Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bai 7 vi tri dia ly pham vi lanh tho qn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.82 KB, 5 trang )

BÀI 7.
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ TỈNH QUẢNG NINH
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ, sự phân chia hành chính
của tỉnh trên bản đồ.
- Xác định được trên bản đồ của tỉnh các cửa khẩu và các địa phương có
chung đường biên giới với Trung Quốc.
- Trình bày sự thay đổi tên gọi và địa giới hành chính của tỉnh qua các thời
kỳ.
- Xác định được trên bản đồ vị trí, sự phân chia hành chính của huyện/thị
xã/thành phố nơi học sinh đang sống, học tập;
- Biết tìm đường đi, tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên
bản đồ của tỉnh hoặc huyện/thị xã/thành phố nơi học sinh đang sống (bản đồ in
hoặc bản đồ số, bản đồ trực tuyến,..).
2. Năng lực
2.1. Về năng lực đặc thù
- Vận dung kiến thức, kỹ năng đã học
- Tìm hiểu Địa lí: Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần
thiết;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập: Sử dụng
được bản đồ Google map/ ứng dụng Google Earth Pro để xác định vị trí, giáp
giới của tỉnh, tính được khoảng cách giữa các địa điểm trên bản đồ; Sử dụng
được một số phần mềm/web/ứng dụng để tương tác trong quá trình học tập.
- Tìm hiểu thực tế cuộc sống tại địa phương.
2.2. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương
tiện khác để trình bày và thảo luận về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của
tỉnh;
3. Phẩm chất


Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh
thổ của tỉnh/ địa phương, từ đó thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước; thể
hiện mong muốn học tập, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh, lược
đồ/bản đồ địa phương nơi học sinh sinh sống; lược đồ Quảng Ninh (trống).
- Một số hình ảnh thực tế về các địa danh gắn liền với giới hạn của hệ tọa
độ (B, N, Đ, T);
- Giấy A0


- Phiếu học tập
- Máy tính, MTB kết nối internet, ứng dụng bản đồ của Google (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: lựa chọn ô thông tin (5 – 7 phút)
a) Mục tiêu: HS lựa chọn thông tin
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút) :
GV đưa ra các ô thông tin và yêu cầu HS lựa chọn các thơng tin cần tìm hiểu
khi xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc một tỉnh,
thành phố. (Tuỳ điều kiện thực tế, GV chuẩn bị các ô thông tin bằng nhiều cách:
trình chiếu, viết sẵn trên giấy A3, in ra thành các ô thông tin hoặc liệt kê sẵn trên
bảng,…)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (06 phút)
+ Hs làm việc cá nhân
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (10 phút)

+ GV chiếu ngẫu nhiên sản phẩm của hai học sinh lên cho cả lớp cùng
theo dõi;
+ GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, lên bảng trình bày lại (nếu cần)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: (03 phút). GV nhận xét, đánh giá về thái
độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
– GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới.
Gợi ý cho GV: Thơng thường để xác định vị trí địa lí của một quốc gia, khu
vực hoặc một tỉnh, thành phố, người ta thường xác định các thông tin sau: Vị trí
trong khu vực, châu lục, quốc gia, vùng; Hệ toạ độ địa lí; Diện tích; Các bộ phận
lãnh thổ; Bổ sung thông tin: Ranh giới.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2: Sử dụng Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh (25 – 30 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút) :
– GV yêu cầu HS sử dụng Bản đồ hành chính Việt Nam và Bản đồ hành
chính tỉnh Quảng Ninh để:
Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh.
Kể tên và xác định được vị trí của các đơn vị hành chính của tỉnh; các cửa
khẩu, các địa phương của Quảng Ninh có chung đường biên giới với Trung
Quốc.
Giới thiệu vị trí và phạm vi lãnh thổ của địa phương nơi em đang sống, học
tập. GV lưu ý HS:


Xác định trên Bản đồ hành chính Việt Nam vị trí của tỉnh Quảng Ninh.
Xác định trên Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh hệ toạ độ địa lí, đường
biên giới với Trung Quốc, đường ranh giới với các tỉnh, đường bờ biển, các cửa
khẩu, các huyện đảo, đảo.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (06 phút)
– HS trong cặp thảo luận, trao đổi với nhau.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (10 phút)

– Các cặp lên trình bày trước lớp (2 – 3 cặp). Mỗi cặp có thể cả 3 HS lên trình
bày (mỗi người trình bày một yêu cầu).
- Bước 4: Kết luận, nhận định: (03 phút). GV nhận xét, đánh giá về thái
độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Nhắc lại các tên gọi và quá trình thay đổi địa giới hành
chính của tỉnh qua các thời kì lịch sử (7 – 10 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút) :
– GV yêu cầu HS nhắc lại q trình thay đổi địa giới hành chính và các tên
gọi của tỉnh qua các thời kì. Ý nghĩa của tên gọi “Quảng Ninh”.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (06 phút)
– HS làm việc cá nhân
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (10 phút)
– hs trình bày một yêu cầu.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: (03 phút). GV nhận xét, đánh giá về thái
độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
– GV thuyết trình, bổ sung và xác định trên bản đồ.
– GV nhấn mạnh thêm: Tên gọi Quảng Ninh chính là do Bác Hồ đặt cho.
Lấy mỗi tỉnh một chữ cuối của Hồng Quảng và Hải Ninh, ghép lại thành Quảng
Ninh, vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ, lại có nhiều nghĩa. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh”
là yên vui, bền vững. Quảng Ninh là một vùng rộng lớn, yên vui, bền vững. Bác
còn nói thêm: “Nước bạn có Quảng Đơng, Quảng Tây, ta có Quảng Ninh. Đơi
bên cùng nhau xây dựng tình hữu nghị, cùng nhau thi đua xây dựng chủ nghĩa
xã hội”.

Tiết 2
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về vị trí địa lí, giáp giới và sự phân chia hành
chính của Cẩm Phả nơi học sinh sinh sống (20 phút)
a) Mục tiêu: HS sử dụng được bản đồ google map/ bản đồ Google Earth)
trình bày vị trí địa lí, giáp giới và sự phân chia hành chính của thành phố Cẩm
Phả.

b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút) : GV yêu cầu HS làm việc cá
nhân quay ví deo clip tại nhà tìm hiểu về vị trí địa lí, giáp giới của thành phố.


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (06 phút)
+ Hs làm việc cá nhân, sử dụng các bản đồ/phương tiện để thực hiện yêu
cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (10 phút)
+ GV chiếu ngẫu nhiên sản phẩm của hai học sinh lên cho cả lớp cùng
theo dõi;
+ GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, lên bảng trình bày lại (nếu cần)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: (03 phút). GV nhận xét, đánh giá về thái
độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
NỘI DUNG HỌC TẬP
 Tên địa phương:
 Giới hạn xa nhất về 4 phía B,N, Đ,T (địa danh/ tọa độ nếu có Google
map):
 Giáp các địa phương (huyện/tx/tp; tỉnh)
 Sự phân chia hành chính
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
3.1. Bài tập mục 3 TLĐP 6 trang 38 (10 phút)
a) Mục tiêu: luyện tập, củng cố kiến thức về vị trí địa lí và đặc điểm lãnh
thổ của tỉnh thơng qua bài tập trắc nghiệm dạng đúng/sai
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng phần mềm classroom
management ( Phịng học thơng minh) dưới hình thức trắc nghiệm nhanh
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giáo viên chia sẻ kết quả trả lời của học
sinh gọi hs chữa những câu có nhóm học sinh bị sai.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến
thức có liên quan.
NỘI DUNG HỌC TẬP
(Kết quả trả lời tại bảng “ Lựa chọn thông tin phù hợp” trang 38)
3.2. Bài tập mục 4,5 TLĐP 6 trang 38 (13 phút)
a) Mục tiêu: luyện tập, củng cố kỹ năng xác định đường đi và tính khoảng
cách thực tế của trên bản đồ của tỉnh Quảng Ninh/ bản đồ Google
b) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ của
tỉnh Quảng Ninh/ bản đồ Google để thực hiện nhiệm vụ:
(1). Xác định các huyện/thị xã/thành phố cần đi qua khi di chuyển từ địa
phương nơi hs sống đến thành phố Móng Cái.
(2) Trả lời câu hỏi tại mục 5, TLĐP6. Cho học sinh sử dụng gg map để biết
khoảng cách từ Carm Phả đến Móng Cái.


- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh làm việc cá nhân
GV hỗ trợ trong thời gian hs làm việc
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi ngẫu nhiên 1 hs lên bảng xác định trên bản đồ các nội dung theo yêu
cầu;
+ GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, lên bảng trình bày lại (nếu cần)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến
thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (02 phút)
a) Mục tiêu: HS về nhà, vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để hoàn
thành bài tập
b) Tổ chức thực hiện: GV chiếu yêu cầu đề bài , học sinh sử dụng gg map
đề hoàn thành yêu cầu sau: Vẽ sơ đồ tư duy về tìm hiểu về vị trí địa lí, giáp giới

và sự phân chia hành chính của Quảng Ninh. Từ đó hãy so sánh khoảng cách từ
nơi em sống đến Cổng tỉnh ( Đông Triều) với từ nơi em sống đến Cửa khẩu
Móng Cái?
*Lưu ý:
-Mục Ghi chú của Bản đồ: 1cm trên bản đồ tương ứng 7km trên thực tế.
+GV HD: Đổi 7km = 700.000 cm.
+HS đo khoảng cách trên bản đồ.
+GV HD cơng thức tính: Khoảng cách thực tế = K/c trên bản đồ x 700.000.
==========



×