Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

quy hoạch tại huyện thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÀI TẬP MÔN QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG
GV: ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Võ Thị Minh Thạnh (NT) 11149519
Lương Thị Thanh Tâm 11149328
Trương Thị Sang 11149506
Lê Thị Thu Thùy 11149525
Đoàn Phương Thảo 11149517
Nguyễn Thị Bích Thảo 11149338
Lê Thị Kim Thu 11149358
Vũ Thị Song 11149320
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
TP.HCM, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
2. Phân vùng lãnh thổ đã chọn và giải thích cơ sở phân vùng: 3
2.1. Phân vùng lãnh thổ: 3
2.2. Cơ sở phân vùng: 3
3. Đánh giá hiện trạng môi trường vùng lãnh thổ: 5
3.1. Thông tin chung: 5
3.1.1. Điều kiện tự nhiên: 5
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: 10
3.1.3. Điều kiện KT-XH: 14
3.1.5. Bối cảnh phát triển chung của huyện Thống Nhất: 24
3.2. Thông tin chuyên ngành: 32
3.2.1. Thông tin về chất lượng môi trường thành phần: 32
3.2.2. Công tác quản lí, bảo vệ môi trường và tài nguyên: 41
3.3. Xác định các vấn đề môi trường cấp bách: 44


4. Đề xuất các chương trình, dự án và các giải pháp ưu tiên để thực hiện
QHMT phù hợp với điều kiện của vùng lãnh thổ đã chọn: 45
4.1. Đề xuất các giải pháp thực hiện QHMT: 45
4.1.1. Giải pháp về nguồn vốn: 45
4.1.2 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 46
4.1.3.Giải pháp tổ chức và nâng cao năng lực quản lí: 46
4.1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ: 46
4.1.5. Giải pháp xã hội hóa: 47
4.1.6. Giải pháp về luật-chính sách: 48
4.1.7. Giải pháp giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường: 48
4.1.8. Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế: 48
4.2. Đề xuất chương trình, dự án: 49
4.2.1.Chương trình phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường: 49
4.2.2. Chương trình khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường: 50
4.2.3. Chương trình bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên: 50
4.2.4. Chương trình tăng cường năng lực quản lý môi trường: 51
4.2.5.Chương trình giáo dục,đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: 51
5. Xác định và phân tích những khó khăn khi thực hiện quy hoạch môi
trường tại vùng lãnh thổ đã chọn: 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
1.ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương. Bài giảng Quy hoạch môi trường 54
2.Báo cáo Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh
Bình Dương đến năm 2020 54
3.Ngành giáo dục và đào tạo huyện Thống Nhất – sau 10 năm “Trồng người”.
54
/>NewsId=274&CatId=12 54
4.Thống Nhất, Đồng nai 54
/>%C4%90%E1%BB%93ng_Nai 54
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 2
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123

5.Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thống
Nhất giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2015-2020 54
/>NewsId=141&CatId=29 54
Mở đầu:
Huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) là huyện mới được thành lập và đi vào
hoạt động năm 2004. Quá trình phát triển kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
môi trường nghiêm trọng. Môi trường đất, nước, không khí ở các đô thị, khu công
nghiệp tập trung và các khu đông dân cư đang bị suy thoái, ô nhiễm, tài nguyên
thiên nhiên, đa dạng sinh học đang bị cạn kiệt, sự cố môi trường có chiều hướng
gia tăng. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình phát triển kinh tế -xã
hội đến môi trường cũng như như nâng cao hiệu quả công tác Quản lí môi trường,
cần thiết phải có quy hoạch môi trường và định hướng sao cho phù hợp với từng
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thống Nhất.
2. Phân vùng lãnh thổ đã chọn và giải thích cơ sở phân vùng:
2.1. Phân vùng lãnh thổ:
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng phát
triển kinh tế – xã hội, cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí,
giảm áp lực gia tăng dân số cho các cụm dân cư hiện hữu chúng tôi tiến hành phân
chia huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai thành 3 vùng phát triển như sau:
• Vùng I: Địa bàn bao gồm xã Quang Trung, xã Gia Kiệm Và xã Bàu
Hàm 2.
• Vùng II: Địa bàn bao gồm 4 xã Gia Tân1, Gia Tân 2, Gia Tân 3 và
xã Xuân Thiện.
• Vùng III: Địa bàn bao gồm 3 xã Xuân Thạnh, xã lộ 25 và xã Hưng
Lộc.
2.2. Cơ sở phân vùng:
• Vùng I: Đây là vùng phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ.
 Trên quan điểm phát triển bền vững, hướng tới một trung tâm
kinh tế- văn hóa- chính trị tại huyện Thống Nhất hiện tại và lâu
dài.

- Dự kiên nâng cấp và phát triển khu vực đô thị Dầu Giây
thành thị trấn Dầu Giây;
- Thị trấn Dầu Giây sẽ trở thành khu đô thị Loại IV với quy mô
khoảng 50 nghìn dân và diện tích dự kiến khoảng 810 – 1040 ha.
 Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm huyện Thống Nhất.
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 3
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
 Địa hình tương đối bằng phẳng.
 Có quy mô dân số lớn ( mỗi xã có trên 20 ngàn dân).
 Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với đặc trưng:
- Nóng ẩm, mưa nhiều;
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa
2139mm/ năm;
- Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
 Giao thông: có 2 tuyến quốc lộ chính là QL1 và QL20 đi qua với
chiều dài 25,5km với kết cấu đường bê-tông nhựa. Có tuyến
đường sắt chạy song song với quốc lộ 1A nằm trong huyện dài
khoảng 10km, khổ đường 1,2m. Có ga Dầu Giây phục vụ vận
chuyển hàng hóa và hành khánh nội vùng.
• Vùng II: Đây là vùng phát triển cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh.
Chăn nuôi heo, gia cầm, bò tập trung và dịch vụ Quốc Lộ 20.
 Tài nguyên thiên nhiên:
- Mạng lưới sông suối phần lớn là dốc và ngắn: Sông Gia Rung
phân bố phía đông các xã GiaTân 1-3;
- Có tài nguyên nước ngầm: với chất lượng nước tốt,nguồn
nước ngầm đảm bảo, trữ lượng khá nhưng phân bố sâu, nguồn
nước mặt tù hồ đập và sông suối phong phú. Nước ngầm tầng sâu
có lưu lượng khá lớn nhằm phục vụ cho công tác sinh hoạt, tưới
tiêu và chăn nuôi.
- Tuy nhiên, hệ thống thoát nước kém, vùng II là đại bàn

thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa nên không thích
hợp cho trồng cây công nghiệp.
 Tài nguyên rừng: rừng của huyện trong những năm qua có xu
hướng giảm dần, đên nay chỉ còn 316,1074 ha rừng trồng tập
trung, phân bố lớn ở Gia Tân 1.
 Có QL20 chạy qua => thuận lợi cho việc buôn bán và các hoạt
động dịch vụ.
 Địa hình đồi núi có, có mặt bằng thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi tập trung và đem lại hiệu quả cao.
 Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo => thuận lợi cho việc
phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
• Vùng III: Đây là vùng phát triển cây công nghiệp dài ngày
( điều, cao su), chăn nuôi bò tập trung. Trung tâm tiểu vùng đặt
tại trung tâm cụm xã lộ 25.
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 4
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
 Tài nguyên đất: Có đất đỏ vàng: đất có thành phần cơ giới nặng,
đất chua (Ph
H2O
= 5-6, pH
kCl
= 4-5); đạm, lân tổng số và mùn khá
giàu. Tuy nhiên đất nghèo kali. Đây là loại đất đồi núi tốt nhất
nước ta, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: cây ăn
quả, cà phê
 Tài nguyên nước ngầm có chất lượng và trữ lượng khá. Mạng
lưới sông suối phong phú.
 Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo: nóng ẩm, mưa
nhiều rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao, và cho năng suất chất lượng cao như cây cao su, tiêu,

cà phê
 Phần lớn dân cư trong địa bàn sống dựa vao trồng cây cao su.
 Tuy nhiên Lượng nước bốc hơi vào mùa khô chiếm tỷ lệ khá cao,
gây ra tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong màu khô, ảnh
hưởng xấu tới phát triển cây công nghiệp.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường vùng lãnh thổ:
3.1. Thông tin chung:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
3.1.1.1.Vị trí địa lí:
• Tọa độ địa lí:
• Từ 107
0
03’4’’ đến 107
0
15’42’’ độ vĩ Bắc;
• Từ 10
0
51’11’’ đến 10
0
50’58’’ độ kinh Đông.
• Phạm vi ranh giới:
• Phía Bắc giáp huyện Định Quán;
• Phía Đông giáp Thị xã Long Khánh;
• Phía Nam giáp huyện Long Thành và Huyện Cẩm Thành;
• Phía tây giáp huyện Trảng Bom.
• Các đơn vị hành chính:
Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã là: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia
Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Bàu Hàm 2, Xã Lộ 25, Hưng Lộc ( Tách từ
huyện Thống Nhất Cũ), Xuân Thạnh, Xuân Thiện. Tổng diện tích tự nhiên
của huyện là 24.720,78 ha và tổng dân số 155.790 người ( năm 2006). Các

GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 5
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A và quốc lộ 20 ( ngoại trừ xã Lộ 25 và xã
Tân Thiện) rất thuận lợi trong việc giao thông giữa các vùng.
Bảng1: phân vùng đơn vị hành chính huyện Thống Nhất
STT Đơn vị
Diện tích
(km
2
)
Tỷ lệ (%)
1 Bàu hàm 2 20,19 8,17
2 Gia Kiệm 33,26 13,45
3 Gia Tân 1 20,66 8,35
4 Gia Tân 2 14,52 5,9
5 Gia Tân 3 19,04 7,70
6 Hưng Lộc 21,08 8,53
7 Lộ 25 19,52 7,89
8 Quang Trung 36,48 14,76
9 Xuân Thạnh 31,23 12,64
10 Xuân Thiện 31,18 12,61
Toàn Huyện 247,17 100,00
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 6
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
Hình : Bản đồ hành chính Huyện Thống Nhất ( Đồng Nai)
 Những lợi thế và hạn chế:
• Lợi thế:
 Huyện là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng,
nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
và khu vực Nam Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong

việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp.
 Do gần các khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển
dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ
sở chế biến thức ăn gia súc vào phát triển chăn nuôi tập trung.
• Hạn chế:
Sức ép tang thu nhập đối với sản xuất nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ ngày
càng nghiêm ngặt hơn về môi trường ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu
vực CNTT. Do có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua nên hạn chế đến số
lượng, quy mô diện tích các khu CNTT và ảnh hưởng lớn về lây lan dịch bệnh từ
các nguồn ngoài huyện, ngoài tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình:
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẻ với trảng
bằng, thoải và lượn song. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh có hướng dốc chính
nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Diện tích tự nhiên của huyện phân theo cấp độ
như sau:
Bảng2 : Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc.
STT Phân cấp Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 1 – 8
0
15.140 61,2
2 8 - 15
0
5.973 24,2
3 >15
0
2.496 10,1
4 Sông, Suối 1.112 4,5
Tổng 24.721 100
Hầu hết các khu vực đất bằng( 0 – 8
0

) được sữ dụng cho trồng cao su chỉ
còn khoảng 5000 ha sữ dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực sườn thoải ( 8 –
15
0
) chũ yếu trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc ( >15
0
), bao gồm núi Sóc Lu,
Võ Dõng và Bình Lộc, phần lớn diện tích sữ dụng cho trồng chuối và các cây lâu
năm khác.
3.1.1.3. Thổ nhưỡng:
• Đất đai của huyện Thống Nhất phần lớn là đất bazan, phân bố trên
địa hình tương đối bằng hoặc ít dốc, thuận lợi đễ hình thành các vùng chuyên canh
cây công nghiệp. Đất bazan trong khu vực có tỉ lệ diện tích lớn bị lẫn nhiều sỏi sạn
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 7
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
và đá lộ đầu, hiện đang được trồng điều, cây ăn quả, cây rừng; đất bazan tầng dày
( loại tốt) đã được sữ dụng trồng cao su, số ít là cây ăn trái. Đến nay, hầu hết diện
tích tự nhiên đã được sử dụng, cơ cấu đất nông nghiệp có chiều hướng ổn định.
• Tại thời điểm năm 2005, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là
24.717 ha, đất nông nghiệp 21.608 ha (87.4%) trong đó: đất cây hang năm
4.796ha, cây lâu năm 16.363 ha, đất lâm nghiệp 316 ha, đất nuôi trồng thủy sản 85
ha; đất phi nông nghiệp 2.916 ha (11.8%); đất chưa sử dụng 193 ha ( 0,8%). Trong
phần diện tích đất cây trồng hằng năm, đất lúa chiếm 1.879 ha, đất màu chiếm
2351 ha.
• Các khu vực đất tốt đã được sử dụng trồng cây cao su và do Công
Ty Cao Su quản lý, các khu vực đất thấp thường nằm cạnh các suối lớn và đang
trồng cây hàng năm ( chuyên lúa và lúa màu); việc xác định các khu vực chăn nuôi
cần hướng vào các khu vực trồng cây lâu năm có chất lượng kém hiện đang trồng
điều và cây ăn quả. Với cơ cấu sử dụng đất như trên , vấn đề hạn chế đến sự lựa
chọn địa điểm và quy mô của từng khu vực chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào các quy

định bảo vệ môi trường.
3.1.1.4. Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn:
• Điều kiện khí hậu:
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo
với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt,
trong đó:
• Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa 2139mm/
năm chiếm 85 – 90 % lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 –
1400mm năm.
• Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa
chỉ chiếm 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa
Đông Bắc, mang đặc tính chũ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít
hơi ẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại
cây trồng cũng như trong sinh hoạt.
 Nhiệt độ trung bình trong năm: 25 – 26
0
C;
 Nhiệt đỗ trung bính cao nhất: 34 – 35
0
C;
 Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21 - 22
0
C;
 Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 – 85%;
 Độ ẩm cao nhất từ 90 – 93% tập trung chủ yếu vào mùa mưa;
 Độ ẩm thấp nhất 20 – 28% tập trung chủ yếu vào mùa khô;
 Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2600 – 2700
giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm 50 - 60% số giờ nắm trong năm,
tổng tích ôn trung bình 9490
0

C và phân bố đều theo mùa nên thuận
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 8
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
lợi cho các cây trồng phát triển và đa dạng hóa cây trồng, đặt biệt là
cây trồng nhiệt đới.
Bảng 3: Các chỉ tiêu về khí hậu.
Với đặc điểm khí hậu nêu trên , hầu hết cây trồng – vật nuôi đều thiếu nước
trong mùa khô. Trong quy hoach cần quan tâm đến việc khai thác nguồn nước
phục vụ cho sinh hoạt vá sản xuất.
• Chế độ thủy văn:
Thủy văn chịu sự chi phối ảnh hưỡng của khí hậu và điều kiện địa hình.
Mùa mưa của huyện chia ra 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mua khô. Mùa lũ làm tăng
nguồn nước dự trữ trong các dòng chảy và nước ngầm, ít xảy ra hiện trượng lũ
quét.
Theo đặc diểm thủy văn Đồng Nai thì huyện Thống Nhất mới có modul
dòng chảy bình quân năm đạt 30 – 35 l/s/km
2
, modul dòng chảy bình quân mùa lũ
đạt 60 – 70 l/s/km
2
và mùa cạn đạt 10 – 12 l/s/km
2
.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:
• Tài nguyên đất
Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 ( đơn vị thực hiện: Phân
Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Miền Nam) xây dựng bản đồ đất , xây
dựng theo theo FAO/UNESCO và kết quả điều tra, chỉnh lý bổ sung xây dựng bản
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 9
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Lượng mưa trung bình năm mm 2.200
2 Nhiệt độ trung bình năm
0
C 25 – 26
3 Nhiệt độ trung bình tối cao
0
C 34 – 35
4 Nhiệt độ trung bình tối thấp
0
C 21 – 22
5 Tổng số giờ nắng TB năm Giờ 2.600 – 2700
6 Tổng tích ôn
0
C 9490
7 Độ ẩm trung bình năm % 80 – 85
8 Độ ẩm cao nhất % 90 – 93
9 Độ ẩm thấp nhất % 20 – 28
10 Lượng bốc hơi TB năm mm 1.100 – 1.400
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
đồ đất,chuyển đổi theo FAO/UNESCO của huyện Thống Nhất cũ và huyện Long
Khánh tỷ lệ 1/25.000 do Bộ môn quản lý đất đai – Khoa MT&TN trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM thực hiện năm 1996 – 1997, thông qua quá trình điều tra bổ
sung và thực địa, toàn huyện có 4 nhóm đất chính với 7 đơn vị đất.
Bảng 4: Cơ cấu các nhóm đất chính
STT Ký hiệu Tên đất Việt Nam
Tên đất theo
FAO/UNESCO
Diện tích
(ha)
Phẩn

trăm (%)
I AN Nhóm đất đá bọt núi lửa Andosols 65,67 0,27
1 ANH Đất đá bọt điển hình Haplic Andosols 65,67 0,27
II FR Nhóm đất đỏ vàng Ferrasols 12.050,93 48,75
2 FRr Đất đỏ thẩm Rhodic Ferrasols 7.556,78 30,57
3 FRx Đất đỏ vàng Xathic Ferrasols 4.494,15 18,18
III LP Nhóm đất tầng mỏng Leptosols 170,65 0.69
4 LPd Đất tầng mỏng chua Dystruc Leptosols 170,65 0.69
IV LV Nhóm đất đen Luvisols 11.321,31 45,8
5 LVf Đất đen có tầng kết von Ferrics Luvisols 4.032,84 16,31
6 LVg Đất đen có gley Gleys Luvisols 2.333,89 9.45
7 LVx Đất nâu thẫm Chromic Luvisols 4.954,53 20.04
V Đất sông suối, hồ đập 1.112,23 4,5
Tổng cộng: 24.720,79 100
Hầu hết đất đai được hình thành trên đá mẹ bazan có độ phì nhiêu tương
đối khá, được phân cấp theo nhóm như sau:
 Nhóm đất đá bọt ( andosols – AN): loại đất này có diện tích đất nhỏ
65,67 ha chiếm 0,27% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung quanh
miệng núi lữa Võ Dõng. Đất có thánh phấn cơ giới trung bình, đất ít chua ( pH
H20
=
6,5 – 7,0; pH
KCl
= 5,5 – 5,6); đạm, lân tổng số và mùn giàu, nhưng do phân bố trên
địa hình dốc nên đất bị rữa trôi mạnh. Mặt khác, loại đất này có tỹ lệ đá lẫn cai
( 69 – 90%) nên không có khả năng cơ giớ hóa làm đất.
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 10
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
 Nhóm đất đỏ vàng ( Ferrisols – FR): nhóm đất này có diên tích lớn
nhất 12.050,93 ha, chiếm 48,75% diện tích tự nhiên trên toán huyện, phân bố chủ

yếu trên địa hình đồi thấp và lượn song của xã Xuân Thiện và xã Xuân Thạnh. Đất
có thành phần cơ giới nặng, đất chua (pH
H20
= 5 – 6 , pH
KCl
= 4 – 5 ); đạm , lân tổng
dố, mùn khá giàu, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê,
tiêu và cây ăn quả.
 Nhóm đất tầng mỏng ( Leptosols – LP ): Loại đất này có diện tích
170 ha, chiếm 0,69% diện tích tự nhiên trên toàn huyện, phân bố tập trung ở đỉnh
núi Sóc Lu, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn bề mặt xảy ra nên tầng
đất canh tác mỏng ≤30 cm, có nhiều lien kết von và đá lẫn, ít thích hợp cho canh
tác nông nghiệp.
 Nhóm đất đen (luvisols – LV): loại đất này có diện tích 11.321,31
ha, chiếm 45,8% diện tích tự nhiên trên toán huyện, phân bố tập trung ở khu vực
quanh các núi lửa thuộc giá Gia Kiệm, Quang Trung và một phần ở Hưng Lộc và
xã Lộ 25. Đất có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ ít chua đến
chua trung bình, pH
KCl
= 5,0 – 6,5; đạm, lân tổng số và mùn giàu, có nhiều đá lộ
đầu và đá phiến, tỉ lệ sữ dụng đất thấp, hầu như không có khả năng cơ giới hóa.
Hiện trang trồng chuối trên địa hình cao. Ngoài ra một phần diện tích trồng các
cây trồng cạn như thuốc lá, bắp, bong vải, đậu đỗ các loại… Trên địa hình thấp có
thể sữ dụng cho trồng lúa hoặc canh tác lúa – màu.
 Nhận xét chung: đất đai của huyện tuy có nguồn gốc từ đá bazan, đất có
hàm lượng đạm, lân tổng số và mùn cao, nhưng có hạn chế cơ bản sau:
 Đất nghèo Kali, có tầng kết vôn nông;
 Đất có đá lộ đầu và tầng đất nông;
 Đất có tầng canh tác mỏng.
• Tài nguyên rừng:

Rừng của huyện trong những năm qua có xu hướnng giảm dần cả diện tích
và trữ lượng, đến nay chỉ còn 316,1074 ha rừng trồng tập trung, phân bố lớn ở xã
Gia Tân 1.
Các khu vực núi cao chủ yếu là trồng chuối, điều và một số cây lâu năm
khác. Trong tương lai, cần chú trọng phủ xanh các khu vực núi caio bằng các cây
công nghiệp lâu năm hoặc trồng rừng nhắm hạn chế sói mòn, bảo vệ đất đai.
• Tài nguyên nước:
 Tài nguyên nước mặt:
- Nguồn nước sông suối: Mạng lưới sông, suối trong phạm vi huyện
có mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn là dốc và ngắn,
trong đó các hệ thống sông suối lớn như:
 Sông Nhạn, phân bố ở khu vực phía nam huyện (xã Lộ 25 )
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 11
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
 Suối Gia Rung, phân bố ở khu vực phía Đông các xã Gia Tân
1 – 3 .
 Suối Gia Đức, phân bố khu vực xã Quang Trung.
- Các suối này có lưu lượng dòng chảy rất lớn giữa mùa lũ và mùa
kiệt ( trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30 – 35 l/s/km
2
, nhưng mùa kiệt chỉ còn 10
– 12 l/s/km
2
).
- Các nhánh suối nhỏ khác thường là cạn kiệt vào mùa khô. Hiện nay,
nhân dn6 trong huyện đang tận dụng đến mức tối đa khá năng xây dựng các hồ
chứa, đập dâng nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng ở mức độ rất hạn chế.
- Nguồn nước hồ đập: Ngoài một phần hồ Trị An thuộc xã Gia Tân 1
thì trên địa bàn huyện hiện có 17 công trình đập dâng và hồ chứa nhỏ, khả năng
tưới theo thiết kế khoảng 800 – 900 ha đất nông nghiệp, chủ yếu lá tưới lúa.

 Tài nguyên nước ngầm
- Nước ngầm tầng mặt trên địa bàn huyện khá hạ chế, đặt biệt là khu
vực phía Nam huyện ( xã Lộ 25 ), lưu lượng khai thác nhỏ ( Q = 0,5 – 20 l/s),
nhưng chất lượng nước tốt. nước ngầm tầng sâu ( dưới tầng không thấm nước ) có
lưu lượng khá lớn, nhưng việc khoan khai thác khó khăn do nhiều khu vực có dá
tầng nông. Hiện nay, đa số người dân trong huyện đang khai thác nguồn nước
ngầm để phục vụ cho sinh hoạt và tưới một số cây lâu năm như cà phê, cây ăn trái.
Gần đây tập trung khai thác cho phát triển chăn nuôi. Qua khảo sát trên địa bàn
từng xã thì mực nước ngầm thường ở độ sau từ 30 – 40 m, nơi sâu từ 50 – 60 m.
Các hộ có quy mô chăn nuôi lớn thường khoan sau và chỉ cần khoan 1 giếng là đủ.
Trong những năm trước mắt, khai thác nước ngầm cho chăn nuôi là cần
thiết và thuận lợi cho kiểm soát dịch bệnh, nhưng về lâu dài cần nghĩ đến phương
án sữ dụng nguồn nước mặt được xữ lý đễ phát triển bền vững.
- Nhìn chung, vị trí địa lý và mặt bằng cho phát triển chăn nuôi tập
trung là thuận lợi, hiệu quả của chăn nuôi cao hơn so với trồng trọt, nguồn nước
ngầm đảm bảo; nhưng vit trí cụ thể và quy mô phát triển chăn nuôi tập trung từng
khu vực còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào đặc điểm
phân bố dân cư, đường trục, cơ sở vậtchất kĩ thuật và phân bố các nguồn nước mặt
cần được bảo vệ.
• Tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản trên địa bàn huyên không phong phú về chủng laoị, chỉ
có đá và đất sỏi sạn làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thong và san
lấp mặt bằng nhưng trữ lượng khá lớn, tập trung nhiều nhất ở khu vực núi Sóc Lu,
có tổng trữ lượng khoản 133 triệu m
3
và có thể xem là một trong những lợi thế của
huyện, hiện đang được khai thác cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân
cận.
• Cảnh quan môi trường
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 12

Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
Là một huyện thuộc Đông Nam Bộ có đồng bằng và đồi núi nên có
nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch. Công nghiệp của huyện chưa phát triển
nên mức độ ô nhiễm chưa đáng kể. tuy nhiên do hệ thống thoát nước kém gây
ngập úng cục bộ vào mùa mưa ( khu vực Kiệm Tân). Do việc sử dụng phân bón,
nông dược chưa hợp lí và việc phân bố dân cư dọc theo lộ nên dễ bị ô nhiểm bụi
và tiếng ồn cũng như chất thải nhiên liệu là các nguyên nhân ô nhiễm chính hiện
nay.
 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
• Lợi thế:
- Huyện Thống Nhất có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế vá sản xuất nông sản.
- Khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao, cho năng suất và chất lượng cao nếu đủ nước tưới vào mùa khô.
- Tài nguyên đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khá nhiều, nếu sử
dụng khai thác hợp lý nguổn tài nguyên này và có những biện pháp đầu tư đúng
mức sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình đẩy mạnh tốc độ phát triển của huyện.
- Tài nguyên nước ngầm có chất lượng và trữ lượng khá nhưng phân
bố sâu, nguồn nước mặt từ hồ đập và sông suối phong phú; nếu được đầu tư thích
đáng về thủy lợi sẽ tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, các nghành kinh tế và
nước sinh hoạt.
- Tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú về chủng loại nhưng
đá xây dựng đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
• Hạn chế:
- Lượng bốc hơi vào mùa khô chiếm tỉ lệ khá cao, gây ra tình trạng mất cân
đối nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh
trưởng và phát triễn của cây trồng.
- Đất đai nhiều vùng không bằng phẳng, độ dốc cao gây sói mòn rửa trôi lớn.
- Phần đất đai có độ dốc cao nhưng chủ yếu được sữ dụng để trồng chuối,
cây công nghiệp, những năm gầnn đây rừng có xu hướng giảm. Trong quy hoạch

cần tăng độ che phủ rừng, tăng cường trồng cây nông nghiệp lâu năm nhằm điều
tiết khí hậu, đồng thời hạn chế xói mòn và bảo vệ đất đai.
- Đất đai trên địa bàn huyện phong phú, có chất lượng tốt nhưng đa phần có
tang canh tác mỏng, đá lộ đầu, tầng kết von nông và nhiều vì vậy khó khăn trong
cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- Nguồn nước mặt bị cạn kiệt vào mùa khô, việc khai thác nước ngầm gặp
khó khăn vì phân bố sâu và nhiều đá bàn.
3.1.3. Điều kiện KT-XH:
• Kinh tế:
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 13
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
Hầu hết 10 xã của huyện Thống Nhất đều là vùng sâu, vùng xa trong đó có
02 xã đặc biệt khó khăn là xã Xuân Thiện và xã Xuân Thạnh.
Khi mới thành lập huyện, khoảng 90% dân cư trong huyện sống dựa vào
nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của nhân dân địa phương là trồng trọt và chăn
nuôi. Những năm gần đây, kinh tế xã hội huyện có nhiều khởi sắc. Huyện đã hình
thành khu công nghiệp Hố Nai, Sông Mây và đang xây dựng khu công nghiệp Bàu
Xéo. Cơ cấu kinh tế năm 2006:
- Nông - Lâm - Thuỷ sản 47,92%;
- Dịch vụ chiếm 39,85%
- Công nghiệp - Xây dựng 12,23%.
 Nông nghiệp:
Trong những năm qua, tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện
luôn đứng đầu nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp -3,9%
năm.
Sản xuất nông nghiệp của huyện luôn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế nhưng tăng chậm. Đặc biệt trong ngành nông nghiệp, do giá cả nông sản không
ổn định, nhất là các mặt hàng chủ lực (cà phê, cao su), dẫn tới giá trị ngành trồng
trọt tăng chậm. Tuy nhiên, ngành trồng trọt cũng đi vào hướng thâm canh tăng
năng suất, đầu tư giống mới cho năng suất cao. Ngược lại, chăn nuôi phát triển khá

ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao (12,5% năm).
 Công nghiệp thương mại:
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 89.450
triệu đồng, tăng khoảng 11 % so với cùng kì năm 2012.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2013
ước đạt: 1.241 triệu đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ, đạt 42% kế hoạch
năm.
 Tiểu thủ công nghiệp:
Ngành nghề cưa xẻ gỗ: xã Xuân Thiện, xã Lộ 25, xã Hưng Lộc, xã Quang
Trung, xã Gia Kiệm, xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 2, xã Gia Tân 3. Ngành nghề cưa
xẻ gỗ trên địa bàn huyện có tiềm năng phát triển tạo thu nhập cao và tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn gặp nhiều khó khăn về
nguồn điện sản xuất, nguồn nguyên liệu để duy trì hoạt động quanh năm. Hiện
nay, hầu hết các cơ sở chỉ hoạt động sản xuất khoảng 6 đến 7 tháng trong năm, gây
khó khăn trong việc duy trì lao động có tay nghề.
Ngành nghề may thêu: Hầu hết các cơ sở may thêu trên địa bàn huyện đều
ở dạng may gia công nhỏ. Chỉ có 2 cơ sở có quy mô vừa là cơ sở may thêu Hiệu
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 14
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
Uy ở xã Gia Tân 1 chuyên may thêu áo dài xuất khẩu 100% sang Đức, và cơ sở
may của ông Trần Văn Yên chuyên may gia công áo quần xuất khẩu.
Ngành nghề chế biến nông sản: Các xã Xuân Thiện, Xuân Thạnh, Bàu Hàm
2, Hưng Lộc, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và xã Lộ 25 đều có những cơ sở xay xát nhưng
chỉ với quy mô nhỏ chủ yếu xay xát gia công cho nông dân tại địa phương. Xã Gia
Kiệm có các cơ sở sấy chuối, làm bún, sấy khô đóng gói rau quả. Trong đó có
Công ty TNHH Gia Kiệm có quy mô sản xuất vừa, có sản phẩm đa dạng như:
chôm chôm đóng hộp, bột càrốt, hành sấy, xã Quang Trung có một vài cơ sở xay
xát, làm bún nhỏ tiêu thụ tại địa phương. Xã Gia Tân 3 có vài cơ sở xay xát, làm
bún, giò chả, tách hạt điều.
 Dịch vụ:

Mạng lưới dịch vụ bao gồm: chợ, trung tâm thương mại, các cửa hàng kinh
doanh, các điểm cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc,
lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, buôn bán nông sản, hàng điện máy, dịch vụ
vận tải, bưu điện, tài chính,… các tổ chức này hoạt động khá tốt nên hiện nay
ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.
• Cơ sở hạ tầng:
 Mạng lưới điện:
Hệ thống lưới điện của huyện hiện tại được cấp từ 3 chi nhánh điện lực đó
là: Điện lực Thống Nhất, điện lực Long Khánh và điện lực Định Quán.
Hiện nay, 10 xã đã có điện hạ thế và trung thế đến trung tâm xã, tỷ lệ hộ có
điện sử dụng khoảng 93%. Lưới điện 22-15KV trên địa bàn huyện được xây dựng
và cải tạo từ những năm gần đây và sử dụng bằng loại dây AC-20 do ngành điện
đầu tư theo tiêu chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên, các tuyến trung thế chủ yếu tập trung theo các tuyến trục đường
chính, một số tuyến đường xuơng cá ít dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp còn
chưa được phủ lưới điện trung thế.
Do đó, năng lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vùng cây ăn trái vẫn
phải sử dụng nhiều nguồn năng lượng cung cấp từ máy phát của hộ gia đình. v.v.
Hệ thống chiếu sáng công cộng đã được lắp đặt tại khu tập trung đông dân cư dọc
quốc lộ 20 và khu vực ngã ba Dầu Giây dọc QL1A. Cụ thể đoạn QL20 có… bóng
đèn cao áp 250W, trụ bê tông lưới thép từ trung tâm xã Quang trung đến hết địa
bàn xã Gia Tân 1+ Gia Tân 2. Khu vực ngã ba Dầu Giây có… bóng cao áp 250W
bằng trụ điện ngầm.
Thực hiện Công văn số 647/CNN ngày 21 tháng 01 năm 2011 của UBND
tỉnh Đồng Nai về việc đầu tư lưới điện hạ thế các xã anh hùng và vùng đồng bào
dân tộc năm 2010 (đợt 2).
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 15
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
 Các xã anh hùng:
- Xã Hưng Lộc đã hoàn tất 15 tuyến đường (chiều dài 9,51km) đầu

tư lưới điện hạ thế nằm trong danh mục đã đăng ký được UBND tỉnh hỗ trợ
50% vốn chi phí xây dựng đầu tư. 50% vốn chi phí xây dựng đầu tư huy
động nhân dân đóng góp.
- Xã Bàu Hàm 2 hoàn tất 08 tuyến đường (chiều dài 3,3km) cần đầu
tư lưới điện hạ thế nằm trong danh mục đã đăng ký được ngành điện hỗ trợ
50% vốn chi phí xây dựng đầu tư. 50% vốn chi phí xây dựng đầu tư còn lại
huy động nhân dân đóng góp.
 Các xã vùng đồng bào dân tộc:
- Xã Xuân Thiện hoàn tất 06 tuyến đường (chiều dài 5,2km) cần đầu
tư lưới điện hạ thế nằm trong danh mục đã đăng ký được UBND tỉnh hỗ trợ
50% vốn chi phí xây dựng đầu tư. 50% vốn chi phí xây dựng đầu tư còn
huy động nhân dân đóng góp.
- Xã Xuân Thạnh có 04 tuyến đường (chiều dài 2,7km) cần đầu tư
lưới điện hạ thế nằm trong danh mục đã đăng ký được ngành điện hỗ trợ
50% vốn chi phí xây dựng đầu tư. 50% vốn chi phí xây dựng đầu tư còn lại
UBND xã phải huy động nhân dân đóng góp. Dự kiến hoàn thành nghiệm
thu đóng điện trong quý 3 năm 2013.
- Kế hoạch điện trung thế nông thôn năm 2013 đang được ngành
điện khảo sát lập dự án đầu tư.
Hệ thống lưới điện hiện nay trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn
kỹ thuật của ngành và nhu cầu sinh hoạt cho các hộ dân. Tuy nhiên việc đầu tư
lưới điện trung thế cấp điện cho các khu vực chăn nuôi và sản xuất còn nhiều hạn
chế về bán kính cấp điện cũng như chất lượng điện bị yếu và quy mô điện 01 pha
là chủ yếu. Do dó, ở những khu vực có hệ thống mạch nước ngầm sâu cần sử dụng
thiết bị điện 03 pha, khi sử dụng thiết bị điện 01 pha rất khó khai thác.
 Hệ thống giao thông:
 Hệ thống giao thông chính của huyện là đường bộ và đường sắt. Các tuyến
đường bộ trên địa bàn huyện gồm có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường
huyện và hệ thống đường giao thông nông thôn các xã. Về quốc lộ có 2 tuyến
chính là QL1 và QL20 đi qua với chiều dài 25.5 km, kết cấu đường bê tông nhựa.

Hai tuyến quốc lộ giao cắt nhau tại ngã ba Dầu Giây. Tỉnh lộ có 3 tuyến với tộng
chiều dài 29,1 km các tuyến đường đã được nâng cấp lên đuờng nhựa. Hệ thống
đường huyện quản lý gồm có 9 tuyến chính, tổng chiều dài 54,1 km, lộ giới 19
mét. Trong đó chỉ có 9,25 km mặt đường được tráng nhựa và bê tông xi măng, còn
lại 44,85 km đang là đường đất và đường cấp phối sỏi.
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 16
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
 Hệ thống đường xã: Hiện trạng trên địa bàn các xã có trên 152 tuyến tổng
chiều dài hơn 320 km đường giao thông nông thôn nội ô liên ấp thuộc các xã quản
lý, trong đó 20,91% tráng hoặc bê tông xi măng. Nhìn chung chất lượng chưa đảm
bảo nhu cầu đi lại, lưu thông và vận chuyển hàng hoá của địa phương. Mặt đường
rộng từ 3-5 mét chủ yếu là đường đất, đường cấp phối sỏi đỏ. Nhờ có chương trình
đầu tư của chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn nên các tuyến đường
kliên ấp của 2 xã Xuân Thạnh và Xuân Thiện đã cơ bản được nhựa hoá.
 Bến bãi phục vụ cho dịch vụ vận tải, nhất là vận tải hành khách trên địa bàn
huyện chưa có. Chỉ có 1 bến xe cũ tại Quang trung do HTX vận tải Thống Nhất 2
quản lý, nhưng hầu như không còn khai thác được vì hoạt động của HTX vận tải
không hiệu quả, chưa được củng cố. Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt chạy qua
trên địa bàn huyện với chiều dài khoảng 9 Km chạy song song với quôc lộ 1A và
cách quốc lộ 1A 1-1.2 Km, hiện nay có ga Dầu Giây phục vụ vận chuyển hàng hóa
và hành khách
 Ngoài ra tuyến đường cao tốc Dầu Giây -Long Thành- TP.Hồ Chí Minh
(tuyến đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng Tây Nguyên và
các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực) sắp được hoàn thành trong năm
2015 .Trong tương lai sẽ có tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Đà Lạt.
 Trường học:
Hiện nay, trên toàn huyện có 56 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học
phổ thông. Tất cả các trường học được kiên cố hóa, trong đó tỷ lệ nhà lầu tại các
trường học chiếm 50-60%. Có 14 trường đạt chuẩn quốc gia. Mỗi trường đều có
phòng công nghệ thông tin.

 Công trình văn hóa-thể thao:
Các công trình văn hóa- thể thao cấp huyện thuộc khu trung tâm hành chính
huyện đang có kế hoạch đầu tư. Các công trình văn hóa- thể thao cấp xã, hiện có
5/10 xã có trung tâm văn hóa ( Gia Tân 2, Quang Trung, Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân
Thiện) và 5/10 xã có sân bóng đá, trong đó có 3 sân đạt tiêu chuẩn về quy mô đất
đai( Quang Trung 1 ha, Lộ 25 1,7ha, Xuân Thiện 3,265ha), 2 sân còn lại cần mở
rộng quy mô diện tích ( Hưng Lộc 0,605 ha, Xuân Thạnh 0,581 ha). Tuy nhiên,
việc bố trí đất đai cho các công trình văn hóa-thể thao của các xã hiện rất khó khăn
và chi phí cho việc đền bù rất cao.
 Hệ thống cấp nước:
Hiện nay, để cung cấp đủ nước sinh hoạt và công nghiệp, sản xuất cho các
huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó có huyện Thống Nhất, nguồn khai thác
chủ yếu là nước mặt và chỉ tập trung ở một số đơn vị có năng lực, cụ thể : Cung
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 17
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
cấp nước sinh hoạt và công nghiệp do Cty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai đầu
tư xây dựng 14 nhà máy cung cấp nước, công suất 222.500m
3
/ngày. Cung cấp
nước sạch nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn
đầu tư 06 hệ thống, công suất 4.030m
3
/ngày và 113 công trình nhỏ lẻ, công suất
18.314,2m
3
/ngày.
Ngoài ra, ở những nơi chưa có hệ thống nước máy cung cấp người dân phải
khoan hoặc đào giếng để lấy nước.
 Bưu chính- viễn thông:
Mạng lưới bưu chính viễn thông nhưng năm qua cả huyện phát triển khá

nhanh với 11 điểm bưu điện văn hóa phân bố ở 10 xã trong huyện, trong đó có 4
bưu cục và 7 bưu điện văn hóa xã.
Thiết bị truyền dẫn trên địa bàn huyện có 3 trạm, gồm trạm VIBA Gia
Kiệm, trạm VIBA Hưng Lộc và trạm VIBA Dầu Giây, đã phủ sóng hết trên toàn
huyện, phuch vụ tốt nhu cầu nghe nhìn và thông tin liên lạc của người dân.
 Hệ thống chợ:
Thực trạng trên địa bàn huyện có 13 chợ (3 chợ loại 2 và 10 chợ loại 3).
Các chợ đã thành lập HTX (HTX kinh doanh tổng hợp Dầu Giây; HTX kinh
doanh tổng hợp Dốc Mơ; HTX kinh doanh tổng hợp Phúc Nhạc; HTX kinh doanh
tổng hợp Hưng Lộc; HTX kinh doanh tổng hợp Quang Trung - quản lý chợ Lê Lợi
và Nguyễn Huệ) đến nay đã đi vào ổn định, trong đó HTX Dốc Mơ và Dầu Giây
có tham gia bán hàng bình ổn giá của tỉnh.
 Hệ thống xăng, dầu :
Mạng lưới kinh doanh xăng dầu tiếp tục phát triển với 31 trạm xăng dầu
trên toàn huyện, trong đó có 01 trạm xăng dầu Tiger petro tạm ngưng hoạt động từ
cuối năm 2012. Thực trạng các trạm kinh doanh xăng dầu trên các tuyến Quốc lộ
hoạt động tương đối ổn định và phát triển, một số trạm nằm tại các tuyến đường
giao thông nông thôn hoạt động cầm chừng chủ yếu phục vụ nhu cầu tưới tiêu của
người dân tại địa phương.
Căn cứ Quyết định số 991/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của UBND tỉnh
Đồng Nai v/v điều chỉnh 04 điểm quy hoạch và bổ sung 19 điểm đầu tư kinh
doanh xăng dầu vào Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020, mạng lưới kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn huyện được bổ sung quy hoạch 02 điểm để thay thế các
điểm phải giải tỏa khi tiến hành dự án Cầu vượt Ngã tư Dầu Giây và cao tốc Dầu
Giây - Đà Lạt, cụ thể:
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 18
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
- Điểm tuyến đường Hưng Lộc - Lộ 25 (bên trái tuyến hướng ĐT 769 vào
cách 1.9 km), xã Lộ 25, huyện Thống Nhất.

- Điểm tuyến QL 1A, Km 1828+800 xã Xuân Thạnh (bên trái tuyến hướng
Biên Hòa - Long Khánh.
 Hệ thống kinh doanh LPG:
Mạng lưới kinh doanh LPG phát triển chậm về số lượng điểm kinh doanh.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 53 điểm kinh doanh LPG. Trong 6 tháng đầu năm,
Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp Sở Công thương thẩm định và cấp 03 giấy đủ
điều kiện kinh doanh LPG, nâng tổng số cơ sở kinh doanh có giấy đủ điều kiện
kinh doanh PLG lên 39 cơ sở, còn 14 cơ sở kinh doanh chưa có giấy đủ điều kiện
kinh doanh.
• Xã hội:
 Dân số:
Thống Nhất là một huyện trung du thuộc tỉnh Đồng Nai. Theo thống kê
năm 2007, huyện có diện tích 247,17 km², dân số 155.790 người, mật độ dân số
630 người/km². Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,0 ‰. Địa
bàn huyện có nhiều thành phần dân tộc cộng cư: Kinh, Hoa, Nùng, Chơro, Tày,
Khơme, người ngoại quốc, …; trong đó người Kinh chiếm đa số.
Bảng 5: Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính.
1 Xã Gia Tân 1 3 20,66 15.090 730
2 Xã Gia Tân 2 5 14,52 15.363 920
3 Xã Gia Tân 3 4 19,04 21.186 1.112
4 Xã Gia Kiệm 7 33,26 22.573 679
5 Xã Quang Trung 7 36,48 22.241 610
6 Xã Bàu Hàm 2 5 20,19 19.303 956
7 Xã Hưng Lộc 4 21,08 9.638 457
8 Xã Lộ 25 6 19,52 12.267 828
9 Xã Xuân Thạnh 3 31,23 10.209 327
10 Xã Xuân Thiện 2 31,18 9.920 318
Toàn huyện: 46 247,17 155.790 630
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thống Nhất năm 2007)
 Tôn giáo:

GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 19
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
Tôn giáo trên địa bàn huyện rất đa dạng, trong đó Thiên Chúa giáo chiếm
nhiều nhất( 76% tổng dân số, sau đó đến Phật giáo và các tôn giáo khác ( tin lành,
cao đài…).
Huyện Thống Nhất mới được chia tách nên việc ổn định về cơ cấu nhân sự,
quản lý nhà nước trong hoạt động tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đặt thù
của huyện có đông đồng bào có đạo sinh sống. Song trong thời gian qua được sự
quan tâm và chỉ đạo của cấp trên nên các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước đã được thực hiện tốt; giáo dân trong huyện phát huy tốt các nguồn nội lực,
tính cộng đồng trong việc phát triển kinh tê, xây dựng cơ sở hạ tầng và nếp sống
văn minh làng xã.
 Dân tộc:
Trên địa bàn toàn huyện có 18 dân tộc anh em sinh sống và làm việc, trong
đó dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất; ngoài ra, còn có các dân tộc Nùng, Hoa,
Choro, Tày, …
Số hộ đồng bào dân tộc tuy không nhiều nhưng phân bố rải rác ở tất cả các
xã và đặc biệt trong thời gian qua nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ
cho các đối tượng này, song đến nay đa phần các hộ dân tộc vẫn nằm trong diện
hộ nghèo, khó khăn.
 Y tế:
Cơ sở ngành y tế đã được tăng cường, gồm có một phòng khám khu vực ở
xã Quang Trung xây dựng kiên cố và 10 trạm xá xã xây dựng bán kiên cố với tổng
số 60 giường bệnh. 46/46 ấp đều có nhân viên y tế đủ sức khám bệnh ban đầu cho
người dân. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được triển khai khá tốt. Tháng
7-2008, trên địa bàn huyện có 9/10 trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia.
 Giáo dục:
Nếu như lúc mới tách huyện ngành giáo dục huyện còn gặp rất nhiều khó
khăn nhất là về cơ sở vật chất, thì đến nay đầu năm 2014, dưới sự lãnh đạo và
quan tâm của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, trường và cơ sở vật chất

của các trường đã được kiên cố hóa. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy cũng được đầu tư, đẩy mạnh ứn dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
hiệu quả. Hiện nay, toàn huyện không còn lớp học ca 3.
Không những cơ sở vật chất các trường được đầu tư kiên cố mà vấn đề
nâng cao chất lượng giáo viên cũng được chú trọng nhiều, được coi là nhiệm vụ
hàng đầu của ngành. Hiện nay tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn của các cấp học đạt trên
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 20
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
70%. 100% cán bộ giáo viên được đào tạo các lớp nâng cao về chính trị. 10/10 xã
giữ vững đạt chuẩn quốc gia về công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học,
THCS. Chất lượng học sinh giỏi hàng năm đạt 15-20% trong tổng số 34000 học
sinh của huyện. (theo Ngành giáo dục và đào tạo huyện Thống Nhất- sau 10 năm
“Trồng người”)
 Văn hóa-thể thao:
Các hoạt động văn hóa, thông tin thể dục thể thao những năm gần đây có
nhiều tiến triển, phát huy được tính giáo dục, tuyên truyền và phục vụ thiết thực
nhiệm vụ chính trị của huyện. Các thành tựu đáng ghi nhận:
- Gia tăng số lượng thư viện, phong đọc sách.
- Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển
khai rộng khắp.
- Phong trào thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, hàng năm đều tổ
chức các cuộc hội thao nhân các ngày lễ lớn.
 An ninh-quốc phòng:
Thực hiện NQ 08/TW về công tác an ninh, quốc phòng trong tình hình mới,
huyện đã tổ chức, xây dựng lực lượng an ninh-quốc phòng từ cấp huyện xuống
cấp xã và thôn xóm, triển khai tốt về quản lý hộ khẩu, cấp phát CMND và lập lại
trật tự an toàn giao thông, tăng cường công tác phòng chống cháy nổ, quản lý chặt
chẽ các ngành nghề kinh doanh đặc biệt, ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất
các tệ nạn xã hội.
 Nhận xét:

 Thuận lợi:
- Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, gần với các trung tâm kinh tế lớn, có hệ thống giao thông bộ
tương đối phát triển nên thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế toàn
diện cả nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Đất đai của huyện phần lớn là đất bazan, phân bố trên địa hình tương
đối bằng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp có
khối lượng sản phẩm hàng hóa cao.
- Nguồn lao động trên địa bàn huyện dồi dào, có trình độ văn hóa khá cao
và có truyền thống lao động cần cù, nhạy bén với kinh tế thị trường, đây
sẽ là lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của huyện, nhất là về y tế, giáo dục đã
được đầu tư bước đầu, nên tiếp tục tăng cường đầu tư sẽ phát huy tác
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 21
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện điều kiện sống
của người dân.
 Khó khăn:
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chậm, nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao, thu nhập bình quân trên đầu người ở mức thấp, khả năng
tích lũy từ nội bộ kinh tế cho đầu tư phát triển không cao.
- Sản xuất nông nghiệp còn thiếu ổn đinh, giá thành nông sản hàng hóa
cao, chất lượng nông sản hàng hóa nhìn chung còn thấp.
- Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ quy mô hộ gia
đình, chưa có các doanh nghiệp thu mua nông sản hàng hóa lớn.
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và chưa tạo được sức hút đầu tư bên ngoài.
- Việc bố trí đất đai cho các công trình công cộng và các khu, cụm công
nghiệp tập trung hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đền bù, giải
tỏa cao, đặc biệt là chưa có cơ chế giải quyết khi huyện quy hoạch các
công trình vào đất do công ty Cao su Đồng Nai quản lý.

3.1.4. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất:
Bảng 6: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
ThốngNhất.
ST
T
Chỉ tiêu
Hiện trạng
năm 2010
Quy hoạch đến năm 2020
Cấp tỉnh
phân bổ
Huyện
xác
Tổng số
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
1 Đất nông nghiệp 20.950,36 84,74 17.550,06 17.550,06 70,99
Trong đó:
1.1 Đất trồng lúa 1.300,75 6,21 1.195,82 1.195,82 6,81
Đất chuyên trồng lúa
nước
1.002,52 4,79 1.040,25 1.040,25 5,93
1.3 Đất trồng cây lâu năm 17.363,38 82,88 13.878,56 13.878,56 79,08
1.4 Đất rừng phòng hộ 106,55 0,51 277,55 277,55 1,58
1.6 Đất rừng sản xuất 17,02 0,08 0,00 0,00 0,00
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 125,11 0,60 121,78 121,78 0,69

2 Đất phi nông nghiệp 3.679,49 14,88 7.088,81 7.088,81 28,67
Trong đó:
2.1
Đất xây dựng TSCQ, công
trình sự nghiệp
15,52 0,42 35,72 35,72 0,50
2.2 Đất quốc phòng 4,00 0,11 152,00 152,00 2,14
2.3 Đất an ninh 2,73 0,07 11,68 11,68 0,16
2.4 Đất khu công nghiệp 331,00 9,00 912,00 912,00 12,87
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 22
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
ST
T
Chỉ tiêu
Hiện trạng
năm 2010
Quy hoạch đến năm 2020
Cấp tỉnh
phân bổ
Huyện
xác
Tổng số
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
2.5 Đất cụm công nghiệp 118 3,21 196,87 196,87 2,78
2.6 Đất cơ sở SX kinh doanh 49,76 1,35 179,53 179,53 2,53

2.7
Đất sản xuất vật liệu xây
dựng, gốm sứ
215,26 5,85 351,61 351,61 4,96
2.8 Đất di tích danh thắng 10,00 10,00 0,14
2.9
Đất bãi thải, xử lý chất
thải
11,03 0,30 130,73 130,73 1,84
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 39,88 1,08 40,18 40,18 0,57
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 61,26 1,66 117,63 117,63 1,66
2.12 Đất có MNCD 715,38 19,44 778,66 778,66 10,98
2.13 Đất phát triển hạ tầng 906,93 24,65 1.745,63 1.745,63 24,63
Trong đó:
- Đất cơ sở văn hoá 19,88 2,19 44,58 44,58 2,55
- Đất cơ sở y tế 5,28 0,58 8,73 8,73 0,50
- Đất cơ sở giáo dục, đào
tạo
36,68 4,04 86,33 86,33 4,95
- Đất cơ sở thể dục - thể
thao
12,04 1,33 37,09 37,09 2,12
2.14 Đất ở nông thôn 988,31 26,86
2.112,6
2
2.112,62 29,80
2.15 Đất ở đô thị 96,50 96,50 1,36
3 Đất chưa sử dụng 93,76 0,38 84,74 84,74 0,34
4 Đất đô thị 1.413,54 1.413,54 5,72
5

Đất khu bảo tồn thiên
nhiên
723,00 2,92 723,00 723,00 2,92
6 Đất khu du lịch 100,00 100,00 0,40
7
Đất khu dân cư nông
thôn
1.491,83 6,03
2.647,6
6
2.647,66 10,71
(Theo Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)
3.1.5. Bối cảnh phát triển chung của huyện Thống Nhất:
Năm 2004, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) được chia tách, sáp nhập trên
cơ sở 8 xã của huyện Thống Nhất và 2 xã của thị xã Long Khánh, huyện Xuân
Lộc. Tuy xuất phát điểm là một huyện khó khăn, Đảng bộ, chính quyền, hệ thống
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 23
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
chính trị và nhân dân huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đã không ngừng nỗ lực
vươn lên và đến nay địa phương đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
 Từ chồng chất khó khăn:
Theo Nghị định 97/2004/NĐCP, Huyện Thống Nhất là địa phương được điều
chỉnh gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn (Xuân
Thạnh và Xuân Thiện) và 01 xã thuộc vùng sâu (xã Lộ 25). Cơ sở vật chất, trang
thiết bị làm việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của các cơ quan quản lý nhà nước rất
thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn còn ít. Đời
sống của nhân dân trên địa bàn còn khó khăn, hạn hán, dịch bệnh tác động xấu đến
phát triển kinh tế…
Thời gian đầu mới điều chỉnh (năm 2004) mặc dù địa phương gặp nhiều khó

khăn, song kết quả thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy và HĐND Huyện nhiều
mục tiêu quan trọng đã đạt được. Nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,8% so với năm 2003, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 9,1% đến 10,8%,
dịch vụ tăng 38,8%, GDP bình quân đầu người đạt 4,867 triệu đồng/ năm. Giá trị
sản xuất của các ngành đều có mức tăng trưởng cao và vượt mục tiêu Nghị quyết
Đảng bộ Huyện đề ra. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ bản được triển
khai thực hiện tốt, có hiệu quả. Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích
cực và được đẩy mạnh…
Tuy nhiên, trên từng hoạt động cụ thể, lĩnh vực vẫn còn một số khó khăn,
hạn chế như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giá trị gia tăng ngành dịch vụ tuy
vẫn duy trì được mức tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết
HĐND Huyện đề ra. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn còn gặp khó
khăn khi việc vay vốn đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ vẫn còn chậm. Trong
sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhìn chung vẫn còn chậm, lúng
túng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tuy đạt được nhiều tiến bộ song vẫn còn những
vấn đề bất cập như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huy động quỹ đền ơn đáp
nghĩa, xóa đói giảm nghèo, phòng chống lụt bão đạt thấp. Một số tệ nạn xã hội có
lúc, có nơi vẫn chưa được đẩy lùi; công tác bảo đảm an toàn giao thông tuy đã
được quan tâm đúng mức nhưng tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong quản
lý điều hành, một số đơn vị kỷ luật hành chính chưa nghiêm, thực hiện chế độ báo
cáo không kịp thời, chưa tham mưu cho UBND Huyện chỉ đạo điều hành, còn thụ
động và chờ cấp trên chỉ việc….
 Đến quyết tâm bứt phá:
GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 24
Bài tập nhóm Quy hoạch môi trường – Nhóm 5-T6-123
Trong năm 2012, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng trưởng, giá trị sản
xuất ngành nông - lâm – thủy sản đạt 690 tỷ đồng (tăng 4,9% so với năm 2011);
sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 382 tỷ đồng (tăng 25.6%). Hoạt
động thương mại - dịch vụ phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản

xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân, đạt giá trị tăng thêm 606 tỷ đồng; dư nợ ngân
hàng trong dân trên 30 tỷ đồng. Trong năm qua, ngân sách huyện đã đầu tư 6
tuyến đường với tổng chiều dài 17,156 km /77,9 tỷ đồng. Đến nay, tỉ lệ nhựa hóa
và bê tông được 14 tuyến đường huyện quản lý / 56,276 km ( tỉ lệ 70,576%) và
523 tuyến đường xã quản lý/268 km (tỷ lệ 54%)…
Nhìn lại năm 2012, lãnh đạo huyện Thống Nhất cho rằng, trong bối cảnh
kinh tế của đất nước và địa phương gặp nhiều khó khăn chung, song với sự quyết
tâm phấn đấu của các cấp ngành, địa phương và nhân dân toàn huyện. Vì vậy,
huyện Thống Nhất đã đạt được kết quả mong muốn, kinh tế tiếp tục tăng trưởng,
về cơ bản huyện thực hiện vượt và đạt mục tiêu Nghị quyết HĐND đề ra.
Trên lĩnh vực kinh tế: tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại, dịch vụ tiếp tục duy trì và phát triển . Thu ngân sách đạt kế hoạch, chi ngân
sách tiết kiệm, đảm bảo cơ cấu chi theo kế hoạch. Công tác quy hoạch, đầu tư xây
dựng cơ bản được tập trung chỉ đạo thực hiện đúng kế hoạch đã dự kiến, đạt hiệu
quả cao. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, chú trọng, có
nhiều chuyển biến tích cực. Các xã đã hoàn thành được tiêu chí xây dựng nông
thôn mới; hạ tầng nông thôn mới ở các xã được đẩy mạnh đầu tư.
Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội: công tác giáo dục, đào tạo có nhiều đổi mới,
chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ở các cấp được nâng cao. Các vấn đề
an sinh xã hội được quan tâm chú trọng, giải quyết kịp thời các chính sách, tiền
lương, chế độ cho nhân dân. Nhất là công tác chính quyền, cải cách hành chính có
chuyển biến đậm nét…
Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, đảng bộ, chính quyền và nhân dân
huyện Thống Nhất luôn tự hào với những mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đạt
được. Tuy vậy, các cấp chính quyền vẫn trăn trở nhìn nhận, tình hình sản xuất
nông nghiệp vẫn chưa qua khỏi thời kỳ khó khăn bởi các nguyên nhân khách quan
như thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường. Đồng thời, việc triển khai thực hiện một
số dự án quy hoạch khu, cụm công nghiệp, dân cư…trên địa bàn vẫn còn chậm và
công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đất đai ở một số xã vẫn còn lỏng lẻo, cần
sớm khắc phục.

GV: ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương 25

×