Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

15 câu ôn phần hóa học đánh giá năng lực bách khoa hà nội phần 3 (bản word có giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.89 KB, 15 trang )

15 câu ơn phần Hóa học - Đánh giá năng lực Bách khoa Hà nội - Phần 3
(Bản word có giải)
BÀI THI HÓA HỌC
Câu 16: Nung 14,04 gam hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X
thành hai phần bằng nhau. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H 2 (đktc), cịn lại chất
rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO 3 dư, thu được 1,232 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5, đo ở
đktc). Cho phần hai phản ứng tối đa với 32,34 gam H 2SO4 trong dung dịch (đặc, nóng), thu được khí SO 2 là
sản phẩm khử duy nhất của S+6 và dung dịch Z.
Trong số các phát biểu sau:
(a) Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là 50%.
(b) Chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3.
(c) Trong dung dịch Z có 2 cation kim loại.
(d) Oxit sắt ban đầu là Fe2O3.
(e) Thể tích khí SO2 sinh ra là 2,856 lít (đktc).
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 17: Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + Y → Z + T + H2O
(2) 2X + Y → Z + Q + 2H2O
Các chất T, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaOH, Na2CO3.

B. Na2CO3, Ca(HCO3)2.


C. NaHCO3, Ca(OH)2.

D. CaCO3, NaOH.

Câu 18: Eugenol là thành phần chính của tinh dầu hương nhu có cơng thức phân tử C10H12O2. Eugenol tác
dụng được với Na và NaOH. Eugenol khơng có đồng phân hình học. Hiđro hố hồn tồn eugenol, thu được
sản phẩm 2-metoxi-4-propylxiclohexanol (gọi là sản phẩm P, nhóm metoxi có cơng thức là CH 3O-). Cho các
phát biểu sau:
(a) Eugenol làm nhạt màu nước brom.
(b) Eugenol thuộc loại hợp chất thơm.
(c) Phân tử eugenol có 2 nhóm CH2.
(d) Chất P không tác dụng được với NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 19: Khi đun nóng tinh thể NH4Cl trong ống nghiệm để nghiêng, ở khoảng phân nửa ống nghiệm bên
trên thấy có một đoạn khói trắng. Đám khói trắng đó là


A. hỗn hợp các khí NH3 và HCl.

B. hơi nước ngưng tụ thành sương mù.

C. tinh thể NH4Cl với kích thước nhỏ.


D. hỗn hợp hơi nước và HCl.

Câu 20: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X + HCl → X1 + X2 + X3 ↑
X + Ba(OH)2 → X4 ↓ + X2
X + H2SO4 → X5 ↓ + X2 + X3 ↑
Trong đó X, X1, X2, X3, X4, X5 biểu diễn các chất khác nhau.
Cho các phát biểu:
(1) Dung dịch chỉ chứa chất tan X được gọi là nước cứng tạm thời.
(2) Chất X1 là thành phần chính của muối ăn.
(3) Chất X4 tan được trong axit HCl loãng.
(4) Nước chứa bão hịa X3 hồ tan được X4.
(5) Chất X5 tan được trong axit HCl loãng.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 21: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit khơng no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn
chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T,
thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na 2CO3; 0,195 mol
CO2 và 0,135 mol H2O.
Cho các phát biểu sau:
(a) X là axit acrylic.

(b) Y là axit fomic.
(c) Giá trị của a là 2,3.
(d) Số mol NaOH phản ứng là 0,09.
(g) Trong hỗn hợp M: X và T có số mol bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 22: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO 3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa khơng khí (dư, ở điều
kiện thường). Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy
nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, coi thể tích các
chất rắn không đáng kể. Mối liên hệ giữa a và b là
A. a = b.

B. a = 4b.

C. a = 0,5b.

D. a = 2b.

Câu 23: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2SO4, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch


CuSO4, xuất hiện đồng bám trên bề mặt nhôm. Các hiện tượng tiếp theo quan sát được là
A. khí hiđro thoát ra mạnh hơn, chủ yếu trên bề mặt lớp đồng.

B. lá nhơm khơng tan nữa và khơng có khí thốt ra.
C. lớp vảy đồng tan dần, khí thốt ra yếu hơn.
D. khí hiđro thốt ra mạnh hơn, chỉ trên bề mặt lớp nhôm.
Câu 24: Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, để thu gom tối đa lượng thuỷ ngân lỏng đã rơi vãi ra sàn, người ta
dùng một loại chất bột rắc lên bề mặt có thuỷ ngân rơi vãi, chất bột đó là
A. đá vơi.

B. than.

C. cát.

D. lưu huỳnh.

Câu 25: Hiđrocacbon X có tính chất sau:
X tác dụng với brom khan có xúc tác bột sắt chỉ tạo ra một dẫn xuất monobrom Y.
X tác dụng với brom có chiếu sáng chỉ tạo ra một dẫn xuất monobrom Z.
Chất X là
A. hexametylbenzen.

B. p-xilen.

C. neopentan.

D. benzen.

Câu 26: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Hiện tượng quan sát được ở cốc đựng dung dịch AlCl3 là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
B. có vẩn đục sau đó tan ngay lập tức và dung dịch lại trong suốt.

C. dung dịch vẫn trong suốt.
D. kết tủa keo trắng xuất hiện và không tan.
Câu 27: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+ (0,1 mol), Mg2+ (0,3 mol), Na+ (0,1 mol), Cl- (0,4 mol), HCO3- (y
mol). Cô cạn X bằng cách đun nóng thu được hỗn hợp muối khan Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, để
nguội thu được hỗn hợp rắn có khối lượng
A. 42,7 gam.

B. 37,4 gam.

C. 33,9 gam.

D. 31,7 gam.

Câu 28: Khi sản xuất rượu etylic bằng phương pháp lên men tinh bột, phần còn lại sau chưng cất được gọi là


bỗng rượu. Bỗng rượu để trong khơng khí lâu ngày thường có vị chua, khi dùng bỗng rượu nấu canh thì
thường có mùi thơm. Chất nào sau đây tạo nên mùi thơm của bỗng rượu?
A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

C. CH3COOC2H5.

D. C6H12O6.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ancol đơn chức X trong bình kín chứa 1 mol O 2 (dư), sau phản ứng
trong bình thu được 1,5 mol khí và hơi. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X và 0,2 mol amin Y (no, mạch
hở, đơn chức) cần vừa đủ a mol O2, thu được N2, H2O và 0,6 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,60.


B. 1,05.

C. 0,75.

D. 0,65.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
BÀI THI HÓA HỌC
Câu 16: Nung 14,04 gam hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X
thành hai phần bằng nhau. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H 2 (đktc), còn lại chất
rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO 3 dư, thu được 1,232 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5, đo ở
đktc). Cho phần hai phản ứng tối đa với 32,34 gam H 2SO4 trong dung dịch (đặc, nóng), thu được khí SO 2 là
sản phẩm khử duy nhất của S+6 và dung dịch Z.
Trong số các phát biểu sau:
(a) Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là 50%.
(b) Chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3.
(c) Trong dung dịch Z có 2 cation kim loại.
(d) Oxit sắt ban đầu là Fe2O3.
(e) Thể tích khí SO2 sinh ra là 2,856 lít (đktc).
Số phát biểu đúng là
A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.


Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Do chia thành 2 phần bằng nhau nên mỗi phần nặng 7,02 gam.
Quy đổi hỗn hợp thành Al0, Fe0, O0.
Sơ đồ:
Al : x NaOHdu
    H 2 : 0, 045  NaAlO2  Chat ran Y  HNO
3du NO : 0, 055

7, 02  g  X Fe : y
Al2  SO 4  3 : 0,5x
O : z  H2SO4 :0,33
 SO 2  ddZ 

Fe 2  SO 4  3 : 0,5y
mhh = 27x + 56y + 16z = 7,02 (1)
- Bảo toàn e cho phần 1:
3nAl + 3nFe = 2nO + 2nH2 + 3nNO ⟹ 3x + 3y = 2z + 2.0,045 + 3.0,055 ⟹ 3x + 3y - 2z = 0,255 (2)
- Bảo toàn e cho phần 2:
3nAl + 3nFe = 2nO + 2nSO2 ⟹ 3x + 3y = 2z + 2nSO2 ⟹ nSO2 = ½.(3x + 3y - 2z) = 0,1275 mol
- BTNT S: nH2SO4 = 3nAl2(SO4)3 + 3nFe2(SO4)3 + nSO2 ⟹ 0,33 + 3.0,5x + 3.0,5y + 0,1275 (3)
Giải (1), (2), (3) được x = 0,06; y = 0,075; z = 0,075.
Oxit có Fe : O = 0,075 : 0,075 = 1 : 1 ⟹ Oxit ban đầu là FeO.
(a) sai, H% = 60%.
nAl dư = 2/3.nH2 = 0,03 mol ⟹ nAl pư = 0,06 - 0,03 = 0,03 mol


2Al + 3FeO → Al2O3 + 3Fe
Bđ: 0,06


0,075 (H% tính theo FeO do 0,06/2 > 0,075/3)

Pư: 0,03 → 0,045
⟹ H% = (0,045/0,075).100% = 60%.
(b) sai, chất rắn Y chỉ gồm Fe, FeO.
(c) đúng, 2 cation là Al3+, Fe3+.
(d) sai, oxit ban đầu là FeO.
(e) đúng, VSO2 (đktc) = 0,1275.22,4 = 2,856 lít.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Câu 17: Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + Y → Z + T + H2O
(2) 2X + Y → Z + Q + 2H2O
Các chất T, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaOH, Na2CO3.

B. Na2CO3, Ca(HCO3)2.

C. NaHCO3, Ca(OH)2.

D. CaCO3, NaOH.

Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
Giải chi tiết:
(1) NaHCO3 (X) + Ca(OH)2 (Y) → CaCO3 ↓ (Z) + NaOH (T) + H2O
(2) 2NaHCO3 (X) + Ca(OH)2 (Y) → CaCO3 ↓ (Z) + Na2CO3 (Q) + 2H2O
Câu 18: Eugenol là thành phần chính của tinh dầu hương nhu có cơng thức phân tử C10H12O2. Eugenol tác
dụng được với Na và NaOH. Eugenol không có đồng phân hình học. Hiđro hố hồn tồn eugenol, thu được
sản phẩm 2-metoxi-4-propylxiclohexanol (gọi là sản phẩm P, nhóm metoxi có cơng thức là CH 3O-). Cho các
phát biểu sau:

(a) Eugenol làm nhạt màu nước brom.
(b) Eugenol thuộc loại hợp chất thơm.
(c) Phân tử eugenol có 2 nhóm CH2.
(d) Chất P không tác dụng được với NaOH.
Số phát biểu đúng là
A. 1.

B. 3.

Phương pháp giải:

- Tính độ bất bão hòa: k 

2C  2  H
(1)
2

C. 2.

D. 4.


- Eugenol phản ứng được với Na nên có nhóm -OH hoặc -COOH; phản ứng được với NaOH nên có nhóm OH (phenol) hoặc -COOH.
Mà hiđro hóa eugenol thu được:

⟹ Eugenol có vịng benzen (để nhóm -OH trở thành nhóm chức phenol) (2)
- Theo đề bài eugenol khơng có đồng phân hình học (3)
- Kết hợp (1), (2), (3) suy ra CTCT của eugenol.
Giải chi tiết:
- C10H12O2 có độ bất bão hòa: k 


2C  2  H 2.10  2  12

5 (1)
2
2

- Eugenol phản ứng được với Na nên có nhóm -OH hoặc -COOH; phản ứng được với NaOH nên có nhóm OH (phenol) hoặc -COOH.
Mà hiđro hóa eugenol thu được:

⟹ Eugenol có vịng benzen (để nhóm -OH trở thành nhóm chức phenol) (2)
- Theo đề bài eugenol khơng có đồng phân hình học (3)
- Kết hợp (1), (2), (3) suy ra CTCT của eugenol là:

(a) đúng, do có phản ứng cộng ở ngồi vịng.


(b) đúng, do có vịng benzen.
(c) sai, có 1 nhóm CH2.
(d) đúng, vì nhóm -OH lúc này là ancol khơng cịn là phenol nữa.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 19: Khi đun nóng tinh thể NH4Cl trong ống nghiệm để nghiêng, ở khoảng phân nửa ống nghiệm bên
trên thấy có một đoạn khói trắng. Đám khói trắng đó là
A. hỗn hợp các khí NH3 và HCl.
B. hơi nước ngưng tụ thành sương mù.
C. tinh thể NH4Cl với kích thước nhỏ.
D. hỗn hợp hơi nước và HCl.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của amoniac.
Giải chi tiết:

- Ở nhiệt độ cao, NH4Cl bị phân hủy:
0

NH4Cl  t NH3 + HCl.
- Ở phía trên ống nghiệm nhiệt độ giảm, NH 3 phản ứng với HCl tạo ra khói trắng là các hạt NH 4Cl với kích
thước nhỏ:
NH3 + HCl → NH4Cl.
Câu 20: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X + HCl → X1 + X2 + X3 ↑
X + Ba(OH)2 → X4 ↓ + X2
X + H2SO4 → X5 ↓ + X2 + X3 ↑
Trong đó X, X1, X2, X3, X4, X5 biểu diễn các chất khác nhau.
Cho các phát biểu:
(1) Dung dịch chỉ chứa chất tan X được gọi là nước cứng tạm thời.
(2) Chất X1 là thành phần chính của muối ăn.
(3) Chất X4 tan được trong axit HCl lỗng.
(4) Nước chứa bão hịa X3 hồ tan được X4.
(5) Chất X5 tan được trong axit HCl loãng.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 2.

C. 5.

Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất kim loại kiềm thổ.
Giải chi tiết:

D. 4.



Từ PT1 và PT3 ⟹ X2: H2O; X3: CO2/SO2.
Từ PT2 ⟹ X là muối axit (do sinh ra H2O), mà thu được kết tủa duy nhất nên X là muối axit của Ba2+.
⟹ X là Ba(HCO3)2 hoặc Ba(HSO3)2.
- Trường hợp X là Ba(HCO3)2:
Ba(HCO3)2 (X) + 2HCl → BaCl2 (X1) + 2H2O (X2) + 2CO2 (X3) ↑
Ba(HCO3)2 (X) + Ba(OH)2 → 2BaCO3 (X4) ↓ + 2H2O (X2)
Ba(HCO3)2 (X) + H2SO4 → BaSO4 (X5) ↓ + 2H2O (X2) + 2CO2 (X3) ↑
- Trường hợp X là Ba(HSO3)2: tương tự.
(1) sai, vì khơng chứa ion Ca2+ hay Mg2+.
(2) sai, thành phần chính của muối ăn là NaCl.
(3) đúng, BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2.
(4) đúng, CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2.
(5) sai, BaSO4 khơng tan trong HCl lỗng.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Câu 21: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit khơng no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn
chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T,
thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na 2CO3; 0,195 mol
CO2 và 0,135 mol H2O.
Cho các phát biểu sau:
(a) X là axit acrylic.
(b) Y là axit fomic.
(c) Giá trị của a là 2,3.
(d) Số mol NaOH phản ứng là 0,09.
(g) Trong hỗn hợp M: X và T có số mol bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 5.


B. 4.

C. 2.

D. 3.

Phương pháp giải:
Quy đổi hỗn hợp M gồm: C2H3COOH (x); HCOO-CH2-CH2-OOC-C2H3 (y) và CH2 (z).
Từ nCO2; nH2O; mM ⟹ x, y, z.
⟹ Số mol các chất trong M.
⟹ Biện luận để tìm được X, Y, Z.
Giải chi tiết:
Xét trong 6,9 gam M:


Quy đổi hỗn hợp M gồm: C2H3COOH (x); HCOO-CH2-CH2-OOC-C2H3 (y) và CH2 (z)
+)

n CO2
n H 2O



3x  6y  z
0,1

2x  4y  z 0, 07

⟹ 0,01x + 0,02y - 0,03z = 0 (1)
+) 72x + 144y + 14z = mM = 6,9 (2)

+) Muối gồm C2H3COONa (x + y) và HCOONa (y)
⟹ x + y = nCO2 - nH2O = 0,06 (3)
Từ (1), (2) và (3) ⟹ x = 0,03; y = 0,03; z = 0,03
⟹ M gồm: C2H3COOH (0,03) (X) và CH3COO-CH2-CH2-OOC-C2H3 (0,03) (T)
⟹ Y là CH3COOH và Z là HO-CH2-CH2-OH
+) nX = nT
Xét trong a gam M:
BT π: nX + 2nT = nCO2 - nH2O = 0,03
Mà: nX = nT
⟹ nX = nT = 0,01 ⟹ a = 2,16 gam.
(a) đúng.
(b) sai, vì Y là axit axetic.
(c) sai, vì a = 2,16 gam.
(d) đúng.
(g) đúng.
Câu 22: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO 3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa khơng khí (dư, ở điều
kiện thường). Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy
nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, coi thể tích các
chất rắn khơng đáng kể. Mối liên hệ giữa a và b là
A. a = b.

B. a = 4b.

C. a = 0,5b.

Phương pháp giải:
2FeCO3 + 0,5.O2 ⟶ Fe2O3 + 2CO2 (t0)
4FeS2 + 11O2 ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2 (t0)
Ta có: Ptrc = Psau; Vtrc = Vsau; Ttrc = Tsau ⟹ ntrc pư = nsau pư
⟹ tỉ lệ a và b

Giải chi tiết:
2FeCO3 + 0,5.O2 ⟶ Fe2O3 + 2CO2 (t0)
a

⟶ 0,25a

⟶ a

D. a = 2b.


4FeS2 + 11O2 ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2 (t0)
b

⟶ 2,75b

2b



Ta có: Ptrc = Psau; Vtrc = Vsau; Ttrc = Tsau
⟹ ntrc pư = nsau pư
⟹ 0,25a + 2,75b = a + 2b ⟹ a = b.
Câu 23: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch H 2SO4, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch
CuSO4, xuất hiện đồng bám trên bề mặt nhôm. Các hiện tượng tiếp theo quan sát được là
A. khí hiđro thốt ra mạnh hơn, chủ yếu trên bề mặt lớp đồng.
B. lá nhôm không tan nữa và khơng có khí thốt ra.
C. lớp vảy đồng tan dần, khí thốt ra yếu hơn.
D. khí hiđro thốt ra mạnh hơn, chỉ trên bề mặt lớp nhôm.
Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết ăn mịn điện hóa.
Giải chi tiết:
2Al + 3H2SO4 ⟶ Al2(SO4)3 + 3H2
⟹ Lá nhôm tan dần, có khí H2 thốt ra
Cho CuSO4 vào dung dịch thì xảy ra phản ứng:
2Al + 3Cu2+ ⟶ 2Al3+ + 3Cu ↓
⟹ Khi này tạo thành 1 pin điện hóa, Al là cực âm (anot) còn Cu là cực dương (catot)
Tại catot (+): 2H+1 + 2e ⟶ H2
⟹ Hiện tượng quan sát được là: khí hiđro thốt ra mạnh hơn, chủ yếu trên bề mặt lớp đồng.
Câu 24: Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, để thu gom tối đa lượng thuỷ ngân lỏng đã rơi vãi ra sàn, người ta
dùng một loại chất bột rắc lên bề mặt có thuỷ ngân rơi vãi, chất bột đó là
A. đá vơi.

B. than.

C. cát.

D. lưu huỳnh.

Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất.
Giải chi tiết:
Dùng bột lưu huỳnh để thu dọn thủy ngân vì lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt độ thường.
Hg + S ⟶ HgS ↓
Câu 25: Hiđrocacbon X có tính chất sau:
X tác dụng với brom khan có xúc tác bột sắt chỉ tạo ra một dẫn xuất monobrom Y.
X tác dụng với brom có chiếu sáng chỉ tạo ra một dẫn xuất monobrom Z.
Chất X là



A. hexametylbenzen.

B. p-xilen.

C. neopentan.

Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất.
Giải chi tiết:
X là p-xilen

Câu 26: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Hiện tượng quan sát được ở cốc đựng dung dịch AlCl3 là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
B. có vẩn đục sau đó tan ngay lập tức và dung dịch lại trong suốt.
C. dung dịch vẫn trong suốt.
D. kết tủa keo trắng xuất hiện và không tan.
Phương pháp giải:

D. benzen.


2NaOH + (NH4)2SO4 ⟶ 2NH3 + Na2SO4
3NH3 + 3H2O + AlCl3 ⟶ Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
Giải chi tiết:
2NaOH + (NH4)2SO4 ⟶ 2NH3 + Na2SO4
3NH3 + 3H2O + AlCl3 ⟶ Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
⟹ Hiện tượng: kết tủa keo trắng xuất hiện và không tan.
Câu 27: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+ (0,1 mol), Mg2+ (0,3 mol), Na+ (0,1 mol), Cl- (0,4 mol), HCO3- (y

mol). Cô cạn X bằng cách đun nóng thu được hỗn hợp muối khan Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, để
nguội thu được hỗn hợp rắn có khối lượng
A. 42,7 gam.

B. 37,4 gam.

C. 33,9 gam.

D. 31,7 gam.

Phương pháp giải:
BTĐT: 2nCa2+ + 2nMg2+ + nNa+ = nCl- + nHCO3- ⟹ nHCO32HCO3- ⟶ CO32- + CO2 + H2O (t0)
Gọi muối CaCO3 và MgCO3 có cơng thức chung là RCO3
RCO3 ⟶ RO + CO2 (t0)
⟹ mCR sau pư = mCa2+ + mMg2+ + mNa+ + mCl- + mHCO3- - mCO2 - mH2O
Giải chi tiết:
BTĐT: 2nCa2+ + 2nMg2+ + nNa+ = nCl- + nHCO3- ⟹ nHCO3- = 0,5
2HCO3- ⟶ CO32- + CO2 + H2O (t0)
0,5

⟶ 0,25 ⟶ 0,25 ⟶ 0,25

Gọi muối CaCO3 và MgCO3 có cơng thức chung là RCO3
RCO3 ⟶ RO + CO2 (t0)
0,25

⟶ 0,25

⟹ mCR sau pư = mCa2+ + mMg2+ + mNa+ + mCl- + mHCO3- - mCO2 - mH2O
= 0,1.40 + 0,3.24 + 0,1.23 + 0,4.35,5 + 0,5.61 - (0,25 + 0,25).44 - 0,25.18

= 31,7 gam
Câu 28: Khi sản xuất rượu etylic bằng phương pháp lên men tinh bột, phần còn lại sau chưng cất được gọi là
bỗng rượu. Bỗng rượu để trong không khí lâu ngày thường có vị chua, khi dùng bỗng rượu nấu canh thì
thường có mùi thơm. Chất nào sau đây tạo nên mùi thơm của bỗng rượu?
A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của ancol.
Giải chi tiết:

C. CH3COOC2H5.

D. C6H12O6.


Trong bỗng rượu còn một lượng C2H5OH, khi để trong khơng khí bị oxi hóa thành CH3COOH:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
Dùng bỗng rượu để nấu canh có một lượng nhỏ CH 3COOH tác dụng với C2H5OH tạo ra CH3COOC2H5 có
mùi thơm.
CH3COOH + C2H5OH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ancol đơn chức X trong bình kín chứa 1 mol O 2 (dư), sau phản ứng
trong bình thu được 1,5 mol khí và hơi. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X và 0,2 mol amin Y (no, mạch
hở, đơn chức) cần vừa đủ a mol O2, thu được N2, H2O và 0,6 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,60.

B. 1,05.

C. 0,75.


D. 0,65.

Phương pháp giải:
Ancol X : 0, 2mol  O 2 :1mol

CO 2 : x mol

 1,5mol H 2O : y mol

mol
O 2 du : z

Từ tổng mol hỗn hợp sau phản ứng và bảo toàn nguyên tố O ⟹ nCO2 + nO2 dư ⟹ nH2O.
Thấy nCO2 < nH2O ⟹ Ancol no ⟹ nancol = nH2O - nCO2.
Từ đó xác định được nCO2, nH2O, nO2 dư.
Xác định được ancol là C3H8O.
Quy đổi:

C3H8O = 3 CH2 + H2O
Amin = ? CH2 + 1 NH3

CH 2
 O 2 : a  CO 2  H 2O  N 2

 NH3
BTNT C → nCH2 = nCO2
BTNT H → nH2O = nCH2 + 1,5nNH3
BTNT O → nO2 = nCO2 + 0,5nH2O
Giải chi tiết:


Ancol X : 0, 2mol  O 2 :1mol

CO 2 : x mol

 1,5mol H 2O : y mol

mol
O 2 du : z

Tổng mol hỗn hợp sau pư: x + y + z = 1,5 (1)
BTNT O: 2x + y + 2z = 0,2 + 2.1 = 2,2 (2)
Lấy (2) - (1) được: x + z = 0,7 ⟹ y = 0,8
Ta thấy x < 0,7 ⟹ nCO2 < nH2O ⟹ Ancol no


⟹ nancol = nH2O - nCO2 ⟹ y - x = 0,2 (3)
Giải (1), (2), (3) được: x = 0,6; y = 0,8; z = 0,1.
⟹ Cancol = nCO2 : nancol = 0,6 : 0,2 = 3 ⟹ C3H8O.
Quy đổi:

C3H8O = 3 CH2 + H2O
Amin = ? CH2 + 1 NH3

CH 2
 O 2 : a  CO 2 : 0, 6  H 2O  N 2

 NH 3 : 0, 2
BTNT C → nCH2 = nCO2 = 0,6 mol
BTNT H → nH2O = nCH2 + 1,5nNH3 = 0,6 + 0,2.1,5 = 0,9 mol

BTNT O → nO2 = nCO2 + 0,5nH2O = 0,6 + 0,5.0,9 = 1,05 mol



×