Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nghiên cứu khảo sát vùng sống của chà vá chân đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 8 trang )

Bài tham luận: Nghiên cứu khảo sát vùng sống của chà vá chân đen tại khu nghỉ
dưỡng Six Senses Ninh Van Bay, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Thuộc dự án: Chương trình bảo tồn chà vá chân đen ở Six Senses Ninh Van Bay,
Khánh Hòa
Người viết: Cao Xuân Ninh/GreenViet
Người thực hiện:
1. Cao Xuân Ninh1
2. Hoàng Quốc Huy1
3. Trần Hữu Vỹ2
1

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)

I. Giới thiệu chung
Tọa lạc tại khu rừng với diện tích khoảng 150 ha thuộc bán đảo Hịn Hèo khu nghỉ dưỡng
Six Senses Ninh Vân Bay nằm tại xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tọa
độ địa lý của khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng 12°21'10 - 12°21'42 vĩ độ Bắc,
109°16'10 -109°16'50 kinh độ Đông. Đây là khu vực tách biệt với các khu dân cư và
không có giao thơng đường bộ đi tới, chỉ có duy nhất đường biển từ cảng Vĩnh Lương,
thành phố Nha Trang đi ra. Khu rừng nghiên cứu do Ban quản lý Six Senses thuê đất kinh
doanh và quản lí. Sinh cảnh rừng ở đây thuộc loại rừng thường xanh trên núi đá ven biển
với tầng tán thấp.
Chà vá chân đen (CVCĐ) là lồi đặc hữu hẹp của bán đảo Đơng Dương, chỉ phân bố tại
khu vực phía Nam của Việt Nam và phía Đơng của Campuchia. Quần thể CVCĐ lớn nhất
được ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Seima thuộc tỉnh Mondulkiri,
Campuchia với tổng số ước tính khoảng 42.000 cá thể (Pollard et al., 2007). Ở Việt Nam,
CVCĐ sinh sống từ khoảng 140 30’ đến 110 00’ vĩ độ Bắc. Các quần thể quan trọng của
loài được xác định ở KBTTN Tà Kóu - Bình Thuận, Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa Ninh Thuận, VQG Bù Gia Mập - Bình Phước, VQG Bidoup - Núi Bà - Lâm Đồng, VQG
Cát Tiên - Đồng Nai. Trong đó, VQG Núi Chúa là nơi có quần thể lồi lớn nhất với
khoảng 700 cá thể (Hoang Minh Duc, 2007). CVCĐ là loài linh trưởng quý, hiếm đang
được ưu tiên bảo tồn và có tên trong hầu hết các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý,


bảo vệ động thực vật hoang dã của Việt Nam và Quốc tế. Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN,
2020) xếp hạng bảo tồn CVCĐ ở mức CR -mức Cực Kỳ Nguy cấp, Sách Đỏ Việt Nam
2007 xếp lồi ở mức Nguy cấp - EN. Cơng ước Quốc tế về buôn bán các loại động, thực
vật hoang dã nguy cấp (CITES, 2008) đã đưa CVCĐ vào Phụ lục I - nhóm nghiêm cấm


bn bán. Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán Quốc tế các loài thực vật,
động vật hoang dã nguy cấp của Việt Nam xếp CVCĐ ở phụ lục IB. Những ghi nhận gần
đây cho thấy tại khu rừng thuộc khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh
Hịa có sự phân bố của lồi CVCĐ. Để có cơ sở khoa học cho việc bảo tồn kết hợp với
định hướng khai thác phát triển bền vững các dịch vụ hệ sinh thái, nghiên cứu điều tra về
loài CVCĐ được tiến hành ở đây nhằm thu thập các thông tin về số lượng cá thể, phân bố
và một số tập tính, thức ăn của lồi.

II. Thời gian địa điểm
Chúng tơi tiến hành vào khoảng thời gian từ 30/4/2022-30/12/2022.
Địa điểm diễn ra hoạt động là khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay thuộc bán đảo
Hòn Hèo Tỉnh Khánh Hòa.

III Phương pháp thực hiện
3.1 Phương pháp thực hiện
Điều tra theo tuyến


Tổng số có 4 tuyến điều tra chính, mỗi tuyến dài 3,5 – 5 km tuỳ theo địa hình, ngồi ra
còn sử dụng nhiều tuyến phụ, tuyến cắt khác. Trong quá trình điều tra trên tuyến khi phát
hiện voọc, dừng lại và quan sát tỉ mỉ, tránh gây ra tiếng ồn hoặc làm ảnh hưởng đến
chúng. Quan sát trực tiếp các cá thể ngoài hiện trường bằng mắt thường hoặc ống nhòm
và đếm số lượng cá thể được ghi nhận. Đồng thời, kết hợp với ghi hình, chụp ảnh để xác

định cấu trúc đàn theo độ tuổi và giới tính. Ngoài ra cũng cần chú ý quan sát các dấu hiệu
nhận biết, các đặc trưng của của đàn (con non, cá thể bị thương, tật), điều này sẽ giúp cho
việc nhận dạng và phân biệt với các đàn khác.
3.2 Phương pháp xác định các đặc trưng và mô tả tập tính sử dụng vùng sống
Trên tuyến điều tra tiến hành theo dõi voọc từ sáng sớm tới chiều muộn hoặc cho tới
khi mất dấu của chúng. Kết quả theo dõi voọc hàng ngày, sẽ được sử dụng để mô tả vùng
sống và xác định các tập tính sử dụng vùng sống. Sự di chuyển của đàn được ghi lại ở mỗi
khoảng 15 phút hoặc khi đàn di chuyển một khoảng cách ≥ 50 m. Các vị trí di chuyển
được đánh dấu lên bản đồ địa hình đã chồng xếp hệ thống các ô lưới tỉ lệ 1: 10.000 và 1:
25.000. Ngồi ra, các vị trí trung tâm của đàn sẽ được ghi lại mỗi khi chúng được phát
hiện hoặc mất dấu. Khoảng cách đến vị trí trung tâm của đàn sẽ được ước lượng bằng mắt
thường.
Xác định kích thước vùng sống
Tiến hành chồng xếp hệ thống các ơ lưới có kích thước 100 x 100 m và 250 x 250 m
lên tồn bộ diện tích vùng lõi khu vực Khau Ca (khoảng 1000 ha), nhằm so sánh và
kiểm tra sự chênh lệnh giữa mỗi loại, nâng cao độ chính xác trong ước tính vùng sống
của Voọc chà vá chân đen. Trong q trình điều tra theo dõi voọc ngồi thực địa, nếu
cá thể voọc được phát hiện nhiều hơn 1 lần tại một ơ lưới, ơ lưới đó sẽ được coi là
nằm trong vùng sống của chúng. Nếu chỉ duy nhất một cá thể xuất hiện trên một ô
lưới, lúc này ơ lưới đó sẽ khơng được tính vào vùng sống của chúng (Liu và cộng sự,
2004)]
Như vậy, kích thước vùng sống (HRs) của của Voọc chà vá chân đen sẽ được ước tính
bằng km2 thơng qua cơng thức:
HRs = (số ơ lưới ghi nhận có voọc xuất hiện) x (0,01km2 và 0,0625km2).
Cường độ sử dụng sinh cảnh:
Được xác định thông qua việc tổng hợp, đếm số lần (số vị trí) ghi nhận voọc xuất hiện
trên mỗi ơ. Tổng số lần xuất hiện của voọc trên mỗi ô lưới sẽ được phân nhóm và sắp
xếp theo từng cấp, tương ứng với đó là cường độ sử dụng khác nhau giữa các dạng
sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu.
Chiều dài quãng đường di chuyển theo ngày:



Được ước tính thơng qua việc xác định tổng khoảng cách giữa những điểm ghi nhận
voọc trong những ngày liên tiếp theo từng tháng. Quá trình theo dõi voọc trong ngày,
nếu mất dấu đối tượng, và sau đó tái phát hiện, cần ghi lại toạ độ tại 2 điểm trên, sau
đó xác định khoảng cách thẳng nối giữa 2 điểm này. Như vậy, khoảng cách vừa tính sẽ
được cộng vào tổng chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày của voọc. Điều này
cũng được áp dụng để tính khoảng cách giữa 2 điểm trong trường hợp khi đối tượng
thay đổi vị trí giữa lần ghi nhận voọc cuối cùng trong ngày (có thể là nơi ngủ) và điểm
ghi nhận đầu tiên của ngày hôm sau.

IV. Kết quả và thảo luận
4.1 Hiện trạng quần thể Voọc chà vá chân đen ở Six Senses Ninh Van Bay.
Tổng số cá thể của 14 đàn ước tính 96 cá thể
Số liệu số lượng đàn chà vá chân đen tại Six Senses Ninh Van Bay từ 1/2/2022-30/6/2022

Bảng 1 số liệu các đàn chà vá chân đen từ 1/2/2022-30/6/2022
STT


đàn

1
2
3
4
5
6

L1

L2
L3
L4
L5
D1

7
8
9
10
11
12
13
14

D2
D3
H1
H2
R1
R2
R3
BV33

Tổng số
Quan
sát được
5
6
8

4
9
14

Giới tính

Độ tuổi

Ước tính

Đực

Cái

KXĐ

TT

BTT

Nh

5
6
8
4
10
14

1

1
1
1
4
3

2
3
5
3
5
6

2
2
2

1
1
1

5

3
4
5
3
5
8


1
2

1
1
2
1
3
4

10

10

5

3

2

4

3

3

5
8
2
11

6
1
7

5
8
2
13
8
1
7

1
2
1
2

4
6
1
4

2

5

1
3

4


3
6
2
5
3
1
4

1
4

2

2

1

N

1


4.2 Các mối đe doạ tới Chà vá chân đen tại Six Senses
Bảng 2 các mối đe dọa tới chà vá chân đen tại Six Senses
TT

Mối đe dọa

Cường độ


1

Săn bắt, bẫy

3

2

Khai thác gỗ 1
và LSNG
Mất diện
3
tích sống
Động vật
1
thiên địch
8

3
4
Tổng

Tính cấp
thiết
3

Tổng

Xếp hạng


6

I

2

2

III

2

5

II

1

2

IV

7

V. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Qua 3 tháng thực hiện điều tra khảo sát vùng sống của vooc chà vá chân đen cán bộ đa
dạng sinh học đã thực hiện được 10 cuộc khảo sát vùng sống tại khu nghỉ dưỡng Six
Senses Ninh Van Bay.

Bảng 3 số lượng các buổi khảo sát vùng sống của CVCĐ theo từng tháng
Tháng
5
6
7

Số buổi thực hiện
4
2
4


Hình 1: Phân bố chà vá chân đen tháng 6 tại Six Senses

Đã xác định được 14 đàn với tổng số 96 cá thể sau 3 tháng quan sát, bên cạnh đó đã tịch
thu và phá rỡ rất nhiều bẫy thú và xác chết động vật.
Hình 2: Một số hình ảnh bẫy đã tịch thu


5.2. Kiến nghị
Tiếp tục tiến hành nghiên cứu vùng sống của vooc tại Six senses nhằm xác định sự khác
biệt vùng sống sinh sống của chà vá chân đen với vùng sống chà vá chân đen tại những
nơi khác có sự khác nhau ra sao. Bên cạnh đó các yếu tố như kích thước quần thể, nguồn
thức ăn, thời tiết.... có khả năng ảnh hưởng tới diện tích vùng sống của cả bầy như thế nào
trong từng tháng.
Tăng cường các hoạt động bảo tồn ngoại vi đặc biệt nên chú trọng tổ chức các hoạt động
nâng cao nhận thức người dân sống xung ở xã Ninh Vân.
Các resort ở vịnh Ninh Vân nên có sự hơp tác cùng nhau để bảo tồn và gìn giữ mơi trường
sống của lồi chà vá chân đen này tránh những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng tới loài
động vật này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấn Kim Hưng1, Nguyễn Bá Quyền2, Phạm Thị Quỳnh1 Nghiên cứu sử dụng vùng
sống của voọc mũi hếch(rhinopithecus avunculus) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc
mũi hếch khau ca, tỉnh hà giang
2. Hoàng Quốc Huy1,* , Trần Hữu Vỹ1, Nguyễn Ái Tâm1, Hà Thăng Long1,2 ĐẶC ĐIỂM
QUẦN THỂ VÀ TẬP TÍNH LỒI CHÀ VÁ CHÂN ĐEN (Pygathrix nigripes) TẠI KHU
NGHỈ DƯỠNG SIX SENSES NINH VÂN BAY, TỈNH KHÁNH HỒ

Một số hình ảnh của các hoạt động thuộc dự án


Hình 3: langur talk tại Main bar

Hình 5: hoạt động 100 phần quà dành cho
người dân ở xã Ninh Vân

Hình 4: Nói chuyện về vooc cùng khách
du lịch

Hình 6: Hoạt động dọn rác trên bãi
biển



×