Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nlxh câu chuyên hsg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 33 trang )

1. Mở bài: dẫn dắt gthieu câu chuyện//Nêu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
a. PT gọn câu chuyện để rút ra ý nghĩa câu chuyên- vấn đề cần bàn luận
- Tóm tắt ngắn gọn
- Nêu ý nghĩa
b.Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện
c.bài học nhận thức và hành động
Đề 1
Trong viện động vật học có một giáo sư triết học đang ngồi truyền thụ triết học
cho các loài động vật. Giáo sư triết học đó giảng giải rất nhiều những lý luận trống
rỗng, ơng nói: "Bất kể sự vật nào đều cần phải bắt đầu từ căn bản, cũng giống như bất kể
một kiến trúc nào cũng đều cần làm từ móng đáy đi lên". Có một con ếch nghe mà khơng
bình tĩnh được nữa liền hỏi vị giáo sư: "Xin hỏi giáo sư, có thật tất cả những kiến trúc đều
phải làm từ đáy lên không?". Giáo sư triết học nhìn thẳng vào con ếch và nói: "Đương
nhiên! Ếch ngồi đáy giếng". Con ếch phản kích lại nói: "Chính vì là ếch ngồi đáy giếng nên
tơi mới hỏi ông, chẳng lẽ đào giếng cũng làm từ dưới tầng đáy lên?". Vị giáo sư triết học
há hốc mồm không nói được câu gì.
(Dựa theo Tri thức Việt. Tuyển chọn và dịch)
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề xã hội được đặt ra từ câu chuyện trên.
1. Giải thích
- Tóm tắt những tình tiết chính của câu chun: Vị giáo sư giảng nhiều lý luận triết
học nhưng khi bị con ếch phản kích, ơng chỉ biết há hốc mồm, khơng nói được câu gì.
- Giải thích: Vị giáo sư kia biểu tượng cho tri thức sách vở, cho hệ thống lý thuyết .
Song đó là thứ lý thuyết khơ khan, trống rỗng, khơng có tính thực tiễn. Cịn con ếch ngồi
dưới giếng biểu trưng cho những con người thiệt thịi ít được tiếp cận với những tri thức
sách vở, lý thuyết. Nhưng con ếch biết lấy lý thuyết ấy áp dụng ngay vào thực tế để kiểm
chứng và thấy rằng lý thuyết không hề gắn với thực tiễn: không phải kiến trúc nào cũng
được xây lên từ đáy.
=> Vấn đề đặt ra: cần phải biết hoài nghi và kiểm điểm tri thức sách vở từ thực tế; lý
luận phải có sự kết hợp thực tiễn (mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn) mới có giá trị.
2. Bàn luận:


- Khẳng định: Câu chuyện đã đưa ra một thông điệp sống đúng đắn, có ý nghĩa
- Lý giải
+ Lý luận là thế giới rộng lớn của sách vở, nhưng thực tiễn cuộc sống là sự bí ẩn mà
khơng một pho sách nào đi đến được, không một cuốn sách nào vắt cạn được. Học ở
sách vở là chưa đủ, cần phải đến với thực tế đời sống để kiến thức con người phong phú


hơn, hoàn thiện hơn.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra lý luận. Chính thực tiễn giúp ta quan sát
và phán đoán, khai quật những cái đẹp thực sự mà con người, sự vật cất giấu. Những
kiến thức chúng ta học được từ sách vở chỉ có ứng dụng vào cuộc sống mới đem lại
thành công, đem lại những giá trị sống đích thực, ngược lại, nếu tri thức ấy ko được ứng
dụng chỉ là thứ vô nghĩa. Người Do Thái coi đó là hình ảnh con lừa thồ sách vơ dụng mà
thơi. (Gớt nói: Mọi lý thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi)
+ Dẫn chứng: tỷ phú thế giới John D.Rockefeller, ông không chỉ dành thời gian đến
trường thu nạp tri thức sách vở mà cịn “làm th” cho cha ơng để kiếm tiền tiêu vặt từ
thuở nhỏ. Sáng sớm, ông đến nông trại, đồi khi giúp mẹ ông vắt sữa bị. Ơng có một
cuốn sổ, về sau kết tốn với cha. Ơng làm việc này rất nghiêm túc, đó chính là thực tiễn
nền tảng để giúp ông thành công trong kinh doanh sau này. Một bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc
sư tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, giỏi lý thuyết nhưng nếu những người đó khơng đi
vào thực tế: bác sĩ không được chữa bệnh, kĩ sư không sửa chữa, kiến trúc sư khơng
thiết kế các cơng trình… thì họ đều trở thành vô dụng.
3. Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề
+ Coi trọng thực tiễn khơng có nghĩa là bài trừ kiến thức sách vở. Thực tiễn và lý luận
bổ sung cho nhau, tương trợ cho nhau. Cổ nhân xưa thường nói "đi một ngày đàng, học
một sàng khơn", chính là nhấn mạnh việc kiến thức nên kết hợp thực tiễn. Thực tiễn có
thể tăng cường lý luận, phát triển lý luận. Thực tiễn không chỉ là tiêu chuẩn để kiểm
nghiệm lí luận mà cịn là nguồn của lí luận.
+ Phê phán: Những người chỉ tích lũy kiến thức từ sách vở mà không biết áp dụng vào
thực tế, những người chỉ coi kiến thức thực tế mà bài trừ tri thức sách vở.

4. Bài học nhận thức và hành động
+ Nhận thức: Hiểu được vị trí, vai trị của hai yếu tố, ln có ý thức trau dồi bổ sung cho
nhau.
+ Hiểu biết sách vở và những băn khoăn về điều chưa biết trong cuộc sống là điều kiện
cần và đủ cho hoạt động học tập, lao động của con người.

Đề 2: “Những gì bạn nhận được khi hồn thành mục tiêu khơng quan trọng bằng bạn trở
nên như thế nào khi đạt được mục tiêu”.
(Henry Đavit Thorcau )
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
1
* Nêu vấn đề
2
* Giải thích ý kiến
- Mục tiêu là đích cần đạt đến khi ta thực hiện nhiệm vụ. Đạt được mục tiêu là


khi ta đã thành công.
- Trở nên là thái độ, là cách ứng xử.
- Ý kiến của Henry Đavit Thorcau là lời nhắc nhở cần thiết với mỗi người về
cách ứng xử sau khi đạt thành công.
3
* Bàn luận vấn đề
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
+ Đạt được mục tiêu đề ra không phải bao giờ cũng dễ dàng mà thường là con
người phải nỗ lực phấn đấu. Khi đạt được mục tiêu đề ra ta được nhận những
phần thưởng có giá trị về vật chất và tinh thần mà người khác mơ ước. Ta được
mọi người công nhận, ca ngợi, tôn vinh. Tự hào khi đạt được mục tiêu đề ra là
điều chính đáng.
+ Nhưng khi đạt được mục tiêu đề ra mà nhất là những mục tiêu lớn, con người

ta dễ rơi vào trạng thái tự thỏa mãn, đắm mình trong vinh quang chiến thắng dẫn
đến chủ quan, ảo tưởng, ngộ nhận về khả năng của mình, xem thường người
khác và dễ sa ngã. Đó là những hiểm họa sau vinh quang ta đạt được.
+ Vì vậy, trở nên như thế nào khi đạt được mục tiêu mới là điều quan trọng.
Cuộc sống luôn vận động, con người không thể ngủ quên trong chiến thắng, hài
lòng về bản thân. Khi đạt được mục tiêu đề ra, ta vẫn luôn phải không ngừng cố
gắng vươn lên, đặt ra cho mình những mục tiêu mới và khơng ngừng cố gắng để
đạt được mục tiêu. Đạt được mục tiêu phải là động lực để phấn đấu cho những
mục tiêu tiếp theo. Vì khi ấy ta đã có kinh nghiệm, có niềm tin vào bản thân, có
niềm tin từ mọi người.
- Mở rộng – phản đề:
+Những gì bạn nhận được khi hồn thành mục tiêu khơng quan trọng bằng bạn
trở nên như thế nào khi đạt được mục tiêu nhýng khơng vì thế mà khơng biết
trân trọng những gì ðã ðạt ðýợc, cũng khơng vì thế mà khơng hài lòng và tạo áp
lực cho bản thân.
+ Phê phán những ngýời tự mãn, ngủ qn trong chiến thắng, khơng có ý thức
phấn ðấu khi ðã ðýợc một mục tiêu nào ðó.
Bài học nhận thức và hành ðộng
- Bằng lịng với những gì mình đạt được nhưng cũng cần phải cố gắng vươn lên
4
để vươn tới những mục tiêu mới.
- Hiểu mình, hiểu hồn cảnh, nỗ lực hồn thiện bản thân và đóng góp cho cộng
đồng xã hội..
Đề 3: Cà rốt, trứng và hạt cà phê
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa qua đi thì bất hạnh khác
lại ập đến với mình đến nỗi có lúc cơ muốn chối bỏ cuộc đời này.


Cha cô vốn là một đầu bếp. Nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp và bắc
ba nồi nước lên lị. Khi nước sơi, ơng lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi

riêng và tiếp tục đun chúng.
Người con gái sốt ruột không biết cha cơ đang định làm gì. Lịng cơ đầy phiền
muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt,
trứng và cà phê vào từng tơ khác nhau.
Ơng bảo con gái dùng thử cà rốt. “Mềm lắm cha ạ”, cô gái đáp. Sau đó, ơng lại
bảo cơ bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cơ gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.
- Điều này nghĩa là gì vậy cha? - Cô gái hỏi.
- Ba loại thực phẩm này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi
100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác. Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và
trơng rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc
rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngồi bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua
nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Loại hạt
này khơng thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Sau khi sôi, nước của
chúng trở nên rất đậm đà.
Người cha quay sang hỏi cơ gái:
- Cịn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh?
(Trích, nguồn )
Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện trên.
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận
1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
- Nước sơi 100 độ: những bất hạnh, khó khăn, thách thức, nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cà rốt: người có vẻ ngồi cứng rắn nhưng gặp một chút khó khăn đã yếu mềm, mất nghị lực
sống.
- Trứng: người có vẻ mỏng manh, yếu đuối nhưng sau thách thức, vấp ngã đã trở nên cứng cáp,
vững vàng hơn.
- Cà phê: người có ý chí, nghị lực; nghịch cảnh, khó khăn là mơi trường để họ tôi luyện và thành
công.
-> Câu chuyện gợi ra những cách ứng xử khác nhau của những con người khác nhau trong cùng
hoàn cảnh khắc nghiệt. Đối với một số người, những nghịch cảnh, bất hạnh trong cuộc sống mà
họ phải trải qua lại là cơ hội để rèn luyện, trưởng thành và bộc lộ bản lĩnh cũng như thể hiện

phẩm chất tốt đẹp.
2. Bàn luận ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ẩn chứa lời khuyên bổ ích, giúp ta nhận thức và
lựa chọn cách ứng xử đúng đắn khi đứng trước nghịch cảnh.
- Cuộc sống vốn rất phức tạp, nhiều bất trắc. Vì thế, những bất hạnh, khó khăn, vấp ngã, thất
bại… là điều không thể tránh khỏi của đời mỗi con người.
- Khi rơi vào nghịch cảnh, không nên sợ hãi, yếu đuối, chán chường, đánh mất ý chí, nghị lực


hoặc tệ hơn là muốn chối bỏ cuộc đời mà cần phải biết chấp nhận sự thực, đối mặt với những thử
thách để đứng vững và vươn lên.
- Cần nhìn nhận sáng suốt, coi khó khăn, gian khổ, vấp ngã là cơ hội và môi trường để rèn luyện
bản lĩnh và tiến tới thành công.
- Phê phán lối sống ngại khó, sợ khổ, thiếu ý chí, nghị lực, dễ dàng đầu hàng trước những thử
thách.
3. Bài học nhận thức, hành động:
- Câu chuyện giúp ta nhận thức, khi lâm vào hoàn cảnh tồi tệ là lúc con người cần mạnh mẽ hơn cả để
vượt qua những khó khăn, vươn tới thành công, thể hiện phẩm chất và bản lĩnh của mình.
- Cần khơng ngừng tu dưỡng rèn luyện ý chí, nghị lực…để đủ khả năng, bản lĩnh đối diện, giải quyết
mọi khó khăn, chơng gai, thử thách của cuộc đời.
- Suy nghĩ của bản thân (HS viết bằng sự trải nghiệm, giàu cảm xúc)
Đề 4
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
Hai mươi năm sau kể từ bây giờ
Ta sẽ thất vọng
Bởi những việc ta đã không làm
Hơn là bởi những việc ta đã làm
Vì vậy hãy quăng thừng lên
Giương buồm ra khơi hải cảng an tồn
Đón ngọn gió mậu dịch trong những chuyến đi biển
Hãy ước mơ

Thám hiểm
Khám phá.
1. Giải thích
- “Hai mươi năm… đã làm:
+ Hai mươi năm: là khoảng thời gian trong tương lai xa, là khi con người nhìn lại
đời mình sau một chặng đường dài
+ Ta sẽ thấy thất vọng: là trạng thái tâm lí của con người khi khơng hài lịng bởi
những thất bại, những kì vọng đã đổ vỡ.
+ Những việc ta đã không làm: là những điều chưa được thực hiện bởi những
nguyên do khác nhau.
Những việc ta đã làm: là những điều đã được thực hiện khơng quan trọng là nó
thành công hay thất bại.
- “Hãy quăng thừng… hải cảng an tồn”: Là lời động viên con người hãy mạnh
dạn thốt khỏi nỗi sợ hãi, chỗ trú an toàn để thử sức mình làm những điều mới mẻ, những
việc chưa từng làm trước đó.


- Đón ngọn gió mậu dịch trong những chuyến đi biển: nghĩa là những khó khăn,
bất trắc có thể xảy tới trong hành trình ta đi tới những điều mới mẻ, cơ hội thuận lợi trên
đường đời.
- Ước mơ – thám hiểm – khám phá: là hành trình sống của con người, nuôi dưỡng
ước mơ lớn dần, từng bước hành động để thực hiện ước mơ đó và khám phá ra những
chân trời mới, mở ra trước mắt những bất ngờ.
=> Như vậy, Mark Twain đã gửi đến bài học, thơng điệp sống ý nghĩa qua cách
nói sinh động: con người sống phải biết ước mơ về những điều lạ, quyết tâm theo đuổi
những thứ mới mẻ đó để khơng phải hối tiếc vì mình đã bỏ lỡ quá nhiều trong cuộc sống.
2. Bình luận
a. Khẳng định ý kiến đúng đắn, xác đáng.
b. Lý giải:
- Điều gì đã ngăn bước con người mơ ước, thể hiện bản thân:

+ Cuộc đời ngồi kia có bao nhiêu sóng gió, trắc trở, bao nhiêu cạm bẫy, cám dỗ
khiến ta sa ngã. Khi phải đối mặt với sự thực như vậy, bản thân ta có thể trở nên chùn
bước, sợ sệt. Điều đó khiến cho ta cảm thấy lo lắng rằng mình sẽ gặp nguy hiểm, thất bại,
vấp ngã nếu thực hiện những điều mới mẻ hay chạy theo ước mơ. Con người sẽ khơng
dám mơ ước và biến nó thành hiện thực nữa.
+ Những rào cản tâm lí trong chính mỗi chúng ta (muốn được neo đậu ở những hải
cảng an toàn của cuộc sống), thêm vào đó là ai cũng muốn đón nhận những điều tốt đẹp
song lại thiếu hành động thực tế, lười suy nghĩ,…
+ Con người chúng ta thường không thốt khỏi được những hải cảng an tồn, thụ
động tiếp nhận mọi điều tốt đẹp mà người khác mang đến mà bản thân không hề hành
động để tự làm thay đổi cuộc đời mình. Và cũng có những người khơng tìm được cho
mình một ước mơ, sống khơng mục đích, khơng lí tưởng, sống vơ vị, vơ nghĩa. Để đến
khi tự nhìn lại cuộc đời mình sẽ thấy hối hận vì đã bỏ mặc thời gian trơi qua.
+ Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp nhưng bản thân lại khơng có đủ năng lực, khả
năng để thực hiên chúng khiến ta bất lực khơng chỉ với hiện thực mà cịn với chính bản
thân mình.
- Ước mơ – Thám hiểm – Khám phá là hành trình dài rộng, là điểm đến mà ta theo
đuổi:
+ Ước mơ là những điều mà ta mong muốn và khao khát có được trong cuộc sống.
Ước mơ không phải là tài sản độc quyền bất cứ ai và tất cả mọi người đều có khả năng
đặt ra những mục tiêu hướng tới, đều có thể ni dưỡng ước mơ cho mình. Nó giống như
điểm tựa cho con người vươn lên trong cuộc sống, đạt tới những đỉnh cao trong cơng
việc. Có được ước mơ là điều quan trong và cần thiết như ai đó đã từng nói: “Nếu khơng
có ước mơ, bạn chỉ có thể làm thuê cho ước mơ của người khác”.


+ Có ước mơ thơi là chưa đủ mặc dù đó là những yếu tố quan trọng khơng thể thay
thế. Có ước mơ nghĩa là ta đã sắm vai thành nhà “thám hiểm”, hoạt động để biến ước mơ
thành hiện thực. Con đường đến với ước mơ tôi luyện con người trở nên kiên cường,
trưởng thành. Thám hiểm để tìm ra những điều mới mẻ mà chúng ta chưa từng nghĩ hay

biết đến.
+ Khám phá chính mình để hiểu mình và vượt lên trên chính mình.
+ Dám ước mơ và thực hiện ước mơ sẽ mở rộng con đường để chinh phục cái đích
thành cơng, khám phá ra những chân lí, lẽ sống của cuộc đời mình. Con người sẽ có cơ
hội khẳng định mình, sự trải nghiệm giàu có và những mối quan hệ tốt đẹp tình bạn bè,
bằng hữu,…
=> Cuộc sống ta sẽ trở nên có giá trị, ý nghĩa hơn, Hành động của ta sẽ lan tỏa đến
mọi người để tất cả cùng biết phấn đấu, cố gắng nỗ lực vì mục đích của mình.
3. Đánh giá, mở rộng
- Có ước mơ nhưng khơng thể bó buộc mình trong những ước mơ nhỏ bé, khơng
dám vươn ra xa bởi như vậy sẽ khơng có những thành tựu lớn, cống hiến lớn cho cuộc
đời. Mơ ước cũng không thể là quá hão huyền, viển vông để ta trở nên lãng phí thời gian,
sức lực của chính mình.
- Trước khi làm bất kì việc gì cũng cần sự suy xét thấu đáo, dám nghĩ, dám làm,
dám thất bại nhưng cũng khơng thể để bản thân chìm vào những thất bại liên miên mà
khơng tìm ra hướng đi cho chính mình.
- Phê phán những người khơng có ước mơ, nhu nhược, sợ sệt hoặc lười biếng khi
thực hiện ước mơ của mình.
Từ đó học sinh liên hệ với bản thân, xây dựng nhận thức, thái độ, hành động đúng.
Đề 5
GIÁ TRỊ
Trong một buổi diễn thuyết, một giáo sư nổi tiếng mở đầu bằng cách giơ lên một
tờ 100 đôla và hỏi: “Nếu tôi tặng tờ 100 đôla này cho một trong số các bạn, có ai muốn
nhận khơng?”. Nhiều cánh tay giơ lên trong hội trường. Giáo sư nói tiếp: “Tôi sẽ tặng
một người nhưng để tôi làm thế này đã nhé”. Ơng vị nhàu tờ đơla, rồi hỏi: “Cịn ai
muốn lấy nó khơng?”. Nhiều cánh tay vẫn giơ lên.
Giáo sư lại tiếp tục: “Nếu tơi làm thế này thì sao?”. Ơng ném tờ giấy xuống chân
mình, chà đạp một cách khơng thương tiếc. Rồi ơng nhặt nó lên, tờ đơla đã trở nên nhàu
nát và dơ bẩn. “Cịn ai muốn tờ 100 đôla này không?”. Nhiều cánh tay vẫn giơ lên.
“Các bạn ạ, dù đồng tiền này có bị vị nát hay giày xéo các bạn vẫn muốn có nó

khơng thay đổi và giảm đi. Nó vẫn là tờ 100 đôla.
(Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp Hồ Chí Minh)


Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm
của bản thân.
1. Khái quát nội dung câu chuyện và rút ra vấn đề nghị luận:
- Vị giáo sư nổi tiếng bắt đầu buổi diễn thuyết với đề xuất sẽ dành tặng cho một trong số
những người có mặt tờ tiền 100 đơla. Nhiều cánh tay giơ lên biểu đạt nguyện vọng muốn có
nó.
- Khi người giáo sư vị nát, thậm chí giẫm đạp lên tờ 100 đơ la, số người muốn có tờ tiền
vẫn không hề giảm xuống.
=> Câu chuyện giản dị đã gợi lên một bài học cuộc đời sâu sắc:Tờ một 100 đơla lúc đầu
hay khi bị vị nát, bị giẫm đạp vẫn giữ nguyên giá trị, mọi người vẫn muốn có tờ tiền trong
tay. Điều đó cũng giống như cuộc sống của chúng ta: Giá trị con người trong cuộc sống ln
khơng đổi trong mọi hồn cảnh. Nhiều khi chúng ta vấp ngã, bị chà đạp, bị vùi dập do cuộc
sống hoặc do người khác hay do sai lầm của bản thân, chúng ta cảm thấy mình thật bất hạnh
và thiếu tự tin nhưng dù có chuyện gì đã và sẽ xảy ra bạn đừng bao giờ tự đánh mất giá trị của
mình
=> Câu chuyện đề cao giá trị con người và khẳng định con người phải xây dựng được giá
trị tốt đẹp của bản thân và biết giữ vững giá trị ấy trong mọi hồn cảnh
2. Bình luận – phân tích – chứng minh.
- Mỗi người sinh ra trong cuộc sống đều có một giá trị riêng. Giá trị của một người không
đo bằng địa vị, bằng cấp, tài sản vật chất mà người đó sở hữu. Giá trị con người là giá trị nội
lực riêng biệt của mỗi người thể hiện qua trí tuệ, năng lực và nỗ lực chân thành của họ để đạt
được thành công . Điều đó tạo nên những cá tính riêng biệt trong cuộc sống.
- Khi xác định được giá trị của bản thân con người có niềm tin động lực thực hiện những
mục đích, lý tưởng lớn lao của đời mình. Xác định được giá trị bản thân chúng ta sẽ vượt qua
mọi khó khăn, cám dỗ của cuộc sống để vươn tới thành công đồng thời cũng nhận được sự
trân trọng và tin tưởng của mọi người.

- Xác định giá trị của bản thân để chúng ta không sống hèn yếu, thụ động mà chủ động
nắm bắt cơ hội trong cuộc đời để khẳng định vị thế của mình.
- Đánh giá thấp giá trị của mình là làm hạ thấp con người mình. Chúng ta có mặt trên cõi
đời này là để khám phá cuộc sống của mình, chúng ta không thể hạnh phúc và thành công nếu
cố sống cuộc sống của người khác “bạn đừng tự đánh giá thấp giá trị của mình bằng cách so
sánh mình với người khác bởi mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác biệt. Mỗi
người là một cá nhân khác biệt..”
- Xác định giá trị bản thân để chủ động chứ không phải là kiêu căng, ngạo mạn, xem
thường người khác, tự cho mình tài giỏi, xem nhẹ những đánh giá, góp ý của những người
xung quanh.
- Lấy dẫn chứng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.


3. Mở rộng, liên hệ:
- Để xây dựng được “nhãn hiệu” của riêng mình chúng ta cần phải rèn luyện, nỗ lực từng ngày
để hoàn thiện bản thân.
Đề 6
Tu sĩ Osho có lời khuyên " Bạn hãy sống một đời sống đầy màu sắc"
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
1. Giải thích
- Đời sống đầy màu sắc: cách nói hình ảnh chỉ đời sống đa dạng, phong phú
-> Câu nói của tu sĩ Osho - nhà văn gốc Ấn Độ khuyên chúng ta về sự lựa chọn cho cách
sống của con người
2. Bình luận, chứng minh: Câu nói trên là một ý kiến đúng đắn, tích cực, một lời
khuyên bổ ích và là phương châm sống cần ghi nhớ đối với chúng ta.
- Vì cuộc sống ln đầy nghịch lý mâu thuẫn, khơng hồn tồn màu xám cũng khơng chỉ
có màu hồng mà là một bức tranh xen kẽ, hài hịa giữa những tơng màu tối sáng.
Trải nghiệm những cung bậc khác nhau, những cay đắng ngọt bùi của cuộc sống sẽ giúp
ta có thêm nhiều kinh nghiệm, kĩ năng sống; giúp ta nhận ra được chính mình", cảm thấy
tự tin và thoải mái. (Dẫn chứng – Phân tích)

- Ngược lại nếu chọn cuộc sống n bình, khơng va chạm thì chắc chắn đó là một cuộc
sống đơn điệu tẻ nhạt , buồn chán và dần dần sẽ đánh mất đi cá tính của mình Mỗi cá
nhân chỉ một lần được sống nên cần phấn đấu, rèn luyện để cuộc đời có ý nghĩa, khi
nhắm mắt xi tay có thể mỉm cười thanh thản (Dẫn chứng – Phân tích)
3. Bài học nhận thức, hành động.
- Mỗi người cần biết sẵn sàng trải nghiệm, làm những gì mình thích trong khn khổ được
pháp luật cho phép. Khơng bao giờ tự giam, cầm tù tâm hồn phóng khống của mình, để
khơng phải xót xa nuối tiếc khi khơng cịn cơ hội Mỗi người cần biết trân trọng cuộc sống
hiện tại của mình, cố gắng tạo dựng một cuộc đời có ích, có ý nghĩa. ...
- Liên hệ với xã hội hiện nay, phê phán những kẻsống vô cảm, buông thả, làm những điều
trái lương tâm, vô đạo đức…
- Suy nghĩ của bản thân
Đề 7“Anh hãy giữ tấm mặt nạ che mặt nếu nó là niềm an ủi của bản thân anh,
nhưng đừng che tấm mặt nạ lên tâm hồn mình”
( “Ruồi trâu” – Ethel Lilian Voynich)
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên.
I/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề, trích dẫn nhận định
II/ Thân bài
a.Giải thích
- Mặt nạ : là một vật dụng của con người, dùng để che, phủ lên gương mặt nhằm mục đích giấu


đi gương mặt thật hay những cảm xúc thật. Mặt nạ thường được sử dụng trong các lễ hội hóa
trang hay trên các sân khấu kịch.
- Anh hãy giữ tấm mặt nạ che mặt nếu nó là niềm an ủi của bản thân anh : có nghĩa việc che
giấu vẻ ngoài hay cảm xúc thật trước mọi người nếu khiến ta cảm thấy thoải mái, tự tin hơn thì
có thể giữ nó.
- Đừng che tấm mặt nạ lên tâm hồn mình: Tâm hồn là thế giới cảm xúc bên trong của mỗi con
người. Che mặt nạ lên tâm hồn nghĩa là sống khơng thật với chính bản thân mình, và điều đó là
khơng nên.

=> Tác giả Ethel Lilian Voynich đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên đầy ý nghĩa về
cách sống : Hãy che giấu vẻ ngoài hay cảm xúc thật trước mọi người nếu điều đó khiến ta thoải
mái, tự tin hơn, nhưng với chính mình thì cần sống thật với con người mình.
b. Bình
Học sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau song cần phải làm sáng rõ hai vấn đề
nêu trong nhận định với lập luận và dẫn chứng thuyết phục. Lập luận cần có những ý cơ bản
sau:
- Có thể giữ tấm mặt nạ che mặt nếu bản thân cảm thấy an ủi vì :
+ Con người sinh ra khơng ai hồn hảo cả song ai cũng có nhu cầu được xuất hiện trước mọi
người một cách đẹp đẽ nhất. Việc che mặt nạ bằng cách trang điểm hay thẩm mĩ giúp con
người tự tin, bản lĩnh hơn.
+ Có nhiều lúc chúng ta lựa chọn cách giấu đi những cảm xúc của mình vì khơng muốn làm
người khác lo lắng. Khi đó việc đeo mặt nạ lại là biểu hiện của lẽ sống vì người khác, biết nghĩ
cho người khác.
+ Cũng có những khi vì lí do nào đó (cơng việc hay cuộc sống) mà chúng ta phải giấu đi những
cảm xúc thật của mình để mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn lên.
-> Trong những trường hợp trên việc đeo mặt nạ có thể nên duy trì.
- Nhưng đừng đeo mặt nạ lên tâm hồn mình vì :
+ Tâm hồn là thế giới cảm xúc bên trong của mỗi người với những phẩm chất tốt đẹp vốn có.
Che mặt nạ lên tâm hồn, che đậy con người thật của mình có thể khiến con người đánh mất
mình lúc nào khơng hay biết.
- Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được là chính mình, dám sống thật với những cảm xúc
thật của bản thân. Việc đeo mặt nạ khiến con người có cảm giác khơng thoải mái, khơng hạnh
phúc.
c/ Luận
Học sinh cần lật xuôi, lật ngược vấn đề để bàn luận và rút ra bài học cho bản thân.
- Nhận định trên là có cơ sở và đúng với rất nhiều tình huống trong cuộc sống.
- Tuy nhiên, cần nhận thấy việc đeo mặt nạ che mặt là có thể giữ chứ không phải nên làm



thường xuyên. Khi phải che đi gương mặt thật và giấu đi những cảm xúc thật tức là chúng ta đã
lựa chọn một cuộc sống thiếu thoải mái. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi dám chấp nhận
vẻ ngoài có thể cịn khuyết thiếu của mình, dám biểu lộ cảm xúc thật của mình với mọi người,
tự tin thể hiện bản thân.
- Cần phân biệt giữa việc giữ mặt nạ che mặt để thêm tự tin hay vì người khác với việc sống giả
tạo để lừa mọi người nhằm đạt được mục đích nào đó.
- Với chính bản thân mình cần sống thật khơng có nghĩa cố chấp giữ lại cả những tính cách
khơng tốt của bản thân. Cần dũng cảm đấu tranh với phần « Con » trong chính mình để hồn
thiện mình hơn trong mắt mọi người.
=> Hạnh phúc thực sự chỉ có được khi mình dám sống thật với mọi người và với chính bản
thân, khi thể xác và tâm hồn hòa hợp.
Đề 8: Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: giới hạn và sự vượt qua giới hạn của con
người trong cuộc sống
*Giới hạn là gì và vì sao cần tuân thủ giới hạn?
-Giới hạn là một phạm vi, mức độ nhất định khơng thể hoặc khơng được phép vượt qua.
-Giới hạn có thể chia làm nhiều loại: giới hạn thuộc qui chuẩn đạo đức con người, giới
hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới hạn là qui định, luật lệ…của xã hội…Giá trị
của giới hạn có thể là những con số cụ thể cũng có khi là vơ cùng. Nhìn chung, mọi điều
đều có giới hạn.
-Con người cần phải tuân thủ giới hạn vì
+Giới hạn có khi là những phạm vi, mức độ mà con người không thể vượt qua. Con
người là một thực thể rất nhỏ bé trong vũ trụ, vì thế, phạm vi năng lực của con người nói
chung và mỗi người nói riêng đều khơng phải là vơ tận. Chúng ta không thể vượt qua qui
luật của tự nhiên, của thời gian, của sức khỏe, của sinh-lão-bệnh-tử…Biết giới hạn, biết
tự bằng lịng với những gì mình đã, đang có cũng là một cách để con người đạt được
hạnh phúc.
+Mọi thứ trong cuộc đời này không phải là vô tận, đến một lúc nào đó, chúng cũng sẽ đi
đến giới hạn cuối cùng. Tuân thủ giới hạn là biết trân trọng, biết sử dụng những giá trị
của cuộc sống một cách hợp lí, có ý nghĩa nhất.
+Giới hạn là những quy chuẩn đạo đức, những quy định, luật lệ xã hội mà mỗi người

phải tuân theo. Tuân thủ giới hạn là biết rèn luyện bản thân để sống có kỉ luật, có chuẩn
mực văn hóa, có đạo đức, biết mình và biết người khác, vì mình và cũng vì mọi người.
+Tuân thủ giới hạn cũng là biết rèn luyện mình theo quy chuẩn, biết nhận ra đúng sai, tốt
xấu để không sa ngã, tránh sai lầm, để luôn được là chính mình, làm chủ được bản thân.
*Vượt qua giới hạn là gì và vì sao cần vượt qua giới hạn ?
- Vượt qua giới hạn là bước qua những ranh giới, hạn định để làm một việc nào đó, thực
hiện một mục đích nào đó.


-Con người rất cần phải tuân thủ giới hạn. Nhưng có lúc cũng rất cần phải vượt qua giới
hạn vì:
+ Có những giới hạn do chính con người tự đặt ra cho mình và nó khơng phải ln ln
đúng. Khi giới hạn đó trở nên lạc hậu, khơng cịn phù hợp với cuộc sống thì cần thiết phải
vượt qua, phá vỡ nó.
+ Giới hạn đơi khi là những rào cản của sự sáng tạo. Nếu con người luôn chỉ dừng chân
trước những giới hạn thì chính họ là người sẽ làm mất đi nhiều cơ hội của bản thân.
+ Việc vượt qua giới hạn đồng nghĩa với việc đối diện và chấp nhận khó khăn thử thách.
Nhưng điều này giúp cho con người can đảm, nghị lực hơn và tạo nên giá trị cho bản thân
cũng như cho cuộc sống….
c3:Bàn luận
-Việc tuân thủ giới hạn và có ý thức phá vỡ giới hạn tưởng là mâu thuẫn nhưng đều rất
cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp.
-Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần phải biết khi nào phải tuân thủ giới hạn và khi nào
nên vượt qua nó.
-Phê phán những hiện tượng vì lịng tham, vì sự ích kỉ, sự ngu dốt mà phá vỡ những giới
hạn không được phép (giới hạn đạo đức, giới hạn pháp luật). Phê phán những kẻ hèn
nhát, kém cỏi, lười nhác không bao giờ dám vượt qua bất kì giới hạn nào, sống ỉ lại, dựa
dẫm, trở thành kiếp sống vô nghĩa, thừa thãi trong cuộc đời.
-Tôn vinh, ca ngợi những người vừa biết tuân thủ giới hạn, vừa biết vượt qua giới hạn
một cách đúng đắn, vừa sống đẹp sống tốt sống có ích cho nhân loại…

c4: Bài học nhận thức và hành động
-Nhận thức được những giới hạn trong cuộc sống.
-Rèn luyện bản thân để biết tuân thủ giới hạn và biết vượt qua những giới hạn khi cần
thiết…
Đề 9
Suy nghĩ của anh (chị) về mẩu chuyện sau:
Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã
dữ dội với cậu con trai Paco của mình. Ngày hơm sau, ơng phát hiện giường của Paco
trống không - cậu bé đã bỏ nhà đi. Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã
xảy đến, Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất
cả. Với mong muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi tiếng ở trung tâm thị trấn và
dán một tấm giấy có dịng chữ: "Paco, con hãy trở về nhà. Bố yêu con. Hãy gặp bố ở đây
vào sáng mai con nhé!". Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì khơng chỉ có một, mà
đến bảy cậu bé cùng có tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy...
(Theo Jack Canfield và Mark Victor Hasen - Chia sẻ tâm hồn
và quà tặng cuộc sống).


Câu 1.
a. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện
- Câu chuyện đi từ xung đột của hai cha con và đọng lại ở kết thúc đầy bất ngờ, cảm động
bởi khả năng tác động của tình yêu thương và nhu cầu về tình yêu thương của con người.
- Câu chuyện gửi đến cho chúng ta thông điệp ý nghĩa về sức mạnh của tình yêu thương
trong cuộc sống con người.
b. Bàn luận
- Tình yêu thương là thứ tình cảm cao đẹp, góp phần mang lại những điều ý nghĩa cho
cuộc sống:
+ Đối với chính người sở hữu và biết ni dưỡng tình u thương: biết mở rộng tấm lịng
để có thể khoan dung, tha thứ cho những sai lầm; tạo điều kiện cơ hội hàn gắn, bù đắp
sau những tổn thương, đổ vỡ trong các quan hệ tình cảm... Khi yêu thương thật lòng, con

người sẽ biết cách vượt qua những vướng mắc; tháo gỡ được những mâu thuẫn, xung đột
đáng tiếc.
+ Đối với người được nhận tình yêu thương: có được điểm tựa tinh thần, sự ấm áp, niềm
tin và sự bình n trong tâm hồn. Đó là niềm hạnh phúc cũng là một nhu cầu mà ai cũng
mong có được trong đời.
- Phê phán những biểu hiện sống dửng dưng, vơ cảm, thiếu ý thức về tình u thương,
khơng biết trân trong những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương.
c. Liên hệ và rút ra bài học
- Hiểu đúng và có thái độ đúng về tình yêu thương và đối tượng mà nó hướng tới. Biết
điều chỉnh bản thân, xử lý tốt các mối quan hệ để tránh mọi tổn thương không cần thiết;
Biết ý thức tạo mơi trường lý tưởng cho tình u thương có thể tồn tại và phát triển.
- Trao gửi yêu thương sẽ được đáp lại bằng yêu thương. Bởi vậy, cần đối xử với người
khác bằng tình u thương và ni dưỡng cho tình u thương ấy ln tồn tại và nảy nở
trong lịng mình.
Những khoảng tối và sức gợi của nó trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch
Lam.
Đề 10 :Thomas Carlyle cho rằng:
“Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn
như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi.”
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
a. Giải thích:
– “Những giá trị bên ngồi rồi sẽ biến mất”: những yếu tố thuộc về vật chất, hình thức bề
ngồi chỉ có ý nghĩa tạm thời, khơng bền vững.
– “những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi
mãi”: những yếu tố thuộc về tinh thần, làm nên vẻ đẹp bên trong có tác động tích cực tới


cuộc sống mới có ý nghĩa bền vững, dài lâu, bất biến.
=> Câu nói của Thomas Carlyle nhấn mạnh ý nghĩa của những yếu tố bên trong làm nên
giá trị thực chất và bền vững cho con người và cuộc sống.

b. Bình luận
– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến:
+ Những thứ bên ngoài vốn nhất thời, dễ thay đổi, phôi pha theo thời gian và những tác
động khách quan.
+ Những giá trị bên trong mang tính bền vững vì nó thuộc về bản chất, là những gì cốt lõi
nhất làm nên giá trị con người.
+ Bản thân mỗi người mang một giá trị riêng. Giá trị của mỗi người không phải nằm im
trong bản thân mà phải hiện hữu sống động trong lòng người khác, trong thực tế học tập
và lao động. Nó cần là những giá trị sâu bên trong – giá trị thực chất, hướng đến những
giá trị chung của nhân loại: chân- thiện- mĩ.
+ Khi hiểu được giá trị bản thân, con người sẽ hiểu và trân trọng giá trị người khác. Từ đó
tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp.
+ Thí sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
- Mở rộng, nâng cao
+ Đề cao giá trị bên trong khơng có nghĩa là xem nhẹ những giá trị bên ngồi. Cần phải
có thái độ cân đối, hài hịa, có cái nhìn tỉnh táo để xây đắp những giá trị bên ngoài và
những giá trị bên trong, từ đó hướng tới bồi đắp những giá trị lớn lao, đích thực.
+ Phê phán những người sống ảo tưởng, đồng nhất giá trị riêng, giá trị sống của bản thân
với tiền tài, quyền lực, danh vọng; những người sống không mục đích, khơng có ý thức về
giá trị bản thân, không biết trân trọng giá trị người khác.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi người cần có nhận thức đúng về bản thân và những giá trị cuộc sống.
– Tích lũy, trau dồi tri thức, rèn luyện ý chí, bản lĩnh sống, kĩ năng sống để đáp ứng được
nhu cầu cuộc sống và vững vàng trước mọi sóng gió cuộc đời
Đề 11:Suy nghĩ của anh/chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:
BỌ CẠP & NHÀ SƯ


Thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị ngộp nước nên định vớt lên. Nhưng khi vớt
thì ơng bị cắn. Vì đau, ơng phải thả ra nên bọ cạp lại rơi chìm xuống nước. Nhà sư lại cố

kéo lên, và lại bị cắn. Chú tiểu đứng nhìn nãy giờ mới lại gần nói: "Lạy Phật, sao sư phụ
“cứng đầu” thế! Sư phụ khơng biết là hễ cố vớt nó lên là nó lại cắn sư phụ à?"
Nhà sư trả lời: "Tánh của bọ cạp là cắn; nhưng nó chẳng thay đổi được cái tánh giúp đời
của ta." Rồi ông lấy một ngọn lá để vớt con bọ cạp ra.
*Tánh: Tính (tánh nết: tính nết)
Giải thích, rút ra ý nghĩa câu chuyện:
- Tóm tắt câu chuyện: Vị thiền sư tìm mọi cách để giúp chú bọ cạp khỏi bị ngộp nước,
cho dù bị bọ cạp cắn đau vẫn không từ bỏ ý định của mình.
- Nhà sư lý giải hành động của mình: "Tánh của bọ cạp là cắn; nhưng nó chẳng thay
đổi được cái tánh giúp đời của ta."
+ Tánh: bản tính – điều thuộc về bản chất cốt tủy của người hay vật.
+ Bản tính của nhà sư là giúp đời, từ bi, lương thiện; bản tính phịng vệ của bọ cạp là
cắn. Bản tính của nhà sư và bọ cạp dù mâu thuẫn, đối lập, nhưng điều đó khơng làm
thay đổi bản tính của nhà sư.
=> Ý nghĩa câu chuyện: Đừng thay đổi bản tính tốt đẹp vốn có cho dù bạn có bị tổn
thương vì lịng tốt của chính mình.
Bình luận, lý giải, chứng minh
* Khẳng định ý nghĩa câu chuyện sâu sắc, nhân văn, hướng con người đến những giá trị
tốt đẹp của con người và cuộc sống.
* Lý giải:
- Mỗi người hay vật đều có bản tính riêng của mình để có thể sinh tồn. Khác với nhiều
lồi vật chỉ có bản năng phịng vệ để tồn tại, con người còn mang bản chất xã hội để hòa
hợp chung sống giữa cộng đồng. Sự lương thiện, lịng tốt chính là một bản chất xã hội
đó.
- Lịng tốt, bản chất thiện lương của con người được thể hiện trong suy nghĩ và hành xử
giữa cuộc sống hàng ngày, trong những tình huống cụ thể: biết chia sẻ, giúp đỡ người
khác nhất là trong hoạn nạn khó khăn…
- Bản chất tốt đẹp của con người mang nhiều ý nghĩa: khẳng định giá trị người, phẩm
chất người, vẻ đẹp người; giúp ta có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhõm, hạnh phúc, an vui;
được mọi người quý mến, kính trọng; lan tỏa những điều tốt lành trong cộng đồng…

- Đơi khi lịng tốt cũng khiến ta bị tổn thương vì khơng được thấu hiểu, vì khơng phải ai
cũng đem lòng tốt mà đối đãi với người khác… Điều đó dễ khiến con người thất vọng.
Song nếu vì thế mà từ bỏ thiện tâm của mình thì ta sẽ đánh mất mình, đó là điều vơ cùng
đáng tiếc. Vậy nên, thay vì từ bỏ lịng nhân ái của mình, nên cẩn trọng hơn trong hành
xử để vẫn giúp được người mà khơng làm mình bị tổn thương, như cái cách nhà sư trong
câu chuyện lấy lá vớt bọ cạp ra khỏi nước. Đồng thời, rõ ràng là, nhân hậu rất cần cả
lòng dũng cảm, bản lĩnh sống để mạnh mẽ hướng thiện và hướng thượng.
* Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu.
- Phê phán những người vô tình, vơ tâm, vơ cảm với khó khăn, hoạn nạn của người
khác, bỏ mặc khơng động lịng trắc ẩn, khơng giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn.


Xã hội sẽ trở nên thiếu nhân bản, nhân văn biết bao nhiêu.
- Để có thể giữ vững bản tính lương thiện, con người cần có hiểu biết (để biết cách giúp
người thơng minh nhất), cần có bản lĩnh (để bị tổn thương mà vẫn khơng từ bỏ bản tính
của mình) và cả sự tỉnh táo (để khơng bị lợi dụng)…
Đề 12: (8,0 điểm)
Mỗi người sinh ra trên thế giới này
Đều đại diện cho một điều mới mẻ
Một điều chưa từng tồn tại trước đó,
Nguyên bản và duy nhất
Bổn phận của chúng ta là phải biết:
Chưa có ai giống như mình từng xuất hiện trên đời,
Vì nếu ta chỉ là bản sao của ai đó
Thì sự tồn tại chẳng cịn nghĩa lý gì ?
Mỗi người là một điều mới mẻ
Được thế giới gọi tên
Để sống thực với chính mình
Trong cuộc đời này.
( Martin Bubber, Dám chấp nhận - bộ sách Hạt giống tâm hồn, tr.27, , NXB

Tổng hợp TPHCM )
Anh / chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về thông điệp được gửi gắm trong
những câu thơ trên.
1. Giải thích
- Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều đại diện cho một điều mới mẻ, nguyên bản và
duy nhất : Mỗi con người sinh ra trên đời đều là nguyên bản (bản gốc) duy nhất với
những sự khác biệt độc đáo về năng lực, sở trường, thiên hướng, đam mê,....
- Bổn phận chúng ta là phải biết trân trọng sự khác biệt độc đáo của bản thân, đùng cố
gắng trở thành bản sao của ai đó, đừng chỉ biết bắt chước, sao chép, chạy theo người
khác, chạy theo đám đơng. Điều đó sẽ khiến bạn trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu và dễ đánh
mất giá trị của bản thân.
=> Thông điệp : Hãy trân trọng sự khác biệt của bản thân, trân trọng những gì thuộc về
bạn và sống thật với nguyên bản của mình. Đừng là bản sao của bất cứ ai trong cuộc đời
này.


2. Bình luận
- Mỗi chúng ta sinh ra trên thế gian này là một cá thể biệt lập và đầy mới mẻ để làm nên
một xã hội đa dạng, phong phú. Cần biết trân trọng bản thân, yêu quý cả thế mạnh và hạn
chế, năng lực và điểm yếu của mình bởi chẳng có ai sinh ra là một cá thể hoàn hảo. Cần
biết khơi dậy năng lực tiềm ẩn bên trong con người bạn để thành công và sống có ý
nghĩa.
- Sống thực với bản thân ln tự biết cân bằng cuộc sống, tự diều chỉnh cuộc sống của
mình cho phù hợp, không lệ thuộc vào sự xoay chuyển của định kiến và những biến động
của xã hội. Sống thực với chính mình khiến ta ln tự tin khẳng định bản thân và có
nhiều bứt phá độc đáo, kiến tạo nên những điều mới mẻ cho cuộc sống của bản thân.
- Sống thực với bản thân còn mang lại niềm tin tưởng cho người khác, hình thành mối
quan hệ xã hội thân thiện, tốt đẹp giữa con người với con người.
- Trong cuộc sống hiện đại, khi thế giới công nghệ thông tin càng phát triển, lối sống ảo
chỉ thích bắt chước đua địi chạy theo đám đơng từ ăn mặc đến thói quen, suy nghĩ…

khiến rất nhiều người tự đánh mất nguyên bản của mình. Cố gắng trở thành bản sao của
người khác, bạn sẽ đánh mất mình, sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản, sẽ trở nên nhạt
nhịa và chìm nghỉm trong một thế giới ln đề cao sự khác biệt. Sống thực với chính
mình sẽ khiến chúng ta ln biết khẳng định vị trí bản thân trong xã hội.
- Sống như một bản sao của kẻ khác sẽ để lại nhiều tác hại: thói quen khơng chịu độc lập
suy nghĩ sáng tạo mà chỉ thích chạy theo, bắt chước. Vì thế họ sẽ là kẻ chỉ theo sau và tụt
hậu.
(Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề, bài học nhận thức
- Để lại bài học nhân sinh sâu sắc: mỗi chúng ta hãy ln sống là chính mình. Nếu chúng
ta cứ chạy theo người khác thì ta luôn là bản sao của họ và tự đánh mất cái tơi riêng của
mình
- Tuy nhiên, sống thực với chính mình khơng đồng nghĩa với lối sống lập dị, thích làm
điều khác người điên rồ, lố lăng, kệch cỡm, dị hợm….
Đề
13
[…]
Người ta nói rằng từ khi có máy ảnh, con người ngày càng thích nhìn bản sao của
thế giới hơn là nhìn thế giới thật. Em cũng thích ngắm bản sao hơn chăng?
Em có biết, tất cả những chiếc máy ảnh đều mô phỏng theo hoạt động của đôi mắt,
nhưng chưa bao giờ tái tạo một cách hoàn hảo cấu trúc tinh vi của mắt và bộ não con


người. Những bức ảnh em chụp rất đẹp, nhưng hãy chấp nhận rằng có những vẻ đẹp
khơng thể ghi lại bằng máy ảnh mà chỉ có thể ghi lại bằng ký ức và cảm xúc.
Như buổi hồng hơn này, ngồi cái ánh nắng vàng vọt rọi phết lên những đóa sen
tàn, ngồi cái xanh mướt của đồng lúa đương thì, cịn có hương cỏ dại, hương lúa non
đang kỳ ngậm sữa thơm tinh khiết. Cịn có bầu khơng khí trong trẻo mát lạnh của chiều
thu, cái huyền hoặc của ánh trăng mọc sớm trong chiều mờ sương ở vùng thôn dã.
Chiếc máy ảnh có thể giúp em giữ lại một khoảnh khắc đẹp, nhưng nó chỉ thay thế

được một giác quan duy nhất. Trong khi đó, bộ não của em lưu giữ được ký ức của rất
nhiều giác quan. Các nhà khoa học thuộc đại học Oxford đã cảnh báo rằng giác quan của
con người đang bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Những cư dân thành phố như em
thường giành 90% quỹ thời gian trong ngày để làm việc, sinh hoạt trong nhà, trước màn
hình tivi và máy tính. Vậy thì khi có cơ hội đứng giữa thiên nhiên, cớ gì em lại chăm chú
nhìn thế giới qua chỉ một khoảnh khắc đẹp, trong khi cùng lúc ấy em có thể tận hưởng vơ
số khoảnh khắc vơ giá khác?
(Hơn một khoảnh khắc bị bỏ lỡ - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Lời khuyên đem lại cho anh/ chị bài học nào về cách ngắm nhìn, sống cuộc sống
thực trong sự phát triển của công nghệ và thế giới ảo?
1. Giải thích (2,0 điểm)
- Lời khuyên đem lại bài học về cách ngắm nhìn, sống cuộc sống thực trong sự
phát triển của công nghệ và thế giới ảo.
- Bài học từ cách sử dụng chiếc máy ảnh:
+ Hãy coi trọng việc ngắm nhìn thế giới bằng đơi mắt của mình, cảm nhận thế giới
bằng giác quan, bằng những cảm xúc. Đó cũng là việc ta sống thật bằng con người mình,
làm giàu cho tâm hồn, giác quan của mình.
+ Đừng quá phụ thuộc vào các tiện nghi, máy móc. Đừng quá coi trọng việc thể
hiện ra với mọi người cuộc sống của mình.
2. Bàn luận (4,0 điểm)
- Trong cuộc sống hiện đại, khi các trang mạng kết nối đang ngày càng phát triển,
cuộc sống của con người cũng có nhiều thay đổi. Con người được trợ giúp nhiều hơn bởi
máy móc, cũng lệ thuộc hơn vào máy móc. Con người phát triển nhu cầu được giao lưu,
kết nối bằng nhiều hình thức (dẫn chứng từ hiện tượng cụ thể trong ngữ liệu đề bài)
- Sự thay đổi ấy cũng có những ý nghĩa tích cực:
+ Thể hiện sự phát triển của công nghệ, phục vụ và làm tăng chất lượng
cuộc sống của con người
+ Giúp kết nối con người; giúp các cá nhân thể hiện nhiều hơn, rõ hơn về
bản thân, về các khả năng, sở trường...
- Tuy nhiên, nếu con người không làm chủ được sự thay đổi ấy, con người sẽ bị

phụ thuộc vào công nghệ, vào thế giới ảo, mà quên mất cuộc sống của mình, cho mình.


+ Cơng nghệ có ưu việt riêng, có thể làm nhiều điều con người khơng làm
được, ví như máy ảnh có thể lưu trữ, hiện hình một hình ảnh rất cụ thể, rất lâu dài qua
một tấm ảnh, có thể giúp nhiều người cùng biết đến khung cảnh ấy.
+ Nhưng có những điều khơng một máy ảnh nào có thể lưu trữ được: hương
vị không gian lúc ấy, cảm xúc lúc ta nhìn ngắm nó... Nếu chúng ta chỉ mải mê chụp ảnh,
ta có thể đã bỏ qua cơ hội cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của khung cảnh ấy, bỏ qua giây phút
mình thực sự ngắm cảnh, thực sự cùng ai đó bên cạnh cảm nhận vẻ đẹp.
- Lời khuyên giúp ta biết coi trọng hơn sự cảm nhận, ngắm nhìn thế giới bằng con
người mình, sống thật trong từng khoảnh khắc... để nâng cao giá trị cuộc sống của bản
thân.
3. Mở rộng vấn đề (1,0 điểm)
- Công nghệ cao khơng có lỗi, nó phục vụ con người. Vấn đề là con người phải
biết làm chủ nó.
- Thế giới mạng khơng có lỗi. Nó kết nối con người và là một phương diện thể
hiện con người bạn. Vấn đề là bạn để nó chiếm bao nhiêu?
4. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
Đặt bản thân vào vấn đề: Đã biết sống cho mình, cảm nhận cuộc sống riêng như
thế nào? Hiểu ra điều gì và thay đổi thế nào sau bàn luận.
Đề 14 (7,00 điểm)
Có một bé gái tên là Jennifer đã xuất sắc vượt qua nhiều vịng đấu trí với các cao
thủ cờ vua và giành chiến thắng ở tuổi 12, được cả làng cờ vua biết tới. Lúc đó có người
coi cơ bé là "hậu duệ"của cựu qn qn Chris, và gọi cơ bé là "Chris nhí". Jennifer nghiêm
túc sửa lại: "Khơng, cháu khơng phải là Chris nhí, cháu là Jennifer."
Anh/Chị hãy bàn luận ý nghĩa triết lý rút ra từ mẩu chuyện trên.
Đề 15
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thành tích học tập của Tom rất tốt nhưng sau khi tốt nghiệp thì anh lại gặp phải
khơng ít khó khăn nên mãi vẫn chưa tìm được một cơng việc lí tưởng. Anh cho rằng mình
có tài nhưng khơng gặp thời nên rất thất vọng. Anh tức giận vì khơng có ai trọng dụng
anh, thậm chí anh cịn tuyệt vọng vì q buồn phiền.
Mang theo tâm trạng đau khổ cùng cực, anh ra bờ biển, định kết thúc cuộc đời
của mình tại đây.
Đúng vào lúc anh sắp bị nước biển nhấn chìm, thì có một ơng lão đã cứu anh lên.
Ơng hỏi anh tại sao lại phải tự sát. Tom nói: “Cháu khơng được mọi người và xã hội
cơng nhận, khơng có ai khen ngợi cháu, cho nên cháu thấy cuộc đời mình khơng có ý
nghĩa gì cả.”


Ông lão nhặt một hạt cát từ dưới bãi cát lên đưa cho anh xem rồi ông ném xuống
đất. Sau đó ơng nói với Tom: “Cháu hãy nhặt hạt cát mà ta vừa ném xuống đất lên đi.”
Tom nhìn xuống đất một lát rồi nói: “Điều này thật sự là khơng thể mà ơng!”
Ơng lão khơng nói gì. Ơng lặng lẽ lấy một viên trân châu sáng lấp lánh từ trong
túi mình ra và ném nó xuống bãi cát. Sau đó ơng nói với Tom: “Thế cháu có thể nhặt
viên trân châu đó lên khơng?”
“Tất nhiên là cháu có thể nhặt được!”
“Vậy thì cháu hiểu được hồn cảnh của mình rồi chứ? Cháu phải biết rằng, bây
giờ bản thân cháu vẫn chưa phải là một viên trân châu, cho nên cháu không thể yêu cầu
người khác phải công nhận cháu ngay được. Nếu muốn người khác cơng nhận mình, vậy
thì cháu phải nghĩ cách để biến mình thành một viên trân châu mới được.” Tom cúi đầu
trầm tư suy nghĩ, và khơng nói một câu nào.
(Theo Những câu chuyện triết lý đặc sắc tập 1, NXB Văn học, 2014, tr.14Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
Giải thích ngắn gọn, rút ra ý nghĩa triết lý của câu chuyện:
- Sơ lược nội dung câu chuyện -> Câu chuyện giản dị nhưng lại chứa đựng triết lí sâu sắc qua
những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng hạt cát và viên trân châu.
+ Hạt cát biểu tượng cho những cái nhỏ bé, bình thường, dễ bị chìm lấp, khó phát hiện…
+ Viên trân châu biểu tượng cho sự quý giá, tỏa sáng, nổi bật, ln được nâng niu, trân trọng,


- Ý nghĩa: Có nhiều lúc, chúng ta phải biết rằng bản thân mình chỉ là một hạt cát bình thường
chứ khơng phải là một viên trân châu quý giá. Ta phải vượt lên người khác, phải không ngừng
nâng cao năng lực của bản thân, phải có những thành tích nổi bật hơn người thì mới gặt hái
được thành cơng, mới được mọi người cơng nhận.
Bình.
- Khi ta chỉ là một hạt cát bình thường, khơng có điểm gì nổi bật, ta sẽ chìm lấp giữa mn
vàn người khác. Mặc dù có tài năng nhưng nếu khơng khẳng định được bản thân thì cũng sẽ
không được ai phát hiện, không được ai biết đến. Bởi vậy ta khó có thể thành cơng được.
- Khi biết nỗ lực trở thành một viên trân châu:
+ Cuộc sống ln thay đổi, muốn khơng bị tụt lại phía sau, ta phải ln cố gắng hết mình để
theo kịp với sự phát triển của thời đại.
+ Khi biết trau dồi, tích lũy, sáng tạo để nâng cao tri thức, phát huy tài năng và khẳng định giá
trị của bản thân bằng những thành tích nổi bật, chúng ta sẽ trở thành một viên trân châu tỏa
sáng lấp lánh, thu hút cái nhìn của người khác. Đây là cách mà mọi người sẽ chú ý đến ta, phát
hiện, công nhận, ngợi ca, trân trọng năng lực của ta. Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc,
thấy cuộc sống tràn đầy ý nghĩa…
(HS phải lấy được những dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
Bàn luận mở rộng:
- Tùy theo khả năng, chúng ta có thể tỏa sáng theo nhiều cách khác nhau. Trở thành một viên
trân châu không có nghĩa là bất chấp mọi thủ đoạn, bằng mọi giá kể cả những việc làm, hành
động không đúng đắn để vượt lên trên người khác, làm hại người khác. Sự tỏa sáng đó khơng
bao giờ bền vững.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×