Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Hoàn Thiện Hạch Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Dệt 10/10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.71 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN



CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề Tài: Hoàn Thiện Hạch Toán Nguyên Vật Liệu
Tại Cơng Ty Cở Phần Dệt 10/10

Hµ Néi - 2009

MỤC LỤC


Chuyên đề thực tập

Lời Mở Đầu.................................................................................................

4

Trang 2


Chuyên đề thực tập

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10................

6

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………



6

1.1.1.Giai đoạn 1(Từ đầu năm 1973 đến hết tháng 6 năm 1975)…………

7

1.1.2.Giai đoạn 2 (Từ tháng 7 năm 1975 đến hết năm 1982)……………..

7

1.1.3.Giai đoạn 3 (Từ năm 1983 đến hết tháng 1 năm 2000)……………..

7

1.1.4.Giai đoạn 4 (Từ tháng 1 năm 2000 đến nay)………………………..

9

1.1.5.Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trong các năm 2006,

9

2006, 2008 của Công ty Cổ phần dệt 10/10………………………………
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh………………………….

11

1.2.1.Sản phẩm kinh doanh………………………………………………


11

1.2.2.Thị trường tiêu thụ…………………………………………………..

12

1.2.3.Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất…………………………. 13
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý…………………………………..

15

1.3.1.Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý……………………………………….. 15
1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận……………………………..

16

1.4.Đặc điểm tổ chức kế toán……………………………………………

20

1.1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán…………………………………...

20

1.4.2.Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán………………………………

23

PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TỐN NGUN VẬT LIỆU TẠI 27
CƠNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10………………………………………..

2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng tại công ty……………………... 27
2.1.1.Khái niệm nguyên vật liệu…………………………………………..

27

2.1.2.Đặc điểm nguyên vật liệu…………………………………………...

27

2.1.3.Phân loại nguyên vật liệu…………………………………………...

28

2.1.4.Nguồn cung cấp……………………………………………………..

29

2.2.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu……………………………………..

30

2.2.1.Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu……………………………...

30

Trang 3


Chuyên đề thực tập


2.2.1.1.Thủ tục nhập kho………………………………………………….

30

2.2.1.2.Thủ tục xuất kho…………………………………………………..

32

2.2.2.Phương pháp kế tốn chi tiết ngun vật liệu tại Cơng ty Cổ phần 35
dệt 10/10…………………………………………………………………..
2.2.3.Phương pháp tính giá gốc nguyên vật liệu xuất kho………………..

43

2.3.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu…………………………………..

43

2.3.1.Tài khoản kế toán và hệ thống sổ sử dụng để hạch toán nguyên vật 43
liệu…………………………………………………………………………
2.3.2.Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu……………………………..

45

2.3.3.Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu……………………………...

54

2.3.4.Kế toán kết quả kiểm kê nguyên vật liệu…………………………… 59
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐĨNG GĨP NHẰM HỒN THIỆN 61

HẠCH TỐN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
10/10……………………………………………………………………....
3.1.Nhận xét chung về kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty cổ phần 61
dệt 10/10…………………………………………………………………..
3.1.1.Ưu điểm……………………………………………………………..

62

3.1.2.Nhược điểm…………………………………………………………. 65
3.2.Một số ý kiến đóng góp nhằm hồn thiện kế tốn ngun vật liệu 66
tại Cơng ty Cổ phần dệt 10/10…………………………………………...
3.3.2.1.Sự cần thiết hồn thiện kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty Cổ phần

66

Dệt 10/10…………………………………………………………………..
3.3.2.2.Một số ý kiến đóng góp về kế tốn nguyên vật liệu tại Công ty Cổ

67

Phần Dệt 10/10…………………………………………………………….
Kết luận…………………………………………………………………… 70

Trang 4


Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên con

đường tăng trưởng và phát triển theo định hướng XHCN. Trong quá trình đó
nhu cầu mọi mặt của người tiêu dùng cũng không ngừng tăng lên. Để đáp ứng
được nhu cầu ấy các doanh nghiệp cũng phải liên tục mở rộng sản xuất tăng
khối lượng sản phẩm với chất lượng cao được thị trường chấp nhận. Với sự
đổi mới của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong môi
trường cạnh tranh gay gắt và một yêu cầu cho sự tồn tại của các doanh nghiệp
sản xuất hiện nay là hoạt động có doanh thu làm sao để bù đắp những chi phí
bỏ ra và đảm bảo kinh doanh có lãi. Do đó các doanh nghiệp khơng ngừng
phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình sản xuất, giá
trị nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm kinh doanh
và giá thành sản phẩm. Do đó để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn thì trước hết phải quản lý và tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
một cách chặt chẽ hợp lý trong tất cả các giai đoạn từ cung ứng, dự trữ và sử
dụng nguyên vật liệu.
Nhận thức được ý nghĩa của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như vai trò quan trọng của cơng tác kế tốn ngun vật liệu
nói riêng và tồn bộ cơng tác kế tốn nói chung, trong thời gian thực tập tại
Công ty Cổ phần Dệt 10/10, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cơ giáo Phạm
Thị Thuỷ cũng như Ban lãnh đạo và các phòng ban trong cơng ty em đã mạnh
dạn tìm hiểu đề tài: “ Hồn thiện hạch tốn ngun vật liệu tại Cơng ty Cổ
phần Dệt 10/10”.
Chuyên đề thực tập của em gồm ba phần chính sau:
Phần I: Tổng quan về Cơng ty cổ phần dệt 10/10

Trang 5


Chuyên đề thực tập


Phần II: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần dệt
10/10
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hồn thiện hạch tốn nguyên
vật liệu tại Công ty cổ phần dệt 10/10
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kiến thức cịn hạn chế nên
chuyên đề của em khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý chỉ bảo của các Thầy Cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6


Chuyên đề thực tập

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
-Tên công ty: Công ty cổ phần dệt 10/10
-Tên giao dịch quốc tế: 10-10 Textile Joint Stock Company
-Trụ sở chính: 9/253 Minh khai - Hai bà trưng - Hà nội
Công ty cổ phần dệt 10/10 được thành lập vào ngày 10/10/1974 theo
quyết định số 262 ngày 23/12/1973 của UBND thành phố Hà Nội gọi là Xí
nghiệp dệt 10/10. Đến ngày 16/3/1993 đổi tên thành Doanh nghiệp nhà nước
Công ty dệt 10/10 theo quyết định số 2580 ngày 10/7/1993 của UBND thành
phố Hà Nội. Căn cứ Quyết định số 5784/QĐ-UB ngày 29/12/1999 của Uỷ
ban Nhân dân Thành phố Hà nội về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Dệt 10/10 thành Công ty Cổ phần Dệt 10/10 với vốn pháp định là 8
tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm 30%, Cơng nhân viên chức trong cơng ty
nắm 70%. Tồn bộ số cán bộ công nhân lao động đều tham gia mua cổ phần

trở thành cổ đông sáng lập của công ty gồm 467 Cổ đơng.
Sản phẩm chính của Cơng ty là màn tuyn, vải tuyn các loại, rèm cửa và
một số sản phẩm phụ khác. Trong đó màn tuyn là sản phẩm chính đã đem lại
thành cơng cho Cơng ty những năm qua. Năm 1997 Công ty đã vinh dự được
nhận danh hiệu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao và 10 huy chương
vàng hội chợ thương mại Quốc tế.
Hiện nay Công ty có những cơ sở sau:
- Cơ sở 1: Số 253 Minh Khai bao gồm các khối phòng ban và phân
xưởng phục vụ sản xuất.
- Cơ sở 2: Km số 6, Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà nội.

Trang 7


Chuyên đề thực tập

- Cơ sở 3: Phường Phúc Thắng, Thị xã Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cơ sở 4: Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội.
- Chi nhánh tại TP Hồ Chính Minh tại số 181A Phạm Phú Thứ, Phường
11 Quận Tân Bình và số 49 đường Cộng Hồ, Phường 4, Quận Tân Bình.
Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty có thể chia thành 4 giai
đoạn sau:
1.1.1.Giai đoạn 1 (từ đầu năm 1973 đến hết tháng 6 năm 1975)
Đây là giai đoạn chế thử sản phẩm do một ban nghiên cứu dệt KoKet
đảm nhận. Vào đầu năm 1973 Sở công nghiệp thành phố Hà Nội giao cho một
nhóm cán bộ cơng nhân viên thành lập nên ban nghiên cứu dệt Koket sản xuất
thử vải valyde, vải tuyn trên cơ sở nguyên vật liệu, dây truyền công nghệ của
Cộng hồ dân chủ Đức do bộ cơng nghiệp nhẹ cung cấp. Sau một thời gian
dài chế thử sản phẩm thành công, Sở công nghiệp Hà Nội đề nghị UBND TP
Hà nội đầu tư thêm thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật và kèm theo

quyết định chính thức thành lập Xí nghiệp vào ngày giải phóng thủ đơ với tên
gọi Xí nghiệp dệt 10/10. Cơ sở đóng tại số 6 Ngơ Văn Sở với tổng diện tích
mặt bằng 550m2.
1.1.2. Giai đoạn 2 (từ tháng 7 năm 1975 đến hết năm 1982)
Đây là giai đoạn Xí nghiệp chính thức bước vào sản xuất kinh doanh
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao. Trong thời gian này Xí
nghiệp ln hồn thành các chỉ tiêu được giao.
Trong thời gian này mọi yếu tố đầu vào, đầu ra do Nhà nước chịu vì thế
Xí nghiệp khơng phải quan tâm lo lắng gì, xí nghiệp khơng có động lực thúc
đẩy nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, sáng tạo.
1.1.3 Giai đoạn 3 ( từ năm 1983 đến tháng 1 năm 2000)

Trang 8


Chuyên đề thực tập

Đây là thời kỳ mà nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị
trường. Công ty phải tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới. Thời kỳ
này Công ty gặp nhiều khó khăn do chưa thích nghi kịp với kinh tế thị trường
và tình hình kinh tế đất nước cũng có nhiều khó khăn vì vậy hoạt động của
Cơng ty có nhiều thay đổi đáng kể cho phù hợp với cơ chế mới. Nguyên vật
liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra khơng cịn được Nhà nước lo cho
nữa, Cơng ty phải dùng vốn tự có và vốn vay từ nhiều nguồn khác để nhập
nguyên liệu từ Nhật Bản, Đài Loan đồng thời khai thác và vận dụng nguồn
nguyên liệu trong nước. Cơng ty cũng áp dụng các hình thức gia công, liên
doanh, kiên kết. Chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty dệt
10/10 cũng như nhiều cơng ty khác phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Bằng nguồn vốn tự có và đi vay Công ty đã chủ động mở rộng sản xuất
và đổi mới dần máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Cho đến nay sản phẩm vải tuyn

của Công ty đã có uy tín trên thị trường với chất lượng cao phù hợp với thị
hiếu tiêu dùng của khách hàng.
Ngày 10/10/1992 Xí nghiệp được thành lập doanh nghiệp Nhà nước
theo quyết định số 2768 QĐ/UB với tổng số vốn kinh doanh 4.204.760.000đ,
trong đó:
Vốn ngân sách: 2.775.550.000đ
Vốn bổ sung: 1.339.880.000đ
Với cơ sở vật chất kỹ thuật đã có. Năm 1993 mặt bằng sản xuất được
mở rộng. Công ty được cấp thêm 1000 m2 đất ở 253 Minh khai để chuyển
toàn bộ các phân xưởng sản xuất như Phân xưởng văng sấy, Phân xưởng cơ
điện bộ phận bảo dưỡng, kho nguyên vật liệu chế thử cịn khu vực phố Ngơ
Văn Sở dành cho khu Phân xưởng cắt, may và khu thành phẩm.

Trang 9


Chuyên đề thực tập

Ngày 10/10/1993 doanh nghiệp đổi tên thành Công ty dệt 10/10. Thời
gian này Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường
trong và ngoài nước. Hoạt động xuất khẩu bắt đầu được quan tâm.
1.1.4 Giai đoạn 4 (từ tháng 1 năm 2000 đến nay)
Đến cuối năm 1999, đầu năm 2000 Nhà nước chủ trương cổ phần hoá
một số doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 1/1/2000 Công ty được chuyển thành
Công ty Cổ phần dệt 10/10. Cơ cấu tổ chức và một số phòng ban làm việc
được tổ chức sắp xếp lại, quy định lại nhiệm vụ chức năng của một số phòng
nghiệp vụ và các quy định khác liên quan về quyền hạn trách nhiệm của các
cấp quản lý, nội quy, lề lối làm việc của cán bộ công nhân viên, thay đổi
phương thức quản lý vốn, trả lương, thưởng…
Kể từ năm 2000 đến nay, doanh thu của Công ty liên tục tăng nhanh

nhờ các đơn đặt hàng với các đối tác nước ngồi. Cơng ty ln coi trọng hoạt
động xuất khẩu và coi đây là mũi nhọn, thế mạnh của mình. Bạn hàng lớn và
thường xuyên của Công ty là hãng đặt hàng nhận thầu quốc tế Đan Mạch –
Fransen Vestergaard. Bên cạnh đó, cơng ty vẫn khơng coi nhẹ thị trường nội
địa, thị phần chiếm tới 30% thị trường nội địa. Nhờ đó, Cơng ty đã khẳng
định được vị thế và uy tín của mình khơng những ở thị trường trong nước mà
còn trên thị trường quốc tế.
1.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trong các năm
2006, 2007, 2008 của Công ty Cổ phần dệt 10/10.

Trang 10


Chuyên đề thực tập

Đơn vị tính: Tỷ đồng
So sánh
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2007/2006
Tuyệt
đối

Tương

đối
150,71

2008/2007
Tuyệt
đối

Tương
đối

1. Doanh thu

662,6

998,6

1697,62

336

699,02 170

2. Trong đó Xuất khẩu

40,77

56,42

89,27


15,65

138,39

32,85

3. Giá vốn

472,98

627,42

918,65

154,44

132,65

291,23 146,42

4.Lợi nhuận trước thuế

1,559

2,98

4,89

1,421


191,15

1,91

164,09

5. Lợi nhuận sau thuế

10,91

14,479

19,843

3,569

132,71

5,364

137,05

6. Thu nhập bình quân

0.023

0.025

0.029


158,22

* Nhận xét:
- Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm ta thấy
doanh thu các năm đều tăng lên rõ rệt, cơng ty có những bước phát triển đột
biến, cụ thể doanh thu thuần năm 2007 so với năm 2006 là 336 tỷ đồng ứng
với tốc độ tăng là 50,71%. Đến năm 2008 doanh thu của doanh nhiệp đã tăng
một bước cao hơn là 699,02 tỷ đồng, ứng với tốc độ tăng là 70%, đã kéo theo
lợi nhuận tăng, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 64,09%. Có được
bước đột biến này là do cơng ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn
và hợp lý như mở rộng sản xuất kinh doanh đổi mới dây truyền công nghệ,
thiết bị, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí giá thành, tuyển chọn
những cơng nhân có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Mặt hàng mà công ty sản xuất phong phú đa dạng, phục vụ nhu cầu
trong nước và nước ngồi, trong đó lấy thị trường xuất khẩu làm trọng yếu:
Để đạt được những kết quả trên là do cơng ty đã nhanh chóng đổi mới doanh
nghiệp để đáp ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập

Trang 11


Chuyên đề thực tập

kinh tế quốc tế. Công ty đã mạnh dạn đầu tư để đổi mới thiết lập và công
nghệ đáp ứng yêu cầu của thị trường, tập trung khai thác nguồn xuất khẩu
bằng cách tìm các cơng ty thương mại ở nước ngồi đang kinh doanh mặt
hàng cơng ty sản xuất để hợp tác theo phương thức “Mình là nhà sản xuất cịn
cơng ty thương mại là nhà phân phối tiêu thụ”. Do vậy mà kim nghạch xuất
khẩu của công ty trong thời gian qua không ngừng nâng cao. Trong năm 2008
đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, lợi nhuận qua các năm đều

tăng rõ rệt.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động sản xuất doanh của
Cơng ty vẫn cịn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục:
- Doanh thu tiêu thụ của cơng ty cịn phụ thuộc vào xuất khẩu, trong khi
đó thị trường nội địa chưa được chú ý nhiều.
- Nguyên vật liệu đầu vào gần như hoàn tồn phải nhập khẩu đã làm
cho cơng ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, bị phụ thuộc vào
những biến động bất thường của thị trường thế giới, gây ảnh hưởng khơng tốt
cho q trình hoạch định chi phí đầu vào và giá cả đầu ra. Để khắc phục vấn
đề này trước mắt công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác hoạch định đầu
vào, phân tích và dự đốn những biến động của thị trường thế giới để đề ra kế
hoạch tích trữ nguyên liệu hợp lý, giảm thiểu những tổn thất trong sản xuất và
tiêu thụ. Về lâu dài, Công ty nên tập trung tìm kiếm nguồn ngun liệu thay
thế, có khả năng ổn định cao để vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp cơng ty có thể
chủ động trong sản xuất.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.1 Sản phẩm kinh doanh:

Trang 12


Chuyên đề thực tập

Mặt hàng kinh doanh chính đồng thời cũng là mặt hàng truyền thống
của Công ty là các loại màn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng
như xuất khẩu.
Ngồi những mặt hàng sản xuất chính, cơng ty cũng sản xuất các loại
màn, rèm có kiểu dáng, tính chất, đặc điểm riêng theo yều của khách hàng
như màn có tẩm hố chất chống muỗi nhằm phục vụ cho các chương trình
phịng chống sốt rét, màn rèm trang trí với màu sắc, mẫu mã đa dạng, độc đáo

phục vụ cho các dịp đặc biệt như cưới hỏi, hội nghị.
1.2.2. Thị trường tiêu thụ
Hiện tại thị trường tiêu thụ của Cơng ty có thể chia thành 2 loại chính:
Thị trường trong nước và thị trường ngồi nước.
Về thị trường trong nước, hiện tại Công ty đang chiếm giữ khoảng 30%
Thị phần trong nước và sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở các tỉnh phía
Bắc và một số tỉnh miền Trung. Khu vực từ Huế trở vào vẫn chưa được Công
ty khai thác nhiều. Sản phẩm của Công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh quyết
liệt từ các sản phẩm trong nước và sản phẩm giả rẻ của một số nước trong khu
vực.
Về thị trường nước ngoài, từ tháng 1/2000 tức là thời điểm sau khi
Công ty thực hiện Cổ phần hố thì bắt đầu có những bước phát triển mang
tính đột phá. Sau nhiều nỗ lực cố gắng, Công ty đã ký được hợp đồng xuất
khẩu dài hạn với một trung gian thượng mại là Công ty Vestergard Frandesen
của Đan Mạch. Thông qua trung gian này, sản phẩm của Công ty đã đến được
với hơn chục nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. để giành dược sự tín nhiệm
này của đối tác, Cơng ty đã phải nỗ lực rất nhiều, sản phẩm của Công ty phải
trải qua nhiều khâu đánh giá chất lượng và được tổ chức y tế thế giới công
nhận.

Trang 13


Chun đề thực tập

1.2.3. Đặc điểm về quy trình cơng nghệ sản xuất:
Quy trình cơng nghệ sản xuất của cơng ty trải qua các giai đoạn sau:
- Mắc sợi: Sợi được mắc lên bộ kim và bộ kim quay này được đưa lên
máy
- Dệt: Sợi được dệt thành vải tuyn khổ 1.6m. Sau đó, vải mộc được

kiểm tra. Phân loại chất lượng rồi đưa sang phân xưởng văng sấy
- Văng sấy: Vải tuyn được đưa vào văng sấy để định hình và kéo khổ
vải từ 1.6m lên 1.8m. Sau đó tuỳ theo yêu cầu sản xuất sản phẩm, một phần
vải mộc được đưa sang bộ phận tẩy trẳng, phần còn lại được nhuộm màu. Sau
khi được tẩy, nhuộm, vải tuyn trở thành đầu vào của công đoạn cắt và may.
- Cắt, may: Thực hiện cắt may màn tuyn theo các kiểu dáng, kích cỡ
khác nhau, tạo thành sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được chuyển qua bộ phận
kiểm tra chất lượng (KCS).
- Đóng kiện: Nếu sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng thì sẽ đóng gói,
chuyển sang khâu đóng kiện, kiện hàng thành phẩm sẽ giao cho khách hàng
hoặc nhập kho, chuẩn bị cho tiêu thụ.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất màn tuyn:

Trang 14


Chuyên đề thực tập

Sợi
Mắc sợi
Dệt vải
Văng sấy
Tẩy, nhuộm màu
Cắt vải
May
Thành phẩm
KCS
Đóng gói
Đóng kiện


Trang 15


Chuyên đề thực tập

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

ĐẠI HỘI ĐẠI
BIỂU CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM
SỐT

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC CƠNG TY
PHĨ TỔNG GĐ
SẢN XUẤT

PHỊNG TỔ
CHỨC

PX
DỆT 1

PHĨ TỔNG GĐ
KINH TẾ

PHỊNG
TÀI VỤ


PX
DỆT 2
PHÂN
XƯỞNG

PHĨ TỔNG GĐ
KỸ THUẬT

PHĨ TỔNG GĐ GIA CƠNG

PHỊNG
HC-YTẾ

PHỊNG
KHSX

PHỊNG
C. NGHỆ

PHỊNG
KTCĐ

PHỊNG
QLGC

PHỊNG
XDCB

PHỊNG

TTSP

PHỊNG
ĐBCL

PHỊNG
BẢOVỆ 1

PHỊNG
BẢOVỆ 2

PX
DỆT 3

PX
MẮC
PX
MAY 1

PX
VSẤY 1

PX
VSẤY 2

PX
CẮT 2

PX
MAY 2


PHỊNG
VẬT TƯ
CHI NHÁNH
TPHCM

PX
VSẤY 3
PX
ĐÓNG KIỆN

PX
CẮT 1


Chuyên đề thực tập

Nhận xét: Cơ cấu bộ máy của cơng ty được xây dựng theo mơ hình trực
tuyến chức năng chỉ đạo từ trên xuống. Qua sơ đồ ta thấy, cơ cấu tổ chức của
cơng ty khá lớn, có 13 phịng ban và 1chi nhánh, 12 phân xưởng có quy mô tổ
chức chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với quy mơ sản xuất của cơng ty. Do cơng ty
có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nên đa số cán bộ cơng nhân
quản lý đều có trình độ chun mơn cao với trình độ đại học, cao đẳng chiếm
tỷ trọng lớn.
Riêng về trình độ đại học năm 2006 chiếm 90 người đến năm 2007 tăng
lên 100 người. Cùng với quy mô sản xuất được mở rộng qua số liệu 2 năm
2006 và 2007 ta thấy về cán bộ quản lý có xu hưởng tăng.
+ Năm 2006: 72 người
+ Năm 2007: 92 người
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Đây là cơ quan quản lý cao nhất của Cơng
ty, có tồn quyền nhân danh Cơng ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội cổ đông.
- Tổng Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm
+ Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
nói chung của Cơng ty.
+ Trực tiếp chỉ đạo công tác lao động và hoạt động hành chính.
- Phó Tổng Giám đốc tài chính: Do HĐQT bổ nhiệm
+ Phụ trách về hoạt động tài chính của Cơng ty
- Phó Tổng Giám đốc sản xuất: Do HĐQT bổ nhiệm
+ Phụ trách về hoạt động sản xuất đầu vào và đầu ra của Công ty


Chuyên đề thực tập

- Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Do HĐQT bổ nhiệm
+ Phụ trách về chuyên môn kỹ thuật trong sản xuất
- Phòng Tài Vụ:
+ Thực hiện các nhiệm vụ tài chính kế tốn theo đúng chế độ của Nhà
nước quy định và của Công ty từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Theo dõi
việc kiểm tra thực hiện các quy định và chế độ đó.
+ Tính toán, cân đối thu chi để phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu
quả.
+ Kiểm tra việc kiểm kê định kỳ hàng năm để quản lý điều hành và
phục vụ quyết tốn tài chính, tính và xây dựng giá thành.
- Phòng Cung ứng vật tư:
+ Tổ chức cung cấp nguyên vật liệu kịp thời đảm bảo chất lượng số
lượng yêu cầu sản xuất. Tổ chức công tác bốc vác, nội bộ công ty, công tác
quản lý kho, bảo vệ vật tư hàng hố khơng để hư hỏng mất mát.

- Phịng Tiêu thụ sản phẩm:
+ Tổ chức bán hàng, lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tiến hành
tiếp thị, quảng cáo sản phẩm nhằm thu hút thêm khách hàng.
+ Có chức năng tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngồi nước,
tham mưu cho giám đốc trong cơng tác xuất khẩu những sản phẩm của Cơng
ty ra nước ngồi.
- Phịng Quản lý gia cơng:
+ Có chức năng điều tiết giao hàng và nhận hàng cho các đơn vị gia
công để kịp tiến độ sản xuất của đơn đặt hàng.
+ Có nhiệm vụ xuất vật tư, phụ liệu cho các đơn vị để phục vụ cho đơn
hàng.


Chun đề thực tập

- Phịng Tở chức:
+ Điều động, sắp xếp nhân lực theo yêu cầu sản xuất.
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, quy hoạch cán bộ, sắp
xếp cơ cấu lao động trong dây truyền sản xuất, lên kế hoạch đào tạo cho cán
bộ công nhân viên sản xuất và quản lý.
- Phòng Bảo vệ:
+ Tổ chức công tác bảo vệ người và tài sản, phòng chống cháy nổ, đề
xuất các biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố.
- Phịng Hành chính – Y tế:
+ Soạn thảo các quy chế, quy định trong công ty.
+ Gửi, tiếp nhận và lưu trữ các công văn, giấy tờ, thư từ, báo chí, bưu
phẩm, fax theo quy định.
+ Quản lý các phương tiện sinh hoạt, tổ chức chăm lo đời sống tinh
thần, sức khỏe cho cán bộ cơng nhân viên.
- Phịng Đảm bảo chất lượng:

+ Nghiên cứu soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO để ban hành trong Công ty.
+ Tổ chức kiểm tra chất lượng vật tư, thành phẩm theo tiêu chuẩn quy
định của Cơng ty.
- Phịng Kế hoạch sản xuất:
+ Xây dựng các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn, và trình lên giám
đốc, hội đồng quản trị.
+ Xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ để
không ngừng mở rộng phát triển sản xuất.
+ Quản lý các phương tiện vận chuyển nội bộ của Công ty.


Chuyên đề thực tập

+ Tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của các đối tác nước ngồi, tính tốn
và phân phối các bộ phận thực hiện các đơn hàng đó.
+ Tổ chức thống kê tổng hợp từ các phòng, các phân xưởng để phục vụ
cho chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
- Phịng Kỹ tḥt cơng nghệ:
+ Xây dựng, bổ sung, hồn thiện và kiểm tra quy trình kỹ thuật cơng
nghệ cho quá trình sản xuất, vận hành thiết bị.
+ Xây dựng bổ sung hoàn thiện các định mức tiêu hao vật tư và đề xuất
giải pháp để giảm mức tiêu hao vật tư.
+ Xây dựng mẫu mã sản phẩm mới, tiện dụng, thiết kế sản phẩm phù
hợp với người tiêu dùng.
- Phòng Kỹ thuật cơ điện:
+ Lập kế hoạch dự phòng sửa chữa định kỳ, tham gia khắc phục sự cố
xảy ra trong quá trình sản xuất cùng các phân xưởng.
+ Đề xuất khả năng vận hành các thiết bị máy móc trong Cơng ty.
Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường sản xuất và làm việc trong phân

xưởng.
- Phòng Kiến thiết cơ bản:
+ Thực hiện chức năng xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo phòng ban,
nhà xưởng của Công ty.
+ Đánh giá, theo dõi cải tiến trong sản xuất.
- Các phân xưởng sản xuất:
+ Hoàn thành các kế hoạch sản xuất do công ty giao.
+ Tổ chức các mặt quản lý nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư.



×