Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

chuyên đề sử thế giới khối 12 các nước châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.33 KB, 20 trang )

Chuyên đề Sử thế giới khối 12: Các nước châu Á
________________________________________________________________
CÁC NƯỚC CHÂU Á
I/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG.
A/. Châu Á
- Là một lục điạ rộng nhất thế giới, diện tích bằng 44 triệu km², dân số là tỉ 3,35 tỉ
(1995) có nguồn tài nguyên phong phú, nhiều dân tộc, tôn giáo.
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước châu Á đều chịu sự lệ thuộc
vào các nước Đế quốc, Thực dân.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phần lớn các nước ở đều giành độc lập
như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam Tuy nhiên tình hình châu Á luôn
không ổn định , luôn diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược cuả các nước Đế
quốc điển hình là khu vực Đông Nam Á và khu vực Tây Á (Trung Đông).
- Tuy nhiên một số nước ở châu Á cũng đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về
kinh tế như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo Qua sự phát triển nhanh
chóng đó, một số người dự đoán rằng “Thế kỉ 20 là thế kỉ cuả châu Á”. Hiện nay,
Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính cuả thế giới. Ấn Độ đang cố
gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm,công nghệ hạt nhân,
công nghệ vũ trụ.Trung Quốc, một cường quốc thuộc hội đồng bảo an Liên hiệp
quốc, có tiếng nói ngày càng có giá trị trên trường quốc tế
B/ Khái quát về khu vực Đông Bắc Á.
1. Khái niệm.
Các nước Đông Bắc Á:
- Là những nước có vị trí nằm ở phía đông - bắc châu Á.
- Bao gồm các nước: CHDCND Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và
Trung Quốc.
2. Đặc điểm khu vực.
- Là khu vực rộng lớn (Khoảng hơn 10 triệu km²).
- Dân số đông nhất thế giới (Khoảng 1 tỉ 510 triệu người).
- Có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Truớc chiến trang thế giới thứ hai (1945), các nước này (Trừ Nhật Bản) đều bị nô


dịch.
3. Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á.
Sự biến đổi ở hai khía cạnh:
- Sự biến đổi về chính trị.
- Sự biến đổi về mặt kinh tế.
a/ Sự biến đổi về mặt chính trị.
Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là:
- Sự ra đời của nước CHDCND Trung Hoa (1/10/1949)
- Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (5/1948)
- Sự thành lập nhà nước CHDCND Triều Tiên (9/1948).
- Dân chủ hoá nước Nhật.
Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”.
- Quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.
- Mỹ và đồng minh của Mỹ nhận thấy cần phải ngăn chặn CNXH và ảnh hưởng của
nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên
Xô,
b/ Sự biến đổi về mặt kinh tế
Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được
cải thiện.
+ Hiện nay “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 nước là: Hàn Quốc,
Hồng Công, + Nhật Bản, Đài Loan. Còn Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới.
+ Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc,
+ CHDCND Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước.
C/ Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945) bao
gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Qua đó, anh (chị) hãy nêu những nét
chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội cuả một “con Rồng”
nổi trội nhất trong 4 “ con Rồng” châu Á.
1/ Bốn “con Rồng” nhỏ châu Á (hay bốn “con Hổ” châu Á) là thuật ngữ để chỉ

các nền kinh tế của Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng
cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990.
- Trong thế kỷ 21, với việc bốn “con Rồng” châu Á này đã đạt được tư cách của
nước phát triển, người ta đã nhanh chóng chuyển sự chú ý sang các nền kinh tế
châu Á khác cũng đang trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế nhanh chóng hiện nay.
- Bốn “con Rồng” nhỏ châu Á có chung một dải các đặc điểm của các nền kinh tế
khác như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản và đã đi tiên phong theo
cách mà người ta gọi là phát triển kinh tế kiểu châu Á.
- Các khác biệt chủ yếu bao gồm các xuất phát điểm về giáo dục và physical access
vào thị trường thế giới (về mặt hạ tầng giao thông; tiếp cận các bờ biển và các con
sông vận chuyển; những nhân tố chủ chốt cho vận chuyển hàng hóa bằng tàu bè với
chi phí thấp).
(Trích
từ trang wikipedia.org)
2/ Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con
rồng nổi trội nhất trong 4 con rồng châu Á.
a/ Singapo.
+/ Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Singapo bị Nhật chiếm đóng (1942-
1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi
Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Sigapo và lập lại nền thống
trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Singapo, vì vậy,
nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Singapo và
sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng
với việc công nhận nền độc lập cuả Malayxia, Anh phải thưà nhận nền độc lập
Singapo. Năm 1963, Singapo gia nhập liên bang Malayxia, nhưng hai năm sau tách
ra thành nước Cộng hoà Singapo.
+/ Công cuộc xây dựng đất nước.

- Bắt đầu từ 1963, Singapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa
đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển
kinh tế.
- Sau ba thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế Singapo đã bước vào hàng ngũ các
“nước công nghiệp mới” (NIC) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất
trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân
tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo
đầu người là 18.025 USD.
- Nhà nước Singapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế. Hệ
thống giáo dục cuả Singapo đã đạt được những thành công to lớn và đáp ứng được
nhu cầu phát triển ngày càng lớn cuả nghành kinh tế.
- Singapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực
về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh
b/ Lãnh thổ Đài Loan:
- Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu
người (năm 2000).
- Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của
Trung Quốc.
- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội:
+ Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành tự bước
đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ
thuộc vào Mỹ.
+ Những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi
đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.
- Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con
rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm
3/ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
- Do Lý Thừa Vãn lãnh đạo, Hàn Quốc theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn
Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định. Năm 1962, Hàn Quốc

tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Từ một nước
nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới
(NIC) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng” ở châu Á. Từ năm 1962 – 1991,
tổng sản phẩm quốc dân tăng gần 130 lần cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công
nghiệp tăng, nền kinh tế đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Có hệ
thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng được hoàn chỉnh, là
một xã hội thông tin khá cao có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy
ghi hình, catxet, máy tính điện tử v.v…
- Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam,
Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề
thống nhất đất nước.
4/ Đặc khu hành chính Hồng Công.
+/ Vài nét về lịch sử Hồng Công: Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao
gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn
nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông,
phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông
Việt Nam.
- Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới
sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt
từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
- Theo ý tưởng “một nước - hai chế độ” của nhà lãnh đạo kiệt xuất Đặng Tiểu Bình,
trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị
cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được
hưởng quyền tự trị cao độ.
+/ Kinh tế Hồng Công
- Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi,
thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền
tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch
vụ hoàn chỉnh. “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát
triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ

hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- Tăng trưởng GDP: Mức tăng GDP năm 2005 là 7,3%, đạt 172,6 tỷ USD. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2005 ước tính 32.900 USD, đứng thứ hai ở châu Á,
sau Nhật Bản.
- Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2005 tăng 0,9%.
Tỷ lệ người thất nghiệp: Năm 2005, tỷ lệ người thất nghiệp là 5,5%, giảm hơn so
với năm 2004 có tỷ lệ người thất nghiệp là 6,8%
- Tổng kim ngạch mậu dịch:
+ Xuất khẩu: 286,3 tỷ USD (năm 2005) với các sản phẩm xuất khẩu chính là máy
móc và thiết bị điện tử, vải sợi, quần áo, giày dép, đồng hồ, đồ chơi, chất dẻo, các
loại đá quý, nguyên liệu ngành in.
+ Xuất khẩu chủ yếu sang: Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 45%), Hoa Kỳ (16,1%), Nhật
Bản (5,3%) (theo số liệu thống kê năm 2005).
+ Nhập khẩu: 291,6 tỷ USD (năm 2005) với các sản phẩm nhập khẩu chính là
nguyên liệu thô và chưa qua tinh chế, hàng tiêu dùng, tài sản vốn, thực phẩm, chất
đốt (đa số là tái xuất).
+ Nhập khẩu chủ yếu từ: Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 45%), Nhật Bản (11%), Đài
Loan (7,2%), Singapore (5,8%), Hoa Kỳ (5,1%), Hàn Quốc (4,4%).
- Cán cân thanh toán: Số dư tài khoản thanh toán là 19,7 tỷ USD (năm 2005).
- Dự trữ ngoại tệ và vàng: 124,3 tỷ USD (năm 2005), đứng thứ 7 trên thế giới.
- Nợ nước ngoài: 72,04 tỷ USD (năm 2005)
- Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 7,7988 HKD (2001), 7,7989 (2002), 7,7868 (2003),
7,788 (2004), 7,7773 (2005).
- Lượng du khách đến Hồng Kông: 23,36 triệu người (năm 2004), đứng thứ 7 trên
thế giới.
D/ “ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc cuả nhân dân châu Á đã thu được nhiều thắng lợi to lớn ”. Bằng
những hiểu biết cuả mình, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc nhân dân Châu Á phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời cuả hàng loạt quốc gia

độc lập và đã thu được nhiều thắng lợi to lớn điển hình:
- Ở Trung Quốc: cuộc nội chiến Cách mạng 1946-1949 đã lật đổ nền thống trị cuả
tập đoàn Tưởng Giới Thạch, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
(1/10/1949), đưa nhân dân Trung Quốc vào thời kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến
lên chủ nghiã xã hội.
- Ở Ấn Độ: sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc đã buộc đã buộc thực
dân Anh phải thay đổi hình thức cai trị. 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước
Cộng hoà Ấn Độ ra đời.
- Ở Triều Tiên: sau Thế chiến thứ 2, Triều Tiên tạm thời chia làm 2 miền quân
quản (quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc vĩ tuyến 38°, quân đội Mỹ đóng
quân ở Nam vĩ tuyến 38°).
+ Ở Bắc Triều Tiên: nhân dân Triều Tiên đã xây dựng chính quyền nhân dân,
thực hiện các cải cách dân chủ.
+ 9/1948, nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời tiến hành xây dựng
chủ nghiã xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục,
giao thông vận tải.
+ Ở Nam Triều Tiên, 5/1948, Mỹ lập ra chính phủ Lý Thưà Vãn, thành lập nước
Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
+ Gần đây, Hàn Quốc đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC) với nền nông
nghiệp, giao thông và giáo dục hiện đại
- Ở Trung Đông:
Sau Thế chiến thứ hai, mâu thuẫn và tranh chấp giưã Mỹ, Anh, Pháp nhằm khống
chế khu vực này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bất ổn định ở Trung
Đông (chiến tranh, xung đột tôn giáo và dân tộc, tranh chấp lãnh thổ ).
Đến nay, hầu hết các nước Trung Đông đều giành được độc lập dân tộc.
Nhờ dầu lửa mà nhiều nước trở nên trù phú về kinh tế, song tình hình Trung Đông
vẫn phức tạp, căng thẳng, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho khu vực (điển hình là
cuộc chiến tranh vùng Vịnh-1991).
- Ở Đông Nam Á:
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân

dân Việt Nam làm cuộc đảo Cách mạng tháng Tám thành công.
2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lạp khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sau đó, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng Sản, nhân dân Việt Nam đã tiến hành
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến 30/4/1975 thì thắng lợi hoàn
toàn và tiến lên xây dựng chủ nghiã xã hội trong cả nước.
Thắng lợi cuả 3 nước Đông Dương năm 1975 là đỉnh cao cuả cuộc kháng chống
chủ nghiã đế quốc, chống chủ nghiã thực dân ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á
nói chung .
=> Sau khi giành độc lập các nưóc Châu Á bước vào công cuộc xây dựng đất
nước, phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình này, có nhiều nước có những
thành công đáng kể như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Hàn Quốc, Malaysia

II/ TRUNG QUỐC.

Trung Quốc là một lục địa lớn nhất châu Á và trên thế giới với diện tích
rộng trên 9,5 triệu kilômét vuông và dân số gần 1,3 tỉ người (2002), một cái nôi
cuả nền văn minh nhân loại. Đối với nước ta, Trung Quốc là một nước láng
giềng có tình hữu nghị gắn bó lâu đời. Thắng lợi cuả Trung Quốc trong sự
nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghiã xã hội có ảnh hưởng lớn
đến nước ta.
1/ Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi sự ra đời cuả nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa.
a/ Nguyên nhân cuộc nội chiến.
+/ Chủ quan:
Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc
ngày càng lớn mạnh, khu giải phóng chiếm ¼ đất đai, 1/3 dân số quân chủ lực phát
triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao.
+/ Khách quan:
Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng

Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đã tác động tích cực đến phong
trào cách mạng thế giới.
+/ Tưởng Giới thạch gây nội chiến.
Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mỹ phát động nội chiến. 20/7/1946, Tưởng Giới
Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóng. Đó là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến.
b/ Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn).
+/ Giai đoạn phòng ngự về chiến lược (Từ 7/1946 đến 6/1947).
Tiêu diệt sinh lực địch, xây dựng quân giải phóng. Sau hơn một năm, tiêu diệt được
hơn 1112000 ngàn người và phát triển lực lượng lên đến 2 triệu .
+/ Giai đoạn phản công (từ tháng 6/1947-4/1949)
Quân cách mạng phản công, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, quân giải phóng vượt
sông Hoàng Hà giải phóng Trung Nguyên tiến vào nơi ngự trị cuả quân Tưởng.
Cuối năm 1948- đầu năm 1949 mở 3 chiến lược lớn, tiêu diệt 1 triệu 1 triệu 540
ngàn quân Tưởng . 21/4/1949, vượt sông Trường Giang. 23/4/1949, giải phóng
Nam Kinh, nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ. Ngày
1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
c/ Ý nghiã.
Kết thúc ách thống trị cuả Đế quốc, phong kiến và tư sản thống trị (hơn 100 năm).
Cách mạng thắng lợi, ở một nước có diện tích chiếm 1/4 dân số thế giới, góp phần
vào việc hình thành hệ thống chủ nghiã xã hội. Mở đầu kỉ nguyên độc lập tự do và
tiến lên chủ nghiã xã hội, hệ thống chủ nghiã xã hội nối liền từ Âu sang Á. Tăng
cường lực lượng cuả chủ nghiã xã hội trên thế giới và cổ vũ phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới.
d/ Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp Cách
mạng thế giới nói chung.
- Với diện tích bằng 1/4 diện tích châu Á và chiếm 1/4 dân số toàn thế giới, thắng
lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà
trước hết là tăng cường lực lượng cho phe Chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ
phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mỹ

Latinh.
- Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân
chủ (1946-1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt
Nam, một nước gần Trung Quốc , đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước.
- Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946-1949) không
những có ý nghiã đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh
hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung.
2/ Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959)
a) Thành tựu.
- Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đánh dấu Cách
mạng dân tộc, dân chủ Trung Hoa đã hoàn thành. Từ đây, nhân dân Trung Hoa bắt
đầu xây dựng chế độ mới dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng Sản.
- Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính
trị, văn hoá nhằm xây dựng đất nước theo con đường chủ nghiã xã hội cải cách
ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công- thương nghiệp tư bản tư doanh,
xây dựng nền công nghiệp hoá chủ nghiã xã hội, phát triển văn hoá giáo dục. Sau
10 năm xây dựng chế độ mới (1949-1950) nền văn hoá, giáo dục đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. sản lượng công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25%).
b) Đối ngoại.
- Tháng 2/1950, Trung Quốc kí hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ với Liên
Xô.
- Tháng 10/1950, giúp đỡ Triều tiênchống Mỹ (kháng Mỹ viện Triều) ủng hộViệt
nam và các nước Á, Phi, mỹ Latinh đấun tranh giải phóng dân tộc. Điạ vị cuả
Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế.
3/ Giai đoạn biến động 1959-1978.
- Từ năm 1959-1969, kinh tế, chính trị, xã hội lâm vào tình trạng không ổn định.
Đầu năm 1958, Mao Trạch Đông thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” theo
phương châm “nhiều, nhanh, tốt, rẽ” . Đây là đường lối sai lầm dẫn đến kinh tế hỗn
loạn, sản xuất giảm sút đời sống nhân dân rất khó khăn.
- Trong bối cảnh đó, tháng 12/1958, hội nghị Trung Ương Đảng Cộng sản Trung

Quốc đã cử Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước thay thế Mao Trạch Đông để khắc
phục hậu quả đường lối “Ba ngọn cờ hồng”. Từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối và tranh chấp quyền lực rất
quyết liệt, đỉnh cao là cuộc “Cách mạng văn hoá vô sản” (1966-1976) để lại nhiều
hậu quả đau thương, tàn phá, nặng nề về kinh tế.
- Từ năm 1968-1978 diễn ra nhiều cuộc thanh trừ lẫn nhau. Tình hình kinh tế, xã
hội ngày càng đen tối, hỗn loạn.
- Đối ngoại: Từ năm 1959 trở đi thi hành đưòng lối ngoại giao bất lợi cho Cách
mạng Trung Quốc và Cách mạng thế giới chống Liên Xô tranh chấp biên giới với
Liên Xô và Ấn Độ. Việc Trung Quốc kí với Mỹ “Thông cáo chung Thượng Hải”
(1972) đã gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp Cách mạng cuả
Trung Quốc 3 nước Đông Dương.
4/ Công cuộc cải cách- đổi mới từ năm 1978 đến nay.
a/ Đường lối đổi mới.
- Tháng 12/1978, hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế , xã hội ở Trung
Quốc. Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường
lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng và nhà bước Trung Quốc.
Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng chủ nghiã xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy
xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
+ Con đường xã hội chủ nghĩa
+ Chuyên chính dân chủ nhân dân
+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng
Mao Trạch Đông
+ Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội
chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
b/ Thành tựu.
+/ Kinh tế .
Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình
hàng năm tăng 9,6% đạt giá trị 87240,4 tỉ nhân dân tệ đứng hàng thứ 7 trên thế

giới. Đến năm 1997, tổng sản giá trị xuất nhập khẩu là 325,06 USD, các doanh
nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc là 521 tỉ ÚD và 145000 doanh nghiệp
nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc . Từ năm 1978-1997, thu nhập bình quân
đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 34,4
lên 5160,2 nhân dân tệ.
+/ Đối ngoại: Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở
rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới . Góp sức vào việc giải
quyết các vụ tranh chấp quốc tế. Tháng 7/1997, thu hồi Hồng Công. Tháng
12/1999, thu hồi Ma Cao.
c/ Ý nghĩa:
Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh
tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vị trí quốc tế ngày càng được nâng cao.
d/. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung
Quốc từ cuối những năm 1978 đến nay.
- Sự phát triển đất nước Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay bắt nguồn từ nhiều
nhân tố song nhân tố quan trọng nhất là do Đảng Cộng sản Trung Quốc, lấy xây
dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản (kiên định con đường xã
hội chủ nghĩa, kiên định chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên định sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch
Đông), thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã
hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh, thực hiện chính sách
đối noại hữu nghị, hợp tác thế giới.
- Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế,
tình hình chính trị, xã hội ổn định và vị trí quốc tế ngày càng được nâng cao trên
trường quốc tế.
e/. Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc đổi mới và mở cửa của
Trung Quốc.
- Đường lối mở cửa của Trung Quốc là đúng đắn đưa nền kinh tế của Trung Quốc
ngày càng phát triển và hơn thế nữa Trung Quốc là thành viên của WTO. Bên cạnh
đó, Trung Quốc cũng đặt kim ngạch xuất khẩu, thương mại ở Việt Nam, tăng

cường mậu dịch ở Việt Nam. Đường lối cải cách ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản
lãnh đạo. Vai trò của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc
tế, kinh tế Trung Quốc phát triển và hợp tác với các nước ASEAN từ 10 tỉ đến 24 tỉ
USD.
- Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể
rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là: Cải cách đi liền giữ vững những
nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa xã hội (4 nguyên tắc). Lấy xây dựng kinh tế làm
trọng tâm, trong tình hình mới biết kết hợp tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên
trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội . Tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
=> Tóm lại: Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, thắng lợi của
công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc cho thấy rằng, để đi tới con đường Chủ
nghĩa xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội là có nhiều con đường. Thắng lợi của
công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam càng khẳng định con
đường phát triển tất yếu của nhân loại. (có thể liên hệ Đại hội 8 của Đảng ta và Đại
hội 15 của Đảng Cộng sản Trung Quốc).
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1.
Trình bày diễn biến cuộc nội chiến Trung Quốc (1946-1949). Sự ra đời cuả
nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (1/10/1949) có ý nghiã như thế nào?
Câu hỏi 2.
Trình bày những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong công
cuộc xây dựng chế độ mới qua mười năm đầu sau khi cách mạng thắng lợi?
Câu hỏi 3.
Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ở Trung Quốc (1946-1949) đã diễn ra như
thế nào?
Câu hỏi 4.
Anh (chị) hãy nêu những thành tựu cuả kế hoạch 5 năm lần 1 (1953-1957) mà
nhân dân Trung Quốc đạt được?
Câu hỏi 5.

Trình bày những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc
xây dựng chế độ mới qua mười năm sau khi Cách mạng thắng lợi (1949-1959)?
Câu hỏi 6.
1. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về công cuộc cải cách- đổi mới
của Trung Quốc từ năm 1978- nay:
- Bối cảnh lịch sử.
- Đường lối đổi mới.
- Kết quả bước đầu.
2. Theo anh (chị), nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nướ
Trung Quốc từ cuối những năm 1978 đến nay là gì ?
3. Qua đó, hãy cho biết Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc đổi mới và
mở cửa của Trung Quốc.
Câu hỏi 7.
Từ khi thành lập đến nay, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã trải qua biết bao
thăng trầm trong quá trình phát triển đất nước. Thông qua các kiến thức trong bài
anh (chị) hãy chứng minh điều đó.
Câu hỏi 8.
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển của cách mạng Trung Quốc (1946-1987)?
Câu hỏi 9.
Cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) thành công có ảnh
hưởng như thế nào đến sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng
thế giới nói chung ?
Câu hỏi 11.
Bốn “con Rồng” kinh tế xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Qua đó, anh (chị) hãy nêu những
nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội cuả một “con
Rồng” nổi trội nhất trong 4 “ con Rồng” kinh tế của châu Á.
Câu hỏi 12.
“ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc cuả nhân dân châu Á đã thu được nhiều thắng lợi to lớn ”. Bằng những hiểu

biết cuả mình, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.
Câu hỏi 13.
Trình bày những biến đổi của Châu Á từ sau thế chiến thứ hai (1945) đến nay?
Tại sao lại có nhiều người dự đoán: “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”?

×