Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Nhà Ở Xã Hội Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.34 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN HUY THÀNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


HÀ NỘI - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN HUY THÀNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRƯƠNG QUỐC CHÍNH


HÀ NỘI - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan mọi thông tin số liệu và nội dung đề tài luận văn này
do em từ nghiên cứu thực hiện, không sao chép từ bất kỳ luận văn hay tài liệu
nào. Các nội dung và số liệu khác sử dụng trong luận văn được ghi chú trích
dẫn cụ thể tại Danh mục tài liệu tham khảo.
Em hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung đề tài
nghiên cứu luận văn này và lời cam đoan nêu trên.
Tác giả

Trần Huy Thành


LỜI CẢM ƠN
Được nghiên cứu và học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia là niềm
vinh dự và tự hào đối với mọi học viên. Trong thời gian hơn hai năm qua,
mặc dù có bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, em đã có cơ
hội tốt để tiếp thu, trau dồi kiến thức về quản lý công và áp dụng vào công
việc hiện nay.

Cùng với quá trình nghiên cứu đề tài luận văn này, em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến toàn thể Ban Lãnh đạo, q thầy cơ của Học viện Hành chính
Quốc gia, trân trọng cảm ơn thầy giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc
Chính đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn và trân trọng về sự hợp tác của các cán bộ Cục
Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng, tập thể phịng Phát
triển đơ thị - Sở Xây dựng Hà Nội đã phối hợp cung cấp thông tin, số liệu để
đưa vào nội dung luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, mẹ và vợ, con đã tạo điều
kiện và động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; và cũng gửi
lời cảm ơn đến tập thể lớp HC24.B1, dặc biệt là Ban Cán sự lớp và Tổ giúp
việc đã nhiệt tình trao đổi, hỗ trợ để em có thể hồn thành đề tài luận văn này.
Đề tài luận văn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, tuy nhiên khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham góp ý kiến của q
Thầy Cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI..............................................................8
1.1. Một số khái niệm về nhà ở, nhà ở xã hội và phát triển nhà ở xã hội........8
1.1.1. Khái niệm về nhà ở.........................................................................8
1.1.2. Khái niệm về nhà ở xã hội...............................................................8
1.1.3. Khái niệm về phát triển nhà ở xã hội............................................10

1.2. Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội......................................10
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội................10
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội..............11
1.2.3. Mục đích quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội.................13
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội.................15
1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nhà ở
xã hội......................................................................................................19
1.3. Kinh nghiệm quản lý nước về phát triển nhà ở xã hội.......................22
1.3.1. Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội tại các tỉnh, thành phố
lớn ở Việt Nam........................................................................................22
1.3.2. Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội tại một số quốc gia
trên thế giới.............................................................................................24
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội
trên địa bàn thành phố Hà Nội................................................................26
Tiểu kết Chương 1.........................................................................................28


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................29
2.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội......29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội...........................................................29
2.1.2. Điều kiện kinh tế...........................................................................30
2.1.3. Về dân số và nhà ở........................................................................30
2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội của Thành phố
Hà Nội.............................................................................................................31
2.2.1 Mục tiêu tổng thể............................................................................31
2.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 5 năm...................................................34
2.3. Tình hình quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn
thành phố Hà Nội..........................................................................................34
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội.....34

2.3.2. Kết quả phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn
Thành phố................................................................................................42
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội....45
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội của
thành phố Hà Nội..........................................................................................57
2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................57
2.4.2. Tồn tại, hạn chế.............................................................................58
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.................................................59
2.5. Bài học kinh nghiệm...............................................................................62
Tiểu kết Chương 2.........................................................................................64
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............66
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng quản lý nhà nước về phát triển
nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội..............................................66


3.1.1. Quan điểm.....................................................................................66
3.1.2. Định hướng....................................................................................67
3.1.3. Mục tiêu.........................................................................................68
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà
ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................................77
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách....................................................78
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch.................................................................79
3.2.3. Giải pháp về đất đai.......................................................................80
3.2.4. Giải pháp về đầu tư.......................................................................81
3.2.5. Giải pháp về tài chính – nguồn vốn:.............................................82
3.2.6. Giải pháp về tổ chức thực hiện......................................................84
Tiểu kết Chương 3.........................................................................................88
KẾT LUẬN....................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC HÌNH, BIỂU
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở trung ương đối với phát
triển nhà ở xã hội.............................................................................37
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thành phố Hà Nội đối với
phát triển nhà ở xã hội.....................................................................38

Biểu 2.1: Kết quả phát triển nhà ở xã hội Thành phố giai đoạn 2016-2020.....44
Biểu 2.2. Danh mục các dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội.........................48
Biểu 2.3. Danh mục dự án nhà ở xã hội phân bổ theo địa bàn........................55
Biểu 3.1. Kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2025.......................................................................................71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ đối tượng nào trong xã hội, tùy
vào mức thu nhập khác nhau của từng đối tượng mà nhu cầu về nhà ở khác
nhau (nhu cầu về nhà ở thương mại, nhà ở xã hội…).
Trong gần hai thập kỷ qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây
dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa
là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội mà trong đó,
việc đảm bảo nhà ở tối thiểu được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm giai đoạn hiện nay, đó là: “Cải thiện điều kiện nhà ở cho
người nghèo, người có thu nhập thấp ở đơ thị, từng bước giải quyết nhu cầu
về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên”,
“đổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp ở đơ thị để có giá th,

giá mua hợp lý với các đối tượng”, “tập trung khắc phục những khó khăn về
đất đai, quy hoạch, vốn, thủ tục, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh
tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội, có chính sách ưu đãi cho
doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu công nghiệp” [1]; Đồng thời
giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
“có các cơ chế, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh
nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để bán,
cho thuê, thuê mua trên địa bàn” [20] [22].
Đồng bộ với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước về nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng đang ngày càng
hồn thiện, trong đó Luật Nhà ở năm 2005 và nay được thay thế bằng Luật
Nhà ở năm 2014 đã quy định cụ thể các đối tượng được hưởng chính sách hỗ
trợ về nhà ở xã hội gồm: người có cơng với cách mạng; người thu nhập thấp,


2

hộ nghèo, cận nghèo; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp
trong và ngồi khu cơng nghiệp, cán bộ, chiến sĩ thuộc công an nhân dân và
quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên; chính
sách ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở xã hội nhằm khuyến khích, kêu gọi các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội [16]. Bên cạnh đó, hệ
thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đã
tích cực hưởng ứng, cùng với Nhà nước đẩy mạnh triển khai thực hiện phát
triển nhà ở xã hội, ổn định chỗ ở cũng như cải thiện điều kiện sống của
người dân.
Hà Nội, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, là
thành phố dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội do nhu cầu
về nhà ở xã hội tại Thủ đô là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, Thành phố đã

đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải đầu tư xây dựng được 6.233.000 m2 sàn
nhà ở xã hội (trong đó: khoảng 800.000 m2 sàn nhà ở cho sinh viên; khoảng
3.000.000 m2 sàn nhà ở cho công nhân, người lao động; khoản 2.223.000
m2 sàn nhà ở cho người có cơng với cách mạng, cán bộ cơng chức viên
chức, chiến sĩ, người có thu nhập thấp và hộ nghèo; khoảng 2.100 m2 nhà ở
công vụ) [21].
Đến nay, thành phố Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu,
đưa những cơ chế, chính sách, biện pháp phát triển nhà ở xã hội vào thực tiễn
và đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về nhà ở cho người dân. Trong giai
đoạn 2016 – 2020, Hà Nội đã phát triển được 82 dự án đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội với khoảng 6,67 triệu m2, góp phần khơng nhỏ hồn thành vượt chỉ
tiêu diện tích nhà ở bình qn tồn Thành phố đã đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại
như: quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế, cơ chế, chính sách


3

của Nhà nước để phát triển nhà ở xã hội còn thực hiện chưa hiệu quả, chưa
huy động được hết nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực Nhà nước để đầu tư
phát triển nhà ở xã hội. Cùng với đó, việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các
cấp, ngành còn chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt
để. Điều này đang là những trở ngại và đặt ra yêu cầu phải quản lý nhà nước
tốt hơn trong việc phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu, đánh giá về thực trạng
cũng như những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế này để
làm cơ sở đề xuất một số phương hướng và giải pháp đối với công tác quản
lý nhà nước. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ:
“Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội”
để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhà ở xã hội ở nước ta nói chung và tại Hà Nội nói riêng đã và đang
phát triển nhanh trong giai đoạn vừa qua. Một số cơng trình đã nghiên cứu về
vấn đề này trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số Thành phố khác như:
Lê Thị Thanh Hiếu (2017), Thực hiện chính sách nhà ở cho người có
thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Chính sách
cơng - Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn tập trung làm rõ thực trạng
chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội,
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nhà ở cho
người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trần Sơn Tùng (2014), Quản lý phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn các
quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Quản lý đô thị và cơng trình – Đại học Kiến trúc Hà Nội. Luận văn tập trung
đánh giá thực trạng quản lý phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn các quận Bắc


4

Từ Liêm và Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
Nguyễn Thị Thanh Thảo (2015), Quản lý nhà nước về nhà ở đơ thị tại
thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng – Học viện
Hành chính quốc gia. Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quản lý nhà nước
về nhà ở đơ thị nói chung và trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp hồn thiện nội dung quản lý nhà nước về nhà ở đô thị.
Nguyễn Thị Kim Anh (2018), Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật học – Viện Khoa học xã
hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu
các hoạt động về quản lý nhà ở xã hội ở nước ta hiện nay; thực trạng, thành
tựu, bất cập trong quản lý nhà nước về nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng, từ

đó đề xuất một số giải pháp để quản lý và giải quyết hiệu quả nhà ở xã hội
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
Nguyễn Thu Trang (2018), Quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở
cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ
quản lý cơng – Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở
lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của nhà nước hiện nay đối
với phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội để
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp.
Như vậy, vấn đề phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập
thấp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu; Những cơng trình nghiên
cứu khoa học trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứu quản lý nhà nước về nhà
ở cho người thu nhập thấp, việc thực thi chính sách, quản lý xây dựng, đầu tư
nhà ở xã hội tại Hà Nội, Đà Nẵng và đề xuất giải pháp. Đến nay, chưa có
cơng trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể công tác quản lý nhà nước đối với
việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, do vậy việc đi sâu
nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết.


5

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội
ở nước ta nói chung và tại thành phố Hà Nội hiện nay. Thông qua việc đánh
giá thực trạng, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đối với
quản lý nhà nước để đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hoạt động
quản lý nhà nước về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà ở xã hội, quản lý nhà ở nước

về nhà ở xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở xã hội; nêu
rõ những thành tựu và hạn chế, bất cập của những hạn chế trong quản lý nhà
nước về nhà ở xã hội tại Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhà ở xã hội và phát triển nhà ở xã hội.
- Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu cơ sở khoa học về nhà ở xã hội, phát triển nhà
ở xã hội, quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội nói chung và quản
lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.


6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển nhà ở xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Hệ thống hóa, tổng hợp các tài liệu trong và ngồi nước hình thành cơ
sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển nhà ở xã hội ở đô thị.
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp chủ yếu như:

phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp xử lý số liệu và các phương pháp khác,
kết hợp lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội ở
Việt Nam nói chung, tại thành phố Hà Nội nói riêng; góp phần hệ thống hóa
một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với việc phát triển nhà ở xã hội
ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ nêu ra những bất cập, hạn chế trong
quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội thời gian qua, nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:


7

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển
nhà ở xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển
nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.


8


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm về nhà ở, nhà ở xã hội và phát triển nhà ở xã hội
1.1.1. Khái niệm về nhà ở
Theo Từ điển Tiếng Việt, “nhà” được hiểu là công trình xây dựng có
mái và tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất
giữ vật chất, là chỗ ở và sinh hoạt của một gia đình.
Theo Từ điển Cambridge, “nhà” là cơng trình nơi con người, thường là
một gia đình, sinh sống trong đó.
Nhìn nhận trên phương diện quy định của pháp luật, “nhà ở” được định
nghĩa là cơng trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Nhà ở bao gồm nhiều loại hình và được phân
loại tùy theo sở hữu, mục đích sử dụng hoặc hình thức kinh doanh, cụ thể:
Thứ nhất, theo tính chất sở hữu: nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà ở
thuộc sở hữu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; nhà ở thuộc sở hữu tư nhân;
Thứ hai, theo loại hình: nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư;
Thứ ba, theo hình thức kinh doanh: nhà ở để bán, nhà ở để cho thuê.
Thứ tư, theo mục đích sử dụng: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở
công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
1.1.2. Khái niệm về nhà ở xã hội
Trong các loại hình nhà ở nêu trên, nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được
đầu tư xây dựng có sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo lập quỹ nhà ở giá rẻ cung
cấp cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội về nhà ở. Chủ thể tham
gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có thể là Nhà nước hoặc tư nhân (tổ chức
hoặc cá nhân); tuy nhiên, các đối tượng thụ hưởng loại hình nhà ở này bị hạn


9


chế, có thể kể đến là người có thu nhập thấp, cán bộ cơng chức nhà nước có
khó khăn về nhà ở…, chính vì vậy, các loại hình nhà ở xã hội cần có sự kiểm
sốt của Nhà nước từ khâu quy hoạch, dự án đầu tư đến đối tượng được mua,
thuê, thuê mua nhà ở.
Trên thế giới, thuật ngữ “nhà ở xã hội” được hiểu theo nhiều cách khác
nhau tại từng quốc gia, như tại Anh Quốc, nhà ở xã hội được định nghĩa là
loại hình nhà ở thuộc sở hữu của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức tư
nhân cung cấp nhà ở để cho thuê theo quy định; tại Mỹ, nhà ở xã hội được
hiểu là nhà ở công cộng được xây dựng để cung cấp loại hình nhà ở cho th
giá rẻ, an tồn cho các gia đình có thu nhập thấp, người tàn tật và người già.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa nhà ở xã hội là nhà
ở cho thuê theo giá thấp hơn giá thị trường và được cung cấp theo quy định cụ
thể thay vì theo cơ chế thị trường.
Tại Việt Nam [12], nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở có sự hỗ trợ
của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo
quy định của Luật Nhà ở. Nhà ở xã hội là nhà chung cư hoặc nhà ở riêng
được xây dựng khép kín, diện tích tối đa là 70m2 sàn đối với căn hộ chung cư
và 70m2 đất xây dựng đối với nhà ở liền kề thấp tầng. Các đối tượng được
hưởng chính sách xã hội về nhà ở bao gồm mười đối tượng:
Một là, người có cơng với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu
đãi người có cơng với cách mạng;
Hai là, hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nơng thơn;
Ba là, hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị
ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
Bốn là, người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
Năm là, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và
ngồi khu cơng nghiệp;



10

Sáu là, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an
nhân dân và quân đội nhân dân;
Bảy là, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức, viên chức;
Tám là, các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản
5 Điều 81 của Luật này;
Chín là, học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy
nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời
gian học tập;
Mười là, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa,
phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường
bằng nhà ở, đất ở.
1.1.3. Khái niệm về phát triển nhà ở xã hội
Phát triển nhà ở xã hội là quá trình đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại
hoặc cải tạo nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà ở xã hội được phát
triển dưới hai hình thức: Phát triển nhà ở xã hội theo dự án và phát triển nhà ở
xã hội của hộ gia đình, cá nhân.
1.2. Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến (mục tiêu quản lý).
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, là hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân
dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Quản lý nhà nước nói
chung, hay quản lý hành chính nhà nước nói riêng mang tính tồn diện, bao
qt tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội trong ranh giới một quốc




×