Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

10 câu ôn phần địa lý đánh giá năng lực đhqg tphcm phần 2 (bản word có giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.26 KB, 8 trang )

10 câu ôn phần Địa Lý - Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM - Phần 2
(Bản word có giải)
Câu 83 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đất của lãnh thổ nước ta?
A. Biên giới phần lớn ở miền núi.

B. Có hai quần đảo ở ngồi khơi xa.

C. Tiếp giáp với 2 quốc gia.

D. Bao gồm phần đất liền và các đảo.

Câu 84 (VD): Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam
Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây?
A. Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam.
B. Đẩy mạnh phát triển các tuyến đường ngang.
C. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
D. Khôi phục và hiện đại hóa hệ thống sân bay.
Câu 85 (VD): Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta
không phải là do:
A. Vị trí địa lí đắc địa

B. Lao động có trình độ cao

C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có

D. Kết cấu hạ tầng đồng bộ

Câu 86 (TH): Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thơng vận tải
nào sau đây?
A. Đường ống.


B. Đường sắt

C. Đường ô tô.

D. Đường biển.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ
cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước
ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo
theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước
vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư
nước ngồi góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chun mơn, song vẫn còn
nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp
(vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực
lượng lao động). Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng
(21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng
còn lại chiếm 17,2%.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng
Trang 1


lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thông,
du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và
tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.
Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký
tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di

cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động
khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
(Nguồn: , Nghiên cứu và trao đổi “Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và
một số vấn đề đặt ra”)
Câu 109 (NB): Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là
A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng

B. quy mô dân số nhỏ, cơ cấu dân số trẻ

C. quy mô dân số nhỏ, cơ cấu dân số già

D. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số già

Câu 110 (TH): Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động Việt Nam là
A. lao động trẻ, trình độ chun mơn cao

B. lao động đơng, giá rẻ

C. lao động trẻ, có tác phong cơng nghiệp

D. lao động đơng, có thể lực tốt

Câu 111 (VD): Đâu khơng phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Lao động phân bổ không đều giữa các vùng
B. Chất lượng lao động thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn kĩ thuật
C. Thiếu lao động trẻ, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật chậm
D. Còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Tài nguyên du lịch của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng, gồm 2 nhóm: tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ

XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính
sách Đổi mới của Nhà nước.
Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so
với 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự
đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng của các thị trường khu vực châu Á, các thị trường quan trọng khác của
du lịch Việt Nam vẫn duy trì mức tăng khá đều: Mỹ (+8,6%), Nga (+6,6%), Anh (+5,7%), Đức (+6,0%).
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng từ
75/141 nền kinh tế vào năm 2015 lên 67/136 vào năm 2017 và 63/140 vào năm 2019. Trong đó, có những
chỉ số tăng ấn tượng như mức độ mở cửa, sức cạnh tranh về giá, năng lực hàng không…
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 và Tổng cục du lịch Việt Nam)
Câu 112 (NB): Đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 2019 là thị
trường khu vực
Trang 2


A. Tây Âu

B. Bắc Mỹ

C. Liên Bang Nga

D. châu Á

Câu 113 (NB): Năm 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với năm 2018 tăng thêm
A. 16%

B. 18 triệu lượt khách C. 16,2%

D. 8,6%


Câu 114 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh
trong thời gian gần đây?
A. Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới.
B. Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt.
C. Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng.
D. Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

Trang 3


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 83 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đất của lãnh thổ nước ta?
A. Biên giới phần lớn ở miền núi.

B. Có hai quần đảo ở ngoài khơi xa.

C. Tiếp giáp với 2 quốc gia.

D. Bao gồm phần đất liền và các đảo.

Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2, SGK 12, trang 13
Giải chi tiết:
Vùng đất Việt Nam có đặc điểm:
- Đường biên giới dài, chủ yếu ở miền núi => A đúng
- Gồm phần đất liền và hải đảo => D đúng
- Có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa => B đúng
Tiếp giáp với 3 nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc => nhận định tiếp giáp với 2 quốc gia là không đúng
Câu 84 (VD): Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam

Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây?
A. Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam.
B. Đẩy mạnh phát triển các tuyến đường ngang.
C. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
D. Khôi phục và hiện đại hóa hệ thống sân bay.
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 36 – Vấn đề phát triển kinh tế -xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Giải chi tiết:
Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần
phải thực hiện các biện pháp chủ yếu là nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam. Bởi đây là 2 trục
đường chính, kéo dài theo chiều Bắc Nam, đảm nhận vai trò vận chuyển khối lượng hàng hóa rất lớn giữa
các địa phương miền Bắc và miền Trung, Nam nước ta.
Câu 85 (VD): Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta
không phải là do:
A. Vị trí địa lí đắc địa

B. Lao động có trình độ cao

C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có

D. Kết cấu hạ tầng đồng bộ

Phương pháp giải:
Liên hệ các thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của 2 thành phố
này.
Giải chi tiết:
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta nhờ hội tụ những
thuận lợi về:

Trang 4



- Vị trí địa lí: Hà Nội và TP.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam – 2 vùng
động lực kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
- Lao động: 2 thành phố tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, lao động dồi dào và có trình độ cao.
- Kết cấu hạ tầng đồng bộ: Hà Nội và TP.HCM là 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta, cơ sở hạ
tầng phát triển hoàn thiện và hiện đại nhất cả nước.
=> Loại A, B, D
- Hà Nội và TP. HCM khơng giàu có về các nguồn tài ngun nhiên nhiên cho phát triển kinh tế.
Câu 86 (TH): Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thơng vận tải
nào sau đây?
A. Đường ống.

B. Đường sắt

C. Đường ô tô.

D. Đường biển.

Phương pháp giải:
Liên hệ đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí Nhật Bản: là đất nước quần đảo, bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có
nhiều vũng vịnh; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương.
Giải chi tiết:
Nhật Bản là đất nước quần đảo, lãnh thổ gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ; bờ biển khúc khuỷu, kéo
dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với
các vùng biển thuộc Thái Bình Dương.
=> Giao thơng vận tải biển đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: tạo
điều kiện để giao lưu kinh tế giữa các vùng kinh tế đảo và với các vùng kinh tế trên thế giới bằn đường
biển.
=> Như vậy, yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình vận tải đường biển

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Việt Nam là nước có quy mơ dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ
cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước
ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo
theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước
vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư
nước ngồi góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chun mơn, song vẫn cịn
nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ khơng đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp
(vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực
lượng lao động). Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng
(21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng
còn lại chiếm 17,2%.
Trang 5


Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay ln xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng
lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thông,
du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và
tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.
Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký
tạm trú, khơng có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di
cư thấp và phần đơng chưa qua đào tạo nghề. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động
khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
(Nguồn: , Nghiên cứu và trao đổi “Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và
một số vấn đề đặt ra”)
Câu 109 (NB): Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là
A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng


B. quy mô dân số nhỏ, cơ cấu dân số trẻ

C. quy mô dân số nhỏ, cơ cấu dân số già

D. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số già

Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là: có quy mơ dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước
vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay.
Câu 110 (TH): Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động Việt Nam là
A. lao động trẻ, trình độ chun mơn cao

B. lao động đơng, giá rẻ

C. lao động trẻ, có tác phong cơng nghiệp

D. lao động đơng, có thể lực tốt

Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơng tin đã cho, xác định từ khó “lợi thế”/ thuận lợi của dân số
Giải chi tiết:
Nước ta có quy mơ dân số đơng, tháp dân số tương đối trẻ, mỗi năm có khoảng gần 1 triệu người bước
vào độ tuổi lao động.
=> Đem lại nguồn lao động dồi dào giá rẻ, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong
việc thu hút đầu tư nước ngồi góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 111 (VD): Đâu không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Lao động phân bổ không đều giữa các vùng

B. Chất lượng lao động thấp, hạn chế về trình độ chun mơn kĩ thuật
C. Thiếu lao động trẻ, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật chậm
D. Còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời – chú ý từ khóa “khơng phải là hạn chế”
Trang 6


Giải chi tiết:
Lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và các vấn đề đặt ra như:
- Lao động phân bổ không đều giữa các vùng => loại A
- Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển => loại B
- Còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động => loại D
- Lao động nước ta đơng, phần lớn là lao động trẻ có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, linh hoạt
=> đây là mặt thuận lợi của lao động Việt Nam => không phải là hạn chế
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Tài nguyên du lịch của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng, gồm 2 nhóm: tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ
XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính
sách Đổi mới của Nhà nước.
Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so
với 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự
đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng của các thị trường khu vực châu Á, các thị trường quan trọng khác của
du lịch Việt Nam vẫn duy trì mức tăng khá đều: Mỹ (+8,6%), Nga (+6,6%), Anh (+5,7%), Đức (+6,0%).
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng từ
75/141 nền kinh tế vào năm 2015 lên 67/136 vào năm 2017 và 63/140 vào năm 2019. Trong đó, có những
chỉ số tăng ấn tượng như mức độ mở cửa, sức cạnh tranh về giá, năng lực hàng không…
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 và Tổng cục du lịch Việt Nam)

Câu 112 (NB): Đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 2019 là thị
trường khu vực
A. Tây Âu

B. Bắc Mỹ

C. Liên Bang Nga

D. châu Á

Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời
Giải chi tiết:
Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc
biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Câu 113 (NB): Năm 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với năm 2018 tăng thêm
A. 16%

B. 18 triệu lượt khách C. 16,2%

D. 8,6%

Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời
Giải chi tiết:

Trang 7


Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với

2018.
Câu 114 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh
trong thời gian gần đây?
A. Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới.
B. Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt.
C. Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng.
D. Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin đã cho, kết hợp liên hệ kiến thức phần ngành du lịch đã học
Giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây là nhờ
Chính sách phát triển của Nhà nước và nhu cầu về du lịch ngày càng tăng.
- Nhà nước đã thực hiện các biện pháp tái cơ cấu ngành du lịch (đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống
sân bay, tăng cường đào tạo nhân lực, tái tạo tu bổ và bảo vệ cảnh quan du lịch, tăng cường quảng bá trên
các phương tiên thông tin đại chúng, với bạn bè quốc tế….)
- Ngoài ra, chất lượng đời sống được nâng cao nên nhu cầu về du lịch ngày càng tăng, đây cũng là động
lực lớn cho sự phát triển của ngành du lịch nước ta hiện nay.

Trang 8



×