Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

học và ôn thi môn lịch sử 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.59 KB, 21 trang )

Học và ôn thi môn Lịch Sử 12
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
PHẦN MỘT - LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945-2000)
Bài 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta và cho biết
những hệ quả của những quyết định đó.
- Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích gì? Những hoạt động
của tổ chức Liên Hợp Quốc.
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga
(1991-2000)
- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu
trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa).
- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nguyên nhân chính dẫn
đến sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991-2000.
Bài 3. Các nước Đông Bắc Á
Trung Quốc: Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và thành
tựu năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959). Công cuộc cải cách mở
cửa (1978-2000).
Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Lào và Cam-pu-chia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN, cơ
hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh
Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi
và Mĩ la-tinh.
Bài 6. Nước Mĩ
- Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mĩ từ 1945 đến năm 2000.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến nay.
Bài 7. Tây Âu


Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Bài 8. Nhật Bản
- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ năm 1945
đến năm 1973.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh”
- Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc “chiến tranh lạnh”.
- Xu thế hoà hoãn Đông - Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt.
- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi “chiến tranh lạnh”
chấm dứt.
Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau
thế kỉ XX
- Nguồn gốc và đặc điểm.
- Những thành tựu chính.
- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1925
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Những chuyển biến của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam
dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những
hoạt động đó.
Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm
1930
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai
trò của tổ chức này đối với việc thành lập Đảng.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam trong năm 1929.
- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

Cộng sản Việt Nam.
Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935
- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách
mạng 1930-1931.
- Nội dung cơ bản của luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương (10-1930).
Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939
- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn và phong trào đấu tranh tiêu
biểu trong thời kì 1936-1939.
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-
1939.
Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị
Trung ương 6-8), ý nghĩa của sự chuyển hướng đấu tranh.
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
(chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang ).
- Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào
kháng Nhật cứu nước.
- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong
cả nước.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau 2/9/1945 đến trước
19/12/1946
- Những nét chính về tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt
và khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản,
bảo vệ chính quyền cách mạng.

Bài 18, 19, 20.
- Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ? Nội
dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu -
đông (1950), Đông - Xuân (1953-1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Pháp.
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
- Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
- Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ - nguỵ như thế nào?
Bài 22. Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh cục
bộ”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của Mĩ - nguỵ như thế nào?
- Âm mưu thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Việt Nam hoá”
chiến tranh quân và dân ta đã chiến đấu và chống chiến lược “Việt Nam
hoá” chiến tranh của Mĩ - nguỵ như thế nào?
- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri (1/1973).
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
- Diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước.

Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-
2000)
- Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc đổi mới đất nước? Nội
dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng.
- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986
đến năm 2000.
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
PHẦN MỘT - LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
Bài 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta và phân tích hệ
quả của những quyết định đó.
- Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích gì ? Những hoạt động
của tổ chức Liên Hợp Quốc.
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945–1991), Liên bang Nga
(1991–2000)
- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu
trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa).
- Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Công cuộc cải tổ (1985-
1991). Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở
Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991–2000.
Bài 3. Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên
Trung Quốc: Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và thành
tựu mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959). Công cuộc cải
cách - mở cửa (1978-2000).
Bài 4. Các nước Đông Nam Á
- Những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
- In-đô-nê-xi-a, Lào và Cam-pu-chia. Sự ra đời và phát triển của tổ chức
ASEAN, cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Bài 5. Ấn Độ và khu vực Trung Đông

- Cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Pa-le-xtin từ năm
1947 đến nay.
Bài 6. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh
Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi
và Mĩ La-tinh.
Bài 7. Nước Mĩ
- Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.
Bài 8. Tây Âu
Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Bài 9. Nhật Bản
- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản từ năm 1945 đến
năm 1973.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
- Những thách thức đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Bài 10. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh.
- Xu thế hoà hoãn Đông - Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh
chấm dứt.
Bài 11. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau
thế kỉ XX
- Nguồn gốc và đặc điểm.
- Những thành tựu chính.
- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
- Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cách mạng
khoa học - công nghệ.
PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Bài 13. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Những chuyển biến của các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam
dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
Bài 14. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm
1925
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925), ý nghĩa của những
hoạt động đó.
Bài 15. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm
1930
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vai
trò của tổ chức này đối với việc thành lập Đảng.
- Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929.
- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Bài 16. Phong trào cách mạng 1930-1935
- Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng
1930-1931.
- Sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương (10-1930). Ưu điểm và hạn chế của Luận cương.
Bài 17. Phong trào dân chủ 1936-1939
- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn và những phong trào đấu
tranh tiêu biểu trong thời kì 1936-1939.
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-
1939.

Bài 18. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6-8), ý nghĩa của sự chuyển
hướng đấu tranh.
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
(chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang ).
Bài 19. Cách mạng tháng Tám 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
thành lập
- Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào
"kháng Nhật cứu nước".
- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước.
- Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học lịch sử của Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Bài 20. Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (từ sau ngày 2/9/1945 đến
trước ngày 19/12/1946)
- Những nét chính của tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- Bước đầu công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải
quyết nạn đói, nạn dốt, và khó khăn về tài chính. Cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp
(6/3/1946).
Bài 21, 22, 23.
- Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội
dung của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- Những chiến thắng lớn: Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu -
đông (1950), Đông - Xuân (1953-1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Pháp.

Bài 24. Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền Nam
đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm - gìn giữ hoà bình (1954-1960)
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”
(1959-1960).
Bài 25. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến
lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1961-1965).
- Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ - nguỵ như thế nào?
Bài 26. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968)
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ thực hiện trong chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của Mĩ - nguỵ như thế nào ?
- Sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Bài 27. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh ở miền
Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969-
1973)
- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - nguỵ trong chiến lược “Việt Nam hoá”
chiến tranh. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam
hoá” chiến tranh của Mĩ - nguỵ như thế nào?
- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri (1/1973).
Bài 28. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới
giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Diễn biến, kết quả, của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước.
Bài 31. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-
2000)
- Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc đổi mới đất nước? Nội
dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng.
- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm
1986 đến năm 2000.
Học và ôn thi môn Lịch Sử tốt nhất
Moderator
04-05-2007, 00:25
/>Để có kết quả thi tốt, học sinh học sử nên học và hiểu theo vấn đề, tránh
học vẹt. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để học tốt môn Sử và làm bài đạt điểm cao, Phó GS.TS
Nguyễn Ngọc Cơ, phó Chủ nhiệm khoa Sử trường ĐH Sư phạm I Hà Nội
cho biết:
Phải thổi hồn vào những con số
Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế
là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, năm
tháng. Người học sinh phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và
thổi hồn vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày khô
khan, vô nghĩa. Và các em cũng sẽ khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra
con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh.
Học Sử các em nên chia từng thời kỳ ra học và trong từng thời kỳ phải
định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo
khoa. Tuy các tri thức được cung cấp đầy đủ trong SGK nhưng người
học phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu câu hỏi
đưa ra.
Ví dụ: Giai đoạn lịch sử từ 1919 - 1945, có 2 thời kỳ trước khi có Đảng
lãnh đạo và sau khi có Đảng lãnh đạo thì mỗi quá trình diễn ra như thế

nào, và 1945 trở đi có sự kiện gì Học sinh phải hiểu được nguyên nhân,
tiến trình, đường lối, sự phát triển của sự kiện.
Đừng học vẹt
Đừng coi Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào
nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học, phải hiểu vấn đề để
nắm vững then chốt của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm vì đề
thi trong những năm gần đây đều thiên về dạng bài có phân tích và tổng
hợp. Trong qúa trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu
bật được tính khái quát của vấn đề. Do vậy, yêu cầu học sinh phải nắm
đại thể và biết khái quát vấn đề, quan trọng nhất là nắm chắc câu hỏi.
Hiện nay học sinh yếu nhất là nắm vấn đề và cách trình bày. Do vậy phải
nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa nhưng đặc biệt không nên học
thuộc. Học theo vấn đề hiểu vấn đề.
Vậy, làm thế nào để bài thi môn Sư đạt kết quả tốt?
Có 3 cách: Thứ nhất: Đi thẳng vào vấn đề mà câu hỏi đưa ra.
Thứ hai: Với học sinh khá hơn thì làm bài có tuần tự, đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là lôzíc vấn đề của lịch sử mà chúng
ta không thể bỏ qua. Thí sinh làm bài với kiểu này thường có điểm cao
hơn.
Thứ ba: Đối với một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải có nhận thức một
cách chính xác. Với loại câu hỏi này, không nên trả lời loanh quanh, nếu
trả lời loanh quanh. Ví như, câu hỏi của đề thi học sinh giỏi vừa qua: Sự
kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ
tự phát sang tự giác? Câu hỏi này chỉ đòi hỏi học sinh trả lời sự kiện ra
đời của đảng 1930, đánh dấu quá trình chuyển từ tự phát sang tự giác của
công nhân Việt Nam. Học sinh không nhận thức được điều đó thì trả lời
loanh quanh là suốt từ quá trình công nhân Việt Nam ra đời, thậm chí
còn phát triển sai là phong trào công nhân Ba Son như vậy điểm rất thấp.
Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên tắc chung
của Bộ ra đề phải nằm trong chương trình THPT, không có đề nào nằm

ngoài chương trình, thường chương trình lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề
thi. Nhưng với lịch sử không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với
nhau.
Đối với lịch sử thế giới thường ra đề trong phạm vi từ năm 1945 trở lại
đây. Học sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì dễ “ăn” điểm nhất vì
không phải phân tích nhiều. Đặc biệt, sách giáo khoa lịch sử xuất bản
năm 1991 học sinh nên chú ý học.
Mình rất ham thích học môn lịch sử, có lẻ thừ nhỏ mình hay đọc chuyện
kiếm hiệp, truyện Tàu, nên làm cho mình hay muốn tìm hiểu thêm
thông tin về các mẫu chuyện ấy, và lại được học ở thầy dạy môn Sử ở
cấp 2 của mình thật tuyệt vời nên mình đâm ra thích học môn sử, còn bây
gời mình là GV dạy môn Toán đi dự giờ, đi ngang qua các tiết dạy của
các thầy dạy môn Sử, mình thấy sao mà không muốn học môn Sử gì cả
có lẻ là do năng lực của người thầy chăng ? Mong các đồng nghiệp và
các em học sinh cho mình 1 lời góp ý để việc dạy và học LS là niềm
vui ,sự ham thích của người học.
(Nguồn: Dân trí)
Học sử không nên học thuộc lòng vì chóng quên& khi vào phòng thi
quên một chữ là cả bài không nhớ. Sai lầm lớn là do không đọc SGK ,
khi các bạn chịu khó đọc tự bạn sẽ tự hào & phần nào nhớ ý chính.Sau
thời gian nghe giảng bạn dể hiểu hơn học bài nhanh thuộc hơn. Cần có
một tài liệu tham khảo vì nó giúp học cánh lập luận có hệ thống khi vào
phòng thi làm ý này tự trong đầu ta sẽ nhớ ý kia .Các bài khó nhiều (sự
kiện ,móc thời gian ,diễn biến phức tạp) bạn cần hệ thống bằng thơ, công
thức do mình làm v.v (v/d công nhân VN có 3 điểm đặc biệt : chịu 3 sự
áp bức , có truyền thống anh hùng ,yêu nước ,chống giặc & sớm tiếp thu
chủ nghĩa Mác-Lênin tôi có thơ
Cũ nông dân mới có công nhân
Ba tầng áp bức luôn bóc lột
sẵn lòng yêu nước của cha ông

Mác dẫn lối tìm đường chống giặc…
2 Thi cần phải biết một cách tổng quát nd sử & chuyên sâu thêm vì trắc
nghiệm không có hạn chế . Chuyên sâu cũng phải từ SGK mà ra ,phải
hiểu nd sách thì ta đễ làm các câu hỏi khó của tự luận & trắc nghiệm.Khi
học thi ta học các ý cơ bản trước sau là chi tiết (những trận đánh ta nên
vẽ hình, thống kê bằng bảng thì sẽ chóng nhớ ) từ đó sẽ làm được các câu
hỏi đòi hỏi suy luận.
Đó là một số ý kiến& kinh nghiệm của mình mong các bạn hiểu
được.trong v/đ học tập tuỳ hoàn cảnh sẽ có ý kiến hay hơn mong các bạn
đóng góp xây dựng & trao đổi cùng nhau học hỏi.
AAa
Như một số bài trên diễn đàn về kinh nghiệm học Lịch sử cũng như trong
từng khóa học trên hocmai.vn đã có mục Kinh nghiệm học và thi đã nói
rất nhiều về kinh nghiệm học Sử. Em nên đọc tham khảo nhé! Ở đây chị
nêu cho em 1 số phương pháp nhé!
- Lúc học Sử em ko nên thụ động chỉ đọc sách giáo khoa, mà nên học với
1 tinh thần tập trung, chủ động khám phá tò mò. VD: học về chiến dịch
nào đó, em nên đặt ra nhiều câu hỏi tại sao, từ đó trả lời các câu hỏi do
mình tự suy luận ra và đối chứng với sách giáo khoa xem sự suy luận của
mình có đúng ko.
- Em nên nhớ các ý nghĩa, bài học, đánh giá đc các sự kiện trước khi nhớ
nội dung sự kiện. VD: Bản tuyên ngôn nào có ý nghĩa khai sinh ra nước
VNDCCH, em sẽ nghĩ đến ngay đó là Tuyên ngôn độc lập của HCM,
đọc tại quảng trường Ba Đình 2/9/1945
- Em nên học theo mẹo nhớ ngày tháng trong sách giáo khoa theo kiểu
viết vào giấy và chỉ nhớ một số ngày tháng chính, ko nên nhớ lan man và
quá nhiều. VD: trong chiến dịch ĐBP, em cần nhớ các trận đánh chính
diễn ra từ 13/3 - 7/5/1954, trong đó chia thành 3 đợt
Đây chỉ là một số kinh nghiệm cơ bản mà chị giới thiệu với em, em đọc
tham khảo nhé và còn rất nhiều mẹo vặt nữa đấy, em tham khảo ở kinh

nghiệm học và thi ở các khóa học Lịch sử nhé, đồng thời em nên làm
nhiều, làm thuần thục các bài thi trắc nghiệm Lịch sử trên hocmai.vn
nhé!
Chúc em học tốt nhé! :)
(VietNamNet) - “Không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải
làm cho các bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy
nhiên, với cách giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ
lại quá ít…” - Đó là những kinh nghiệm của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế
- Chủ nhiệm Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
…Lỗi tại hoàn cảnh?
Theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế thì: tâm sinh lý của những người trẻ
tuổi thường ít quan tâm đến lịch sử. Ngoài ra, những ngành mà các bạn
trẻ hiện nay hướng tới đều là những ngành ra trường dễ xin việc, thu
nhập cao như: kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…chứ không phải
là lịch sử.
Cũng theo PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, với sự phát triển của xã hội hiện
nay thì không thể bắt buộc các bạn trẻ yêu lịch sử. Mà phải làm cho các
bạn trẻ biết lịch sử. Có biết sử thì mới yêu được sử. Tuy nhiên, với cách
giáo dục hiện nay thì hiểu biết về lịch sử của các bạn trẻ lại quá ít. Đó là
bài toán khó cho những nhà giáo dục lịch sử.
crazyfrog
05-08-2007, 09:52
Lịch sử là một môn học hay. Như 1 học giả Trung Hoa từng nói:"Lịch sử
như một bức gương sáng mà khi soi vào nó ta thấy được chính mình".
Như vậy lịch sử rất quan trọng với mọi người.Nhưng cách dạy sư hiện
nay của ta hiện nay là cách dạy áp đặt thế nên học sinh rất khó nắm bắt
được sử dân tộc. Nhưng nhìn xem. Học sinh Việt Nam thuộc sử TQ hơn
hẳn học sinh trung quốc vì sao ư?? Lúc nào chúng ta cũng thấy các bộ
phim dã sử cũng như chính sử TQ được chiếu rất nhiều trên tivi nhưng
ko hề thấy sử VN lên phim. Vậy ta có nên đặt 1 câu hỏi lớn về vấn đề

này???
tranquang
18-08-2007, 08:50
(Hà Nội Mới) - Kỳ thi năm nào cũng vậy, kết quả thi môn Lịch sử luôn
khiến nhiều người trăn trở nhất: thống kê cho thấy có đến 90% bài thi
môn này dưới điểm trung bình.
Rất nhiều lý do đã được đưa ra, như nội dung chương trình, kiến thức
trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết. Bởi thế, giáo viên cũng chỉ
cố gắng truyền đạt đủ kiến thức quy định, không còn thời gian để cùng
học trò khám phá những cái hay của môn học. Thứ hai là do phương
pháp đào tạo giáo viên Lịch sử ở các trường sư phạm hiện nay quá cứng
nhắc với những sự kiện, con số mà ít chú ý đến việc liên hệ thực tiễn
Và rất nhiều lý do khác.
Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng này ?
Xin thôi không nhắc lại những điều đã được nhiều người đề cập bấy lâu
nay như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, thay đổi phương pháp dạy
học, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở đây, chỉ xin góp
một vài ý kiến nhỏ, cóp nhặt từ những điều mắt thấy, tai nghe hằng ngày
để thấy rằng, muốn HS yêu Sử, hãy bắt đầu từ những điều gần gũi
Thứ nhất, nên biến quan điểm, sự kiện, vấn đề thành những câu chuyện
lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý đến việc liên hệ tới những nét riêng của
lịch sử địa phương với những con người, địa danh có thật. Những câu
chuyện lịch sử bao giờ cũng khiến HS nhớ lâu hơn những con số, sự kiện
khô khan.
Thứ hai, hầu hết các trường học của Hà Nội đều mang tên các vị anh
hùng, những người có công với đất nước, nhưng không phải HS nào
cũng hiểu rõ về lai lịch, ý nghĩa của những cái tên ấy. Niềm đam mê, yêu
thích khám phá lịch sử nhiều khi bắt nguồn từ sự khâm phục, tự hào về
những nhân vật mà mình đã biết. Bởi thế, muốn HS yêu Sử, trước hết,
mỗi đầu năm học, các nhà trường nên dành thời gian nói chuyện về các

nhân vật lịch sử mà trường mang tên, hoặc mở cuộc thi tìm hiểu về
những đóng góp của nhân vật ấy để HS có cơ hội tiếp cận thêm những
thông tin mới. Sáng kiến của TP Hồ Chí Minh trong việc treo những tấm
pa-nô có thông tin về những vị anh hùng trên các đường phố thời gian
qua cũng là một cách làm hay để các nhà trường tham khảo.
Thứ ba, các phòng truyền thống của trường không nên chỉ dừng lại ở
việc lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, thành tích hoạt động của thầy-
trò các thế hệ, mà còn là nơi ghi lại tên tuổi của các cựu giáo viên, HS
của trường đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, có nhiều đóng góp để xây
dựng nhà trường. Nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ, lớp thế hệ HS sẽ không
chỉ thêm tự hào về ngôi trường mình, mà còn ra sức học tập, rèn luyện,
xứng đáng với những cống hiến của cha anh.
Phạm Văn Hà (Sở GD - ĐT Hà Nội )

(Tuổi Trẻ) - Khi còn là học sinh, lúc “lều chõng” đi thi khối C, tôi lo nhất
là làm sao làm tốt môn lịch sử. Chúng tôi được dạy rằng: học lịch sử là
học thuộc lòng.
Hệ quả của học thuộc lòng!
Nếu xét ở khía cạnh để nắm các cứ liệu thì điều đó đúng, nhưng nếu chỉ
dừng lại ở việc học thuộc lòng thì sẽ rất dễ quên khi không nhắc đến nó
thường xuyên. Khi kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, đề kiểm tra đều
theo kiểu như: anh (chị) hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa
của ; anh (chị) hãy cho biết các nội dung của hiệp định Cũng không
sai nếu nói rằng học sinh lớp 2 học thuộc lòng cũng có thể trả lời được
hết những câu hỏi kiểu đó. Tư duy ấy làm học sinh thụ động với môn sử,
cứ học vẹt từng câu, từng chữ đến khi kiểm tra và chép đầy đủ ý vẫn qua.
Nhiều năm học môn sử ở trường phổ thông, tôi chưa từng gặp câu hỏi
kiểu như: Tại sao chúng ta ký hiệp định Vì sao sau Cách mạng tháng 8-
1945 nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những câu hỏi
“mở” mang tính tư duy, suy nghĩ để chọn ý cho phù hợp thì khá hiếm

hoi. Thêm vào đó, lịch sử của cả một thời kỳ với đầy những biến động
cùng hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, chi chít những ý nghĩa, nguyên nhân
được viết trong một cuốn sách khá dày nhưng thời lượng học quá ít.
Trong khi đó, học sinh còn nhiều môn học khác cần phải quan tâm nên
thời gian dành cho môn lịch sử cũng bị cắt xén, bỏ bê. Đồng thời, người
dạy còn thiếu phương pháp truyền đạt trực quan như sử dụng giáo trình
điện tử, cung cấp nhiều hình ảnh hoặc cho học sinh tự diễn những sự
kiện lịch sử.
Do vậy, môn sử vốn “phức tạp” bởi ngày, tháng, năm, sự kiện, con số
càng gây chán cho người học khi vào tiết sử người học chỉ biết “dự thính
100%”. Nếu tất cả mọi nơi đều dạy sử theo cách đưa những banner, học
sử qua phim ảnh thì chắc sẽ thu hút người học hơn. Một khi đã thu hút
người học, làm cho người học thích thú môn sử thì chắc chắn việc học
môn sử sẽ tốt hơn.
ĐỖ KIM CHUNG (ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Người thầy sợ “cháy” giáo án
Tại sao học sinh đạt điểm thấp môn lịch sử? Ngoài nguyên nhân do một
bộ phận không nhỏ học sinh vì yếu các môn khác nên phải chọn khối thi
này, có lẽ ai cũng nhận ra việc các em học nhưng không nhập tâm được
bài học.
Quan niệm hiện nay của không ít phụ huynh, học sinh, thậm chí cả giáo
viên, là học môn lịch sử không có tương lai. Trong khi đó, người thầy
chẳng dám “đi xa” hơn những gì có trong sách, không thể phân tích cặn
kẽ vì sợ “cháy” giáo án. Học sinh đang bị nhiễu loạn thông tin khi phải
tiếp thu kiến thức qua phim ảnh, trên mạng không chính xác. Nhiều em
học sinh thổ lộ với tôi rằng: ngày tháng nhiều quá nhớ không xuể, dễ lẫn
lộn sự kiện này với sự kiện khác. Cách học phổ biến của các em hiện nay
là học vẹt chứ không biết hệ thống hóa kiến thức, sự kiện, đương nhiên
điểm sẽ thấp.
Chấn chỉnh ngay chương trình, sách giáo khoa là điều đã được nhiều nhà

giáo đề nghị trong những năm qua. Song song đó thầy cô nên hướng học
sinh có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn, hết sức tránh trường
hợp học vẹt vừa mất công sức, thời gian mà không mang lại hiệu quả.
Nếu không kịp thời đổi mới, 2-3 năm tới tình hình này sẽ vẫn tiếp tục, có
khi tệ hại hơn.
LÊ QUANG HUY (giáo viên)

×