Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý lưu vực- phân cấp đầu nguồn- ( bài 5) Phân cấp đầu nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.5 KB, 27 trang )

1





BÀI 5. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC TỔNG HỢP
Quản lý lưu vực bao gồm nhiều công đoạn với nhiều nội dung
công việc khác nhau, sau đây một số hoạt động chủ yếu:
B 1. Phân cấp lưu vực: phân chia/quy hoạch lưu vực thành
những vùng có mức độ xung yếu khác nhau để có biện pháp
tác động phù hợp nhằm đạt được hiệu quả quản lý lưu vực
cao nhất, chú ý đến sự tham gia của cộng đồng.
B.2. Quy hoạch sử dụng đất: Bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý
nông, lâm nghiệp, thủy sản và các kỹ thuật áp dụng bền vững.
B.3. Xây dựng các dự án và tổ chức sản xuất trên lưu vực.
B.4. Giám sát và đánh giá hoạt động quản lý lưu vực.
2





BÀI 5. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC TỔNG HỢP
Mặc dù lợi ích mang lại lớn, việc thực hiện quản lý
lưu vực vẫn gặp nhiều khó khăn. Đó là:

- Việc lập kế hoạch quản lý lưu vực thường được
tiến hành theo quá trình tĩnh cả về mục tiêu cũng
như lộ trình thực hiện.
- Trong khi lưu vực là tổng hòa của các hệ sinh thái


động. Gồm nhiều đối tượng khác nhau. Mục tiêu
của họ cũng rất khác nhau và luôn thay đổi
3





BÀI 5. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC TỔNG HỢP
Những khó khăn:
- Ranh giới lưu vực thường không trùng với ranh giới
hành chính, do đó gây khó khăn cho việc thiết lập
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lưu
vực.
- Các mô hình cơ sở để xây dựng kế hoạch có độ
chính xác và độ tin cậy không cao do chúng thường
xử dụng các số liệu thứ cấp, thiếu tính hệ thống từ
trước.
- Việc lập kế hoạch quản lý lưu vực là công việc
phức tạp, nhất là khi tính đến những tác động về môi
trường.
4





BÀI 5. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC TỔNG HỢP
Những khó khăn:
- Quá trình lập kế hoạch quản lý vùng đầu nguồn

thường chậm và mất nhiều thời gian để khởi động
công việc.
- Điều phối hoạt động của các ngành có liên quan
gặp nhiều khó khăn, quản lý lưu vực liên quan đến
rất nhiều ngành, nhiều cơ quan, tuy nhiên ở Việt nam
chưa có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm điều
phối các hoạt động sản xuất trên toàn bộ diện tích
lưu vực. Vì vậy, hoạt động của các ngành thường
riêng rẽ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, giải quyết
vấn đề manh mún, thiếu đồng bộ…
5





BÀI 5. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC TỔNG HỢP
Những khó khăn:

- Các yếu tố xã hội như tập quán, nhận thức và đói
nghèo là những trở ngại không nhỏ đến hiệu quả
quản lý lưu vực.

- Đời sống người dân ở khu vực đầu nguồn thường
nghèo, không có vốn để đầu tư cho các mô hình
sản xuất và và phát triển kinh tế, xã hội mà phải
trông chờ vào các dự án đầu tư của nhà nước,
các dự án viện trợ …
6






BÀI 5. TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC TỔNG HỢP
Những khó khăn:
- Những vấn đề xuyên biên giới: Đây là vấn đề phức tạp liên
quan đến nhiều quốc gia, tồn tại dưới nhiều dạng
Các vấn đề tự nhiên Các vấn đề xã hội
1. Chất lượng nước 1. Thể chế chính trị, xã hội
2. Số lượng nước 2. Các điều kiện kinh tế xã hội
3. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến
nước như: TT, chăn nuôi, thủy điện
3. Đói nghèo
4. Các vấn đề liên quan gián tiếp đến
nước như: khai thác các tài nguyên
thiên nhiên: rừng, khoáng sản …
4. Thị trường
5. Ảnh hưởng của thượng nguồn và hạ
nguồn
7





Bước 1: Phân cấp đầu nguồn
Khái niệm về phân cấp đầu nguồn:

Phân cấp đầu nguồn là phân chia một cảnh

quan (hoặc diện tích đầu nguồn) thành các cấp khác
nhau như là một sự mô tả tiềm năng về các nguy cơ
xói mòn đất theo đặc điểm tiềm năng địa hình dựa
vào các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng.
Phân cấp đầu nguồn tập trung vào quá trình suy
thoái đất và nước cũng như các biện pháp ngăn
chặn chúng thông qua việc sử dụng đất thích hợp.
8





Bước 1: Phân cấp đầu nguồn
Khái niệm về phân cấp đầu nguồn:

Hoặc: Phân cấp đầu nguồn là tập hợp các khu vực
cảnh quan có những đặc trưng nhất định về địa lý,
địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn và kinh tế xã
hội. Mỗi cấp đầu nguồn thích hợp cho một kiểu sử
dụng đất đặc trưng.

9





Bước 1: Phân cấp đầu nguồn
Khái niệm về phân cấp đầu nguồn:


Như vậy phân cấp đầu nguồn cho phép xác
định vị trí của những vùng rủi ro có liên quan đến sử
dụng đất. Trong phạm vi rộng lớn hơn, mục tiêu quan
trọng nhất của phân cấp đầu nguồn là góp phần
phục vụ cho việc sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên nhằm mang lại lợi ích cho người
dân sống trong vùng đầu nguồn và xã hội.
10





Hiện nay, có 2 khái niệm về xung yếu trong phân cấp đầu
nguồn ở Việt nam:

- Cấp xung yếu tự nhiên /cấp xung yếu khách quan:

Thể hiện ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố
tự nhiên (loại trừ thảm thực vật) tới các đơn vị diện
tích đầu nguồn. Tùy theo địa hình, khí hậu, đất đai
… mà sự đóng góp vào nguy cơ xói mòn, rửa trôi và
điều tiết nước của từng nhân tố được biểu thị bằng
các thang điểm và các hệ số khác nhau (theo quy
định). Mức xung yếu tự nhiên là khách quan và ít
thay đổi.
11






- Cấp xung yếu hiện thời /cấp xung yếu thực tế:

Là ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tự
nhiên, thảm thực vật và các nhân tố xã hội. Dưới sự
tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người vào
thảm thực vật (sử dụng đất) và các yếu tố khác sẽ
làm cho mức xung yếu hiện thời có thể thay đổi tăng
hay giảm tùy theo hình thức tác động.

Mặc dù phân cấp đầu nguồn được triển khai
trên toàn bộ diện tích lưu vực, song sự quan tâm chủ
yếu tập trung vào vùng đầu nguồn – vùng quan trọng
chi phối ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình xói mòn
và dòng chảy.
12






Cần lưu ý rằng phân cấp đầu nguồn là một
khâu quan trọng trong quản lý lưu vực nhưng không
nên tuyệt đối hóa nó vì nó chỉ là một công cụ, một
bước đi đầu tiên, là điều kiện cần để đạt được mục
tiêu quản lý lưu vực.


=> Các biện pháp tổ chức, quản lý, biện pháp kỹ
thuật xây dựng rừng phòng hộ cũng như các biện
pháp về kinh tế xã hội giữ vai trò quyết định trong
quản lý lưu vực.
13





Ở Việt Nam, rừng đầu nguồn được phân chia theo 3 mức độ:
- Vùng xung yếu:
- Vùng rất xung yếu:.
- Vùng ít xung yếu:
14





15
Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn:

Phương pháp phân cấp này dựa trên việc cho điểm các
nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn đất và dòng chảy, thang
điểm cho từng nhân tố có thể dao động từ 1 – 10 hoặc hơn.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới mức xung yếu đầu
nguồn gồm:

- Độ cao so với mặt biển

- Độ dốc
- Chiều dài sườn dốc
- Loại đất
- Lượng mưa bình quân năm
- Thảm thực vật
- …
16
Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn :


Tùy theo điều kiện thực tế của từng lưu vực, nhân tố chủ
đạo trong phân cấp sẽ được quyết định.


Khi xuất hiện nhân tố chủ đạo (có ảnh hưởng lớn nhất)
thang điểm của nhân tố này sẽ được nhân với hệ số lớn
hơn 1, tùy mức độ có thể chọn 1,5; 2,0; 2,5;


Điểm đánh giá năng lực phòng hộ của các kiểu thảm thực
vật là điểm âm (-),
17
Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn :
Các bước tiến hành phân cấp như sau:

- Chia vùng đầu nguồn thành mạng lưới các ô vuông diện
tích 1 km x 1 km hoặc 0,5 x 0,5 km (đơn vị đầu nguồn)

- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng chính và xây dựng thang
điểm cho từng nhân tố để đưa vào đánh giá.


- Trên mỗi đơn vị đầu nguồn, tiến hành cho điểm đối với từng
nhân tố ảnh hưởng rồi tính tổng điểm của các nhân tố đó.

- Căn cứ vào tổng số điểm thu được => chia ra 3 – 5 cấp xung
yếu khác nhau được thể hiện trên bản đồ với các màu sắc
khác nhau. Những vùng có số điểm cao sẽ có mức xung
yếu cao hơn vùng có số điểm thấp
18
Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn
Ưu điểm:
- Là phương pháp khá mềm dẻo và linh động

- Phương pháp này đã chú ý tới yếu tố thảm thực vật

- Việc phân loại xung yếu tiến hành trên toàn bộ diện tích đầu nguồn.

- Có thể xây dựng được bản đồ xung yếu tự nhiên và bản đồ xung yếu
hiện thời.

- Ngoài ra chúng ta còn có thể chuyển bản đồ xung yếu đầu nguồn
thành bản đồ tiềm năng sử dụng đất đai bằng cách cộng thêm các nhân
tố xã hội cũng bằng cách cho điểm.

Nhược điểm:
- Đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm nhất định trong việc xây dựng
thang điểm và các hệ số nhân tố ảnh hưởng.
19
5.2. Bản đồ phân cấp đầu nguồn:


Bản đồ phân cấp đầu nguồn là bản đồ về cấp đầu nguồn
trong một khu vực, sử dụng các màu sắc khác nhau để chỉ
ra sự phân bố địa lý của các cấp đầu nguồn khác nhau.

Bản đồ phân cấp đầu nguồn là một công cụ: hỗ trợ

- quản lý đầu nguồn

- quy hoạch vĩ mô

- mô tả những tiềm năng sử dụng đất, các nguy cơ mất đất.

- cần được sử dụng cùng với những nguồn thông tin khác.

- xác định các vùng xung yếu cần hết sức chú ý.
20
5.2. Bản đồ phân cấp đầu nguồn:

Về xây dựng bản đồ phân cấp đầu nguồn, có hai phương
pháp chủ yếu là:

+ Chồng ghép bản đồ:

- Lập bản đồ từng nhân tố được lựa chọn có ảnh hưởng tới
nguy cơ suy thoái đất và nước (như bản đồ phân bố lượng
mưa, bản đồ độ dốc mặt đất, bản đồ kết cấu đất, bản đồ độ
cao).

- Chồng ghép các bản đồ này lên nhau để bù trừ hoặc tích
lũy các nhân tố ảnh hưởng đó cho từng đơn vị diện tích cấp

đầu nguồn.
21
5.2. Bản đồ phân cấp đầu nguồn:

+ Phương pháp cho điểm:
Cho điểm từng nhân tố có ảnh hưởng đến xói mòn và rửa
trôi trên rừng đơn vị diện tích đầu nguồn cần phân cấp.
Tổng số điểm được tính căn cứ vào đóng góp của từng
nhân tố Xi đã kể trên theo mô hình

Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3

Ưu điểm của phương pháp này là cho điểm một cách khách
quan, ngoài các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lại xét thêm các
yếu tố xã hội như dân cư, dân trí, tập quán. Phương pháp
này do FAO sử dụng ở đầu nguồn sông Mêkông.
22
5.3. Các ứng dụng của phân cấp đầu nguồn:

Lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của phân cấp đầu nguồn là cho
thấy mức độ vĩ mô, như cho một tỉnh, một vùng, một quốc
gia hay một khu vực mà sau đó mới đến mức độ vi mô, như
cho một xã, một vùng rừng. Có thể chia thành hai lĩnh vực
áp dụng của phân cấp đầu nguồn như sau:
+ Ứng dụng trực tiếp:

- Phân cấp đầu nguồn giúp cho việc xác định các vùng trọng
yếu bảo vệ đất và nước, do đó góp vào quy hoạch quản lý
bền vững nguồn tài nguyên ở mức độ quốc gia hay cấp
vùng bằng cách tạo cơ sở cho việc xác định trình tự ưu tiên

về mặt địa lý để triển khai các hoạt động trong các vùng
trọng yếu.
23
5.3. Các ứng dụng của phân cấp đầu nguồn:
+ Ứng dụng trực tiếp:

- Phân cấp đầu nguồn cho phép tạo ra những số
liệu thống kê địa hình và xây dựng mô hình cơ bản,
chẳng hạn cho phép xây dựng các bản đồ như:
Bản đồ phân cấp độ dốc, bản đồ hướng phơi, bản
đồ đai cao…

- Phân cấp đầu nguồn cho phép tạo ra công cụ để
xác định phương án tối ưu cho phát triển cơ sở hạ
tầng,

- Phân cấp đầu nguồn cho phép dự báo diện tích
vùng ngập nước do xây dựng đập, mô phỏng lũ.
24
5.3. Các ứng dụng của phân cấp đầu nguồn:
+ Ứng dụng gián tiếp:

- Kết quả của Phân cấp đầu nguồn cần được sử
dụng phối hợp với các số liệu và nguồn thông tin
khác để góp phần xây dựng những cảnh quan, mô
hình chính xác và phức tạp hơn.

- Mô tả diễn biến độ che phủ của thảm thực vật rừng
trong khoảng thời gian xác định
25

5.3. Các ứng dụng của phân cấp đầu nguồn:
+ Ứng dụng gián tiếp:


- Xác định vùng sinh thái nông nghiệp

- Đánh giá tác động của con người đến tài nguyên thiên
nhiên

- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mới.

- Là cơ sở cho các khuyến nghị về chính sách cho các lĩnh
vực khác nhau.

×