Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

10 câu ôn phần hóa học đánh giá năng lực đhqg tphcm phần 12 (bản word có giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.38 KB, 9 trang )

10 câu ơn phần Hóa học- Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM - Phần 12
(Bản word có giải)
Câu 71 (TH): Ngun tử của ngun tố X có cấu hình electron 1s 22s22p63s1. Tính chất nào sau đây của
nguyên tố X là không đúng?
A. Ở dạng đơn chất, X tác dụng với nước tạo ra khí hiđro.
B. Hợp chất của X với clo là hợp chất ion.
C. Nguyên tử X dễ nhận thêm 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 3s2 bền.
D. Hợp chất của X với oxi có tính chất tan được trong nước tạo dung dịch có mơi trường bazơ.
Câu 72 (TH): Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín:
C(r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k); ∆H = 172 kJ;
CO(k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k); ∆H = -41 kJ.
Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm hai cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau
(giữ nguyên các điều kiện khác)?
(1) Tăng nhiệt độ. (2) Thêm khí CO2. (3) Thêm khí H2 vào.
(4) Tăng áp suất. (5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm khí CO vào.
A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 73 (VD): Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng khơng khí vừa đủ (gồm
20% khí O2 cịn lại là N2) thu được 8,8 gam khí CO 2; 6,3 gam H2O và 34,72 lít khí N2 ở đktc. Biết tỉ khối
của X so với khí O2 nhỏ hơn 2. Cơng thức phân tử của X là (Cho NTK: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16)
A. C2H7N.

B. C2H8N.

C. C2H7N2.



D. C2H4N2.

Câu 74 (TH): Dung dịch nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. CH3CH(NH2)COOH.

B. H2NCH2CH(NH2)COOH.

C. ClH3NCH2COOH.

D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

Dựa vào thơng tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là q trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dịng điện một chiều đi qua
chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu khơng có
dịng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
*Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một
chiều.
+ Nếu điện phân chứa các gốc axit có chứa oxi NO 3-, SO42-, PO43-, CO32-, ClO4-, … thì nước sẽ tham gia
điện phân theo phương trình: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
+ Thứ tự anion bị oxi hóa: S2- > I- > Br- > Cl- > RCOO- > OH- > H2O.
*Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.

Trang 1


+ Nếu điện phân dung dịch có các cation K +, Na+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, Al3+ thì nước sẽ tham gia điện phân
theo phương trình: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.
+ Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.
+ Nếu điện phân không dùng các anot trơ (graphit, platin) mà dùng các kim loại như Ni, Cu, Ag, … thì

các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion (thế oxi hóa - khử của chúng thấp hơn) và do đó chúng tan
vào dung dịch (anot tan).
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl 2 bằng hệ điện phân sử dụng
điện cực Cu.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch X bao gồm dung dịch Cu(NO 3)2 và
NaCl. Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot và anot chỉ thốt ra 1
khí duy nhất. Biết nguyên tử khối của Cu, N, O, Na và Cl lần lượt là 64, 14, 16, 23 và 35,5.
Câu 91 (VD): Từ Thí nghiệm 1, cho biết bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Cu → Cu2+ + 2e.

B. 2Cl- → Cl2 + 2e.

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. Cu2+ + 2e → Cu.

Câu 92 (VD): Nếu trong Thí nghiệm 1, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán
phản ứng xảy ra ở anot là:
A. Cu → Cu2+ + 2e.

B. 2Cl- → Cl2 + 2e.

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. Cu2+ + 2e → Cu.

Câu 93 (VD): Từ Thí nghiệm 2, khối lượng dung dịch giảm là
A. 13,5 gam.

B. 6,4 gam.


C. 7,1 gam.

D. 6,75 gam.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm… Thực
hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n-propylic thu được este và nước.
Câu 94 (TH): Phương trình phản ứng điều chế este:
A. Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH ⇄ Cn-1Hm-1COOC3H7 + H2O.
B. CnHmCOOH + C3H7OH ⇄ CnHmCOOC3H7 + H2O.
C. CnHmCOOH + C3H7OH ⇄ CnHmOCOC3H7 + H2O.
D. Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH ⇄ Cn-1HmCOOC3H7 + H2O.
Câu 95 (TH): Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (C nHmO2) và rượu n-propylic thu được hỗn
hợp X gồm este, nước, rượu propylic và axit hữu cơ dư. Để có thể loại nước ra khỏi hỗn hợp X, quy trình
nào trong các quy trình sau đây là phù hợp?
(I) Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu propylic không tan trong nước sẽ tách
ra khỏi nước.
(II) Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.
(III) Đun nóng hỗn hợp đến 100oC, nước sẽ bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thì dừng
(IV) Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2SO4 đặc, nước bị giữ lại.
Trang 2


(V) Làm lạnh đến 0oC, nước sẽ hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.
A. (I), (III), (IV), (V). B. (II).

C. (IV), (V).


D. (I), (II), (III), (IV), (V).

Câu 96 (TH): Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp etyl axetat từ rượu etylic và axit axetic (xúc
tác axit H2SO4). Sinh viên thu được hỗn hợp Y gồm axit axetic, etyl axetat, rượu etylic và chất xúc tác.
Hãy đề xuất phương pháp tách este ra khỏi hỗn hợp trên.
A. Đun nóng hỗn hợp Y, sau đó thu tồn bộ chất bay hơi vì etyl axetat dễ bay hơi hơn so với rượu
etylic và axit axetic.
B. Lắc hỗn hợp Y với dung dịch NaHCO3 5%. Axit axetic và xúc tác H2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo
muối. Các muối và rượu etylic tan tốt trong nước, etyl axetat không tan trong nước sẽ tách lớp.
C. Cho NaHCO3 rắn dư vào hỗn hợp Y, axit axetic và H 2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo muối, etyl
axetat không phản ứng và không tan trong nước tách ra khỏi hỗn hợp.
D. Rửa hỗn hợp Y với nước để loại xúc tác. Sau đó cơ cạn hỗn hợp sau khi rửa thu được chất không
bay hơi là etyl axetat (vì etyl axetat có khối lượng phân tử lớn nên khó bay hơi).

Trang 3


Đáp án
71. C
91. A

72. D
92. B

73. A
93. A

74. B
94. A


95. B

96. B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 71 (TH): Nguyên tử của ngun tố X có cấu hình electron 1s 22s22p63s1. Tính chất nào sau đây của
nguyên tố X là không đúng?
A. Ở dạng đơn chất, X tác dụng với nước tạo ra khí hiđro.
B. Hợp chất của X với clo là hợp chất ion.
C. Nguyên tử X dễ nhận thêm 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 3s2 bền.
D. Hợp chất của X với oxi có tính chất tan được trong nước tạo dung dịch có mơi trường bazơ.
Phương pháp giải:
- Từ cấu hình electron, xác định nguyên tử của nguyên tố X.
- Xét từng phương án và chọn phương án không đúng.
Giải chi tiết:
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
⟹ ZX = 11 ⟹ X là Natri (Na).
- A đúng vì Na phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường theo phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
- B đúng vì hợp chất của Na với clo là NaCl, đây là hợp chất ion.
- C sai, vì nguyên tử Na dễ nhường 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 2s22p6 bền.
- D đúng, vì hợp chất của Na với oxi là Na 2O, có thể phản ứng với H2O tạo dung dịch NaOH có mơi
trường bazo theo phản ứng: Na2O + H2O → 2NaOH.
Câu 72 (TH): Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín:
C(r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k); ∆H = 172 kJ;
CO(k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k); ∆H = -41 kJ.
Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm hai cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau
(giữ nguyên các điều kiện khác)?
(1) Tăng nhiệt độ. (2) Thêm khí CO2. (3) Thêm khí H2 vào.
(4) Tăng áp suất. (5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm khí CO vào.
A. 5.


B. 2.

C. 4.

D. 3.

Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái
cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển
dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngồi đó."
Do vậy muốn 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều ngược nhau thì các điều kiện thay đổi cũng phải ở các
vế ngược nhau.
Trang 4


Giải chi tiết:
C(r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k); ∆H = 172 kJ;
CO(k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k); ∆H = -41 kJ.
- Hai phương trình có ∆H khác nhau và ngược dấu → nhiệt độ sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược
chiều nhau.
- CO2 ở 2 phương trình nằm 2 vế khác nhau → thay đổi CO 2 sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều
nhau.
- CO ở 2 phương trình nằm 2 vế khác nhau → thay đổi CO sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều.
Vậy (1); (2); (6) là các điều kiện thỏa mãn → có 3 điều kiện thỏa mãn.
Câu 73 (VD): Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng khơng khí vừa đủ (gồm
20% khí O2 cịn lại là N2) thu được 8,8 gam khí CO 2; 6,3 gam H2O và 34,72 lít khí N2 ở đktc. Biết tỉ khối
của X so với khí O2 nhỏ hơn 2. Cơng thức phân tử của X là (Cho NTK: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16)
A. C2H7N.


B. C2H8N.

C. C2H7N2.

D. C2H4N2.

Phương pháp giải:
Sơ đồ tóm tắt: X {C, H, N} + Khơng khí {O2, N2} → CO2 + H2O + N2
- Bảo toàn nguyên tố C ⟹ số mol C trong X
- Bảo toàn nguyên tố H ⟹ số mol H trong X
- Bảo toàn nguyên tố O ⟹ số mol O2 trong khơng khí ⟹ số mol N2 trong khơng khí
- Bảo tồn ngun tố N ⟹ số mol N trong X
- Lập tỉ lệ nC : nH : nN ⟹ CTĐGN ⟹ CTPT (dựa vào dữ kiện về tỉ khối)
Giải chi tiết:
Theo đề bài ta có: nCO2 

8,8
6,3
34, 72
0, 2  mol  ; nH 2O 
0,35  mol  ; nN 2 
1,55  mol 
44
18
22, 4

Sơ đồ tóm tắt: X {C, H, N} + Khơng khí {O2, N2} → CO2 + H2O + N2
Bảo tồn nguyên tố C ⟹ nC  X  nCO2 0, 2  mol 
Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH  X  2nH 2O 2 0,35 0,7  mol 
Bảo toàn nguyên tố O ⟹ 2nO2  kk  2nCO2  nH 2O  nO2  kk  


2nCO2  nH 2O
2



2 0, 2  0,35
0,375  mol 
2

Do trong khơng khí N2 chiếm 80% và O2 chiếm 20% ⟹ nN 2  kk  4nO2  kk  4 0,375 1,5  mol 
Bảo

toàn

nguyên

tố

N:

nN  X   2nN2  kk  2nN 2  sau pu   nN  X  2nN2  sau pu   2nN2  kk  2 1,55  2 1,5 0,1 mol 
Ta có: nC : nH : nN 0, 2 : 0, 7 : 0,1 2 : 7 :1
⟹ CTĐGN của X là C2H7N
Đặt CTPT của X là (C2H7N)n
Trang 5


MX
45n

Theo đề bài, tỉ khối của X so với O2 nhỏ hơn 2 ⟹ d X / O2  M  2  32  2  n  1, 422  n 1
O2
Vậy CTPT của X là C2H7N.
Câu 74 (TH): Dung dịch nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. CH3CH(NH2)COOH.

B. H2NCH2CH(NH2)COOH.

C. ClH3NCH2COOH.

D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

Phương pháp giải:
Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amin, amino axit:
*Amin:
- Amin có ngun tử N gắn trực tiếp với vịng benzen có tính bazo rất yếu, khơng làm đổi màu quỳ tím.
- Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.
*Amino axit:
- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH ⟹ Khơng làm đổi màu quỳ tím
- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)
- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH ⟹ Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)
Giải chi tiết:
A. CH3CH(NH2)COOH khơng làm quỳ tím chuyển màu.
B. H2NCH2CH(NH2)COOH có số nhóm -NH2 > -COOH nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. ClH3NCH2COOH làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
D. HOOCCH2CH(NH2)COOH có số nhóm -NH2 < -COOH nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là q trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dịng điện một chiều đi qua
chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu khơng có
dịng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:

*Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một
chiều.
+ Nếu điện phân chứa các gốc axit có chứa oxi NO 3-, SO42-, PO43-, CO32-, ClO4-, … thì nước sẽ tham gia
điện phân theo phương trình: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
+ Thứ tự anion bị oxi hóa: S2- > I- > Br- > Cl- > RCOO- > OH- > H2O.
*Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
+ Nếu điện phân dung dịch có các cation K +, Na+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, Al3+ thì nước sẽ tham gia điện phân
theo phương trình: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.
+ Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.

Trang 6


+ Nếu điện phân không dùng các anot trơ (graphit, platin) mà dùng các kim loại như Ni, Cu, Ag, … thì
các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion (thế oxi hóa - khử của chúng thấp hơn) và do đó chúng tan
vào dung dịch (anot tan).
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl 2 bằng hệ điện phân sử dụng
điện cực Cu.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch X bao gồm dung dịch Cu(NO 3)2 và
NaCl. Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot và anot chỉ thốt ra 1
khí duy nhất. Biết nguyên tử khối của Cu, N, O, Na và Cl lần lượt là 64, 14, 16, 23 và 35,5.
Câu 91 (VD): Từ Thí nghiệm 1, cho biết bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Cu → Cu2+ + 2e.

B. 2Cl- → Cl2 + 2e.

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. Cu2+ + 2e → Cu.


Phương pháp giải:
Khi điện phân không dùng các anot trơ mà dùng các kim loại thì các kim loại dễ bị oxi hóa hơn các anion
và do đó chúng tan vào dung dịch (hiện tượng dương cực tan).
Giải chi tiết:
Sử dụng điện cực là Cu nên tại anot xảy ra q trình oxi hóa Cu chứ không phải Cl-.
Bán phản ứng xảy ra tại anot (+): Cu → Cu2+ + 2e.
Câu 92 (VD): Nếu trong Thí nghiệm 1, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán
phản ứng xảy ra ở anot là:
A. Cu → Cu2+ + 2e.

B. 2Cl- → Cl2 + 2e.

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. Cu2+ + 2e → Cu.

Phương pháp giải:
Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.
Giải chi tiết:
Sử dụng điện cực bằng than chì thì tại anot sẽ xảy ra q trình oxi hóa Cl-.
Bán phản ứng xảy ra tại anot (+): 2Cl- → Cl2 + 2e.
Câu 93 (VD): Từ Thí nghiệm 2, khối lượng dung dịch giảm là
A. 13,5 gam.

B. 6,4 gam.

C. 7,1 gam.

D. 6,75 gam.


Phương pháp giải:
- Từ số mol kim loại bám trên catot, tính được số mol e trao đổi.
- Từ số mol e trao đổi, tính được số mol khí bên anot.
- Tính khối lượng dung dịch giảm: mdd giảm = mkết tủa + mkhí thốt ra.
Giải chi tiết:
Tại catot (-) có các cation đi về: Cu2+; Na+ và H2O.
Tại anot (+) có các anion đi về: Cl-; NO3- và H2O.
nCu 

6, 4
0,1mol
64
Trang 7


Các quá trình trao đổi electron:
+ Tại catot (-) xảy ra quá trình khử
Cu2+ + 2e → Cu
0,2 ← 0,1 (mol)
+ Tại anot (+) xảy ra q trình oxi hóa
2Cl- → Cl2 + 2e
Áp dụng bảo toàn e: 2nCu 2nCl2  nCl2 nCu 0,1mol
Ta có: mdd giảm = mCu↓ + mCl2↑ = 6,4 + 0,1.71 = 13,5 gam.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm… Thực
hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n-propylic thu được este và nước.
Câu 94 (TH): Phương trình phản ứng điều chế este:
A. Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH ⇄ Cn-1Hm-1COOC3H7 + H2O.
B. CnHmCOOH + C3H7OH ⇄ CnHmCOOC3H7 + H2O.

C. CnHmCOOH + C3H7OH ⇄ CnHmOCOC3H7 + H2O.
D. Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH ⇄ Cn-1HmCOOC3H7 + H2O.
Phương pháp giải:
- Xác định công thức cấu tạo của axit hữu cơ đơn chức và rượu n-propylic.
- Viết phương trình phản ứng điều chế este.
Giải chi tiết:
Axit hữu cơ đơn chức CnHmO2 có cơng thức cấu tạo dạng Cn-1Hm-1COOH.
Ancol n-propylic có cơng thức cấu tạo là C3H7OH.
→ Phương trình điều chế este là Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH ⇄ Cn-1Hm-1COOC3H7 + H2O.
Câu 95 (TH): Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (C nHmO2) và rượu n-propylic thu được hỗn
hợp X gồm este, nước, rượu propylic và axit hữu cơ dư. Để có thể loại nước ra khỏi hỗn hợp X, quy trình
nào trong các quy trình sau đây là phù hợp?
(I) Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu propylic không tan trong nước sẽ tách
ra khỏi nước.
(II) Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.
(III) Đun nóng hỗn hợp đến 100oC, nước sẽ bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thì dừng
(IV) Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2SO4 đặc, nước bị giữ lại.
(V) Làm lạnh đến 0oC, nước sẽ hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.
A. (I), (III), (IV), (V). B. (II).

C. (IV), (V).

D. (I), (II), (III), (IV), (V).

Phương pháp giải:
Trang 8


Xét từng quy trình của đề bài.
Giải chi tiết:

Xét (I): Sai vì axit hữu cơ và rượu propylic tan được trong nước nên không bị tách ra khỏi nước.
Xét (II): Đúng.
Xét (III): Sai vì rượu, axit và este có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên các chất này bị bay hơi trước khi
nước bị bay hơi.
Xét (IV): Sai vì khi cho hỗn hợp các chất qua dung dịch H 2SO4 đặc, nước bị giữ lại; este, axit và ancol bị
than hóa, nên khơng tách được nước ra khỏi hỗn hợp.
Xét (V): Sai.
Câu 96 (TH): Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp etyl axetat từ rượu etylic và axit axetic (xúc
tác axit H2SO4). Sinh viên thu được hỗn hợp Y gồm axit axetic, etyl axetat, rượu etylic và chất xúc tác.
Hãy đề xuất phương pháp tách este ra khỏi hỗn hợp trên.
A. Đun nóng hỗn hợp Y, sau đó thu tồn bộ chất bay hơi vì etyl axetat dễ bay hơi hơn so với rượu
etylic và axit axetic.
B. Lắc hỗn hợp Y với dung dịch NaHCO3 5%. Axit axetic và xúc tác H2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo
muối. Các muối và rượu etylic tan tốt trong nước, etyl axetat không tan trong nước sẽ tách lớp.
C. Cho NaHCO3 rắn dư vào hỗn hợp Y, axit axetic và H 2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo muối, etyl
axetat không phản ứng và không tan trong nước tách ra khỏi hỗn hợp.
D. Rửa hỗn hợp Y với nước để loại xúc tác. Sau đó cơ cạn hỗn hợp sau khi rửa thu được chất khơng
bay hơi là etyl axetat (vì etyl axetat có khối lượng phân tử lớn nên khó bay hơi).
Phương pháp giải:
Dựa vào các tính chất của este.
Giải chi tiết:
A sai, vì este, axit, ancol đều dễ bay hơi nên đun nóng sẽ bay hơi cùng nhau, khơng tách được este.
B đúng.
C sai.
D sai, este là một chất rất dễ bay hơi.

Trang 9




×