Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật gis vào phân cấp đầu nguồn tại xã hòa thạch, quốc oai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.37 MB, 67 trang )

TRUONG DAI HOC LAM NGHIEP
KHOA QUAN LY TAI NGUYEN RUNG VA MOI TRUONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP
NGHIÊN CÚU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GI§ VÀO PHÂN-CẤP DAU
NGUỒN TẠI XÃ HỊA THẠCH, QUOC OAI, HA TAY

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RÙNG VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 302

333 3/ LJ6ơo 433.

/

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Động

PGS.TS. Vương Văn Quỳnh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà
Khóa hoc:-2000 — 2004

HÀ TÂY - 2004


Mục lục

Nội dung

Trang

Lời nói đầu



1

Phan I: Dat van dé

2

Phần II: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

4

2.1. Một số khái niệm liên quan đến phân cấp đầu nguồn

4

2.2. Lịch sử nghiên cứu phân cấp đầu nguồn
2.3. Các cấp đầu nguồnvà phương pháp phân cấp đầu nguồn

5
7

2.4. Bài học phân cấp đầu nguồn và ý nghĩa của phân.cấp đầu

ö

nguồn
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mơ hình canh tác

10


Phần HH: Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên

i

cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên

12

3.2. Điều kiện kinh tế và xã hội

13

Phần IV: Mục đích nội dung và phương pháp nghiên cứu

16

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

16

4.2. Nội dung nghiên cứu

16

4.3. Phương pháp nghiên cứu

16


Phan V: Kết quả và phân tích kết quả

24

5.1. Các mơ hình canh tác và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

24

quả của các mơ hình canh tác ở xã Hoà Thạch, Quốc Oai, Hà Tây.
5.1.1. Các mơ hình canh tác và đặc điểm của từng mơ hình canh tác

24

ở xã Hồ Thạch; Quốc Oai, Hà Tây.
5.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các mơ hình canh

34

tac

5.2. Các kiểu sử dụng đất và điều kiện áp dụng chúng

37

5.2/41: Các kiểu sử dụng đất đã có ở địa phương

37

5.2.2. Điều kiện áp dụng của từng kiểu sử dụng đất


41

5.3. Phương trình phân cấp đầu nguồn và bản đồ phân cấp đầu

43

nguồn
5.3.1. Phương trình phân cấp đầu nguồn

43


5.3.2. Bản đồ phân cấp đầu nguồn
5.4. hệ thống các biện pháp ứng xử với các cấp đầu nguồn

48
49
49

5.4.1. Kỹ thuật sử dụng đất cấp đầu nguồn I

5.4.2. Kỹ thuật sử dụng đất cấp đầu nguồn II
5.4.3. Kỹ thuật sử dụng đất cấp đầu nguồn HI
3.4.4. Kỹ thuật sử dụng đất cấp đầu nguồn IV,V

Phân VI: Kết luận, tôn tại và kiến nghị
6.1. Kết luận

6.2. Tén tai


ú

ÁN,

{

Rr

6.3. Kiến nghị

=

©

53
53

54
54

RY

Tài liệu tham khảo

Phu biéu

RY




kx
h“


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
PCĐN:

Phân cấp đầu nguồn

DTM:

Digital Terrain Model

R

(Mơ hình số hóa địa hì
WSC:

'Washtershed Classifiea 1
(Cấp đầu nguồn)
Độ tàn che

Độ che phủ
Tỷ lệ che phủ thảm kh

Mơ hình canh

§

tiềm


(Hệ mong

RY

System

n g tin địa lý)


LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả sau 4 năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp,
đồng thời giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và gắn
công tác đào tạo với thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài

nguyên rừng và môi trường, bộ môn Quản lý môi trường; tôi đã thực hiện đề
tài:
"Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật GIS vào phân cấp đầu nguồn ở xã Hoà
Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Táy"
Trong quá trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực-cố gắng của bản thân,
tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình cửa các thầy cơ giáo cùng các bạn đồng
nghiệp. Nhân dịp hồn thành bản khóa luận cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn

sâu sắc tới các thầy cô đã trực tiếp giúp đỡ đặc biệt là PGS.TS. Vương Văn
Quỳnh, giáo viên đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin cám
ơn cán bộ và nhân dân xã Hoà Thạch cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ kinh nghiệm bản thân có
hạn, thời gian không cho:phép và cũng là bước đầu làm quen với công tác


nghiên cứu chắc chắn đề tài không,fránh khỏi những hạn chế. Tơi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thây cô giáo và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Tây, ngày 10 tháng 5 năm 2004
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hà


Phân I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba phần tư điện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi. Đây là vùng đâu nguồn
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời đây cũng
là vùng sinh thái nhạy cảm, những tác động dù nhỏ nhưng thiếu thận trọng của

con người cũng có thể dẫn đến những biến đổi lớn về mơi trường sinh thái. Vì
vậy quản lý đầu nguồn, đặc biệt là quản lý tài nguyên rừng và đất được đặt ra
như một nhu cầu cấp bách.
Ở Việt Nam trong những năm qua, việc sử dụng đất không tính tốn đầy

đủ đến biện pháp bảo vệ đất dẫn đến 1/3 lãnh thổ quốc gia trở thành đất trống,
đồi trọc. Đất đai bị thối hóa nhanh chóng là ngun nhân trực tiếp làm giảm
năng suất cây trồng, giảm mức sống đồng bào các dân tộc, biến đổi hoàn cảnh
sinh thái và môi trường sống vùng trung du, miễn núi. Do đó sử dụng lâu bền
đất đai và mơi trường là yêu cầu cân có của bất kỳ một hệ thống quản lý đất
dai nào. Điều này càng trở nên quan trọng hơn với các vùng đầu nguồn Việt
Nam nơi hệ sinh thái vốn mỏng manh, đất đai kém phì nhiêu và nghèo nhất


trong cộng đồng nông thôn nước ta. Qua đó có thể thấy rằng bảo vệ tồn vẹn
vùng đầu nguồn là sự sống còn của quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Để quản lý bền vững vùng đầu nguồn chúng ta cần phải phân chia vùng
đầu nguồn thành những mức khác nhau để có biện pháp xử lý đúng. Cơng việc
đó chính là phân cấp đầu nguồn.
Phân cấp đầu nguồn thường được hiểu là toàn bộ cơng việc nghiên cứu,

phân tích đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đầu nguồn để phân
chia nófhành những cấp có nguy cơ xói mịn và khơ hạn khác nhau, đòi hỏi

những biện-pháp:quản lý và áp dụng khác nhau. Đây là tiền để cho việc quy
hoạch: sử dụng đất:hợp lý vùng đầu nguồn, là công cụ giúp con người định
hướng sử dụng đất dạt hiệu quả cao và bền vững.
Mặc dù: có ý-gha rất to lớn nhưng hiện nay phân cấp đầu nguồn ở Việt
Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là cấp vi mô. Một số dự án


phân cấp đầu nguồn đã được triển khai như dự án phân cấp đầu nguồn sông
Mê Kông, dự án phân cấp đâu nguồn ở Bình Định, Tây Nguyên, Yên Bái...
song chủ yếu ở cấp vĩ mô. Việc áp dụng kết quả của các dự án này cho quy
mô cấp xã hoặc thơn bản thường gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, người

dân gần như không: biết đến phân cấp đầu nguồn và chưa sử-dụng đất theo
phân cấp đầu nguồn. Đây cũng là những nguyên nhân chính của việc sử dụng
đất khơng-hợp lý gây suy thối tài ngun đất. Chính vì vậy phân cấp đầu

nguồn ở cấp vi mô được đặt ra như một nhu cầu cấp bách của phát triển kinh
tế, xã hội ở trung du, miền núi hiện nay. Tuy nhiên đây là cơng việc phức tạp
thường khó trong khâu kỹ thuật nên thường bị bỏ qua trong quá trình quy


hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Hịa Thạch là một xã bán sơn địa có diện
tích lớn, nằm gần trường Đại học Lâm nghiệp: Xã có các loại hình sử dụng đất
phong phú nhưng chưa xác định được những kiểu cây trồng thích hợp với từng

điều kiện lập địa và tính nhạy cảm cụ thể ở địa phương, do đó hiệu quả sử
dụng đất thấp. Nhằm góp phần giải quyết tồn tại-trên chúng tôi thực hiện để
tài:
* Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật GIS vào phân cấp đầu nguồn ở xã Hoà



Thạch, huyện Quốc Oai, tinh Ha Tay”.


Phan I

TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khói niệm liên quan đến phãn cấp đầu nguồn
2.1.1. Khái niệm phân cấp đầu nguồn
Phân cấp đầu nguồn là việc phân tích tính:nhạy cảm của vùng đầu
nguồn, phân chia và ghép nhóm những diện tích trong nó thành những cấp có

tiềm năng xói mịn và khơ hạn khác nhau, cần những biện pháp quản lý khác
nhau (Vương Văn Quỳnh - 2001).

Phân cấp đầu nguồn là phân cấp một cảnh quan'thành các cấp đầu
nguồn khác nhau như là sự mô tả tiềm năng về xói mịn đất dựa trên cơ sở địa
lý hay các đặc trưng mơi trường của nó (Hồng Sỹ Động. - 1998).
2.1.2. Khái niệm về mơ hình canh tác và kiểu sử dụng đất
* Khái niệm mơ hình canh tác:

Hiện nay mơ hình canh tác thường được hiểu theo hai cách khác nhau.

Theo cách hiểu thứ nhất, mô hình canh tác là tổng hợp của các kiểu cây trồng
trên diện tích của một hộ gia đình; một trang trại hay một đơn vị sử dụng đất

nói chung. Trong mơ hình canh tác th khái niệm này có thể là tổng hợp của
rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn cây-ăn quả, vườn rừng, ruộng... Thực chất,
khái niệm này có nghĩa của một mơ hình sử dụng đất nhiều hơn là mơ hình
canh tác.
Theo cách hiểu thứ hai, mơ hình canh tác là kiểu phối hợp giữa cây

trồng với đất đai để tạo ra một-sản phẩm nơng lâm nghiệp nào đó. Theo khái
niệm này thì trong mơ hình canh tác ln có sự đồng nhất về cây trồng, cơng
nghệ canli tác bao'gồm tồn bộ các hoạt động trong q trình sử dụng đất như
xử lý thực bì, làm đất, trồng cây, chăm sóc, thu hoạch...
Trong nghiên cứu người ta thường sử dụng khái niệm mơ hình canh tác
theo. cách hiểu thứ hai,Vì nó thuận tiện cho phân tích, đánh giá và chuyển giao
những kết:quả nghiên cứu. Với đề tài này mô hình canh tác cũng được hiểu
theo cách thứ hai.


* Khái niệm kiểu sử dụng đất:

Hiểu theo nghĩa chung nhất kiểu sử dụng đất là một nhóm mơ hình
canh tác thường có cơng nghệ canh tác tương tự nhau do đó có hiệu quả sinh
thái và điều kiện áp dụng tương đối giống nhau. Chúng thường thích ứng với
những cấp đầu nguồn như nhau.

Ở Việt Nam có thể có một số kiểu sử dụng đất sau;


1. Quản lý rừng phịng hộ

6. Vườn rừng; vườn đổi

2. Rừng trồng hỗn lồi

7. Vườn cây ăn quả

3. Nơng lâm kết hợp

§. Nương rẫy du canh

4. Rừng trồng thuần loài

9. Nương rẫy định canh

5. Kinh doanh rừng tự nhiên lấy gỗ

10. Canh tác ruộng nước

2.2. Lược sử nghiên cứu
2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới vấn đề đâu nguồn đã thu hút được sự quan tâm của rất

nhiều nhà khoa học đặc biệt là về phân cấp:phòng hộ đầu nguồn. Trong
nghiên cứu phân cấp phòng hộ đầu nguồn, nhiều tác giả đã dé cập thông qua
nghiên cứu phân cấp xói mon.

Một trong những cơng trình nghiên cứu lớn gần đây về phân cấp dau
nguồn là của tiến sĩ David D.Wooklrige. Tác giả đã xây dựng một phương

pháp phân cấp đầu nguồn dựa vào mối tương quan toán học giữa cấp đâu
nguồn và các yếu tố tự nhiên. Mỗi giá trị này được trị số hoá dựa trên cơ sở
bản đồ địa hình 1: 50000, để xác định cấp đầu nguồn tác giả xây dựng một
phương trình hồi quy phân cấp đầu nguồn nhiều biến số, phương trình có dạng
như sau:
Y = a tajXyck aX,+ agXprt.... + aX,
Trongđó:

“¥; €ap đầu nguồn
X,: Độ dốc

XX: Dang đất
x}: Dia mao
X, : Cac nhan t6 tu nhién khac


a, : Các hệ số biến đổi theo vùng
Phương pháp này đã được giáo sư Kosem

Chunkao vận dụng thành

công ở Thái Lan và cũng đã thực hiện ở Việt Nam, Lào, Campuchia đạt được

những kết quả nhất định.

2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn dé xói mịn đã được nghiêđ cứu nhiều ngaÿ-từ những
năm đầu của thập kỷ 70 nhưng vấn đề phân cấp đầu nguồn mới chỉ được chú
trọng trong những năm gần đây. Đa số các tác giả trong nước đều nghiên cứu
phân cấp đầu nguồn thông qua nghiên cứu phân cấp xói mịn. Các cơng trình

nghiên cứu xói mịn đất được phát triển mạnh sau năm 1975:

Hiện nay vấn để xói mịn cũng như phân cấp đầu nguồn đang trở thành
một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam,
đặc biệt là trong ngành Lâm nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, việc sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS đã được ứng dụng vào

phân cấp đầu nguồn đem lại nhiều kết quả khả quan. Viện điều tra quy hoạch
rừng đã ứng dụng công nghệ GIS vào phân cấp đầu nguồn hệ thống sông Lô,
sông Gâm. Trong chương trình này viện điều tra quy hoạch rừng đã xây dựng

phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn cho vùng Tây Bắc có sử dụng các
yếu tố độ đốc, độ cao, chiêu dài sườn dốc và lượng mưa được đánh giá qua
cơng thúc sau:
SG — Bos

Trong đó:

h MiSs

. L05

Y: Độ đo lượng đất mất đi trên I đơn vị diện tích

L; Chiêu dài sườn dốc
M: Lượng mưa...

Đưa số liệu vào xử lý sẽ cho ra bản đồ phân cấp phịng hộ đầu nguồn
theo 2 nhóm yếu tố địa hình và lượng mưa. Sau đó chồng ghép với các lớp bản


đồ thành phần như bản đồ phân cấp nhóm đất xói mịn khơ hạn, bản đồ hiện
trang rừng để đứa ra bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn theo các yếu tố
quan trọng nhất:


Một phương pháp mới đã và đang được áp dụng ở nhiều vùng trong cả
nước là “Phương pháp phân loại lưu vực theo mơ hình hồi quy” do tiến sỹ
David D.Wooklrige khởi xướng.

Đây là một phương pháp mới được

các

chuyên gia viện điều tra quy hoạch rừng sử dụng để phận cấp phịng hộ đầu
nguồn cho lưu vực sơng Mê Kơng, sông Sesan và Serepok (Tay Nguyên) và
đưa ra được bản đồ phân cấp phịng hộ cho những khu vực đó.

2.3. Các cấp đầu nguồn vũ phương pháp phấn cấp đầu nguồn
2.3.1. Các cấp đầu nguồn
Dự án phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông ở Thái Lan đã chia ra năm

cấp đầu nguồn sau:
- Cấp I: Rừng phòng hộ.

1A: Các vùng rừng phòng hộ bao gồm vùng đầu nguồn cắc con sông. Những
vùng này thường ở trên các nơi cao, đất dốc và cần có thảm rừng bảo vệ cố
định.
lạ: Các vùng mà đặc trưng về môi trường và địa lý tương tự vùng I, trừ đi một
số phần đã bị phát quang để canh tác nông nghiệp hay định cư. Những diện


tích này có thể bị bỏ hóa hoặc canh tác do vậy cần phải có các biện pháp bảo
vệ đất đặc biệt. Ở những nơi có thể thì phải phục hồi rừng hoặc duy trì nơng
lâm kết hợp.
- Cấp II: Rừng sản xuất.
Rừng sản xuất kết hợp bảo vệ, ở đó việc khai thác mỏ và gỗ chỉ được phép
trong giới hạn của luật pháp..Các vùng nằm ở độ cao, độ đốc thấp đến trung
bình. Các dạng đất thường bị xói mịn ít hơn so với cấp I. Những vùng này có
thể sử dụng để chăn thả súc vật hay sản xuất cây lương thực nếu có biện pháp

bảo vệ đất thích hợp.
- Cấp III: Vườn cây ăn quả và nông lâm kết hợp.

Đất vùng cao, dốc, các dạng đất ít bị xói mịn. Những vùng này có thể sử dụng
trồng rừng công n#hiệp, chăn thả gia súc hay canh tác một vài lồi cây nơng

nghiệp, cần có-biện pháp bảo vệ đất.
- Cấp IV: Nông nghiệp vùng cao.


Các vùng đất có độ dốc nhỏ thích hợp cho các lồi cây nơng nghiệp trồng theo
hàng, cây ăn quả và chăn thả súc vật, ít cần các biện pháp bảo vệ đất.
- Cấp V: Nơng nghiệp vùng thấp.
Đất ít đốc hoặc bằng phẳng để làm ruộng lúa hoặc các hệ thống nơng n§hiệp

khác mà khơng bị hạn chế nhiều.
2.3.2. Phương pháp phân cấp đầu nguồn

Để phân cấp đầu nguồn ` người ta có thể sử dụng phương pháp vùng,
phương pháp Raster hoặc phương pháp DTM.
+ Phương pháp Raster:


Phương pháp đầu tiên được áp dụng và sử dụng như nên tảng cho dự án
PCĐN là phương pháp Raster. Theo phương pháp này cảnh quan được chia

trên bản đỏ thành những ơ vng, mỗi ó.có.Ìện tích Ikiw”. Sau đó từng biến

số được xem xét cho mỗi ô và được gắn một giá trị. Giá trị biến số được tính
tốn trên cơ sở thơng tin từ các bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50000. Từ các giá trị
các biến số này trị số cấp đầu nguồn được tính tốn bằng phương trình phân
cấp đầu nguồn.
+ Phương pháp vùng:

Phương pháp vùng được đưa ra để khắc phục những nhược điểm của
phương pháp Raster. Thay.vì sử dụng các đơn vị cảnh quan hình vuông, một
vùng với các giá trị của biến số đồng nhất được xác định và vẽ ranh giới trên
bản đồ địa hình. Ba biến số được đưa vào là độ đốc, độ cao và dạng đất. Khi
giá trị các biến số được xác định cho mot ving va đưa vào bản đồ chúng được

phối hợp bởi phương trình PCĐN.
+ Phương pháp DTM:

Cả 2 phương pháp Raster và phương pháp vùng được sử dụng trước đây

đều cóđnững bất lợi đáng kể. Phương pháp Raster khơng chính xác về mặt địa
lý trong khi phương pháp vùng được phát triển để khắc phục việc tính tốn các
giá trị biến số khơng chính xác thì nó lại dẫn đến các giá trị cấp đầu nguồn
khơng “chính xác. Sau cùng giải pháp được chọn vào năm 1994 cho dự án
PCĐN sông Mê Kống được gọi là giải pháp DTM nhằm loại bỏ những bất lợi
bằng cách tổng hợp những thuận lợi của cả 2 phương pháp đã thực hiện trước



đó. Bằng sự cải tiến phương pháp Raster về khơng gian, giảm xuống 400 lần
(dùng ô 50m x 50m thay vì Ikm x 1km), phương pháp DTM

có độ chính xác

về địa lý như của phương pháp vùng, trong khi đó vẫn giữ được những ưu
điểm của phương pháp Raster. Hơn nữa, DTM cịn có nhiều thuận lợi khác
như:

- DTM cho phép xử lý một số lượng lớn số liệu đồng thời địi hỏi đầu tư ít

hơn các phương pháp khác nhưng có kết quả tương tự:

~ DTM là phương tiện có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể
được bổ sung, cải tiến tại bất cứ thời điểm nào với bất kỳ quy mơ thích hợp
nào.

2.4. Bi học của phữn cấp đu nguồn võ ÿ nghĩa của phân cắp đầu
nguồn
2.4.1. Bài học phân cấp đầu nguồn
Mỗi cấp đầu nguồn là một cấp nhạy cảm về Xói mịn và khơ hạn. Hiểu
theo một khía cạnh nào đó phân cấp đầu nguồn là phân cấp theo tiềm năng xói
mon và khơ hạn địi hỏi những giải:pháp quản lý thích hợp để tiềm năng đó
khơng xảy ra trong hiện thực. Vì thế người ta căn cứ vào các nhân tố ảnh

hưởng đến xói mịn và khơ hạn để phân cấp đầu nguồn.
- Số cấp đầu nguồn chia ra không được quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu số cấp

quá ít sẽ khơng có ý nghĩa trong thực tiễn cịn q nhiều cấp sẽ rất phức tạp và

khó ứng dụng trong thực tế.

- Mỗi cấp đầu nguồn phải phù hợp với một hoặc một nhóm kiểu sử dụng đất ở
địa phương tức là phân cấp đầu nguồn phải phù hợp với thực tiễn. Có như vậy
người dân mới ứng dụng đứợc:phân cấp đầu nguồn.
- Cấp đầu nguồn được phân chia phải thay đổi theo tiềm năng xói mịn.
- Cấp.đầu ngưồn được phân chia phải thay đổi theo nguy cơ khô han.

2.4.2.-Ý nghĩa của phân cấp đầu nguôn
Phân cấp đâu nguồn là một việc làm quan trọng, là cơ sở khoa học cho
quy hoạch sử-dụng đất bền vững vùng đầu nguồn. Đồng thời nó cịn là cơ sở
khoa học giúp các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất theo


nhu cầu của phát triển bên vững. Ngoài ra phân cấp đầu nguồn còn là cơ sở
giúp cho việc đánh giá tiềm năng sản xuất đất đai nông lâm nghiệp.

2.5. Các nhãn tố ảnh hưởng đến mö hïnh canh túc
Mỗi mơ hình canh tác sẽ chịu tác động mạnh của một hoặc một số nhân
tố nhất định. Địa hình tác động đến lồi cây trong mơ hình canh tác thơng qua

các nhân tố độ đốc, độ cao, vị trí tương đối, dạngđịa hình. Cịn đất lại ảnh
hưởng tới cây trồng thơng qua loại đất, độ dày tầng đất, tính chất đất, đá mẹ,
tỷ lệ đá lẫn... Ngồi ra mơ hình canh tác cịn chịu ảnh hưởng của nhóm nhân
tố kinh tế, xã hội nhưng trong phạm vi một xã những nhân tố này ít được xét
đến.
- Địa hình:

ú


Độ dốc: Độ dốc là một trong ba nhân tố địa hình có ảnh hưởng mạnh
xế tới xói mịn. Khi độ dốc càng tăng thì lượng đất mất đi do xói mịn sẽ tăng
lên. Cùng với việc mất đất là mất chất hữu cơ, làm giảm độ màu mỡ và khả

năng giữ nước của đất dẫn đến giảm năng suất cây trồng trong mơ hình canh
tác, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả bảo vệ đất. Mặt khác mỗi
kiểu cây trồng lại thích hợp với một khoảng:độ đốc nhất định mà ở đó cây
trồng mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cào và ổn định. Khi đem trồng ở một
nơi khác có độ đốc lớn hơn:cây trồng có thể vẫn sống nhưng năng suất không
cao. Nhiệt độ, ẩm độ và nước ở sườn dốc có liên quan với độ đốc và từ đó ảnh

hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.
Độ cao: Độ cao của địa hình chỉ phối các nhân tố khác như lượng mưa,

nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và gió từ đó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng
cây trồng. Tại những nơi ca và đốc thì nguy cơ xói mịn, khơ hạn xảy ra càng
lớn làm cho cây trồng sinh trưởng kém dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế và sinh
thái. Mặt khác độ cao của địa hình có ảnh hưởng lớn đến tính chất đất. Ở các
đai cao của địa hình dưới tác động mạnh của gió nên có xói mịn và phong
hóa, đất ở đó thường khơ hơn các nơi khác. Ngược lại vùng thung lũng thấp ít
bị tác động-nên-sự tích lũy đất nhanh hơn và khơng bị xói mịn, có độ ẩm cao

hơn với mức trung bình của lãnh thổ.

10


Vị trí tương đối: Đa số các kiểu cây trồng đều sinh trưởng tốt ở chân
núi. Ở đỉnh núi có nguy cơ xói mịn, khơ hạn lớn, cây thường sinh trưởng


kém. Tại vị trí sườn núi các kiểu cây trồng có sự biến động Về năng suất
khơng q chênh lệch như ở đỉnh so với chân núi.
Dạng địa hình: Lõm, phẳng, lồi là ba đạng địa hình có ảnh hưởng khơng
giống nhau đến mỗi mơ hình canh tác. Nhìn chung địa hình bằng phẳng thích

hợp với nhiều lồi cây. Dạng địa hình lồi có ng cơ xói mịn;khơ hạn lớn

hơn dạng địa hình phẳng và lõm.
- Đất:

Đất và khí hậu là những nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của quần xã thực vật. Trong một vùng khí hậu, đất.là nhân tố đóng vai
trị quyết định. Trong lâm nghiệp thường chú ý nhiều đến các điều kiện địa lý
như địa hình, đất, đá mẹ, khí hậu, thời tiết... nhiều hơn so với kinh doanh nơng
nghiệp vì sản xuất lâm nghiệp mang tính rủi ro cao. Mặt khác, đặc điểm quần

xã thực vật rừng không chỉ liên quan trực tiếp đến tầng đất mà còn liên quan
đến tâng đá mẹ do cây rừng có hệ thống rễ ăn sâu xuống đất.
Độ dày tâng đất: Độ sâu tâng đất và độ dày lớp đất mặt có ý nghĩa lớn

đối với thực vật nói chung và với cây rừng nói riêng. Tâng đất càng dày càng
tốt cho sự sinh trưởng của cây. Nó khơng chỉ cung cấp nước và dinh dưỡng
khống cho cây trồng mà cịn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống rễ cây
rừng.

Tính chất đất: Tính chất đất bao gồm cả tính chất vật lý như thành phần
cơ giới, đá lẫn; độ chặt, kết cấu, màu sắc... và tính chất hóa học: độ pH, hàm
lượng các ion... Tính chất đất.khác nhau sẽ có ảnh hưởng khơng giống nhau
đến các loài cây.
Đá mẹ:'Đá tne khác nhau quy định những tính chất đất khơng giống

nhau.- Đá macma thấm nước kém trong khi đá trầm tích dễ thấm nước hơn.
Cùng một loại dất.nhưng phát triển trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ thích
hợp với những lồi cây khác nhau.

11


Phần II
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hịa Thạch nằm trên quốc lộ 21A chạy từ Xuân Mai đi Son Tay, cách
thị trấn Xuân Mai 5km.
Xã có tọa độ địa lý như sau:
105° 3143" - 1055 34 3” kinh độ đông.

20° 55' 00" - 20° 57 42" vi do bic.
Phía bắc giáp xã Phú Cát.
Phía đơng giáp xã Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa.
Phía nam giáp xã Đơng n.
Phía tây giáp xã Phú Mãn; phía tây nam giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa
Bình.
3.1.2. Địa hình

Xã Hịa Thạch nằm trong vùng trưng du Bắc Bộ với địa hình chủ yếu là
đồi thấp. Trong xã cớ dãy núi Voi chạy theo hướng tây bắc - đông nam với
đỉnh cao nhất là 340m. Về phía đơng và đơng bắc có độ cao thấp hơn. Độ dốc

thay đổi từ 0 - 35; do sự uốn lượn và chia cắt của địa hình tạo nên những khe
lớn nhỏ, rộng hẹp khác nhau. Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng đến tính
nhạy cảm của khu Vực nghiên cứu.

3.1.3. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
Đại bộ-pliận đất đai của Hòa Thạch là đất ferralit nâu vàng phát triển

trên đá me pooefiari(:-hoặc phiến thạch sét có độ pH từ 4,6 đến 5,4 thành phần
cơ giới từ thịttung bình đến sét nhẹ.

Đất ferralit nâu đỏ phân bố theo các dai đồi gò có độ dốc nhỏ hơn 15° chủ
yếu là đất tổ Gur, dất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp với tâng đất dày. Loại

12


dat ferralit nau dé nay thường phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét thích hợp với
cây chè nên hầu hết diện tích đổi gị này đều trồng chè xen muồng lá nhọn.
Dãy núi Voi và các đồi lẻ xen kế thường là đất feralit nâu vàng phát
triển trên đá mẹ poocfiarit, đá mẹ phiến thạch sét phân.bố rải rác hoặc tập

trung nhưng chủ yếu vẫn là poocfiarit.

3.1.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Theo số liệu của trạm khí tượng Ba Vì khu vực nghiên cứu có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào tháng.7. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân 1623mm/năm, lượng mưa năm cao
nhất là 2163mm, năm thấp nhất là 1519mm.


- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,1°C¿ Nhiệt độ. bình quân tháng cao nhất là
28,6°C vào tháng7. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là 15,7°C vào tháng 1.
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 83,1%, độ ẩm bình quân tháng cao nhất
là 85%, độ ẩm bình quan tháng thấp nhất là 80%:

Các yếu tố khí hậu trên có:thuận lợi nhiều cho sinh trưởng của cây
trồng. Tuy nhiên lượng mưa phân bố khơng đêu và địa hình dốc gây rửa trơi
và xói mịn lớn làm cho đất đai đễ bạc màu.

3.2. Điều kiện kinh tế vỏ xã hội
3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc
Xã Hòa Thạch có điện tích tự nhiên khoảng 1700 ha với 7105 nhân

khẩu. Tổng số hộ gia đình trong xã là 1461 hộ trong đó có 26 hộ đói, 56 hộ
nghèo, 795 hộ trung bình, 500 hộ khá và 84 hộ giàu. Trong các hộ đó có 1268
hộ làm nơng nghiệp chiếm 86,7%, 168 hộ kinh doanh dịch vụ, 2 hộ làm trang
trại, có 3 hợp tác xã và một doanh nghiệp tư nhân.
Tổng-số-lao' động của xã là 3289 lao động trong đó có 1604 lao động
nam và 1685 lao động nữ. Đây là lực lượng lao động dồi dào cần phải được sử
dụng triệt để: Thành phần dân tộc trong xã 100% là dan tộc Kinh.

13


3.2.2. Y tế, giáo dục
Giáo dục được nhà nước quan tâm, chú ý tương đối đầy đủ. Cơ sở vật
chất cho giáo dục từng bước được nâng cao với hai trường cấp I, một trường

cấp II. Tất cả các trẻ em đến tuổi đều được đến trường.
Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm: Xã đã

thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe người dân. Số

người đến khám và điều trị bệnh tăng tại các trạm ý tế.
3.2.3. Tình hình kinh tế và các hoạt động sản xuất
Xã Hịa Thạch có tổng sản lượng lương thực hàng năm khoảng 2100
tấn/năm (trong đó chủ yếu là lúa, khoai, ngơ, cịn sắn hiện nay ít trồng). Bình
qn thu nhập một người là 3000000/ năm. Nguồn thư của người dân chủ yếu

là từ cây chè, cây ăn quả, các nghề thủ công; làm gạch ngói và chăn ni.
- Sản xuất lam nghiệp: Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc đã được tiến hành trên địa bàn xã. Phần lớn diện tích rừng trồng ở xã do
trường Đại học Lâm nghiệp quản lý và giao cho người dân nên người dân chưa
thực sự có trách nhiệm. Ở những diện tích khác do người dân chưa quan tâm
chăm sóc nên hiệu quả kinh tế thu được từ rừng không đáng kể. Diện tích đất
lâm nghiệp là 294,8 ha.

- Sản xuất nơng,nghiệp: Đất trồng lúa là 261,93 ha, năng suất lúa đạt
bình quân 4,7 tấn/ ha. Sản xuất lúa nước ở đây cịn gặp nhiều khó khăn do
thiếu nước về mùa khơ dẫn đến nhiều diện tích chỉ cấy được một vụ. Cần phải
cải thiện điều kiện thủy lợi để việc tưới tiêu cho cây trồng được thuận lợi hơn,

tăng diện tích lúa hai vụ và trồng ngô, đậu tương vào vụ đơng. Hầu hết các hộ
gia đình ở ven quốc lộ 21A đều trồng và kinh doanh chè. Một điều kiện thuận
lợi là ở đây-có-cơng ty.chè Long Phú thu mua nên đầu ra cho cây chè được
bảo đảm, người dân yên tâm sản xuất. Mặt khác đất đai trong xã thích hợp với
cay ché nén cho năng suất cao. Đây chính là thế mạnh xã cần phát huy. Tuy
nhiên: mấy năm gan day do gia ca thi trudng bién dong (tir 2000%/kg ché
xuống còn1200/ ks chè búp tươi) nên người làm chè không quan tâm đầu tư

nhiều.


14


- Chăn ni: Với một số gia đình đây là nguồn thu đáng kể. Hiện nay
xã có tổng đàn bị 745 con, đàn trậu 252 con, đàn lợn 3557 con, đàn gia cầm

167630 con. Trong xã đã xuất hiện một số nghề phụ như đan lát, làm gạch

ngói nhưng phát triển với quy mô nhỏ
3.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Điện:

100% dân trong xã đều có điện dùng, xã có một trạm biến thế.

- Giao thơng: Trên địa bàn xã có đường 21A là đường liên tỉnh với chiều dài
7 km, có một đường nhựa liên huyện, 6 km đường liên xã, 13 km đường đất

liên thơn.
- Y tế: Có hai trạm y tế trong xã và một trạm đa khoa do huyện quản lý.
-_ Thủy lợi: có hai máy bơm tưới, hai máy bơm tiêu nước từ sơng Tích Giang.

Nhìn chung đời sống của người dân-nơi đây cũng khá so với các xã
miền núi. Cơ sở hạ tầng ở đây nói chung thuận tiện cho đi lại, lưu thơng các
sản phẩm hàng hóa ở địa phương và q trình chuyển giao những tiến bộ khoa
học kỹ thuật. Tuy nhiên diện tích canh tác tại xấít, nhiều diện tích chỉ cấy
được một vụ do thiếu nước. Sản xuất lâm nghiệp ít được chú ý đến, cịn có một
số diện tích đất bị bỏ hoang.

15



Phần IV

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Đề tài được thực hiện nhằm góp phần sử dụng có hiệu qua
tài nguyên đất tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

- Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các kiểu sử dụng đất ở địa phương.
2. Xác định được phương trình phân cấp đầu nguồn.

GIS.

3. Xây dựng được bản đồ phân cấp đầu nguồn trên cơ sở sử dụng kỹ thuật
4. Xác định được hệ thống các biện pháp ứng xử Với các cấp đầu nguồn

khác nhau.

4.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên để tài cần tiến hành các nội dung
sau:

1. Nghiên cứu đưa ra các kiểu sử dụng đất ở địa phương.
2. Nghiên cứu đưa ra phương trình phân cấp đâu nguồn.
3. Nghiên cứu để xay dựng được bản đồ phân cấp đầu nguồn trên cơ sở
dụng kỹ thuật GIS.
4. Nghiên cứu đưa ra được hệ thống các biện pháp ứng xử với các cấp đầu


nguồn khác nhau.
4.3. Phương phấp nghiên cữu
4.3.1. Phương pháp luận
Muc tiêu của phận cấp đầu nguồn là nhằm sử dụng tốt nhất tài nguyên ở

địa phương. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này phụ thuộc đặc
điểm tự nhiên, đặc điểm loài cây trồng, điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện khí
hậu thủy Văn ở địa phương. Do đó khi PCĐN ta phải căn cứ vào cả các yếu tố
tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả của các mơ hình. Hiệu

16


quả của các mơ hình có thể được hiểu là tồn bộ lợi ích do các mơ hình đem
lại.

Hiệu quả kinh tế của mơ hình bao gồm các khoản thú nhập có thể tính

được bằng tiền từ các sản phẩm gỗ, củi, thực phẩm... Hiệu quả của mố hình
phụ thuộc vào năng suất các sản phẩm, giá cả thị trường và thời giari cho thu
sản phẩm. Vì vậy nghiên cứu hiệu quả các mơ hình để tài cần thu thập các yếu
tố có ảnh hưởng đến năng suất mơ hình như đất đai, khí hậu..., giá cả sản

phẩm, thời gian khai thác từng loại sản phẩm, lãi suất tiền vay...
Hiệu quả sinh thái của rừng trồng có thể được hiểu là những tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến các thành phần môi trường ( đất, nước...)
Hiệu quả xã hội của mơ hình thường được hiểu là hiệu quả giải quyết

việc làm góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo... Vì vậy trong q

trình thu thập thơng tin đề tài cần thu thập những yếu tố đó.

Có nhiều phương pháp khác nhau để phân cấp đầu nguồn nhưng để thực
hiện đề tài này chúng tôi tiến hành phân cấp đầu nguồn cho xã Hòa Thạch dựa
vào ứng dụng cơng nghệ GIS chính là sử dụng phương pháp DTM ở quy mô
nhỏ. Đây là phương pháp mới đang được áp dụng phổ biến ở nước ta, nó khắc
phục được những nhược điểm của phương pháp trước (phương pháp vùng và

phương pháp Raster) bằng cách tổng hợp những thuận lợi của cả hai phương
pháp đó.

4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu điều tra ngồi hiện trường

Mục đích đuan trọng đâu tiện của đề tài là xác định được các kiểu cây
trồng hay mơ hình canh tác đã có ở địa phương, thống kê các đặc điểm quan
trọng của từng mô hình canh tác sau đó ghép nhóm các mơ hình canh tác
thành các kiểu sử dụng đất thông qua việc phân tích đặc điểm cơng nghệ canh

tác, đặc điểm phãn bố, hiệu quả của chúng trên đất có mức nhạy cảm khác
nhau. Vì vậy chúng ta cần thu thập thơng tin liên quan đến mơ hình canh tác
và các kiểu sử dụng đất. Chúng tôi tiến hành khảo sát theo 4 tuyến sau:
+ Tuyến I: Từ đường 21A vào Bãi Đá đến chân núi Voi xun qua các dạng
mơ hình: mơ hình chè - muồng lá nhọn, mơ hình keo, mơ hình bạch đàn, mơ

hình vải - nhãn - giểng.
17


+ Tuyến 2: Đi dọc theo tuyến đường 21A qua dạng mơ hình: chè - muồng,
vải - nhãn - bưởi, keo - bạch đàn, bạch đàn.

+ Tuyến 3: Từ chợ Long Phú đi vào xun qua các dạng mơ hình: chè muồng, lúa.
+ Tuyến 4: Từ đường 21A đến thôn Ấp So qua các mơ hình: chè - mưồng,

vải - bưởi, lúa, bạch đàn.

_

Sau khi khảo sát để mô tả đặc điểm phân bố, điều kiện lập địa, tình hình
phát triển và năng suất các kiểu cây trồng chúng ta cần lập ô tiêu chuẩn để xác

định các thông tin cần thiết. Ơ tiêu chuẩn chúng tơi lập có đạng hình vng
hoặc hình chữ nhật tùy theo kích thước ơ nghiên cứu và loại cây trồng.
- Số lượng ô tiêu chuẩn: Với mỗi mơ hình cạnh tác lập:J-ơ tiêu chuẩn. Cùng
một mơ hình canh tác nhưng nếu cây trồng sinh trưởng khác nhau thì lập ơ

tiêu chuẩn ở các vị trí khác nhau để so sánh, rút ra điều kiện thích hợp.
- Diện tích ơ tiêu chuẩn: Ơ tiêu chuẩn 100m? với:những lồi cây nhỏ như chè,
muồng, vải. Ơ tiêu chuẩn 200mẺ với những loài thân gỗ như bạch đàn, keo.
Các thông tin điều tra được ghi vào mẫu phiếu điều tra 01.
Trong ô tiêu chuẩn ta cần thu thập, đõ đếm các thông tin trong mẫu
phiếu điều tra.
+ Dạng mơ hình; được xác định bởi kiểu cây trồng được bố trí trên

khoảnh đất đó.
+ Độ đốc bình qn: xác định bằng địa bàn.
+ Độ cao tương đối: xác định qua bản đồ địa hình.
+ Vị trí tương đối:

- Chân là các vị trí nằm trong khoảng 1/5 chiều dài sườn dốc từ dưới trở lên.
- Đỉnh là vị trí ở-1/5 sườn đốc tính từ đỉnh dơng trở xuống.

- Sườn nằm ở Khoảng.3/5 cịn lại.
+ Dạng địa hình:

- Địa hình lồi là phần nhơ lên cao thường là vị trí đỉnh.
~ Địa hình lõm-là phần võng xuống thường ở phía chân của núi.

- Địa hình phẳng Tà nơi độ đốc ít thay đổi.
18


Phiếu 01: Sơ đồ lát cắt nghiên cứu kiểu sử dụng đất xã Hịa Thạch
Thơn... Xã...

Người điều tra: ...
Ngày điều tra: ...
'Tên mơ hình

mm

Thứ tự mơ hình

|

Độ đốc bình qn

Wl

Độ cao tương đối

Bl


Vi tri tương đối

Mm

Chỉ tiêu điều trà

Dang dia hinh

Khoảng

cách

đến

đường giao thông
Loại đất
Cấp đất

Mau sac dat
10

Độ ẩm đất

11

DO day tang dat

12


Tý lệ đá lẫn

13

Chiéu cao cay tréng 1

14

Chiều cao cây trồng.2

15

Chiều cao cây trồng 3

16

Năng suấtlồi 1

17

Năng suấtưài 2

18

Năng suất loài 3

19

'Kỹ thuật làm đất


20

Kỹ thuật trồng cây

21

Kỹ thuật chăm sóc

19


+ Khoảng cách đến giao thông: xác định dựa vào bản đồ địa hình.
+ Loại đất: dựa vào số liệu đất đai của chính quyền địa phương.
+ Cấp đất gồm tốt, trung bình, xấu, rất xấu: Cấp đất được xác định dựa
vào tình hình sinh trưởng các lồi cây, màu sắc và hình đạng tán 14 trong 6

tiêu chuẩn.

+ Độ ẩm đất: xác định bằng cách nắm đất.
+ Màu sắc đất: dựa vào trực quan.
+ Độ dày tầng đất: dựa vào phẫu diện đất, tà luy đường, giao thông hào

hay bờ đất đã đào. Độ dày tầng đất chia làm 4 cấp theo thang phân loại của
Đỗ Đình Sam.

+ Tỷ lệ đá lẫn: xác định dựa vào trực quan và đếm %.

+ Đường kính ở vị trí 1,3" (D,; ): xác định bằng thước kẹp kính.
+ Đường kính tán (Dy ): xác định bằng thước dây.
+ Chiều cao cây trồng gồm chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành


(Hy , Hpc): đo bằng sào khắc vạch chia đến dm. Kết quả ghi vào mẫu phiếu

02.

Phiếu 02: Phiếu diéu tratang cay cao
Ô tiêu chuẩn số:...
Ngày điều tra ... Người điều tra ....

STT |

Loài

Dy

D,

Huy

Hy. | Ghichú

+ Xác định độ tàn che, độ che phủ và tỷ lệ thảm khô theo phương pháp mạng

lưới điểm. Kết quả ghi vào mẫu phiếu 03.

20


Phiếu 03: Phiếu điều tra độ tàn che, độ che phủ của thảm tươi cây bụi và
thảm khơ


Ơ tiêu chuẩn: ....
Người điều tra: ... Ngày điều tra: ....
STT|

ĐTC

ĐCP

TK

STT

|.ĐTC

“DCP

TK

1
2
3

4
+ Hiệu quả sinh thái: Thể hiện qua khả năng bảo vệ đất chống xói mịn

của lồi cây đó thơng qua điều tra các chỉ tiêu cấu trúc lớp phủ thực vật, điều
kiện địa hình và chỉ số xói mịn mưa.

d=


2,31x10°
x K xa?

E+ cP +TMy &x

Trong đó:

d: Lượng đất bị xói mịn trên năm (mm/năm)
ở: Độ dốc mặt đất
TC: Độ tàn cle tầng cây cao

» CP: Dé che.phu mặt đất của lớp thảm tươi, cây bụi
TM: Tỷ-lệ che phủ của lớp thảm khô trên mặt đất
X: Độ xốp của đất

K; Chỉ số xói mòn mưa
+ Năng súất của các kiểu cây trồng được điều tra qua phương pháp phỏng

vấn người dân. Với rừng trồng xác định thông qua đo đếm các chỉ tiêu cấu
trúc.

y

+ Hiệu quả kính tế của các kiểu cây trồng được đánh giá thông qua phông
vấn người dân về các khoản thu và các khoản chi.
21



×