Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

DỊCH VỤ LOGISTICS QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH GATELINK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20202023, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN 2025.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.63 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ LOGISTICS QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY
TNHH GATELINK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2023,
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN 2025.

Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên

:

Chuyên ngành
Hệ

:
:

Nguyễn Ngọc Quân
11203276
Kinh tế quốc tế
Chính quy

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thường Lạng

Hà Nội, 2023


LỜI CAM ĐOAN


Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không
vi phạm về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, đầu tiên em xin gửi lời biết ơn sâu
sắc đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân, những người đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức vơ cùng quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Thương mại và Kinh tế quốc
tế, đặc biệt là PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, giảng viên đã hướng dẫn, góp ý và
chỉ dạy em nhiệt tình kể từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thiện chuyên đề, để em
có thể hồn thành tốt chun đề thực tập của mình.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh
đạo cùng tồn thể anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Gatelink Việt Nam đã
hướng dẫn, truyền đạt cho em những kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Do kiến thức của em còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn hạn và bước đầu
đi vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ cùng với nhiều lý do khách quan khác nên
chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ và q cơng ty để chun đề
của em được hồn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khoẻ và thành cơng đến Q thầy cơ,
Ban Giám đốc cùng tồn thể các anh chị trong công ty TNHH Gatelink Việt
Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Phần mở đầ

Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ logistics quốc tế........................................17
1.1.

Tổng quan về dịch vụ logistics quốc tế..................................................17

1.1.1.

Khái niệm, sự hình thành và phát triển...........................................18

1.1.2.

Vai trị.............................................................................................18

1.1.3.

Doanh nghiệp kinh doanh...............................................................20

1.2. Xu hướng logistics trên thế giới và các cam kết Việt Nam tham gia về
dịch vụ logistics quốc tế...................................................................................21
1.2.1.


Xu hướng logistics trên thế giới..........................................................21

1.2.2.

Các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia về logistics quốc tế..............23

1.2.2.1 . Cam kết dịch vụ logistics trong EVFTA........................................24
1.2.2.2 . Cam kết dịch vụ logistics trong CPTPP........................................25
1.3 Các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ logistics quốc tế của doanh
nghiệp logistics................................................................................................32
1.3.2

Các yếu tố bên ngồi.......................................................................32

1.3.3

Các yếu tố thuộc mơi trường bên trong...........................................33

2.1. Giới thiệu Công ty TNHH Gatelink Việt Nam..........................................35
2.1.1. Giới thiệu tổng quan...........................................................................35
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................37
2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022........................39
2.2. Thực trạng dịch vụ logistics quốc tế tại Cơng ty TNHH Gatelink Việt
Nam.................................................................................................................43
2.2.1. Quy mơ và loại hình dịch vụ của cơng ty............................................43
2.2.2. Đối tác................................................................................................55
2.2.3. Mạng lưới...........................................................................................60
2.2.4. Tình hình cạnh tranh..........................................................................63



2.3. Đánh giá dịch vụ logistics quốc tế tại Công ty TNHH Gatelink Việt Nam.
......................................................................................................................... 64
2.3.1. Thành công.........................................................................................64
2.3.2. Hạn chế...............................................................................................64
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế..........................................................................65
Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng dịch vụ logistics quốc tế tại
Công ty TNHH Gatelink Việt Nam đến năm 2025.........................................66
3.1. Định hướng...............................................................................................66
3.1.1. Dự báo................................................................................................66
3.1.2. Mục tiêu..............................................................................................67
3.1.3. Định hướng.........................................................................................68
3.2. Giải pháp mở rộng dịch vụ logistics quốc tế của Công ty.........................68
3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ..............................................................68
3.2.2. Mở rộng thị trường.............................................................................69
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................................70
3.3. Kiến nghị..................................................................................................70
3.3.1. Nhà nước............................................................................................71
3.3.2. Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA)....................................................71
KẾT LUẬN........................................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
CHỮ
TT VIẾT TẮT


TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

CFS

Container Freight Station

Kho gom hàng lẻ, hàng
rời

CIC

Container Imbalance Charge

Phí cân bằng container

Cont

Container

CPTPP

Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương


CY

Container Yard

Bãi tập kết Cont

1
2
3

4
5

DOOR

Kho hàng (Nơi người nhận
muốn hàng được giao đến)

6

D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

8

DOC


Drop – off Charge

Phụ phí hồn trả container

9

ĐVT

7

Đơn vị tính

EVFTA

EU - Việt Nam Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự
do EU - Việt Nam

ESF

Export Sea Full Container load

Xuất khẩu hàng nguyên
container bằng đường biển

ESL


Export Sea Less than Container
load

Xuất khẩu hàng lẻ, hàng
rời bằng đường biển

FCL

Full Container Load

Vận chuyển hàng nguyên
Container

FIATA

International Federation of
Freight Forwarders Associations

Liên đoàn các Hiệp hội
Giao nhận Vận tải Quốc tế

10

11
12
13

14



GPS

Global Positioning System

Hệ thống theo dõi vị trí và
định vị toàn cầu

16

HBL

House Bill Lading

Vận đơn phụ

17

HNLA

Ha Noi Logistics Association

Hiệp hội Logistics Hà Nội

18

ISF

Import Sea Full Container load

Nhập khẩu hàng nguyên


ISL

Import Sea Less than container
load

Nhập khẩu hàng lẻ, hàng
rời bằng đường biển

ICD

Inland Container Depot

Cảng cạn

LCL

Less than Container Load

Vận chuyển hàng lẻ, hàng
rời

22

MBL

Master Bill Lading

Vận đơn chính


23

NK

15

19
20

21

Nhập khẩu

NVOCC

Non-vessel Operating Common
Carrier

Nhà vận chuyển không sở
hữu tàu

ROA

Return On Asset

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity


Lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

27

ROS

Return on Sales

Lợi nhuận trên doanh thu

28

THC

Terminal Handling Charge

Phí xếp dỡ

TMS

Transportation Management
System

Hệ thống quản lý vận chuyển

24
25
26


29
30

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

31

TMQT

Thương mại quốc tế

VLA

Vietnam Logistics Association

Hiệp hội Logistics Việt
Nam

WMS

Warehouse management system

Hệ thống quản lý kho

32
33



World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

34

WTO

35

XK

Xuất khẩu

36

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tiêu đề
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2020 –
2022
2.2 Biến động kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty Gatelink
giai đoạn 2020 – 2022
2.3


Trang
21
23

Các chỉ tiêu tài chính về khả năng sinh lời của công ty giai
đoạn 2020 – 2022
Cơ cấu dịch vụ giao nhận hàng hóa giai đoạn 2020- 2022 của
Gatelink
Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của
Gatelink giai đoạn 2020-2022
Cơ cấu mặt hàng giao nhận (hàng NK) đường biển của
Gatelink giai đoạn 2020-2022
Cơ cấu mặt hàng giao nhận (hàng XK) của Gatelink
Số lượng dịch vụ giao nhận bằng đường biển cung cấp theo
loại hình của Gatelink
Doanh thu giao nhận đường biển 2020-2022 theo các loại
hình giao nhận của Gatelink
Doanh thu cung cấp dịch vụ giao nhận hàng xuất nguyên
container bằng đường biển (ESF) của Gatelink giai đoạn
2020-2022

24

2.11

Doanh thu cung cấp dịch vụ giao nhận hàng nhập LCL (ISF)
của Gatelink theo từng loại mặt hàng từ năm 2020 đến 2022.

35


2.12

Sản lượng hàng hóa giao nhận của Gatelink giai đoạn 20202022
Quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa
bằng đường biển của Gatelink năm 2020-2022

37

Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường quốc tế
biển của Gatelink giai đoạn 2020-2022.

45

2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

2.13

2.14

26
26
28
29

30
31
33

40


DANH MỤC HÌNH
Hình
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

Tiêu đề
Áp dụng cơng nghệ thơng tin trong doanh nghiệp logistics
Việt Nam
Những công nghệ làm thay đổi ngành logistics
Phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty Gatelink VN
Các hiệp hội Gatelink Việt Nam là thành viên
Cơ cấu tổ chức công ty Gatelink theo chức năng chuyên
môn
Biến động doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giai đoạn
2020-2022 của công ty Gatelink

Các chỉ số lợi nhuận của công ty Gatelink năm 2020-2022
Các loại hình dịch vụ và doanh thu của Gatelink 2020-2022
Doanh thu dịch vụ giao nhận từ loại hình ESF của Gatelink
2020-2022
Doanh thu cung cấp dịch vụ giao nhận loại hình ISF theo
mặt hàng từ năm 2020-2022 của Gatelink Việt Nam

Phần mở đầu

Trang
15
16
18
19
19
22
25
32
33
36


1. Tính tất yếu của đề tài
Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là tồn cầu hố nền kinh tế thế giới. Sự
phát triển sôi động của thị trường toàn cầu đã làm cho giao thương giữa các quốc
gia, các khu vực trên thế giới tăng một cách mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo
những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Vai trị của
logistics vì thế cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Logistics là công cụ hữu hiệu để liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế, đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả cao. Việc áp dụng hệ thống logistics toàn

cầu tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của
nguyên vật liệu cho tới khâu phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng
sử dụng, khắc phục những ảnh hưởng của các yếu tố khơng gian, thời gian và chi
phí sản xuất cho các hoạt động kinh tế quốc tế, nhờ đó các hoạt động này ln
được “kết dính” với nhau và được thực hiện một cách có hệ thống, đạt hiệu quả
cao.
Đối với bất cứ nền kinh tế nào, việc lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi
giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài ln
là hoạt động thiết yếu. Nếu nó được thơng suốt, có hiệu quả sẽ góp phần to lớn
làm cho các ngành sản xuất phát triển; còn nếu bị ngưng trệ sẽ tác động xấu đến
toàn bộ sản xuất và đời sống. Khi xem xét ở góc độ tổng thể, logistics là mối liên
kết kinh tế gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thơng và phân phối hàng hóa.
Logistics khơng những làm cho q trình lưu thơng, phân phối được thơng suốt,
chuẩn xác và an tồn, mà cịn giảm chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hố được đưa
đến thị trường nhanh chóng, kịp thời. Người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá
một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu.
Hiện nay, ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, chi phí logistics chiếm 10-13%
GDP; đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì khoảng 15% - 20%
GDP, với nước kém phát triển tỷ lệ này có thể lên đến hơn 30% GDP. Có thể
thấy chi phí logistics chiếm một khoản khơng nhỏ đối với nền kinh tế, nó tác
động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế khác. Một khi logistics được
phát triển sẽ làm giảm chi phí, đảm bảo về thời gian và chất lượng cho các hoạt
động kinh tế khác.
Logistics đã và đang hiện diện trong hoạt động kinh tế quốc tế và có thể được
ví giống như những “mạch máu” trong cơ thể người vậy. Việc giữ các mạch máu
này khỏe mạnh, hay nói cách khác, phát triển các dịch vụ logistics quốc tế mà các
công ty logistics quốc tế cũng như các forwarder hiện nay cung cấp là mang tính
cấp thiết giúp gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập thế giới và khu vực sâu rộng hiện nay. Nắm bắt được sự quan trọng này,
Công ty TNHH Gatelink Việt Nam đã thành lập bao gồm những nhân sự có

nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics quốc tế và đóng góp phần nào
cho sự phát triển của dịch vụ logistics quốc tế tại Việt Nam. Trong năm 2021,
Công ty đạt được con số hơn 100 khách hàng trung thành, gần 9200 lô hàng được
thực hiện thành công, sản lượng đạt hơn 1000 tấn hàng. Công ty đã tận dụng kinh


nghiệm của các nhân sự, đạt được nhiều thành công trong thị trường dịch vụ
logistics, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cả trong đại dịch và sau khi đại
dịch Covid 19 kết thúc. Sau khi đại dịch kết thúc, nền kinh tế thế giới rơi vào tình
trạng suy thoái khi mà các Ngân hàng Trung ương ở các nước lớn đều bắt đầu
tăng lãi suất cơ bản (Mỹ, EU) để kìm giữ lạm phát do đó người dân ở các nước
phải cắt giảm chi tiêu nghiêm trọng, các công ty cắt giảm đầu tư, đồng Yên Nhật
giảm giá xuống các mức thấp kỉ lục, thêm vào đó là cuộc chiến Nga – Ukraine
nổ ra kéo theo các lệnh trừng phạt được các nước phương Tây áp đặt lên Nga
khiến cho tình hình kinh tế rất bất ổn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các luồng tuyến
thương mại quốc tế. Với sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng như vậy đối với hoạt
động xuất nhập khẩu của các nước cũng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của
các công ty forwarding, logistics quốc tế. Các công ty logistics phải đương đầu
với sự bất ổn và sụt giảm doanh thu nghiêm trọng, khơng cịn được hưởng lợi
tuyệt đối từ sự tăng trưởng nhanh, đều đặn của xuất nhập khẩu Việt Nam nữa.
Thực trạng kinh tế thế giới đó tạo nên những vấn đề mới chưa có nhiều nghiên
cứu trong các đề tài nghiên cứu về hoạt động logistics quốc tế trước đó. Do đó,
đề tài “Logistics quốc tế của Công ty TNHH Gatelink Việt Nam giai đoạn 20202023 định hướng phát triển đến năm 2025.” Được chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Logistics là một lĩnh vực cần được nghiên cứu và trong những năm qua đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về cả mặt vĩ mơ của hoạt động này trên toàn cầu cũng
như mặt vi mô của lĩnh vực này trong hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics
tại các công ty logistics cũng như hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại các công
ty sản xuất.
Kiều Thị Tú Diễm “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại văn phòng đại diện

Glaxosmithkline (GSK) Việt Nam” (Luận văn Thạc sĩ).
Dương Thị Q “Nghiên cứu mơ hình logistics tại các hãng tàu nước ngoài và
vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TPHCM” (Luận văn
Thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
Bùi Đức Trung “Phát triển dịch vụ logistics của Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam” (Luận văn Thạc sĩ)
Sinh viên Lê Thị Thanh Hương “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ
logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (Khóa luận tốt
nghiệp, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương)
Sinh viên Nguyễn Lê Quỳnh “Các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ
logistics và giải pháp hồn thiện” (Khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản trị kinh
doanh – Trường Đại học Ngoại Thương)
Nguyễn Thành Tín “Chuỗi cung ứng của cơng ty thực phẩm xuất nhập khẩu
Lam Sơn, thực trạng và giải pháp”
Các cơng trình nghiên cứu đã khá tồn diện về nhiều mặt của lĩnh vực logistics,
tuy nhiên các nghiên cứu vẫn đang tập trung nhiều ở khía cạnh quản lý Nhà nước


của lĩnh vực logistics hoặc hoạt động của các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia mà
chưa có nhiều những nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cung cấp dịch vụ logistics.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả cũng như hạn chế của
hoạt động cung cấp dịch vụ logistics quốc tế của Công ty TNHH Gatelink Việt
Nam giai đoạn 2020-2023 từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển dịch
vụ logistics quốc tế tại các cơng ty vừa và nhỏ nói chung và Cơng ty TNHH
Gatelink Việt Nam nói riêng đến năm 2025.
3.2.


Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
 Thứ nhất, giới thiệu về cơ sở thực tập.
 Thứ hai, phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ logistics quốc tế tại Công
ty TNHH Gatelink Việt Nam, rút ra những đánh giá về kết quả đạt được
và những tồn tại.
 Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics quốc
tế tại các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Dịch vụ logistics quốc tế tại Công ty TNHH Gatelink Việt
Nam.
4.2. Phạm vi: Dịch vụ logistics quốc tế tại Công ty TNHH Gatelink Việt
Nam giai đoạn 2020-2023 định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài tập về sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết
vấn đề đặt ra.
Số liệu thu thập từ các cơ quan Hải quan, Tổng cục Thống kê quả Việt Nam
và một số quốc gia khác.
6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được trình bày trong 3 chương:
 Chương 1: Lý luận chung về logistics quốc tế
 Chương 2: Thực trạng dịch vụ logistics quốc tế tại Công ty TNHH
Gatelink Việt Nam giai đoạn 2020-2023.
 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics quốc tế tại
Công ty TNHH Gatelink Việt Nam đến năm 2025.



Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ logistics quốc tế
1.1.

Tổng quan về dịch vụ logistics quốc tế

1.1.1. Khái niệm, sự hình thành và phát triển
Dịch vụ logistics quốc tế là hệ thống quản lý và điều phối các hoạt động vận
chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa, thơng tin và dịch vụ liên quan trong quá
trình giao hàng và dịch vụ logistics vượt quốc gia. Nó đảm bảo vận chuyển và
quản lý hàng hóa trên phạm vi quốc tế thực hiện hiệu quả và đáng tin cậy. Sự
hình thành và phát triển của dịch vụ logistics quốc tế có nguồn gốc từ sự phát
triển của thương mại quốc tế và công nghiệp vận tải. Trước đây, logistics thường
tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, với
sự phát triển liên kết kinh tế toàn cầu và mở cửa thị trường, nhu cầu vận chuyển
hàng hóa qua biên giới tăng đáng kể.
Sự hình thành và phát triển logistics quốc tế cũng được thúc đẩy bởi sự tiến bộ
trong công nghệ thông tin và viễn thông. Các công nghệ như hệ thống quản lý
vận chuyển (TMS), hệ thống quản lý kho (WMS), hệ thống theo dõi và vị trí
(GPS) đã giúp nâng cao khả năng quản lý và theo dõi hàng hóa trong quá trình
vận chuyển quốc tế.
Một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của dịch vụ logistics quốc tế là sự
hợp tác giữa các bên liên quan, gồm doanh nghiệp vận chuyển, nhà sản xuất, nhà
cung cấp dịch vụ logistics và cơ quan quản lý chính phủ. Các bên này cần làm
việc cùng nhau để xác định và thực hiện các quy trình và tiêu chuẩn chung nhằm
đảm bảo an tồn và hiệu quả cho vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Dịch vụ logistics quốc tế phát triển mạnh mẽ gần đây nhờ tăng trưởng của
thương mại điện tử và chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp hiện nay đang
đặt nhiều sự chú trọng vào việc cải thiện khả năng quản lý logistics để giảm chi

phí, tăng cường tốc độ và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình vận chuyển hàng
hóa quốc tế. Tóm lại, dịch vụ logistics quốc tế đã trở thành một phần không thể
thiếu trong kinh doanh quốc tế. Sự hình thành và phát triển của nó được thúc đẩy
bởi sự phát triển của thương mại quốc tế, tiến bộ công nghệ và hợp tác giữa các
bên.


1.1.2. Vai trò
a) Vai trò logistics quốc tế đối với nền kinh tế

 Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí sản
xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung
Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/năm và ở Brazil là 20%/năm. Bên
cạnh đó, từ số liệu thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về dịch vụ logistics
cho biết chi phí cho hoạt động dịch vụ logistics chiếm 10-13% GDP ở các nước
phát triển, ở các nước đang phát triển cao hơn khoảng 15-20%. Điều này cho
thấy chỉ phí cho dịch vụ logistics là rất lớn, vì vậy với việc hình thành và phát
triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế
quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh
doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, q trình
sản xuất kinh doanh tính giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp
phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế những năm
qua tại các nước Châu Âu, chi phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và cịn có xu
hướng giảm nữa trong các năm tới.
 Dịch vụ logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thơng
phân phối.
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chỉ nhí
lưu thơng. Chi phí lưu thơng hàng hóa chủ yếu là nhị vận tải chiếm một
tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt

là hàng hóa trên thị trường thương mại quốc tế. Mà vận tải là yếu tố quan trọng
nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hồn thiện và
hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình
lưu thơng dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thơng. Nếu tính cả chi phí vận
tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, ...) ước
tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu
chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số
nước không có biển.
 Dịch vụ logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong bn bán
quốc tế.
Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh,
vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và
kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch
vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên
các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa
điểm đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác
và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Dịch vụ logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu
như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt
động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc
biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được


các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác
nhau của chiến lược doanh nghiệp.
b. Vai trò của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp
Trong xu hướng tồn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày
càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do
logistics đem lại ngày càng lớn do yêu cầu kết nối cung cầu và tiêu dùng sản

phẩm trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hoạt động logistics tại các doanh
nghiệp hiện có những vai trò quan trọng dưới đây:
- Logistics tạo ra lợi ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm: Lợi ích địa điểm
là phần giá trị cộng thêm vào sản phẩm, giúp sản phẩm có khả năng trao đổi hoặc
tiêu thụ đúng vị trí. Lợi ích thời gian là phần giá trị được sáng tạo ra để sản phẩm
có mặt đúng thời điểm và đáp ứng khoảng thời gian cung ứng mà khách hàng
mong đợi. Nhờ hoạt động logistics tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm
mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết và vào thời điểm thích hợp. Phần giá
trị này cộng thêm vào sản phẩm, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh
nghiệp.
- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tăng cường
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp: Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh
tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và cho thấy ba thành phần chủ
yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng
và lợi nhuận công ty. Logistics đóng vai trị quan trọng với các thành phần này
theo cách thức khác nhau. Nó giúp phối hợp các biến số marketing - mix, gia
tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng
lợi nhuận trong dài hạn.
- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến
khách hàng: Logistics khơng chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà cịn tối ưu hóa
các dịng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới
các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng
hóa. Hơn thế nữa, các mơ hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận
chuyển, mua hàng... và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng
hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh
nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình.
- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ
thống logistics hiệu quả và kinh tế được ví như một tài sản có giá trị. Nếu doanh
nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh chóng với chi

phí thấp thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều
này giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics
hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn. Mặc dù không
tổ chức nào chỉ ra phần bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống
logistics hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn. Mặc
dù không tổ chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối tài sản nhưng
cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài sản vô hình giống như bản quyền, phát
minh, sáng chế, thương hiệu.


1.1.3. Doanh nghiệp kinh doanh
1.1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
Theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định định nghĩa: “Thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ
logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân
khác thực hiện một hoặc nhiều cơng đoạn của dịch vụ đó”. Như vậy, doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là việc một tổ chức hay một cá nhân sẽ đóng
vai trị đứng ra phối hợp các công đoạn cung cấp nguyên liệu – sản xuất – phân
phối dựa trên các dữ liệu về nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, quy cách phẩm chất,
năng lực sản xuất, lịch trình chuyên chở và nguồn cung cấp theo yêu cầu của
người ủy thác.
1.1.3.2.
-

-

-

Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics


Nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 2 (2PL – Second Party Logistics): Đây là
một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi
hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích
hợp với hoạt động logistics (Chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi hoạt
động). 2PL là việc quản lí các hoạt động truyền thống như vận tải, kho
bãi, thủ tục hải quan, …
Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL – Third Party Logistics):
Là người thay mặt cho chủ hàng để quản lý và thực hiện các dịch vụ
logistics như: thay mặt người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu,
cung cấp chứng từ giao nhận – vận tải, hoặc thay mặt cho người XNK làm
thơng quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm quy định. Cung cấp 3PL là
các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên
danh nghĩa của khách hàng dựa trên các hợp đồng hợp tác cho từng lô
hàng hoặc một bên forwarder thầu trong một khoảng thời gian nhất định
được xác định trên hợp đồng giữa hai bên. Còn sử dụng 3PL là việc th
ngồi các cơng ty bên ngồi để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là
tồn bộ q trình quản lí logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn
lọc.
Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics):
Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất
kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành
các giải pháp chuỗi logistics. Dịch vụ 4PL là việc quản lý và thực hiện các
hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối
kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics 4PL
có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao
gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các
dịch vụ công nghệ thơng tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh 4PL
được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý,
tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3P1 trong suốt



-

1.2.

chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trưởng toàn cầu, lợi thế chiến lược và
các mối quan hệ lâu bên
Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thơng tin cùng với đó
là thương mại điện tử, các bên cung cấp 5PL logistics. 5PL là loại dịch vụ
bao gồm 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân
phối trên nền tảng thương mại điện tử.

Xu hướng logistics trên thế giới và các cam kết Việt Nam tham
gia về dịch vụ logistics quốc tế

1.2.1. Xu hướng logistics trên thế giới
Thế giới đương đại đang đạt được những thành quả vượt trội so với những gì
mà các phương thức sản xuất trước đây có được, điều này xuất phát từ việc các
quốc gia không ngừng hội nhập vào nền kinh tế thế giới – xu thế tồn cầu hóa.
Khơng phủ nhận tồn cầu hóa có những mặt trái nhất định, như phân cực hóa xã
hội, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trong việc tiếp nhận các lợi ích khi hội
nhập, nhưng phải khẳng định rằng, tồn cầu hóa là xu thế tất yếu và không thể
thay đổi, bất kỳ quốc gia nào không phân biệt dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo...
muốn tồn tại và phát triển đều khơng thể nằm ngồi xu thế này. Thế giới cũng
đang chứng kiến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi cuộc sống.
việc ứng dụng khoa học công nghệ được thực hiện gần như không loại trừ lĩnh
vực nào. Và rõ ràng logistics cũng khơng nằm ngồi những ảnh hưởng trên.
Xu hướng phát triển thứ nhất của logistics, đó là tạo ra logistics tồn cầu. Tồn
cầu hóa đã mang lại cho các quốc gia, các doanh nghiệp cơ hội phát triển trên

phạm vi tồn thế giới. Nhu cầu hàng hóa có thể xuất hiện ở mọi nơi, và cũng như
thế, các nguồn lực có thể được cung cấp khơng bị giới hạn trong địa giới hành
chính nào, bởi vì mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý lại có những thế mạnh khác
nhau. Vì thế, các cơng ty, tập đồn có thể đặt nhà máy, trụ sở tại một nước nhưng
quan hệ thương mại của chúng được thiết lập khắp thế giới. Do vậy phải thiết lập
hệ thống logistics toàn cầu để đảm bảo nhu cầu nguồn lực đầu vào cho sản xuất
cũng như cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, Cơng
ty Nike (Hoa Kỳ) đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc nhưng mua nguyên liệu
là da giày tại Đài Loan, đế giày tại Indonesia, keo dán tại Ấn Độ... thành phẩm là
giày thể thao được phân phối đi tồn thế giới, do đó Nike cần nhà cung cấp dịch
vụ logistics có mạng lưới rộng khắp để đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu vượt ranh
giới địa lý của mình. Thực tế trên thế giới cũng đã xuất hiện các tập đoàn cung
cấp dịch vụ logistics toàn cầu như: APL Logistics, Maersk Logistics, Kuehne &
Nagel, DHL, Danzas, Schenker…
Xu hướng thứ hai, là thuê nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp thay vì
tự thực hiện. Nếu trước đây các chủ hàng thường tự mình đứng ra thực hiện các
hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân thì giờ đây việc đi thuê dịch vụ
logistics bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Điều này cũng khơng nằm ngồi
xu thế chung của xã hội, đó là tập trung và chun mơn hóa vào những hoạt động
mà mình có lợi thế, cịn lại các hoạt động khác có thể th ngồi. Nói chung việc
tự tổ chức hoạt động theo kiểu khép kín trong nội bộ doanh nghiệp sẽ làm đội lên


chi phí dẫn tới hiệu quả hoạt động của tồn tổ chức thấp. Quy mơ doanh nghiệp
lớn thì phạm vi hoạt động ngày càng rộng, hoạt động logistics càng phức tạp địi
hỏi chi phí đầu tư và tính chun nghiệp ngày càng cao, nếu tự thực hiện có thể
dẫn tới hậu quả thiếu tập trung vào mục tiêu sản xuất kinh doanh chính, phân tán
nguồn lực và chi phí cơ hội tăng cao. Ví dụ, rõ ràng nếu đầu tư cho một hệ thống
kho bãi riêng khi không sử dụng hết cơng suất sẽ gây lãng phí và tốn kém, quản
lý vận hành chưa chắc đã chuyên nghiệp và hiệu quả, trong khi có thể sử dụng

giải pháp đi thuê ngồi sẽ mang lại những lợi ích thiết thực hơn.
Logistics có xu hướng phát triển thứ ba, đó là ứng dụng triệt để công nghệ
thông tin và những thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Công nghệ số đã khiến các
hoạt động của logistics đơn giản đi rất nhiều, các chi phí vì thế cũng giảm theo.
Logistics là một chuỗi các hoạt động được gắn kết với nhau, vì vậy thông tin
trong chuỗi được truyền đi càng nhanh và càng chính xác bao nhiêu thì hiệu quả
của hoạt động logistics càng tăng lên bấy nhiêu. Hiện nay, một số công nghệ
đang được ứng dụng trong ngành dịch vụ logistics đó là công nghệ nhận dạng
bằng tần số radio (RFID Radio Frequency Identification), hệ thống trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange), mạng Internet... Ví dụ: khi kết
nối Internet và có hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ
logistics có thể quản lý được các đơn hàng mà khách hàng đặt nhà sản xuất, điều
tiết nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp cho phù hợp kế hoạch, phân loại
dán nhãn và sắp xếp gửi hàng đi, đồng thời nhà sản xuất cũng có thể thơng qua
cơng cụ thơng tin kiểm tra tình hình thực tế và vị trí của lơ hàng.
Động lực tăng trưởng ngành logistics còn đến từ quá trình chuyển đổi số. Đây
là q trình thay đổi mơ hình truyền thống sang mơ hình số hố bằng việc áp
dụng các cơng nghệ như điện tốn đám mây (Cloud Computing) và dữ liệu lớn
(Big Data).

Hình 1.2. Những cơng nghệ làm thay đổi ngành logistics
Phân tích mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Hội viên VLA, thấy
Quản lý đơn hàng chỉ đạt 16,9%; Thương mại điện tử 15,5% và Logistics cho
TMĐT 10,8%… phản ánh rõ nhất về hạn chế của ứng dụng công nghệ thông tin
trong các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu phát triển và xu
thế. Hơn nữa, các kết quả ứng dụng cơng nghệ thơng tin mang tính bền vững của
các doanh nghiệp Việt Nam như Logistics thông minh và Logistics xanh chỉ đạt


rất thấp tương ứng 6,1% và 5,4%, cho thấy điểm hạn chế của các doanh nghiệp

logistics trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS. Khi so sánh với kỳ
vọng thực hiện ở tương lai có đến 50% ứng dụng công nghệ thông tin cần phải
phấn đấu mới đạt.
Kết quả áp dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp thành viên VLA

Hình 1.1. Áp dụng cơng nghệ thơng tin trong doanh nghiệp logistics Việt
Nam
Nguồn: VLA (2021)

Và cuối cùng khi thế giới ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của tính
bền vững, nhu cầu về logistics xanh có thể sẽ tăng lên trong những năm tới.
Logistics xanh là thực tiễn kết hợp tính bền vững vào quy trình logistics, từ tìm
nguồn cung ứng nguyên vật liệu đến vận chuyển sản phẩm cuối cùng. Có nhiều
cách để làm cho logistics bền vững hơn và các công ty không ngừng đổi mới các
phương pháp mới và hiệu quả hơn.



×