Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

10 câu ôn phần hóa học đánh giá năng lực đhqg tphcm phần 6 (bản word có giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.75 KB, 10 trang )

10 câu ơn phần Hóa học- Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM - Phần 6
(Bản word có giải)
Giải quyết vấn đề - HĨA HỌC
Câu 71 (TH): Cho cấu hình electron của các nguyên tố:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p63s23p4;
Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p6.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm.

B. X là kim loại, Y là kim loại, Z là khí hiếm.

C. X là phi kim, Y là kim loại, Z là khí hiếm.

D. X là phi kim, Y là khí hiếm, Z là kim loại.

Câu 72 (NB): Cho các cân bằng hóa học sau:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) (1)
H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3)
2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Câu 73 (VD): Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona


mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của
bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn
biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phịng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa
tay khơ. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ancol etylic). Trong đó, một số loại nước rửa
tay khơ được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89
gam X cần dùng 20,8656 lít khí O 2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có cơng thức phân tử trùng với cơng thức
đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16)
A. C2H6O.

B. C29H50O2.

C. C7H8O5.

D. C20H30O.

Câu 74 (NB): Amino axit có khả năng phản ứng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl vì
A. amino axit có tính bazơ.

B. amino axit có tính lưỡng tính.

C. amino axit có tính axit.

D. amino axit có tính khử.

Dựa vào các thơng tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93

Trang 1



Sự điện phân là q trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dịng điện một chiều đi qua
chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu khơng có
dịng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
+ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một
chiều.
+ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
Cho dãy điện hóa sau

Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện q trình điện phân dung dịch chứa đồng thời Pb(NO 3)2 và
Mg(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình bên.

Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điệc cực của bình 2. Biết
trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn
và Al lần lượt là 108; 65 và 27 đvC.
Câu 91 (TH): Trong thí nghiệm 1, bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Pb → Pb2+ + 2e.

B. Mg → Mg2+ + 2e.

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. 4NO3- → 2N2O5 + O2 + 4e.

Câu 92 (VD): Trong thí nghiệm 1, giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. pH tăng do OH- sinh ra ở catot.
B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
C. pH khơng đổi do khơng có H+ và OH- sinh ra.
D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH- sinh ra ở catot.
Câu 93 (VD): Trong thí nghiệm 2, số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là:

Trang 2


A. 0 gam.

B. 3,9 gam.

C. 0,975 gam.

D. 1,95 gam.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, …
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Để điều chế xà phịng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối
của các axit béo.
Câu 94 (VD): Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng ln thu được:
A. Axit oleic.

B. Glixerol.

C. Axit stearic.

D. Axit panmitic.

Câu 95 (VD): Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Các este không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước
và nhẹ hơn nước.
(d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dịng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng
chuyển thành chất béo rắn.
(e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Những phát biểu đúng là
A. (a), (b), (c), (d), (e).

B. (a), (d), (e).

C. (a), (c), (d), (e).

D. (a), (b), (d).

Câu 96 (VD): Tiến hành thí nghiệm xà phịng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài
giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp khơng đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hịa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp; phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phịng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

Trang 3



Đáp án
71-A
91-C

72-C
92-B

73-B
93-C

74-B
94-B

95-C

96-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 71 (TH): Cho cấu hình electron của các nguyên tố:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p63s23p4;
Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p6.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm.

B. X là kim loại, Y là kim loại, Z là khí hiếm.

C. X là phi kim, Y là kim loại, Z là khí hiếm.

D. X là phi kim, Y là khí hiếm, Z là kim loại.


Phương pháp giải:
Các nguyên tử có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử kim loại (trừ H, Be và
B).
Các nguyên tử có 5,6,7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Các nguyên tố có 4 electron ở lớp ngồi cùng có thể là ngun tử của ngun tố kim loại hoặc phi kim.
Các nguyên tố có 8 electron ở lớp ngồi cùng là khí hiếm (ngoại trừ He có 2e cũng thuộc khí hiếm).
Giải chi tiết:
X có 2 electron lớp ngoài cùng (3s2) → nguyên tố kim loại.
Y có 6 electron lớp ngồi cùng (3s23p4) → ngun tố phi kim.
Z có 8 electron lớp ngồi cùng (3s23p6) → nguyên tố khí hiếm.
Câu 72 (NB): Cho các cân bằng hóa học sau:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) (1)
H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3)
2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái
cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển
dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngồi đó."
Giải chi tiết:

Các cân bằng hóa học bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất là các cân bằng có tổng số mol khí bên chất
tham gia khác tổng số mol khí bên chất tạo thành.
Trang 4


→ Các cân bằng thỏa mãn là (1), (3), (4).
Câu 73 (VD): Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona
mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của
bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn
biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phịng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa
tay khơ. Thành phần chính của nước rửa tay khơ là cồn y tế (ancol etylic). Trong đó, một số loại nước rửa
tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89
gam X cần dùng 20,8656 lít khí O 2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có cơng thức phân tử trùng với công thức
đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16)
A. C2H6O.

B. C29H50O2.

C. C7H8O5.

D. C20H30O.

Phương pháp giải:
- Tính số mol O2
- Đặt ẩn là số mol của CO2 và H2O
+ Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy lập được phương trình (1)
+ Từ khối lượng dung dịch giảm lập được phương trình (2)
Giải hệ thu được số mol CO2, H2O
- Tìm CTPT của X:

+ Dùng bảo tồn ngun tố C, H tính được số mol C, H trong X
+ So sánh thấy mC + mH < mX → X có chứa O → nO
+ Lập tỉ lệ nC : nH : nO ⇒ CTĐGN
+ Mà trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta ln có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⇒ CTPT
+ Viết các CTCT có thể có. Sau đó dựa vào dữ kiện đề bài cho chọn được CTCT thỏa mãn.
Giải chi tiết:
Ta có: nO2 

20,8656
0,9315  mol 
22, 4

Đặt số mol của CO2 và H2O lần lượt là a và b (mol)
- Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy → mCO2  mH 2O mX  mO2
⇔ 44a + 18b = 9,89 + 0,9315.32 = 39,698 (1)
- Khi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư có phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
Theo PTHH → nBaCO3 nCO2 a  mol 
Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm: mdd giảm = mBaCO3  (mCO2  mH 2O )
⇔ 197a - (44a + 18b) = 91,701 ⇔ 153a - 18b = 91,701 (2)
Giải hệ (1) (2) ta được a = 0,667 và b = 0,575.
Trang 5


Xét phản ứng đốt cháy X:
Bảo toàn nguyên tố C → nC nCO2 0,667  mol   mC 0, 667.12 8, 004  g 
Bảo toàn nguyên tố H → nH 2nH 2O 1,15  mol   mH 1,15.1 1,15  g 
Ta thấy mC + mH = 8,004 + 1,15 = 9,154 gam < mX
→ Trong X có chứa Oxi
Ta có: mO = mX - mC - mH = 9,89 - 9,154 = 0,736 gam → nO = 0,046 mol

Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz.
Ta có: x : y : z = nC : nH : nO = 0,667 : 1,15 : 0,046 = 29 : 50 : 2.
Theo đề bài X có CTPT trùng với CTĐGN nên CTPT của X là C29H50O2.
Câu 74 (NB): Amino axit có khả năng phản ứng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl vì
A. amino axit có tính bazơ.

B. amino axit có tính lưỡng tính.

C. amino axit có tính axit.

D. amino axit có tính khử.

Phương pháp giải:
Dựa vào cơng thức cấu tạo suy ra tính chất hóa học của amino axit.
Giải chi tiết:
Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit nên phản ứng được với dung dịch NaOH
và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên phản ứng được với dung dịch HCl.
Do vậy phân tử có khả năng phản ứng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl vì có tính chất lưỡng
tính.
Dựa vào các thơng tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là q trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dịng điện một chiều đi qua
chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu khơng có
dịng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
+ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một
chiều.
+ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
Cho dãy điện hóa sau

Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện q trình điện phân dung dịch chứa đồng thời Pb(NO 3)2 và
Mg(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.

Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình bên.
Trang 6


Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điệc cực của bình 2. Biết
trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn
và Al lần lượt là 108; 65 và 27 đvC.
Câu 91 (TH): Trong thí nghiệm 1, bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Pb → Pb2+ + 2e.

B. Mg → Mg2+ + 2e.

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. 4NO3- → 2N2O5 + O2 + 4e.

Phương pháp giải:
Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.
Giải chi tiết:
Bán phản ứng xảy ra ở anot là: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
Câu 92 (VD): Trong thí nghiệm 1, giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. pH tăng do OH- sinh ra ở catot.
B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
C. pH không đổi do không có H+ và OH- sinh ra.
D. pH khơng đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH- sinh ra ở catot.
Phương pháp giải:
Viết các quá trình điện phân ở hai cực của thiết bị.
Đánh giá giá trị pH của dung dịch.
Giải chi tiết:
Khi điện phân đồng thời dung dịch hỗn hợp chứa Pb(NO3)2 và Mg(NO3)2:

- Mg(NO3)2 không bị điện phân
- Pb(NO3)2 bị điện phân theo phản ứng:
2Pb(NO3)2 + 2H2O → 2Pb + O2 + 4HNO3
Ta thấy H+ (HNO3) sinh ra ở anot nên pH của dung dịch giảm dần.
Câu 93 (VD): Trong thí nghiệm 2, số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là:
A. 0 gam.

B. 3,9 gam.

C. 0,975 gam.

D. 1,95 gam.

Phương pháp giải:
Trang 7


Điện phân dung dịch có thể điều chế các kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu (các kim loại đứng sau
Al trong dãy điện hóa) bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.
Giải chi tiết:
Điện phân dung dịch có thể điều chế các kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu (các kim loại đứng sau
Al trong dãy điện hóa) bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.
→ Zn2+ và Ag+ bị điện phân; Al3+ không bị điện phân.
Catot của bình 2 (-): Ag+ + 1e → Ag
⟹ ne trao đổi (2) = nAg =

3, 24
= 0,03 mol
108


Catot của bình 1 (-): Zn2+ + 2e → Zn
⟹ ne trao đổi (1) = 2.nZn
Do 3 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau
⟹ ne trao đổi (1) = ne trao đổi (2) ⟹ 2.nZn = 0,03 ⟹ nZn = 0,015 mol
Khối lượng Zn bám lên điện cực trong bình 1 là: mZn = 0,015.65 = 0,975 gam
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, …
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Để điều chế xà phịng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối
của các axit béo.
Câu 94 (VD): Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng ln thu được:
A. Axit oleic.

B. Glixerol.

C. Axit stearic.

D. Axit panmitic.

Phương pháp giải:
Khai thác dữ kiện "Để điều chế xà phịng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol
và hỗn hợp muối của các axit béo" để trả lời.
Giải chi tiết:
Khi thủy phân chất béo nào ta cũng thu được glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
Câu 95 (VD): Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.

(b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Các este không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước
và nhẹ hơn nước.

Trang 8


(d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dịng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng
chuyển thành chất béo rắn.
(e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Những phát biểu đúng là
A. (a), (b), (c), (d), (e).

B. (a), (d), (e).

C. (a), (c), (d), (e).

D. (a), (b), (d).

Xem lời giải Hỏi đáp / Thảo luận Câu hỏi: 397061 Lưu
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất béo để chọn phát biểu đúng.
Giải chi tiết:
Phát biểu (a) đúng vì chất béo là trieste của glixerol và axit béo nên chất béo là este.
Phát biểu (b) sai vì este khơng tan trong nước do khơng tạo được liên kết hidro với nước.
Phát biểu (c) đúng.
Phát biểu (d) đúng vì khi đó các gốc axit béo khơng no được hidro hóa thành các gốc axit béo no.
Phát biểu (e) đúng.
Vậy những phát biểu đúng là (a), (c), (d), (e).
Câu 96 (VD): Tiến hành thí nghiệm xà phịng hóa tristearin theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài
giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp khơng đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hịa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp; phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phịng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Phương pháp giải:
Dựa vào thí ngiệm điều chế xà phịng.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%
+ Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.
+ Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5ml dung dịch NaOH bão hịa nóng, khuấy nhẹ
- Để nguội, quan sát hiện tượng:
+ Có lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt của dung dịch.
o

4 dac , t
 H2 SO


 (RCOO)3C3H5 + 3H2O (RCOOH là các
+ Phương trình hóa học: 3RCOOH + C 3H5(OH)2 






axit béo)
- Giải thích: Lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt là muối natri của axit béo, thành phần chính của xà phịng.
Trang 9


Giải chi tiết:
A đúng, sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phịng
và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.
B đúng, sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hóa hịa tan với nhau nên lúc này
trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
C sai, mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà để làm giảm độ tan của xà phòng và tăng
khối lượng riêng lớp chất lỏng phía dưới khiến cho xà phịng dễ dàng nổi lên.
D đúng, sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hịa tan được Cu(OH) 2 thành dung dịch
màu xanh lam.

Trang 10



×