Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng sinh học các loài nấm lớn tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI NẤM LỚN
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN –
KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 7620211

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Tuấn
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hoàng Nam

Mã sinh viên:

1853020320

Lớp:

K63 - QLTNR

Khóa học:

2018 - 2022

Hà Nội, 2022



LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập rèn luyện và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam, đến nay khóa học đã bước vào giai đoạn hồn thành. Với
mong muốn bản thân được trải nghiệm công tác nghiên cứu, tích lũy thêm kinh
nghiệm làm việc sau này. Đồng thời, được sự nhất trí của Nhà trường, khoa
Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, cùng sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Thành Tuấn, tơi đã tiến hành đề tài: "Nghiên cứu
tính đa dạng các loài nấm lớn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn- Kỳ
Thượng, tỉnh Quảng Ninh".
Đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này cho em bày tỏ lịng biểt ơn
chân thành tới nhà trường, các thầy cơ giáo trong trường, trong khoa, trong bộ
môn Bảo vệ thực vật rừng và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Thành Tuấn
nguời đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài tốt nghiệp này không
tránh khỏi những thiếu xót. Vậy nên, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy, cơ giáo để đề tài tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Hoàng Nam

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1. 1. Trên thế giới .................................................................................................. 3
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 5
CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰCNGHIÊN CỨU ............................................................................................ 7
2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng ............................... 7
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 7
2.1.2. Khí hậu thuỷ văn ......................................................................................... 8
2.2. Hiện trạng rừng, thực vật và trữ lượng rừng .................................................. 9
2.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................. 16
2.4. Tình hình phát triển kinh tế .......................................................................... 17
2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng .............................................................................. 19
CHƯƠNG III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 23
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 23
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23
3.4.1. Phương pháp kế thừa ................................................................................. 23
3.4.2. Phương pháp điều tra ................................................................................ 24
3.4.3. Phương pháp thu thập mẫu........................................................................ 25
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 26
ii


CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH ...................................................... 30
4.1. Thành phần các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu ................................. 30
4.2. Sự đa dạng về thành phần loài nấm lớn tại Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng: ... 35

4.3. Tính đa dạng hình thái của thể quả .............................................................. 39
4.4. Đặc điểm hình thái một số lồi nấm tại khu vực nghiên cứu: ..................... 40
4.5. Một số đặc điểm phân bố của các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu: .... 59
4.5.1. Phân bố theo địa hình ................................................................................ 60
4.5.2 Đa dạng về phương thức sống của nấm ..................................................... 60
4.6. Giá trị tài nguyên nấm lớn tại khu vực nghiên cứu...................................... 61
4.7. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn nấm lớn tại khu BTTN Đồng Sơn
- Kỳ Thượng ........................................................................................................ 62
4.7.1. Yếu tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học nấm............................................. 62
4.7.2. Hiện trạng bảo tồn nấm lớn tại KVNC ..................................................... 62
4.7.3. Các giải pháp bảo tồn, phát triển nấm lớn tại khu vực nghiên cứu .......... 62
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….68

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Viết tắt
DL

Dược liệu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GS. TS


Giáo sư. Tiến sỹ

KVNC

Khu vực nghiên cứu

PTS

Phương thức sống

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TNR

Tài nguyên rừng

TSBG

Tần suất bắt gặp

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

i



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng tài nguyên, tình hình sử dụng đất tại KBTTN ĐSKT .... 10
Bảng 2.2. Phân bố diện tích thảm thực vật rừng KBT ĐSKT ............................ 11
Bảng 2.3. Thống kê diện tích các loại đất đai và trữ lượng thực vật rừng......... 13
Bảng 2.4. Thành phần thực vật KBTTN ĐSKT.................................................. 14
Bảng 2.5. Thành phần thực vật thân thảo KBTTN ĐSKT .................................. 14
Bảng 2.6. Thống kê các lớp động vật KBTTN ĐSKT ........................................ 15
Bảng 2.7. Dân số, dân tộc vùng lõi và vùng đệm KBTTN ĐSKT .................... 16
Bảng 4.1. Danh lục các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu ............................ 31
Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon trong các ngành phụ nấm ................................ 35
Bảng 4.3. Sự phân bố taxon trong các bộ nấm ................................................... 35
Bảng 4.4. Sự đa dạng giữa các họ nấm ............................................................... 36
Bảng 4.5. Sự đa dạng loài giữa các chi nấm ....................................................... 37
Bảng 4.6. Sự đa dạng về loài của các ngành nấm ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ
Thượng ................................................................................................................ 39
Bảng 4.7. Đa dạng về hình thái thể quả .............................................................. 39

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ thượng, tỉnh Quảng Ninh ............ 7

iii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nấm lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, có vai trị to
lớn trong nền kinh tế quốc dân, trong khoa học cũng như trong vịng tuần hồn
vật chất tự nhiên. Nhiều lồi nấm là nguồn thực phẩm ngon và bổ dưỡng; chúng

chứa nhiều protein, acid amin, giàu các chất khoáng và vitamin.
Một số lồi nấm được ứng dụng trong cơng nghiệp dược phẩm, dùng để
điều chế hoạt chất điều trị bệnh. Từ xa xưa, Linh chi đã được xem là "thượng
dược" để điều trị nhiều bệnh, giúp con người sống lâu, tăng tuổi thọ. Ngày nay,
qua các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đã xác định trong nấm Linh
chi có các hoạt chất thuộc nhóm polysaccharide, steroid, triterpenoid, protein,
acid amin, nucleotide, alkaloid, vitamin, chất khống với nhiều hoạt tính dược lý
để điều chế dược liệu. Ngoài giá trị về dinh dưỡng, dược phẩm, nấm cũng có
nhiều lợi ích trong ngành lâm nghiệp. Một số lồi nấm cộng sinh hình thành rễ
nấm cộng sinh với thực vật, như Pisolithus tinctorius hình thành rễ nấm cộng
sinh với cây Thông nhựa, Bạch đàn, giúp cây tăng cường sự hấp thụ và vận
chuyển các yếu tố dinh dưỡng, gia tăng khả năng sinh trưởng của cây. Vì vậy,
chúng được ứng dụng trong các dự án tái sinh hoặc trồng mới rừng ở các vùng
đất nghèo dinh dưỡng. Nấm hoại sinh đóng vai trị quan trọng trong chu trình
chuyển hóa cacbon của các hệ sinh thái trái đất. Ngồi ra, cịn có một số lồi
nấm có khả năng hấp thụ các chất phóng xạ như Ganoderma lucidum có khả
năng hấp thụ caesium phóng xạ. Một số lồi nấm có khả năng phân giải các chất
độc hại và phế liệu gây ơ nhiễm, góp phần làm sạch mơi trường như: Pleurotus
Pulmonarius, Trametes vesicolor,... Vì vậy, khơng thể có sự sống trên trái đất
nếu khơng có những hoạt động của nấm.
Nấm hoại sinh trên gỗ gây mục trắng, mục nâu, mục hỗn hợp phá hủy gỗ
rừng, gỗ xây dựng trong các cơng trình kiến trúc gây thiệt hại nghiêm trọng. Một
số loài nấm ký sinh gây bệnh mục lõi, mục rễ ở cây đang sống làm cho cây chết

1


hoặc bị yếu và gãy đổ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất ngành nơng - lâm nghiệp.
Một số lồi nấm có độc tố, chúng có thể gây ngộ độc hoặc gây chết người.
Bảo tồn đa dạng sinh học của nấm lớn là một trong những vấn đề đang

được quan tâm. Hiện nay, ở Việt Nam tính đa dạng nấm lớn ở các rừng quốc gia
ngày một giảm xuống, khơng có sự bảo tồn các loài nấm quý hiếm và chưa có
nhận thức đúng đắn cho việc bảo tồn chúng.
Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là một trong 04 Khu Bảo tồn thiên
nhiên của tỉnh Quảng Ninh và nằm trong 164 khu rừng đặc dụng của cả nước. Ở
nơi đây có các điều kiện địa hình, đất đai và thảm thực vật khá phong phú, là
điều kiện thuận lợi cho hệ sinh vật nói chung và hệ nấm lớn nói riêng có tính đa
dạng cao. Tuy nhiên, tại đây chưa có nghiên cứu, đánh giá chi tiết nào về khu hệ
nấm lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng nấm lớn ở Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ
Thượng nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh lục khu hệ nấm lớn
Việt Nam, đánh giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm lớn là
vấn đề cần thiết. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển
những loài có ích và hạn chế những tác hại do nấm gây ra, bảo tồn nguồn gen
của những loài quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng để bảo vệ sự đa dạng sinh
học trong vùng, vì lý do đó tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng sinh
học các loài nấm lớn tại khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh
Quảng Ninh”.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Trên thế giới
Từ xưa con người đã biết lợi ích và tác hại của nấm. Cách đây hơn 3000
năm, người Trung Quốc đã biết dùng nấm làm thức ăn. Vào thế kỉ IV trước
Công nguyên, hai nhà bác học người Hy Lạp là Theosphraste và Aristote đã đề
cập đến nấm Cục (Tuberaceae) và nấm Tán (Agaricaeae).
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài từ thế kỷ IV trước Công nguyên đến thế
kỷ XVIII sau công nguyên, con người vẫn hiểu biết chưa nhiều về nấm. Khoa

học nghiên cứu nấm được hình thành từ thế kỷ XVIII. Năm 1729, Michell lần
đầu tiên quan sát nấm bằng kính hiển vi và đăng bài trên tạp chí “Các chi thực
vật”. Năm 1772 trong cuốn “Hệ thống tự nhiên” Lineaus đưa ra 10 chi nấm mọc
trên đất. Nhiều khoa học nổi tiếng thời kỳ sau này là Peron, Fries, Sweinitz,
Corda, Berkley...
Khoa học bệnh cây bắt đầu gắn liền với nấm học từ năm 1851. Người sáng
lập là A. Debry. Sau này, với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật, các
nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loài nấm mới và nêu tên chúng trong danh
lục các loài nấm. Những căn cứ để phân loại nấm: dựa vào đặc điểm hình thái,
phương thức dị dưỡng của nấm, quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm.
Năm 1881, nhà khoa học Phần Lan Karsten đã đề cập đến việc phân loại
nấm dựa vào hình thái thể quả và mỗi quan hệ thân thuộc của chúng, đã được
đông đảo các nhà nấm học trên thế giới công nhận như: Cuningham G.H (1947),
Teng (1964), Leveilet J.H (1981).
Đến năm1893, nhà nấm học Phần Lan Donk đã hoàn thiện cho hệ thống
phân loại của Karsten. Quan điểm phân loại này được rất nhiều khoa học trên
thế giới chấp nhận như: Mayer E.I (1953), Kliusunhie P.I (1957), Parmasto E
(1979). Năm 1971, Aisworth đã đưa ra hệ thống phân loại nấm một cách hồn
chỉnh. Trong hệ thống phân loại này ơng đã dựa vào đặc điểm hình thái của thể quả,
đặc điểm giải phẫu và phương thức dinh dưỡng đã chia giới nấm (Mycota) thành hai
3


ngành: Ngành nấm Nhầy (Myxomycota) và ngành nấm Thật (Eumycota). Từ hai
ngành trên, tác giả lại chia thành các lớp, lớp phụ, bộ, họ, chi và loài. Như vậy, trong
một taxon đơn vị phân loại nhỏ nhất là loài.
Tại Tokyo (Nhật Bản), Hiệp hội nấm quốc tế đã được thành lập năm 1971,
đã nêu ra hệ thống phân loại chia giới sinh vật ra thành 6 giới. Nấm được chia
vào giới riêng (dinh dưỡng hút) khác với giới thực vật (quang hợp) và động vật
(dinh dưỡng nuốt). Trong giới sinh vật đa bào, lồi sinh vật nhân thật có rất

nhiều quan điểm và hệ thống phân loại, sắp xếp khác nhau. Cho đến nay, hệ
thống phân loại nấm của Ainsworth đã và đang được các nhà nấm học trên thế
giới sử dụng.
Những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại
của Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Kirk P.M.,
Cannon P.F., Stalpers J.A. biên soạn trong cuốn "Từ điển Nấm" (Dictionary of
the Fungi) xuất bản lần thứ 10 năm 2008. Chủ yếu là nâng ngành phụ nấm Đảm
(Basidiomycotina) thành ngành chính (Basidio-mycota).
Theo Mao Xiaogang (2000), Trung Quốc có khoảng 6000 lồi, số lồi đã
biết có gần 2000 lồi, phần lớn chúng thuộc các loài nấm Lỗ. Tại Ấn Độ, nhiều
nhà nấm học đã nghiên cứu về nấm Lỗ ở một số vùng khác nhau như Radariv et
al đã nghiên cứu phát hiện 256 loài nấm Lỗ ở Tây Ghats bang Maharashtra.
Trong danh lục nấm Lỗ Israel, Daniel Tura và cộng sự (2010) đã ghi chép được
242 loài thuộc 11 chi. Trong rừng mưa nhiệt đới Brazil năm 2002, Tatiana B.
Gibertoni cũng thông báo về số loài nấm Lỗ mọc trong rừng trên các dạng khác
nhau như trên gỗ, trên cây sống, trên đất...Tại Litva một số tác giả đã nghiên cứu
thành phần lồi nấm lớn và nấm Nhầy, năm 2013 cơng bố 326 loài nấm lớn tại
vườn Asveja Regional (Lithuania).
Năm 2013 Roy Halling, vườn Thực vật New York Mỹ đã phát hiện nhiều
loài nấm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea
và Thái lan. Nhà nấm học Nhật Bản, tiến sỹ Tsutomu Hattori đã nghiên cứu nấm
Lỗ ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia và Thái lan; Nakason K.K đã
4


cơng bố một số lồi thuộc chi Epithele (bộ nấm Lỗ, Polyporales) ở Thái Lan và
một số nước khác như Côngô, Nam Phi và Đài Loan. Đặc biệt, những năm gần
đây các nhà nấm học tập trung phân loại nấm Linh chi (Ganoderma sp.) ở các
nước nhiệt đới.
1.2. Ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới
với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 lồi động vật có xương sống đã
được mơ tả, trong đó có những lồi đặc hữu. Cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý
thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, những kiểu sinh thái khác nhau…
đã góp phần tạo nên sự đa dạng của khu hệ nấm Việt Nam. Đã từ lâu nhân dân
ta đã biết dùng nấm làm thực phẩm và dược phẩm.
Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn (1726 - 1784) trong tác phẩm "Vân đài loại ngữ"
và "Kiến văn tiều lục" đã đánh giá “Linh chi là một sản vật quý hiếm của đất
rừng Đại Nam”. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nấm mới bắt đầu được tiến
hành từ thời kỳ Pháp thuộc. Tiêu biểu là các cơng trình của Patouillard N. (1890
- 1928) về nấm lớn ở Việt Nam và Đông Dương. Từ năm 1953, một số tác giả
Việt Nam nghiên cứu về nấm lớn như: Phạm Hoàng Hộ (1953), Nguyễn Văn
Diễn (1965), Hoàng Thị Mỹ (1966), Kreisel (1966), Joly P. (1968), Nguyễn Văn
Quyết (1969),... Phan Huy Dục (1996) cơng bố nhiều lồi nấm lớn trong bộ nấm
Tán (Agaricales) vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đàm Nhận (1996) nghiên
cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học nấm Linh Chi. Đặc biệt Trịnh Tam
Kiệt từ 1965 đến nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về nấm ở Việt Nam, một
số kết quả đã được công bố trong "Nấm lớn ở Việt Nam" tập I, (1981), "Danh
mục nấm lớn của Việt Nam" (1996). Hiện nay các kết quả nghiên cứu về nấm
lớn ở Việt Nam từ trước đến nay đã được Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác
cơng bố trong "Danh lục các lồi thực vật Việt Nam" Tập I gồm 1250 loài nấm
lớn đã được ghi nhận ở Việt Nam.
Cũng cần phải nói thêm rằng, việc nuôi trồng nấm ăn ở Việt Nam đã thúc
đẩy việc nhập nhiều chủng giống nấm ăn ở nước ngoài để tiến hành nghiên cứu,
5


thuần hóa và ni trồng ở Việt Nam đã dẫn tới sự có mặt của tập đồn giống với
khoảng 50 chủng nấm ăn và nấm cho dược liệu. Một số chủng nấm đã phát triển
và hình thành quả thể trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam, góp phần phong

phú cho khu hệ nấm.

6


CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰCNGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng
2.1.1. Vị trí địa lý
KBT thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng thuộc địa giới hành chính thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bao gồm 5 xã: Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ
Thượng, Vũ Oai, Hồ Bình. Tọa độ địa lý:
Từ 107000’30’’ đến 107014’00’’ vĩ độ Bắc.
Từ 210 04’00’’ đến 21011’00’’ kinh độ Đơng.
- Phía Đơng giáp xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây giáp xã Sơn Dương thành phố Hạ Long.
- Phía Nam giáp xã Thống Nhất thành phố Hạ Long.

Hình 2.1. Vị trí Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ thượng, tỉnh Quảng Ninh
7


2.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu KBTTN ĐSKT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh
hưởng của khí hậu đại dương có các đặc trưng sau:
- Mùa trong năm: Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đơng lạnh và khô kéo dài
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 230C, nhiệt độ trung bình mùa
nóng là 250C. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 200C, biên độ nhiệt ngày và đêm

5 -80C, tổng tích ơn trung bình năm là 8.0000C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 410C
(tháng 6), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đã có lần xuống tới 00C (tháng 1). Trong
năm, những ngày có nhiệt độ xuống dưới 100C ở trong các thung lũng thuộc
KBTTN ĐSKT thường kéo dài theo các đợt gió mùa Đơng Bắc trong mùa rét.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm là 2.000-2.400mm, mưa tập
trung vào các tháng 7, 8 chiếm khoảng 80% lượng mưa trong năm. Đặc biệt
trong tháng 7-8 thường xảy ra lũ ở các suối trong khu vực. Trong mùa khô,
lượng mưa chỉ chiếm 15-20% lượng mưa trong năm nên mùa khô thường gây ra
hiện tượng khô hạn kéo dài từ 2 đến 3 tháng.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm là 80%, cao nhất vào các tháng 3-4 lên
tới 89% và thấp nhất là 65% vào các tháng 1 - 2. Lượng bốc hơi bình qn năm
là 1.300mm. Trong những tháng khơ hạn có lúc độ ẩm xuống 40 - 50% gây ra
nóng bức và khô, ảnh hưởng không tốt đến cây cối.
- Chế độ gió: Khu vực KBTTNĐSKT có 2 loại gió thịnh hành là gió
Đơng Bắc vào mùa khơ hanh và gió Đơng Nam vào mùa mưa. Gió Đơng Bắc
lạnh thường xảy ra vào các ngày khô hanh độ ẩm thấp thường gây thiệt hại
cho cây cối.
+ Bão: Mặc dù khu vực KBTTNĐSKT gần biển nhưng do vịnh Hạ Long có
nhiều đảo che chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão lớn. Tuy vậy, hàng năm vẫn
chịu ảnh hưởng trung bình từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào với tốc độ gió cấp 8,
cấp 9 gây mưa lớn kéo dài, nhiều vùng bị lũ lụt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông
lâm nghiệp.
8


+ Sương muối: Do đặc điểm địa hình nên trong các thung lũng thường xuất
hiện sương muối. Sương muối thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1 ảnh
hưởng đến cây trồng đặc biệt là cây trồng nông nghiệp và cây trồng lâm nghiệp
trong giai đoạn đang được chăm sóc ở vườn ươm.
- Các nhân tố cực đoan: Mùa mưa hay có mưa lớn và kéo dài gây lũ cục bộ.

Gần đây xuất hiện mưa axit. Mùa đông thường xuất hiện sương muối. Đây là yếu
tố gây trở ngại không nhỏ đến đời sống, giao thông và sản xuất nông lâm nghiệp.
Nhìn chung khí hậu KBTTN ĐSKT thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa (ở
dưới thấp) và khí hậu á nhiệt đới núi thấp (ở trên đỉnh cao), chế độ nhiệt, mưa,
ẩm, gió, bốc hơi, phân mùa của khu vực là thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và
phát triển. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu cực đoan cũng gây khơng ít khó khăn đến
việc tổ chức sản xuất, đi lại và sinh hoạt.
Khu vực KBTTN ĐSKT có 2 hệ thống suối chính:
- Hệ thống suối tụ nước đổ về sơng Ba Chẽ ở phía Bắc KBT.
- Hệ thống suối tụ nước đổ về sơng Man ở phía Nam KBT.
Hai hệ suối này đều bắt nguồn từ các dãy núi và đỉnh núi trong
KBTTNĐSKT nơi có khá nhiều rừng tự nhiên, tuy có cạn về mùa khơ nhưng
các suối phần lớn có nước quanh năm, đáp ứng được yêu cầu đời sống và sản
xuất trong khu vực. Những năm gần đây do ảnh hưởng của nạn phá rừng tự
nhiên, mở đường và san lấp đồng ruộng của các xã quanh KBTTNdẫn đến nước
trên hai hệ thống suối thường đục hơn, nhiều cát trôi, nhiều lũ cuốn làm hại hoa
màu, đời sống và cảnh quan.
Hồ Cao Vân có diện tích 146 ha, dung tích 5.000.000 m3 đón nước chủ yếu từ
các suối bắt nguồn phía Tây Nam núi Thiên Sơn để cung cấp nước sạch cho thành
phố Hạ Long và thành phố Hạ Long tuy nằm ngồi KBTTN ĐSKT nhưng có ý
nghĩa vơ cùng lớn trong việc điều tiết khí hậu của KBT.
2.2. Hiện trạng rừng, thực vật và trữ lượng rừng
 Hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp
Căn cứ kết quả rà soát điều chỉnh rừng đặc dụng, giai đoạn 2009 - 2015 và
kết quả phúc tra hiện trạng của Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc bộ tháng 11
năm 2012 hiện trạng tài nguyên và sử dụng đất KBT như sau:
9


Bảng 2.1. Hiện trạng tài nguyên, tình hình sử dụng

đất tại KBTTN ĐSKT
Đơn vị: ha
Phân theo các phân xã
Đồng

Đồng

Hồ

Kỳ

Lâm

Sơn

Bình

Thượng

16.878,7

3.719,4

4.196,8

2.413,1 3.279,6

3.269,9

Đất rừng đặc dụng


15.637,7

3.620,6

3.682,7

2.214,9 3.182,5

2.937,0

Đất có rừng

14.157,8

3.128,8

3.147,7

2.031,2 3.022,5

2.827,6

13.284,5

2.443,0

3.039,7

2.019,3 3.004,8


2.777,7

Rừng trung bình

4.155,3

499,85

413,2

691.97

1.560,4

989,82

Rừng nghèo

1.917,2

259,2

238.97

918.83

51.55

448.64


Rừng phục hồi

5.924,6

1.683,9

1.214,3

408,5

1.278,5

1.339,2

Rừng hỗn giao

1.173,2

STT

Hạng mục

Tổng diện tích
tự nhiên
I.
1.1.

1.1.1. Rừng tự nhiên


Rừng tre nứa
Có trữ lượng

501.7

457,74

Chưa có trữ lượng

353,1

227,24

99,47

Đặc sản

18,6

0,86

8,51

1.479,9

492,0

534,8

329,0


205,4

91,4

622,5

108,2

373,0

528,4

178,4

1.241,0

98,6

Cỏ, lau lách (IA)
Cây bụi, gỗ rải rác
(IB)
Cây gỗ tái sinh (IC)
II.

114,3

114.3
685,8


Đất chưa có rừng

Đất ngồi lâm
nghiệp

Vũ Oai

1173,2

873.3

1.1.2. Rừng trồng

1.2.

Tổng

10

108,0

11,9

17,7

49,9
43.91

11,85


8,51

6,03

9,18
183,8

160,0

109,3

23,35

8,87

94,3

2,7

44,32

70,5

89,5

133,91

56,14

514,2


198,2

97,1

332,9


Trên cơ sở ranh giới đóng mốc ngồi thực địa, ranh giới các phân khu chức
năng do BQL KBT cung cấp, sau khi tính diện tích lại bằng phần mềm Mapinfor,
diện tích tự nhiên của KBTTN ĐSKT hiện tại là 16.878,7 ha. Trong đó:
- Xã Đồng Sơn gồm 4 tiểu khu: 52, 56, 58, 59, diện tích 4.196,8 ha
- Xã Kỳ Thượng gồm 2 tiểu khu: 60, 61, diện tích 3.279,6 ha.
- Xã Đồng Lâm gồm 4 tiểu khu: 68, 69, 70, 77A, diện tích 3.719,4 ha
- Xã Vũ Oai gồm 2 tiểu khu: 71, 79, diện tích 3.269,9 ha
- Xã Hồ Bình gồm 2 tiểu khu 72, 80A diện tích 2.413,1 ha.
 Thảm thực vật rừng
• Phân loại thảm thực vật rừng
Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của GS.TS Thái Văn
Trừng, thảm thực vật của KBTTN ĐSKT có thể xếp vào các kiểu rừng và thảm
tươi như sau:
- Kiểu thảm thực vật thường xanh mưa ẩm Á nhiệt đới núi thấp
- Kiểu thảm thực vật thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Bảng 2.2. Phân bố diện tích thảm thực vật rừng KBT ĐSKT
Đơn vị tính: ha
TT

Kiểu thảm Thực vật

Diện tích


1

Rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

2

Rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

14.500,7

2.1

Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác

13.627,4

2.1.1

Ưu hợp Dẻ, Trám, Trâm, Chẹo....

2.483,74

2.1.2

Ưu hợp Thành ngạnh, Sau sau, Dẻ, Trâm, Kháo..

7.560,15

2.1.3


Ưu hợp Thẩu tấu, Me rừng, Sim, Mua, Cỏ lào..

2.103,61

2.1.4

Ưu hợp Cỏ Lào, Lau, Lách, Chè vè..

2.2

Kiểu phụ rừng trồng thứ sinh nhân tạo

873,3

2.2.1

Ưu hợp Thơng thuần lồi

410,1

2.2.1

Ưu hợp Ngân hoa thuần loài

2.2.2

Quần hợp Keo, Quế, Bạch đàn

457,2


3

Các quần hợp khác

1.241

1.137

1.479,9

6,0

11


 Đánh giá chung về giá trị thảm thực vật rừng trong khu vực
Khu vực ĐSKT không đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng, nhưng thảm
thực vật tự nhiên đặc biệt là rừng kín thường xanh Á nhiệt đới cịn tương đối
ngun vẹn về cấu trúc. Rừng kín thường xanh Á nhiệt đới có diện tích tập trung
lớn nhất trong tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung, các loại rừng này mới bị tác động
nhẹ còn khá đa dạng về tổ thành lồi, có nhiều lồi q hiếm cần được đặc biệt
quan tâm, bảo vệ.
 Thực trạng trữ lượng rừng của KBT
Thực hiện chủ trương đóng cửa khai thác rừng tự nhiên trên toàn quốc.
Trong những năm qua KBTTN ĐSKT làm nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt rừng
hiện có. Rừng có trữ lượng nhưng trữ lượng chưa cao, tổ thành loài cây phức tạp
chủ yếu là cây có phẩm chất tốt và trung bình. Vì vậy, ngồi việc bảo vệ tốt cần
có các biện pháp tích cực về mặt lâm học để điều chỉnh tổ thành phát triển sinh
khối, khôi phục lại vốn rừng, nâng cao chất lượng rừng. Điều này được thể hiện

qua bảng 2.3.

12


Bảng 2.3. Thống kê diện tích các loại đất đai và trữ lượng
thực vật rừng
Trữ lượng
STT

Tổng DT

Hạng mục

(ha)

Gỗ (m3)

Tre
(tấn)

I

Đất có rừng

14.157,8

818.568

21.363


A

Rừng tự nhiên

13.284,5

812.143

21.363

1

Rừng trung bình

4.155,3

185.087

2

Rừng nghèo

1.917,2

179.915

3

Rừng hỗn giao


1.173,2

58.164

4

Rừng phục hồi sau khai thác kiệt

3.054,5

388.977

5

Rừng phục hồi sau nương rẫy

2.870,1

6

Rừng tre nứa

114,3

B

Rừng trồng

873,3


6.425

1

Thơng

410,1

2.805

2

Ngân hoa

3

Đặc sản

4

Keo+ Bạch đàn

19.311

2.052

6,0
16,8


185

440,4

3.435

(Nguồn:Dự án rà sốt điều chỉnh đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2009 – 2015)
Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm
 Tài nguyên thực vật rừng
Theo điều tra ban đầu hệ thực vật KBT bao gồm 4 yếu tố: thực vật bản địa
Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc, thực vật di cư India - Myanma, thực vật quý
hiếm và thực vật đặc hữu của vùng.
13


Thực vật thân gỗ:
Trên cơ sở số liệu điều tra và kế thừa trước đây, KBTTN Đồng Sơn - Kỳ
Thượng có 546 lồi, thuộc 332 chi của 97 họ, trong 2 ngành thực vật.
Bảng 2.4. Thành phần thực vật KBTTN ĐSKT
Ngành thực vật

Số họ TV

Số chi TV

Số lồi TV

Ngành Thơng (Pinophyta)

3


5

8

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

94

327

538

Tổng cộng:

97

332

546

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

92

324

533

Một lá mầm (Liliopsida)


2

3

5

Trong ngành Ngọc lan chia ra:

Nhận thấy: Thực vật thân gỗ ở KBTTN ĐSKT khá phong phú về số
loài, đặc biệt có các lồi đặc trưng nhất của khu Đơng Bắc như Táu mật, Gụ
Lau, Sao Hòn Gai, Dẻ Cuống, Dẻ gai thơ, Sồi quả lơng…đều có mặt ở đây.
 Thực vật thân thảo
Năm 2011 Chi cục kiểm lâm tỉnh và KBTTN ĐSKT đã phối hợp với chuyên
gia trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành điều tra
sự đa dạng các loài thực vật thân thảo kết quả như sau:
Bảng 2.5. Thành phần thực vật thân thảo KBTTN ĐSKT
Ngành thực vật

Số họ TV

Số chi TV

Số lồi TV

Thơng đất (Lycopodiophyta)

2

2


9

Mộc tặc (Equisetophyta)

1

1

1

Dương xỉ (Polypodiophyta)

27

60

94

- Lớp ngọc lan (Magnoliopsida)

61

190

311

- Lớp hành (Liliopsida)

28


127

203

Tổng cộng:

119

380

617

Hạt kín (Magnoliophyta)

14


 Tài nguyên động vật rừng
Khu hệ động vật trong KBTTN ĐSKT tuy đã chịu sức ép nặng nề từ hoạt
động săn bắn của người dân địa phương nhưng vẫn là nơi sinh sống của nhiều
loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm như Báo hoa mai, Nai, Gấu, ...
Tuy nhiên kích thước quần thể của các lồi đều nhỏ hơn nhiều so với thời
điểm cách đây khoảng 10 năm. Nhiều lồi hiện chỉ cịn một vài cá thể sinh
sống trong KBTTN ĐSKT. Hiện trạng khu hệ động vật của KBT được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6. Thống kê các lớp động vật KBTTN ĐSKT
Lớp động vật

Số bộ


Số họ

Số lồi

Thú (Mammalia)

5

18

56

Chim (Aves)

15

40

135

Ếch nhái (Amphibia)

2

5

22

Bị sát (Reptilia)


2

11

31

24

74

244

Tổng cộng

Qua q trình phỏng vấn kết hợp điều tra thực địa, nhóm điều tra thực hiện
dự án VCF đã ghi nhận sự có mặt của 56 lồi thú đã được ghi nhận trong cuộc
điều tra, trong số đó có 16 lồi nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).
- 135 loài chim đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong số đó có 12 lồi
nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).
- 31 lồi bị sát đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong đó có 8 lồi
nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).
- 22 loài Ếch nhái đã được ghi nhận trong cuộc điều tra.
- Một số loài Hổ, loài Vượn đen và Voọc má trắng, Voọc Bạc từng được
ghi nhận là đã từng có mặt ở KBT (đề án xây dựng KBT).

15


2.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội

- Dân số và lao động:
 Dân số
Kết quả điều tra năm 2012 tổng số dân trên địa bàn 05 xã là 1.930 hộ,
8.504 người sinh sống trong 22 thôn bản. Phần lớn người dân sống trong khu
vực thuộc các xã vùng cao, cuộc sống của họ chủ yếu là hoạt động sản xuất
nông lâm nghiệp, đời sống vẫn cịn nhiều khó khăn do năng suất thấp và thiếu
đất canh tác. Vì vậy, cơng tác bảo tồn tính ĐDSH trong KBT phụ thuộc vào
nhiều áp lực từ phía cộng đồng dân cư xung quanh. Các hoạt động khai thác gỗ,
thu hái phong lan, khai thác nhựa trám và các loài cây thuốc vẫn diễn ra hàng
ngày... Tất cả các yếu tố trên đã gây ra những tác động tiêu cực khó lường đối
với ĐDSH và cảnh quan KBT. Cần áp dụng các biện pháp phối kết hợp và đồng
bộ để cải thiện tình hình kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, sử dụng bền
vững tài nguyên rừng và nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của rừng.
Hiện tại trong vùng lõi KBT chỉ có 34 hộ dân sinh sống tại 4 xã: Xã Đồng
Sơn 22 hộ (bản Khe Táo: 13 hộ; bản Thục Kẻn: 9 hộ), xã Đồng Lâm 10 hộ (bản
Lựng Xanh: 10 hộ), xã Kỳ Thượng: 01 hộ; xã Vũ Oai: 01 hộ.
Mật độ dân số bình quân 25 người/km2, cao nhất là xã Vũ Oai 39
người/km2, thấp nhất là xã Kỳ Thượng 15 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung
bình hàng năm là 1,2%.
Bảng 2.7. Dân số, dân tộc vùng lõi và vùng đệm KBTTN ĐSKT
Đơn vị tính: Người

Tên xã

Tồn vùng
Đồng Lâm
Đồng Sơn

Số
Số hộ

thơn
22
5
4

1930
617
554

Dân số (người)
Theo thành phần
Theo giới tính
dân tộc
Các DT
Tổng
Nam
Nữ Kinh Dao
khác
8504
4420 4084 623
6928
953
2.546 1.324 1.222 51
2.495
2500
1318 1182
25
2475
16



Kỳ Thượng
Vũ Oai
Hồ Bình

3
8
2

139
363
257

665
346
319
665
1.561
791
770
485
154
922
1.232
641
591
62
1.139
31
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân các xã năm 2012).


 Phân bố dân cư
Phân bố dân cư trong khu vực không đều, hầu hết các thôn bản đều tập
trung ven đường, nơi tương đối bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước.
Nằm trong phạm vi nghiên cứu chỉ có 9 thơn bản với 2.200 nhân khẩu, bằng
27,7% tổng dân số của 5 xã trong vùng.
 Lao động và phân bố lao động
Tổng nguồn lao động toàn vùng là 5.790 người, chiếm 68,08% tổng dân số,
bình quân mỗi hộ có 3 lao động.
Lao động đang làm việc theo ngành kinh tế có 5.187 người.
+ Lao động sản xuất nông nghiệp: 4.790 người, chiếm 92,34% lao động
+ Lao động phi nơng nghiệp: 397 người, chiếm 7,66% lao động
2.4. Tình hình phát triển kinh tế
 Sản xuất nơng nghiệp
• Trồng trọt

Theo số liệu thống kê năm 2012 về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các
xã trong vùng như sau:
Diện tích trồng trọt các loại cây nơng nghiệp chủ yếu tập trung ở những
khu vực địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất nơng nghiệp. Tổng diện
tích đất đai sản xuất nơng nghiệp là 992,31ha, trong đó diện tích trồng lúa là
342,66ha (chiếm 34,53% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp), cịn lại là
diện tích trồng cây hoa mầu và các loại cây hàng năm khác. Diện tích đất canh
tác nơng nghiệp bình qn đầu người trên tồn vùng là 1.166,8 m2. Tổng sản
lượng lương thực quy thóc của toàn vùng là 1.793,5 tấn/năm, tổng sản lượng
lượng thực này mới đáp ứng đủ nhu cầu cho khoảng 5.952 người, cịn lại khoảng
2.252 người thường xun thiếu đói.

17



Lương thực quy thóc bình qn đầu người do sản xuất nông nghiệp mang
lại là 210 kg/năm, sản lượng này chưa đảm bảo nhu cầu về lương thực cho cuộc
sống của người dân địa phương, chỉ đủ ăn trong vòng từ 8 - 9 tháng trong năm,
còn lại 3 - 4 tháng thiếu ăn. Bên cạnh đó sản lượng lương thực ở các xã trong
vùng có sự chênh lệch khá lớn.
• Chăn ni

Ngồi trồng trọt người dân cịn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà... Tuy
nhiên, mới chỉ dừng lại ở quy mơ hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Hình thức
chăn ni theo hộ gia đình, giống cũ địa phương cho năng suất thấp, công tác
thú y chưa được chú trọng, người dân chưa hướng tới sản xuất hàng hóa.
 Sản xuất lâm nghiệp
Trên địa bàn vùng dự án hiện có một Cơng ty lâm nghiệp chuyên kinh
doanh gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu chế biến từ rừng trồng, một Ban quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn (BQL rừng phòng hộ Hồ Yên Lập) làm nhiệm vụ quản lý
bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các con sơng và hồ đập.
Thành phố có Ban quản lý điều hành thực hiện Chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng. Hầu hết các xã trong vùng đệm đều tham gia thực hiện các hạng
mục của Dự án 661 (bảo vệ, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng,...). Ngồi ra
các ban khuyến lâm, khuyến nơng cũng là một bộ phận quan trọng chỉ đạo,
hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật sản xuất nông - Lâm nghiệp
cho các xã trong vùng.
Bằng các nguồn vốn tự có hoặc được đầu tư từ các dự án, nhiều hộ gia đình
đã tham gia tích cực trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, lập trang
trại theo hướng nông lâm kết hợp…
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp toàn vùng đạt 20.179 triệu đồng.

18



×