đồ phân bố của lồi
Thạch sùng mí theo bản đồ nền của VQG Cát Bà.
Ngoài ra, tại VQG Cát Bà đang thực hiện dự án: “Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp bảo tồn lồi Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) tại
Vườn Quốc gia Cát Bà”. Được sự cho phép của Ban quản lý dự án, nghiên cứu
này còn được kế thừa số liệu điều tra về quần thể Thạch sùng mí tại khu Trung
tâm từ tháng 4 đến tháng 6/2020. Theo đó, nội dung kế thừa là 06 tuyến điều tra
quanh khu vực Trung tâm của Vườn làm phong phú thêm số liệu của đề tài.
12


2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện trước và trong quá trình điều tra thực địa nhằm
xác định hiện trạng quần thể Thạch sùng mí cát bà cũng như những địa điểm dễ
dàng bắt gặp để thiết lập các tuyến điều tra. Ngồi ra, cơng tác quản lý và các tác
động của người dân tới tài nguyên của khu vực cũng được ghi nhận thông qua
phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và được sắp xếp
trong bộ câu hỏi được trình bày như trong phụ lục 01.
Trong nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn 30 người, những người được

phỏng vấn có độ tuổi từ 18 – 60. Đối tượng phỏng vấn là người dân sống xung
quanh VQG Cát Bà (20 người), các cán bộ Kiểm lâm (10 người). Người dân
được phỏng vấn có sự am hiểu về tài nguyên của khu vực. Danh sách những
người được phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 02.
Các thông tin được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp với đối tượng
được phỏng vấn bằng những câu hỏi gợi mở và ln khuyến khích họ kể về lồi
và các thơng tin liên quan. Các thơng tin phỏng vấn được ghi chép vào phiếu
phỏng vấn hoặc sổ tay ngoại nghiệp.
2.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến
Điều tra tuyến nhằm ghi nhận các thông tin về số lượng cá thể; đặc điểm
sinh học, sinh thái của hiện trạng, phân bố của lồi Thạch sùng mí cát bà trong
khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, các mối đe dọa đến lồi cũng được ghi nhận
trong q trình điều tra tuyến.
Nguyên tắc lập tuyến: tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các lối mịn
có sẵn hoặc tạo mới đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau, ưu tiên các tuyến đi
qua khu vực có hang và vách đá, các thung lũng giữa các vách đá vôi trong
rừng. Trong nghiên cứu này, 6 tuyến điều tra được lập, mỗi tuyến có chiều dài từ
2,5 – 6,5 km tùy thuộc vào địa hình. Trên mỗi tuyến, điểm đầu, điểm cuối và
quãng đường di chuyển được đánh dấu trên GPS cầm tay. Thơng tin về các
tuyến điều tra được trình bày chi tiết trong bảng 2.1 và mô phỏng trên bản đồ
như hình 2.1.
13


Bảng 2.1. Thông tin về các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu
Tuyến
Tên tuyến – Hành trình
số
01
Trụ sở VQG – Hang Trung Trang–


Tọa độ
điểm đầu
X:0707067

Tọa độ
điểm cuối
X:0710283

Hang Ủy Ban – Hang Quân Y

Y:2300649

Y:2298015

Trụ sở VQG – Rừng Kim Giao – Đỉnh X:0707067

X:0708103

Ngự Lâm

Y:2300649

Y:2300675

Trụ sở VQG – Mây Bầu

X:0707067

X:0709772


Y:2300649

Y:2300679

X:0707067

X:0706866

Y:2300649

Y:2300118

X:0707067

X:0705797

Y:2300649

Y:2302349

Trụ sở VQG – Trạm Eo Bùa – Áng

X:0707067

X:0705668

Cọ

Y:2300649


Y:2300938

02
03
04
05
06

Trụ sở VQG – Áng Thùng
Trụ sở VQG – Áng Cú Rũ

Chiều dài
tuyến (km)
6,5 km

Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra Thạch sùng mí cát bà
14

3,5 km
6km
4,5 km
6 km
4,5 km


×