Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bộ đề olympic lịch sử 10 và 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.56 KB, 15 trang )

ĐỀ THI OLYMPIC
Môn : LỊCH SỬ-KHỐI 11
Thời gian :180 phút
ĐỀ
Câu 1: (4điểm) Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
chống phong kiến, đế quốc(cuối thế kỉ XIX) , đặc biệt là phong trào Duy Tân đã
ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?.
Câu2: (4điểm).
a. Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần
Vương chống thực dân Pháp xâm lược theo yêu cầu sau:
STT Cuộc khởi nghĩa Thời
gian
Người lãnh
đạo
Địa điểm Quy mô
b. Đánh giá về phong trào Cần Vương.
Câu 3: (4điểm) So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần
Vương chống Pháp theo yêu cầu được thể hiện trong bảng sau:
Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước đầu
thế kỉ XX
Bối cảnh lịch sử
Mục tiêu đấu tranh
Hình thức đấu tranh
Lực lượng tham gia
Kết quả
Ý nghĩa
Câu 4: (4điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, em hãy so sánh chính sách
đóng cửa của Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Tô-ku-ga-oa với chính sách đóng cửa
của Trung Quốc dưới thời phong kiến Mãn Thanh.
Câu5: (4điểm) Bằng kiến thức đã học về cuộc “Chiến tranh thế giới thứ II
(1939-1945)”,em hãy rút ra những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân


phiệt Nhật.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4điểm)
a) Phong trào đấu tranh : (2.0 điểm)
- Phong trào Duy tân Mậu Tuất (1898) :(1,0 điểm)
+ Lãnh đạo là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.(0,25 điểm)
+ Nội dung, cải cách về mọi mặt - kinh tế (phát triển công nghiệp, khuyến
khích sự sáng tạo và phát minh khoa học), văn hoá (học chương trình mới, đưa
khoa học kĩ thuật vào nhà trường), quân sự (trang bị, huấn luyện kiểu Âu - Mĩ),
chính trị (dân được quyền kiến nghị với nhà vua)…(0,5 điểm)
+ Cuộc vận động thực hiện được 103 ngày thì chấm dứt vì thế lực bảo thủ
phản động nhà Thanh phá hoại.(0,25 điểm)
- Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn (1900) :(1,0 điểm)
+ Đầu thế kỉ XX, do ách thống trị của phong kiến trong nước và sự xâm
lược của đế quốc làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát
triển mạnh. (0,25 điểm)
+ Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên tiếp, lớn mạnh nhất là
Nghĩa Hoà Đoàn ở Sơn Đông lan rộng khắp miền Bắc Trung Quốc.Năm 1900,
Nghĩa Hoà Đoàn tấn công vào các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.(0,25 điểm)
+ Liên quân tám nước đế quốc đánh Bắc Kinh, bắt giết, cướp bóc, đốt phá
nhà cửa, đất đai của nhân dân Trung Quốc.(0,25 điểm)
+ Triều Thanh đầu hàng, kí điều ước Tân Sửu (1901) chịu nhiều điều
khoản nặng nề (bồi thường chiến phí cho các nước đế quốc đóng quân ở Bắc
Kinh).Trung Quốc thực sự trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
(0,25 điểm)
b) Ảnh hưởng đối với Việt Nam :(2,0 điểm)
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc,
đặc biệt là phong trào Duy Tân đã lan sang các nước láng giềng vùng Đông Nam
Á.(1,0 điểm)
- Tại Việt Nam một số sĩ phu yêu nước, qua các sách báo của Khang Hữu Vi và

Lương Khải Siêu đã tiếp thu tư tưởng cải cách, từ đó làm nảy sinh một khuynh
hướng chính trị mới : Trào lưu dân tộc của chủ nghĩa với hai gương mặt tiêu
biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. (1,0 điểm)
Câu 2: (4 điểm)
Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương
chống thực dân Pháp xâm lược theo nội dung mẫu sau: (2,0 điểm)
Nội dung Cuộc
khởi
nghĩa
Thời
gian
Người lãnh đạo Địa
điểm
Quy mô
1.
(0,5điểm)
Bãi
Sậy
1883
-
1892
Đinh Gia
Quế& Nguyễn
Thiện Thuật
Hưng
Yên
Là cuộc khởi nghĩa
lớn nhất ở đồng bằng
Bắc bộ;phát triển hình
thức tác chiến du kích.

2.
(0,5điểm)
Ba
Đình
1886
-
1887
Phạm Bành &
Đinh Công
Tráng
Thanh
Hoá
Chặn đánh các đoàn
xe tải& tập kích
địch;điển hình lối
đánh phòng ngự kiên
cố.
3.
(0,5điểm)
Hùng
Lĩnh
1887
-
1892
Tống Duy Tân
& Cao Điển.
Thanh
Hoá
Tổ chức nhiều trận tập
kích,trận Vân đồn,trận

Yên Lãng.
4.
(0,5điểm)
Hương
Khê
1885
-
1895
Phan Đình
Phùng & Cao
Thắng.
Thanh
Hoá,
Nghệ
Có quy mô lớn &kéo
dài nhất trong phong
trào Cần vương .Tổ
An,

Tĩnh,
Quảng
Bình.
chức quân đội tập
luyện quy cũ;chế tạo
được vũ khí .Nghĩa
quân đánh nhiếu trận
lớn bằng tập
kích,chống càn( đồn
Trường Lưu,thị xã Hà
Tĩnh,Vụ Quang )

- Đánh giá về phong trào Cần vương (2.0 điểm)
- Ưu điểm:(1.0 điểm)
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân
dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.(0,5 điểm)
+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh
tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc
chiến tranh.(0,5 điểm)
- Hạn chế:(1.0 điểm)
+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo
thành phong trào trong toàn quốc.(0,5 điểm)
+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa
các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong
kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.(0,5 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
So sánh phong tràoCần Vương và phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam
đầu thế kỉ XX theo yêu cầu được thể hiện trong bảng sau :
Nội dung so
sánh
Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước đầu
TKXX
Bối cảnh lịch sử Triều đình Huế đã kí kết Ảnh hưởng những trào lưu tiến
(0,5 điểm) Hiệp ước 1884,thực sự đầu
hàng thực dân Pháp.Vua
Hàm Nghi hạ chiếu Cần
Vương
bộ thế giới. Thực dân Pháp đã
tiến hành công cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất .
Mục tiêu đấu
tranh

(1,0 điểm)
Trung quân ái quốc( nước
gắn với vua), đánh Pháp ,
khôi phục lại chế độ phong
kiến
Nước gắn liền với dân, chống
Pháp để cứu nước, cứu dân,
thay đổi chế độ.
Hình thức đấu
tranh
(0,5 điểm)
Khởi nghĩa vũ trang Khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh
chính trị, ngoại giao và cải cách
Lãnh đạo
(1,0 điểm)
Sĩ phu văn thân yêu nước
còn mang ý thức hệ phong
kiến : Sĩ phu (Nguyễn Thiện
Thuật, Phan Đình Phùng…)
nông dân.
Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu
ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư
sản ( Phan Bội Châu, Phan
ChâuTrinh), nông dân,tư
sản,tiểu tưsản.
Kết quả
(0,5 điểm)
Các cuộc khởi nghĩa đều
thất bại
Đặt nền tảng cho tư tưởng dân

chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Ý nghĩa
(0,5 điểm)
Nêu cao tinh thần yêu nước,
ý chí đấu tranh bất khuất
của dân tộc, mở đường cho
những cuộc vận động cách
mạng đầu thế kỉ XX.
Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu
tranh giải phóng dân tộc, mở ra
một con đường mới từ sau thế
chiến thứ nhất.
Câu4:(4điểm). So sánh
a) Giống nhau:(1.0điểm)
- Khi thực hiện chính sách đóng cửa, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tồn tại chế
độ phong kiến, kinh tế nông nghiệp chủ yếu.(0,5 điểm)
- Lo sợ mất nước.(0,5 điểm)
b) Khác nhau :
- Mục đích:(2,0 điểm)
Nhật Bản - Tô-ku-ga-oa Trung Quốc - Mãn Thanh
- Ngăn ngừa hàng hoá phương Tây
xâm nhập. Chấm dứt tình trạng vàng,
bạc của Nhật ra nước ngoài.(0,5
điểm)
- Ngăn chặn sự nổi dậy của các lãnh
chúa cùng Tây Nam bị thương nhân
phương Tây xúi giục.Cho phép người
Hà Lan ở lại làm cầu nối tiếp xúc văn
hoá giữa người Nhật Bản với phương
Tây. Do đó, đây là chính sách " đóng

cửa có chọn lựa".(0,5 điểm)
- Ngăn chặn cuộc chiến tranh thuốc
phiện (1840 - 1842).(0,5 điểm)
- Tệ nạn Xã Hội lan tràn, do đó, chính
sách đóng cửa của Trung Quốc là
chính sách " đóng cửa bảo thủ ".(0,5
điểm)

- Hậu quả :(1,0 điểm)
- Nhật Bản thoát khỏi ách thuộc địa
trở thành một đế quốc phong kiến
quân phiệt đầu tiên của Châu Á
- Trung Quốc trở thành một nước nửa
thuộc địa nửa phong kiến.
Câu5: (4 điểm)
Năm nhân tố đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản:
- Sự suy sụp của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia ở châu Âu làm cho Nhật Bản mất
chỗ dựa và rơi vào thế tuyệt vọng.(1,0 điểm)
- Sự thất bại trên các đảo Thái Bình Dương, Đông Nam Á, sự tấn công của quân
Anh,2 quả bom nguyên tử tạo tâm lí hoảng sợ .(1,0 điểm)
- Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông đã xuất kích một lực lượng hùng
hậutiêu diệt đạo quân Quan Đông đã dặt Nhật Bản vào thế thất bại là không
tránh khỏi.(1,0 điểm)
- Quân giải phóng Trung Quốc đã chuyển sang tổng phản công và nhiều nước
Đông Nam Á khác phong trào chống Nhật sôi sục ( ở Việt Nam, Inđônêxia,
Malaixia )(0,5 điểm)
- Sức ép của nhân dân và phái chủ hòa trong nội bộ giới cầm quyền ở Nhật Bản.
(0,5 điểm)
ĐỀ THI OLYMPIC 30-4-2008
Môn : LỊCH SỬ-KHỐI 10

Thời gian :180 phút
ĐỀ
Câu 1: (4điểm)
Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị trung
đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội
phong kiến lúc bấy giờ” (Ph. Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em
hãy cho biết :
a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào?
b) Mô tả bộ mặt của thành thị trung đại.
c) Vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.
d) So sánh các thành thị trung đại Tây Âu và các thành thị trung đại phương
Đông.
Câu 2:(4 điểm) Trình bày những biểu hiện của mầm mốmg kinh tế tư bản chủ
nghĩa dưới thời Minh(1368-1644) ở Trung Quốc thời phong kiến? Tại sao thời
kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc?
Câu 3:( 4 điểm)
Lập bảng thống kê khái quát các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ
thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X? Qua bảng thống kê,nêu nhận xét về cuộc đấu tranh
của nhân dân ta.
Câu 4:(4 điểm)
Lập bảng so sánh nhà nước thời Lý,Trần và thời Lê sơ (Tổ chức bộ máy nhà
nước,luật pháp,quân đội,chính sách đối nội,đối ngoại).
Câu 5:(4 điểm)
Nêu tóm tắt cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên( thế kỉ XIII) của quân và
dân ta dưới thời Trần.Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi .
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4điểm)
a. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thành thị Tây Âu thời trung
đại(1điểm)
- Từ thế kỉ XI sản xuất nông nghiệp ở Tây Âu phát triển dẫn đến sự tăng nhanh

sản phẩm xã hội.(0,25 điểm)
- Xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.(0,25
điểm)
- Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của người thợ thủ công.(0,25 điểm)
- Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa đến những nơi thuận
tiện để sản xuất, mua bán (các bến sông, các đầu mối giao thông…). tại những
nơi này dần dần hình thành “thành thị”.(0,25 điểm)
b. Mô tả bộ mặt thành thị(1điểm)
- Gồm một bức thành xây dựng bao quanh thành, ngăn cách vùng đất của thành
thị với vùng đất của lãnh chúa, thường đóng cổng về ban đêm.(0,25 điểm)
- Thành thị có bến cảng và chợ phiên lớn.Các thợ thủ công tập trung theo nghề
nghiệp trong các phường hội. Các thương nhân tập hợp tạo thành các thương
hội.(0,25 điểm)
- Các phố là những đường trục có cửa hiệu, phổ biến là các nhà bằng gỗ, mặt
tiền hẹp (vì sợ đóng thuế) có tầng gác, cửa hiệu trông ra ngoài phố, vừa là xưởng
thủ công sản xuất hàng hoá, vừa là nơi bày bán.(0,25 điểm)
- Các thành thị thường có các nhà thờ xứ của thị dân, trong đó các tháp canh
được gắn đồng hồ lớn.Đường phố thường hẹp không lát đá, không điện thắp
sáng (từ thế kỉ XIV mới có đèn chùm thắp bằng dầu).(0,25 điểm)
=>Bức tranh đời sống sinh hoạt của thành thị trung đại châu Âu tuy còn nhiều
hạn chế song đã thể hiện sự sầm uất và sự tập trung sản xuất.
c. Vai trò của thành thị(1điểm)
- Kinh tế :(0,25 điểm)
Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành
thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao
đổi lấy hàng hoá thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa
nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị, Do đó hai ngành có
điều kiện cải tiến để phát triển. Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường
hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho
nền kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia dân tộc.

- Xã hội :(0,25 điểm)
Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ
thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân.
Vì vậy nông nô sẽ noi theo gương thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải
phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay
chuộc thân.
- Chính trị :(0,25 điểm)
Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để
quản lí thành thị.Tiếp đó, thị dân giúp đỡ nhà vua xoá bỏ chế độ phong kiến
phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần được tham gia
vào chính quyền phong kiến như làm quan toà, quan tài chính, tham gia hội nghị
3 đẳng cấp.
- Văn hoá – Giáo dục :(0,25 điểm)
Thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức; thành
thị mở các trường đại học để đào tạo tầng lớp tri thức cho thị dân (Đại học
Oxphowt, Xoocbon…). Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hoá, tinh thần
như sáng tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc…làm sinh hoạt văn hoá ở thành thị
sôi nổi hẳn lên.
=> Vì vậy, nói về vai trò của thành thị trung đại có nhận định cho rằng : “Thành
thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối
là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”. Vì nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử
trung đại thế giới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Sự ra đời
của thành thị trung đại Tây Âu là tiền đề cho sự phồn vinh của các thành phố
hiện nay.
d. So sánh các thành thị trung đại Tây Âu và các thành thị trung đại
phương Đông :(1điểm)
- Thành thị trung đại Tây Âu là một phản đề kinh tế - xã hội của nông thôn lãnh
địa. Sự lớn mạnh của thành thị Tây Âu gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
hàng hoá.(0,25 điểm)
- Thành thị trung đại Tây Âu có tính tự trị, thị dân bầu hội đồng quản lí thành

thị.Thành thị trung đại Tây Âu tuy còn nằm trong khuôn khổ của chế độ phong
kiến nhưng đã phát huy tính tích cực thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển, và
về sau trở thành những thành thị cận đại tư bản chủ nghĩa.(0,25 điểm)
- Ở phương Đông quyền lực tuyệt đối của nhà vua ở khắp nơi, không có điều
kiện cho các thành thị tự trị xuất hiện.(0,25 điểm)
- Tất cả mọi hoạt động kinh tế của phương Đông đều do nhà nhà nước phong
kiến kiểm soát và khống chế, cho nên không có điều kiện kinh tế hàng hoá tự do
phát triển. Do đó, thành thị đã hoà nhập với nông thôn.(0,25 điểm)
* Vì vậy, ở phương Đông tuy có những thành thị phồn thịnh nhưng không thể
chuyển biến thành những thành thị cận đại tư bản chủ nghĩa như ở phương Tây.
Câu 2: (4 điểm)
- Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển
kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc,
biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.(0,25
điểm)
- Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trên quy
mô lớn, có lao động làm thuế; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là
“chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”.(1,0 điểm)
- Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện
nhiều và mở rộng, tập trung đông dân cư, sầm uất như Nam kinh, Bắc Kinh (1,0
điểm)
- Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng.
Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quí tộc vẫn gia tăng.Trong
nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua).
(1,0 điểm)
- Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do bị
kìm hãm bởi :
Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế.Chế
độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến. như những chính sách thống trị
lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân

tộc” , chính sách “bế quan toả cảng”…(0,75 điểm)
Câu 3. (4,0điểm)
- Lập bảng thống kê.( 3 điểm,mỗi ý 0.5 điểm)
STT Năm khởi
nghĩa
Tóm tắt diễn biến,kết quả
1 542 - Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Năm 544, thành lập nước
Vạn Xuân.
2 687 - Lý Tự Kiên, Đinh Kiến, vây đánh phủ thành Tống Bình(Hà
Nội), giết chết đô hộ phủ Lưu Diên Hựu.
3 722 - Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi
dậy khởi nghĩa, tấn công phủ thành Tống Bình. Đô hộ Quang Sở
Khách bỏ trốn. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở
Vạn An (Nghệ An).
4 Khoảng
776
- Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây-Hà Tây), đánh
chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước.Phùng Hưng mất
năm 791, nhà Đường đem quân xâm lược.
5 905 - Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đánh chiếm phủ
thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.
6 938 - Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, bảo vệ
độc lập tự chủ.
-Nhận xét: (1 điểm)
Từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh chống Bắc
thuộc mạnh mẽ ,quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi,kết thúc hoàn toàn thời
kì bị phương Bắc đô hộ,mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta.
Câu 4. Lập bảng so sánh ( 4 điểm).
Thời Lý,Trần Thời Lê sơ
* Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Chính quyền Trung ương. (0.25
điểm)
Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi
quyền hành.Giúp vua trị nước có Tể
tướng và các đại thần,các chức hành
khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí
như sảnh, viện,đài.
- Chính quyền địa phương.(1,0
điểm)
Chia thành lộ ,trấn do hoàng thân
quốc thích cai quản.Dưới là
* Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Chính quyền Trung ương.(0.25
điểm)
Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi
quyền hành.Tể tướng và Đại hành
khiển bị bãi bỏ,6
bộ( Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công) được
lập làm việc trực tiếp với vua, chịu
trách nhiệm trước vua.
- Chính quyền địa phương.(1,0 điểm)
Cả nước chia thành 13 đạo thừa
tuyên,mỗi đạo có 3 ti ( Đô ti,Thừa
ti,Hiến ti) Dưới đạo là
Phủ,huyện ,châu do quan lại triều
đình trông coi. Các chức vụ cao cấp
trong triều đình và cai quản các địa
phương phần lớn do các vương hầu
quý tộc theo dòng họ nắm giữ.Giống
thời Lê, thể chế chung là quân chủ

chuyên chế, song chuyên chế thời
Trần còn có mức độ vì dưới vua còn
có Tể tướng và các quan đại thần.
- Luật pháp: (0.25 điểm)
+ Có bộ Hình Luật.
+ Nhằm bảo vệ quyền hành của giai
cấp thống trị,an ninh đất nước và một
số quyền lợi chân chính của nhân dân.
- Quân đội:(0.25điểm)
Được tổ chức quy củ,gồm cấm binh
và ngoại binh.Tuyển theo chế độ
“Ngụ binh ư nông”
- Chínhsách đối nội,đối ngoại:
(0.25điểm)
Chăm lo đời sống nhân dân,đoàn kết
dân tộc,hòa hiếu láng giềng,sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân
tộc.
phủ,huyện,châu,xã.Khác với thời Trần,
các quan lại đều phải trải qua thi cử,đổ
đạt mới được bổ nhiệm. Quý tộc muốn
làm quan cũng phải thi.Các chức quan
trung gian giữa vua và các cơ quan
hành chính bị bãi bỏ.Chứng tỏ vua
nắm quyền hành chuyên chế ở mức độ
cao hơn thời Trần.Dưới thời Lê, bộ
máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt
mức độ hoàn chỉnh.
- Luật pháp: (0.25 điểm)
+ Có Quốc triều hình luật(luật Hồng

Đức).
+ Tính chất của luật pháp giống thời
Trần ,thể hiện tính giai cấp,dân tộc
nhưng đề cập đến mọi mặt của đời
sống xã hội, nên toàn diện và tính dân
tộc sâu sắc hơn.
- Quân đội:(0.25điểm)
Về cơ bản giống thời Trần, nhưng
trang bị vũ khí đầy đủ hơn.
- Chính sách đối nội,đối ngoại:
(0.25điểm)
Tiếp tục củng cố khối đoàn kết dân tộc
trong nước,những người có công được
trọng dụng. quan hệ hòa hiếu với các
nước láng giềng.
Câu 5.( 4 điểm)
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. (2,0 điểm)
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đương đầu với thử thách lớn lao kéo dài 30
năm: 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên( 1258;1285;1288).(0.5 điểm)
- Dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu
nước cùng hàng loạt các tướng lĩnh tài năng, cả nước quân và dân quyết tâm
chống giặc bảo vệ Tổ quốc (0.5 điểm)
- Kinh thành Thăng long ba lần vó ngựa quân Mông-Nguyên giày xéo nhưng với
tinh thần “Sát thát” quân dân Đại Việt đánh bại quân xâm lược (0.5 điểm)
- Đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288) mãi mãi đi vào lịch sử như
một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta (0.5 điểm).
* Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.(2,0 điểm)
-Ý nghĩa lịch sử:(1,0 điểm)
+ Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông-Nguyên,bảo vệ nền độc lập dân
tộc ( 0,25 điểm)

+ Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân
dân. 0,25 điểm)
+ Góp phần xây đắpthêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù (0,25 điểm)
+ Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông-Nguyên đối với Nhật Bản
và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông-Nguyên trên
toàn châu Á.(0,25 điểm)
- Nguyên nhân thắng lợi:(1,0 điểm)
+ Sự đoàn kết đồng lòng nhất trí của quân và dân nhà Trần với hào khí “Đông
Á” bất diệt, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân
tộc (0,25 điểm)
+ Sự chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến (0,25
điểm)
+ Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua tôi nhà Trần ( Trần Hưng Đạo).(0,25
điểm)
+ Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân, chủ động gải quyết
những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm lược.(0,25
điểm)

×