Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ ngoại giao hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.9 KB, 4 trang )

Đại sứ quán Hoa Kỳ * TRUNG TÂM HOA KỲ


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
“Chính phủ và các doanh nghiệp đều có
những trách nhiệm chung; và… nếu cùng
nhau làm trọn các bổn phận đó, nó sẽ mang
lại lợi ích cho tất cả chúng ta”.
— Tổng thống Barack Obama
Sự cam kết mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
trong việc xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (corporate social responsibility, CSR) được
thể hiện qua cách tiếp cận toàn diện trong việc hỗ
trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp về các lĩnh vực
hành xử có trách nhiệm. Phù hợp với nghị trình
điều hành kinh tế đất nước một cách khôn ngoan
của Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong việc sử dụng các
công cụ kinh tế toàn cầu nhằm đẩy mạnh các mục
tiêu chính sách đối ngoại, mỗi phòng ban trong Bộ
Ngoại giao đều có vai trò chủ đạo trong việc đề
xuất những sáng kiến, đồng thời đảm bảo sự phối
hợp và cộng tác một cách hiệu quả với nhau, với
các đại sứ quán Hoa Kỳ, doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội dân sự và các bên liên quan khác.
Công dân doanh nghiệp tốt và
quyền con người
Có một mối liên hệ khăng khít giữa
sự thịnh vượng kinh tế, tôn trọng
quyền con người và tư cách công
dân doanh nghiệp tốt. Văn phòng


Kinh tế và Kinh doanh thuộc Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp các
hướng dẫn và hỗ trợ cho các công ty
Hoa Kỳ nhằm đảm bảo cho hoạt
động của doanh nghiệp trở nên có
trách nhiệm với xã hội, và tạo ra các
lề lối đạo đức kinh doanh thúc đẩy
sự phát triển bền vững. Văn phòng
này cùng tham gia với các doanh
nghiệp, các tổ chức công đoàn và xã
hội dân sự để giúp họ áp dụng và
thực hiện các chính sách kinh doanh
kiểu mẫu. Trong phần lớn công việc đó, sự tương
tác với khu vực tư nhân đã được thực hiện trong
khuôn khổ “Các đường lối chỉ đạo của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với các công ty
đa quốc gia” và với đầu mối liên lạc quốc gia của
Văn phòng Kinh tế và Kinh doanh đối với các
đường lối chỉ đạo đó. Bộ Ngoại giao cũng thúc đẩy
và ghi nhận các hoạt động vì cộng đồng đáng nêu
gương của các doanh nghiệp thông qua Giải
thưởng dành cho Doanh nghiệp có hoạt động xuất
sắc vì cộng đồng do Ngoại trưởng Hoa Kỳ trao
tặng.
Văn phòng Các vấn đề Lao động Quốc tế (ILA), Tự
do Internet, Kinh doanh và Quyền Con người thuộc
Cục Dân chủ, Quyền Con người và Lao động (DRL)
phối hợp với các công ty, tổ chức xã hội dân sự - kể
cả những công đoàn và tổ chức phi chính phủ - và
với chính phủ để thực hiện các chính sách về quyền

con người và quyền lao động, đóng góp tối đa cho
sự phát triển toàn cầu. Nhóm Kinh doanh và
Quyền Con người tập trung vào việc thu hút các
bên liên quan để vượt qua những thách thức về
Các phụ nữ bị ảnh hưởng bởi AIDS chia sẻ những câu chuyện tồn tại ở phòng
khám Reach Out ngoại ô Kampala, Uganda. Phòng khám nhận được tiền tài
trợ từ Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho phòng chống AIDS
(PEPFAR), một quan hệ đối tác chính cho các điều phối viên AIDS toàn cầu.
(©AP Photo).
kinh doanh, quyền con người và việc dẫn hướng
các nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ nhằm thực hiện
đầy đủ các Nguyên tắc chỉ đạo của Liên Hiệp Quốc
về Kinh doanh và Quyền Con người. Công việc của
nhóm này bao gồm việc ủng hộ những chuẩn mực
mới về kinh doanh và quyền con người; chứng
minh giá trị của các hệ thống gồm nhiều bên liên
quan đáng tin cậy; khuyến khích các công ty thực
thi quyền con người và quyền lao động được quốc
tế thừa nhận ở từng giai đoạn trong chuỗi cung
ứng của mình; và đóng góp các giải pháp cho
những thách thức cấp bách về chính sách đang cản
trở doanh nghiệp thực thi quyền con người. Nhóm
Sở hữu Trí tuệ của Văn phòng Kinh tế và Kinh
doanh làm việc nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
một cách thích hợp với quyền con người.
Văn phòng Giám sát và Chống buôn bán người
(TIP) có nhiệm vụ ngăn ngừa và chấm dứt nạn
buôn bán người thông qua sự hợp tác và cam kết
tham gia của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các
liên minh và các nhóm nhà đầu tư. Văn phòng này

thực hiện điều đó bằng cách nâng cao nhận thức và
đẩy mạnh thực thi Đường lối Chỉ đạo Luxor. Đường
lối này tập trung vào chính sách của doanh nghiệp,
lập kế hoạch chiến lược, nhận thức cộng đồng, truy
xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, vận động
chính sách và tính minh bạch của chính phủ để làm
giảm lao động cưỡng bức trong các chuỗi cung ứng.
Lao động và các chuỗi cung ứng
Văn phòng Kinh tế và Kinh doanh, hợp tác với Cục
Dân chủ, Quyền Con người và Lao động và các cơ
quan khác, điều phối sự tham gia của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ vào Quá trình Kimberley nhằm ngăn
chặn dòng buôn bán kim cương lấy tiền cho các
cuộc xung đột và chú trọng vào việc truy xuất
nguồn gốc trong các chuỗi cung ứng. Cục Dân chủ,
Quyền Con người và Lao động xúc tiến quyền lao
động trong suốt chuỗi cung ứng, bao gồm việc thực
thi luật lao động, tìm hiểu kỹ về người sử dụng lao
động, tăng cường vận động pháp lý, mở rộng các cơ
hội sinh kế và đẩy mạnh các phương thức có nhiều
bên liên quan. Văn phòng Giám sát và Chống Buôn
bán người hợp tác với tổ chức Dấu chân Nô lệ cung
cấp các công cụ trực tuyến để khởi đầu hoạt động
trên thị trường và các cuộc đối thoại thường xuyên
giữa các cá nhân người tiêu dùng với nhà sản xuất
về tình trạng nô lệ hiện đại trong các chuỗi cung
ứng.
Năng lượng và Môi trường
Các sáng kiến của ngành về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý có trách

nhiệm các nguồn lực, hiệu suất sử dụng năng
lượng và biến đổi khí hậu. Cục Tài nguyên Năng
lượng (ENR) hướng các nỗ lực của Bộ Ngoại giao
(Ảnh trái) Trẻ em ở Guatemala được tiếp cận với nước sạch nhờ một dự án được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ (USAID). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USAID cung cấp việc tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường thông qua chương
trình Đối tác Nước Hoa Kỳ. (© USAID). (Ảnh phải) Những người du mục Afghanistan được tiếp cận hơn 7000 đèn lồng
năng lượng mặt trời thông qua Chương trình Năng lượng sạch cho Afghanistan của USAID. Cung cấp nguồn năng lượng
sạch, an toàn và đáng tin cậy là một sáng kiến lớn của Cục Tài nguyên Năng lượng. (© Robert Foster, Winrock International).

Hoa Kỳ vào việc đảm bảo cho
các quan hệ ngoại giao thúc đẩy
lợi ích của Hoa Kỳ trong việc
tiếp cận các nguồn năng lượng
an toàn, tin cậy và sạch hơn.
Điều đó thúc đẩy sự quản trị tốt
và tính minh bạch trong quản lý
ngành năng lượng và tiến tới
năng lượng khả thi về mặt
thương mại và bền vững về mặt
môi trường cho 1,3 tỷ người
hiện chưa sử dụng các dịch vụ
năng lượng. Cục Tài nguyên
Năng lượng ủng hộ Sáng kiến
Minh bạch Ngành công nghiệp
Khai khoáng - một tiêu chuẩn
toàn cầu mới về tính minh bạch
của các nguồn thu nhà nước từ
khai thác tài nguyên thiên
nhiên, cùng với nhiều sáng kiến quản trị khác nữa.
Cục Đại dương và Các vấn đề Môi trường và Khoa

học Quốc tế (OES) thúc đẩy các mục tiêu chính sách
của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu,
khoa học và công nghệ, sức khỏe, nguồn nước, bảo
vệ môi trường, đa dạng sinh học, các vấn đề đại
dương và địa cực, ngư nghiệp và chính sách không
gian. Cục này cũng theo đuổi các hoạt động vì cộng
đồng thông qua các sáng kiến liên quan đến tổ
chức Hợp tác về Nguồn nước Hoa Kỳ; hợp tác với
Trung tâm Môi trường Thế giới và các tập đoàn
nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ giảm thiểu ô
nhiễm và phát thải , cải thiện hiệu suất năng lượng
và hợp tác với tổ chức Hợp tác về Clo-kiềm nhằm
khuyến khích việc chuyển đổi sang các quá trình
sản xuất không chứa thủy ngân, thúc đẩy các
phương án lựa chọn bền vững về kho chứa hóa
chất. Cục Đại dương và Các vấn đề Môi trường và
Khoa học Quốc tế có nhiệm vụ khuyến khích các nỗ
lực của khu vực tư nhân để giúp cho các cam kết
của Hoa Kỳ đáp ứng được Hiệp định Copenhagen
thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến
đổi khí hậu.
Chống tham nhũng
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận thấy rằng việc làm
giảm tham nhũng vốn gắn liền với các lợi ích của
xã hội và doanh nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Cục Ma túy Quốc tế và Vấn
đề Thực thi Pháp luật (INL) thúc đẩy chống tham
nhũng trên bình diện quốc tế và hỗ trợ cho trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng việc cổ vũ các
lề lối kinh doanh sạch, tham gia vào cộng đồng

doanh nghiệp trong các nỗ lực chống tham nhũng
và tạo lập một sân chơi bình đẳng. Cục này cũng
ủng hộ việc chấp nhận và thi hành các tiêu chuẩn
có nhiều bên liên quan, kể cả Công ước Liên hiệp
quốc về Chống Tham nhũng, Chiến lược Chống
Tham nhũng ở Quan chức Cấp cao của Tổng thống,
và chính sách Từ chối không cho các quan chức
tham nhũng Nơi trú ngụ an toàn. Văn phòng Kinh
tế và Kinh doanh làm đại diện cho Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ trong Nhóm Công tác của OECD về Hối lộ
trong giao dịch kinh doanh quốc tế và cũng chú
trọng vào chống tham nhũng thông qua sáng kiến
Tài chính trong nước dành cho phát triển.
Sức khỏe và phúc lợi xã hội
Bộ Ngoại giao cũng hợp tác với khu vực tư nhân để
giải quyết nhiều thách thức toàn cầu quan trọng,
trong đó có các vấn đề lan tràn bệnh dịch HIV/AIDS
và thất nghiệp ở giới trẻ. Văn phòng Điều phối AIDS
Toàn cầu của Hoa Kỳ (OGAC) phối hợp các nỗ lực
của Chính phủ Hoa Kỳ để chống lại đại dịch HIV/
AIDS, bao gồm việc tiến hành các chương trình hợp
tác kết hợp các nguồn lực từ các khu vực công và tư
để thực hiện các mục đích ngăn ngừa, chăm sóc và
điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.
Văn phòng Các vấn đề Thanh niên Toàn cầu (J/GYI)
phối hợp chính sách thanh niên giữa các bộ nhằm
trao quyền hành động cho giới trẻ khắp thế giới
như những nhà hoạt động kinh tế và cộng đồng,
Một chú cá voi trở về với biển khơi tại tiểu bang Massachusetts. Bảo vệ thế giới
đại dương là một ưu tiên của Cục Đại dương, Các vấn đề môi trường và Khoa học

quốc tế. (©cmiper/Flickr).

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2013

Văn phòng cũng làm việc với khu vực tư nhân cũng
như với các bên liên quan trong xã hội dân sự để
giải quyết tình trạng thất nghiệp của giới trẻ bằng
cách khuyến khích các chiến lược thuê và sử dụng
lực lượng lao động trẻ, đào tạo các kỹ năng, tạo
việc làm thông qua các chủ doanh nghiệp và các
chương trình trách nhiệm xã hội chú trọng vào giới
trẻ.
Hợp tác và trao đổi
Cục Các vấn đề Giáo dục và Văn hóa (ECA) làm việc
để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân
Hoa Kỳ và nhân dân các nước khác thông qua các
chuyến thăm trao đổi về giáo dục và văn hóa. Cục
này tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác công-tư
nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và các cơ hội kinh tế,
công nghệ và thanh niên, mang lại lợi ích cho cộng
đồng địa phương ở 165 quốc gia.
Văn phòng Sáng kiến Hợp tác Toàn cầu (S/GPI) của
Ngoại trưởng xây dựng các quan hệ hợp tác chiến
lược với các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện, các
quỹ, các trường đại học, các cộng đồng tôn giáo,
các nhóm người và cá nhân ở nước ngoài nhằm
đẩy mạnh các mục đích và mục tiêu của Bộ Ngoại
giao về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Văn phòng Các vấn đề Phụ nữ Toàn cầu (S/GWI)
của Ngoại trưởng hỗ trợ việc trao quyền kinh tế, xã

hội, pháp lý và chính trị cho phụ nữ và các cô gái
trẻ, gồm cả việc giảm thiểu tác động của bạo lực
đối với phụ nữ, chú trọng vào y tế và giáo dục, an
toàn thực phẩm, các vấn đề toàn cầu như biến đổi
khí hậu,đảm bảo cho phụ nữ được hội nhập vào
công cuộc tái thiết và phát triển trong thời kỳ hậu
xung đột.
Người mẹ hôn con gái mình bên ngoài một bệnh viện được
tài trợ bởi Chương trình Sức khỏe bà mẹ và trẻ em của
USAID Indonesia. Cả USAID và Văn phòng phụ trách các
vấn đề của phụ nữ toàn cầu đều thúc đẩy quyền được chăm
sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.

×