Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

HỒ KIM TIỀN

QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - 6 - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ KIM TIỀN

QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

GVHD: PGS.TS LÊ MINH HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH - 6 - 2018


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm được học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là các
thầy cô Khoa Luật Dân sự đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu.


Những kiến thức được tiếp thu tại trường sẽ là hành trang quý giá để em bước vào
đời.
Đề tài “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2015” là đề tài mà em đã chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp cử
nhân sau 4 năm học tập tại trường. Để hồn thành khóa luận, em đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ, chỉ bảo của gia đình, nhà trường, thầy cơ và đặc biệt là
PGS.TS Lê Minh Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận. Với
lịng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời tri ân đến thầy, chúc thầy luôn dồi dào sức
khỏe và thành công hơn trong sự nghiệp của mình.
Tuy nhiên, vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế, khóa luận khơng tránh khỏi
những thiết sót, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo thêm của các thầy cô để
kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Hồ Kim Tiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả
nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Minh
Hùng. Mọi thông tin tham khảo được sử dụng trong khóa luận đều đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 6 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hồ Kim Tiền



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

TAND

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 6
1.1 Khái quát về quyền của cá nhân đối với hình ảnh ............................... 6
1.1.1 Khái niệm về quyền của cá nhân đối với hình ảnh .......................... 6
1.1.2 Đặc điểm quyền của cá nhân đối với hình ảnh .............................. 10
1.2 Nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh .................................... 15
1.2.1. Quyền được tơn trọng và bảo vệ hình ảnh .................................... 16
1.2.2. Quyền khai thác, sử dụng hoặc cho hay không cho người khác khai
thác, sử dụng ........................................................................................... 16
1.2.3. Quyền được bảo vệ khi hình ảnh bị xâm phạm ............................ 20
1.3 Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh .................................... 21
1.3.1 Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong mối quan hệ với
quyền tiếp cận thơng tin .......................................................................... 21
1.3.2 Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong trường hợp

xung đột với lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của cộng đồng ................ 23
1.3.3 Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong trường hợp
xung đột lợi ích với người thứ ba ............................................................ 24
1.3.4 Giới hạn quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong trường hợp cá
nhân từ bỏ quyền của mình ..................................................................... 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN ........................................................................................ 27
2.1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình
ảnh ................................................................................................................. 27
2.1.1 Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân với mục đích thương mại mà
khơng được sự đồng ý ............................................................................. 27


2.1.2 Hành vi sử dụng hình ảnh gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân
phẩm ........................................................................................................ 31
2.1.3 Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân xâm phạm đến quyền về đời
sống riêng tư cá nhân .............................................................................. 34
2.1.4 Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân khơng gây hại nhưng không
được sự cho phép của cá nhân................................................................. 38
2.1.5 Hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân ......... 40
2.2 Phương thức bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh bằng biện
pháp dân sự .................................................................................................. 42
2.2.1 Tự mình bảo vệ .............................................................................. 44
2.2.2 Thơng qua cơ quan có thẩm quyền ................................................ 45
2.3 Các biện pháp bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh bằng biện
pháp dân sự .................................................................................................. 46
2.3.1. Yêu cầu bồi thường thiệt hại ......................................................... 46
2.3.2. Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm ........................................... 51
2.3.3. u cầu cải chính, xin lỗi cơng khai ............................................. 52

2.3.4. Yêu cầu thu hồi, hủy bỏ các ấn phẩm, phim ảnh, phương tiện lưu
trữ hình ảnh bị vi phạm ........................................................................... 55
2.4 Bất cập của quy định về việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình
ảnh theo pháp luật hiện hành và một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật ................................................................................................................. 56
2.4.1 Bất cập của quy định về việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình
ảnh theo pháp luật hiện hành ................................................................... 56
2.4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền của cá nhân
có hình ảnh bị xâm phạm bằng biện pháp dân sự ................................... 63
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 67


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là một giá trị vĩ đại của nhân loại, dù ở nơi đâu, ở thời đại
nào vẫn luôn được đặc biệt quan tâm. Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính
trị năm 1966 ghi nhận: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này
được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị cướp mạng sống một cách tùy tiện”1.
Ngồi ra, Cơng ước cịn khẳng định: “Khơng ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc
bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất
hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ
chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”. Tuyên ngôn quốc tế về nhân
quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc cũng khẳng định: “Ai cũng có quyền được
sống, được tự do và an tồn thân thể”2, “Khơng ai có thể bị xâm phạm một cách
độc đốn vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay
thanh danh. Ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm
ấy”3. Từ những quy định trên cho thấy các quyền cơ bản của con người được thừa
nhận và được pháp luật bảo vệ.
Xã hội ngày càng phát triển, các quyền con người ngày càng được nâng cao
ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, pháp

luật Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc đề cao và ngày càng hoàn
thiện cơ chế đảm bảo quyền con người. Kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp
trước đây, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các quyền cơ bản của cơng dân, trong
đó khơng thể không nhắc đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Trong cuộc sống,
chúng ta thường có thói quen ghi lại những hình ảnh, những khoảnh khắc đẹp của
mình. Tuy nhiên, dù đó là hình ảnh đẹp hay chưa đẹp thì cũng đều có nguy cơ bị
xâm hại từ người khác. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ, các thiết
bị ghi hình, chụp ảnh càng trở nên hiện đại thì vấn đề bảo vệ hình ảnh cá nhân cũng
ngày càng trở nên khó khăn. Chúng ta hẳn chưa quên những dư luận trong những
năm gần đây về một học sinh bị chụp ảnh và bêu xấu vì trộm đồ ở siêu thị, những
1

Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.

2

Điều 3 Tun ngơn nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc.

3

Điều 12 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc.

1


ồn ào về việc nữ sinh sư phạm bị lộ hình ảnh nhạy cảm với bạn trai… Vấn đề đáng
quan tâm là hậu quả kéo theo hết sức khủng khiếp và khó có thể lường trước được.
Đối với cơ chế pháp lí bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì pháp luật hành
chính và pháp luật hình sự cũng đã có những quy định cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh
sự thay đổi của xã hội là một trong những điều kiện khiến khả năng bị xâm phạm

hình ảnh cá nhân ngày càng có nguy cơ cao thì dường như các chế tài hành chính và
chế tài hình sự chưa đủ sức “răn đe” các hành vi xâm phạm. Đứng trước thực trạng
trên, tác giả xin chọn đề tài “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015” để nghiên cứu, tìm hiểu với mục tiêu đưa ra một số
kiến nghị nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền của cá nhân của cá nhân đối với hình ảnh
cũng như ngăn ngừa và hạn chế sự xâm phạm đối với hình ảnh cá nhân.
2. Tình hình nghiên cứu
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh khơng phải là một vấn đề q mới mẻ
trong thời đại hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, chưa có nhiều các cơng trình nghiên
cứu chun sâu về quyền này trong pháp luật dân sự hiện hành. Một số cơng trình
nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ quyền của người có hình ảnh bị xâm phạm
bằng biện pháp dân sự có thể kể đến:
- Michael Jeansch (2014), “Bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của pháp
luật Cộng hòa liên bang Đức - so sánh với quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam”,
Tạp chí Luật học, 2014, số 1(164), tr.64-76. Trong bài viết này, tác giả tập trung
phân tích và làm rõ các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nói chung, trong đó có
quyền đối với hình ảnh cá nhân. Ngồi ra, tác giả còn so sánh, đối chiếu giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức về cơ chế bảo vệ quyền
nhân thân;
- Lê Hà Huy Phát (2010), “Quyền về hình ảnh cá nhân trong pháp luật dân
sự”, trích tài liệu hội thảo khoa học Quyền con người trong pháp luật dân sự, Khoa
Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức tại Thành phố
Hồ Chí Minh ngày 06 tháng 10 năm 2010, tr.10-25. Trong phạm vi bài viết của
mình, tác giả phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh và các biện pháp bảo vệ
quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật Dân Sự (viết tắt là
BLDS) năm 2005;

2



- Lê Văn Sua (2017), “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh”, Tạp chí Luật
sư Việt Nam, số 10(43), tr.18-22. Trong bài viết của mình, tác giả phân tích, đánh
giá những điểm tiến bộ trong quy định của BLDS năm 2015, chỉ ra các quy định
xử lí hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân trong pháp luật hành chính và pháp luật
hình sự. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ giới hạn quyền của cá nhân đối với hình
ảnh, chỉ ra như thế nào được xem là xâm phạm hình ảnh của cá nhân;
- Trịnh Thị Huỳnh Nga (2017), Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thơng và mạng xã hội,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
khóa luận của mình, tác giả đi sâu vào phân tích, làm rõ các biện pháp xử phạt
hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện truyền
thơng và mạng xã hội, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ quyền bí mật đời tư.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã có những đóng góp to
lớn về vấn đề bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh, góp phần làm rõ các
khái niệm, giới hạn quyền đối với hình ảnh cá nhân. Tuy nhiên, theo quy định
của BLDS hiện hành, nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh vẫn chưa có
một cơng trình nghiên cứu chun sâu và tồn diện. Chính vì vậy, tác giả hi vọng
những tìm hiểu, nghiên cứu trong khóa luận của mình sẽ có giá trị về mặt lí luận
và thực tiễn đối với việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh, góp phần
bảo vệ tốt hơn cũng như ngăn ngừa, hạn chế hành vi xâm phạm đối với hình ảnh
cá nhân.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng qt: Thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiện
hành, thực trạng quyền của cá nhân đối với hình ảnh, từ đó đưa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền hình ảnh của
cá nhân.
Mục đích cụ thể: phân tích các khái niệm, đặc điểm về quyền của cá nhân đối
với hình ảnh, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Nghiên cứu đánh giá các quy định của BLDS năm 2015 trong vấn đề bảo vệ

quyền của cá nhân đối với hình ảnh, có sự liên hệ với pháp luật hình sự và pháp luật

3


hành chính, những trường hợp mà các biện pháp hình sự và hành chính chưa thể
bảo vệ hiệu quả quyền hình ảnh của cá nhân, từ đó chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn
chế trong quy định của pháp luật hiện hành.
Phân tích thực trạng bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh, chỉ ra những
vấn đề cịn thiếu sót trong cơ chế bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân trên thực tế, từ
đó có những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, bảo vệ tốt hơn quyền của cá
nhân đối với hình ảnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của
BLDS năm 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Đồng thời, nghiên cứu
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật qua các vụ việc tiêu biểu và cách thức cá
nhân áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Qua việc đánh giá cách
vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn đời sống, lí giải ngun nhân của những
hạn chế từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng
cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh bằng các biện
pháp dân sự.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả nghiên cứu quyền của cá nhân đối với hình ảnh
trong quy định của pháp luật dân sự, cụ thể là BLDS năm 2015, trong mối liên hệ
với các quy định trong luật chuyên ngành có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với đường lối, chủ trương, chính sách, quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và
pháp luật Dân sự nói riêng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về xây
dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, về chính sách bảo vệ quyền

con người, quyền tự do cá nhân.
Việc nghiên cứu đề tài có sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm rõ các
vấn đề liên quan. Khóa luận cũng vận dụng các phương pháp phân tích đánh giá
tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp so sánh… để thực hiện việc nghiên cứu.

4


6. Bố cục của khóa luận
Với phạm vi nội dung cần nghiên cứu, kết cấu khóa luận bao gồm: Mục lục, lời
cảm ơn, lời mở đầu, hai chương nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo.
Chương 1: Những vấn đề chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo
quy định của BLDS năm 2015
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh
bằng biện pháp dân sự và kiến nghị hoàn thiện

5


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015
1.1 Khái quát về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1.1.1 Khái niệm về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học (2000), hình ảnh được
định nghĩa là “hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như
máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng
gợi tả sống động trong diễn đạt”.
Trong thực tế, “hình ảnh” được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trong lĩnh vực truyền hình, hình ảnh được hiểu là “những gì mà con người thấy
được thơng qua thị giác rồi sau đó chuyển về não, giúp con người cảm nhận hình
ảnh đó một cách thực chất, từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận những hình ảnh
mà con người vừa tiếp nhận được”. Trong triết học, hình ảnh được định nghĩa “là
kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức con người. Ở trình độ cảm
tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy, đó là
những khái niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách
quan. Về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất
của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngơn ngữ, các mơ hình kí hiệu khác nhau”.
Trong lĩnh vực mỹ thuật, hình ảnh được hiểu là “sự diễn tả hay tái hiện một vật,
một người trong nghệ thuật tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc)”. Trong nghệ
thuật, hình ảnh “không chỉ là sự sao chụp thụ động vẻ bên ngồi của mẫu thuật mà
cịn nhằm lột tả tinh thần của mẫu”, người ta có thể thấy trong hình ảnh cá tính
nghệ thuật của người nghệ sĩ và dấu ấn thời đại. Cịn trong nhiếp ảnh, “Hình ảnh là
những gì chúng ta thấy được thơng qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta
cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm
nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận”4.
Như vậy, có thể thấy, cách hiểu về “hình ảnh” phụ thuộc vào từng lĩnh vực,
từng góc nhìn, từng hồn cảnh cụ thể. Nếu trong truyền hình coi hình ảnh là những
4

truy cập 02/4/2018.

6


gì chúng ta thấy được qua thị giác, phản chiếu lên bộ não của chúng ta thì đối với
các nhiếp ảnh gia hình ảnh lại bao gồm hình dáng, màu sắc của vật thể. Nếu theo
cách hiểu thơng thường hình ảnh là sự sao chép biểu tượng mà tư duy chúng ta có
thể nhận biết được thì trong mỹ thuật lại coi hình ảnh là sự diễn tả một vật thể, một

con người trong nghệ thuật tạo ra hình ảnh, có yếu tố tinh thần gắn liền với hình ảnh
đó. Nhìn chung, có thể khái qt, hình ảnh chính là sự sao chép lại những vật, biểu
tượng được nhận thức bằng tư duy của con người hoặc bằng cách thức sao chụp
ngun mẫu vật, biểu tượng đó. Tuy nhiên, hình ảnh không tồn tại một cách độc lập
đối với đối tượng phản ánh mà phải đảm bảo được nội dung của đối tượng phản
ánh.
Hình ảnh cá nhân là một trong những nội dung của quyền nhân thân theo
quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, cụ thể Điều 32 BLDS năm 2015 ghi nhận
cho phép cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Khái niệm hình ảnh cá nhân
có thể được hiểu là bao gồm mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con
người như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh chép và suy rộng ra có thể bao gồm cả bức tượng
của cá nhân đó hoặc hình ảnh có được do ghi hình (quay video). Đối với mỗi loại
hình nghệ thuật cũng bao gồm nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, ảnh chụp có thể
bao gồm ảnh chụp chân dung, ảnh chụp phóng sự, ảnh chụp tư liệu, ảnh chụp nghệ
thuật … đều có thể ghi lại hình ảnh của con người; ảnh vẽ có thể bao gồm vẽ ký họa,
vẽ truyền thần … Cần phân biệt “hình ảnh cá nhân” dưới góc độ là một nội dung
của quyền nhân thân với “hình ảnh cá nhân” với góc độ đó là nét riêng đặc trưng
làm nên bản sắc của một cá nhân, một cá thể trong một cộng đồng. Với ý nghĩa là
nét đặc trưng của một cá nhân nhất định, “hình ảnh cá nhân” được định nghĩa là tất
cả những gì một cá nhân nói và làm, tạo nên hình ảnh của họ trong tâm trí của
những người xung quanh, là những điều người khác nói về họ khi họ vắng mặt.
Hình ảnh cá nhân dưới khía cạnh này được cấu thành từ nhiều yếu tố, thể hiện thông
qua cách ăn mặc, màu sắc cá nhân lựa chọn, cách nói chuyện và cách quan tâm đến
người khác… là một trong những yếu tố xác định thành công trong cuộc sống và
trong sự nghiệp của họ. Hay có thể hiểu đơn giản, hình ảnh cá nhân trong trường
hợp này là cách mà mỗi người tạo nên cái riêng cho chính mình, tạo nên thương
hiệu cá nhân mình như hình ảnh “người đàn bà đẹp” gắn liền với nữ diễn viên Julia
Robert, hay ở Việt Nam, “Họa mi tóc nâu” gắn liền với hình ảnh của Mỹ Tâm...
Cũng cần phân biệt hình ảnh cá nhân và hình ảnh của riêng cá nhân. Hình ảnh cá


7


nhân mà tác giả đề cập đến trong nội dung khóa luận này là hình ảnh có chứa cá
nhân, có thể là chỉ chứa một mình cá nhân hoặc cũng có thể là ảnh tập thể có cá
nhân đó; cịn hình ảnh của riêng cá nhân chỉ là hình ảnh có một mình cá nhân trong
bức ảnh trong một khung cảnh nhất định, là một phần trong hình ảnh cá nhân.
Tóm lại, hình ảnh cá nhân được hiểu là mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình
dáng con người, có thể biểu hiện qua sản phẩm là ảnh, hình vẽ, video, tượng tạc…
hay bất cứ dạng biểu hiện nào khác mà thơng qua đó người ta nhận dạng được cá
nhân đó.
Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình5, quyền này được pháp luật
thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có quy định nào ghi nhận khái
niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng như nội hàm của quyền cá nhân đối
với hình ảnh bao gồm những quyền gì. Đối với giới luật học thì khái niệm này cũng
chưa được đề cập một cách khái quát nên việc hiểu quyền nhân thân đối với hình
ảnh cịn rất mơ hồ và khơng ai nhận thấy giá trị thật của quyền này đem lại6. Điều
này dẫn đến một thực trạng đó là các chủ thể liên quan không xác định được hành vi
nào là hành vi xâm phạm đến hình ảnh cá nhân cũng như gây khó khăn cho việc bảo
vệ hình ảnh cá nhân.
Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học (2002), quyền là “điều mà
pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được địi hỏi”. Như
vậy có thể thấy, khái niệm quyền cho phép chúng ta hiểu đó là sự thể hiện ý chí chủ
động của chủ thể, được tự do lựa chọn, bằng năng lực hành vi của mình, được thực
hiện, được hưởng thụ, được làm những điều mà pháp luật cho phép nhằm phục vụ
cho nhu cầu cá nhân và bảo vệ nó nếu bị xâm phạm.
Quyền đối với hình ảnh cá nhân trước tiên đó là quyền nhân thân, rộng hơn
là quyền trong lĩnh vực dân sự và rộng hơn nữa đó là quyền con người. Nếu ví các
quyền này như các hình trịn đồng tâm thì trong cùng là quyền đối với hình ảnh cá
nhân, lớn hơn là quyền nhân thân, lớn hơn nữa là quyền trong lĩnh vực dân sự và

hình trịn lớn nhất là quyền con người.
5

Khoản 1 Điều 32 BLDS năm 2015.

6

Phùng Bích Ngọc (2012), “Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của

Bộ luật dân sự 2005”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2012, số 22(230), tr.37-42.

8


Khoản 1 Điều 32 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với
hình ảnh của mình”. Từ quy định này cho phép chúng ta hiểu cá nhân có quyền
quyết định đối với hình ảnh của chính cá nhân, biểu hiện qua việc lưu giữ hình ảnh
của mình, sử dụng nó vì những mục đích khác nhau, phục vụ nhu cầu cá nhân hay
để được lợi về tài sản nhưng phải đúng quy định của pháp luật và không gây ảnh
hưởng, thiệt hại đến lợi ích của người khác. Bên cạnh đó, cá nhân có quyền được
pháp luật bảo hộ về lợi ích liên quan đến hình ảnh của mình nếu bị người khác xâm
phạm hoặc đe dọa xâm phạm7.
Quy định tại khoản 2 Điều 32 BLDS năm 20158 cũng cho ta hiểu thêm một
khía cạnh khác của quyền đối với hình ảnh cá nhân. Bên cạnh việc cá nhân hồn
tồn có quyền quyết định đối với việc sử dụng hình ảnh của mình, cá nhân cịn có
quyền quyết định đối với việc cho hoặc không cho phép người khác sử dụng hình
ảnh của mình vì bất kì lí do gì. Hình ảnh cá nhân là một khía cạnh thuộc về quyền
riêng tư của con người, có thể có hoặc khơng chứa bí mật của cá nhân đó, nhưng
một khi muốn sử dụng phải được sự đồng ý của người đó. Nguyên tắc này bắt
nguồn từ việc quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền xuất phát từ khái niệm

“đời tư”. Trước khi sử dụng hình ảnh liên quan phải đảm bảo rằng người được ghi
hình khơng bị tổn hại đến đời sống cá nhân, hình tượng riêng và bản thân họ không
phản đối việc sử dụng hình ảnh đó9.
Như đã trình bày ở phần khái niệm hình ảnh cá nhân, hình ảnh cá nhân có
thể bao gồm ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh do quay phim về một người cụ thể. Ngồi ra có
7

Lê Hà Huy Phát (2010), “Quyền về hình ảnh cá nhân trong pháp luật dân sự”, trích tài liệu hội thảo khoa
học Quyền con người trong pháp luật dân sự, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06 tháng 10 năm 2010, tr.10-25.
8

Khoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015 quy định “Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây khơng cần

có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi
đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
9

Chế Mỹ Phương Đài (chủ nhiệm) (2011), Trách nhiệm bồi thương thiệt hại do xâm phạm quyền nhân thân
của cá nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến nhân quyền,
tr.21.

9


thể suy luận tương tự rằng tượng của cá nhân cũng thuộc đối tượng của quyền nhân
thân như hình ảnh vậy10. Xét dưới góc độ quyền sở hữu trí tuệ thì bức ảnh, tấm hình

hay pho tượng đều là loại hình tác phẩm, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin
phép người chủ bản quyền và trả cho họ một lợi ích vật chất nhất định, đồng thời
phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng tác (nhiếp ảnh gia, họa sĩ …) nếu có thỏa
thuận. Đứng ở góc độ quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân của con người thì
muốn sử dụng hình ảnh của người nào phải được sự cho phép của người đó. Nếu
chưa được sự đồng ý của người đó mà đã sử dụng hình ảnh của họ tức là đã vi phạm
quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân
của cá nhân. Hình ảnh cá nhân thể hiện rõ nét riêng, đặc điểm riêng của từng người,
giúp nhận dạng, phân biệt người này với người khác nên quyền đối với hình ảnh cá
nhân là quyền nhân thân liên quan đến cá biệt hóa cá nhân. Chính đặc điểm cá biệt
hóa cá nhân là cơ sở để khi nhìn vào bức ảnh, một hình vẽ, một pho tượng, bằng
mắt thường chúng ta vẫn có thể nhận dạng được danh tính của người có hình ảnh đó.
Tính cá biệt hóa của hình ảnh cá nhân cũng là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa
vụ khi có một vấn đề phát sinh liên quan đến hình ảnh cá nhân.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân, gắn liền với nhân
thân của mỗi cá nhân, liên quan và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của chính cá
nhân đó. Đây là một trong những quyền nhân thân không gắn với tài sản nên không
thể định giá được bằng một giá trị nhất định và cũng không thể chuyển giao.
Từ những phân tích trên có thể hiểu một cách chung nhất về quyền của cá
nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản của cá nhân, mang
tính cá biệt hóa, khơng định đoạt được bằng giá trị vật chất, được pháp luật thừa
nhận và bảo vệ, cho phép cá nhân tự do ý chí trong việc tạo dựng, sử dụng và cho
phép người khác sử dụng hình ảnh của chính mình.
1.1.2 Đặc điểm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân
của cá nhân. Ngoài việc mang đầy đủ các đặc điểm của quyền nhân thân nói chung,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh cịn có một số đặc điểm riêng.
10


Bộ Tư pháp (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76.

10


Thứ nhất, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân khơng
gắn với tài sản.
Đặc tính khơng gắn với tài sản là đặc tính cơ bản để phân biệt với các quyền
nhân thân gắn với tài sản (cũng là nhóm quyền thuộc quyền nhân thân được quy
định trong BLDS). Quyền của cá nhân đối với hình ảnh gắn liền với những đặc
điểm nhân thân của chính người đó, tạo nên điểm khác biệt giữa họ và những người
xung quanh. Mỗi chủ thể có một hình ảnh riêng biệt và được cơng nhận vơ điều
kiện đối với hình ảnh của chính mình. Hình ảnh của cá nhân là yếu tố để nhận dạng
cá nhân, cá biệt hóa cá nhân, không phải là tài sản để đem ra giao dịch. Do đó,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân phi tài sản.
Cần phân biệt giữa quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền tài sản đối
với hình ảnh. Trong xã hội hiện đại, khi phương tiện truyền thông ngày càng trở nên
phổ biến cũng như dần trở thành kênh chính thống để người ta thực hiện các cuộc
giao dịch, thực hiện chiến lược quảng cáo… thì việc sử dụng hình ảnh để quảng bá
cho một thương hiệu, một mặt hàng, một sản phẩm cũng dần trở nên quen thuộc. Cá
nhân có hình ảnh hồn tồn có quyền đem hình ảnh đó để thực hiện các cuộc giao
dịch hoặc để phục vụ cho nhu cầu của bản thân nhằm thu lại những lợi ích vật chất
nhất định. Hay nói cách khác, quyền tài sản đối với hình ảnh nghĩa là hình ảnh được
phép mang ra kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cho chính cá nhân có hình ảnh đó. Do
đó, một chủ thể khác muốn sử dụng hình ảnh cá nhân vào mục đích kinh doanh cần
có sự đồng ý của người có hình ảnh. Khi được sự đồng ý của chủ thể đó thì sẽ phát
sinh quan hệ trao đổi, thỏa thuận giữa các bên, bên sử dụng hình ảnh phải xin phép
và có thể phải trả một khoản tiền, từ đó phát sinh quyền tài sản11. Quyền của cá
nhân đối với hình ảnh được cơng nhận một cách bình đẳng và suốt đời, khơng phụ
thuộc vào bất cứ hồn cảnh, điều kiện nào. Cho dù đó là một người bình thường hay

một người nổi tiếng, là một nhà chính trị gia hay một người dân thì pháp luật cũng
thừa nhận và bảo vệ quyền đối với hình ảnh của họ một cách như nhau.
Thứ hai, quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền nhân thân
mang tính cá biệt hóa.
11

/>7/, truy cập: 07/4/2018.

11


Cùng với quyền của cá nhân đối với họ tên, quyền xác định dân tộc thì
quyền cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền thuộc nhóm quyền nhân
thân mang tính cá biệt hóa, tập hợp những cơng cụ cá biệt hóa (họ tên, hình ảnh, lí
lịch…). Ở đó, mỗi chủ thể sẽ cho ta hình dung ra hình dáng, đặc điểm bên ngồi của
chủ thể đó, phân biệt với chủ thể khác. Trong số đó, quyền của cá nhân đối với hình
ảnh thể hiện sự cá biệt hóa rõ nét nhất. Thơng qua hình ảnh, chúng ta ngồi việc
hình dung ra được đặc điểm bên ngồi của chủ thể mà còn giúp chúng ta nhận dạng
được chủ thể nếu đặt trong một tập thể người. Mỗi cá nhân vừa là một tế bào của xã
hội nhưng đồng thời cũng là một chỉnh thể riêng biệt, không ai giống ai. Từ hình
dạng, đặc điểm, cho đến hình ảnh bên ngồi, nếu có sự giống nhau thì cũng là sự
tương đồng nhỏ, trong các trường hợp sinh đôi chúng ta vẫn nhận thấy sự khác biệt
giữa họ.
Một ví dụ điển hình để chúng ta có thể nhận định rằng hình ảnh cá nhân
được nhắc đến là một trong những đặc điểm cá biệt hóa rõ nhất là trong chứng minh
nhân dân, hộ chiếu, sơ yếu lí lịch, thẻ nhân viên… đều có hình ảnh cá nhân trên đó
bên cạnh tên của cá nhân. Bởi lẽ, nếu chỉ thông qua tên họ thì rất có thể xảy ra
trường hợp nhầm lẫn với nhau vì việc hai người trùng tên nhau trên thực tế xảy ra
rất phổ biến. Khi đó, hình ảnh mới là yếu tố nhận dạng rõ nhất. Thông qua ví dụ
trên cho thấy, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một đặc tính khơng thể tách rời

và là quyền nhân thân tuyệt đối, gắn liền với mỗi cá nhân. Khi tham gia vào một
mối quan hệ pháp luật, mỗi cá nhân độc lập với nhau và độc lập với các chủ thể
khác. Việc phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và phân biệt cá nhân với chủ thể
khác của quan hệ pháp luật không những có ý nghĩa trong việc xác định rõ quyền,
nghĩa vụ của chủ thể mà cịn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của
chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dânsự nói
riêng12.
Thứ ba, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo
hộ vô thời hạn.

12

Nguyễn Minh Oanh, “Quyền nhân thân liên quan đến cá biệt hóa cá nhân: Quyền của cá nhân đối với họ

tên, dân tộc, hình ảnh”, Link nguồn: truy cập:
07/04/2018.

12


Hình ảnh của cá nhân thuộc về cá nhân, gắn liền với cá nhân khơng chỉ khi
người đó cịn sống mà ngay cả khi đã chết. Dù cá nhân đó chết, thì hình ảnh của cá
nhân đó, nếu bị sử dụng một cách tùy tiện cũng gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín
của cá nhân người đã chết. Do đó, quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền
nhân thân không gắn với tài sản, được pháp luật bảo hộ vĩnh viễn, khơng có thời
hạn. Khi cá nhân cịn sống, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của
cá nhân. Khi cá nhân chết, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được “sự đồng ý
của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp khơng có những người
này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người đã chết”13. Nếu việc sử dụng
hình ảnh một cá nhân khi cịn sống có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ thì

khi cá nhân chết, việc sử dụng hình ảnh có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của những người thân thích (cụ thể là vợ, chồng, con thành niên, cha,
mẹ…) của họ. Do đó, trong trường hợp hình ảnh của người đã chết bị sử dụng mà
không được sự cho phép từ những người thân theo quy định của pháp luật thì vẫn
coi như đã vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và pháp luật vẫn bảo vệ
quyền này của cá nhân.
Thứ tư, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được bảo vệ khi có yêu cầu.
Theo nghĩa rộng, bảo vệ là quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Cá nhân
đương nhiên được pháp luật bảo vệ quyền của mình.
Theo nghĩa hẹp, bảo vệ được hiểu là khi quyền đối với hình ảnh bị xâm
phạm, người có quyền bị xâm phạm có quyền được yêu cầu bảo vệ bằng các biện
pháp dân sự khi đó cơ quan có thẩm quyền mới can thiệp.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân, là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, chỉ cá nhân mới xác định hành vi của chủ
thể khác có hay khơng xâm phạm đến quyền của mình. Đồng thời, cũng chỉ duy
nhất cá nhân có hình ảnh có quyền quyết định đối với việc có yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình hay khơng khi có hành vi xâm phạm.
Về nguyên tắc, khi quyền lợi của cá nhân bị xâm phạm, pháp luật sẽ bảo vệ.
Tuy nhiên trên thực tế, xảy ra rất nhiều trường hợp hình ảnh cá nhân bị phát tán
rộng trên Internet, trên các trang mạng xã hội khác nhau mà không có sự đồng ý của
13

Khoản 2 Điều 25 BLDS năm 2015.

13


cá nhân có hình ảnh. Trong một số trường hợp, cá nhân cũng khơng biết về việc
hình ảnh của mình bị phát tán và mục đích của việc làm đó. Điều này dẫn đến nhiều
trường hợp xâm phạm hình ảnh cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng do không được

phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp cá nhân
dù biết hình ảnh của mình bị xâm phạm một cách nghiêm trọng nhưng chủ nhân của
những bức ảnh khơng u cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ. Điển hình là hàng hoạt sao Việt như Tăng Thanh Hà, Thủy Top, Minh
Hằng, Hoa hậu Mai Phương Thúy… bị rao bán những hình ảnh “sexy” vào năm
2009. Dù bị ảnh hưởng nhưng phía các cá nhân bị xâm phạm không yêu cầu nên
quyền lợi của họ vẫn không được bảo vệ và đương nhiên chủ thể thực hiện hành vi
trên không phải gánh chịu bất kỳ chế tài nào.
Bản án số 22/2017/HSST ngày 25 tháng 7 năm 2017 của TAND thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình về hành vi làm nhục người khác là một ví dụ cụ thể cho nội
dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ bằng biện pháp dân
sự khi có yêu cầu. Theo bản án, đầu năm 2016, Hồng H (tỉnh Quảng Bình) và Mai
Thị N (tỉnh Quảng Bình) quen biết nhau qua mạng xã hội Facebook và có quan hệ
tình cảm với nhau. Trong một lần hai người quan hệ thì Hồng H có dùng điện thoại
quay lại hai đoạn video cảnh quan hệ giữa H và N. Sau đó, vì phát sinh ghen tng
nên H đã phát tán hai đoạn video qua các tài khoản khác trên Facebook. Sự việc gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của N. Chính việc bị
phát tán hình ảnh, N xấu hổ, khơng dám đến trường và phải bỏ học. Tuy nhiên, khi
vụ án được đưa ra xét xử, N khơng có các u cầu bảo vệ bằng biện pháp dân sự
nên dù thiệt hại trên thực tế về tinh thần của N rất lớn nhưng vẫn không được bồi
thường14.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền dân sự, nếu hành vi của chủ
thể vi phạm quyền này mà chưa đến mức là tội phạm thì pháp luật chỉ can thiệp khi
có u cầu, bằng các biện pháp dân sự, hành chính, trong đó việc bảo vệ bằng pháp
luật dân sự là biện pháp tối ưu, hiệu quả hơn cả. Pháp luật dân sự luôn rong trạng
thái “đương nhiên” bảo hộ quyền của cá nhân đối với hình ảnh, tuy nhiên, việc cá
nhân có lựa chọn con đường nhờ vào pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của
họ hay khơng phụ thuộc vào bản thân họ. Và nguyên tắc trong quan hệ dân sự, Tòa
14


Xem bản án tại phụ lục.

14


án chỉ giải quyết khi có yêu cầu. Do đó, quyền của cá nhân đối với hình ảnh chỉ
được pháp luật dân sự bảo vệ khi có yêu cầu từ chính chủ thể bị xâm phạm.
1.2 Nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh
BLDS năm 1995 đã ghi nhận một cách chung nhất về quyền của cá nhân đối
với hình ảnh. Tuy nhiên, BLDS năm 1995 lại khơng có cơ chế bảo vệ quyền của cá
nhân đối với hình ảnh khi có hành vi xâm phạm. Kế thừa và phát triển những quy
định của BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã có một số sửa đổi bổ sung đáng kể,
khắc phục được nhược điểm trong quy định về quyền đối với hình ảnh cá nhân ở
BLDS năm 1995, cụ thể tại Điều 31: (1) Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của
mình; (2) Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi
thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người
đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng hoặc pháp luật
có quy định khác; (3) Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. BLDS năm 2005 đã bổ
sung và khắc phục một số yếu kém trong quy định về quyền của cá nhân đối với
hình ảnh của BLDS năm 1995, tuy nhiên, sau quá trình áp dụng đã bộc lộ một số
bất cập, pháp luật chưa thật sự chặt chẽ vì khơng phân biệt được mục đích, tính chất
của việc sử dụng hình ảnh cá nhân. Đứng trước tình hình đó, BLDS năm 2015 được
ban hành, bổ sung những khiếm khuyết, đồng thời khắc phục được những hạn chế
của BLDS năm 2005. Điều 32 BLDS 2015 quy định:
(1) Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của
cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục
đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác;

(2) Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây khơng cần có sự đồng ý
của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: (a) Hình ảnh được
sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng; (b) Hình ảnh được sử dụng
từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao,
biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh;

15


(3) Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có
hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh,
bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp
luật.
“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”15 là sự khẳng định của pháp
luật về quyền đối với hình ảnh cá nhân, ghi nhận đó là một quyền của cá nhân trong
việc sử dụng, định đoạt hình ảnh của bản thân. Quy định tại Điều 32 BLDS năm
2015 cũng cụ thể hóa quyền của cá nhân đối với hình ảnh, bao gồm:
1.2.1. Quyền được tơn trọng và bảo vệ hình ảnh
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân
cơ bản của công dân, quyền này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Hiến
pháp 2013 ghi nhận “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”16. Quyền được tôn trọng và
bảo vệ hình ảnh của cá nhân cũng đồng thời là nghĩa vụ của cá nhân, chủ thể khác.
Hiến pháp 2013 cũng khẳng định “mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của
người khác”17. Như vậy, cá nhân có quyền được tơn trọng và bảo vệ đối với hình
ảnh của mình. Khơng ai được phép xâm phạm làm ảnh hưởng đến quyền đối với
hình ảnh của cá nhân. Việc tơn trọng đối với hình ảnh cá nhân thể hiện qua việc

khơng được tự ý in, chụp, nhân bản, phát tán, chia sẻ… hình ảnh gây ảnh hưởng đến
cá nhân khác. Việc bảo vệ hình ảnh cá nhân khơng chỉ thể hiện qua các hành động
ngăn ngừa hành vi xâm phạm mà còn thể hiện ở việc bảo vệ các quyền lợi của cá
nhân khi cóh ành vi xâm phạm, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả (nếu có)
xảy ra.
1.2.2. Quyền khai thác, sử dụng hoặc cho hay không cho người khác khai thác,
sử dụng

15

Khoản 1 Điều 32 BLDS năm 2015.

16

Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

17

Khoản 2 Điều 15 Hiến pháp năm 2013.

16


(i) Quyền khai thác, sử dụng hình ảnh
Hình ảnh là yếu tố gắn liền với mỗi cá nhân, liên quan đến đời sống tinh
thần của cá nhân và thuộc về cá nhân nên trước tiên chính cá nhân có hình ảnh
đương nhiên có quyền sử dụng. Đó có thể là việc cá nhân tặng cho một bức ảnh của
mình, sử dụng hình ảnh của mình vào mục đích quảng cáo cho cơng việc, cho
thương hiệu của cá nhân mình hoặc đem bán một bức ảnh để thu lợi nhuận. Ví dụ:
một cơ ca sĩ nổi tiếng có thể kí hợp đồng với công ty mỹ phẫm và công ty mỹ phẩm

phải trả tiền để được lấy hình ảnh của cơ ca sĩ quảng cáo cho sản phẩm của cơng ty
mình. Hay một người có quyền chụp ảnh và mang bức ảnh đó dự thi một cuộc thi
ảnh.
(ii) Quyền cho hay khơng cho người khác khai thác, sử dụng hình ảnh
Cá nhân có quyền cho hoặc khơng cho phép người khác khai thác, sử dụng
hình ảnh của mình. Khoản 1 Điều 32 BLDS năm 2015 quy định: “Việc sử dụng
hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người
khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khá”18. Đây là một quy định có tính mới, được ban hành
đúng thời điểm giúp tránh được những tranh chấp liên quan đến thù lao giữa các
bên khi sử dụng hình ảnh của người khác. Mục đích thương mại là cơ sở để yêu cầu
được trả thù lao trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về vấn đề này19.
Như vậy, quyền định đoạt cho chủ thể khác sử dụng hình ảnh của cá nhân
được thể hiện qua việc cá nhân “đồng ý” cho sử dụng bức ảnh đó. Quy định này thể
hiện sự bảo vệ quyền một cách khá tuyệt đối đối với hình ảnh cá nhân. Khơng ai có
quyền ép buộc cá nhân có hình ảnh về việc phải đồng ý cho cá nhân, chủ thể nào
khác được sử dụng hình ảnh của mình. Ví dụ: một cơ sinh viên sau khi đoạt giải
nhất ở một cuộc thi sắc đep có rất nhiều người muốn sử dụng hình ảnh của cô để
quảng bá cho việc kinh doanh của họ. Trong trường hợp này, cơ sinh viên hồn tồn
có quyền quyết định đối với việc cho hay không cho người khác khai thác, sử dụng
hình ảnh của mình, khơng ai có quyền ép buộc cơ trong việc cho hoặc khơng cho
18

Khoản 1 Điều 32 BLDS năm 2015.

19

Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb.Hồng

Đức, Hội luật gia Việt Nam, tr.66.


17


phép chủ thể khác sử dụng hình ảnh. Tuy nhiên, quyền của cá nhân vẫn bị hạn chế
trong một số trường hợp nhất định. Trong những trường hợp này, chủ thể khác có
quyền sử dụng hình ảnh cá nhân mà khơng cần có sự đồng ý của cá nhân đó hoặc
người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó20. Như vậy, một vấn đề được đặt ra là
mức độ bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh ở Việt Nam đến đâu?
Hiện nay, trên thế giới có bốn cấp độ bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình
ảnh, cụ thể:
Cấp độ thứ nhất, cứ chụp ảnh cá nhân khác là vi phạm.
Đây là cấp độ bảo hộ hình ảnh cá nhân ở mức cao nhất và tuyệt đối nhất.
Thổ Nhĩ Kỳ được xem là quốc gia điển hình cho việc bảo vệ hình ảnh cá nhân ở
mức độ này.21 Xuất phát từ điều kiện chính trị - xã hội, nỗi lo từ sự chống phá của
phe đối lập thông qua mạng xã hội nên việc chụp ảnh ở quốc gia này là hết sức khó
khăn. Mọi hành vi chụp ảnh ở quốc gia này đều bị xem là vi phạm dù xuất phát từ
mục đích gì.
Cấp độ thứ hai, được chụp nhưng không được công bố.
Đây là cấp độ bảo hộ ở mức tương đối, tuy khơng hồn tồn cấm việc chụp
hình nhưng chỉ cho phép được chụp hình, khơng cho phép cơng bố bức hình dưới
bất kì hình thức nào, sự cơng bố chỉ được phép khi có sự đồng ý từ cá nhân hiện
diện trong bức hình đó. Vấn đề chụp nhưng khơng được công bố cũng đồng nghĩa
với việc chụp mà công bố là vi phạm. Cấp độ bảo vệ này phổ biến ở các quốc gia
như: Pháp, Việt Nam.
BLDS Pháp không quy định chi tiết về từng quyền nhân thân cụ thể mà khái
quát thành một điều luật chung quy định về quyền con người. Điều 9 BLDS Pháp
quy định: Mỗi người có quyền được tơn trọng đời tư của mình22. Đời tư được đề cập
đến ở đây bao gồm cả hình ảnh cá nhân. Và khi xét xử, trong trường hợp xâm phạm
quyền có hình ảnh, thơng thường sẽ có những câu chữ thống nhất ghi lại trong phần

20

Khoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015.

21

Trần Thị Thu Hằng (2014), Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,

Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội, tr.23.
22

Điều 9 BLDS của nước Cộng hòa Pháp.

18


×